Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Cái nón sắt của người lính VNCH
Trịnh Khánh Tuân & Huỳnh Công Minh

 

“Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này. Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?”

Cái nón sắt đề cập trong bài hát này chính là cái nón sắt được trang bị cho người lính VNCH trong nhu cầu bảo vệ sinh mạng ngoài mặt trận. Trong suốt chiều dài cuộc chiến 20 năm trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, cái nón sắt là một vật không thể nào thiếu trên người chiến sĩ VNCH, đó là cái nón sắt M1.

Kỷ Niệm Tướng Phạm Ngọc Sang 


Cựu Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền 



Bốn mươi năm sau...

Từ năm 1957, ngày chúng tôi chở Tổng thổng Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn đi kinh lý Cam Ranh, cộng thêm hai mươi năm sau ngày 30/4/1975 khi miền Nam tan đàn rã nghé, chúng tôi gặp lại ông cựu Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang sau mười bảy năm tù cải tạo nay được đoàn tụ với vợ con ở Westminster miền Nam Cali, mới hiểu rõ lý do vì sao ông tỏ ra tư lự trong buổi thuyết trình, khi nhận lệnh bay chở Tổng thống trên chiếc L19 đi viếng thị xã Cam Ranh.

Trước ngày Tổng thống ra Nha Trang, chúng tôi họp với Thiếu tá Oánh, ông nói: "Không có ai đủ tài năng, trách nhiệm và kinh nghiệm lái cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngoài Thiếu tá Phạm Ngọc Sang." Chúng tôi cũng có gặp lại cựu Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan và cả Nguyễn Phúc Tửng (Le Chinui) và Ôn Văn Tài trong buổi cơm thân mật họp mặt ở nhà Vann Ba (Lèo) ở Martinez, CA.

Trong một chuyến họp mặt Bô Lão Nam Cali chúng tôi, Tuyền và Tài ghé thăm Chuẩn tướng Sang tại cư xá mới hiểu rõ tâm sự của ông ngày đưa Tổng thống và phái đoàn viếng thăm Cam Ranh. Ông có hai câu chuyện muốn hỏi cùng Tài và tôi:

"Thứ nhứt," Ông vừa nói vừa cầm cái chụp dưỡng khí vào mồm để thở trông như thể ông sắp lên phản lực cất cánh bay lên không gian. Có lẽ ngày xưa ông hút thuốc quá nhiều nên ngày nay hai lá phổi không còn sức giãn hồi nên phải dùng Oxy để thở. Sau khi hít một hơi oxy, ông tỉnh táo hơn, tuy nở một nụ cười nhưng mặt vẫn còn hơi cay cú và hỏi: "Ngày thuyết trình ai đã chỉ định tôi bay L19 cho Tổng thống vậy?"

Ôn Văn Tài nhìn qua tôi như thầm bảo mầy trả lời đi Tuyền, vì trong buổi họp để giao trách nhiệm cho các huấn luyện viên bay chở VIP chỉ có Thiếu tá Oánh, Trung úy Thịnh và tôi. Tôi trình bày cùng Chuẩn tuớng như sau: "Câu chuyện phân minh chia ai bay với ai hôm đó Thiếu tá Oánh có hỏi ý kiến Quyền Tư lệnh KQ Trung tá Nguyễn Văn Hổ và Thiếu tá Huỳnh Hữu Hiền, Tham mưu trưởng cùng cả Khối hành quân và có ý kiến chung là không ai có đủ khả năng bay bổng ngoài Ông ra. Cho nên ông được ưu tiên bay cho Tổng thống mà thôi."

Chuẩn tướng Sang bèn cười vui ra mặt và cho chúng tôi biết: "Tài Tuyền biết không, chúng nó muốn chơi Moi (*) đó, vì lúc đó ở phi đoàn chuyên chở VIP Moi chỉ chuyên trị C47 Dakota và chiếc phi cơ riêng Avro Commander của Tổng thống Ngô Đình Diệm mà thôi. Moi đâu có bay L19 nhiều đâu. Lúc đó, Moi tin tưởng các anh em ngoài nầy bay quá nhiều L19 rồi, không ngờ trong buổi thuyết trình Moi dự để xem ai lái cho Tổng Thống để Moi dặn dò vài câu. Không ngờ có tên Moi đầu tiên bay cho Tổng thống. Lúc đó trong lòng Moi muốn từ chối, nhưng vì thể diện, còn mặt mũi nào mà dám nói không bay cho Tổng thống!"

