Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Hoanghac

Phiếm luận về thời gian
~~~




"Thời gian là một ngọn lửa thiêu đốt ta.
Nhưng chính ta là ngọn lửa."
Jorge-Luis Borges



Từ lâu tôi vẫn bị ám ảnh bởi vấn đề thời gian.

Nhưng gần đây, khi bắt đầu "trông tuổi già bóng xế", tôi bỗng cảm thấy vấn đề trở thành gay go và cấp bách. Mình không còn lại bao nhiêu thời gian nữa, tôi tự bảo, cho nên phải cố gắng tận dụng tất cả thời gian còn lại. Để làm gì? Để suy nghĩ về một số vấn đề hệ trọng, bắt đầu bằng vấn đề thời gian.

Bởi vì nếu hiểu được thời gian, thì biết đâu...

Vũ Hán và Hoàng Hạc Lâu

~~~

 

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu ra đời tại thành Vũ Xương vào thế kỷ 8, thời thịnh Ðường, với tám câu:

Tại Sao Chúng Ta Già?
 
Phan Thanh Lưu
~~~



Sinh lão bệnh tử là một chân lý bất biến, gắn chặt với kiếp người, không ai thoát được. Trẻ mãi không già là môt ước mơ muôn thuở và thuốc trường sinh là một phương thuốc chỉ có trong các truyện thần tiên. Mặc dầu ngày nay khoa học và y học đã đem đến cho đời sống của chúng ta những tiến bộ to lớn, và tuổi thọ của con người đã được đẩy lùi khá nhiều so với những thế kỷ trước, thế nhưng chống lại sự già vẫn là một cuộc chiến đấu cam go hầu như vô vọng của con người đối đầu với thời gian và thiên nhiên. Và định nghĩa thế nào là già không phải là điều đơn giản. Lẽ dĩ nhiên tuổi già kéo theo sự yếu đuối, suy nhược, bệnh tật. Nhưng già không nhất thiết đồng nghĩa với bênh tật. Và thế nào là già? Tại sao chúng ta già? Sự già hay lão hóa được xem như một sự suy giảm dần dần các chức năng trong cơ thể theo với thời gian. Nơi người, mặc dầu một số chức năng như thính giác và sự dẻo dai bắt đầu giảm đi rất sớm, các chức năng chính của cơ thể chỉ bắt đầu suy yếu sau thời điểm đỉnh của tính dục, nghĩa là sau tuổi 19. Sự lão hóa được thể hiện bởi các thay đổi của dáng vẻ bên ngoài như giảm chiều cao, giảm cân (bắp thịt và khối xương giảm), vận tốc biến dưỡng chậm lại, thời gian phản ứng tăng lên, giảm trí nhớ, giảm hoạt động tính dục, mãn kinh nơi phụ nữ, giảm khả năng thính giác, khứu giác, thị giác, giảm chức năng miễn dịch, giảm chức năng nội tiết. Loại hình tượng tiêu biểu của sự lão hóa nơi con người là bất cứ bộ phận nào, mô nào, hệ nào, cũng có thể ngưng vận hành, kết quả là dẫn đến cái chết. Các nghiên cứu nơi các vị «bách niên» (người sống trên 110 tuổi) cho thấy họ già một cách đồng bộ, nghĩa là không có một bộ phận hay hệ nào là đặc biệt suy yếu nhất, tất cả mọi bộ phận yếu đồng đều và dễ nhiễm bệnh. Giải phẩu hậu tử cho thấy tất cả các vị này đều chết vì một bộ phận nào đấy đã ngưng vận hành. Vì thế không có chuyện chết già, mà chết vì một chứng bệnh nào đó. Lẽ dĩ nhiên bệnh tật tăng lên với tuổi già, nhất là các bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, thận suy, thấp khớp, v.v… Trên 85 tuổi, nguyên do tử vong chính là các bệnh tim mạch, kế đến là bệnh ung thư, các bệnh tuần hoàn não, bệnh Parkinson và Alzheimer, bệnh sưng phổi và các bệnh hô hấp mãn tính. Mặc dầu những bệnh như ung thư và bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân tử vong chính của nhiều lứa tuổi, những bệnh khác như Parkinson và Alzheimer xảy ra thường hơn với người cao tuổi.

Buổi Chiều Hằng Cửu
 
Trần Hồng Châu
~~~
 


