Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

 

Từ nghìn xưa, sách sử Trung Quốc từng ghi nhận về trận đánh của lão tướng thời danh Mã Viện ở Giao Chỉ nước ta, và Hòang Đế Quang Vũ của giặc Tàu (Đại Đông Hán) đã tấn phong cho ông là Phục Ba Đại Tướng Quân. Riêng cuốn sách “Mã Viện Truyện” đã trang trọng ghi chép rằng: “Đại Lão Tướng Phục Ba dẫn hơn hai vạn kỵ binh và hai ngàn chiến thuyền, tiến đến đánh chiếm phương Nam. Sau chiến thắng ông đã cho dựng một cột đồng với lời nguyền ‘Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt’” (Cột đồng này mà gãy đổ, thì toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ bị tiêu diệt!)

Ðã ba mươi bảy năm rồi mà tôi khó quên đi hai người bạn Trần Thế Vinh và Phan Quang Tuấn trong cùng đơn vị đã nêu cao gương anh dũng, không lùi bước trước phòng không địch và hy sinh cho Tổ Quốc. Các anh tô đậm màu cờ, làm rạng rỡ sắc áo và xứng đáng là những người trai hùng. Các anh đã đóng góp cho cuộc chiến thắng ở Quảng Trị và ra đi cho mọi người được tiếp tục cuộc sống tự do

PÐ-518 với danh hiệu Phi Long thuộc Sư Đoàn III-KQ (SĐIIIKQ) ở Biên Hòa, được trang bị loại phi cơ cánh quạt Skyraiders có khả năng chở 4000 cân (lbs) bom, hỏa tiễn và 800 viên đại bác 20ly. Hầu hết các phi vụ là yểm trợ tiếp cận cho quân bạn do sự chính xác, khả dụng trong thời tiết xấu và thời gian ở lâu trên vùng làm việc.

"... Ta là đàn chim bay trên cao xanh...
Đi không ai tìm xác rơi...
Hối tiếc tấm thân mà chi"...


Văn Cao

Nhận điện thoại của Đào Vũ Anh Hùng xong tôi thừ người ra suy nghĩ... Bạn ta hơi khó tính, đã xin bài lại còn ra đề tài: "Viết về Không Quân mà thôi, thứ khác là dẹp". Còn là may, bạn tôi không hạn định bài viết bao nhiêu chữ, nếu không thì thật giống như cụ Phan Khôi, khi bị một tay chủ bút của báo nhà nước xin bài của cụ Phan. Ông chủ bút này có tính cẩn thận, khá biết tính nết cụ Phan, nên chọn đề tài trước, và đồng thời còn hạn cho cụ Phan là chỉ viết trong vòng 2000 chữ mà thôi. Riết róng đến cụ Phan Khôi đã phải thốt lên: "Ra đề, hạn vận một khi buộc ràng". Tôi không phải là một Không Quân, viết ấm ớ có khi lòi cái dốt của một anh Bộ Binh thèm bay bổng, thích nói khoác. Tôi có vài người bạn gốc Không Quân, đành phải mang các bạn ta vào bài viết nàỵ Thẳng hoặc trí nhớ sau nhiều năm có cùn nhụt, có lỏng lẻo thì cũng xin nói trước: Đây là do lỗi của Đào Vũ Anh Hùng, tay chủ bút ác ôn không kém kẻ đã xin bài cụ Phan năm xưa. Đã không cho nộp bài có sẵn, lại còn bắt viết về Không Quân. Trước tiên tôi xin tặng các bạn gốc Không Quân một câu ca dao của thời đại chúng ta, thời Việt Nam Cộng Hòa: 

A-1H SKYRAIDER - Tarin65

September 25, 2018

Tiếp theo bài viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG). Sôi nỗi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nảy, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong KQVN, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như nhảy dù một cái là biết đánh nhau như lính dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo KQVN. 

