Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Việt Nam Cộng Hòa
lừng lững đi vào lòng đất nước

Trần Doãn Nho

~~~

 

1.

30/4/1975, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)[1] tức tưởi chết!

Đọc được từ một email tình cờ lạc vào inbox tôi:

“Còn nhớ trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, tôi đứng ngay cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng – Phú Nhuận. Lúc đó lính Cộng Hòa đã trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba-lô, quân phục họ vất đầy lề đường. Xe tăng và các binh đoàn Motolova của Cộng Sản đã tràn vào thủ đô Sài Gòn, chạy rầm rầm hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo tìm đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đã quá trễ. Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách Mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn từng tràng đạn chào mừng ngày Giải Phóng. (…) Sau ngày 30/4 vào khoảng tháng 5 khi có chiến dịch Bài Trừ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ Ngụy, có một vụ chấn động Sài Gòn là vụ nổ ở một tiệm cho mướn sách cũ. Chủ tiệm lùa hết bọn đeo băng đỏ vào trong rồi mở kíp lựu đạn tự sát cho dính chùm. Nghe đâu chết vài mống Cách Mạng 30/4, ông chủ cũng chết. Tiệm này nằm trong phường 10, quận Phú Nhuận (chung với phường của nhà mình bên đường Thiệu Trị – Nguyễn Huỳnh Đức). Còn một vụ khác vào khoảng năm 1976, có một gia đình bên khu đường rầy xe lửa hướng đi ra Cống Bà Xếp. Gia đình này có hai vợ chồng và tám đứa con. Vì căm phẫn chế độ Cộng Sản, họ đã tìm ra đường thoát. Hôm đó, họ nấu một nồi cháo vịt, bỏ thuốc giết chuột vô, cả nhà cùng ăn chung bữa cuối cùng rồi nắm tay nhau chết hết.[2]

Bức Tâm Thư Của Một Người Con Lính VNCH

Cao Xuân Thanh Ngọc

 

---oo0oo---

 

 

Đã nói là Tâm Thư thì đây là những dòng chia xẻ từ tâm của TN, chuyện đã xảy ra cũng vài năm, nhưng nó cứ bám mãi theo TN cho đến tận bây giờ, thôi thì cũng nên nói ra một lần.

Từ lúc theo cha và gia đình đặt chân lên xứ sở Hoa Kỳ theo diện HO năm 1991, Thanh Ngọc vùi đầu vào những trang sách vở suốt khoảng thời gian dài hơn cả một thập niên, 11 năm ròng rã và những ngày đầu trở lại mái trường thật khó khăn. Phong thổ mới và ngôn ngữ bản địa hoàn toàn xa lạ. Có những lúc lời thầy cô giảng trên giảng đường, Ngọc có cảm giác tưởng như mình là vịt đang nghe sấm vậy.

Cái Bóng Cuộc Chiến Và Món Nợ 45 Năm

Phạm Tín An Ninh 

---oo0oo---

 

 

Đã kết thúc đúng 45 năm, nhưng cái bóng của cuộc chiến ấy dường như vẫn luôn bám theo đằng sau, nhiều lúc muốn chụp phủ lấy tôi như bóng ma, một thứ “bóng đè”, làm tôi muốn ngộp thở.

Từ giã học đường, tôi vào lính khi còn rất trẻ. Cũng không hẳn vì thích đời binh nghiệp, nhưng ý thức trách nhiệm làm trai trong lúc đất nước đang trong khói lửa chiến tranh, nhìn quanh bạn bè thân quen đều lần lượt nhập ngũ, và gần như con đường nào rồi cuối cùng cũng dẫn tới một quân trường, nên đúng như lời một bài hát cũ, “năm 21 tuổi tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai”.

Chuyện Tháng Tư Đen

Lâm Văn Bé

---oo0oo---

 

1. Lịch sử nhiều khi bị thay đổi. Không phải vì sự kiện lịch sử thay đổi, nhưng sự kiện lịch sử khi được tường thuật, nhận định, lại bị thay đổi bởi chính kiến, thành kiến, tư lợi. Khi xưa, sử quan viết sử để phục vụ cho một triều đại cầm quyền, hôm nay người viết sử hay nghiên cứu sử lại bị quyền lợi cá nhân hay phe nhóm chi phối. Đem tâm tình viết lịch sử và đọc lịch sử là chuyện muôn đời.