Ông nói tiếp: "Các Toi (*) biết không, Moi chưa đáp sân bay Hàng Không Mẫu Hạm Cam Ranh (**) lần nào, vì có lần chở Thiếu tướng Lê Văn Tỵ ra thăm Cam Ranh bằng Marcel D’Assualt 315, ông thấy sân bay Cam Ranh chỉ có chừng ba trăm thước mà bị ngập dưới nước hết một trăm trước rồi ông bảo trở về ngay. Thành ra hôm đó Moi mới nhờ Tuyền Tài đáp trước để Moi liệu sức mà đáp. Moi theo dõi rất kỹ khi thấy hai anh em đáp xong cũng an toàn, Moi nhào xuống đáp ngay và cũng nhờ Tuyền đã bảo Moi thả sáu mươi độ cánh cản nên đáp êm rơ làm vui lòng Tổng thống mà riêng với Moi thì... thót dế!"

Tôi vội trả lời, "Thấy Chuẩn tướng đáp quá đẹp và an toàn chúng tôi hoan hô hết cỡ. Lúc đó Trung úy Nguyễn Ngọc Loan đáp sau ông. Khi chúng tôi ngồi chung xe Jeep đi ăn cơm trưa, Loan mới có lời khen ngợi; "Dish Cụ", tao chỉ nghe Sang nó bay giỏi, hôm nay tao mới thấy nó bay L19 đâu chỉ có vài giờ mà đáp sân Hàng Không Mẫu Hạm Cam Ranh quá đẹp, nó giỏi thật! Ông bay sau nó mà lòng hồi hộp nên tim đánh thùng thùng hơn mấy thằng Maroc ban nhạc Tây đi diễn binh ngày 14 Juillet và dưới "tu..keo" (nói lái) hết chỉ còn tí tẹo. Nó mà rủi ro có bề gì Tổng thống đi đoong, cái thằng Oánh phải đứng mũi chịu sào mà chúng mình cũng bị vạ lây. Nếu còn thương tình mấy thằng nhóc phi công đầu xanh... cả triệu tội nầy, thì cũng cho cả lũ đi làm lao công chiến trường suốt đời, khiêng vác đạn dược cho xong. Còn nếu bằng không thì alê húp đi vào Chí Hoà ăn cơm tù cho mãn đời phi công các con ơi! "

Sau khi nói rồi Loan cười khè khè... rất có duyên. Sau những lời trình bày chân thành của tôi, thấy gương mặt ông vui tươi trở lại.

"Còn việc thứ hai, Moi muốn lấy lại lời nói lúc Tuyền Tài đem T6 G màu vàng về huấn luyện lại cho các anh em trong phi đoàn ELA có Moi bay nữa chớ! Sợ hôm nào chúng nó muốn Tổng thống bay thử trên T6 G thì Moi cũng phải dang lưng ra chiụ trận có phải không các Toi. Đó là lời nói mà Moi vẫn còn nhớ tới hôm nay. Có lần Moi hỏi: Các Toi có hút thuốc không? Dạ Thưa không. Các Toi không gan lỳ gì hết.. Hãy nhìn Moi hút thuốc đây nè, có chết thằng Tây đen Tây trắng nào đâu? Ông đưa hai ngón tay vàng khè đang cập một điếu thuốc còn phân nửa. Chỉ một cây diêm quẹt, từ sáng bước lên xe Jeep đi làm cho tới chiều về tới nhà mới dập tắt điếu thuốc trên môi. Thành ra hôm nay Moi mới ra thân thể nầy. Xin các Toi đừng hút thuốt như Moi ngày xưa. "

"Thưa Chuẩn tướng chúng tôi xin vâng lời." Chúng tôi xin kiếu từ ra về để ông còn nghỉ ngơi. Ông đưa chúng tôi ra cửa cư xá. Chúng tôi đứng chào Chuẩn tướng theo lễ nghi quân cách. Ông đúng là một ông Tướng KQ anh hùng chiến trường chiến đấu tới viên đạn cuối cùng, bị giặc cộng bắt bỏ tù 17 năm.

Đâu chừng mấy tháng sau Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang rơi vào Coma, Phu nhân và các con của ông đã nuôi chồng và cha trên ba năm trường, thật là một người vợ tuyệt vời và đàn con can đảm và hiếu thảo. Chúng tôi xin hoan hô Bà Phạm Ngọc Sang cùng các con cháu.

Khi hay tin chẳng lành, phái đoàn chúng tôi từ Bắc kéo xuống Nam Cali thăm Ông lần cuối. Khi gặp Bà Sang có nói với tôi, như thể Ông còn nuối điều gì mà chúng tôi không được biết. Khi đó có Đại tá Phạm Hữa Phương (lúc còn sanh tiền) và Trung tá Nguyễn Văn Hai (Đen) có bảo tôi vào thăm: "Anh Năm nên thông báo Chuẩn tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 6 biết là có cả Căn Cứ 60 Chiến thuật KQ Phù Cát về trình diện Chuẩn tướng đây."

