Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một Góc Thi Văn - Thanh Nga

Collapse
X

Một Góc Thi Văn - Thanh Nga

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tình cờ đọc bài viết cũa Thanh Nga rất vui và hóm hỉnh , giọng văn ngồ ngộ và là lạ .
    Chúc Thanh Nga được nhiều sức khoẽ và an vui .
    Ng thóng Tề .

    Comment


    • #17
      Chào Chị Thanh Nga ,
      Đọc đời Mẹ , tôi nhớ đến Mẹ tôi và những hy sinh cũa Mẹ đã buôn bán tão tần tất bật sau tháng tư 75 mất nước dễ mà lo cho các con còn nhõ dại
      vì các con lớn đã vào tù cùng vớI người chồng đã già cã không thễ làm được gì trong " XÃ HỘI MỚI ".
      N.T.T

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi tongnguyen View Post
        Tình cờ đọc bài viết cũa Thanh Nga rất vui và hóm hỉnh , giọng văn ngồ ngộ và là lạ .
        Chúc Thanh Nga được nhiều sức khoẽ và an vui .
        Ng thóng Tề .
        Cám ơn anh có lời nhận xét tốt đẹp, nếu các anh không chê tôi sẽ post bài thường xuyên để các anh đọc cho vui
        TN


        Nguyên văn bởi tongnguyen View Post
        Chào Chị Thanh Nga ,
        Đọc đời Mẹ , tôi nhớ đến Mẹ tôi và những hy sinh cũa Mẹ đã buôn bán tão tần tất bật sau tháng tư 75 mất nước dễ mà lo cho các con còn nhõ dại
        vì các con lớn đã vào tù cùng vớI người chồng đã già cã không thễ làm được gì trong " XÃ HỘI MỚI ".
        N.T.T
        Dạ, những người phụ nữ sau "giaỉ phóng" rất là vất vả long đong, nhưng chịu đựng khổ cực thiếu thốn nhất vẫn là những bà mẹ già nua , luôn tự trách mình kg giúp đỡ gì được cho con, dù thật ra đã giúp rất nhiều, cho nên các mẹ rất đau khổ về tinh thần. Cám ơn anh chia sẻ.

        TN
        Last edited by thanhnga; 10-11-2011, 05:51 AM.

        Comment


        • #19
          Tình bạn


          Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy thật buồn và muốn khóc..
          Hãy gọi cho tôi!
          Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười, nhưng biết đâu tôi sẽ khóc cùng bạn!
          Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy vô cùng đơn độc..
          Hãy gọi cho tôi!
          Tôi sẽ đến bên bạn, chỉ để im lặng không nói một lời, nhưng tôi muốn bạn biết rằng luôn có tôi bên cạnh.
          Nếu một ngày nào đó, bạn phân vân trước những quyết định của mình.
          Hãy gọi cho tôi!
          Tôi sẽ không quyết định thay bạn, nhưng có thể giúp bạn vững tâm hơn trước sự chọn lựa của mình.


          Nếu một ngày nào đó, bạn gặp thất bại trong công việc.
          Hãy gọi cho tôi!
          Tôi sẽ không đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng tôi sẽ giúp bạn tìm thấy một cánh cửa khác của sự thành công.
          Nếu một ngày nào đó, bạn vô cùng đau khổ vì phạm phải sai lầm.
          Hãy gọi cho tôi!
          Tôi không thể sửa chữa sai lầm đó, nhưng tôi có thể giúp bạn nhận ra rằng những sai lầm sẽ giúp bạn trưởng thành và tự tin hơn.
          Nếu một ngày nào đó, bạn lo sợ những điều tốt đẹp sẽ qua đi.
          Hãy gọi tôi!
          Tôi sẽ không níu giữ chúng lại, nhưng tôi giúp bạn hiểu rằng mọi việc đều có những điểm khởi đầu và kết thúc.
          Nếu một ngày nào đó, bạn trở nên bế tắc và tuyệt vọng.
          Hãy gọi cho tôi!
          Tôi không hứa sẽ làm bạn quên đi tất cả, nhưng tôi có thể giúp bạn tìm niềm tin trong cuộc sống.
          Nhưng một ngày nào đó, bạn gọi mà không thấy tôi trả lời. bạn hãy đến bên tôi, vì lúc đó tôi đang cần bạn!


          Sưu tầm
          Last edited by hung45qs; 11-21-2011, 07:02 AM.

          Comment


          • #20
            Cám ơn anh bạn Lục Tuần đã post một bài sưu tầm hay lên trang của Nga.
            Last edited by thanhnga; 10-11-2011, 05:52 AM.

            Comment


            • #21
              GIÃ TỪ



              Giã từ thành phố có anh một sớm mai chan hòa bóng nắng.
              Trời lấp lánh mây bay.
              Trên muôn trùng dịu vợi, biển dưới kia xanh thẳm mêng mang.
              Ôi!...Biển sao biết khóc? Sóng xô bờ từng vạt trắng rưng rưng.
              Em đi rồi ai có nhớ nhung?
              Gởi lại anh con đường, mới dìu nhau đi mà như thân quen lắm.
              Thu vừa sang lá vội đổi màu.
              Gởi lại anh biển lộng gió chiều sâu, nắm nhẹ tay nhau run run như thuở đầu đời khờ khạo.
              Gió bay tà áo, gió cuốn trôi những hờn giận vu vơ.
              Đi bên anh, em tìm lại tuổi mộng mơ, thời con gái ngập ngừng e ấp.
              Gởi cho anh chút tình rất thật, khắng khít nhẹ nhàng như hải âu lưu luyến biển xanh.
              Nhớ không anh? Buổi tạ từ tưởng chừng êm ả, không âu sầu buồn bã giọt mi phai.
              Nụ hôn gió lốc run rẩy bờ vai, đợt sóng ngầm dạt xô đáy biển.
              Gởi lại anh khung trời âm vang kỷ niệm, gởi lại con đường tình tự hôm qua.
              Em đi rồi đôi ngã chia xa. Hai nẻo đời mỗi người quay một hướng….


              HT.THANH NGA
              SEP 20/2011
              Last edited by thanhnga; 11-20-2011, 02:33 PM.

              Comment


              • #22
                CHUYẾN TÀU VẮNG

                Truyện ngắn: HT. THANH NGA



                Đám cưới Hoàng gia Anh được mệnh danh là đám cưới cổ tích giữa thế kỷ 21.
                Đôi tân hôn ngồi trên xe tứ mã tiến vào Hoàng cung sau Thánh lễ Hôn Phối. Chàng là Bạch mã Hoàng Tử thứ thiệt, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cô dâu mặt rạng ngời hạnh phúc, chiếc áo cuới trắng tinh khiết, ẩn hoa trên nền vải, phủ tràn lên thảm như vạt hoa cúc trắng ngát, lãng mạn thanh tao. Mấy cô bé gái theo sau, áo đầm trắng xinh, đầu đội vòng hoa như những thiên thần nhỏ. Hình ảnh đám cưới tuyệt mỹ làm tôi vô cùng ngưỡng mộ.

                Thuở còn là một cô bé, tôi theo mẹ đi dự tất cả những đám cưới được mời. Lúc nào cũng vậy, mẹ con tôi chỉ là những người khách bình thường, chẳng có chút thân thích gì với gia chủ, nên không bao giờ được tham gia vào việc tổ chức đám tiệc. Thuở ấy, niềm khao khát thèm thuồng nhất của tôi là được cùng với mấy đứa trẻ khác đi sau cô dâu nâng tà áo cưới dài lê thê. Đó là nghi thức trang trọng thời bấy gìờ và cũng để tà áo không... quét đất.

