Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
Tang lễ nhà báo Bùi Tin diển ra rất đẹp tại phòng tang lễ của nghĩa trang Les Joncherolles ở thành phố Villetaneuse, thuộc tỉnh Saint Seine-Denis, ngoại ô phía Đông-Bắc Paris. Bạn bè có mặt chắc cũng tới cả trăm để tiển đưa người bạn 28 năm dài "chia tay ý thức hệ ". Tất cả đều là những người tranh đấu cho Việt nam thay đổi dân chủ. Kiểm điểm thấy gần như đông đủ nhà báo việt ngữ đều có mặt. Có cả đại diện nhựt báo Le Monde của Pháp.
Tang lễ được bạn bè ở Paris tổ chức vì gia đình đều ở xa. Nói bạn bè (4 người) chớ thực tế, người đứng ra chạy tới chạy lui lo mọi việc chỉ có một mình nhà báo Ca Dao (vì Ca Dao hảy còn trẻ, chỉ vừa mới 60) và năng động hơn hết. Công đức này, xin hồi hướng cho Ca Dao.
Nhưng tới ngày tang lễ, người con gái, cháu ngoại ở Hà nội, con trai và vợ ở Vancouver, Canada, qua được. Bà Bùi Tín vì lớn tuổi không đi được.
Ngoài ra, còn có nhóm bạn trẻ rất nhiệt tình, lo trà nước, cà phê bày sẳn trên bàn. Còn có thêm xôi, chè, mì xào để mời những người bạn ở lại với gia đình cho tới khi nhận tro cốt.
Có 4 người cùng tuổi với nhà báo Bùi Tín và cũng là bạn trong một nhóm bạn thường gặp nhau suốt nhiều năm qua tại môt địa điểm ở ngoại ô Paris, nay còn lại 2 ông: Ls Trần Thanh Hiệp và Ts Võ Nhơn Trí. Mười một năm trước, sau lễ chúc Thọ 4 vị 80, Cụ Hồ Minh Châu, cụu Đại tá của Tiểu khu Sa Đéc, từ giả bạn. Mùa Thu năm rồi, anh em nghĩ đến việc tổ chức lễ chúc Thọ 90 cho 3 Cụ còn lại nhưng có người tin dị đoan : không biết sau lễ lại có thêm một Cụ ra đi nữa hay không?
Chưa kịp thực hiện ý định thì nay Cụ Bùi Tín vĩnh biệt anh em. Một bạn ở tỉnh được tin Bùi Tín mất điện thoại bày tỏ ý muốn nay mai anh em hảy làm lễ chúc Thọ cho 2 Cụ còn lại. Họp nhau vui với nhau được ngày nào, tính ngày đó. Đừng chờ đợi nữa.
Hôm tang lễ cụ Bùi Tin, Cụ Trí tới sớm để được nhìn mặt người bạn quen biết nhau từ Hà nội nhưng không kịp vì Cụ tới thẳng phòng tang lễ trong lúc đang làm lễ nhập quan ở nơi khác .
Tang lễ Cụ Bùi Tín có đông đảo bạn bè tới tiển đưa, bày tỏ lòng thương tiếc. Nhưng có người kiểm điểm thấy thiếu vài người bạn của cụ Bùi Tin. Những người từng là bạn với Cụ trong thời gian dài trước đây.
Nay họ không tới được có lẽ vì sức khỏe hơn là vì những lý lẽ riêng tư. Vì xưa nay, ai cũng biết và sử sự theo truyền thống " Nghĩa tử là nghĩa tận "!
Sau khi ra đi
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Nhà báo Bùi Tín tại tượng đài tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản.
Thường chết là hết. Có mồ cao, mả đẹp, cũng không hẳn là còn. Có ướp xác, xây lăng, sùng sửng ở công trường Thủ đô như Hà nội cũng không có nghĩa là còn. Cứ nhìn bao nhiêu tượng đài Lénine ở Liên-xô đều bị nhân dân nơi đó giựt xập, vứt vào nghĩa địa đồ phế thải, chờ chệt "ve chai" tới mua.
Nhà báo Bùi Tín còn lại hủ tro. Nhưng ngoài hủ tro, cái còn lại của ông rất đáng trân trọng. Sách vở ông viết vạch trần những sai trái đầy gian ác của cộng sản, một tổ chức mà suôt hơn 40 năm dài, ông đã bị mê, hoặc hiến dâng trọn tuổi trẻ chỉ vì lòng yêu nước quá bồng bột. Ông đã kịp phản tỉnh, tuy có trể, trong lúc đó biết bao người hảy còn lặn ngụp trong mê hoặc cộng sản. Ông dứt khoát được với cộng sản nhờ cái gốc gia đình thượng luu. Lúc nhỏ học chương trình pháp đông dương. Học lịch sử pháp, học Cách mạng Nhân quyền và Dân quyền pháp. Nhờ đó ông sớm dấn thân làm kháng chiến giành độc lập. Và cũng nhờ cái học đó đã giúp ông khi thấy rỏ cộng sản không bao giờ có "độc lập tự do" thì ông từ bỏ ngay cộng sản. Ông khác với những người cộng sản cốt cán vì gốc vô sản. Theo cộng sản chỉ được, chớ không có mất. Vì họ có gì để mất đâu. Cả niềm cảm xúc nhân ái, cái hiểu biết bình thường!