Tôi nắm tay Ông làm y lời các anh em cố vấn: "Nếu Chuẩn tướng còn nuối với anh em Phù Cát xin Chuẩn tướng bấm tay tôi cho biết là trả lời hiểu." Tay ông nhè nhẹ bấm tay tôi trả lời và miệng mấp máy mỉm cười. Lúc đó chúng tôi, một đám đứng bên ông không cầm được nước mắt khi nhìn ông mỉm cười. Chừng một giờ sau mặt ông tươi rói và dần dần đi nhẹ nhàng vào cõi hư vô...

Chúng tôi viết những lời nầy với dòng lệ ứa trào quanh mi để tưởng nhớ đến người Anh Cả Sư Đoàn 6 KQ, một Tướng chiến trường anh dũng, xứng đáng cùng Trung Tướng Vĩnh Nghi đánh một trận cuối cùng với hai sư đoàn việt cộng ở Phan Rang.

Gởi lời thăm Chị Sang và các cháu an vui. Chúng tôi nguyện cầu hương linh Chuẩn tướng sớm về cùng Đức Phật A Di Đà.

Nguyễn Hồng Tuyền
Ghi chú: (*) Moi, Toi là tiếng Pháp. Tôi, Anh hoặc Tao, Mày
(**) Hàng Không Mẫu Hạm, chỉ sân bay quá ngắn.

Source:http://daubinhlua.blogspot.com/2018/...cuu-ai-ta.html

 

Ý kiến cho bài đọc xin nhấn vào đây => (Kỷ Niệm Tướng Phạm Ngọc Sang)

Chuyện Cũ... Có Thể Nào Quên...?

Nguyễn Ngọc Ngạn

 
 
 
 

Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời. Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua...

Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới. 

Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do. Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh một chuyện duy nhất là vượt biên.

Đà Lạt Trong Ký Ức Tôi

Hồ Văn Châm
 

 

Phi cơ của hãng Air VietNam chở khoảng bốn mươi sinh viên Quân Y từ Hà Nội vào Đà Lạt dự khóa huấn luỵện quân sự năm tuần lễ đáp xuống phi trường Liên Khang vào xế trưa một ngày tạnh ráo đầu tháng 7 năm 1954. Ra khỏi khoang máy bay, không khí mát dịu khác hẳn cái nóng bức dưới đồng bằng khiến mọi người cảm thấy khoan khoái. Đại úy Nguyễn Ngọc Khôi đón chúng tôi ở ngay chân cầu thang máy bay, hướng dẫn chúng tôi vào bên trong nhà ga chờ nhận lại hành lý. Đại úy Nguyễn Ngọc Khôi là người của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (EMIAD: Ecole Militaire Inter Armes de Dalat) cắt cử phụ trách liên đội Quân Y chúng tôi trong thời gian thụ huấn quân sự. Chúng tôi được đưa lên ba chiếc GMC chở về thị xã Đà Lạt ở cách phi trường non 40 kilômét.

Anh Tôi
 
Thái Hòa
 
 

 

Sau ngày mất nước người anh còn lại bị bắt đi “cải tạo”. Anh tôi cũng như ba tôi trước sau đều phục vụ thuộc tại tiểu đoàn 12 Pháo Binh. Tuy là sĩ quan cấp úy, nhưng không hiểu sao anh tôi lại bị đưa ra Bắc. Đầu năm 1977 gia đình tôi mới nhận được tin và xin giấy đi thăm nuôi. Gia đình đơn chiếc, nên tôi phải thay Mẹ làm “thân cò” lặn lội ra Bắc tìm anh Hai. Nói là đi tìm vì thực sự tôi chưa biết đích xác là anh tôi đang ở đâu? Sau tháng tư Đen, trong miền Nam cũng như ngoài Bắc nhà tù CS mọc lên như nấm dại. Có những nhà tù chúng nó dựng lên chưa kịp đặt tên thì những người Lính miền Nam “bị gảy súng” đã đầy ắp và người Tù cũng bị di chuyển liên miên. Tuy rằng khi nhận tin thân nhân mình ở chổ này, nhưng khi ra tới nơi thì họ đã bị chuyển đi nơi khác nên mỗi khi đi thăm nuôi mà gặp ngay được người nhà của mình đúng như lời nhắn thì thật là họa hiếm.

Lá thơ gởi bạn, 32 năm rồi mới được tin!


Phạm Hữu Lộc

Sáng thân mến,


Thật như một phép lạ ban xuống trong mùa lễ Phục Sinh năm nay, tôi tình cờ bắt được tin bạn qua mạng luới Internet. Đã hơn 32 năm hoàn toàn tôi không biết bạn ra sao, trôi dạt nơi nào, có an toàn trong cuộc di tản từ Đà Nẵng hay đã bỏ thân ngoài biển cả hoặc bị chôn vùi trong trại cải tạo ? Nhớ bạn lắm và rất mừng đã có được tin. Hôm nay với những gìòng chữ này, tôi sẽ kể hết cho bạn nghe những thăng trầm của tôi từ lúc VN sắp lọt vào tay VC cho tới ngày nay. Rất mong lá thư này sẽ nối lại khoảng cách thời gian kể từ lúc gặp bạn và bà xã trước tết năm 75, khi tôi ra Đà Nẵng học xuyên huấn A-37. 

