Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ


THÀNH GIANG

---oo0oo---




TRI ÂN CÁC CỐ CHIẾN-SĨ KQ KHÓA 5/69 HSQ-CƠ-KHÍ PHI-HÀNH KQ-VNCH

Sau 46 năm dài tìm kiếm thân nhân cố chiến sĩ đồng-môn Cơ-phi PHAN-QUỐC-TUẤN, Cuối cùng các bạn khóa 5/69 HSQ CƠ-KHÍ PHI-HÀNH (CKPH) cũng đã tìm được người thân: vợ và hai con của bạn KQ Tuấn. Thân nhân Phan-Quốc-Tuấn đã vô cùng xúc động, khi tiếp nhận đầy đủ tin tức về sự hy sinh, lòng quả cảm chiến đấu và đã tử nạn của chồng và cha của họ. Họ đã bùi ngùi trong niềm hãnh diện về sự hy sinh cao cả của chồng, cha của họ, người đã dũng cảm hiến thân cho tổ quốc. Chúng ta, khóa 5/69 Cơ-phi đã hoàn thành ước nguyện với gia đình bạn Phan-Quốc-Tuấn, thông báo đầy đủ tin tức và đã trao hết tài liệu, những bài viết lịch sử của phi hành đoàn anh dũng TINH-LONG 07. Trong đó, có sự đóng góp xương máu cao cả của cố chiến hữu KQ PHAN-QUỐC-TUẤN.
Huy Phương, nhẹ gánh nợ đời

KQ Võ Ý

---oo0oo---



Những năm trước đại dịch COVID-19, nhà văn Huy Phương thường gọi thăm tôi, có khi mời dùng trưa với vài người bạn khác tại những nhà hàng chuyên nấu những món mà anh ưa thích như cá kho tộ, canh chua cá bông lau, thịt bò lúc lắc…

Nhà Văn Huy Phương
Mt Khuôn Mt Đáng Trân Quí


Vũ Mạnh Hùng

---oo0oo---

 

Tôi bước chân vào đời qua ngưỡng cửa trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, hai năm sau hiệp định 1954 cắt đôi Việt Nam. Trong suốt 18 năm quân ngũ, tôi đã gặp nhiều cấp chỉ huy và thuộc cấp đáng quí, đáng nể. Và người đầu tiên đã đi vào tiềm thức nể trọng của tôi, là Thiếu Tá Đỗ Ngọc Nhận, TĐT Tiểu Đoàn SVSQ, khi chúng tôi nhập trường. Sự nể trọng, không phải chỉ vì thành tích chiến đấu của ông khi còn là TĐT Tiểu Đoàn Khinh Quân 716 tại chiến trường miền Bắc 1950-1964. Nhưng chinh là nhân cách và tài năng của ông trong hai năm tại trường Võ Bị Đà Lạt. Cấp bậc cuối cùng của ông sau 28 năm quân ngũ là Đại Tá, một cấp bậc, mà nhiều vị sĩ quan cao cấp trong Quân Đội, trong đó có những vị tướng, cho rằng quá khiêm nhượng, so với khả năng của ông.

Tiếng Khóc Thét ...Trẻ Thơ.
(Trích trong quyển ‘’ Tình Người Khu Trục’’. Thiên Phong)

---oo0oo---



Kỳ biệt phái ra Ðà-Nẵng lần thứ hai nầy vào giửa tháng giêng đầu năm 1962 gần Tết ta. Như thường lệ đem đi mười hai Khu trục T28. Tôi Th/úy Nguyễn Hồng Tuyền chỉ huy phó PÐ 516 KT làm trưởng tóan. Bốn phi tuần trưởng Trần Bá Hợi Voi, Nguyễn Quốc Phiên Rách, Vũ Khắc Huề Ghiền, Nguyễn Quốc Hưng Phệ.

Người Gãy Cánh Đầu Tiên.

Thiên Phong Nguyễn Hồng Tuyền

---oo0oo---



Dòng nước Hậu Giang quá hững hờ
Bên bờ sông vắng buổi tinh mơ
‘’ Chí’’ ghi chiến tích vùng trời máu
Ðể lại đau buồn vợ con thơ. TP

Sáng nay là ngày cuối của phân đoàn tôi dẫn vào căn cứ Biên Hoà để thực tập các phi công cho phi đoàn tân lập Phi Hổ 516 khu trục do Phi đoàn Farme Gates huấn luyện.

