Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Trung Cộng Ăn Cắp Bí Mật Của Hoa Kỳ Bằng Cách Nào

 Trung Cộng lúc nào cũng muốn ăn cắp bí mật của Hoa Kỳ và họ rất giỏi trong việc này.


Giám đốc FBI, ông Christopher Wray, nói với Diễn Đàn An Ninh Aspen (Aspen Security Forum) vào tháng Bảy vừa qua rằng "Nhìn từ quan điểm phản gián thì Trung Cộng (TC) là một quốc gia đại diện cho một thử thách lớn nhất, phổ biến nhất, đe dọa nhất mà chúng ta phải đối đầu."



Một bản báo cáo gần đây của chính phủ Hoa Kỳ có tựa đề "Gián Điệp Kinh Tế Nước Ngoài Trong Không Gian Ảo - Foreign Economic Espionage in Cyberspace" cho thấy TC ăn cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ và bí mật của chính phủ Mỹ về mọi mặt - mọi phương diện.

"TC đã xếp đặt những nỗ lực rộng lớn để mua các công ty kỹ thuật của Hoa Kỳ bao gồm cả những bí mật thương mại nhạy cảm và thông tin sở hữu độc quyền," theo báo cáo của Trung Tâm Phản Tình Báo và An Ninh Quốc Gia (National Counterintelligence and Security Center - NCSC). "Họ tiếp tục sử dụng gián điệp mạng (cyber espionage) để hỗ trợ các mục tiêu phát triển chiến lược - khoa học và kỹ thuật tân tiến, hiện đại hóa quân sự và các mục tiêu của chính sách kinh tế."

Dưới đây là chiến lược của Trung Quốc dưới quan điểm của Hoa Kỳ:

Nguồn: Trung Tâm Phản Gián và An Ninh Quốc Gia
 

TC hy vọng sẽ tiếp tục mục tiêu phát triển chiến lược của họ bằng cách sử dụng gián điệp mạng để nhắm vào mục tiêu của "các công ty tư nhân của Hoa Kỳ, tập trung vào các nhà thầu quốc phòng hoặc các công ty điện toán và truyền thông có sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các mạng lưới chính phủ và tư nhân trên toàn thế giới,” NCSC khẳng định.

Chi tiết về các chiến thuật khác nhau, từ việc thu hút sự cộng tác của các trường đại học đến gián điệp và tin tặc. Báo cáo cho thấy Bắc Kinh đã đầu tư một nỗ lực đáng kể để thu thập được những bí mật về sự hiểu biết về kỹ thuật của Hoa Kỳ.

"Chúng tôi tin rằng TC sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với kỹ thuật và sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ bằng các phương tiện khoa học mạng (cyber - internet) hoặc các phương pháp khác," bản báo cáo này cũng xem xét đến Nga và Iran, và đưa đến kết luận TC là chính. "Nếu mối đe dọa này không được giải quyết, nó có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh kinh tế lâu dài của Hoa Kỳ."

Paul Moore, cựu nhân viên phân tích về Trung Quốc của FBI, giải thích cách suy nghĩ của gián điệp TC bằng sự so sánh như sau:

Nếu một bãi biển là mục tiêu, thì

  • Người Nga sẽ gửi đến đó một tàu ngầm, những người nhái, trong bóng đêm sẽ ăn cắp và thu thập nhiều thùng cát đem về Moscow. 
  • Hoa Kỳ sẽ gửi đến đó một vệ tinh để ghi nhận, rồi sau đó đưa ra một đống tài liệu. 
  • TC sẽ gửi đến đó hàng ngàn du khách, mỗi người được chỉ định để thu thập một hạt cát duy nhất. Khi họ trở về, họ sẽ được yêu cầu giũ khăn tắm ra. Và cuối cùng TC sẽ biết nhiều về cát hơn bất cứ ai khác.


TC đã ăn cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Dưới đây là một số hoạt động gián điệp gần đây mà chúng ta được biết (được sắp xếp theo loại dữ kiện được thu thập):

Dịch vụ thông minh (Intelligence Services)

Điều đáng lo ngại nhất là làm thế nào Bộ Quốc Phòng TC (MSS) và các cơ quan tình báo quân sự tham gia vào các nỗ lực của chính phủ TC trong việc thu thập khoa học và kỹ thuật của ngoại quốc (ngoài việc làm hỏng các nỗ lực gián điệp của CIA).

Ví dụ, đầu năm nay, một cựu sĩ quan tình báo Mỹ đã bị buộc tội lén lút chuyển tài liệu về các vấn đề quân sự và tình báo của Mỹ cho TC để đổi lấy tiền.

Ron Rockwell Hansen, người đã phục vụ 20 năm trong Quân đội Hoa Kỳ (bao gồm một vài tháng với Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng), bị cáo buộc đã tham dự hội nghị thương mại thay mặt cho TC và chia sẻ tài liệu mà ông ta đã thu thập được với các nhân viên có liên hệ với cơ quan tình báo TC.

