Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Trong suốt hành trình của cuộc đời SVSQKQ, biết bao nhiêu kỷ niệm đã là hành trang mà chúng ta mang theo trong suốt cuộc đời. Mỗi lần gặp gỡ, trong các buổi tiệc, bữa ăn hay ngay cả khi ngồi uống cà phê, chúng ta đều kể lại hoặc nhắc nhở, đến độ mấy phu nhân cảm thấy nhàm chán nhưng chúng ta vẫn tiếp tục vui vẻ, thoải mái và khi chia tay thì lại bùi ngùi như còn chưa đủ thời gian để hàn huyên tâm sự. Để giữ lại những kỷ niệm quí mến này của một thời SVSQ........(KQ Phạm ngọc Giao 72c)

Xin mời quý Niên Trưởng, và Anh Chị xem hình ảnh chương trình hội ngộ Một Thời Để Nhớ SVSQKQ Liên Khoá 72-73-74 kỳ 7 tại Houston, Texas - 10/26 & 10/27, 2018

Kể từ khi tiếp nhận và thả lỏng gần bốn chục ngàn dân tỵ nạn trong trại tù, tình hình an ninh trên đảo Phú Quốc coi như bất ổn. Tại vì bằng mọi giá họ tìm cách trốn ra, vọt về Sài Gòn. Và phòng Nhì của tôi bây giờ phải cáng đáng thêm một nhiệm vụ mới: theo dõi và bắt giữ những người đã dám cả gan vượt ngục. Cùng bọn đầu xỏ ăn hối lộ, thiết lập đường dây đưa người đi công khai.

Tôi giao trách nhiệm này cho sĩ quan phụ tá của tôi, Trung úy Nguyễn Kỹ Lăng. Đã có một thời làm sĩ quan phụ tá cho tôi, hồi còn ở bộ Tư lệnh Hành quân Sông. Lăng mới đổi về đây trước ngày tiếp cư đồng bào di tản độ vài tuần lễ. Chân ướt chân ráo, chưa nắm vững mọi thế ăn chịu, đấm đá ở vùng này . Thiệt ra chẳng phải tôi kéo Lăng về đây, hoàn toàn chỉ do cấp trên sắp xếp. Vì vậy giữa Lăng và tôi có cái vui không hẹn mà thầy trò tình cờ gặp lại nhau . Trong một hoàn cảnh đáng lý ra phải huy hoàng hơn cho Lăng nếu tháng tư đen chưa đến vội .
Là sĩ quan tham mưu của BCH/LÐ/BÐQ từ cuối năm 1969 cho đến ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi đã tham dự tất cả các mặt trận lớn nhỏ của liên đoàn ở vùng 3 Chiến Thuật, rồi trận cuối cùng ở Phan Rang trước khi liên đoàn bị bắt buộc buông súng vào ngày 30 Tháng Tư 1975 theo vận nước.

Trong trận chiến An Lộc-Bình Long 1972, tôi giữ chức vụ Sĩ quan Phụ tá Ban 3 kiêm Sĩ quan Không trợ của Liên Ðoàn. Liên Ðoàn 3 Biệt Ðộng Quân đã được tham dự trận chiến An Lộc từ 7 Tháng Tư 1972 cho đến Tháng Bảy 1972. Vì là SQ tham mưu của BCH/LÐ, nhất là điều hành về không trợ, nên hôm nay, hơn 32 năm sau trận chiến, tôi xin ghi lại những hồi ức của tôi với hy vọng đóng góp thêm phần nào những tài liệu của chiến trường An Lộc với Quân Sử QLVNCH ở hải ngoại.

Để tưởng nhớ TRẦN VĂN HÒA Hoa tiêu Chinook CH47 Phi đoàn 249 Cần Thơ, hy sinh 1974 ở Mộc Hoá.