Thành phố trong hồi tưởng: một công nương 
Nghiêng mắt biếc kỷ niệm trải mưa hoa… 


Thành phố cũng như một người thân thuộc. Sống gần nhau, gặp gỡ hàng ngày, vào ra đụng chạm, ta coi sự hiện diện của người quen, của tha nhân bên cửa sổ, như một yếu tố hiển nhiên, bình dị, không có gì đáng nói.

Thiếu Tá Nguyễn Du và tôi
 
WingmanF5
Trần Hữu Kim



"So much owed by so many to so few" 
Winston Churchill



Phi-vụ chót trong ngày 30/4/1972 của Phi-đoàn 528 Hổ-cáp gồm có: Th/tá Nguyễn Du Scorpion 111 leader, Th/úy Kim wingman cất cánh từ Đà-nẵng và đến vùng trời Quảng-Trị vào khoảng 4 giờ. Sau khi liên-lạc với L-19, phi-tuần phải chờ ngoài biển 15 phút B-52 thả bom phía tây của target.

Tháng 6 năm 1971, tôi và 3 tên lính mới tò te mới ở Huê-Kỳ về, lò dò vào Phi-đoàn Hổ-Cáp 528 trình-diện Sĩ-Quan Trưởng Phòng Hành-Quân. Ông Đại-úy trẻ măng, gầy gầy, đẹp trai, mặc áo bay cam, đầu ông đội cunt-hat với kính pilot gài trên nón. Ông ngồi ngã người ra sau, hai chân để trên bàn Đ/úy Du nhìn 4 thằng pilot sữa tụi tôi đứng chào nghiêm chỉnh trình-diện, ông cười cười: "Thôi nghỉ đi, đứng nghiêm làm quái gì, tụi mình cùng là dân cà-chớn chống xâm lăng mí nhau cả, mấy ông gọi tôi bằng anh Du hay Đ/uy Du cũng được. Các ông đi kiếm Đ/uý Hiển đầu bạc để huấn-luyện hành-quân, mấy ông check out lẹ lẹ đi, phi-đoàn tổng cộng chỉ có 17 người cần mấy ông lắm”. Đến lúc này tôi mới dám nhìn kỹ hơn, ngực áo ông tên Du, trên bàn có bảng khắc chữ Nguyễn Du.

Trí nhớ của tôi thường bội bạc. Hoặc thiên vị. Trong cuộc sống, có biết bao nhiêu sự kiện đã ghi sâu vào ký ức của tôi. Và cũng vô số sự kiện khác trôi qua đời tôi như nước trôi đầu vịt, không để lại dấu vết gì. Lại có những chi tiết tôi cho là đáng nhớ, chẳng hạn, khi đã khôn lớn, lần đầu tiên cầm vô-lăng lái chiếc xe hơi, nhưng tôi không thể nào nhớ được đấy là xe hiệu gì, đi đâu, lúc nào, đi với ai, với mục đích gì. Trong khi đó, ký ức về người đàn bà thành phố lỡ bước vào một nơi rừng rú lại thường trở lại với tôi rất rõ nét. 

Nói đến mỹ thuật miền Nam Việt Nam trong giai đoạn trước 1975, chúng ta nhớ tới những tên tuổi như Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Nguyễn Siên, Văn Đen, Nguyễn Anh, Tú Duyên, Lưu Đình Khải, Đinh Cường, Tạ Tỵ, Nguyễn Phước, Trịnh Cung, Nguyên Khai..v..v.., Chúng ta cũng không nên quên nhắc đến một trong những mảng mỹ thuật đặc sắc miền Nam, đó là mảng mỹ thuật của Thiên Chúa Giáo mà người ta quen gọi là Công Giáo. Nhân kỷ niệm ngày Lễ Giáng Sinh, tôi xin giới thiệu cùng độc giả vài hoạ phẩm có nội dung liên quan đến ngày chào mừng Đấng Chirst mà người Việt mình hay gọi là Chúa Giê-su, ra đời.

