Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một Góc Thi Văn - Thanh Nga

Collapse
X

Một Góc Thi Văn - Thanh Nga

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi hieunguyen11
    Chị Thanh Nga mến,
    Đọc bài viết xong tôi cảm thấy xót xa cho cuộc sống hẩm hiu của chị sau ngày giặc Bắc tràn vào. Ngoài chị ra cũng có rất nhiều người lăn lóc để tìm kiếm miếng ăn hàng ngày và họ phải sống trong tận cùng đau khổ của cuộc đời. Qui luật của cuộc sống không ngừng một chỗ, nếu mình đã xuống tới tận đáy đau khổ mà không chết thì bắt buộc phải đi lên từ từ. Sau cơn mưa trời lại sáng đó chị.
    hieunguyen11
    Cám ơn anh ghé thăm trang viết, đọc & thương cảm. Câu truyện này là hình ảnh phản chiếu chân thật nhất cuộc sống khó khăn của những người vợ sỹ quan "ngụy quân" sau ngày mất nước. Chắc bây giờ phần đông họ cũng đang ở nơi miền đất tự do này.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi hung45qs View Post
      Ngày mất nước!...Một số ít anh em may mắn chạy thoát được chế độ bạo tàn của CS. Số còn lại, chiến hữu, đồng đội của chúng ta rơi vào lao tù khổ sai nơi rừng thiêng nước độc, địa ngục trần gian CS đã tạo ra. Ở nhà, những người vợ trẻ của họ lao nhọc không kém. Các chị đã vượt qua bao gian nan khốn khó để nuôi con.
      Xin cám ơn Thanh Nga đã cho tôi đọc trước câu truyện này, một câu chuyện thật cảm động, xin giới thiệu cùng độc giả "Mùa Noel Năm Cũ"


      hung45qs
      Cám ơn anh Hùng đã viết vài lời giới thiệu đến bạn đọc.
      Lần nữa thank you so much.
      TN

      Comment


      • #33
        NGỌN SẦU ĐÔNG

        Truyện ngắn


        Ngày vận nước đổi thay. Mang số phận kẻ bại trận, Mạnh đi “học tập” đã lâu, chuyển hết trại này qua trại khác. Đến nơi đây, Pleiku nắng gió, mưa mùa. Ngày nóng đêm lạnh, rừng núi thâm u bạt ngàn. Chắc đã được “ổn định”, vì hơn năm rồi chưa thấy cuốn gói đi nơi khác.


        Cuối năm gió đông se sắt. Cội mai già hé nở cánh vàng lác đác, chi chit nụ xanh mướt xôn xao đón mùa xuân mới, nơi cánh rừng mỗi ngày đi “lao động” ngang qua. Gần tết rồi. Những năm tháng tù đày khổ sai đã quen, nhưng cứ đến cuối năm, nỗi nhớ nhà trong lòng Mạnh lại bùng lên thao thiết. “Nhớ nhà” không chỉ là nhớ những người thân yêu mà còn nhớ biết bao là món ngon ngày tết.

        Sau những ngày giáp tết chộn rộn chuẩn bị, là mấy ngày trong “mùng” hưởng thụ. Nồi thịt kho hột vịt với nước dừa tươi luôn hấp dẫn. Miếng thịt màu nâu đậm, bóng mướt mềm riệu, ăn chung với giá chua củ kiệu dưa hành. Vị béo ngậy của thịt mỡ, vị chua ngọt, dòn tan của dưa, hành, củ kiệu, phối hợp đồng điệu, kích thích vị giác trổi dậy mãnh liệt. Còn bao nhiêu món ngon khác của ngày tết, nghĩ tới là nước miếng tươm ra trong miệng.

        Ở trong tù, quanh năm thiếu thốn đói rét, riết rồi cũng quen. Nhưng cứ đến ngày gần tết, nỗi nhớ nhung day dứt hơn, xéo xắt dày vò tâm hồn tưởng chừng không còn chịu nổi. Mạnh thắt lòng thương mẹ ở nhà hiu quạnh, vất vả sớm hôm kiếm sống, trong khi anh sức lực tràn trề, đang phải “lao động” cật lực để “xây dựng xã hội chủ nghĩa” mà chẳng đỡ đần gì được cho mẹ.

        Hôm nay là chủ nhật hiếm hoi được nghỉ, vì “cán bộ” cũng biết mệt khi phải chăn dắt tù đi làm. Mạnh ngồi bó gối cắn móng tay, hờ hững nhìn mấy anh bạn tù nhấp nhỏm, giỏng tai nghe tên được gọi ra gặp thân nhân thăm nuôi. Hạnh phúc đời tù là đây. Những ngày tháng dài lao khổ bào mòn sức khỏe. Những bữa ăn rau muối không đủ no, người khô héo bệnh tật. Được thăm nuôi là được tiếp thêm sinh lực, cầm cự cuộc sống, được thỏa lòng thương nhớ. Thương mẹ già, vợ trẻ, ngày ngày tần tảo lam lũ góc chợ sớm hôm, nuôi con, nuôi chồng. Tất cả nỗi khao khát nhớ nhung đó, hội tụ về đây hôm nay, nên ai cũng mong chờ, hy vọng.

        Bao đợt thăm nuôi đã qua, Mạnh không mong muốn mẹ lăn lội đến thăm anh. Mẹ chưa già lắm nhưng thể trạng yếu đuối, hay bệnh. Vì thế anh chẳng mong đợi gì, thản nhiên vui lây với những người vừa được gọi tên.

        Bỗng Mạnh giật nảy người, khi nghe gọi đúng tên họ. Còn đang lựng khựng chưa kịp đứng lên. Tay cán bộ gắt : “Anh Mạnh, nhanh tí, vợ đến thăm mà còn không khẩn trương lên? Gớm!...mới tí tuổi đầu đã có ba vợ”
        Mạnh sửng sốt ngỡ ngàng: - Trời mẹ ơi!...ở đâu ra nhiều vợ thế? Tuy anh cũng có năm bảy mối tình, vừa … vắt vai, vừa “sơ cua”, nhưng đã kịp rước nàng nào đâu. Trai thời loạn mà! Phải có “danh gì với núi sông” đã chứ, rồi mới tính chuyện “thê nhi”. Chắc tay cán bộ này hôm nay tâm trạng không vui, nên nhè anh mà chọc ghẹo cho đỡ buồn.

        Không nghĩ ra được ai lên thăm mình, Mạnh hăm hở sải bước ra ngoài, lòng hồi hộp tự hỏi : - Ai thăm mình vậy kìa?
        Ra đến phòng đợi, còn đang dáo dác nhìn trong đám đông người nhà lên thăm tù …Mạnh chợt nghe mấy tiếng reo cùng lúc, thanh âm khác nhau: - Anh Mạnh…anh Mạnh, em đây nè.

        Ba người con gái từ ba phía ào đến trước mặt. Mạnh sững sờ há hốc miệng, suýt rơi cả quai hàm xuống đất, cay đắng than thầm: “Chết mẹ! đụng rồi…” Đụng như sao chổi đụng nhằm trái đất, tan hoang…

        Trong khi mọi người tận dụng giờ khắc quí hiếm để ríu rít hỏi han nhau, bõ những ngày thương nhớ, thì Mạnh như hóa đá. Ba nàng đứng bao vây, Mạnh gồng người nhìn thẳng phía trước, không dám ngó sang bên nào, sợ vô tình làm các cô tưởng anh “bên trọng bên khinh”.

        Qua giây phút “mặc niệm”. Mạnh lúng búng như gà mắc tóc, mời các nàng ngồi vào ghế đối diện, cà lăm hỏi han. Bây giờ Mạnh mới hiểu câu nói ban nãy của tay cán bộ - “Tí tuổi đầu đã ba vợ.” Chắc tại anh ta thấy có những ba người đẹp cùng lúc lên thăm Mạnh nên ghen tỵ mà nói ngoa ngoắt như vậy.

        Thì ra ba cô đã “đụng” nhau tóe lửa tại nhà, khi ngẫu nhiên cùng một ngày, cùng một lúc đến nhà hỏi xin mẹ Mạnh cái giấy phép thăm nuôi. Ba cô nén lòng “hợp tác” dịp này, vì ai cũng muốn được đi thăm anh. May mắn hai cô cùng họ với Mạnh nên trở thành ....em gái, một cô khác họ được “phân công” là vợ. Nên trại “giải quyết” cho thăm “chồng”, thăm “anh”. Đó là luật. Người thân nhất là cha mẹ, anh em, vợ con của tù mới được thăm nuôi. Trường hợp này, “chị dâu, em chồng” quên “thù riêng” để đi gặp một người. Nhưng khi nhân vật chính xuất hiện thì nỗi tủi hờn trong lòng mỗi cô lại bùng lên, biến lần thăm nuôi thành cuộc “hội ngộ” tay tư nặng trịch, làm phút giây hạnh phúc quí hiếm sượng như khoai môn …sượng.

        Giờ “tương phùng” rồi cũng qua, ba nàng từ biệt ra về. Mắt ai cũng phủ sương. Buồn vì chia tay người ở người về là đương nhiên. Nhưng chắc ít hơn nỗi “hận lòng” khi phải “xã giao” với …địch, nở những nụ cười nhòe nhoẹt gượng gạo. Nôn nao đi thăm người yêu, giờ phút “thiêng liêng” lại biến thành cuộc “họp mặt” không nên có trong “tình sử”. Hơn hết là nỗi đau khi biết mình không phải là người duy nhất trong tim chàng.

        Mạnh cũng buồn vô hạn, ngẩn ngơ nhìn ba người con gái ra về lầm lũi. Nỗi buồn không giống bất cứ nỗi niềm nào từng trải qua. Nỗi buồn nhoi nhói, bùi ngùi, vỡ vụn. Mạnh cảm thấy mình như kẻ tội đồ, làm tan nát trái tim không phải của một mà tới…ba người. Suốt buổi, anh ngồi cứng đơ như tượng gỗ. Không dám nhìn vào mắt Hoa. Không dám vuốt mái tóc rối bời nắng gió bụi đường của Mai. Không dám cầm lấy bàn tay đã bắt đầu thô ráp vì bương trải theo nhịp sống của Nguyệt. Chỉ lặng lẽ một niềm bất nhẫn xót xa.