Nhà báo Bùi Tín để lại cho đời 9 quyển sách viết phê phán chế độ hà nội, và rất nhiều bài báo chánh trị, tập trung tố cáo sai trái của chế độ, những vi phạm nhơn quyền, phản dân chủ, làm đạo lý suy đồi, xã hội băng hoại, tham những, lệ thuộc Tàu...
Có vài điều tâm huyết, ông viết trong những ngày cuối đời, sẽ được phổ biến trong gần đây khi thuận tiện.
Nay để tưởng niệm người quá cố, tưởng không gì hơn là nên nhắc lại những lời trần tình như những lời trăn trối (năm 2015) của một cụu đảng viên gởi các đồng chỉ củ của ông:
"Tôi từng ở trong Đảng CS từ tuổi 20, ở trong Đảng 44 năm, 65 tuổi mới thoát Đảng, trở thành người tự do 25 năm nay. Có người bảo là quá chậm, còn chê vui là “sao mà ngu lâu thế!”, nhưng tôi chỉ mỉm cười, tự nhủ mình ngu lâu thật, nhưng vẫn còn sớm hơn hàng triệu đảng viên hiện còn mang thẻ đảng viên CS cuối mùa. Nghĩ mà tội nghiệp cho các đồng chí cũ của tôi quá, sao lại có thể ngu mê, ngủ mê lâu đến vậy.
Năm nay tôi tự làm “cuộc kỷ niệm” độc đáo, về thời điểm cuộc đời tôi, đến năm nay 2015, tính ra đã đạt một nửa đời (20 năm đầu đời cộng với 25 năm ở nước ngoài) là 45 năm không có dính dáng gì đến đảng CS. Tôi đã lãng phí gần nửa đời người – gần 45 năm cho những hoạt động lầm lỡ, sai trái, tệ hại vì hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử, cũng do sự u mê, ngu lâu của bản thân mình.
Nhân kỷ niệm riêng độc đáo này, tôi nghĩ đến vô vàn đồng chí CS cũ của tôi, và viết bài này gửi đến các bạn như một buổi nói chuyện cởi mở, tâm huyết, mong được trao đổi rộng rãi với các bạn cũng như với các bạn trẻ trong Đoàn Thanh niên CS mang tên ông Hồ Chí Minh.
Câu chuyện sẽ xoay quanh hai chữ « Giác ngộ ».
Giác ngộ là hai chữ tôi nghe rất nhiều lần khi được tuyên truyền về Đảng CS, về chủ nghĩa CS. Các vị đàn anh giải thích con người tốt phải là con người giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là nhận ra lý tưởng cho cuộc đời minh. Tuổi trẻ cần có lý tưởng, hiểu rõ con đường cần chọn, hiểu rõ tổ chức cần tham gia, không bỏ phí cuộc đời minh. Đó là con đường Cộng Sản, dẫn đến độc lập cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân, họ rao giảng triền miên như thế, chúng tôi cũng cả tin là thế thật.
Theo học các chương trinh và lớp học cho đảng viên mới, cho cán bộ sơ cấp, trung cấp, cao cấp của đảng, bao giờ giảng viên cũng nhắc đến hai chữ giác ngộ. Học, học nữa, học mãi để nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ của mỗi người. Đảng viên phải có trình độ giác ngộ cao hơn quần chúng ngoài đảng. Đảng viên mới luôn được học kỹ tấm gương của anh thanh niên Lý Tự Trọng, với nét nổi bật nhất là giác ngộ CS từ tuổi thiếu niên, rồi biết bao tấm gương của những chiến sĩ CS ưu tú, bất khuất trong các nhà tù thực dân ở Côn Đảo, Sơn La, Lao Bảo, Kon Tum… giác ngộ cách mang cao, nhà tù, máy chém không nao núng, biến nhà tù thành trường học nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, bất khuất, kiên cường.
Tôi kể ra như thế để thấy hai chữ giác ngộ có tác dụng sâu sắc ra sao đối với mỗi đảng viên CS. Hai mươi nhăm năm nay, tôi hồi tưởng lại quãng đời 44 năm là đảng viên CS, theo dõi chặt chẽ thời cuộc hằng ngày trong nước và thế giới, tôi không khỏi cảm thấy chua chát và cay đắng về hai chữ giác ngộ.
