Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Tháp Nghiêng Pisa

Tháp nghiêng Pisa ở Ý là một trong những công trình kiến trúc gây ấn tượng nhất thế giới. Nếu đã nhìn thấy một lần thì chắc chắn bạn không thể nào quên được.


Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một chiều dài lịch sử với những câu chuyện đã kể từ vài thế kỷ trước, và cho tới những yếu tố bất ngờ về phương pháp tính toán của các kiến trúc sư, cũng như những điều đặc biệt về kết cấu của tháp.


Khởi đầu vào thế kỷ 12 đánh dấu sự phát triển cực thịnh của Pisa, lúc này là một vương quốc độc lập trước khi nước Ý thống nhất. Với sự phát triển về tất cả các mặt như chính trị, kinh tế… chính quyền Pisa bèn nghĩ đến việc cho xây dựng một công trường rộng lớn nguy nga với các công trình kiến trúc đồ sộ để chứng tỏ sự thịnh vượng của dân nước mình.


Tháp Pisa (chưa nghiêng) là một trong những công trình được xây nên nhằm chứng tỏ sự phồn thịnh của thành Pisa lúc bấy giờ. Tên thành phố Pisa xuất phát từ Hy Lạp cổ có nghĩa là vùng đất đầm lầy.


Tuy nhiên, các kiến trúc sư có lẽ đã không chú ý đến điều đó. Bằng chứng là khi cho xây dựng một ngọn tháp cao như tháp Pisa, họ đã không tính toán kỹ ở phần nền móng công trình: móng quá nông mà lại quá nặng.


Khi xây đến tầng thứ hai, tháp bắt đầu có dấu hiệu lún. Không thể đập bỏ xây lại, lúc này những người thợ phải thiết kế các cột ở mạn Nam ngọn tháp cao hơn so với mạn Bắc để tháp trông có vẻ cân bằng.


Với đặc tính đất của vùng này, chắc chắn tháp nghiêng Pisa không phải là ngọn tháp duy nhất… bị nghiêng. Bên cạnh nó còn có hai ngọn tháp khác ở Borgo Stretto, tháp chuông hình bát giác của nhà thờ St. Nicola, tháp chuông nhà thờ St.Michele dei Scalzi…


Tất nhiên những ngọn tháp này đều không nổi tiếng như tháp nghiêng Pisa, mặc dù tất cả đều… nghiêng như nhau. Điều thú vị là tháp nghiêng Pisa không phải chỉ nghiêng hẳn về một phía, mà nó liên tục nghiêng về nhiều phía khác nhau.


Sau khi được tái khởi công vào thế kỷ 13, các kiến trúc sư tìm cách để khiến tháp quay trở lại vị trí cân bằng. Tuy nhiên mọi nỗ lực của họ chỉ khiến tháp tiếp tục… nghiêng về một hướng khác so với bạn đầu.


Trên đỉnh tháp là bảy cái chuông lớn, với tông điệu tương ứng với bảy nốt cơ bản của nền âm nhạc. Chuông lớn nhất có khối lượng nặng tới gần 4 nghìn tấn.


Kể từ thế kỷ 20, bảy cái chuông này chưa từng được ngân vang lên. Lý do hết sức đơn giản là các nhà khoa học và kiến trúc sư lo sợ rằng độ rung lắc của chuông sẽ khiến tháp tiếp tục bị nghiêng thêm nữa.


Bởi thế mà Phạm Văn Bản đã dùng sức tay mình chống đỡ cho tháp bớt nghiêng hoặc bị đổ!

 

(Forum: Tháp Nghiêng Pisa )

Rate this item
(0 votes)