Thép Luyện Đã Thành Gươm

Đào Vũ Anh Hùng

 


(Viết cho khóa 1/73 Hoa Tiêu Trực Thăng)

Họ kéo nhau đến thăm tôi, trước ngày bốc thăm nhận Phi đoàn phục vụ. Đó là những tân sĩ quan Hoa tiêu mới ra trường. Sáu tháng học bay, học địa huấn ở Phi đoàn chúng tôi. Một tháng chưa đầy thanh toán giai đoạn hai quân sự. Hơn nửa năm trời khổ nhọc không kể một chuỗi thời gian trước đó vất vưởng nằm chờ mòn mỏi ở Nha Trang và một tháng về Cần Thơ làm quen với nghiệp phi hành trên chiếc U-17. Bây giờ, họ đã gỡ bỏ cấp bậc Sinh viên sĩ quan chĩu nặng trên vai, thay bằng cặp lon Chuần Úy dễ thương và thêm cánh bạc lấp lánh trên ngực áo kể từ sáng ngày thứ bảy 9-3 ngày mãn khóa linh đình buổi lễ thiêng liêng thoát xác...

Thiếu Tá Nguyễn Du và tôi
 
WingmanF5
Trần Hữu Kim



"So much owed by so many to so few" 
Winston Churchill



Phi-vụ chót trong ngày 30/4/1972 của Phi-đoàn 528 Hổ-cáp gồm có: Th/tá Nguyễn Du Scorpion 111 leader, Th/úy Kim wingman cất cánh từ Đà-nẵng và đến vùng trời Quảng-Trị vào khoảng 4 giờ. Sau khi liên-lạc với L-19, phi-tuần phải chờ ngoài biển 15 phút B-52 thả bom phía tây của target.

Tháng 6 năm 1971, tôi và 3 tên lính mới tò te mới ở Huê-Kỳ về, lò dò vào Phi-đoàn Hổ-Cáp 528 trình-diện Sĩ-Quan Trưởng Phòng Hành-Quân. Ông Đại-úy trẻ măng, gầy gầy, đẹp trai, mặc áo bay cam, đầu ông đội cunt-hat với kính pilot gài trên nón. Ông ngồi ngã người ra sau, hai chân để trên bàn Đ/úy Du nhìn 4 thằng pilot sữa tụi tôi đứng chào nghiêm chỉnh trình-diện, ông cười cười: "Thôi nghỉ đi, đứng nghiêm làm quái gì, tụi mình cùng là dân cà-chớn chống xâm lăng mí nhau cả, mấy ông gọi tôi bằng anh Du hay Đ/uy Du cũng được. Các ông đi kiếm Đ/uý Hiển đầu bạc để huấn-luyện hành-quân, mấy ông check out lẹ lẹ đi, phi-đoàn tổng cộng chỉ có 17 người cần mấy ông lắm”. Đến lúc này tôi mới dám nhìn kỹ hơn, ngực áo ông tên Du, trên bàn có bảng khắc chữ Nguyễn Du.

Dư âm Tết Nguyên-Đán 1972 như còn vấn vương nơi lòng ngưòi Dân, Quân vùng Hoả-Tuyến, bên bờ sông Bến-Hải. Thì đúng 35 ngày sau, sáng 30 tháng 3 , năm 1972. Một cơn bão-lửa-đạn từ bên kia Bến-Hải, đổ ập xuống đầu những người Dân, Quân vô tội, với cả chục ngàn đại pháo, tập kích vùng giới tuyến DMZ. 

Võ-Nguyên-Giáp đã triển-khai "Quả Đấm Thép" mà chúng thường huênh-hoang "Đánh cho Mỹ cút, Nguỵ nhào" với trên 40 ngàn quân chính-quy, trên 400 xe tăng T-54 & PT-76 và hơn 100 đại pháo và các súng phòng-không đủ loại, đồng loạt xua quân vượt qua cầu Hiền-Lương, xâm lăng Nam Việt-Nam. 

Nhân vội vã bước lên tàu, bên cạnh những hành khách rời cao nguyên đất đỏ leiku, trên chuyến bay C 47 chiều cuối tuần, bên cạnh anh là một cô gái Huế, cô hay nhìn lên bộ áo bay đã ngả màu của anh. Trên hàng ghế dựa hai bên thân tàu, mọi người ai nấy đã vào ghế ngồi, và thắt giây an toàn, con tàu tiến dần ra phi đạo.