Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Hoanghac

Diều Mắt Đỏ

Duy Lam

---oo0oo---

 

Tiếng súng AK nổ vang động trên cánh đồng trồng bắp và con diều hâu ngã lộn xuống, rớt ngay gốc cây lớn chơ vơ, nơi đội Đức đang cuốc đất chuẩn bị cho mùa tới. Tên cán bộ võ trang đắc chí nói: “Các anh xem đúng không? Tôi chỉ bắn một phát là nó phải nhào. Thế là hóa kiếp cho cái kẻ hay bắt gà chuột đồng”.

Cầu Vừa Đủ Xài
 
Trùng Dương

---oo0oo---

 

Hôm đầu năm nay giữa cơn đại dịch Covid kéo dài đã tròn một năm, người bạn chuyển cho cái hình Cầu-Qua-Dịch-Corona khá ý nhị, khiến tôi nghĩ tác giả phải là người gốc bản xứ miền Nam vốn có lối nói tắt (mãng cầu thành “cầu”, khổ qua thành “qua”, có khi phát âm là “goa”) và phát âm nhiều chữ Việt rất đặc biệt, chẳng hạn, (con) vịt cần phải phát âm theo giọng nam mới thành một âm nghe giống “dịch”.

Rừng Sâu
~~~
 
 

Người ta lúc mới sinh ra đời tính vốn thiện (Nhân chi sơ tính bản thiện). Hay vốn ác? Câu nói đó đã được đặt ra từ ngàn xưa. Thiện chăng? Rồi vì hoàn cảnh xấu xa mà biến thành ác. Hay ác chăng? Rồi nhờ hoàn cảnh tốt đẹp trở thành thiện. Hay người ta lúc mới sinh ra không thiện, không ác. Môi trường sống, hoàn cảnh sống, trình độ giáo dục, chế độ xã hội, vân vân, sẽ quyết định bản tính của con người? Hay mỗi người là một cá thể riêng biệt trong đó thiện hay ác có tính cách tiên thiên, tiền định. Hoặc do nghiệp duyên như trong giáo lý nhà Phật?

Khám phá nước Mỹ theo cách mới trên lối mòn cũ

~~~



 
Ryan Gardill từng thích đi du lịch bụi. Đi ra ngoài và bước trên đường đất là một trong những việc làm yêu thích của người đàn ông gốc vùng Lancaster, Pennsylvania.

Nhưng khi các khớp và lưng của người cựu lính thủy đánh bộ Mỹ 29 tuổi này bắt đầu thấy oải khi phải cõng chiếc ba lô, anh quyết định đã đến lúc chuyển sang xe đạp.

Điều đó mở ra một thế giới hoàn toàn mới.

West Point

Song Thao


~~~





Chỉ cần nói “West Point”, ai cũng biết đó là chi rồi. West Point là cái tên… dân gian, nói ra ai cũng hiểu. Tên chính thức của ngôi trường này là United States Military Academy (Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ). Nhưng nếu lười biếng, chỉ cần nói The Academy hay The Point thì cũng biết liền chính là hắn!

Tôi là… người khác
 
Trần Doãn Nho

---oo0oo---
 



Diễn hành Tết trên đường Bolsa, trong cái không gian đầy cả Mỹ,
vẫn đậm đà mùi vị Việt Nam. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)


Tất cả những di dân từ mọi phương trời, khi đến Mỹ, đều lần lượt được đổ vào cái được gọi là “The Melting Pot,” một nồi nấu hỗn hợp để, sau một thời gian “đun sôi,” trở thành một công dân mới.

Nhóm chữ “The Melting Pot,” xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 18, là ẩn dụ ám chỉ những thành phần khác nhau “hòa tan vào nhau” (melting together) trong một toàn thể hòa hợp (harmonious whole). Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, ẩn dụ này mới được sử dụng một cách phổ biến để diễn tả ý niệm đó (hòa tan văn hóa và chủng tộc) trong một vở kịch có cùng tên do Israel Zangwill (1864-1926) sáng tác và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1908 ở New York.

Tôi nhìn tôi trên vách

Túy Hồng

~~oo0oo~~

 

1

Chữ viết của chàng tròn như con ốc gạo. “Đi lâu như chết, đợi từ bốn giờ ba phần tư, anh ra đằng này một lát sẽ quay lại – Nghiễm”. Đầu tôi lắc, tôi thẳng người bước lên thang gác đến bên gương nhìn vào vẻ đẹp nào đó của mình. Nốt ruồi đen là cái chấm, quệt tóc mai là cái phẩy, tôi yên lòng trở xuống ngắm chằm chặp cổ bánh sinh nhật ba mươi tuổi đầu của mình. Ba mươi cây nến và một nỗi cô đơn. Dòng chữ chúc mừng

Việt Nam Cộng Hòa
lừng lững đi vào lòng đất nước

Trần Doãn Nho

~~~

 

1.

30/4/1975, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)[1] tức tưởi chết!

Đọc được từ một email tình cờ lạc vào inbox tôi:

“Còn nhớ trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, tôi đứng ngay cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng – Phú Nhuận. Lúc đó lính Cộng Hòa đã trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba-lô, quân phục họ vất đầy lề đường. Xe tăng và các binh đoàn Motolova của Cộng Sản đã tràn vào thủ đô Sài Gòn, chạy rầm rầm hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo tìm đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đã quá trễ. Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách Mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn từng tràng đạn chào mừng ngày Giải Phóng. (…) Sau ngày 30/4 vào khoảng tháng 5 khi có chiến dịch Bài Trừ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ Ngụy, có một vụ chấn động Sài Gòn là vụ nổ ở một tiệm cho mướn sách cũ. Chủ tiệm lùa hết bọn đeo băng đỏ vào trong rồi mở kíp lựu đạn tự sát cho dính chùm. Nghe đâu chết vài mống Cách Mạng 30/4, ông chủ cũng chết. Tiệm này nằm trong phường 10, quận Phú Nhuận (chung với phường của nhà mình bên đường Thiệu Trị – Nguyễn Huỳnh Đức). Còn một vụ khác vào khoảng năm 1976, có một gia đình bên khu đường rầy xe lửa hướng đi ra Cống Bà Xếp. Gia đình này có hai vợ chồng và tám đứa con. Vì căm phẫn chế độ Cộng Sản, họ đã tìm ra đường thoát. Hôm đó, họ nấu một nồi cháo vịt, bỏ thuốc giết chuột vô, cả nhà cùng ăn chung bữa cuối cùng rồi nắm tay nhau chết hết.[2]