Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
Đôi Dòng Cảm Nghĩ Về NGÀNH KHU TRỤC
Hiệp Sĩ Mù
---oo0oo---
Ngày đại hội Khu Trục sau 30 năm trên đất khách sẽ diễn ra tại San José. Tin tức thật hấp dẫn làm cho nhiều bạn tuy chân đã mỏi, gối đã chùng vẫn cảm thấy dòng máu trong huyết quản như được hâm nóng trở lại, và mong cho mau đến ngày hội kiến những gương mặt trẻ trung "của những ngày còn tung hoành trên bầu trời quê hương, bảo vệ xứ sở". Tuy nhiên, cũng có một số bạn, vì bệnh tật hay vì hoàn cảnh không cho
Trời Sydney năm nay lạnh hơn mọi năm. Đêm đông buốt giá, phải trở dậy kiếm cái heater. Mở đèn lên, nhìn ra ngoài vườn, sương đêm đã đọng thành một màn băng mỏng. Nhìn màn băng mỏng trên sân, ký ức tôi bỗng trở về cái lạnh buốt xương năm 1976, khi tù “cải tạo” miền Nam năm đầu tiên ra Bắc. Tụi tôi được “chiếu cố” cho ở Sơn La, địa danh nổi tiếng “Nước Sơn La, ma Vạn Bú”. “Sơn La âm u, núi khuất trong sương mù”. Tù “cải tạo” thuộc trại 1, liên trại 2 được phân ra ở trong trại tù Sơn La thời Pháp thuộc. Sau nhiều cuộc biến thiên, nhất là sau vụ ném bom miền Bắc, các trại tù này đã đổ nát, chỉ còn lại cái nền xi măng. Nhà tù đã đổ bây giờ được che tạm bằng ni-lông, hoặc lợp bằng tranh mỏng. Sơn La là miền cao nên lạnh sớm. Mới tháng 11 gió bấc đã lồng lộng thổi về. Đến cuối tháng 12, lạnh vào cao điểm… Chậu nước để ngoài sân, qua đêm đã đọng thành băng mỏng bên trên.
1. Đầu năm 1976, từ trại Long Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, cùng với các thành phần “ác ôn, có nợ máu” gồm An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị (CTCT), Cảnh Sát, Tuyên Úy, có cả Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận –toàn là hàng độc, dữ dằn, cấm kỵ, dưới mắt Việt Cộng. Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. Ai ở đâu là chết dí chỗ đấy, tiểu tiện phải bước qua những thân người nằm rũ liệt, nghe chửi thề inh ỏi khi lỡ đạp lên bụng một ông khó tính, mới đến được hai cái thùng gỗ nhỏ đặt ở cầu thang, lúc nào cũng đầy ứ. Nước uống và lương khô được thòng dây xuống, y như cảnh trong một phim buôn bán nô lệ đã xem đâu rồi.
Những Cái Lon Guigoz
Tưởng Năng Tiến
---oo0oo---
Tôi vốn dốt và rất dốt về chính trị, đến độ tôi không biết gì về thể chế chính trị hiện hành ở Hòa Lan. Tôi cũng không hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản có mặt ở Hòa Lan hay không và nếu có chả hiểu nó có gây được tí ảnh hưởng gì nơi phần đất hiền hòa và nhỏ bé này không?
Nửa Đường- chuyện nhà- chuyện lính- chuyện người- những câu chuyện ấy tuy là ở quá khứ nhưng lại vẫn ở thì hiện tại tuy của một thời thế mịt mù nhưng vẫn hiện diện trong lòng những người tị nạn. Nhất là đối với những người lính VNCH, tuy là bên thua trận nhưng vẫn không quên được những ký ức dù đã qua hơn nửa thế kỷ.
Ông Nguyễn Quan Vĩnh có nhã ý muốn tôi viết về danh hiệu các Phượng Hoàng trong phi đoàn 514 chúng ta. Danh hiệu theo tiếng Anh là 'call sign'/ indicatif d'appel, hoàn toàn khác với biệt danh, biệt hiệu (nickname/ surnom) hay là tên húy, tên tục (sobriquet). Mỗi đơn vị trong quân đội đều có danh hiệu của nó ngoài phiên hiệu bằng con số, như phi đoàn mình có phiên hiệu là 514 và danh hiệu là Phượng Hoàng.
Toán 'Navy' chúng tôi gồm cả thảy 35 người: 1 Tr/úy Võ Bị Đà-Lạt, 2 Th/úy Bộ Binh Thủ-Đức và 32 SVSQ KQ. Chiếc C-124 Globemaster II của "Military AirTransport Service" (MATS), màu trắng và đỏ, có cái mũi tròn vo màu đen thui, nhô ra phía trước, chở chúng tôi băng qua Thái Bình Dương, với 4 lần dừng lại đổ xăng ở Clark Air Base/ Phi Luật Tân, đảo Guam, Wake Island, Hickam AFB/ Honolulu, Hawaii. Nó vừa mới đáp xuống Travis AFB, California, trong không khí mát lạnh cuối Xuân ở Bắc Ca-li này. Hai chiếc 'bus' màu xám tro của 'US Navy' ra đón chúng tôi, đưa đi làm thủ tục nhập cảnh và khai quan thuế (customs and immigration), rồi đưa về căn cứ NAS Treasure Island ở Vịnh Cựu Kim Sơn (San Francisco Bay).
Lời cảm tạ: Với sự nhiệt tình đóng góp nhiều chi tiết của các Phượng hoàng: Phạm Đình Khuông, Lê Thuận Lợi, Tạ Thượng Tứ, & những hình ảnh, dữ liệu đã thu lượm được trên các trang mạng ‘google.com’ ‘wikipedia.org’ , và tài liệu cá nhân. Nhứt là lấy trong quyển ‘The Flight Jacket’ cadets classes 1-48/ 1962, chúng tôi xin mạn phép được giới thiệu công lao của Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola: đã trang bị cho KLVNCH những tài năng hiếm quí; đã từng đóng góp một phần xương máu cho Thế Giới Tự Do nói chung, và cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa nói riêng.
We have 128 guests and no members online