Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Ngày Tàn Binh Nghiệp Của Tôi
Nguyễn Minh Tánh

---oo0oo---

 

 

Lời nói đầu


Ngày tàn chiến cuộc Việt Nam cũng là ngày tạm ngưng hoạt động của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau hơn 24 năm thành lập (Tôi nói tạm ngưng vì Quốc Gia chúng ta còn, chúng ta sẽ còn Quân Lực Quốc Gia). Ngày tàn binh nghiệp của chúng ta đã có những Tướng lãnh tuẩn tiết hi sinh thân mình nêu danh hậu thế. Các vị này, đã tượng trưng tinh hoa, anh hùng tính dân tộc của chúng ta, xứng đáng được dựng bia để con cháu ngày sau tôn thờ. Các vị này thà tự giải quyết sinh mạng của mình chứ không muốn rơi vào tay giặc cũng như không muốn phí sinh mạng Binh sỉ thuộc cấp một cách vô ich. Các vị anh hùng đó từ vị Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, Trung Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng. Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Phú cựu Tư Lệnh Quân Ðoàn II/V2CT, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hai. Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh và cuối cùng là vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đáng kính yêu của tôi, cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ.

 

Những thiên thần áo trắng

Huy Phương

---oo0oo---

 

Nói đến những người phục vụ trong ngành y tế, thì không phải cho đến bây giờ, khi thế giới lâm nguy bởi đại dịch COVID-19, người ta mới biết đến lương tâm và công lao của những người phục vụ trong ngành y.

Ở Mỹ những ai đã từng trải qua những ngày trong bệnh viện, nursing home đều đã cảm thấy một sự mang ơn về những sự tân tâm, săn sóc đầy tình người của giới y sĩ và chuyên viên y tế đối với bệnh nhân.

“Chết Dưới Tay Trung Quốc”, Quá Khứ & Thực Tại

Vương Trùng Dương

---oo0oo---

 

Tác phẩm Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action của đồng tác giả Peter Navarro and Greg Autry ra mắt tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Gọi ngắn gọn Death by China (Chết Dưới Tay Trung Quốc).

TS Peter Navarro, giáo sư kinh tế tại UCI (University of California, Irvine), tác giả hai quyển sách tác phẩm Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World (Ngọa Hổ: Chủ Nghĩa Quân Phiệt Trung Quốc Có Ý Nghĩa Ra Sao Đối Với Thế Giới), The Coming China Wars (Chiến Tranh Sắp Đến Với Trung Quốc)

Những Ngày Loạn Ly Trong Tháng Tư

Tình Hoài Hương

---oo0oo---




Khổng Tử đã nói:
"Kẻ sĩ lo trước cái lo của thiên hạ. Vui sau cái vui của thiên hạ”.
Cũng như cổ nhân Nguyễn Trường Tộ đã nói:
“Nhất thất túc thành thiên cổ hận.
Tái hồi đầu thị bách niên thân”.
(Một bước lỡ để nghìn năm mang hận.
Ngoảnh đầu trông lại đã trăm năm).

Quả thực như vậy. Những người lính oằn vai nặng gánh, lưng gồnh mối thù oan nghiệt từ phân chia hai miền Bắc - Nam; buộc họ phải làm viên gạch lót đường cho danh vọng, tham tàn, bạo lực: Nay người lính đem xương máu ra chiến trường đã là, đang là… vẫn là những viên gạch lót đường, dài dài… từ vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải có cầu Hiền Lương nghẹn ngào đớn đau phân giới hai miền Nam, Bắc của nước Việt Nam “con rồng cháu tiên”. Họ quyết ở lại miền Nam Việt Nam dựng nước và giữ nước. Một thời gắn bó keo sơn, mặc dù biết mình vô tình làm ván bài mưu lược chính trị sục sôi. Họ vẫn chia nhau ra trấn giữ đất nước, cố duy trì sự tồn-hưng một quốc gia trong thời chiến tranh: Giống như Mã Viện xưa đã nói:

Người Về Từ Cõi Chết

Phan thanh Vân
 
---oo0oo---
 


Năm 1957, sau khi tiếp thu các phi đoàn vận tải của KQ Pháp giao lại (như các phi đoàn Béarn, Franche- Comté và Sénégal đóng tại TSN), với cấp bực Trung úy, anh làm huấn luyện viên phi công vận tải tại Liên Phi đoàn 1 vận tải dưới quyền chỉ huy của Trung tá Nguyễn cao Kỳ.

