Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

CẢI TẠO NỬA MÙA - VƯỢT BIÊN TÀI TỬ (kỳ 7)

 



Hồi ký
NGUYỄN HỮU THIỆN




(tiếp theo kỳ 6)

CHƯƠNG 5 – Phước Long

Rời Trảng Bàng, đoàn xe chở tù cải tạo theo Quốc Lộ 1 (nay gọi là Quốc Lộ 22) xuôi hướng đông nam, qua Củ Chi tới Hóc Môn tôi nhận ra nhà thờ giáo xứ Bùi Môn ở phía bên tay mặt. Đây có lẽ là giáo xứ Bắc Kỳ di cư lớn nhất nhì trong vùng Hóc Môn; giữa thập niên 1960 có lần tôi đưa bà ngoại tới thăm một vị linh mục quen biết.

Qua khỏi Bùi Môn mấy cây số thì tới ngã tư Trung Chánh, quẹo trái là đường đi qua giáo xứ Trung Chánh trước khi tới cổng chính của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung của quân đội VNCH trước năm 1975, từng được ghi nhận là “lò luyện thép lớn nhất Đông Nam Á”.

West Point

Song Thao


~~~





Chỉ cần nói “West Point”, ai cũng biết đó là chi rồi. West Point là cái tên… dân gian, nói ra ai cũng hiểu. Tên chính thức của ngôi trường này là United States Military Academy (Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ). Nhưng nếu lười biếng, chỉ cần nói The Academy hay The Point thì cũng biết liền chính là hắn!

Tôi là… người khác
 
Trần Doãn Nho

---oo0oo---
 



Diễn hành Tết trên đường Bolsa, trong cái không gian đầy cả Mỹ,
vẫn đậm đà mùi vị Việt Nam. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)


Tất cả những di dân từ mọi phương trời, khi đến Mỹ, đều lần lượt được đổ vào cái được gọi là “The Melting Pot,” một nồi nấu hỗn hợp để, sau một thời gian “đun sôi,” trở thành một công dân mới.

Nhóm chữ “The Melting Pot,” xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 18, là ẩn dụ ám chỉ những thành phần khác nhau “hòa tan vào nhau” (melting together) trong một toàn thể hòa hợp (harmonious whole). Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, ẩn dụ này mới được sử dụng một cách phổ biến để diễn tả ý niệm đó (hòa tan văn hóa và chủng tộc) trong một vở kịch có cùng tên do Israel Zangwill (1864-1926) sáng tác và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1908 ở New York.

Tết Mậu Thân năm 1968: Một vành khăn tang cho Thiết giáp binh Quân lực VNCH


Kỵ Binh Hồ Thanh Nhã

---oo0oo---



Khóa 20 Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp chúng tôi khai giảng ngày 20 tháng 1 năm 1968 tại Trường Thiết Giáp QLVNCH. Đây là một khóa hổn hợp gồm 3 thành phần:

- 55 tân chuẩn úy vừa tốt nghiệp khóa 25 Sĩ Trừ Bị Thủ Đức do Trường Bộ binh Thủ Đức chuyển sang.
- 5 tân thiếu úy vừa tốt nghiệp khóa 22 Võ Bị Đà Lạt.
- 3 sĩ quan bộ binh được chuyển ngành qua binh chủng Thiết Giáp.

Kinh Nghiệm Nhật Bản

Phạm Văn Bản

---oo0oo---

 

Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, mình có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế đã làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội và xóa bỏ được nhiều điều bất công.

Niềm đau loài chim sắt

Trần văn Điệu

---oo0oo---


Thân nhớ PĐ 231và các bạn K5/69CP.

Hợp đoàn bốn chiếc từ từ cất cánh từng chiếc một theo sau là hai chiếc guns. Đó là hình ảnh quen thuộc mà những năm đầu của thập niên 70 chúng ta thường thấy trên bầu trời Vùng lll chiến thuật / Sư Đoàn III KQ Biên Hòa.

Phi đoàn 231 Lôi Vân hằng ngày cất cánh bay khắp vùng Chiến thuật ...

 
Ông Ánh còn… Ngán Tui!!!

Nghịch Nhĩ
 
~~~oo0oo~~~


Thưa vâng, Ông Ánh trên tựa bài viết đúng là Ông Nguyễn Huy Ánh cựu Tư-lệnh Sư-đoàn 4 KQ, một vị Tướng lỗi lạc, mà hồi đó có lúc còn phải… ngán tui đấy!
Chuyện thật như thế nào, nói theo kiểu truyện Tàu, xin xem hồi sau sẽ rõ… còn bây giờ thì…: