Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

---oo0oo---

 

Hàng năm, cứ đến ngày 1-11, thì đa số những người Việt Nam yêu nước chân chính, thì đều thấy lòng xót đau khi hồi tưởng về cái chết bi thương của Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ: Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn.

Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam
Vương Trùng Dương

---oo0oo---

 

Dân số miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào cuối thập niên 60 khoảng 17 triệu người, nông thôn chiếm 70% và thành thị chiếm 30%. Tuy ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng với nền giáo dục khai phóng được mở rộng tạo cơ hội cho tuổi trẻ trên bước đường học vấn… Về lãnh vực văn chương đã phổ biến rất nhiều tác phẩm sáng tác, riêng về sách dịch rất phong phú để độc giả tìm hiểu thêm về văn chương ngoại quốc.

PHI CÔNG THÍCH … “BÓI TOÁN” - KQ Nguyễn văn Sang

 
(Theo lời kể của trung úy Nguyễn văn Sang (nhân vật trong chuyện này) là cựu phi công trực thăng, vượt biển, hiện định cư tại Geneve, Thụy Sĩ.) - BB -
 
Thế là tôi đến Mỹ lần này là lần thứ nhì.

Lần đầu mãi hồi xa lắc xa lơ khi mới vừa hai mươi tuổi, tóc còn xanh và đời tươi vui trải dài trước mặt, gọn gàng và đẹp trai trong bộ đại lễ Không Quân, qua đây học lái máy bay, đầu ngẩng cao và bước đi hùng tráng như đang diễn hành.

Nửa Đường- chuyện nhà- chuyện lính- chuyện người- những câu chuyện ấy tuy là ở quá khứ nhưng lại vẫn ở thì hiện tại tuy của một thời thế mịt mù nhưng vẫn hiện diện trong lòng những người tị nạn. Nhất là đối với những người lính VNCH, tuy là bên thua trận nhưng vẫn không quên được những ký ức dù đã qua hơn nửa thế kỷ.

Các Danh Hiệu Phượng Hoàng

phượnghoàng kimcương
---oo0oo---



Ông Nguyễn Quan Vĩnh có nhã ý muốn tôi viết về danh hiệu các Phượng Hoàng trong phi đoàn 514 chúng ta. Danh hiệu theo tiếng Anh là 'call sign'/ indicatif d'appel, hoàn toàn khác với biệt danh, biệt hiệu (nickname/ surnom) hay là tên húy, tên tục (sobriquet). Mỗi đơn vị trong quân đội đều có danh hiệu của nó ngoài phiên hiệu bằng con số, như phi đoàn mình có phiên hiệu là 514 và danh hiệu là Phượng Hoàng.

Khóa 61 SVSQ KQ tại Pensacola, Florida, Hoa kỳ

phượnghoàng kimcương

---oo0oo---


Toán 'Navy' chúng tôi gồm cả thảy 35 người: 1 Tr/úy Võ Bị Đà-Lạt, 2 Th/úy Bộ Binh Thủ-Đức và 32 SVSQ KQ. Chiếc C-124 Globemaster II của "Military AirTransport Service" (MATS), màu trắng và đỏ, có cái mũi tròn vo màu đen thui, nhô ra phía trước, chở chúng tôi băng qua Thái Bình Dương, với 4 lần dừng lại đổ xăng ở Clark Air Base/ Phi Luật Tân, đảo Guam, Wake Island, Hickam AFB/ Honolulu, Hawaii. Nó vừa mới đáp xuống Travis AFB, California, trong không khí mát lạnh cuối Xuân ở Bắc Ca-li này. Hai chiếc 'bus' màu xám tro của 'US Navy' ra đón chúng tôi, đưa đi làm thủ tục nhập cảnh và khai quan thuế (customs and immigration), rồi đưa về căn cứ NAS Treasure Island ở Vịnh Cựu Kim Sơn (San Francisco Bay).

Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola

Phượng Hoàng Kim Cương


Lời cảm tạ: Với sự nhiệt tình đóng góp nhiều chi tiết của các Phượng hoàng: Phạm Đình Khuông, Lê Thuận Lợi, Tạ Thượng Tứ, & những hình ảnh, dữ liệu đã thu lượm được trên các trang mạng ‘google.com’ ‘wikipedia.org’ , và tài liệu cá nhân. Nhứt là lấy trong quyển ‘The Flight Jacket’ cadets classes 1-48/ 1962, chúng tôi xin mạn phép được giới thiệu công lao của Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola: đã trang bị cho KLVNCH những tài năng hiếm quí; đã từng đóng góp một phần xương máu cho Thế Giới Tự Do nói chung, và cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa nói riêng.

Người Lính Thủy Quân Lục Chiến bên bờ Bến Hải

Nguyễn Ngọc Ẩn
---oo0oo---

 

Kính dâng hương hồn người chiến sĩ vô danh

Trời trên đầu vẫn nắng chang chang. Dưới chân là sỏi đá khô cằn. Đất ở đây như không đủ sức mời mọc cho cây đâm rễ nên quang cảnh mang một vẻ trơ trụi, hoang sơ thế nào.

Tây Ninh, Chút Còn Lại Trong Lòng Một Người Lính


Nguyễn Mạnh An Dân

---oo0oo---

 

Tôi không sinh ra ở Tây Ninh, nhưng tôi đã có thể chết ở Tây Ninh, chết vì Tây Ninh, nhiều lần. Chữ chết hiểu theo nghĩa đen, chính xác, bởi vì tôi đến Tây Ninh với tư cách một người lính tác chiến trong những năm sống mái mất còn cuối cùng của cuộc chiến, mà tính chất ác liệt, kể cả về quân số tham chiến cũng như kỷ thuật chiến tranh đã lên đến mức cao nhất ở khắp các mặt trận. Với tôi, Tây Ninh như một quê hương thứ hai, một nơi chốn tràn ngập kỷ niệm, thấp thoáng niềm vui và giọng cười của tuổi thanh xuân và đầy ắp những ngậm ngùi của chia lìa, mất mát.

Cờ Vàng rực rỡ trên núi đồi mùa Xuân

Bảo Định
---oo0oo---

 

Sau Tết Mậu Thân năm 1968, các phe lâm chiến tại Việt Nam rủ nhau tới Paris, thủ đô của nước Cộng hòa Pháp quốc để bàn chuyện ngưng chiến. Một cuộc chiến tương tàn do Cộng sản Bắc Việt chủ xướng từ nhiều năm nay, ngay khi Hiệp định đình chiến Genève tháng 7 năm 1954 được ký kết chưa ráo mực. Và cuộc chiến trở nên qui mô hơn kể từ khi cái gọi là “Mặt trận Dân tộc Giãi phóng miền Nam”, con đẻ của Cộng sản Bắc Việt ra đời năm 1960. Các phe đến phó hội đều mang một chủ đích riêng, khó có thể dung hợp, nếu đối phương không chịu nhượng bước. Nội chiếc bàn để ngồi họp mà cũng bàn thảo ròng rã mấy năm trời! Từ bàn tròn, bàn vuông, đến bàn bầu dục. Toàn bàn những chuyện tào lao, cố kéo dài thì giờ để chờ một chiến thắng trên chiến trường làm lá bài áp đảo đối phương. Nhưng rồi cuối cùng một văn kiện ngưng bắn cũng đã được ký kết. Toàn dân, toàn quân đã thở phào nhẹ nhỏm. Những tưởng phen này người dân Việt có thể sống trong thái bình, dù có bị thiệt thòi đôi chút. Nhưng bất hạnh thay, dù ta có thiện chí, dù người "bạn đồng minh" Hoa Kỳ của chúng ta có "thiện chí", nhưng thằng cộng sản là kẻ gian manh tráo trở, nên Hiệp định ngưng bắn Paris chỉ là một trò hề lố bịch, và đưa dần đến mất nước!