******* 

Qua khỏi khu vực phi đạo, rẽ phải, là đường đi về phòng họp của các Phi đoàn, và của đơn vị tôi, Phi Đội Tản Thương 259H. Con đường chỉ dài chừng 500 thước sao thấy bải hoải, không muốn cất bước. Rời khu vĩ sắt, chân tôi giẫm lên bãi cỏ để tìm chút yên bình, căng thẳng quá bước chân khập khễnh trên nền phi đạo cứng cũng làm mình mỏi mệt. Trước mặt, bên kia đường là quán Hồng Điểu của Đại úy Út, tôi định bước qua tìm cái ghế ngồi, kiếm chút đồ ăn may ra dằn xuống được cái bụng đang trạo trực vì đói và cũng vì đang lắc lư với cảm giác bàng hoàng lúc ban chiều nhưng chợt nhớ là quán Hồng Điểu giờ này đâu còn gì ăn nữa, hoạ chăng là chỉ có trà đá nước chanh vì hầu như là quán chỉ bán đồ ăn sáng cho các phi hành đoàn ghé qua trước khi ra tàu. Thôi thì đành phải về phòng họp Phi Đội, ký vào Sổ phi lệnh đã rồi tính sau, thế là tôi cất bước chân nặng nề rời bãi cỏ, đưa cái túi helmet lên vai, chậm chạp hướng về Phòng họp. 

LTS: Bao năm đã trôi qua như một thoáng mây bay, với tuổi đời chồng chất và mái tóc đã ngã mầu sương khói . Ký ức của một thời chinh chiến giờ đây lập loè như những ánh mắt hoả châu . Mơ ước thật nhiều tưởng chừng như vô hạn nhưng cuối đời ngậm ngùi tìm lại chẳng có là bao . Đây là một câu chuyện có thật nhưng chẳng may ngày tháng, danh xưng, địa danh và tên người cũng phai mờ theo năm tháng . Nếu có điều chi sơ sót, kính mong quý độc giả niệm tình tha thứ cho.

Thành thật cám ơn NT Lê Văn Sùng và Phi Vân 5, Nguyễn Văn Bé đã cho biết thêm chi tiết về ngày tháng cũng như tên của Phi Hành Đoàn đã vị quốc vong thân tại phía Nam Sầm Giang. Hoa Tiêu là Th/U Liêu Văn Điều, Quan Sát Viên là Đ/U Nguyễn Ngọc Đạm, thuộc PĐ 116. Cả hai đang làm việc với Sư Đoàn 7 Bộ Binh, trong lúc xuống thấp để quan sát công sự và hầm hố của địch đã bị trúng đạn đại liên, phi cơ rớt liền tại chỗ.
 


Firebird24

Ai đã từng qua Dakto, Daksan, Ben Hét, Ngã ba Biên giới vùng Tây Nguyên, 
Thấy xác quân thù vùi thân nơi đây, vùi thân nơi đây... 
Chiến thắng Tam Biên Kiêu Hùng... Anh Hùng Trấn Tam Biên 


Lời bài hát của cục Chính Huấn năm 1972 

Ta cũng đã một thời Tam Biên oai trấn 
Lạnh tím người ba biên giới mưa bay... 


Thơ Trương Minh Dũng 


Đối với nhiều người Việt Nam trước năm 1975, Ban Mê Thuột hay Pleiku là hai thành phố nhỏ. Mà nhỏ thật đấy. Năm 1975, dân số Ban Mê Thuột khoảng trăm ngàn người. Pleiku hình như nhiều hơn một chút. 

Viết về Pleiku, nhưng tại sao lại có Ban Mê Thuột ... dính vào trong này, chắc sẽ có người hỏi. Xin thưa, viết về Pleiku nhưng lại nhét... Ban Mê Thuột vào là bởi, kẻ hèn này, tức người viết bài này sinh ra và lớn lên ở Ban Mê Thuột, một thành phố nằm ở phía Nam của Pleiku khoảng 250 cây số đường chim bay. Vì tôi viết bài này cho nên xin phép cho tôi được nhét chút ... Ban Mê Thuột vào để cái tâm hồn già này được dịp phiêu lưu trong khoảnh khắc dưới ánh “Nắng Vàng Cố Hương” ngày cũ. Xa cố hương lâu quá rồi cho nên tôi cũng đâm ra hơi lẩm cẩm, xin quý vị niệm tình miễn chấp... 

( Bút ký: Cảm xúc từ một chuyến đi trong mùa hè 2011 )

Năm 2010 tổng sản phẩm quốc dân của Tàu vượt Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Mỹ, và tăng trưởng tiếp với tốc độ nhanh hơn Mỹ. Dư luận bắt đầu bàn về thời điểm kinh tế Tàu sẽ soán ngôi số một. Theo một dự báo của phương Tây, đó là khoảng năm 2030. nhật báo Kinh tế Tàu ngày 13/12/2017 đưa ra dự đoán lạc quan hơn: trước năm 2028.