        Nhà Minh Nguyệt và nhà Mạnh ở cách nhau một cái hàng rào dâm bụt, (không phải cái giậu mồng tơi, cũng không phải “cái sợi để phơi áo quần”). Cô hàng xóm này không làm anh bận tâm lắm. Có lẽ vì “bụt” gần nhà không “thiêng”? Hay vì cái dáng thấp nhỏ, “ngoại hình hạn chế” của cô, không “hút” được anh?

        Dĩ nhiên là Mạnh chưa từng thề thốt hẹn hò gì với Nguyệt. Một lần trên đường đi học về, thấy Nguyệt ôm cặp đi trước, nhỏng nhảnh đuôi tóc đung đưa, lộ cái gáy thon trắng, mượt vài sợi tóc con. Mạnh nổi hứng chọc ghẹo, hát: “Em tan trường về, anh theo Nguyệt về, chân anh nặng nề, lòng anh nức nở, mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ.…”. Chỉ vậy thôi, rồi Mạnh quên béng cái phút ngẫu hứng đó, cô hàng xóm vẫn chỉ là …hàng xóm. Anh không biết đã vô tình để lại trong lòng Nguyệt dấu ấn sâu đậm, nẩy mầm trong tim cô mối tình lặng lẽ.

        Nhà Nguyệt có cây mận to, tán lá xum xuê. Các cô bạn gái của Mạnh tận dụng bóng lá mát rượi khi đứng chờ anh cùng đi học, nên Nguyệt điểm danh không sót “mối tình” nào của anh đứng dưới tán cây mận nhà cô. Trong lá số tử vi của Mạnh, có chùm sao đào hoa chiếu mệnh, cộng với tướng mạo điển trai phong cách, học giỏi, luôn vui vẻ hòa nhã với mọi người, anh là mục tiêu chinh phục của phe cột tóc. Vả lại trái tim anh to hơn tim người khác. Không phải to về bịnh lý mà to để dung nạp “hồng nhan tri kỷ”. Anh luôn rung động xao xuyến trước người đẹp và khó lòng kiểm soát tình cảm trong lòng. Nguyệt biết, nhưng không nản chí. Cô sử dụng ưu thế “nhất cự ly” của mình, sang nhà Mạnh ‘chơi” thường hơn, chuyện trò tâm đắc với mẹ anh, chăm sóc đỡ đần mọi việc trong nhà. Nguyệt lấy được tình cảm thương mến của mẹ, đến nỗi bà tuyên bố chắc nịch: “chỉ chấp nhận nó là dâu”, trong khi Mạnh còn đang phiêu lưu với nhiều mảnh tình thơ mộng khác.


        Hoa là cô giáo dạy đệ nhất cấp trường quận, người Việt gốc Hoa. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, Mạnh đã “đuối” bởi nụ cười tươi thắm làm cả khuôn mặt bừng sáng. Đồng điếu nhỏ xinh lõm sâu bên cánh môi màu hoa đào, tương phản với đôi mắt buồn rười rượi, Lưu tuyết Hoa bên Hồng Kông chuyên đóng phim khổ cũng không có đôi mắt đẹp buồn như nàng. Ngoài những lúc đứng trong lớp đạo mạo nghiêm trang, dạy môn sử địa khô khan khiến học trò ngủ gục, thì bên ngoài lớp Hoa là cô gái vui tươi năng động, cái đầu chứa toàn chuyện hài hước dí dỏm luôn làm vui lây người bên cạnh.

        Cũng phải mất khá nhiều thời gian Mạnh mới chinh phục được Hoa và hẹn cùng nàng đến quán bờ sông lộng gió. Nhìn dòng nước lững lờ chảy xuôi, dề lục bình dập dềnh nở bông tim tím, cảnh vật hữu tình dễ làm trái tim người xao động. Thay vì uống ly café đá theo thói quen, Mạnh uống ly cam vắt, để khi “uống môi em ngọt” cho thấm đậm vị ngọt ngào. Bờ môi ấy sẽ run rẩy như cánh hoa đào trước gió.
        Đối với học trò, môn sử địa hình như chẳng ăn nhập gì với cuộc đời của chúng. Nhưng cô giáo này có tài “dạy” cho Mạnh niềm đam mê viết “sử” lên trang “tình sử” hai người. Dẫn dắt tâm hồn Mạnh phiêu du qua những địa danh thơ mộng hoang sơ, dành để sau này dựng nhà tranh ngõ trúc với đàn con lóc nhóc, một mình một cõi (độc chiếm).

        Hoa còn rất có “tư chất” của người vợ đảm đang. Nuôi dưỡng tình yêu bằng cách o bế cái…bao tử. Nàng có món cá bống kho tiêu ngon tuyệt, đậm chất đồng quê miền Nam. Ăn vào miếng cá se cứng, mặn cay thơm nồng với chén cơm nóng là thấy cả một miền sông nước mênh mông, nhập nhòa lờ cá, thơm ngát hương lúa. Ngày chưa đi tù, thỉnh thoảng nhà có đám tiệc đám giỗ, Hoa đến trổ tài nấu nướng nhiều món ngon, nhưng không bao giờ quên một tộ cá bống kho tiêu dành để hôm sau, vì Hoa biết Mạnh rất thích món này. Bây giờ ở tù, goz cá kho tiêu là cao lương mỹ vị bậc nhất, nhưng không có cơm trắng để ăn. Khiếm khuyết như câu thơ mất đi một vế, như chiếc áo hoa mặc lên mình một người đi … chân đất lấm lem. Dù mọi sự so sánh đều khập khễnh, nhưng quả thật là vậy.


        Năm lên lớp đệ nhị, Mạnh ngồi sau Mai một bàn. Cô “Bắc kỳ nho nhỏ” này có giọng nói ngọt ngào nũng nịu, cái đuôi mắt nheo nheo biết cười, dưới rèm mi cong huyền ảo. Biết nói thế nào nhỉ? Mai là “sinh vật lạ” của lớp, là điển hình của mẫu “hoa khôi”. Trước cửa lớp và trước cửa nhà cô là một cánh rừng nguyên sinh phong phú, nhưng chỉ có một loại cây độc nhất phát triển là cây …si. Mạnh chẳng quan tâm tới cái trò bon chen để “tiếp cận” người đẹp, chỉ thích chọc ghẹo cho Mai tức tối nghẹn ngào. Nhưng trò nghịch phá “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” của Mạnh không làm cô nàng ngao ngán, trái lại dường như Mai bị “lạc đạn” do mũi tên của thần ái tình bắn lệch mục tiêu.

        Thường thì những cô nàng được ông trời hào phóng tặng cho quá nhiều nhan sắc, lại bị lấy bớt một vài thứ khác để bù trừ. Mai bị “trừ” trí thông minh cho đường học vấn. Mỗi tháng cô nàng luôn giành được cái “vinh dự”… đội sổ. Vì thế ngày đi thi Tú tài cô không hề “vọng tưởng” sẽ làm được bài và thi đậu. Nhưng ở đời có lắm chuyện bất ngờ, số báo danh của Mai và Mạnh được xếp ngồi gần nhau vì cùng mẫu tự M. Mai thi đậu nhờ …coppy bài của Mạnh. Cô hậu tạ “ân nhân” bằng một mối tình nồng cháy.

        Đậu tú tài, Mạnh ghi danh thi tuyển vào Không Quân và trúng tuyển. Mai rất vui vì cô ái mộ binh chủng “cao sang” này quá cỡ, nơi có những người hùng đẹp trai, chế ngự con chim sắt chinh phục bầu trời oai phong vô cùng. Mai cũng có người anh là Pilot.

        Ngược lại, mẹ Mạnh rất buồn. Bà khóc lóc năn nỉ anh từ bỏ ý định làm lính KQ. Theo lập luận của mẹ, chiến sự đang sôi động khốc liệt trên cả nước, đi lính gì thì lúc trở về cũng bằng …“hòm gỗ cài hoa”, dưới đất hay trên trời cũng vậy thôi, trong khi Mạnh là con trai một trong nhà. Mẹ muốn anh gia nhập ngành Cảnh Sát. Theo mẹ, Cảnh Sát giữ gìn kỷ cương luật pháp, an ninh xã hội cũng tốt vậy.

        Mạnh nghe lời mẹ, để mẹ bớt âu sầu lo lắng mà cũng vì tự nhiên anh bỗng ghét KQ ngang, khi mỗi lần tới chơi nhà Mai nhìn mấy ông Pilot bạn anh cô đẹp…điệu đàng trong bô đồ bay, lịch lãm gallant. Những bước nhảy điêu luyện điệu nghệ dìu Mai lả lướt trong tiếng nhạc du dương ở bal famille cuối tuần. Mai gợi cảm quyến rũ với chiếc áo chiếc áo hai dây hờ hững, lộ khoảng lưng trần mảnh mai trắng mịn, trong vòng tay rắn chắc phong trần của mấy chàng trai thuộc binh chủng “top”. Phút giây Mạnh bỗng tự ti bởi cái dáng điệu thư sinh non nớt của mình. Cảm giác như cơn mưa dầm lạnh lẽo tưới xuống cây đuốc cô đơn trong đêm. Như bị ai đó ném xuống hố sâu hun hút không thấy đáy. Mạnh ghét KQ. Ghét những điệu luân vũ lả lướt và ghét luôn cả … Mai.

        Từ khi biết Mạnh gia nhập nghành Cảnh Sát, Mai tỏ ra hụt hẫng không vui. Mạnh cảm thấy có những biến động như cơn địa chấn đang xảy đến. Anh cay đắng nhận ra màu áo binh chủng và những hư vinh phù phiếm quan trọng hơn chính anh trong lòng cô. Những buổi hẹn hò thưa dần rồi hết hẳn dù Mai có vị trí rất đặc biệt trong tim anh.