Giác ngộ hình như là một chữ Đảng CS mượn của Đạo Phật. “Giác” là nhận thấy, cảm nhận, thấy rõ, “ngộ” là tỉnh ra, nhận ra lẽ phải, chân lý để làm theo.
Sau khi là con người tự do, là nhà báo tự do, kết thân với nhiều nhà báo tự do của thế giới, các nhà báo tự do Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Hoa, Ba Lan, Tiệp…, tôi tìm đọc các kho tư liệu lưu trữ quý ở Paris, Moscow, London, Washington… rồi suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của mình, của riêng mình, không sùng bái bất cứ một người hay một học thuyết nào. Từ đó tôi giác ngộ không biết bao nhiêu điều mới mẻ, và lần này tôi thật sự có cảm giác sâu sắc về hạnh phúc tinh thần tiếp cận được ngày càng nhiều sự thật, lẽ phải, chân lý. Tôi đã tự giác ngộ mình.
Nhìn lại 44 năm quá khứ CS của mình, tôi nhận rõ có không ít điều tôi giác ngộ, cho là đúng, thì khốn thay, hầu hết đều là lầm lẫn, ngộ nhận, ảo tưởng, sai lầm và cả tội ác.
Như chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản kiểu mác-xít đều là những học thuyết chủ quan, lầm lẫn, hoàn toàn nguy hại trong thực tế, cổ xuý đấu tranh giai cấp cực đoan và bạo lực, đi đến chiến tranh, khủng bố, đổ máu, hận thù. Giữa thủ đô Washington, tôi cùng anh Cù Huy Hà Vũ đã viếng Tượng đài Kỷ niệm hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa CS hiện thực, trong đó có hàng triệu nạn nhân đồng bào Việt ta. Tượng đài nhắn nhủ toàn nhân loại hay cảnh giác với chủ nghĩa CS, tai họa của toàn thế giới.
Tháng 5/2015, Tổng thống Ukraine, một nước cộng sản cũ, đã ký Luật cấm tuyên truyền về chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản như trong thời kỳ trong Liên bang Xô Viết từ 1917 đến 1991, coi đó là thời kỳ bi thảm, sai lầm và Tội Ác. Các tượng đài, di tích thời kỳ ấy đều bị phá bỏ. Các sự kiện ấy giúp tôi khẳng định việc thoát đảng CS của tôi là chuẩn xác và giúp tôi thấy Dự thảo văn kiện sẽ đưa ra Đại hội XII sắp đến là lạc hậu, lẩm cẩm và cực kỳ nguy hại cho đất nước, cho nhân dân, cho chính Đảng CS ra sao.
…
Ngay đối với thần tượng Hồ Chí Minh, tuy tôi biết rằng đây là bình phong cố thủ lợi hại của thế lực bảo thủ trong đảng CS do tệ sùng bái cá nhân ăn quá sâu trong quần chúng, tôi vẫn thấy cần và có thể thuyết phục ngày càng đông đảo bà con ta nhận ra sự thật.
Sự thật là ông HCM không phải là thánh thần. Ông là con người với những tốt xấu, mạnh yếu, đúng sai của minh. Ông đã lầm lẫn khi chọn con đường CS, khi lao quá sâu rồi không dám quay lại nữa. Ông đã xa rời lập trường dân tộc, thực hiện lập trường giai cấp cực đoan, đặt ảo tưởng vào giai cấp vô sản quốc tế, và mù quáng đặt niềm tin ở 2 ông Anh lớn Stalin và Mao, 2 con Quỷ Đỏ mà ông cho là “không bao giờ có thể sai”.
Mới đây, có 2 sự kiện minh họa rõ thêm bản chất con người thật HCM. Nhà báo Trần Đĩnh từng gần gũi ông Hồ kể lại ông từng cho rằng không thể giết bà Năm – Cát Hanh Long để mở đầu cuộc Cải cách Ruộng đất, bà lại là ân nhân của đảng CS, – ông còn văn hoa nói: “Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa”. Vậy mà theo Trần Đĩnh, chính ông Hồ đã viết bản Cáo trạng kết án Bà Năm: “Địa chủ ác ghê”, ký tên CB (của Bác- Bác Hồ) trên báo Nhân Dân của Đảng. Cũng theo Trần Đĩnh, ông Hồ đã cải trang, mang kính râm đích thân đến dự cuộc xử bắn bà Năm.
Vậy ông Hồ là con người thế nào? Nói một đằng làm một nẻo, lá mặt lá trái, tử tế hay không tử tế? đạo đức hay vô đạo đức?