Trường hợp của Hansen chỉ là một trong nhiều trường hợp TC nhắm vào các công dân Hoa Kỳ để mua các bí mật quốc phòng của Hoa Kỳ, từ máy bay quân sự tới các hệ thống hạt nhân.

Phản lực cơ chiến đấu F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin (REUTERS/Gary Cameron/File Photo)

Trong trường hợp họ không thể lôi kéo các nhân viên tình báo Mỹ hoặc người trong cuộc, TC cũng tham gia vào việc tấn công mạng (tin tặc - hacking) - chẳng hạn như trong trường hợp phản lực cơ chiến đấu F-35.

Trong năm 2015, theo các tài liệu được cung cấp bởi một cựu nhân viên của nhà thầu cho Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Edward Snowden, đã cho thấy rằng tin tặc TC đã lấy cắp dữ liệu của phản lực cơ chiến đấu F-35 Lightning II từ nhà thầu phụ Lockheed Martin (LMT).

Trường hợp này - là một trong số nhiều trường hợp khác - cho thấy các tin tặc TC đang sử dụng những tài liệu được khai thác từ các nhà thầu quốc phòng của Mỹ để chế tạo vũ khí của riêng họ như thế nào.

Chiếc F-35 được biến thành những máy bay chiến đấu do TC chế tạo như J-31 và Chengdu J-20, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Thu thập tin tức không theo cách thông thường

Theo NCSC, TC sử dụng những cá nhân có nghề chính trong ngành khoa học hoặc kinh doanh để nhắm vào mục tiêu và tiếp thu kỹ thuật của Hoa Kỳ.

Ví dụ, một kỹ sư của hãng General Electric (GE) có liên hệ với TC, gần đây đã bị bắt và bị buộc tội ăn cắp các tài liệu liên quan đến kỹ thuật độc quyền để chế tạo máy phát điện (power-turbine).

Xiaoqing Zheng, một công dân Hoa Kỳ, được thuê bởi GE để làm việc trong phân khu điện lực ở New York. Vào năm 2014, nhóm bảo mật của công ty GE phát hiện ra rằng Zheng đã sao chép hơn 19,000 tài liệu từ máy tính thuộc sở hữu của GE sang bộ phận lưu trữ bên ngoài. Zeng nói với các nhân viên của GE rằng ông ta đã xóa tất cả - nhưng sau đó lại tiếp tục phạm tội vào năm 2017.

FBI, đã làm việc chặt chẽ với GE trong trường hợp này, cho biết Zheng đã che giấu rất công phu hành động của mình để tránh bị phát hiện.

Zheng bị bắt vào đầu tháng 8 năm 2018.

Thung lũng Silicon, đặc biệt, đã trở thành một ổ của gián điệp nước ngoài nhắm mục tiêu vào các loại tài liệu, như được mô tả rất chi tiết bởi Zach Dorfman trong trang báo điện tử Politico.

"TC có một nguồn tài nguyên rộng lớn", Kathleen Puckett, người làm việc trong ngành phản tình báo (counterintelligence) trong vùng vịnh (Bay Area) từ năm 1979 đến năm 2007, nói với Dorfman. “Họ có tất cả thời gian, và tất cả sự kiên nhẫn trên thế giới. Đó là thứ bạn cần nhiều hơn bất cứ thứ gì khác.”

Tháng trước, các nhà chức trách Mỹ đã bắt giữ một cựu kỹ sư của hãng Apple về tội ăn cắp tài liệu bí mật về xe hơi không người lái cho một công ty mới khởi nghiệp của TC.

Liên doanh (Hợp tác thương mại)

TC cũng sử dụng các liên doanh để có được kỹ nghệ và bí mật kỹ thuật, theo báo cáo.

Liên doanh hợp tác về mặt lý thuyết: Hai công ty làm việc cùng nhau để học hỏi từ các phương pháp hay nhất của nhau. Nhưng khi bạn làm việc với TC, nó trở nên u ám.

Nếu một công ty nước ngoài muốn thâm nhập vào một số ngành kỹ nghệ ở TC, họ thường cần phải thành lập một liên doanh với một công ty địa phương.

Theo một bài báo của Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia đã kiểm điểm tất cả các liên doanh quốc tế tại TC từ năm 1998 đến 2007, các công ty TC khai thác các mối quan hệ đó để thu được kiến thức đáng kể từ công ty ngoại quốc, sau đó được họ sử dụng để tái tạo cùng một sản phẩm.

Ví dụ, trong một cuộc khảo sát năm 2017 của Hội Đồng Kinh Doanh Mỹ-Trung, gần 20% doanh nghiệp Mỹ cho biết họ đã được trực tiếp yêu cầu chuyển giao kỹ thuật cho một đối tác TC trong các cuộc đàm phán.