Huy Hiệu Liên Đoàn Kiểm Báo và Dưói chân Núi Sơn Trà

Kính Tặng: Niên Trưởng Dupont Nguyễn Cầu,
Niên Trưởng Nguyễn Anh,
Cố Niên Trưởng Trần Văn Môn &
Các chiến hữu Kiểm Báo từng phục vu nơi đây

 Đại Lộ Kinh Hoàng
 

 

Phòng Thủ Mỹ Chánh - Quảng Trị
 
1. Thiếu Tá Huỳnh Văn Phú sinh năm 1940 tại Nha Trang, khóa 19 Võ bị Đà Lạt. Khóa 19 là khóa tình nguyện về Thủy Quân Lục Chiến đông nhất, với 30 sinh viên sĩ quan kể cả thủ khoa Võ Thành Kháng. Thiếu úy Huỳnh Văn Phú về Tiểu đoàn 5 TQLC làm Trung đội Trưởng năm 62 rồi nhiều năm sau giữ chức Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến TQLC cho đến 30 tháng 4. Sau 75 tù đày từ Nam ra Bắc, Thiếu Tá Phú còn là tác giả đã nhận giải thưởng Phóng sự Tiền phong 1972 do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH trao tặng. Tuy nhiên, bút ký Chiến Trường Trị Thiên và Những người lính Mũ Xanh in tại Sàigòn tháng 4-1975 đã không kịp phát hành. Thiếu Tá Phú định cư tại Philadelphia từ 1990.
Con ngựa Xích Thố của Giang Lực


Trong suốt hơn 20 năm hoạt động của HQVNCH, các chiến hạm cũng như các chiến đĩnh, dù do Pháp giao lại, hay sau này do Mỹ chuyển giao, đều do Mỹ sản xuất Chỉ riêng chiếc Scan/Fom, tiếng Việt gọi là Tuần Giang Ðĩnh, là do Pháp đóng. Ðây là một chiến đĩnh có nhiều đặc tính và tỏ ra rất công hiệu trong việc tuần tiễu trên sông rạch vùng Cửu Long Giang. Việt Cộng đã nhiều phen kinh hãi trước sự xuất hiện của loại chiến đĩnh này.

(Đặc biệt tặng các bạn Thiết Đoàn 3 KB và Tưởng niệm Trung Tá Trần Lý Hưng)

Đúng vào sáng ngày 30 Tết Nhâm Tý (1972) khi chuẩn bị cho buổi tiệc khao quân tất niên tại bản doanh Sông Mao, đơn vị tôi nhận lệnh phải di chuyển gấp lên An Khê để cùng Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh tăng phái, thành lập một Chiến Đoàn Đặc Nhiệm, thay thế vị trí của một Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước và làm lực lượng trừ bị ứng chiến cho Quân Đoàn. Thời điểm này, chúng tôi đã có một tiểu đoàn (1/44) ở An Khê, tăng phái cho Thiết Đoàn 3/KB từ hơn hai tháng trước.

LTS: Thượng Uyển Bỏ Hoang là một trong những truyện ngắn đầu tay của Trần Vũ, in trên tập san Làng Văn năm 1987 và được Nguyễn Trung Tây đánh máy lại, lần đầu tiên lên web. Với bút pháp hoàn toàn hiện thực, tác giả cố gắng ghi lại thực tế của Sài Gòn vào những năm 1978-1979, mà theo anh: "Là giai đoạn kinh khủng.Tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản nên không còn chợ búa, siêu thị, cửa hàng tư nhân… Nhà nước không bán thực phẩm cho dân chúng, chỉ trong biên chế, tổ chức, đoàn, đảng, mới được mua theo tem phiếu. Cả thành phố ăn độn khoai mì. Đói thê thảm, không có xăng, cúp điện, không tivi, không điện thoại. Phía Bắc chiến tranh với Trung Hoa, phía Tây chiến tranh với Kampuchia, cả nước vượt biên… Bắt lính, bố ráp, truy quét tàn dư Mỹ Ngụy, cải tạo, đóng chốt, kiểm kê tài sản… Phải là người Nam và sống trong Nam thời kỳ này mới hiểu vì sao Giải phóng đồng nghĩa Mất tất cả."

Tròn 14 năm trước ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ và thế giới tự do bàng hoàng rúng động bởi vụ đánh bom tòa tháp đôi World Trade Center. Vâng, thế giới tự do của những người yêu chuộng tự do mới bàng hoàng, còn tại các nước cộng sản và độc tài thì không hẳn như vậy, nếu không muốn nói là ngược lại.