                Cô bé nào cũng thích được đi sau cô dâu nâng áo. Những đứa được chọn sung sướng hoan hỉ không thua gì ... chú rể. Chúng nó được mẹ trang điểm cầu kỳ: má hồng như cái bánh cam, môi đỏ chót, mắt lấp lánh kim tuyến, tóc uốn quăn tít. Được "cấp" một chiếc áo đầm trắng mới tinh, đầu đội vòng hoa. Được theo sau cô dâu ra giữa nhà thờ, trang trọng. Vì thế, đứa nào mặt mũi cũng hỉnh lên, căng thẳng nghiêm nghị như đang thi hành một sứ vụ vô cùng trọng đại mà chỉ có chúng nó mới làm được, làm tôi rất khát khao thèm muốn.


                Một lần, gia chủ đám cưới là bạn thân của mẹ, thấy tôi vừa tầm với mấy đứa kia nên đề nghị cho tôi cầm đuôi áo. Biết được tin này, cô bé Ngân mừng rỡ sung sướng, nôn nao mong chờ đến ngày cưới hơn cả đôi tân hôn. Nhưng cuối cùng, họ gạt tôi ra để thay vào đứa khác. Con bé này ngay từ đầu không được chọn vì quá cao lớn, không đều một lứa. Nó về nhà ăn vạ, gia đình nó là bà con ruột với nhà đám cưới nên cuối cùng nó được thay chỗ tôi. Lần đó, tôi từ chối đi đám cưới với mẹ, ở nhà khóc cho đã, để không ai nhìn thấy.
                Đó là số mệnh. Chữ "cưới" không có duyên với tôi. Lúc nhỏ không được cầm đuôi áo cưới. Lúc lấy chồng không được mặc áo cưới cô dâu.

                Tuổi mới lớn, tôi bồng bột nông nổi cãi lời mẹ lấy một người, vì mẹ không chấp nhận nên cuộc hôn nhân không có đám cưới, không có nghi lễ hôn phối ở Thánh Đường và ... không có niềm vui, hạnh phúc, chỉ có nỗi buồn đong đầy nước mắt.

                Năm tháng cuồn cuộn trôi. Khi chồng qua đời, tôi mới vừa bốn mươi, tuổi như bông hoa mãn khai, mặn mòi nhất của đời người phụ nữ. Lúc còn trẻ, tôi đuối trong cả núi công việc nhà với đám con, không còn thời gian soi gương chải tóc. Tôi để mình trở thành người đàn bà luộm thuộm già cỗi, dù thỉnh thoảng vẫn bắt gặp một vài ánh mắt nhìn theo vương vấn.


                Khi bóng hoàng hôn thời gian buông xuống, con cái đã trưởng thành, yên ổn, tôi mới thấm thía nỗi cô đơn của mình. Hình như tôi chưa biết yêu và chưa được yêu đúng nghĩa. Dù không ít mối tình "chạy" ngang qua đời, cũng chỉ như những chuyến tàu vắng, ngừng lại sân ga, không người bước xuống. Người đứng chờ vô vọng, lầm lũi trở về chốn riêng, trăm năm cô đơn ....Mỗi lần đi ngang tiệm áo cưới, tôi kín đáo ngắm nhìn, so sánh kiểu này đẹp hơn kiểu kia và…chiếc nào vừa cho mình?

                Mùa Thu, lá run rẩy lìa cành, cuốn bay theo cơn gíó, xa lìa cội cây. Vầng trăng sáng vằng vặc, lẻ loi riêng một góc trời. Mùa Thu mang gió heo may về. Khi Thu tàn, Đông đem đến giá lạnh, mưa bão. Trời lúc nào cũng rưng rưng muốn khóc, thân cây khô đứng trân mình thảm hại trong băng tuyết, buồn …

                Mùa đông chà xát, nghiến sâu vào thân thể người, bằng những cơn đau đớn trong xương khớp, làm khó thêm giấc ngủ. Bệnh khó ngủ thì suốt bốn mùa, tôi phải uống nước hoa Cúc hằng ngày để đêm có giấc ngủ ngon. Nhưng hoa Cúc đôi khi không tác dụng. Những đêm thức trắng, miên man tự hỏi mình những câu không lời giải đáp. Có khi tôi thấy mình "muốn" cũng hơi quá. Chẳng phải tôi đã sung sướng hạnh phúc hơn nhiều người rồi sao?

