Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Tn07

Khi tôi còn phục vụ trong Không Quân của Pháp năm 1952 tại Bắc Việt thì tất cả các hoạt động của Không Quân Chiến Thuật Pháp tại Đông Dương (Việt, Miên, Lào) đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Pháp tại Đông Dương (CAEO), trụ sở đóng tại Hà Nội và toàn thể không phận được chia ra làm ba vùng gọi là (GATAC) 'Group Aerien Tactique D'Appui Au Combat Nord, Centre, Sud' tạm dịch là ba vùng Không Yểm Chiến Thuật Lực Lượng Diện Địa.

Bắc Việt (GATAC NORD)
Trung Việt (GATAC CENTRE)
Nam Việt (GATAC SUD)

Thời gian này không dó sự đe dọa về phòng không của các quốc gia trong liên bang Đông Dương nên chưa có đài kiểm báo nào được thiết kế, do đó tất cả các nhu cầu không trợ đều do các GATAC liên hệ đảm nhiệm.

*1954 -1960

Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Geneve chia đôi Việt Nam làm hai miền: Bắc, Nam. Năm 1954, quân lực Pháp tại Đông Dương dần dần triệt thoái khỏi Việt nam và giao trách nhiệm lại cho Việt Nam. Đây là thời kỳ KQVN khởi sự tiếp nhận quân trang, quân dụng của Hoa Kỳ do KQ Pháp để lại gồm một số ít phi cơ như C-47, MD-315, MS-500, Bearcat-F .v..v..

Ai đã từng qua Dakto, Daksan, Ben Hét, Ngã ba Biên giới vùng Tây Nguyên, 
Thấy xác quân thù vùi thân nơi đây, vùi thân nơi đây... 
Chiến thắng Tam Biên Kiêu Hùng... Anh Hùng Trấn Tam Biên 


Lời bài hát của cục Chính Huấn năm 1972 

Ta cũng đã một thời Tam Biên oai trấn 
Lạnh tím người ba biên giới mưa bay... 


Thơ Trương Minh Dũng 


Đối với nhiều người Việt Nam trước năm 1975, Ban Mê Thuột hay Pleiku là hai thành phố nhỏ. Mà nhỏ thật đấy. Năm 1975, dân số Ban Mê Thuột khoảng trăm ngàn người. Pleiku hình như nhiều hơn một chút. 

Viết về Pleiku, nhưng tại sao lại có Ban Mê Thuột ... dính vào trong này, chắc sẽ có người hỏi. Xin thưa, viết về Pleiku nhưng lại nhét... Ban Mê Thuột vào là bởi, kẻ hèn này, tức người viết bài này sinh ra và lớn lên ở Ban Mê Thuột, một thành phố nằm ở phía Nam của Pleiku khoảng 250 cây số đường chim bay. Vì tôi viết bài này cho nên xin phép cho tôi được nhét chút ... Ban Mê Thuột vào để cái tâm hồn già này được dịp phiêu lưu trong khoảnh khắc dưới ánh “Nắng Vàng Cố Hương” ngày cũ. Xa cố hương lâu quá rồi cho nên tôi cũng đâm ra hơi lẩm cẩm, xin quý vị niệm tình miễn chấp... 

Cứ mỗi lần vào tháng 4... mỗi lần tôi được "dồn" lên 1 tuổi và cũng vào tháng 4 là biết bao nhiêu chuyện đã xảy ra trong đời tôi, từ quê nhà sang nơi xứ "Mẽo" này từ gia đình cho đến công ăn việc làm. 

Tôi đã được sanh ra ngày 13 tháng 4... và 24 năm sau tôi cũng phải "bỏ nước ra đi" vào cuối tháng 4 này.

Năm tôi 18 tuổi vì tôi học "quá hay"... nên thi rớt Tú Tài 1, đến tuổi "động viên"... thì mình cũng phải chọn một "Binh chủng" nào đó để "chạy" trước khi bị bắt đi Quân dịch... và tôi đã chọn vào Không Quân.

Hồi còn ở quê nhà hay ở bên Hoa Kỳ này, mỗi lần hội ngộ, gặp một anh hoa tiêu quan sát, anh em ai cũng chào đón “Bà Già đã tới”. Anh em quay quần nói chuyện một hồi, đến lúc nổ như pháo bao giờ cũng là cuộc đối thoại giữa anh hoa tiêu bà già này với anh hoa tiêu khu trục, tuy hai ngành khác nhau, nhưng họ rất thân thích nhau vì thường thường hoạt động sát cánh nhau trên vùng hành quân, họ nhắc lại những chuyện xưa cũ. 

Biết rằng họ ngộ nhận, gán cho anh hoa tiêu quan sát lái O-1 hay L-19 là bà già, tôi buồn cười vì hoa tiêu bà già hiếm lắm, chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng không muốn đính chính trong lúc họ đang vui đùa. Vả lại đa số ngộ nhận thành thói quen, không còn là ngộ nhận nữa. Nhưng nếu không phân bày rỏ thì oan ức cho em bé L-19.

Trong chiến tranh, sự phối trí lực lượng từng lúc một có một giá trị chiến thuật to lớn. Biết được chính xác tình hình bạn địch là trách nhiệm của mọi cấp chỉ huy chiến trường. Và ai cũng muốn tạo bất ngờ để có lợi thế tấn công hay phòng thủ, dựa vào một nguyên tắc chiến tranh tầm thường là di động tính. Ta thường nghe Việt Cộng đã từng chỉ thị cho cả một sư đoàn chính quy phát chạy nhanh ra khỏi vùng đang trú đống mà chúng hay được B-52 sẽ tấn công vào vùng đó. Chạy bộ cũng là cách thực thi di động tính, khi thiếu phương tiện vận chuyển trong những vùng rừng núi chập chùng mà VC ẩn náo..

 

Viết để kỷ niệm lại cuộc đời binh nghiệp của tôi thì đúng lý phải bắt đầu từ ngày tôi mon men đến cổng Phi Long ở Tân Sơn Nhất để xem điều kiện, thủ tực và xin đơn tình nguyện gia nhập vào quân chủng Không Quân.


Nhưng tôi chỉ có mỗi một đơn vị, nên tôi đã chọn để viết trước về đơn vị này. Tôi đã trưởng thành trong tập thể Quân Đội, và đơn vị mà tôi phục vụ đã trau dồi cho tôi các kinh nghiệm của nghề nghiệp, sự yêu thương, chia sẻ lúc vào sinh ra tử của các đàn anh và các đồng đội.

Tiếp theo bài viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG). Sôi nỗi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nảy, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong KQVN, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như nhảy dù một cái là biết đánh nhau như lính dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo KQVN. 

*Chuyện thật xảy ra trong chiến tranh Việt Nam

Nguyễn Hữu Phước
(phóng tác theo nguyệt san Reader’s Digest)