Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Nhân vội vã bước lên tàu, bên cạnh những hành khách rời cao nguyên đất đỏ leiku, trên chuyến bay C 47 chiều cuối tuần, bên cạnh anh là một cô gái Huế, cô hay nhìn lên bộ áo bay đã ngả màu của anh. Trên hàng ghế dựa hai bên thân tàu, mọi người ai nấy đã vào ghế ngồi, và thắt giây an toàn, con tàu tiến dần ra phi đạo. 

Có lẽ ai cũng biết sau 1975 người việt hải ngoại tập trung chủ yếu ở những nước như Mỹ, Canada, Pháp, Anh và cuối cùng là Úc, Hongkong…Những dòng tâm sự sau là của một bút ký người Việt sống tại Mỹ và sự ngạc nhiên thú vị của tác giả khi lần đầu đặt chân đến xứ Úc.

Bắt đầu dòng nhật ký.

Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về - Trịnh Thanh Thuỷ

Tôi không biết tại sao người Việt ở Úc lại đặt tên cho xứ này là Xứ Thòi Lòi. Có lẽ tại xứ này có nhiều cá thòi lòi là một loại cá bống trắng hay sao đó mà ngay hôm đến Úc, ghé thăm nhà bạn tôi, trong bữa cơm đầu tiên, trên bàn ăn, tôi đã thấy có mặt đĩa cá thòi lòi tẩm bột chiên.

(Nguyễn Phúc Sông Hương là bút hiệu của Thiếu Tá Nguyễn Phúc, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/48 SĐ18BB trong trận chiến Xuân Lộc, tháng Tư 1975. Anh và gia đình hiện cư ngụ tại Sacramento, California)

Khoảng ba giờ sáng đêm 20 rạng ngày 21 tháng 4, từ trên căn cứ pháo binh Núi Thị hướng nam thị trấn Xuân Lộc 5 cây số, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu đoàn trưởng TĐ 2/43 thấy đèn pha xe sáng rực trên những ngã đường trong thành phố. Chế cảm thấy đây là một sự việc khác thường bởi vì đã mười một giờ đêm, từ khi chiến trận bùng nổ, Xuân Lộc luôn ngập chìm trong bóng tối, thỉnh thoảng loé sáng bởi đạn pháo địch rót xuống mà thôi. Chế vội gọi máy liên lạc với bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù đơn vị mà TĐ thuộc quyền tăng phái thì được biết đó là những đoàn xe của quân CS đang vào Thị xã.

Tôi bước xuống phi trường Cù Hanh, Pleiku vào một buổi trưa đầu năm 1968. Trời nắng nhẹ, cùng vài cơn gió thoảng qua làm lay động các bụi cỏ lau bên rìa phi đạo và tạo thành âm thanh lao xao liên tục khiến tôi có cảm giác dễ chịu. Tôi được chỉ định về Trung Đoàn 3 Thiết Giáp, mà bộ chỉ huy đóng tại đây, để phục vụ. Những tháng ngày kế tiếp, tôi quay cuồng cùng đơn vị. Từ mờ sáng tới khi trời chập choạng tối, tôi chỉ thấy con đường 14, với rừng và núi. Thời gian sau tôi thường cùng đơn vị di chuyển theo đường 19 từ Qui Nhơn lên. Sau khi vượt qua đèo Măng Jang cao ngất, trước mắt tôi là không gian bao la. Tôi mới cảm thấy được thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao nguyên này, đối nghịch với kích thước nhỏ nhoi của con người.

Trí nhớ của tôi thường bội bạc. Hoặc thiên vị. Trong cuộc sống, có biết bao nhiêu sự kiện đã ghi sâu vào ký ức của tôi. Và cũng vô số sự kiện khác trôi qua đời tôi như nước trôi đầu vịt, không để lại dấu vết gì. Lại có những chi tiết tôi cho là đáng nhớ, chẳng hạn, khi đã khôn lớn, lần đầu tiên cầm vô-lăng lái chiếc xe hơi, nhưng tôi không thể nào nhớ được đấy là xe hiệu gì, đi đâu, lúc nào, đi với ai, với mục đích gì. Trong khi đó, ký ức về người đàn bà thành phố lỡ bước vào một nơi rừng rú lại thường trở lại với tôi rất rõ nét. 

 



(Nguồn: Báo Tiếng Dân)
FB Trương Nhân Tuấn


Cuộc chiến Việt-Trung 1979, mở đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 và chấm dứt ngày 5 tháng 3 năm 1979, giới hạn trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc của VN. Học giả nước ngoài gọi cuộc chiến này qua nhiều tên khác nhau. Một số gọi là “chiến tranh biên giới – la guerre des frontières”. Điều này không sai vì địa bàn cuộc chiến chỉ giới hạn ở các vùng biên giới. Tên này cũng được đặt cho cuộc chiến Campuchia tháng 12 năm 1978. Nguyên nhân cuộc chiến VN-Campuchia bắt nguồn từ các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ. Một cuộc chiến tranh vì vậy cũng có thể mang tên “mục tiêu” của các bên tham gia cuộc chiến.

