Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Phi Công của KQVNCH đảm nhiệm chức vụ quản trị phi trường quốc tế - KQ Lê Như Hoàn

By November 13, 2018 14682
Hình chụp các phi công Bắc phạt trở vè. Phượng Hoàng Rosa Lê Như Hoàn đứng ở góc bên trái Hình chụp các phi công Bắc phạt trở vè. Phượng Hoàng Rosa Lê Như Hoàn đứng ở góc bên trái

Tôi gia nhập KQVNCH vào năm 1961, khóa SVSQ/KQ 61. Sau khi thụ huấn quân sự tại TTHLKQ Nha Trang, được tuyển chọn đi du học hoa tiêu của trường Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola, Florida. Về nước được thuyên chuyển về phục vụ cho phi đoàn khu trục 514 ở Biên Hòa. Tôi được chỉ định trong số 24 Phi Công khu trục trong phi vụ oanh tạc Bắc Việt lần thứ nhất vào ngày 5 tháng 2 năm 1965. Trước năm 1975, tôi mang cấp bậc Trung Tá và được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Khối Đặc Trách Khu Trục / BTLKQ.

Tháng 4 năm 1975, miền Nam mất vào tay CSVN xâm lăng, tôi được di tản sang Mỹ. Sau khi ra khỏi Camp Penleton, California, tôi được sponsor kiếm cho cái job làm việc với hãng đóng xe trucks ở Los Angeles. Mỗi ngày làm việc chung với những người Mễ để di chuyển những tấm metal sheets từ xe chở hàng vào trong shop. Sau 3 tuần, supervisor kêu tôi vào văn phòng của ông ta và tôi bị sa thải vì productivity của tôi không đạt được tiểu chuẩn. Ông supervisor cho tôi biết là ông nhận xét tôi có khả năng làm việc bằng đầu óc, chứ không phải bằng bắp thịt. Ông khuyên tôi nên đi học lại.