Biểu đồ khảo sát thành viên của Hội Đồng Kinh Doanh Mỹ-Trung 2017


Thế nhưng rất khó để theo dõi những hành động này là vì “các công ty được khích lệ bởi những đặc quyền để giữ im lặng về những điều này, vì đó là một phần của 'sự bù đắp quyền lợi - quid pro quo' khi không phàn nàn về những gì họ phải từ bỏ để được tiếp nhận vào thị trường của TC", Thomas Holmes, tác giả của báo cáo NBER, đã cho biết.

Holmes nhấn mạnh một trường hợp liên quan đến công ty khổng lồ của Đức là Siemens như là một ví dụ về một liên doanh đã cho phép TC trộm cắp thông tin.

Năm 2011, giám đốc điều hành của công ty kỹ thuật Alstom của Pháp, cho biết Siemens có thể vô tình đã tiết lộ các bí mật về kỹ thuật chế tàu điện chạy trên đường sắt với vận tốc cao cho các công ty TC thông qua quan hệ hợp tác thương mại.

Kron nói rằng Alstom miễn cưỡng tham gia quan hệ hợp tác ở TC vì ông không muốn bàn giao “các thành phần kỹ thuật cao” cho các đối tác kinh doanh TC vì họ có thể sử dụng chúng để quay lại cạnh tranh với cùng một công ty.

Alstom trước đó đã khẳng định rằng 90% kỹ nghệ đường sắt cao tốc mà TC đang sử dụng có nguồn gốc từ quan hệ đối tác hoặc trang bị của các công ty nước ngoài đã phát minh ra.

CRH380 (Hệ Thống Đường Sắt Cao Tốc) ở thành phố Vũ Hán (Wuhan, Hubei), December 25, 2012.


Sáp nhập và mua lại


Trong một số trường hợp, TC tìm cách mua lại các công ty đã có kỹ thuật, cơ sở và những nhân viên mà họ mong muốn. Những điều này đôi khi bị Ủy Ban Đầu Tư Ngoại Quốc tại Hoa Kỳ (CFIUS) ngăn chặn.

Nhưng CFIUS đã để cho nhiều trường hợp lọt qua khỏi mạng lưới quá rộng của họ.

Đầu năm ngoái, khi một công ty được gọi là Avatar Integrated Systems tuyên bố phá sản, TC đã hy vọng mua một trong những công ty mua lại trước đây, ATop Tech, một công ty chế tạo chip (bộ phận dùng trong máy điện toán - computer).

Việc mua lại đã trải qua dễ dàng, không gặp nhiều phiền phức từ chính phủ Hoa Kỳ, mặc dù công ty này sản xuất các sản phẩm quan trọng cho các hệ thống quân sự của Hoa Kỳ. Những loại giao dịch này, đặc biệt là với các công ty thuộc chuỗi công ty cung ứng lớn hơn, sẽ có những ảnh hưởng lớn vào an ninh quốc gia, để hàng giả của TC lọt vào các chuỗi công ty cung cấp trang bị cho quân đội.

Chương trình tuyển dụng nhân tài

TC cũng sử dụng các chương trình tuyển dụng nhân tài của họ để tìm các chuyên gia nước ngoài vào làm việc ở TC trong các chương trình chiến lược quan trọng.

TC cũng tuyển dụng rất nhiều các nhà khoa học từ nước ngoài bằng cách thu hút họ với các khoản tiền lương lớn. TC thậm chí còn nhanh chóng cung cấp chiếu khán làm việc (work visa) cho những người đoạt giải Nobel, huấn luyện viên và thể tháo gia.

Mô hình của máy điện nguyên tử của hãng General Nuclear Power Corporation (CGN) của TC trưng bày tại Hội Chợ Nguyên Tử Thế Giới ở Villepinte, gần Paris, Pháp, June 26, 2018. (REUTERS/Benoit Tessier)

Năm ngoái, một kỹ sư nguyên tử người Mỹ gốc Trung Hoa, Allen Ho, đã nhận tội âm mưu sản xuất “vật liệu hạt nhân đặc biệt” ở TC.

Hồ đã được thuê làm cố vấn cho Tổng Công Ty Điện Hạt Nhân Trung Quốc, giúp họ tuyển dụng và thực thi các hợp đồng với các kỹ sư nguyên tử ở Hoa Kỳ để hỗ trợ dự án và chế tạo các bộ phận cho lò phản ứng hạt nhân. Ông ta cũng giúp tạo thuận lợi cho việc đi lại đến TC và thanh toán tiền lương cho các chuyên gia để đổi lấy dịch vụ của họ.

Hồ hiện đang thụ án hai năm tù.

Lâm Viên - Chuyển Ngữ
 
Nguyên bản Anh ngữ:
 
How China steals U.S. secrets
Aarthi Swaminathan and Michael B. Kelley,Yahoo Finance - August 18, 2018
Rate this item
(0 votes)