Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Khái Hưng, Hành Trình Nhân Bản - Vương Trùng Dương

Khái Hưng, Hành Trình Nhân Bản

Vương Trùng Dương

---oo0oo---

 

Lời người viết: Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên (1926-2009) năm 1943 ông làm thơ, viết văn và dấn thân vào con đường cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) và sinh hoạt trong Đoàn Thanh Niên Công Giáo tại Hà Nội. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông lui vào chiến khu. Ngày 26 tháng 10 năm 1947, ông hồi cư về Hà Nội. Tháng 3 năm 1955 ông vào Sài Gòn lần thứ hai (lần đầu vào năm 1954 và trở lại Hà Nội). Ông tiếp tục sinh hoạt trong lãnh vực văn nghệ, báo chí và ở trong Hội Đồng Trung Ương kiêm Ủy Viên Báo Chí của VNQDĐ nên bị tù 11 năm. Năm 1992, ông được tỵ nạn tại California, Hoa Kỳ. Tiếp tục sự nghiệp cầm bút và giữ cương vị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo VNQDĐ Thống Nhất.
Năm 1997, ông thực hiện tuyển tập về nhà văn Khái Hưng để tưởng nhớ 50 năm ngày mất (1947-1997). Lúc đó intertnet chưa được phổ biến rộng rãi nên việc sưu tầm tài liệu và liên lạc với bạn văn, thân hữu cũng khó khăn nhưng đã hoàn thành được hai tuyển tập dày trên 1,100 trang: 
  •  Quyển I: Khái Hưng, Trong Tự Lực Văn Đoàn – Kỷ Vật Đầu Tay & Cuối Cùng (Hồn Bướm Mơ Tiên), ấn hành năm 1997.
  • Quyển II (Bóng Giai Nhân) ấn hành năm 1998.
 
Lúc đó, ông với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, nhà văn Viên Luông và tôi cùng sinh hoạt trong Văn Bút, mỗi sáng cuối tuần thường uống cà phê với nhau. Ông gợi ý cho tôi viết Khái Hưng & Hồn Bướm Mơ Tiên nhưng tôi nghĩ với đề tài nầy sẽ có nhiều người đề cập nên tôi viết Khái Hưng, Hành Trình Nhân Bản. Bài viết nầy đăng trong quyển I (trang 421-433). Năm 2005 tôi viết thêm Khái Hưng & Hồn Bướm Mơ Tiên trên tờ Cali Weekly của tôi. 
 
Bài viết Papa Tòa Báo của anh Trần Khánh Triệu đăng trong quyển II (trang 863-868) với tựa Những Ngày Cuối Cùng Của Ba Tôi. Trần Khánh Triệu là con đẻ của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), và là con nuôi của nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Giư). Nhất Linh, bạn thân của Khái Hưng, đông con, trong khi ông bà Khái Hưng hiếm muộn, nên cho Khái Hưng con mình là Nguyễn Tường Triệu để làm con nuôi từ lúc còn nhỏ.
 
Theo anh Trần Khánh Triệu: “Thói quen tôi vẫn thưa với cha nuôi tôi là papa hay rõ hơn 'papa tòa báo' để phân biệt với cha đẻ tôi - ông cụ ở Hàng Bè nên tôi vẫn dùng những chữ 'cậu Hàng Bè' cho tiện."
 
Về cái chết của nhà văn Khái Hưng vẫn còn là bí ẩn. Ngay cả anh Trần Khánh Triệu khi đề cập phần cuối Papa bị Việt Minh bắt với những dòng cuối cùng: Tiếp tục đọc => Khái Hưng, Hành Trình Nhân Bản.....
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Rate this item
(0 votes)