                Không có những khát khao của bản năng. Tôi chỉ ước mong một người tâm đầu ý hợp, để cùng nhau đi đến cùng trời cuối đất và cuối…đời, thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp. Một bàn tay xoa diụ những cơn đau nhức khi đông về. Một cử chỉ ân cần chăm sóc. Một bờ vai để dựa khi nỗi buồn ập đến, một nụ cười để chia xẻ niềm vui. Một vòng tay ấm áp khi thu tàn. ( Ước nhiều quá làm sao có ?)

                Có lẽ ông trời cảm thấy áy náy khi lỡ tay "đưa" cái số phận quá hẩm hiu lận đận cho tôi, bèn bù đắp bằng cách ban cho chút duyên ... dzùng, có sức lôi cuốn đối với người khác, để đời tôi bớt tẻ lạnh đìu hiu. Nên tôi có nhiều bạn trai (bạn là "con trai"). Nhưng tình bạn thường không lâu bền giữa hai người khác phái.

                Người đến với tôi chỉ là thêm chút thi vị cho cuộc sống đơn điệu hằng ngày, bên những bà vợ quá khô khan, chỉ còn biết chăm lo cho con, cháu, không thèm "đếm xỉa" đến ông chồng ... quá cũ, quá nhàm và yên tâm gối cao đầu "ngủ khỏe", vì đã được cấp giấy “sở hữu” chồng trọn đời. "Bạn trai" coi tôi như "hồng nhan tri kỷ", nên khó giữ được tình bạn thuần túy. Khi họ có dấu hiệu bất ổn, là tôi … hô biến, vì họ đều có vợ, những người đàn ông tốt hay được lãnh "án" chung thân, phụ nữ sẽ không buông ra người chồng còn....sai được của mình. Đàn ông cũng chẳng ai muốn rời bỏ mái nhà quen thuộc, dù nơi đó còn là mái ấm hay mái đã lạnh.

                Tôi không muốn làm người tình bên lề cuộc sống của họ, chia sẻ tranh giành chút tình cảm vốn đã rất ít ỏi trong trái tim đàn ông, lấy về phần mình không được bao nhiêu mà vương mang nhiều hệ lụy.

                Khi nghe ai đó ca bài Lý con cua : Bắt con cua mà bỏ vô trong giỏ, nó kêu chàng hỡi, nó kêu chàng ơi. Chàng đà yên phận đủ đôi, thương thân thiếp lẻ loi một mình....Buồn đứt ruột, thảm sầu gấp trăm lần nỗi cô đơn hiện tại. Vì thế, tôi tự đặt ra ''luật" cho mình : không yêu người đang có vợ.


                Tôi có hai người bạn, tuy họ chưa "mãn hạn", nhưng ở hai nơi rất xa (an toàn).
                Một người ở phía tây bắc, chỉ liên lạc bằng email. Những giòng email ngắn ngủi, cụt ngủn trên máy mà đem lại cho tôi niềm vui thật. Bao giờ anh cũng mở đầu : Hôm nay vui hay buồn? ''siêng'' hơn thì thêm hai chữ: Ngân ơi, hôm nay vui hay buồn? và kết thúc bằng câu : Chúc Ngân có thêm một ngày vui.

                Những câu chuyện không đầu không đuôi, vu vơ lãng đãng, khi vui vẻ sôi nổi, khi rời rạc hững hờ. Lúc đùa nhây nham nhở, lúc dí dỏm pha trò. Chúng tôi chọc ghẹo nhau hồn nhiên như bạn bè thân thiết hồi còn đi học. Tôi bướng bỉnh, tinh nghịch gọi anh bằng "bạn" hoặc bằng "bác". Đáp lại, anh kính cẩn "thưa" tôi bằng "cụ", cuối cùng anh đành xuống nước kèo nài : Ngân gọi bằng anh đi, gọi bác nghe ...gìà lắm.