Cuối năm 1975, tôi di chuyển về Chicago để sum họp với các thân nhân của tôi . Tôi xin được công việc làm cho hãng Maintenance services company. Sau một thời gian 3 tháng, tôi được cân nhắc lên Chức vụ Contract service Manager đấu thầu và cung cấp dịch vụ building services cho những văn phòng cao ốc (office buildings) trong thành phố Chicago. Tôi trở lại trường, vừa đi học vừa đi làm. Tôi ghi danh vào trường Đại học Northeastern Illinois University theo học môn học về Quản Trị Thương Mại ( Business Management) thích ứng cho công việc làm của tôi lúc đó. Tôi học liên tục, kể cả mùa hè và tốt nghiệp với văn bằng B.A vào năm 1979, tôi liền nạp đơn các trường Đại học để theo học bằng Master về ngành Quản Trị. Tôi được nhận vào trường Đại học DePaul University, Chicago để theo học Master về Management of Public Services, concentration area: Quantitative Methods/ Operations Research. Tôi học xong chương trình master vào cuối năm 1981 và làm lễ ra trường với văn bằng M.S vào tháng 2 năm 1982. Trong thời gian làm việc cho hãng nầy, tôi đã giúp được cho nhiều người Việt tỵ nạn ở Chicago có công việc làm.
Sau khi ra trường, tôi di chuyển gia đình về Houston, Texas để vui sống với bạn bè trong KQVNCH của tôi, đặc biệt là người bạn thân Phạm Đăng Cường, cùng khóa SVSQKQ 61 với tôi và cùng khóa với tôi ở trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola, Florida. Trong năm 1982, tôi nạp đơn để kiếm việc làm cho các cơ quan của chính phủ Liên Bang (federal agencies). Trong năm, tôi được Department of U.S. Army mướn vào chức vụ Operations Research Analyst, làm việc tại Fort Sheridan ở Illinois cách thành phố Chicago 25 miles. U.S. Army đài thọ tất cả để di chuyển tôi từ Houston trở về Chicago.
Đầu năm 1983, tôi thấy hãng thầu Pan Am của Mỹ tuyển chọn nhân viên đi làm cho phi trường Quốc tế King Khaled International airport mới mở ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, tôi thấy tiền lương và benefits thật hấp dẫn, vả lại là một phi công, tôi mong muốn được làm những việc trong phi trường. Tôi nạp đơn, được gọi interview và được chọn vào công việc Contract Service Administrator team của phi trường. Tôi ký giao kèo làm việc 2 năm (1983- 1985) cho phi trường. Cứ 6 tháng, các công nhân Mỹ được nghỉ hè 15 ngày và được cung cấp vé máy bay khứ hồi để về Mỹ. Mãn hạn giao kèo tôi trở về lại Chicago và làm việc cho City of Chicago với chức vụ City Planner cho Department of Public Works/ Bureau of Transportation. Năm 1987, tôi được Department of Aviation của City mướn. Tôi giữ chức vụ General Manager of Operations của phi trường Quốc tế O‘Hare AirPort. Phi trường O‘Hare lúc đó được đánh giá và xếp hạng là phi trường bận rộn nhất thế giới. Tôi điều hành khoảng 800 công nhân thuộc Union (nhiều Union locals khác nhau) và directors, managers, supervisors, foremen, foreladies làm việc tại phi trường. Một điều được gọi là trùng hợp, phi trường O‘Hare được mang tên của Hải Quân Trung Tá Edward „Butch“ O‘Hare, ông là một Phi Công khu trục xuất thân của Trường bay Hải Quân Mỹ Pensacola, Florida cũng như trường hợp của tôi, cùng một Phi Công khu trục xuất thân tại trường bay nầy.
Tôi không có trở ngại khi làm việc cho phi trường Quốc tế King Khaled ở Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia. Trong thời gian làm việc tại phi trường Quốc tế O‘Hare, tôi phải đương đầu với những trở ngại, tôi nghĩ có lẽ trong thời gian đó, tôi là người tỵ nạn Việt Nam ở trong chức vụ Quản Trị! Chẳng Hạn, Parking garage của phi trường O‘Hare lúc đó có những chức vụ Director và 4 Operations Managers (3 cho mỗi shift và 1 gọi là relief Operations Manager), tôi và Director của Parking và nhân viên hành chánh của parking trong committee phỏng vấn cho một chức vụ Operations Manager được mở ra để tuyển chọn một anh công nhân Mỹ trắng làm việc tại phi trường, có bằng cấp Master degree of labor relations đã nộp đơn apply cho cái job nầy. Sau cuộc phỏng vấn, anh ta không được chọn lựa và đã xin gặp tôi để khiếu nại. Anh ta cho tôi biết là anh có bằng cấp Master như tôi, anh ta lại nói tiếng Anh giỏi hơn tôi, đáng lẽ anh phải được chọn vào chức vụ như tôi. Tôi đã trả lời anh nầy: „Nếu Department of Aviation muốn chọn người nói tiếng Anh giỏi để ngồi vào chức vụ nầy thì họ đã chọn mấy người homeless vào ghế này. Sở dĩ họ chọn tôi là vì họ chọn về đầu óc của tôi (My brain)“, và tôi chỉ cái cửa đi ra của văn phòng tôi và mời anh ta ra khỏi phòng.