        Cao nguyên mùa đông lạnh buốt xương. Gió rít từng cơn, quạt phần phật vào những thân tù gầy gò mỏng manh, như muốn cuốn phăng người tựa như cuốn bay chiếc lá cuối mùa. Hoa mai bung nở cánh vàng rực rỡ một góc rừng. Mùa xuân vừa đến. Mùa xuân luôn làm tâm hồn người xanh tươi, vui vẻ. Mùa xuân như có phép diệu kỳ xóa tan mọi ưu phiền, hay ít nhất cũng tạm lắng xuống.

        Đối với Mạnh thì không. Mùa xuân này … hay nói chính xác là từ ngày xảy ra cuộc hội ngộ “tay tư”, lúc nào anh cũng ngẩn ngơ buồn vô cớ. Nhìn lên bầu trời đêm vằng vặc ánh trăng, chao dao nhớ Nguyệt. Nguyệt là chiếc bóng mờ nhạt hờ hững trong lòng anh và anh đã vô tình làm tổn thương trái tim cô. Anh nợ cô một mối thâm tình.

        Gió rung vài cánh hoa run rẩy rơi rụng. Hoa muôn màu muôn sắc tô điểm cho xuân hồng rực rỡ, rồi phai tàn héo úa theo qui luật tồn sinh. Những “cánh hoa” để lại trong lòng Mạnh rối bời suy nghĩ.

        Những cuộc tình tưởng đã qua. Những người tình tưởng đã quên. Giờ bất chợt hiện hữu cùng lúc, trong hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng thấm đậm ân tình. Mạnh thở dài tự nhủ:- Thôi! Cứ thuận theo tự nhiên vậy…


        HT.THANHNGA DEC 9/2011
        Last edited by thanhnga; 12-28-2011, 06:32 PM.

        Comment


        • #34
          MÙA XUÂN TRÊN ĐỒI SIM

          Truyện ngắn



          Gần tết rồi. Mọi nhà đang chộn rộn sắm sửa, muối dưa muối hành, chẻ lạt lau lá gói bánh trái, sên mứt, ngả heo chia thịt. Không khí rôm rả tất bật đón xuân càng làm lòng tôi nóng như lửa đốt. Chưa thấy tin gì của mẹ, không biết mẹ có ra kịp đón tôi về Sàigòn ăn tết?

          Hôm qua nhà mợ Diễm vừa nhận được một thùng quà, nói là của cậu em mợ trong Sài gòn gởi ra. Quà là những xấp vải ny long may áo dài nhiều màu, điểm xuyết hoa văn tươi đẹp. Những chiếc khăn voan mỏng, cũng nhiều màu sắc. Màu tím hoa cà, hồng phấn, xanh nước biển, xanh da trời. Tôi rất thích chiếc khăn màu hoa cà. Màu tím phơn phớt dễ thương. Được quàng chiếc khăn đó vào cổ giữa tiết trời lành lạnh cuối đông của miền Trung, vừa đẹp vừa ấm thì còn gì sung sướng bằng, nhưng chỉ dám đứng xa len lén nhìn, tôi không có phần.

          Trong chuyến ra Hội An chỉnh đốn lại hoạt động buôn bán của đại lý gạo, ngũ cốc, theo sự điều phối của công ty. Tưởng sẽ ở lại lâu, mẹ đem tôi theo. Nhưng chỉ mất một ít thời gian đã ổn định được công việc, nên mẹ phải về lại Sàigòn.Tôi đang học lớp nhất, mới nhập trường vài tháng, cuối năm nay thi tiểu học, nên không thể theo mẹ về. Mẹ sợ thay đổi trường lớp làm tôi học hành sa sút, ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng cuối cấp, nên gởi tôi trọ lại nhà cậu mợ Diễm. Nhà cậu mợ đông con, tôi sàn sàn bằng những đứa ở giữa, nên có “anh”, “chị” và “em”. Đứa nhỏ nhất hằng ngày tôi ẵm nó đi chơi, trẹo cả ba sườn.


          Hàng tháng mẹ vẫn gởi tiền chi phí ăn ở của tôi. Cậu khai tên tôi trong sổ lương lính để lãnh thêm tiền, nhưng mợ và đám con mợ coi tôi như kẻ ăn bám, bắt làm mọi việc quá sức một đứa trẻ mười tuổi. Mợ chì chiết mắng mỏ luôn mồm vì tôi vụng về, không bao giờ làm công việc vừa ý mợ. “Chị” hở chút cốc đầu tôi côm cốp, hình như âm thanh ấy làm chị vui tai. Đám “em” thì lườm nguýt vênh váo, có khi còn ngắt nhéo “ngọc thể” tôi bầm tím ( “ngọc thể” vì tôi là viên ngọc của mẹ).Tôi thường bế đứa em nhỏ lên đồi sim cách nhà khá xa, ngồi thụp xuống bãi cỏ khóc sướt mướt vì nhớ mẹ, vì bị bạc đãi. Những lúc như thế, khi ngẩng lên luôn bắt gặp một đôi mắt nhìn thương cảm….

          Đôi mắt ấy là của thằng Trọng …ma le. Nhà nó cũng ở trong khu gia binh. Nó học cùng lớp với tôi, bạn bè gọi nó là “ma le” nhưng tôi thấy nó giống …ma xó hơn, vì lúc nào nó cũng “canh” được tôi đang khóc nhè. Nó nói cà lăm nghe đến chóng cả mặt, nhưng tai quái nghịch ngợm nhất lớp, “phát minh” ra nhiều chiêu độc địa để hù bọn con gái sợ xanh mặt. Có lần nó hái mấy trái ổi đào trong vườn nhà, vàng ruộm thơm lừng, nhưng toàn trái có sâu. bọn con gái hí hửng cắn miếng ổi ngập răng, mới thấy mấy con sâu trắng nõn lúc nhúc, sợ hãi rú lên, nó sung sướng cười hỉ hả. Lại có lần, nó đem đến lớp một cành phượng cuối mùa đỏ rực, vẫn còn chi chit hoa và nụ, cành phượng qúi hiếm. Nó dứ dứ lên cao rồi hỏi: “Đứa…đứa…nào thích…. tau …cho?” Dĩ nhiên đứa con gái nào cũng thích, thế là giành nhau. Nhưng kẻ “chiến thắng” lập tức trở thành nạn nhân, vì nắm trúng những con thằn lằn mềm nhũn, nó cột vào cành cây bằng chỉ, bị hoa lá che khuất. Từ đó không đứa nào dám nhận “qùa” của nó nữa.

          Nhưng đối với tôi nó rất hiền lành. Không bao giờ chọc ghẹo, giựt đuôi tóc hay bắt chuột non đỏ hỏn bỏ vô hộc bàn của tôi như đã từng “xử” với những đứa bạn khác. Những lúc bị nó bắt gặp đang ngồi khóc, tôi “quê” quá đổ quạu, quẹt vội nước mắt đứng lên chống nạnh, chanh chua:
          -Tao khóc kệ tao, mắc mớ gì mày mà nhìn?
          -Tau…tau… đâu có …cười mi, tau…tau cho mi …cái…cái này nì.
          Nó xoè ra một nắm kẹo trong tay và một cái kèn lá chuối. Tôi rất thích kèn nó làm, đơn giản chỉ là miếng lá chuối xé nhỏ, cuốn lại vài vòng rồi bóp bẹp đầu kèn là thổi được, nhưng kèn nó làm thì tiếng kêu te te trong trẻo, không như kèn tôi “sản xuất”, chỉ kêu …tịt tịt như mắc nghẹn. Tuy vậy tôi vẫn nguây nguẩy:
          -Không dám, ăn kẹo của mày cho sâu nó cắn đứt cuống họng à? Nhưng kèn thì … được.
          Nó vội phân bua:
          -Đâu… đâu có…, tau…tau… làm sao… bỏ sâu… vô …vô…kẹo được?
          Tôi cẩn thận xem xét từng viên kẹo rồi mới “miễn cưỡng” cầm lấy, ăn cho quên…sầu và không quên cái kèn.
          Thằng Trọng tuy rắn mắt nghịch phá vậy, nhưng lại rất giỏi văn. Bài tập làm văn nào của nó cũng được điểm cao nhất lớp, trong khi tôi dốt đặc. Dù thầy cho đề gì, tôi cũng không thể “sáng tác” ra được một bài luận văn ra hồn. Một hôm thầy cho đề: - Tả Một Buổi Tối Quây Quần Trong Gia Đình Em.

          Đề bài này đối với tôi thật khó “nuốt”. Buổi tối ở nhà mợ là khoảng thời gian khổ sở nhất. Tối, tôi trân mình chịu đựng mợ đay nghiến mắng mỏ, “chị” xỉa xói, về những “tội lỗi” trong ngày. Mấy đứa “em” điêu ngoa thêm dầu vào lửa. Buổi tối không trốn đi đâu được để thoát khỏi “cực hình”. Chẳng lẽ tôi “tả chân” cảnh này để làm luận văn? Tôi quay xuống thì thào với Trọng:
          -Mày chỉ tao làm với.
          -Tập…tập… làm văn…làm… làm sao chỉ được?
          -Thì mày đưa giấy nháp, tao … chép.
          -Không… không…được đâu, thầy…thầy… biết liền.

          Thế là tôi giận nó. Trống vừa đánh tan trường, tôi vội vã xếp tập vở, lủi nhanh về trước. Khoảng thời gian từ trường về là lúc tôi vui nhất. Tôi đi thật chậm, hái hoa, bắt bướm. Ra bến sông đứng nhìn thương thuyền tấp nập bốc hàng lên xuống. Những chiếc “cầu” bằng mảnh ván dài bắt từ bờ ra thuyền oằn xuống dưới nhịp chân của người phu khuân vác nặng. Người đông nhộn nhịp.