                Lúc buồn, tôi mail cho anh chỉ mấy chữ: Hôm nay quá buồn, lập tức anh gởi file mp3 nhiều những bản nhạc tôi yêu thích và cả chính giọng anh hát. Lúc ấy tôi chưa nói chuyện bằng điện thoại với anh, nên chưa nghe được giọng nói, nhưng tiếng hát của anh thật tuyệt vời; truyền cảm, ấm áp : Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng/ em chở mùa hè của tôi đi đâu/ cành phượng vỹ em cầm là tuổi tôi 18/ thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu…

                Giọng hát đưa tâm hồn tôi chơi vơi bay bổng tìm về ngày tháng cũ. Thuở áo trắng sân trường riú rít hồn nhiên, chuyên môn xúi dại mấy gã…khờ trèo lên cây bẻ cành hoa phượng, bị thầy giám thị điểm mặt chỉ tên, hôm nào may mắn, thoát được “sổ vàng đề tên” thì quần áo cũng bị lếch thếch te tua,vậy mà không chừa, thích được mấy “cô nương” nhờ vả…Tôi lại rất yêu hoa phượng, hoa của tuổi học trò thơ mộng nhất đời người, màu hoa đỏ thắm đẹp rực rỡ, vả lại, thấy cành phượng lác đác nở hoa là biết sắp …được nghỉ hè. Tôi bỗng ghiền bài hát, hay là ghiền ...tiếng hát của anh… không biết.

                Mỗi đêm trước khi ngủ, tôi nghe anh hát như lời thầm thì ru giấc mộng :Mối tình đầu cuả tôi, là mưa giăng ngoài cửa lớp, là áo ai bay trắng cả giấc mơ, là bài thơ còn hoài trong vở, giữa giờ chơi mang đến lại mang về............
                Ngày tháng nhân lên sự gần gũi thân thiết, khi tôi chậm trả lời thư, anh réo gọi : Ngân ơi, Ngân đâu rồi ? Ngược lại, khi check mail không thấy thư anh, tôi bâng khuâng...buồn, dù ''lá thư'' chỉ ngắn ngủi vài chữ, dù tôi không phải người tình, cũng chẳng là ''Hồng nhan tri kỷ'' của anh.

                Lúc buồn, coi lại thư cũ, những lời tếu táo dí dỏm làm tôi bật cười, vui. Chút vô tư trong trẻo như thời học sinh, cách biệt bởi hai phương trời, thật mà ảo....

                Một người ở phía tây nam.
                Mỗi ngày vào giờ cố định, anh phone cho tôi. Giọng anh dịu dàng nhỏ nhẹ, anh hay cười, cho tôi cảm giác anh rất hiền. Chúng tôi nói chuyện mưa nắng thời tiết, chuyện xã hội xưa nay, chuyện trên trời dưới đất, cũng là những mẩu chuyện vu vơ, không đầu không cuối, cũng là hai phương cách biệt.

                Anh chiụ khó lắng nghe tôi kể lể nỗi buồn. Tôi đọc cho anh nghe bài thơ của Trần huy Phương : Nếu có một ngày em cảm thấy cô đơn/ Hãy về đây dựa vai anh mà khóc/ Kể cho anh nghe chuyện đời gai góc/ Chia bớt cho anh cảm giác xót xa/Vì anh suốt đời là một sân ga,/ đón nhận vui buồn con tàu em chở đến./ Dù có một ngày con tàu em thay bến/ thì sân ga sẽ vẫn còn đây/ rồi hôm nao sầu nặng dáng em gầy/ hãy trở lại dựa vai anh mà khóc....

                Tiếng anh thở nhẹ.
                - Nghe sao buồn quá! Lúc nào cần...mình cho mượn vai.
                Anh luôn tìm cách làm tôi vui. Anh gởi những tấm hình mấy con thú hoang dã đẹp ngộ nghĩnh. Những đoàn tàu đi trong băng tuyết, hoang vu lãng mạn. Những bức tranh vẽ sinh động như hình chụp, đẹp tuyệt vời và cả một group nhạc xưa nay, với lời nhắn: Enjoy it em nhé.