NGUYỄN VĂN ĐÔNG LÀ CHÍNH SÁCH THẤT BẠI CỦA VIỆT CỘNG
Nguyễn Thành Trí


---oo0oo---
 


Chúng ta sẽ soi sáng một góc tối cuộc đời, một tâm sự u uất của Đại Tá Nguyễn Văn Đông đến chết vẫn kiên trì chịu đựng để nói rõ “chính sách thất bại của Việt Cộng”. Quả thật Nguyễn Văn Đông là chính sách thất bại của CSVN. Chúng ta không nói đến sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì ông ta hiển nhiên là một cây cổ thụ trong khu vườn văn nghệ Việt Nam Cộng Hoà muôn màu sắc nhân bản thắm tươi. Ở đây chúng ta nói đến Đại Tá Nguyễn Văn Đông vào ngày 30/4/1975 là Chánh Văn Phòng khối An Ninh Lãnh Thổ của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Buổi chiều cuối cùng

Bảo Định

---oo0oo---




Bây giờ là 6 giờ chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975. Đó là buổi chiều cuối cùng tôi còn là lính. Tôi được gọi lên gặp Hằng Minh (danh hiệu truyền tin của Tướng Tư lệnh Sư đoàn).

Trước buổi trưa, chiến tuyến cuối cùng của VNCH là Trảng Bom (Biên Hòa). Lúc này Long Bình đã là địa đầu chiến tuyến. Trước ngày 16.4, quân ta còn đánh nhau với quân CSBV tại Phan Rang. Thời gian càng dài ra thì chiến tuyến càng thu ngắn lại. Sau đó là Bình Thuận, Bình Tuy, rồi Xuân Lộc. Quân và dân Xuân Lộc đã anh dũng chiến đấu suốt 12 ngày đêm, với quân số tương đương một sư đoàn, đã chống đở thắng lợi 4 sư đoàn quân CSBV, đã tạo nên chiến tích thần kỳ. Nhưng cuối cùng Xuân Lộc cũng bị bỏ ngỏ vào đêm 20 rạng ngày 21.4. Lực lượng trấn thủ được lệnh lui binh về Biên Hòa lập phòng tuyến mới để bảo vệ Biên Hòa và Thủ đô Sài Gòn.

Biên Hòa: Không lời từ biệt
(Như một nén hương cho anh em BH đã nằm xuống)
 
---oo0oo---
 
 
*Bài nầy tôi viết năm 2015, nay hiệu chính đầy đủ hơn
Nguyễn Phú Chính

Ngày 28 tháng Tư năm 2020, đúng 45 năm ngày Biên Hòa hấp hối. Bộ chỉ Huy SĐ3KQ tạm thời đặt tại Không Đoàn ( KĐ) Yểm Cứ, gần cổng 1 Biên Hòa, vì Bộ Tư Lệnh SĐ bị pháo kích. Có nội tuyến điều chỉnh nên rất chính xác. Tôi vô tình là một trong 3 người được nghe quyết định cho số phận Biên Hòa của Tr/Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân (TLKQ). Hai người kia là Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn Trưởng SĐ3KQ và Chuẩn Tướng Từ Văn Bê, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật Tiếp Vận (BCHKTTV). Mấy năm nay, tôi cứ lưỡng lự mãi vì đây là một câu chuyện buồn. Tự biết tôi không đủ khả năng diễn tả hết cảnh tang thương, oan nghiệt nầy, nên đành bỏ ý định viết… Giờ đây ba tướng đã quy thiên, bản thân tôi cũng không biết trước lúc nào. Tôi mạnh dạn viết, ít nhứt để ba đứa con tôi biết thêm phần nào nơi chúng đã sống êm đềm trong những ngày thơ ấu. Và cũng xin gửi đến những người bạn đã một thời từng chết sống, gắn bó với Biên Hòa, một khung trời kỷ niệm.