Tuy nhiên, tôi cũng có dịp để chứng minh khả năng tại phi trường quốc tế O‘Hare. Khi tôi được đề cử đảm nhiệm chức vụ General Manager of Operations, tôi đã điều chỉnh về chương trình (scheduling) Nhân lực cho 4 divisions dưới sự điều khiển và trách nhiệm của tôi cho có hiệu quả hơn, dựa trên tiêu chuẩn thâm niên (seniority) và tiên đoán về thời tiết và các hoạt động hàng ngày của các airlines, mỗi năm đã cắt giảm budget khoảng 600,000 mỹ kim. Riêng Parking garage vào thời điểm đó có tất cả 16,000 parking spaces và thu lợi mỗi năm (annual gross revenue) $46,000,000 Mỹ kim. Thâu tiền ra của parking bằng tiền mặt, vào thời gian đó, dùng Credit cards chưa được thịnh hành như bây giờ. Vào đêm thứ sáu, ngày 4 tháng 10 năm 1991 vì thời tiết xấu một cách bất thường, không thể dự đoán trước được để staffing đủ cashiers thu tiền ra của parking. Tôi được thông báo vào lúc 11 giờ đêm hôm đó và liền tới phi trường để giải quyết. Tôi thấy đoàn xe chờ ra cửa customers kéo dài từ ngoài cổng của parking lên tới những tầng parking của phi trường. Tôi nghĩ đến vấn đề an toàn của customers, nếu có người nào bị bệnh (heart attack) hoặc một chuyện gì bất thường xảy ra, xe chữa lửa và xe cấp cứu không thể hoạt động được, Department Of aviation và City có thể bị law suit. Tôi liền đề nghị với cấp trên của tôi cho mở cửa parking của phi trường để họ đi ra free. Đề nghị hợp lý của tôi được chấp thuận. May mắn, đêm đó không xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Đêm đó parking bị thất thu 65,000 dollars. Một người customer đã gởi thơ cho ông Thị Trưởng của Chicago khen ngợi hành động này và đề nghị đặt tên của parking của O‘Hare cho người đã có hành động nhân đạo kịp thời. Trong thời gian làm việc cho phi trường O‘Hare, tôi cũng giúp đỡ cho một số người Việt tỵ nạn làm việc cho phi trường.
Một trở ngại khác tại phi trường O‘Hare là công nhân làm tại phi trường của City lúc đó, một số người tham gia những hoạt động của các politicians (mayor, alderman etc...). Họ được những công việc làm của City qua những politicians đỡ đầu cho họ. Họ được tưởng thưởng công việc làm của City và còn được đặc ân làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy và Chúa nhật, làm việc vào shift ban ngày. Tính chất của các phi trường quốc tế là phải hoạt động 24/7 nên thiếu hụt công nhân cho những shifts đêm và weekend. Tôi đã không vị nể về chuyện này, tôi dám làm Chương Trình cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn thâm niên (seniority). Tôi gặp nhiều trở ngại trong công việc điều hành. Đến đầu năm 1993, tôi được Chicago Building Services company do một nhóm người Mỹ trong ngành Real Estate, Lawyers và Investors muốn tuyển mộ tôi làm việc với company của họ với chức vụ Senior Vice President. Tôi rời phi trường ra làm việc với họ để có ý định đấu thầu những công việc trong phi trường. Đến năm 1998, tôi được đề cử để giữ chức vụ President của company. Dù rằng tôi rời chức vụ của phi trường, một nhóm công nhân thưa kiện supervisor của họ và đã lôi tôi ra làm nhân chứng.
Trong thời gian phôi thai của cuộc đời tỵ nạn, tôi hãnh diện là một phi công của KQVNCH đã được chọn làm việc trong những chức vụ quản trị các phi trường Quốc tế .

■ KQ Lê như Hoàn

Phụ chú BBT:
Một trong những chức vụ của NT Lê Như Hoàn là Đoàn Trưởng Đoàn SVSQ Không Quân Nha Trang khi còn mang cấp bậc Đại Úy. Với tác phong mẫu mực, một hình tượng kiêu hùng, tinh thần vượt thắng, NT đã là thần tượng một thời của hàng ngàn SVSQ Không Quân mới tập tễnh làm kiếp chim. Năm 1975, số phận nghiệt ngã không chừa một ai, NT Lê Như Hòan đã bắt đầu cuộc đời tị nạn hẩm hiu như tất cả mọi người. Nhưng, mặc dù tuổi đã cao, NT vẫn cố gắng vượt thắng số phận, tiếp tục học lên để rồi ngất ngưởng ngự trị trên những chức vụ hàng đầu xã hội của kiếp đời lưu vong, trở thành niềm tự hào của Không lực VNCH. Cánh đại bàng đã lại vút cao, hào hùng, lã lướt như những đường bay của một thời chinh chiến. Bài viết là tấm gương sáng chói về tinh thần phấn đấu bất khuất của một người phi công VNCH, những người không bao giờ chịu thua số phận, dù trên chiến trường hay trong cuộc sống (CT).

 ( Trích từ Đặc San Kỷ Niệm 10 Năm HQPD : Không Gian Và Nỗi Nhớ)

Rate this item
(1 Vote)