Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

NguyenPhuong

Chợ Mỹ Tho

Tiểu-Minh

~~oo0oo~~

 

Từ thôn quê đến thành thị ở Việt-Nam, đi đến đâu người ta cũng đều thấy Chợ, vì đây gần như là huyết mạch của đời sống con người. Làng, xã, huyện nhỏ thì chợ nhỏ, tỉnh thành lớn, chợ lớn theo để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân ở tại nơi chốn đó. Hầu hết chợ búa lớn nhỏ đều có xây một nhà lồng chợ ở trung tâm phố chính và mang tên của địa phương, ngoại trừ một số ít chợ lấy tên đặc biệt chẳng hạn như Cố Ðô Huế ở miền Trung có chợ Ðông-Ba, trong Nam thì có chợ Bến-Thành tại Sài-Gòn. Tuy nhiên, ở các tỉnh và thành phố lớn, mỗi nơi ngoài chợ chánh còn có thêm vài chợ phụ nhỏ nữa, để thuận tiện phục vụ cho đời sống quần chúng tại địa phương, như thành phố có cái tên Ðẹp và Thơm là Mỹ-Tho thì có chợ Hàng Bông, chợ Thạnh-Trị, Chợ Cũ, chợ Vòng Nhỏ, còn ... Chợ Gạo là tên của một quận lỵ cách xa Mỹ-Tho 10 km về hướng tỉnh Gò-Công.

Hủ Tiếu Mỹ Tho

Huỳnh Quốc Minh (Tiểu-Minh ) - Germany
 
---oo0oo---


Vào cuối thập niên 1950, bến xe đò đi các tỉnh khác còn ở tại chợ Mỹ Tho, bên hông xã Điều Hòa ngay cổng phía sau trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Bến xe chỉ đông người và náo nhiệt từ sáng sớm cho tới khoảng ba giờ chiều, chừng sáu giờ tối là hầu hết xe đò đều rời bến, chỉ còn neo lại vài chiếc lẻ tẻ vì nhà xa, nên lơ xe ban đêm phải ngủ giữ xe.

Mỹ-Tho về đêm

Tiểu Minh - Germany
 
---oo0oo---
 


Nếu ai có hỏi nơi nào đẹp nhất? Không cần suy nghĩ, tôi sẽ trả lời ngay là: Mỹ-Tho! Nhớ lại thời trung học Hoa văn trong thập niên 60 ở trường Thiên-Chúa Giáo Minh-Viễn, tại ngã sáu trên đường Minh-Mạng Chợ-Lớn, thành phần nữ giáo sư trẻ đẹp, độc thân từ Ðài-Loan sang dạy học thường hay nói với học sinh rằng: “Không có nơi nào đẹp bằng quê hương, cho dù quê hương mình có nghèo khó đi nữa“. Ðiều nầy quả thật không sai! Hơn 30 năm xa xứ sống nơi một thành phố lớn đầy vui nhộn của nước Ðức, thỉnh thoảng tôi hay tưởng nhớ về Mỹ-Tho thân thương nơi mình sinh ra và lớn lên. So với Hong-Kong, Tokyo hay Paris by night, cùng nhiều phồn hoa đô thị khác, với bao cảnh ăn chơi bậc nhất thế giới thì Mỹ-Tho về đêm thuở xưa quá nhỏ và hết sức quê mùa, bình dị, nhưng lại rất vui với bao kỷ niệm đong đầy, mà kỷ niệm thì bao giờ cũng đẹp!

 
Trò chuyện giữa một cựu mật vụ Hoa Kỳ với tác giả cuốn sách đưa ra sự thật về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Tác giả: Tom Glenn / George J. Veith
 
(Trịnh Bình An chuyển ngữ)




Lời giới thiệu: 

Tháng Tư 1975, khi ông Tom Glenn một cựu nhân viên mật vụ rời khỏi Việt Nam thì ông George J. Veith chỉ mới tốt nghiệp trung học Hoa Kỳ. Khi George "Jay" Veith rời quân ngũ với cấp bậc Đại Úy binh chủng Thiết Giáp đóng quân tại Đức thì ông Tom Glenn dành nhiều thì giờ với những bệnh nhân AIDS vì đó là cách giúp ông quên đi những ám ảnh đớn đau từ Việt Nam. Một người già, một người trẻ, cách nhau cả một thế hệ nhưng cả hai có cùng một điểm chung: Việt Nam.Đối với Tom đó là mảnh đất ông đã để lại một phần thân thể - tai ông bị điếc vì tiếng bom nổ. Đối với Jay đó là mảnh đất chưa bao giờ đặt chân tới nhưng chất chứa quá nhiều thứ bị che giấu. Sau nhiều năm ròng rã tìm hiểu, Jay đã khám phá ra nhiều điều đáng kinh ngạc. Những sự thật lịch sử trong 2 năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa được ông trưng ra trong tác phẩm dày trên 600 trang: Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-1975 – Tháng Tư Đen: Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam, 1973-1975.