Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Đỡ đạn cho ông thầy
MX Phan Công Tôn




Trong bài “Như Áng Mây Trôi” do tôi viết và được đăng vào Đặc San Sóng Thần 2014,tôi có nhắc đến chuyện “bốn thầy trò chúng tôi” trong thời gian Tiểu Đoàn 1/TQLC tham gia “Cuộc Hành Quân Bình Định Gò Công” vào năm 1964, một trong ba “chú đệ tử” rất thân thiết với tôi thời đó là chú Nguyễn Văn Bẹt, người Tuy Hòa.

Sự Dẫy Chết Của Văn Hóa Việt
Chu Tất Tiến M.S.P.
 
---oo0oo---
 


Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng được thể hiện qua nhiều phương diện: văn học và văn chương, lễ nghĩa và cung cách cư xử trong xã hội, nhận thức và thể hiện quan niệm về nghệ thuật tạo hình, về sân khấu, về phim ảnh, sự liên kết xã hội, tương quan giữa giá trị của gia đình với cá nhân… Tai Việt Nam, trong chế độ Cộng Sản, văn hóa được thể hiện dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản:

Lời Vĩnh Biệt Muộn Màng Dành Cho Người Bạn Nhảy Dù
Phạm Tín An Ninh




Sáng sớm thứ Bảy, ngày 26/10/2019, tại Công viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt–Mỹ Westminster – California, một buổi lễ vinh danh và truy điệu thật trang trọng, theo đúng lễ nghi quân cách Mỹ–Việt, do Lost Soldiers Foundation phối hợp với Tổng Hội Gia Đình Mũ Đỏ VNCH tổ chức, nhân dịp an táng hài cốt 81 Tử sĩ Nhảy Dù VNCH. Điều đặc biệt là những chiến binh Nhảy Dù này đã hy sinh cách nay gần 54 năm (ngày 11/12/1965) tại Phú Yên, Việt Nam, và hôm nay xương cốt của họ lại được an táng trên đất nước Mỹ, một đồng minh từng có nhiều ân, oán với những người lính VNCH, sau ngày buông súng oan khiên 30/4/1975. Người Mỹ gọi 81 thiên thần mũ đỏ này là ‘những chiến sĩ không còn quốc gia’, nên việc an táng của họ khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Có được kết quả như hôm nay là nhờ vào tấm lòng và công lao của Cựu TNS Jim Webb, cũng là cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Ông đã nói với chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ:

Chứng Nhân Một Sự Kiện Lịch Sử
(Về ngày 2 tháng 11 năm 1963, - đã bổ túc 1-11-19)

---oo0oo---



Sau những chấn động kinh khủng xảy từ vụ hăng say hoạt động cách mạng, chống đối, xuống đường biểu tình biểu tọt liên miên bùng nổ, thì lúc nầy tình hình chính trị tại miền Nam Việt Nam (như chiếc ghế cũ, chỉ còn ba chân gập ghềnh), càng ở vào giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng”. Thụy Mi nghiệm thấy đằng sau hậu trường có bóng dáng của những tay “mưu đồ chính trị chuyên nghiệp”, họ đã giựt dây ngầm tạo ra sự vô tổ chức về những đợt sóng bạo loạn. Có tình trạng những kẻ "trẻ người non dạ rất hỗn”, hầu lợi dụng thời cơ… vênh váo thừa nước đục thả câu, điều nầy sẽ rất nguy hiểm khi họ có quyền lực trong tay, mà không biết ôn nhu, khoan hoà, khiêm tốn, khôn ngoan, nhất là phải tri thức và trung dung. Nói chung, tình hình chính phủ lúc đó quả thật là một xã hội rối rắm như mớ bòng bong, đang trôi bồng bềnh trên biển cả, giống như một chiếc tàu không người lái. Mặc ai muốn làm gì thì làm. Luật pháp bị xô ngã, nhường bước cho sức mạnh bạo lực hổn độn lên nắm chính quyền điều hành.

CẢI TẠO NỬA MÙA - VƯỢT BIÊN TÀI TỬ



Hồi ký
NGUYỄN HỮU THIỆN




LỜI NÓI ĐẦU:

Sau khi cùng gia đình vượt biển thành công rồi được định cư tại Úc-đại-lợi năm 1982, cho tới nay, đôi khi ban đêm tôi vẫn còn những giấc mơ về ngày 30 tháng Tư 1975, về thời gian ở tù cải tạo, về chuyến vượt biển tìm tự do. Sau này tìm hiểu, tôi được biết những cơn ác mộng này là hậu quả tâm sinh lý chung mà rất nhiều người đồng cảnh ngộ với tôi mắc phải.

CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ GIAI ĐOẠN 1974-1975
Trần Quang Khôi


(ảnh: sưu tầm từ http://canhthep.com)


Chuẩn Tướng TRẦN QUANG KHÔI xuất thân từ khóa 6 TVBQG Đà Lạt 1952

Tốt nghiệp:
– Trường Kỵ Binh SAUMUR, Pháp 1955.
– Trường Thiết Giáp Lục Quân Hoa Kỳ FORT KNOX, Kentucky 1959.
– Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ FORT LEAVENWORTH, Kansas 1973.

Người Tù Chung Thân Vượt Ngục


Tràm Cà Mau

---oo0oo---




1.
Sau một hồi nói chuyện qua điện thoại, Dung báo cho tôi:

“Bác biết chuyện gì xẩy ra cho ba cháu chưa?”

“Chưa. Chuyện gì?“

“Ba cháu đã vào chùa, xuống tóc đi tu từ hơn nửa năm nay. Ba cháu hiện tu ở một chùa gần thành phố bác ở. Ba cháu không cho ai biết chuyện ông đi tu. Dấu, không cho biết tu ở chùa nào. Cháu mới tìm ra. Cháu định tháng tới qua thăm, và rủ bác cùng đi luôn. Gặp bác chắc Ba cháu mừng lắm.”

BAY DỞ NHƯ...

Hùng Chùa

---oo0oo---



Tôi xin đưa các Bác trở lại vùng trời Pleiku trên con tàu UH-1 của năm 1971 xa xưa mà chúng ta vẫn tưởng rằng mình đã quên.

Như thế tôi đã là Hoa Tiêu chánh mới được có mấy tháng đếm chưa hết một bàn tay, cái lon Trung-úy thì hơi bạc một chút, với bạn bè tôi “đùa” là Hoa tiêu chánh “nhậm chức”, bắt chước các bậc “đàn anh” tôi tự cho mình được hưởng một chút “quan liêu quân phiệt” sáng ra coi “phi lệnh” rồi tôi nhâm nhi “cà phê cà pháo” nơi quán Thượng sĩ Giao cứ để mặc cho “Côpi lốt” đi “check” tàu với cơ phi xạ thủ để nếu có gì “Côpi lốt” sẽ báo cáo cho mình biết hoặc chính họ “kiện cáo” với ngoài phi đạo, nhưng sáng nay nhìn lên bảng “phi lệnh” tôi trực bay chiếc “Medivac” Pelican 31, thấy “Côpi lốt” là Thiếu úy Huyên “xà lỏn”, ông này với tôi cùng khóa bay huấn luyện bên Mỹ, rồi cùng về Pleiku, nhưng không hiểu vì lý do gì vắng mặt một thời gian mới về bay lại., ở trường bay tôi không hề được biết đến cái tên “xà lỏn” là “AET” là Thiếu sinh quân tiếng Tây gọi là “ Enfant de Troupe”, rất nhiều người “AET” kỵ cái tên “xà lỏn” nhưng ông Huyên này lại rất thích được gọi cái “nick name” đó, khi về dến Pleiku thì ông thuộc vào loại “COCC”, bởi đến ông Tư lệnh vùng lúc đó cũng là “AET”, ông Huyên “xà lỏn” mà không phải vắng mặt một thời gian thì bấy giờ ông không là huấn luyện viên thì ít nhất cũng là “trưởng phi cơ”. Khi thấy tên ông này trực bay với mình tôi phải “giả bộ” chăm chỉ cùng đi ra check tàu. Được làm hoa tiêu chánh có mà dễ đâu, phải làm vừa lòng xếp này xếp kia đủ cả ra đấy.

Thời điểm 1979
 
Lâm Hoàng Mạnh
 
---oo0oo---
 


Lời nói đầu
Hàng năm, cứ đến ngày 17 tháng Hai Dương Lịch báo chí Việt ngữ trong và ngoài nước nhắc lại cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, nhưng hầu như người ta quên những nạn nhân của cuộc chiến bẩn thỉu ấy. Trong số những nạn nhân ấy có chúng tôi, trên dưới 1 triệu người Việt gốc Hoa, những người lao động bình thường, định cư nhiều đời, sống rải rác từ 6 tỉnh biên giới Trung-Việt đến các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh… Bắc Việt Nam, đã bị tập đoàn Lê Duẩn bài xích xua đuổi, triệt đường sống. Không còn con đường nào khác, chúng tôi phải ra đi, rời bỏ mảnh đất sinh ra, lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi phần mộ ông bà cha mẹ đã yên nghỉ để làm người tỵ nạn.