          Lang thang qua mấy con phố ngắm những ngôi nhà cổ mái ngói rêu phong, đèn lồng đỏ đung đưa trước gió. Đi vòng con đường nhiều cây hoa dẻ thơm ngát, rụng trắng xóa dưới đất, hoặc ngơ ngẩn với những chùm phượng đỏ ối cuối hè. Thương cây điệp hoa vàng thơm ngai ngái. Ngày nào cũng vậy,đi ngang chùa Cầu là tôi chậm lại, tẩn mẩn rờ mó những bức tượng thần thánh xếp dọc hai bên thành cầu, để “câu giờ”. Tôi không muốn về nhà sớm, dù biết rằng về muộn sẽ được nghe một bản “hợp ca” nhiều bè “thánh thót” của mợ và chị.

          Trọng bắt kịp theo tôi, nó lắp bắp phân bua:
          -Mi…mi… đừng giận… nữa, tau…tau cho mi…chép bài thì…thì… hai đứa cùng “ốc tọt” , với …với…lại mi …mi…phải …phải…tự làm mới… khá được…mi…mi…
          Tôi còn đang giận, dẩu môi lên gắt:
          -Mi…mi …Fa Sol …La … cái gì? Xí, làm quen con chó leng keng…
          Nó lanh chanh:
          -Con …con…chó …đánh đàn, con…con… chó làm …tàng, phải không? Tau cho …cho mi cái…cái này nì.
          Nghe nó nói …mệt qúa, đã vậy còn ham nói “văn chương”, tôi không dám giận lâu, sợ nó theo năn nỉ riết rồi “nhập tâm”, nói…dài dòng giống nó thì khổ, còn gì là duyên con gái!?
          Nó xoè tay ra. Những viên đá cuội xinh xắn, viên đen, viên trắng. Mỗi viên nó vẽ một mặt người theo hình dáng tròn méo của viên đá. Mặt hề, mặt ngố, mặt mọi da đỏ… thằng này giỏi thật. Tôi thích quá, vội trao ngay cái cặp cho nó xách, để mân mê ngắm nghía mấy viên đá trên tay.

          Trời bắt đầu mưa bão. Buổi trưa còn nắng chang chang. Buổi chiều đi học về, nước tràn từ bờ ruộng bên này, băng ngang lộ sang bờ bên kia, nối liền thành một vùng biển nước mêng mông trắng xoá. Trọng hối hả giục xách dép lên, rồi nắm tay tôi kéo chạy băng băng về nhà. Tôi không biết rằng nước lên rất nhanh, lớ ngớ chạy không kịp có thể bị cuốn trôi.

          Những ngày nuớc lụt được nghỉ học, nhưng không vui. Ngồi bó gối trên giường nhìn làn nước mêng mông đục ngầu, thả thuyền giấy trôi lềnh bềnh trên nước, rồi cũng chán. Lúc đói chỉ có mấy củ mì luộc lăn lóc trong rổ, được cái mì miền Trung, trồng trên đất cát, luộc lên trong ngần, dẻo quẹo, ăn không mau ngán. Nhớ lại thèm những tô mì Quảng mẹ mua cho ăn ngày còn ở cùng mẹ ngoài phố, sợi mì to bản vàng nghệ, chan sền sệt nước lèo váng màu gạch tôm, vài hột đậu phộng béo, nắm bánh đa bẻ vụn cùng hương vị rau húng lũi rất riêng….

          Tôi nhớ những buổi đi học, giờ ra chơi riú rít nhẩy dây, đánh chuyền, chơi U hò hét khan cổ, quần áo lấm lem. Nhớ những món quà bất ngờ của thằngTrọng. Nhớ những buổi chiều bế em lên đồi hái sim, những trái sim ngọt ngào tím lịm. Tôi không hiểu câu hát: Đói lòng ăn nửa trái sim / uống lưng bát nước đi tìm người thương. Tại sao sim chỉ được ăn có nửa trái???

          Nước rút, tôi hớn hở ôm cặp đi học. Vừa ra đến đầu xóm, đã thấy thằng Trọng đứng chờ. Nó giúi vào tay tôi một gói lá chuối, giục. – “Ăn đi, còn nóng ngon lắm đó”.
          Mở ra thấy một mảng vàng ruộm thơm nức mũi, nhưng khi nhìn kỹ lại, nằm xen giữa vân trứng gà vàng ngon lành, là những con sâu béo tròn nung núc. Tôi sợ xanh mặt, vội ấn gói lá chuối vào tay nó vùng vằng:
          - Trời!...ghê quá, mày cho tao ăn …sâu à?
          Nó cười hơ hớ.
          -Mi …mi…ngố quá, đây là…là… chả rươi, mỗi năm chỉ …chỉ…có vài lần sau khi…khi… nước rút, ngon …ngon…đặc biệt. Tau phải…phải… lén giấu đem đi cho…cho… mi, ăn đi.
          Tôi lắc đầu quầy quậy, cho kẹo tôi cũng chẳng dám ăn món “qúi hóa” này.


          Mợ nhận được thư mẹ tôi gởi ra. Thư mẹ nói có lẽ không đón tôi về Sàigòn ăn tết được, nên gởi chút qùa cho cả nhà. Năm đứa con gái của mợ cộng với tôi là sáu, mỗi đứa một xấp vải may áo dài và một khăn voan quàng cổ. Mẹ còn cẩn thận dặn mợ để tôi được ưu tiên chọn trước.
          Hỡi ôi!...vậy là tôi không được về ăn tết cùng mẹ. Thư từ Sàigòn ra Hội An cả tháng trờì mới đến, trong khi thùng hàng đến trước từ lâu và mọi người đã chia chác hết. Mợ phải dỗ dành mãi chị mới chiụ “nhả” ra một phần (chị được luôn phần dư là của tôi), nhưng rất hậm hực tức tối. Tôi không cần quà, không cần chiếc khăn voan màu tím hoa cà nữa. Tôi chỉ cần mẹ, nhưng lá thư đã dập tắt niềm hy vọng mong chờ bao ngày. Đau khổ quá, tôi bế em lên đồi sim ngồi khóc…
          Thằng Trọng lại theo lên “ám”, nhưng tôi không tức nó nữa mà thầm tiếc, phải chi nó là ông bụt, hiện ra đúng lúc này ban cho tôi điều ước thì tốt hơn.

          Từ khi được nhận lại phần quà mẹ cho, không ngày nào tôi đươc yên thân. Anh Huy trước giờ không can dự gì đến những chuyện vớ vẩn của đám con gái, giờ cũng xen vào. Anh dài giọng chế riễu: “ mày đem khăn đi lau bảng rồi hả?”. Con Bích lấy cát tung vào đầu tôi, riết róng: “ cho chừa cái tội …xí đồ của người ta”. Cả nhà ghét tôi thậm tệ vì tôi lâý lại phần quà…của mình.


          Hôm nay là buổi liên hoan tất niên, rồi nghỉ ăn tết. Tới mục “văn nghệ” cả lớp nhao nhao “đề cử” tôi lên hát. Hồn vía tôi…bay mất, dù tôi cũng biết hát nhiều bài, nhưng với bản tính nhút nhát e thẹn, làm sao tôi dám “trình diễn” trước cả lớp, mới nghe chúng nó đề nghị, tim tôi đã nhảy dựng lên trong lồng ngực, tay run như gảy đàn. Tôi tha thiết van xin …từ chối, nhưng mấy đứa ngồi gần lôi kéo “áp giải” tôi lên bục. Không biết chúng nó dựa vào đâu để qủa quyết: “dân Sàgòn hát hay lắm”.

          Tôi đau khổ lắp bắp …hát bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”. Bài này tôi thuộc nhừ như ăn cháo, vì mỗi lần ru em ngủ hoặc ẵm nó đi chơi thường hát cho nó nghe. Hát được hai câu tôi bỗng …quên, đứng sững như Từ Hải chết trận. May quá, Trọng đứng lên thưa thầy: “Bài này em biết hát, để em hát chung với bạn Mai”.

          Bình thường Trọng nói cà lăm, cộng với “ chất giọng” miền Quảng, thật tình tôi không biết nó hát …cái gì, nhưng nhờ cà lăm “thiên phú”, khi hát nó lập lại nhiều lần, như người nhắc tuồng trong cánh gà, tôi dựa vào lời “nhắc khéo” đó để hát và có nó, tôi bớt run, hoàn thành “show diễn” một cách …vất vả. Tôi và nó không trở thành “ngôi sao ca nhạc” mà lệch pha thành diễn viên …tấu hài. Cả lớp được một trận cười vãi nước … mắt.

          Trên đường về hôm nay, tôi không la cà “hái hoa bắt bướm” nữa mà sải nhanh chân bước, lòng có một niềm vui rộn ràng khó tả, không hiểu nguyên nhân. Tôi linh cảm một niềm hạnh phúc to lớn nào đó đang chờ tôi ở nhà. Tôi còn tự hỏi: Ở nhà thì có gì vui???