                Tôi có ''người yêu'' xa nửa vòng trái đất, "yêu" nhau khá lâu nhưng chưa gặp mặt. Một lần, tôi quyết định đi gặp “chàng”. Khi trở về anh hỏi thăm:
                - Sao rồi, gặp người ấy có vui không, hạnh phúc không?
                Tôi nhăn nhó.
                - Chán ...phèo. Đến không vui, đi không buồn, lạt lẽo vô vị.
                Anh ngạc nhiên sửng sốt:
                - Sao kỳ vậy, dân pilot ngày xưa lãng mạn ga lăng lắm đó, vậy mà Ngân không vui sao?
                - Ai biết, chắc tại...già nên ổng quên hết bài bản rồi, lãng nhách.
                Anh băn khoăn:
                - Vậy Ngân có ...buồn không?
                Tôi đáp gọn:
                - Không buồn,
                - Có cần mượn...vai anh khóc cho chuyện tình lãng … nhách đó không?
                Anh lúng túng trong cách xưng hô với tôi, nên khi xưng ''mình'', khi xưng ''anh'' ngại ngùng. Sự ngại ngùng dễ thương.
                Anh quan tâm hỏi han khi tôi buồn, chọc ghẹo pha trò cho tôi vui. Càng ngày anh càng rót mật vào giọng nói, ngọt ngào trìu mến. Lần này, chính tôi là người chao đảo chứ không phải “đối tượng phía bên kia” như truớc.
                Anh phone cho tôi thường xuyên gần như mỗi ngày, nhưng cuối tuần thì không. Đàn ông có vợ là thế. Cuối tuần và những ngày lễ phải lui về "cố thủ" gia đình.... Vậy thôi, niềm vui vay mượn chỉ có thế, được bao nhiêu hay bấy nhiêu!...


                Một hôm anh bất ngờ xuất hiện, tôi kinh ngạc xen lẫn mừng vui, hỏi một câu rất...thừa:
                - Sao anh lại đến đây ?
                Vẫn giọng nói đùa.
                - Đem ...vai đến cho Ngân mượn.
                Tôi vui vẻ:
                - Không đúng lúc rồi, em đang vui nên không cần.
                Anh nắm tay tôi kéo ra xe.
                - Để anh đưa Ngân đến chỗ này.
                Nơi đến là cánh rừng nhỏ. Ven rừng có vạt hoa Cúc trắng lóa bát ngát dưới nền trời xanh. Vài cơn gió nhẹ mơn man, làm dợn sóng trên những khóm hoa, hương Cúc hăng hăng thoảng trong gió. Tôi kinh ngạc trầm trồ:
                - Đẹp quá, sao anh biết chỗ này?
                - Anh trồng đó, để Ngân ra đây hái hoa về nấu uống cho dễ ngủ, thích không?
                Tôi cảm động reo lên:
                - Thích..., thích chứ, từ nay khỏi ....tốn tiền mua hoa khô của China
                Anh nhẹ vuốt ve mái tóc cụt ngủn, xơ xác phai màu của tôi, giọng chùng xuống:
                -Vậy … em ráng chăm sóc cho nó mãi ra hoa mà dùng, anh chỉ làm được cho em bấy nhiêu thôi.
                Nói xong anh quay lưng lầm lũi bước. Tôi thảng thốt chạy theo với gọi. Anh cứ đi, không quay lại….