Mùa Lễ đã về, lễ Tạ ơn đến gần từng ngày với những sớm mai thức dậy trong hơi thu lành lạnh, những chiều về bát ngát trời thu trên những cánh đồng…Tôi nhớ lắm những người quen kẻ còn người mất, thương đám trẻ trong nhà không còn háo hức đợi quà mà chúng đang tất bật đời sống của những người đã trưởng thành, những người cố nhín chút thời gian đi mua quà cho người thân của chúng khi ngày lễ Tạ ơn đã cận kề.

Không một ai trên cõi đời mà không một lần trải nghiệm một thứ tình cảm buồn bã, hụt hẫng vì không có ai để chia sẻ, thốt lên điều gì đó tự đáy lòng sâu thẳm, hoặc có chia sẻ được cùng ai điều gì đi nữa, những mong được cảm thông, thì lại không được cảm thông, mong được hiểu thì lại không được hiểu, không hiểu đúng, lại còn bị hiểu sai, hiểu lệch lạc, hiểu méo mó, hiểu ngược ngạo, nói một đằng hiểu một nẻo, mong được chấp nhận thì lại không được chấp nhận, không được đáp lại như ý muốn, những điều đã bày tỏ, đã thuyết minh, đã thuyết phục, thậm chí phải van lơn, cầu khẩn, đã dùng mọi cách để chứng minh, phân trần, biện bạch, biện hộ, để cho trắng thì ra trắng, đen thì ra đen, nhưng rồi mọi cố gắng đều thất bại. Không nhận được một cái gật đầu, không một lời nói đồng ý, không một cử chỉ thỏa thuận, không một dấu hiệu được ai đó tỏ cho biết là họ theo phe mình, ủng hộ mình, vì mình, vì hành động hay tư tưởng của mình. Rốt cuộc chỉ thấy một mình mình trơ trọi với những gì mình ôm ấp trong lòng, chỉ thấy một mình mình chống chọi với tình thế đang diễn ra trưóc mắt, mọi người đều quay lưng, có khi im lặng lạnh lùng, có khi mạt sát thị phi. Tất cả đều như những mủi tên nhọn ghim vào tim mình. Mình bị tổn thương trầm trọng như con chim bị bắn trúng đạn nằm rơi xuống mặt đất, mình quằn quại, đau đớn và mình gào lên «Ôi! tôi cô đơn!»

Tôi đọc tập thơ Hoa Ðịa Ngục nhiều lần. Từ ấn bản đầu tiên “Bản Chúc Thư Của Một Nguời Việt Nam” rồi “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” rồi “Bản Chúc Thư của Một Người Việt Nam” đến “Hoa Ðịa Ngục.” Lần đầu tôi đọc và chú trọng nhiều đến tác giả hơn là tác phẩm. Một thi sĩ đã làm một công việc phi thường là không ngại nguy hiểm đến bản thân vượt qua hàng rào an ninh dầy đặc của công an vào trong Tòa Ðại Sứ Anh để nhờ phổ biến tập thơ viết trong ngục tù Cộng sản. Hành động ấy đã làm chấn động cả thế giới và lương tâm nhân loại.

Lúc đầu tôi đã đọc Nguyễn Chí Thiện với thơ của một chiến sĩ và nhìn ngắm ông như một người đứng lên tranh đấu cho tự do nhân quyền. Thơ chỉ là một phương tiện để phản kháng, để kể lại đời sống của một người tù khổ sai của chế độ với nỗi căm phẫn của người bị áp chế đàn áp.