          Vừa đến đầu trại, tôi giật cái cặp trên tay thằngTrọng, chạy u về. Ơ kìa… tim tôi vỡ tung ra trong lồng ngực. Sự vui mừng như cơn sóng thần ập đến làm ngộp thở, tôi có hoa mắt không? Mẹ đang đứng chờ trước cửa…
          Tôi cuống quýt lao vào lòng mẹ, oà lên khóc nức nở. Mợ Diễm cười gỉa lả…hiền từ, nói như phân bua:
          - Nó thấy bà ra bất ngờ, mừng quá ấy mà. Giời ơi!...con gái lớn thế kia rồi mà còn khóc nhè như …chè thiu.
          Tôi khóc vì nhớ mẹ, vì sự bạc đãi của gia đình mợ đối với tôi. Mẹ vuốt mái tóc vàng hoe cháy nắng, nhìn tôi âu yếm:
          -Má ra ăn tết với con cho vui. Ra tết má về Sàgòn, con thi xong tiểu học má ra đón về.
          Tôi ôm chặt lấy mẹ khóc to hơn. Mẹ là bà tiên. Tôi không thể để bà tiên vụt bay mất, tôi không thể xa mẹ thêm phút giây nào nữa. Tôi nấc lên:
          -Con …muốn về …với má ngay… bây giờ. Bất quá …ở lại lớp, sang năm… thi cũng được, cho con… về… với…ới…
          Mẹ dỗ dành thế nào cũng không được. Tôi bám chặt lấy mẹ không rời nửa bước, vì đã có kinh nghiệm “xương máu” bị mẹ lừa: Lần trước ra thăm tôi, lúc muốn về, mẹ cho đồng bạc ra đầu xóm mua bánh đa cùi dừa. Khi hí hửng cầm cái bánh về thì mẹ đã đi mất, tôi đau khổ ngồi phịch xuống đất tru lên khóc, nhưng ngay lập tức im bặt vì ánh mắt quắc lên của mợ, mấy cái môi trề ra dài thượt của đám con gái. Lần này tôi quyết không sơ hở để mẹ trốn đi.
          Mẹ thấy tôi quyết liệt như vậy nên không nỡ, thu xếp cho tôi về Sàigòn cùng mẹ, không trở ra nữa. Có lẽ đây là cái tết vui sướng hạnh phúc nhât đời tôi, không còn niềm vui nào có thể lớn hơn được nữa.

          Sau khi hoàn hồn ngồi yên vị trên tàu lửa. Tôi mới chợt nhớ mình chưa từ gĩa thầy và bạn bè. Có lẽ tôi không bao giờ còn trở lại nơi này, để có dịp gặp lại họ và …thằngTrọng. Dù sao tôi cũng rất “biết ơn” nó, nó đã “dũng cảm” lên chia xẻ “vai diễn” với tôi, giúp tôi thoát được “nỗi nhục”… trời trồng. Tôi còn nhớ cả đồi sim, nơi tôi hay được nhận quà của nó, mỗi khi nó muốn “dỗ dành” tôi nín khóc. Tôi nhủ thầm: Thôi kệ!...sau này lớn lên, tôi sẽ ăn…nguyên một trái sim, uống ca nước đá, rồi đi tìm nó.

          Bốn mươi mấy năm, tôi không thực hiện được lời hứa thầm trong lòng hôm ấy, về thăm Hội An một lần. Không biết “thằng” Trọng còn nhớ đến người bạn “Thanh Mai, trúc mã” này không?...


          HT.THANH NGA
          OCT 10/2011
          Last edited by thanhnga; 01-11-2012, 08:21 PM.

          Comment


          • #35
            SỰ CỐ Ngày Tình Yêu
            Truyện ngắn



            Ngày tôi còn là môt chàng trai mới lớn, ở cái “xứ” Việt Nam nhỏ bé trên bản đồ châu Á chưa có cái ngày đặc biệt gọi là ngày Valentine. Ngày ấy khi “quen” nhau, tất cả 365 ngày trong năm đều có thể là ngày … yêu. Tôi tận dụng mọi chủng loại hoa cỏ bắt gặp trên đường đi học, đi chơi. Từ hoa dâm bụt, hoa mười giờ, hoa mắc cở, hoa … cứt lợn, đến các loại động vật dễ thương như mấy cô bướm nhiều màu sặc sỡ, chú chuồn chuồn ớt đỏ chót, ép khô dâng tặng nàng. Kể cả đom đóm, cào cào, châu chấu, con gì có thể tóm được là tôi không tha.

            Tuy mối tình đầu của tôi biểu thị toàn bằng “cây nhà lá vườn” nhưng cũng tốn kém không ít, bởi mỗi lần muốn hẹn hò nàng ra cuối sân đình là phải có tí tiền còm để mua bánh kẹo . Nàng có con em út, mỗi lần ra khỏi nhà là phải “đeo” nó theo. Con nhỏ này miệng như cái loa kèn của tổng lãnh thiên thần Mi Ca E, khóc rất to và ăn rất nhanh, vừa ăn hết bánh là nó gào lên đòi về, nên tôi phải thủ bịch bánh bự chảng nếu muốn được đứng với nàng lâu lâu một tí. Tuy “đời thường” là vậy, nhưng thơ mộng lãng mạn, da diết nóng bỏng cho tới tận ngày nàng đi …lấy chồng. Vì trong khi tôi vẫn còn là một …”gã khờ ngọng ngịu đứng làm thơ” thì nàng đã đến tuổi “cập kê”, nên tôi đành ngậm ngùi đứng nhìn “con sáo sang sông”.

            Ngày miền Nam đổi chủ, con trai tôi vừa tròn một tuổi. Thời còn ở trong quân ngũ tôi ít khi có dịp về phép thăm nhà. Hành quân liên miên vì chiến trường nóng bỏng, việc nhà lẫn nuôi dạy con giao phó hết cho vợ. Bây giờ không đi trận nữa thì phải đi …”học”. Tôi đi học (tập) mút mùa năm tháng không hẹn ngày về.

            Vì tôi “đi” nhiều như thế nên rất tội nghiệp người vợ trẻ. Từ những ngày xưa yêu nhau, mỗi lần về phép tôi chẳng đem được cánh hoa rừng nào về tặng nàng, chỉ lẻo mép hát mấy câu để dụ khị dỗ dành:- Nếu em không là người yêu của lính. Ai thương nhớ em chiều rừng hành quân. Ai sẽ nhớ em đêm đông lạnh lùng và giữa chốn muôn trùng ai khắc tên em lên tay súng. Tôi tránh không hát câu “ Ai hái hoa rừng về tặng em” , sợ nàng vin vào đó mà đòi thì lấy đâu ra? Vì hoa rừng là loài hoa dại mong manh mau héo. Cũng có những giò phong lan đẹp quyến rũ man dại mọc trên vách đá cheo leo, hay bám trên ngọn cây cao vút, nhưng hành quân gian khổ, chứ đâu phải nhàn hạ thảnh thơi đi ngắm cảnh để hái hoa bắt bướm, nếu không muốn làm “người ở lại Charlie”.
            Có lần nàng ca cẩm:
            -Anh không lãng mạn tí nào! Chả bao giờ thấy anh tặng hoa … hoét gì cho em cả.
            Tôi cười cười rồi bất chợt hôn đại vào má nàng một cái, liến thoắng:
            -Xời ơi!...cần gì hoa mau héo em. Để anh nói mẹ mua hoa…tai làm sính lễ rồi “em theo anh đi về, về quê hương ta đó….”
            Nàng lườm yêu với đuôi mắt sắc lẻm:
            -Anh chỉ được cái dẻo miệng!
            Đã xa rồi cái thuở đi học trên đường làng, gặp cái gì bứt cái nấy tặng người yêu bé nhỏ dại khờ (khờ mới mừng rơn khi được cho mấy cái bông bụp). Lớn lên, với cái túi quá hẻo của lương lính, tôi không thể “dứt ruột” mua hoa tặng người yêu, vả lại tôi thấy cái màn tặng hoa này …cải lương quá. Thà là tặng nàng mấy vần thơ vắt ra từ “tim óc” (khiếp) hay đưa nàng đi ăn bún riêu bún ốc, ăn chè đậu xanh đậu đỏ bánh lọt mà củng cố tình yêu thực tế hơn.
            Từ ngày tôi đi “học”, em ở nhà bương chải vất vả nuôi mẹ, nuôi con và nuôi…tôi. Cuộc sống ngày càng khó khăn khắc nghiệt thì em ngày càng gầy gò khô héo hơn. Trong chiếc giỏ lát mỗi lần thăm nuôi, lủng củng mấy cái lon, mấy cái gói. Lon mắm ruốc kho xả, lon muối mè muối đậu, lon cá lòng tong kho khô quéo. Gói đường tán, gói cá khô, gói thuốc rê. Lần này có cả mấy trái quýt đường, gọi là “bồi dưỡng” thêm.
            Tôi ôm thằng con ngồi trong lòng, lột cho nó trái quýt. Nó ăn ngấu nghiến vội vã, ăn hết lại nhìn vào trong giỏ. Lột cho nó trái nữa, vợ ngăn lại:
            -Thôi anh để đem vào trong đó, lúc nào làm mệt quá thì ăn cho khỏe.
            Tôi nhìn con, thương ứa nước mắt:
            -Chắc cái gì em cũng để dành đưa vào cho anh, ở nhà không cho con?
            Vợ nuốt tiếng thở dài:
            -Ở nhà lúc nào thèm thì mua ăn, anh ở trong này thiếu thốn đủ thứ…


            Tuy em nói vậy, nhưng tôi biết ở nhà rất cơ cực đói khát. Em dành dụm chắt chiu, để mỗi kỳ thăm nuôi có tiền mua “miếng ngon vật lạ” đem vào cho tôi. Ở nhà mẹ con … đi tu bất đắc dĩ, ăn chay trường kỳ với rau muống đậu hũ, tới nỗi thằng nhỏ xanh lớt như tàu lá, đầu cạo trọc láng giống “tiểu sư phụ” trên núi Thiếu lâm vì ghẻ tàu, vẫn thấy hình miếng đậu hũ in trên trán trắng bợt.

            Mỗi khi đi “lao động” qua cánh rừng, tôi thấy cơ man nào là hoa dại, những nụ hoa be bé xinh xinh đủ màu sắc. Thương nhất là chùm hoa bằng lăng tím. Màu tím mang ý nghĩa thủy chung son sắt, ước gì tôi có thể hái chùm hoa này để dành tặng em…

            Tôi đào một củ huệ rừng đem về trồng trong góc vườn rau, ngày ngày vun tưới. Cây nhú lên một cái ngó hoa xanh mướt. Huệ này không phải màu tím, kệ, màu gì cũng được. Tay cán bộ thấy tôi chăm chút cây hoa, không biết ý đồ của tôi, tưởng tôi trồng cho đẹp cảnh quan trại, lên tiếng khen:
            -Anh Tuấn … “tinh thần” nhỉ (???). Đào thêm vài củ “lữa” về … giồng cho đẹp, ngày ”nễ” sắp tới có hoa mà cắm.
            Tôi chửi thầm: Mẹ!...nễ…nát cái gì? Lấy hoa cứt lợn mà cắm.
            May quá, kỳ thăm nuôi sắp tới, ngó hoa chắc cũng vừa kịp lớn. Tôi sẽ ngắt ngọn hoa dấu vào túi áo, đem ra dấm dúi tặng vợ. Em sẽ xúc động rưng rưng, ngập lòng hạnh phúc, bù đắp chút tinh thần cho em thêm sức mạnh chèo chống gia đình thay cho trụ cột là tôi, “học” mãi không biết bao giờ mới “ra trường”.