Nhà triết học uyên bác bậc nhất nước ta Trần Đức Thảo trước khi từ giã cõi trần đã kể trong cuốn Những lời trăng trối (do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê ghi âm) rằng ông đã gặp ông Hồ, quan sát, nghiên cứu sâu về tư tưởng, hành vi, đạo đức của ông Hồ, và đi đến kết luận vững chắc rằng ông Hồ là “con Người muôn mặt, lắm mưu mô, nhiều tham vọng quyền lực, nhiều điều bí hiểm, lắm tên nhiều họ, ẩn hiện khôn lường, lắm vợ, nhiều con, rất phức tạp”, là một “Tào Tháo của muôn đời”.
Ông Trần Đức Thảo cho rằng đảng CS kêu gọi cả nước học tập đạo đức HCM, vậy là muốn biến cả nước thành Tào Tháo hết cả ư!
Thế thật thì nguy cho dân tộc ta quá! Ý kiến của nhà triết học này thật thỏa đáng.
….
Tôi tha thiết kêu gọi tất cả các đảng viên CS nhân các cuộc họp Đại hội Đảng các cấp từ chi bộ, đảng bộ cơ sở đến Đại Hội toàn quốc hãy thắp sáng lên ngọn đèn Giác ngộ mới mẻ, manh dạn xoá bỏ những điều giác ngộ cũ kỹ, lạc hậu, giáo điều, lẩm cẩm, mê muội rất có hại, như kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản mác-xít, sùng bái nhân vật HCM, kiên trì chế độ toàn trị độc đảng lạc lõng, tệ hại.
Đó chính là sự giác ngộ cần thiết cấp bách hiện nay… Kiên quyết từ bỏ, gột rửa những điều giác ngộ cũ, nhận rõ đó chỉ là những học thuyết sai lầm tệ hại trong thực tế cuộc sống, những tà thuyết đã bị thế giới nhận diện, lên án, loại bỏ, ta không có một lý do nào để gắn bó, quyến luyến, tiếc thương.
Xin các bạn chớ sợ mình đơn độc, thiểu số trong các cuộc họp. Chân lý ban đầu bao giờ cũng là thế. Các bạn chính là những hạt kim cương trong khối quặng đen. Hãy dũng cảm thắp lên ngọn đèn giác ngộ mới, tiên tiến. Các bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc sâu lắng khi dần dần chính kiến của bạn được lan tỏa trở thành chân lý, sự giác ngộ của số đông.
Buổi tâm sự về hai chữ giác ngộ xin tạm ngừng ở đây, mong có ích trong khêu gợi những ý kiến mới mẻ trong tư duy của các bạn về hiện tình đất nước, về con đường cần chọn cho dân tộc, cho Quê hương, để đất nước phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho mỗi công dân, mỗi gia đình chung hưởng.» (Bùi Tín, VOAs Blog)
Ở Việt nam, Hồ Chí Minh chết để lại cho toàn đảng cái xác ướp nằm ở ba Đình. Nhưng đảng cộng sản lại kêu gọi mọi người hảy học tập tư tưởng, sống theo tác phong của ông . Mà hai di sản tinh thần đó là gì?
Xin trích thuật lời của Trần Đĩnh trong Đèn Cù để minh họa chính xác con người thật của Hồ Chí Minh: «Ông (Hồ Chí Minh) cho rằng không thể giết Bà Năm Cát Hanh Long để mở đầu cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Bà là ân nhân của đảng cộng sản. Ông còn nói thêm «Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa».Vậy mà chính ông liền sau đó viết bài «Địa chủ ác ghê», ký tên CB, đăng trên nhưt báo Nhân Dân, buộc tội Bà Năm là địa chủ gian ác. Cũng theo Trần Đĩnh, chính ông cài trang, mang kiến đen, tới chứng kiến cảnh Bà Năm bị xử bắn» .
Như vậy, sống và học tập theo Hồ Chí Minh, tức là phải làm người đểu cán, đại gian, đại ác như ông ấy . Mà xã hội ở Việt nam ngà nay gồm không ít những con người thể hiện khà rỏ bản chất con người thật của Hồ .
Triết gia Trần Đức Thảo, đầu năm 90, trở qua Paris sống và chửa bịnh. Trong một buổi nói chuyện với ông BDK, dạy Toán ở Đại học Pierre Curie, Paris, ông Thảo nhận xét Hồ Chí Minh dựa theo vài lần gặp ông ấy:
«Hồ Chí Minh là con người muôn mặt, lắm mưu mô, nhiều tham vọng quyền lực, nhiều bí hiểm, nhiều tên họ, ẩn hiện khôn lường, lắm vợ, nhiều con, rất phức tạp, là một thứ Tào Tháo…»
Ông Trần Đức Thảo cho rằng đảng cộng sản kêu gọi cả nước học tập đạo đức Hồ Chí Minh, vậy là muốn biến cả nước thành Tào Tháo hết cả ư!
Nguyễn thị Cỏ May