Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

dnchau

Mẹ Vẫn Chờ Con Bên Cửa


Huy Phương

---oo0oo---



Trong bài báo “Muôn Dặm Tìm Chồng” nói về trường hợp bà quả phụ phi công Nguyễn Diếu đăng trên nhật báo Người Việt vào Tháng Mười Hai, 2012, chúng tôi có nhắc lại bản tin của AP về chiếc trực thăng rơi tại Hạ Lào:

“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là T.S. Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, H.S. Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213-Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek.”

 Phạm Tín An Ninh

---oo0oo--- 

 

Đang tản bộ trong một công viên ở London với mấy đứa cháu ngoại, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn từ Việt Nam qua Viber. Khi ấy ở Việt Nam đúng 11 giờ trưa ngày 28.7.2019:

– Cháu đã nhìn thấy ngọn núi Tiền Đồn 5 ngay trước mặt và đang chuẩn bị vượt con suối để đến đó, chỉ còn cách chừng hơn một cây số.

Không Quân VNCH Giai Đoạn Sau Hiệp Định Paris


Vương Hồng Anh

---oo0oo---



Như đã trình bày trong loạt bài viết “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”, ngày 27 tháng 1/1973 Hiệp định Paris được ký kết và có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1/1973, thế nhưng CSBV đã vi phạm các điều khoản về đình chiến ngay từ giờ đầu của lệnh ngưng bắn. Trong khi đó, thi hành các điều khoản về rút quân, lực lượng Hoa Kỳ đã ngưng mọi hoạt động yểm trợ Quân lực VNCH và các đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ đã lần lượt triệt thoái khỏi Việt trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định được ký kết. Cũng từ ngày 28 tháng 1/1973, Không quân Việt Nam Cộng Hòa đảm trách tất cả các hoạt động không yểm cho các đơn vị bộ chiến QL.VNCH trên khắp 4 quân khu.

Không Quân VNCH Và Chiến Trường An Lộc

Trần Lý

---oo0o--- 


Trận An Lộc đã được ghi vào Chiến Sử của Quân Lực VNCH như một chiến thắng lẫy lừng, ngăn chận được cuộc tấn công của Cộng Sản Bắc Việt trong Mùa Hè 1972.


Sách báo Việt-Mỹ đã viết khá nhiều về sự chịu đựng và khả năng của các đơn vị Nhảy Dù, Biệt Kích Dù, Bộ Binh, Thiết Giáp nhưng chưa đề cập đến vai trò của Không Quân VNCH trong trận An Lộc, ngoại trừ bằng những con số khô khan. 

- Tập Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (trang 176) ghi: “Tại Vùng 3, An Lộc đứng vững một phần không nhỏ nhờ công lao và sự hy sinh xương máu của các phi hành đoàn trực thăng UH-1 và CH-47 trong suốt hơn hai tháng tử thủ. Chỉ riêng tại hai chiến trường Kon Tum và An Lộc, lưc lượng trực thăng của KQVN đã bị thiệt hại tới 70%, gồm 63 chiếc UH-1 bị rớt vì phòng không địch + 391 chiếc khác bị trúng đạn hư hại nặng.”

Đỡ đạn cho ông thầy
MX Phan Công Tôn




Trong bài “Như Áng Mây Trôi” do tôi viết và được đăng vào Đặc San Sóng Thần 2014,tôi có nhắc đến chuyện “bốn thầy trò chúng tôi” trong thời gian Tiểu Đoàn 1/TQLC tham gia “Cuộc Hành Quân Bình Định Gò Công” vào năm 1964, một trong ba “chú đệ tử” rất thân thiết với tôi thời đó là chú Nguyễn Văn Bẹt, người Tuy Hòa.

Lời Vĩnh Biệt Muộn Màng Dành Cho Người Bạn Nhảy Dù
Phạm Tín An Ninh




Sáng sớm thứ Bảy, ngày 26/10/2019, tại Công viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt–Mỹ Westminster – California, một buổi lễ vinh danh và truy điệu thật trang trọng, theo đúng lễ nghi quân cách Mỹ–Việt, do Lost Soldiers Foundation phối hợp với Tổng Hội Gia Đình Mũ Đỏ VNCH tổ chức, nhân dịp an táng hài cốt 81 Tử sĩ Nhảy Dù VNCH. Điều đặc biệt là những chiến binh Nhảy Dù này đã hy sinh cách nay gần 54 năm (ngày 11/12/1965) tại Phú Yên, Việt Nam, và hôm nay xương cốt của họ lại được an táng trên đất nước Mỹ, một đồng minh từng có nhiều ân, oán với những người lính VNCH, sau ngày buông súng oan khiên 30/4/1975. Người Mỹ gọi 81 thiên thần mũ đỏ này là ‘những chiến sĩ không còn quốc gia’, nên việc an táng của họ khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Có được kết quả như hôm nay là nhờ vào tấm lòng và công lao của Cựu TNS Jim Webb, cũng là cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Ông đã nói với chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ:

CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ GIAI ĐOẠN 1974-1975
Trần Quang Khôi


(ảnh: sưu tầm từ http://canhthep.com)


Chuẩn Tướng TRẦN QUANG KHÔI xuất thân từ khóa 6 TVBQG Đà Lạt 1952

Tốt nghiệp:
– Trường Kỵ Binh SAUMUR, Pháp 1955.
– Trường Thiết Giáp Lục Quân Hoa Kỳ FORT KNOX, Kentucky 1959.
– Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ FORT LEAVENWORTH, Kansas 1973.

Đại Tướng Cao Văn Viên Kể Lại Chiến Sự 1975: Qđ 3 Lập Phòng Tuyến Ninh Thuận


Vương Hồng Anh

---oo0oo---



Sau khi 6 tỉnh Cao nguyên và 8 miền tỉnh miền Trung bị lọt vào tay quân CSBV, để ngăn chận địch quân tràn chiếm hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, thành lũy cuối cùng của Quân khu 2, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH đã quyết định giao cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 lập tuyến phòng thủ bảo vệ hai tỉnh này. Sau đây là phần trình bày tình hình chiến sự tại Ninh Thuận trong thượng tuần tháng 4/1975, được tổng lược từ hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản (dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ, đồng ý cho VB sử dụng để biên soạn các bài tổng hợp), phần này có bổ sung một số chi tiết dựa theo tài liệu của Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng VNCH (nội các của Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn) ghi lại các sự kiện xảy ra trong tháng 4/1975.