            Tôi nôn nao không ngủ được dù cả ngày “lao động” mệt nhọc. Ngày mai được thăm nuôi rồi. Em không bao giờ bỏ kỳ nào thăm tôi, dù nhà thiếu thốn trăm bề, chỉ vì thương nhớ nhau…
            Sáng sớm ra vườn đảo mắt một vòng không thấy ai, tôi ngắt vội ngọn hoa bỏ vào túi, hí hửng về phòng ngồi đợi. Nắng lên cao, từng tốp anh em được gọi tên thăm nuôi, ra rồi…vào, vui vẻ rộn rịp, “khoe khoang” rôm rả. Tôi nóng ruột, nhấp nha nhấp nhổm ngóng cổ giỏng tai, chăm chăm vào miệng tay cán bộ, hy vọng nhìn “khẩu hình” sẽ thấy tên trước khi âm thanh phát ra, thậm chí muốn chồm hẳn lên coi vào tờ giấy, xem có tên mình hay không? Có thể anh ta bị quáng gà “đột xuất”, bỏ xót tên tôi!?

            Nắng chiều nhạt màu xiên qua kẽ lá, nhấp nhô trên đất. Tốp người được thăm cuối cùng đã trở về. Tôi tắt ngấm hy vọng, thẫn thờ. Bất giác bóp nghiến ngọn hoa trong túi áo. Em bệnh? Em không đủ tiền xe, tiền quà thăm tôi? Hay ở nhà có chuyện gì??? Lạy trời!...Đừng ai nói với tôi rằng em đã lấy…chồng cán bộ như trường hợp một vài anh em ở đây gặp phải.

            Đi tù mười mấy năm trở về tôi như mán rừng xuống phố. Mọi thứ thay đổi lạ lẫm. Cả nước đang tiến lên “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, bộ mặt xã hội phồn vinh hào nhoáng nhờ “mở cửa” đón đầu tư của các nước giàu có văn minh. Với lại “giặc Mỹ” đã bỏ “cấm vận” nên người dân khấm khá hơn nhờ những giọt rơi rớt của tầng lớp tư bản đỏ. Phú quý sinh lễ nghĩa, ngày càng “mọc” ra nhiều lễ lạt bắt chước phương tây. Đình đám nhất là ngày Valentine rộn rang, quan trọng. Nhờ vậy đám dân nghèo kiếm chác thêm được chút thu nhập nhờ bán hoa hồng vào ngày này.


            Vợ tôi cũng không bỏ lỡ cơ hội. Con gái mới sinh được năm tháng, em “vất” ở nhà cho tôi, cùng thằng con trai lớn lục đục dậy từ ba giờ sáng đi chợ hoa sỉ lấy hàng, rồi mẹ con chia nhau đi bán đến tối mới về.
            Vợ vừa hoan hỉ đếm tiền, vừa bô bô kể chuyện:
            -Anh biết không? Năm nay “đoàn quân” bán hoa đông lắm. Đến đâu mời cũng bị từ chối vì người ta mua rồi, ế nhệ! Nhưng em gặp hên, còn 12 bông đi mỏi cẳng chẳng ai mua, buồn quá đi về. Trên đường ngang qua trạm xe buýt thấy hai cô cậu đứng chờ xe, em mời cầu may, nghĩ bụng người đi xe buýt vậy chắc nghèo, dễ gì bán được. Ai ngờ cậu ta mua hết, cô gái ngăn lại. Nhưng anh chàng nói : “ 12 bông cho 12 tháng, nghĩa là tháng nào ngày nào cũng là ngày Valentine anh dành cho em”.
            Đó, anh thấy người ta … điệu ghê chưa, còn anh chẳng bao giờ tặng hoa gì cho em cả, chán!....
            Tự nhiên bị vợ trách móc tôi đâm “oán” cái anh chàng chơi bốc, chửi thầm: “Mẹ…mày, điệu đi, rồi từ giờ đến cuối tháng cho mà “thổi kèn” rát cuống họng nghe con”.
            Tôi giả lả nịnh vợ:
            -Xời!...mua hoa cho lắm vào, nhưng chưa chắc đã là “người tình trăm năm” như anh và em. Chẳng phải anh mới tặng em một bông hoa đáng giá ngàn vàng đây sao? Con gái này mai mốt lớn lên, em mặc sức cắm hoa mỏi tay.
            Lại hứng trọn một “quả” lườm của vợ:
            -Anh lúc nào cũng dẻo…mép. Coi chừng thằng Tú nghe thấy nó nổi da gà.
            Nói vui vậy, nhưng lòng tôi xót như muối xát. Em đi chùn chân nứt gót, bán từng bông hoa, đem niềm vui hạnh phúc đến cho người khác, còn mình chẳng được tặng gì. Phụ nữ ai cũng muốn nghe lời ngọt ngào, muốn nhìn hành động bày tỏ lãng mạn mà tôi thì chưa bao giờ có dịp “phô trương” tình cảm như thế, dù tôi thương yêu em lắm lắm.

            Mười mấy năm lao tù khổ sai, giờ được đồng minh ngày xưa tàn nhẫn bỏ rơi bù đắp cho một “xuất” đi Mỹ, đến một nơi “độc lập tự do” thật sự, không phải chỉ là khẩu hiệu hô hoán cho… sang.
            Những năm đầu ở xứ người, bao nhiêu điều khó khăn cần phải học phải làm, chúng tôi hội nhập thật vất vả. Vợ làm nail ngày 10 tiếng, thứ bảy chủ nhật và những ngày lễ càng không được nghỉ. Hai vợ chồng ít có dịp cùng ăn cơm chung, ít có thời gian chuyện trò lâu, nhưng không vì thế mà tình nghĩa của chúng tôi thay đổi. Vẫn êm ả, bình yên và … lặng lờ.
            Thỉnh thoảng vào những cuối tuần hay ngày lễ, gia đình cũng có thay đổi không khí, đưa nhau đi ăn tiệm. Vợ tôi với bản tính chắt chiu cố hữu, nàng chỉ “chuyên trị” Buffet. Theo lý luận của vợ, Buffet vừa ngon vừa rẻ. Vào yên vị chỗ ngồi là xách đĩa đi lấy thức ăn, ăn thoải mái những thứ mình thích và nhiều món khác nhau, mỗi thứ thử một chút, không phải chọn lựa khó khăn giữa một tờ thực đơn phong phú, rồi dài cổ ngồi đợi trong lúc bụng đói cồn cào, “thưởng thức” mùi thơm ngào ngạt của thức ăn bàn kế bên được dọn trước. Cha con tôi lúc nào cũng phải tuân lệnh.

            Năm nay đúng 25 năm ngày tôi rước nàng về…nhà tôn (không phải dinh). Ngày kỷ niệm của chúng tôi lại ngẫu nhiên sát ngày Valentine. Một công hai chuyện. Tôi quyết liệt “tranh đấu” với vợ, đưa gia đình đi ăn ở một nhà hàng sang trọng, có đặt trước bánh kem, hoa, nến, tạo sự ngạc nhiên bất ngờ (ngày trọng đại mà lị). Tôi sẽ chứng tỏ cho nàng thấy tôi cũng hào hoa lãng mạn chẳng kém ai, chẳng qua thời thế “vùi dập” tâm hồn mà thôi.

            Bước vào nhà hàng, đến nơi chiếc bàn đã đặt trước, tôi trịnh trọng kéo ghế cho vợ ngồi. Ra quầy nhận bó hồng nhung đặt trước, giấu sau lưng đi tới trước mặt nàng, bất ngờ hai tay dâng lên (chưa đủ can đảm quỳ) mồm lắp bắp nói mấy câu tiếng Anh mới học : I love you forever.
            Em mắc cở với hai đứa con, mặt đỏ lựng, nhưng chắc lòng xúc động lắm, khóe mắt rưng rưng. Thằng Tú con Hoa cười rúc rích phê bình:
            -Trời!...Love story của Daddy and mommy romantic hết cỡ.
            Tôi đắc chí nhìn nàng cười, ngụ ý: - Đó thấy chưa, anh cũng biết bày tỏ chứ bộ.
            Bữa ăn diễn ra vui vẻ đầm ấm. Lòng tôi phơi phới mãn nguyện, Tôi đã làm được một việc cho vợ vui, biểu lộ chút tình để bù đắp biết bao hy sinh của em cho tôi trong những ngày xưa khốn khó.
            Gần tàn tiệc vợ đứng lên đi restrooms, lúc trở lại chỗ, tôi lại nhanh nhẩu đứng lên gallant, kéo nghế cho nàng ngồi. Hỡi ôi!!!... chẳng may lúc vợ ngồi xuống, đúng là lúc tôi kéo cái ghế ra…..
            Tôi thật là có tướng phong … thấp chứ không phải phong độ. Có thể hào hùng chứ không thể hào hoa. Lần đầu tiên muốn tỏ chút gallant muộn màng với vợ lại làm ra một sự cố vô cùng đáng tiếc, biến buổi tối “rồ men tịch” thành rồ men…khùng. Vợ giận suốt một tuần và thề không bao giờ cho tôi có cơ hội … biểu diễn “ga lăng” lần nữa.


            H.T. THANH NGA
            JAN 4/2012

            Comment


            • #36
              NẮNG CHIỀU XUÂN
              Truyện Ngắn


              Nhìn qua cửa sổ máy bay, ngoài trời tối đen. Bên dưới, ánh đèn đường chạy dài như sợi dây kim tuyến lấp lánh. Đèn muôn màu rực rỡ trong thành phố. Máy bay sắp hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất.