Vài nét về Phi Đoàn 548 Ó Đen

Thiên Điểu
 
---oo0oo---
 


Tiền thân của Căn Cứ 20 Chiến Thuật Phan Rang là đơn vị 7 thuộc Không đoàn Yểm cứ 312 và Không đoàn Chiến thuật 312 của Không lực Hoa kỳ. Căn cứ này đã bàn giao lại cho Sư Đoàn 2 Không Quân Việt Nam trong thời điểm Việt Nam hoá chiến tranh.

Dưới đây là danh sách một số sĩ quan tiền phong đặt bước chân đầu tiên đến căn cứ Phan Rang:

Cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo Và Di Nguyện ‘Không Phủ Cờ Vàng’

Đằng-Giao

---oo0oo---

 



Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trong buổi hội ngộ Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Little Saigon năm 2015.
(Hình: Văn Lan/Người Việt)
 


WESTMINSTER, California (NV) – Rất đông cựu quân nhân QLVNCH tại Little Saigon đều tán thành di nguyện của cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH, là không có nghi thức phủ quốc kỳ trong tang lễ.

Trong cáo phó do gia đình đưa ra, sau khi ông Đảo qua đời, có đoạn di nguyện của người quá vãng như sau:
“Trong tang lễ xin miễn lễ nghi quân đội, không có lễ phủ quốc kỳ trên linh cữu vì người quá cố không được vinh dự hy sinh cho tổ quốc trên bãi chiến trường. Các bằng hữu đã tuẫn tiết, các chiến sĩ anh hùng, quý vị quân dân cán chính VNCH đã hy sinh vào những giờ phút cuối trong Tháng Tư, 1975, đều không có dịp, mà cũng chẳng còn ai phủ quốc kỳ trong tang lễ.”

Người Vợ Lính

TiênSha-LêLuyến


---oo0oo---

 

1- Tâm bùi ngùi rời nghĩa trang Memorial Park Gainesville với những hàng mộ bia nằm im lìm, lạnh lẽo dọc hai bên lối đi, muôn đời vẫn hững hờ câm nín như cùng chịu chung số phận đau buồn của những con người đã lìa xa cõi trần, ra đi vĩnh viễn về thế giới hư không mà người đời thường nói ở đó không có tiền tài, danh lợi, quyền lực và hận thù.

Sống Với Đàn Anh, Không Phải Dễ!

Kiều Công Cự K22

---oo0oo---

 

Khóa 22 nhập học ngày 2/12/1965, nhưng phải đợi 5 ngày sau một phái đoàn gồm 52 “nhân tài” của 4 tỉnh Trị -Thiên – Nam – Ngãi, được một chiếc phi cơ quân sự đưa từ Đà Nẵng vào Liên Khương cho đủ túc số 274 người. Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi.. .. Nhưng “Biệt đoàn B52” vẫn bình tĩnh chấp nhận mọi hình phạt, lắng nghe mọi lời nặng nhẹ… không có gì chống đối hay phản đối (nếu làm ngược lại là chết ngay).. Mà quả thật biệt đoàn này có nhiều nhân tài như Vua Lâm Viên Đỗ Văn Chánh (Quảng Ngãi), thủ khoa Rừng Núi Sình Lầy là Châu Văn Hiền tự Cóc (Huế), hai người thủ Quốc Quân kỳ (có chiều cao nhất khóa) là Trần Đình Thạnh và Phan An (Thừa Thiên). Tội nghiệp Thạnh đã chết trong đợt thảm sát tết Mậu Thân khi cùng người yêu tên Ly về Huế thăm nhà và xin mẹ làm phép cưới. Đặc biệt Huỳnh Văn Thảo (Huế), một trong những người trẻ nhất khóa, đã hy sinh trong khi đi giữ thùng phiếu tại Suối Vàng nhân bầu cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đúng là Thảo đã đến Suối Vàng và không bao giờ muốn trở lại Dương Thế và khóa 22A rất hãnh diện ra trường năm 1967 với cái tên của người bạn mình, Khóa Huỳnh Văn Thảo, và thủ khoa khóa 22B Nguyễn Đức Phống (Huế) cũng là nhân tài của biệt đoàn B52. Phống ra trường sau 4 năm học chọn về Thiết giáp và cũng đã “DA ngựa bọc thây” tại chiến trường Campuchia năm 1970. Khóa 23 ra trường có tên gọi là Khóa Nguyễn Đức Phống. Và còn nhiều nữa kể ra không hết.