                Giật mình chợt tỉnh, thì ra tôi đang mơ mộng vớ vẩn. Tôi nhớ anh?! Tôi thấy lòng bất ổn!!! Tôi đang phạm “luật”của mình?!
                Hai anh là bạn của nhau. Chúng tôi là “mối tình tay ba” thuần khiết, vui nhộn, chia những tràng cười dòn dã cho nhau.
                Rồi sẽ đến lúc tôi phải chia tay hai người bạn thân thiết dễ thương này. Tình bạn giữa hai (ba) người khác phái thường không bền.
                Chuyến tàu dừng ở sân ga, không người bước xuống. Tôi lại trở về chốn riêng cô độc….
                ….Ta khác chi bến bờ hoang vắng, từng thu sang đợi mãi cánh buồm, ánh chiều tà chút nắng còn vương và mây trắng lững lờ bay mãi.


                HT.THANH NGA
                GA, July 18 /2011
                Last edited by thanhnga; 11-20-2011, 02:34 PM.

                Comment


                • #23
                  CHIM SA Xuống Đất

                  Truyện ngắn



                  Năm tôi vào lớp đệ tam, cũng là lúc anh hai vừa thụ huấn xong khóa học bay ở Mỹ về. Bạn mới còn bỡ ngỡ chưa quen, bạn cũ tản mác các phân ban khác, chỉ có tôi và nhỏ Liên “văn hay chữ tốt” theo ban C, ôm ấp mộng làm … văn sĩ. Nhỏ này “chế” thơ tình rất hay, dù nó chưa có mảnh tình nào để … vắt vai.

                  Khi biết tôi có ông anh là Pilot, “cọng giá” của tôi vươn cao hẳn. Mấy đứa bạn vừa quen bỗng trở nên thân thiết lạ lùng, chiều nào tan trường về tôi cũng được rủ đi ăn hàng vặt ở mấy xe gỏi khô bò, chúng nó thay phiên nhau đãi đằng, chưa kể lúc ngồi trong lớp ăn vụng me dốt, cóc ổi nhai mỏi miệng. Tôi biết tỏng ý đồ của chúng, trong mắt … tai mũi họng, của tụi nó bây giờ chỉ có “ngài” Pilot nhà tôi là sáng giá. Mấy anh chàng Võ Trường Toản quần xanh áo trắng làm sao cân sức được với chiếc áo bay của Pilot, nên đành ngậm ngùi hát: “ anh có theo hàng trăm cây số, em vẫn không thèm quen anh đó….”


                  Ăn “chùa” mãi cũng kỳ, vả lại tôi phân vân không biết chọn đứa nào trong cái đám “quỷ cô nương” nhí nhố này để “gá nghĩa” cho anh hai, nên đành tiếc rẻ từ chối bớt những “cuộc vui”, chỉ giữ lại một nhỏ Liên làm “thân chủ”, dù sao nó cũng là bạn lâu năm từ hồi đệ nhất cấp, lại hiền lành nhu mì, sau này có “tiến thân” làm … chị dâu của tôi cũng được, đỡ lo anh hai vớ phải một bà chằng đem về áp đảo con em, vì thế tôi lên kế hoạch “gài” nó cho chàng … anh.