              Hai mươi mấy tiếng đường bay dài không nôn nao bằng giây phút này. Ngoài cửa đón, chắc đám con tôi đang sốt ruột lắm. Có thể chúng đã đến đây từ …9 giờ tối, trong khi Air Korean từ Mỹ về VN bao giờ cũng đáp xuống phi trường vào lúc 12giờ đêm, chưa kể thủ tục Hải quan và lấy hành lý thêm một tiếng nữa.

              Rời VN chưa lâu tôi đã về mấy lần, nhưng chưa bao giờ về vào dip tết. Lần này về trước tết một tuần. Tôi sẽ hưởng trọn niềm vui háo hức sắm sửa vào những ngày cuối năm (bản tính phụ nữ thích mua sắm). Được ăn món dưa hành thơm dòn ngọt lịm tự làm, chỉ ở VN mới có “nguyên liệu”. Món này ăn chung với thịt kho nước dừa, thịt đông,bánh trưng, giò thủ, thì ngon tuyêt vời, vị chua ngọt của hành làm thịt thà đỡ ngán.

              Mùa xuân là mùa của hoa trái xum xuê. Đặc biệt hợp thời là những quầy dừa tươi trĩu qủa ngọt lịm, để dành cho nồi thịt kho hột vịt mềm riệu song sánh mỡ và lát mứt dừa dẻo mềm thơm phức. Người miền Nam nấu món gì cũng thích dung nước dừa tươi, nên trái dừa luôn thông dụng, góp “mặt” tích cực vào dịp tết.

              Thích thú nhất là đi chợ hoa, ở Mỹ làm gì có nét văn hóa đặc thù này. Hình như những ngày cận tết còn vui hơn những ngày trong “mùng”. Từ sau 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, không khí “bốc” lên tưng bừng nhộn nhịp. Mọi nhà tất bật chuẩn bị một cái tết đầy đủ viên mãn. Trong tâm tưởng khắc sâu của người dân Việt, ngày đầu năm mới no đầy phủ phê thì năm đó mới phát tài thịnh vượng.

              Ngày cuối năm, con đường Nguyễn Huệ bỗng trở thành rừng hoa rực rỡ muôn màu muôn sắc, đủ mọi chủng loại hoa cỏ lạ từ các nơi chở đến, nhiều nhất là hoa Đàlạt. Các nghệ nhân có kỹ thuật ghép Mai nhiều cánh nở như bông hồng tiểu muội, không cần cầu may mua được cây mai rừng nở sáu cánh mới là hên, nhiều lộc đầu năm. Đào Nhật Tân từ miền Bắc chở vào, đỏ thắm như môi hồng con gái, mong manh trước gió xuân. Đi chợ hoa làm tôi nhớ lại kỷ niệm năm 16 tuổi…
              Năm đó tôi được mẹ tặng cho món quà tết hâu hĩ là chiếc HonDa PC “đập thùng” mới cáu. Chiếc xe mà tôi phải tranh đấu …năn nỉ bao nhiêu ngày tháng mới lung lạc được mẹ. Mẹ không tin tưởng vào tay lái của tôi, vì đã vài lần tôi nhào lộn…làm xiếc khi xuống dốc cầu trên đường đi học bằng xe đạp. Hôm ấy chở mẹ ra Nguyễn Huệ, mua vài chậu hoa về chưng tết, là dịp “mở hàng” chiếc xe, tôi sẽ biểu diễn vài đường lả lướt cho mẹ…hết hồn.


              Mẹ tôi vẫn giữ nề nếp xưa, khi bước chân ra đường bất kể đi đâu, là đầu vấn khăn nhung, mặc áo dài tề chỉnh. Mẹ mập mạp tốt tướng, mặc áo dài nên khép nép ngồi nghiêng môt bên, tôi lèo lái chiếc xe thật vất vả. Tới ngã tư đèn đỏ, sức nặng nghiêng về bên trái, xe PC vừa cao vừa mảnh, chỉ hợp cho dáng “liễu yếu đào tơ” vi vút nhẹ nhàng. Chân tôi chưa đủ dài chấm đất nên phải chống xuống bằng hai đầu ngón chân. Đèn đỏ lâu quá, những ngón chân bắt đầu run run, rồi rùng rùng lan nhanh cả người. Không gượng được nữa!!!... chiếc xe đổ ập, quăng mẹ phịch xuống lòng đường. Tôi cũng ngã sóng soài, cố nén đau và “ê ẩm” trước những con mắt chung quanh đang nhìn, vội vã đỡ mẹ dậy. Áo mẹ đứt bung hàng nút, khăn nhung xổ rũ rượi thảm hại. Mẹ vừa vấn lại khăn, cài lại nút áo, vừa lườm tôi một cái, mắng mỏ: “Giời ạ!... đi với đứng, may mà hôm nay chứ mùng một tết mà … quật mẹ kiểu này thì xúi quẩy cả năm con ạ”. Tôi cười gỉa lả, miệng méo xệch, tôi đã làm mẹ hết hồn… thật.
              ***
              Về VN lần này vừa ăn tết, vừa phải thi hành một sứ mạng vô cùng trọng đại: làm phù dâu cho “nhỏ” bạn vừa sang tuổi …lục tuần. Tôi và nó chơi thân từ hồi 16 tuổi. Nửa đường đời tôi làm “góa phụ cô đơn”. Nửa đường đời nó gãy gánh đọan trường. Hai tâm hồn rộng mở phơi phới, tư tưởng phóng khoáng. Hai số phận “nghiệt ngã” càng thân nhau hơn.
              Ngày xưa nó nhỏ con xinh xắn, đúng model “người em bé nhỏ hậu phương”, tuy không đẹp mấy nhưng rất có duyên, thêm tính vui vẻ cởi mở nên ai cũng thích làm thân, không phân biệt …giới tính. Nó là số đào hoa chiếu mệnh. Ngày nay tuổi tác chồng chất, thời gian xoá hết dấu xuân thì, thân hình phát triển theo chiều ngang, vừa mập và đương nhiên vừa…lùn, y như mấy bà xẩm “mẳn tầm phò”. Dĩ nhiên mặt mũi cũng theo qui luật thời gian, biến dạng thành “lão bà bà”, cục nọng dài thoòng nhăn nheo dưới cằm như cổ con gà tây (thật tình nói cũng hơi quá). Tóc nhuộm vàng hoe như râu bắp, lâu chưa kịp nhuộm lại thì ngả màu đỏ quạch như râu …tôm, vậy mà vẫn có lực hấp dẫn thần kỳ, các “anh hùng” không qua được ải “mỹ nhân”. Nó có cả 1001 ”chuyện tình” với đủ màu sắc, cung bậc thăng trầm …hỉ nộ ái ố…
              Sự đời cái gì có nhiều quá hóa chán, nó chỉ “diễn tuồng” tha thiết mặn nồng được với “tình lang” ở cái “phút ban đầu”, sau một thời gian là giở thói “sở khanh”, nhạt với người ta như nước ốc. Nó thường than thở cùng tôi:
              - Sao kỳ ghê Ngà? Dây thần kinh …rung của tui chỉ…động đậy được có một chút lúc mới quen, còn sau đó toàn phải…diễn.


              Tuy thường làm bộ lên giọng “la” nó, nhưng thật lòng tôi cũng công nhận như vậy. Ở tuổi chúng tôi bây giờ, mấy …bà ngoại còn chút duyên dzáng đào hoa, còn chút tâm hồn mơ mộng, thường lang thang “quá bộ” xa rời thực tế. Lúc mệt mỏi giận dữ quát cháu rần trời. Lúc yên tĩnh thả hồn bay lơ lửng, mơ màng tìm lại … mộng ban đầu. Cái thuở mới lớn ngượng ngập thẹn thùng, lần đầu hẹn hò với “kép”, đứng gần cái cây nào là cây đó bị vặt trụi lá trơ cành, hoặc vô phúc cho mấy con kiến lớ quớ bò ngang qua, là bị guốc chà bẹp dí. Còn mấy chàng thì sử dụng chiêu giả bộ mượn tập chép bài, rồi bỏ thơ …thẩn vào đó, “khóc” sướt mưót lâm ly, hay lượn lờ trên con đuờng nhà nàng ngày chục bận, vừa hy vọng nàng nhìn thấy thương cảm, vừa là đi bộ tập thể dục cho cơ thể khỏe khoắn, một công hai chuyện. Khờ khạo vậy mà trái tim nàng tan chảy, làm nên mấy cái “thiên tình sử” thơ mộng. Còn các “lão” bây giờ quá “đời thường”, chả có tí văn nghệ văn gừng nào cả, làm chai hết mọi cảm xúc của “nàng”, tạo thành những “chuyện tình” thơ…thẩn lãng…xẹt.
              Hôm trước nó phone cho tôi hí hửng:
              -Ngà ơi, về VN ăn tết đi.
              - Trời!...tui mới qua lại đây có mấy tháng, bà lại rủ về nữa. Tui chưa bắt mối được với đường dây làm … bạc giả.
              Nó úp mở:
              -Về đi, có chuyện vui lắm, ờ…ờ…Ngà này, sao tự nhiên dạo này mặt tui hồng hào …
              Tôi cướp lời chọc ghẹo:
              -À…biết rồi, biết rồi…hồng diện đa…
              Nó hét toáng lên:
              -Con ranh!.... đừng nói bậy, người ta là hồng loan chiếu mệnh đó. Tui sắp sang ngang của …Đỗ Lễ rồi.

              Tôi ngạc nhiên quá đỗi, nếu là sự thật thì “lão Hoàng Tử” nào đã mua chuộc được “trái tim ngục tù” của nó. Đây đúng là tin gây chấn động trong giới…bà ngoại. Tin này sẽ làm một số các bà độc thân…khó tính, (không phải vui tính) phấn chấn yêu đời hơn, mơ một ngày cũng có sao hồng loan chiếu mạng, “ôm cầm sang thuyền” cho đời bớt tẻ lạnh đìu hiu. Có “đối tượng” mà ... ca cẩm, rê rỉ những lúc trời trở gió sang mùa. Sẽ hát ru cháu bằng lời của bản tình ca láng mượt, thay cho những câu ca dao buồn tẻ đơn điệu.