Phía CSVN gọi đó là cuộc chiến “xâm lược”: “Chiến tranh xâm lược ngày 17-2-1979 là đỉnh cao của những hành động thù địch của lãnh đạo TQ”.

Tôi tốt nghiệp K25/ TVBQGVN vào cuối năm 1972. Ra trường, tôi chọn binh chủng Biệt Động Quân.

Thuở ấy, như bao nhiêu người trẻ tuổi khác, lòng tôi mơ chiến trận. Gần nhất, tôi mơ được là một trong những năm mươi hai Tiểu Đoàn Trưởng của binh chủng Biệt Động Quân. Về sau tôi mới biết có những con đường khác rộng rãi hơn, bởi vì hoàng hậu của chiến trường là các Sư Đoàn Bộ Binh chớ không phải là Biệt Động Quân. Tuy nhiên, sự lựa chọn trên đã mang đến cho tôi một cơ hội lịch sử của cuộc đời: Tôi là sĩ quan cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tốt nghiệp trường Ranger School của Hoa Kỳ.

Chúng tôi gồm 2 chiếc Trực-thăng thuộc Phi-đoàn 253 được biệt phái cho Bộ Tư-lệnh Tiền-phương Quân-đoàn I nằm tại căn cứ Mang-cá trong thành nội Huế. 

Suốt mấy ngày mất ăn mất ngủ vì bị pháo kích liên tục, cuối cùng chúng tôi được lệnh phải dời biệt đội ra cửa Thuận-An để tránh pháo-kích nhưng vẫn bị pháo. Mỗi lần nghe tiếng pháo chúng tôi phải chạy ra phi-cơ cất cánh vừa để tránh đạn, vừa bay tìm ổ pháo địch. Một hôm mấy anh TQLC bắt được 2 tên VC đề-lô đang điều chỉnh pháo, đem ra trói tay bịt mắt, bắt quỳ bên nhau và hù dọa, nếu không khai sẽ bắn bỏ, dứt lời bắn mấy phát xuống đát bên cạnh làm chúng tè ra ướt cả quần. 


Xế trưa ngày 29 tháng Tư, 1975, theo lệnh Chỉ Huy Trưởng, toàn thể Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam[1] di chuyển ra bến tàu, gần trung tâm huấn luyện Cảnh Sát Quốc Gia ở Cát Lở, cách ngã tư Bến Đình khoảng một cây số để lên tàu di tản. Từ Trường, tôi đi bộ qua đường Lê Lợi, về nhà ở trại Cô Giang, Phường Thắng Tam. Tôi chỉ kịp trao đổi với mẹ tôi vài lời. Năm đó mẹ tôi đã 55 tuổi, người ốm yếu, còn tôi là SQ trẻ, chưa lập gia đình. Sau khi bị thương lần thứ hai tại Trà Ôn, tôi nhận giấy thuyên chuyển về Trường TSQVN. Tại đây, tôi tạm thời được sắp xếp dạy Anh Văn, khi vết thương ở chân trái chưa lành. 


Những ngày cuối tháng tư ở Boise khi hậu ấm lạ thường. Ánh nắng sáng chan-hoà trên khắp vạn vật nhờ ở hiện-tượng El Nĩno đã xoa đi khí lạnh của mùa Đông, đây đó trong vườn những khóm hoa Locust, Daffodills, Tullips đã nở rộ khoe sắc thắm và lũ ong bướm đi về báo hiệu Xuân sang. Tháng tư trong tôi có nhiều kỷ-niệm quá, kỷ niệm êm đềm cũng như những cay đắng ê chề của người lính VNCH vào ngày cuối của tháng tư năm 1975, hay nhớ xa hơn 3 năm nữa, vào tháng tư năm 1972 là ngày Liên-Đoàn 81/BCND chúng tôi tiến vào An-Lộc để phản-công và giải tỏa thành phố đang bị xâm chiếm bởì Việt-Cộng. Đã 26 năm qua, tuổi đời dài theo năm tháng, tóc đã điểm muối tiêu, trên khuôn mặt đầy thêm những vết nhăn nhưng hình ảnh của trận chiến An-Lộc vẫn không xóa nhoà trong tâm tưởng. Tôi xin được trở lại thời gian xa xưa ấy để viết lên vài giòng gửi đến các bạn, xin hãy cùng tôi nhớ về thành phố An-Lộc để tưởng niệm đến những người dân, người lính đã nằm xuống trong thành-phố nhỏ ấy và nhất là 68 đồng đội của chúng tôi đã gác súng tại chiến trường với bia đề do cô giáo Pha cảm tặng.