Một Y Sĩ Hải Quân đi tù Cải Tạo tại miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa
Nguyễn vĩnh Bình
 
---oo0oo---


Tôi thật rất có phước được là một y sĩ Hải Quân, và tôi là y sĩ Hải Quân duy nhất “được” đi tù cải tạo tại miền Bắc. Nhiều người thương hại cho số phận hẩm hiu của tôi, nhưng tôi coi đó là một hân hạnh. Hân hạnh vì đất nước tôi trong cuộc tranh đấu cho Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ đã trải qua một cuộc chiến anh dũng. Nay vì vận nước nghiêng ngả, đồng bào lâm cảnh lầm than đau khổ, chúng tôi bị đi đầy tận miền bắc thì kể như chúng tôi tiếp tục tham dự cuộc chiến trong phần đen tối nhất và đóng góp phần đời và xương máu để cùng chia xẻ với cái nhục mất nước chung của toàn dân.

Bản Án Tử Hình
Khôi An

---oo0oo---



Lời Giới Thiệu của Khôi An:

Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. 

Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô.

Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.

Nhân kỷ niệm 30 tháng Tư, 2021, người viết xin đăng câu chuyện này như một lời tưởng nhớ các cựu chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã chết trong tù ngục, và tôn vinh các người vợ suốt đời làm hậu phương sắt son, mạnh mẽ.

12 Năm Tình Lận Đận
Điểu Du Nguyệt

---oo0oo---

 

Ngày 30/04/1975, lúc ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đang ở khu định cư dành cho dân Phước Long ở quán chim Long Thành, tôi rầt buồn và cũng rất bình tĩnh hơn bất cứ lúc nào, sẵn sàng đón nhận mọi bất trắc có thể xảy ra!

Ngày Ra Đi
(Quê Mình Quê Người, Hồi Ký #11)

Tác giả Hồ D Thiện, DKSG74

---oo0oo---
 
 
Ngày này, 46 năm trước.....

Khoảng 4 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, đằng sau kho 5 Bến Trịnh Minh Thế, Saigon…

Tôi linh cảm dường như có một đôi Mắt Thần từ trời cao đang nhìn xuống, và ra lệnh đúng lúc… Chiếc xà lan từ từ tách bến sau khi đại gia đình bên Nga, Nga (người yêu của tôi), tôi và hai người em trai đã trèo lên được trên đó an toàn. Chỉ trừ một người, một thiếu nữ trẻ đẹp. Trong khi mọi người hăm hở chạy về hướng chiếc xà lan đang cặp bến, và cố gắng để trèo qua bức tường cát, cô ấy chậm chạp bước lui, không một lời từ giã, biến mất hút trong dòng người đang hỗn loạn trước bao cặp mắt ngẩn ngơ của gia đình. “Vĩnh biệt em, cầu xin Ơn Trên phù hộ và che chở em, để có ngày anh còn gặp lại”, tôi nhủ thầm một mình, rồi đưa tay quệt dòng nước mắt, chan hòa với mồ hôi và nước mưa đang bắt đầu rơi nặng hột. Từ đó, tôi có một cảm nhận, cô ấy là “Người” được sai đến để dẫn đường cho tôi thoát hiểm vào giờ thứ 25. Sau đó, cô ta nhứt quyết theo đuổi cái quyết định táo bạo: tìm gặp lại người yêu vẫn còn đang bị kẹt đâu đó trong quân trường Quang Trung.

Sau 46 năm nhìn lại, ai thắng ai bại?
 
HUY VŨ

---oo0oo---



Biến cố 30-4-1975 tính tới nay đã 46 năm, với quãng thời gian dài đó, thiết tưởng đã quá đủ để người Việt chúng ta được biết rõ hơn ai thắng ai bại trong cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm, giữa miền Nam Việt Nam (MNVN) hay Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và miền Bắc Việt Nam (MBVN) hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Trước khi đi sâu vào chi tiết thiết nghĩ ta cần phải chính danh cuộc chiến vì danh có chính thì ngôn mới thuận.