              Trong khi còn bao người con gái quê, hoặc những phụ nữ trung niên “ế độ”, phải lấy mấy ông tàu, ông hàn “xi cà que” hay ông dziệt kiều già háp khú đế luôn phài dùng “thần dược”. Thì nó, chắc là “chàng” nào còn “ngon” lắm nó mới chịu “trao thân”. Tôi sốt ruột hỏi dồn:
              -Sao?... đầu đuôi tình sử ra sao, kể tui nghe với, lần này bà có …diễn không dzậy?
              -Không … không diễn, vậy mà chàng quì xuống cầu hôn mới …ghê chứ.
              Tôi hoảng hốt:
              -Thôi chết!!! ... chàng ở đâu…rơi xuống vậy? (vì chỉ có người… cõi trên mới qùi xuống cầu hôn “bà lão” 60 tuổi.)
              Nó đắc chí cười hơ hớ, “chửi”:
              -Chỉ được cái nói bậy, chàng là con nhà ngoại giao. Qua Ý từ khi còn rất nhỏ, nên có phong cách “tây”. Vợ chết mười mấy năm vẫn giữ lòng “trong trắng”. Có tâm hồn nghệ sĩ, đàn giỏi hát hay, Việt kiều giàu thật chứ không phải nhà ở gần kho thuốc súng (nổ). Có điều tui vẫn chưa hài lòng…
              Trời!...một bà ngoại “gần đất xa trời” như vậy mà vớ được một “chàng” quá sức lý tưởng, phụ nữ ba bốn mươi tuổi mơ chưa thấy, vậy mà nó vẫn chưa hài lòng? Tôi hấp tấp điều tra:
              -Không chịu điểm nào, nói tui nghe.
              Nó thở dài:
              -Cái gì ổng cũng được, chỉ là xấu xí quá, không có ngoại hình…
              Thương bạn, tôi thiết tha an ủi:
              -Không có ngoại hình không sao, miễn có ngoại … tệ, ngoại hối được rồi.
              Hai đứa phá lên cười, nó vẫn nói cố:
              -Nhưng mà ở bên ổng, dù là ngồi dưới trăng, lội dưới suối, trườn…lên đồi bắt …cóc, cũng chẳng thấy lãng mạn tí nào.
              Tôi gắt:
              -Ôi dào …lãng với chả …lú, bà còn muốn ổng trèo lên cây thập thò cửa sổ tỏ tình à? Ổng còn sức để leo trèo thì cũng coi chừng lính bắt, hoặc bị người ta áp giải vào bịnhviện… tâm thần là toi.
              Chọc nó cho vui, nhưng tôi chợt tủi thân. So về “nhan sắc” tôi “nhỉnh” hơn một chút, nhất là nhìn từ phía …sau. Ai đi sau lưng cứ nhầm tôi là thiếu phụ …ba lăm, nhưng khi vượt lên trước mặt, liền xác định một …lão bà hơn năm ba. Tôi lại đang ở Mỹ, nghĩa là chung quanh toàn … “kiều”, vậy mà có dzớt được lão nào ”ngon” đâu. Tôi toàn …vớ phải mấy “lão” đã không có tài mà chỉ có…tật, hoặc đỡ hơn một chút thì còn ôm nồi… “cơm nguội” ở nhà (nói theo luận điệu của mấy “cha” : vợ là cơm nguội …) Tôi không muốn share trái tim lủng lỗ như bia đạn của mấy “lão” nên đành an phận làm “goá phụ cô đơn”. Do hơi ganh tỵ tò mò về “love story” của nó, nên tôi quyết định về VN ăn tết và mục thị sở tại “hiện trường” coi sự thể ra sao, một công hai chuyện.

              Những ngày tết vui vẻ tưng bừng và mệt đừ rồi cũng qua. Để mặc mấy đứa con thu dọn đống ngổn ngang trong nhà sau tết, mùng bốn, tôi dậy sớm lục đục sửa soạn đi. Hôm nay tôi được Tú cho diện kiến chàng của nó và cũng để bàn chuyện tổ chức “đám cưới đầu xuân”, con hỏi:
              - Má đi đâu mà lật đật từ sớm vậy?
              Tôi ấp úng nói dối:
              -Ờ…ờ…má đến nhà cô Tú, hôm nay có tiệc.
              Làm sao tôi dám kể cho con nghe chuyện “động trời” của Tú. Trong suy nghĩ của đám con, ở tuổi chúng tôi, những “cụ bà” đức cao vọng trọng, phải nghiêm trang đạo mạo cho xứng bậc bề trên. Nếu kể chuyện các bà còn biết yêu và còn dám …lấy chồng, thì có khác nào khoe với bà Eva bộ cánh “hàng hiệu” mới mua, nói cho ông A Dong nghe chuyện “cơm” với “phở”. Nghĩa là chúng sẽ ngớ ngẩn chẳng hiểu gì cả, như nghe chuyện lạ bốn phương. Đám con tôi là “dân” thành phố, nhưng tư tưởng thủ cựu thời phong kiến, vì vậy chắc tôi phải “thủ tiết” cho đến khi từ giã cõi đời, không thể “tẩy não” được chúng.

              Hai “vợ chồng” Tú đón tôi tận cửa. Anh lịch sự bắt tay, cười thân thiện. Qủa thật, đúng y chang lời “đồn” của nó, chàng quá …xấu. Dân ở tây ở Mỹ về mà đen thùi, gìa háp, chàng hơn nó có một tuổi mà nhìn như “cụ ông” bảy mươi, chỉ còn thiếu một cục bướu nữa là thành …thằng gù nhà thờ Đức Bà … tân thời. Nếu là tôi, tôi cũng chạy mất …giày.
              Lợi dụng lúc Tú ra sau pha nước, tôi làm một cuộc phỏng vấn chàng chớp nhoáng:
              -Anh ạ…chắc Tú có nói về em cho anh nghe rồi. Em là bạn nối…váy của Tú. Chỗ thân tình, anh cho em mạo muội hỏi một câu: Điểm gì ở Tú làm anh yêu nhất và mau chóng đi đến quyết định …thổi cơm chung. Xin anh trả lời thật lòng để em giữ làm cẩm nang, theo đó mà học thuộc lòng bí quyết cao siêu của nó, hòng kiếm một người mà …cuộc (buộc) vào đời, an ủi chút tuổi già bóng xế.
              Anh cười sung sướng, thật thà khai:
              -Chuyện cảm xúc làm sao cô… học được? Nhưng tôi cũng nói cho cô biết, Tú biết cách biểu đạt tình cảm một cách ngọt ngào…
              Anh đang nói thì Tú bưng nước lên, anh nín bặt. Cơn cười trong bụng tôi cuồn cuộn lên như sóng dồn, người rung bần bật, chực òa vỡ.
              Ha…ha…chết anh rồi!!!... nó đang biểu…diễn chứ không phải biểu đạt, nó “thuốc” anh quá liều tới ngất ngư …con tàu đi. Có điều với anh, trong lúc “diễn” nó gởi vào đó chút tình thật. Có lẽ vì tấm chân tình tha thiết của anh đã “cảm hóa” được nó.


              Tú đứng sau lưng anh nhìn tôi, một mắt lườm một mắt nháy, nó biết tôi hỏi lỡm, chọc ghẹo anh. Tôi và nó không dám nhìn nhau thêm, hai đứa sợ vỡ ra một trận cười rung mặt đất.
              Anh tuy khờ khạo như chàng trai mới lớn, nhút nhát kiểu, ”mối tình đầu của tôi, là cây đàn buông tiếng xa xôi, ai cũng hiểu chỉ một nguời không hiểu, …”, nhưng khi tiếp xúc mới biết anh là người uyên bác lịch thiệp. Anh thành đạt thành danh lừng lẫy ở xứ người, vậy mà khi về đến VN “chạy trời không khỏi nắng”, chút nắng cuối đời êm diụ.
              Tôi nhìn thấy cảnh một gia đình ấm cúng, “anh chị” âu yếm xưng hô với nhau bằng “bố” và “mẹ”, y như đã là vợ chồng từ thuở đầu đời. Hai tâm hồn lãng tử gặp nhau và dừng lại. Chiều xuân gió lành lạnh, còn chút nắng vàng êm ả.


              HT.THANH NGA
              OCT 2011

              Comment


              • #37
                Hôm nay mới có dịp ngồi đọc một mẫu truyện ngắn qua lối hành văn thật dí dỏm của Thanh Nga, thật là thích thú.
                Hy vọng rằng Thanh Nga sẽ đóng góp thật thường xuyên để "Một Góc Thi Văn" của Thanh Nga sẽ được thêm nhiều người biết đến.

                Thân chúc Thanh Nga luôn vui vẻ và khỏe mạnh và yêu đời, yêu viết để chúng tôi sẽ có dịp thưởng thức thêm mhiều tác phẩm nữa.

                Tình thân

                hung45qs
                Hung45HTQS

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi hung45qs
                  Hôm nay mới có dịp ngồi đọc một mẫu truyện ngắn qua lối hành văn thật dí dỏm của Thanh Nga, thật là thích thú.
                  Hy vọng rằng Thanh Nga sẽ đóng góp thật thường xuyên để "Một Góc Thi Văn" của Thanh Nga sẽ được thêm nhiều người biết đến.

                  Thân chúc Thanh Nga luôn vui vẻ và khỏe mạnh và yêu đời, yêu viết để chúng tôi sẽ có dịp thưởng thức thêm mhiều tác phẩm nữa.

                  Tình thân

                  hung45qs
                  Cám ơn anh Hùng rất nhiều.

                  Comment



                  Hội Quán Phi Dũng ©
                  Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                  website hit counter

                  Working...
                  X