Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Tôi đọc tập thơ Hoa Ðịa Ngục nhiều lần. Từ ấn bản đầu tiên “Bản Chúc Thư Của Một Nguời Việt Nam” rồi “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” rồi “Bản Chúc Thư của Một Người Việt Nam” đến “Hoa Ðịa Ngục.” Lần đầu tôi đọc và chú trọng nhiều đến tác giả hơn là tác phẩm. Một thi sĩ đã làm một công việc phi thường là không ngại nguy hiểm đến bản thân vượt qua hàng rào an ninh dầy đặc của công an vào trong Tòa Ðại Sứ Anh để nhờ phổ biến tập thơ viết trong ngục tù Cộng sản. Hành động ấy đã làm chấn động cả thế giới và lương tâm nhân loại.

Lúc đầu tôi đã đọc Nguyễn Chí Thiện với thơ của một chiến sĩ và nhìn ngắm ông như một người đứng lên tranh đấu cho tự do nhân quyền. Thơ chỉ là một phương tiện để phản kháng, để kể lại đời sống của một người tù khổ sai của chế độ với nỗi căm phẫn của người bị áp chế đàn áp.

Cháu xin trân trọng kính mời các bác, các chú trong Đại Gia Đình Hội Quán Phi Dũng thưởng thức một áng văn của chú TQLC Tô Văn Cấp trong tinh thần Lễ Tạ Ơn sắp đến, nhất là các chú bác trong quân chủng "Hào hoa dưới đất, hào hùng trên không".
------------------------

CÁM ƠN CÁC ANH... 
KHÔNG QUÂN

(Nhân mùa lễ Tạ Ơn, Tô tôi xin cám ơn các anh KQ)


Nếu như ở hậu phương,...
"Đêm Xuân, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó ái khanh..."!
Thì ngoài chiến trường,...
"Cứu quân, mỗi khắc giá đáng ngàn sinh mạng đó các anh KQ ơi".

Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.

"Em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong"

Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN.

Lưu Trùng Dương


Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngủ làm Cộng quân khiếp viá, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lià Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

Cứ mỗi lần vào tháng 4... mỗi lần tôi được "dồn" lên 1 tuổi và cũng vào tháng 4 là biết bao nhiêu chuyện đã xảy ra trong đời tôi, từ quê nhà sang nơi xứ "Mẽo" này từ gia đình cho đến công ăn việc làm. 

Tôi đã được sanh ra ngày 13 tháng 4... và 24 năm sau tôi cũng phải "bỏ nước ra đi" vào cuối tháng 4 này.

Năm tôi 18 tuổi vì tôi học "quá hay"... nên thi rớt Tú Tài 1, đến tuổi "động viên"... thì mình cũng phải chọn một "Binh chủng" nào đó để "chạy" trước khi bị bắt đi Quân dịch... và tôi đã chọn vào Không Quân.

Cho con nghìn vàng không bằng cho con một cái tên.

Hiện nay, bất cứ người Việt nào cũng đều có tên và có họ. Thông thường, nhiệm vụ của tên là để phân biệt các cá nhân với nhau trong gia đình hay trong cộng đồng nhỏ mà cá nhân đó là một thành viên. Nhiệm vụ của họ là để ghi dấu nguồn gốc của cá nhân. Muốn xác định cho thật rõ một cá nhân, người ta dùng cả tên lẫn họ (gọi đích danh): càng dùng nhiều chữ thì sự trùng hợp càng ít. Nếu cần xác định thêm nữa, thường người ta thêm năm sinh.

* Bài viết này để tưởng nhớ đến anh Trần Đình Toản, một Thần Tượng nửa đường gảy cánh trong phi vụ tại mật khu An Lảo, tỉnh Bình Định.

Tám giờ sáng, mặt trời vừa thức dậy còn lấp ló trên đầu núi phương Đông, những tia nắng vàng rọi chiếu xuống một vùng rừng núi bao la đang còn ngái ngủ trong sương mai. Ngồi trên ghế bay chiếc trực thăng võ trang, chiếc áo giáp dày cộm nặng nề ôm chặt kín lồng ngực tạo cho tôi một cảm giác thật an toàn. Tiếng động cơ ì ầm hoà lẩn cùng tiếng gió lộng phần phật qua khung cửa mở toang nghe quen thuộc. Trong khoang tàu, hai người xạ thủ ngồi bất động trên thùng đạn, tay gò chặc cò súng mingun sáu nòng chỉa thằng ra ngoài, phía sau chiếc trực thăng võ trang số hai bám sát trong đội hình tác chiến. Hai con chim sắt của phi đoàn 215 lầm lủi trên bầu trời cao hướng về vùng hành quân trực chỉ. Trước đó không lâu là chiếc C@C ( Command and Control ) của Th/T Lê hửu Đức cùng bộ chỉ huy thuộc Trung đoàn 44 của Sư Đoàn 23 bộ binh đã bay vào vùng trước để tìm bải đáp. 

Viết để tưởng nhớ bạn tôi : Cố Thiếu-Tá Nguyễn-Ngọc-Trung và tất cả anh linh Chiến-Sĩ VNCH đã hy sinh vì Tổ-Quốc Việt-Nam.

Dương Hùng Cường, còn ký Dê Húc Càn, sinh ngày 1-10-1934 ở Hà nội, gia nhập Không quân thụ huấn cơ khi viên tại Pháp năm 1953, trở thành hạ sĩ quan cơ khi phục vụ tại nhiều đơn vị từ 1955. Từ giữa thập niên 1960 phục vụ tại Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tư Lệnh Không Quân vởi cấp bậc Chuẩn Úy. Ông là một cây bút nối tiếng trong giới văn nghệ, cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo ở Saigon.

- Tím Hai......Ðây Tím Một gọi.....
- Tím Hai nghe Tím Một.....5/5. 
- Tím Hai.....Vòng bắn hỏa tiễn cuối cùng rồi vào hợp đoàn về cho sớm đi tắm biển....Chiều nay trời đẹp gió lặn mặt biển yên như tờ giấy...Chắc có nhiều người đẹp...Bikini...tắm lắm. 
- Tím Hai...Roger. 

Trước năm 1975, diện tích quận Thủ Đức khoảng 200 km² với những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, những khu vườn cây ăn trái xum xuê, vườn cao su xanh ngắt và những nhà máy kỹ nghệ lớn nhất thời VNCH như: nhà máy Xi Măng Hà Tiên, nhà máy dệt VIMYTEX, nhà máy làm sửa hộp Foremost, nhà máy nước Đồng Nai, nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nhà máy kim khi VIKIMCO, nhà máy sản xuất tôle VINATON vv...ngoài ra có suối Xuân Trường, những khu nghỉ mát, hồ bơi lớn theo tiêu chuẩn quốc tế... Đầu thập niên 70 Thủ Đức lại có thêm một trung tâm giải trí lớn nữa là khu Đường Sơn Quán bên xa lộ Đại Hàn với sân trượt (patin) nổi tiếng và thu hút rất đông giới trẻ Sài Gòn vào mổi cuối tuần.