                  Anh tôi lọt vô được Không Quân vì chiều cao thuyết phục và sức khoẻ tràn trề chứ diện mạo chàng hơi … xí, nói tế nhị hơn là không đẹp trai mấy, khác xa lời đồn thổi về huyền thoại KQ :”không đẹp trai, không phải Pilot”. Chàng hiền lành và còn hơi “cù lần lửa”, dù đã được mấy bậc niên trưởng tận tình chỉ vẽ cho nhiều chiêu bay bướm, nhưng xem ra không cải thiện được phong cách chàng là mấy. Vậy mà bạn tôi, nhỏ Liên xinh xắn, thùy mị, mảnh mai và … thấp thấp đúng model “người em bé nhỏ”, say tình chàng quá trời. Từ sau ngày gặp gỡ anh, mồm nó lúc nào cũng lẩm bẩm bài “tuyết trắng” như thầy pháp niệm chú, mặt mày ngơ ngẩn như người mất tiền, cố ….rặn mấy vần thơ. Nó còn siêng năng chăm chỉ học nữ công, ( lúc trước nó thường rủ tôi coupe giờ này) tập thêu thùa. Nó thêu đôi chim liền cánh, đôi trái tim lồng vào nhau, đôi bông hồng đỏ thắm, chờ cơ hội tặng cho chàng anh hai. Tôi thương cảm quá, hỏi một câu … lãng xẹt:
                  -Ảnh …có gì đâu mà bà khoái dữ dzậy?
                  Nó cười lỏn lẻn.
                  -Tui thích cái … tướng mặc đồ bay của ảnh và giọng …Bắc kỳ ngọt lịm.
                  Trời mẹ ơi!!! …tôi ngạc nhiên quá đỗi, tôi cũng là “cô em Bắc kỳ nho nhỏ” đây, sao không thấy ai khen tôi có giọng “ngọt lịm”???
                  Chờ anh ‘dù” về nhà, tôi phỏng vấn chàng.
                  -Anh hai thấy bạn em thế nào?
                  Chàng ngơ ngác.
                  -Thấy gì … bạn nào?
                  Tôi vô cùng thất vọng.
                  -Chời ơi…nhỏ Liên hôm bữa gặp anh đó, anh thấy nó thế nào?
                  Chàng ngớ ngẩn.
                  -Anh … có thấy gì đâu, bạn em bị gì à?
                  Tới phiên tôi ngớ ngẩn.
                  -Anh không thấy gì thật sao? Anh không thích nó à? Anh không muốn có người yêu à?
                  Tôi hỏi một hơi “anh… không” làm chàng càng …không hiểu.
                  -Sao em hỏi nhiều thế, bạn em thì mắc gì tới anh?
                  Nhỏ Liên không lọt được vô mắt anh tôi, chàng anh “cù lần lửa” vậy mà quá lạnh lùng.
                  Chờ đợi khá lâu, không thấy tôi đem lại tin tức tốt lành hay một cuộc hẹn hò nào, nó chán quá quay sang làm “em gái hậu phương” viết thư cho các anh ”thiên thần” mũ đỏ, “cọp biển” mũ xanh, mũ nâu ngoài tiền tuyến, không thèm mơ tưởng đến chàng Pilot nhà tôi nữa.

                  Ngày “giải phóng” anh đang ôm chiếc trực thăng, có thể vù một mạch đến Thái Lan, nhưng không nỡ bỏ mẹ và tôi, nên đành ở lại. Mẹ bắt anh trốn ở vùng biển Phước Tỉnh, nơi có người quen làm dân chài, để mặc cho mẹ đối phó với bọn “bộ đội giải phóng” dai dẳng hạch hỏi: thằng giặc lái trốn đâu rồi.

                  Nhờ diện mạo hơi xấu, đen nên anh sống lẫn với dân ngư phủ an toàn và có cơ may vượt biên bình an tới đảo Bi đông. Tại đây anh bất ngờ gặp lại Liên, nó mừng rỡ nhận ra anh, anh cũng vui mừng không kém, vì nơi xứ lạ đất người, tâm trạng hoang mang chao đảo. Liên trở thành người thân, vì là bạn của …em gái mình.


                  Gần gũi hằng ngày khiến hai người yêu nhau thắm thiết và làm đám cưới ngay trên đảo. Tôi và mẹ vui mừng sung sướng, vì từ nay nơi xứ lạ, anh tôi có người thương yêu sớm hôm kề cận chăm sóc. Đúng là ông trời quá già nên mắt kém, rõ ràng hai ngườì có tên trong sổ nhân duyên, lần trước chắc “cụ” quên đeo kiếng nên không thấy, suýt chút nữa làm lỡ làng mối duyên tốt lành này.

                  Sau gần chục năm định cư ở Mỹ, anh lãnh mẹ tôi sang, tôi ở lại vì kẹt chồng con. Những cuộc điện đàm với mẹ, thỉnh thoảng nghe tiếng mẹ thở dài. Tôi băn khoăn hỏi.
                  -Mẹ ở bển có vui không?
                  Mẹ ngập ngừng.
                  -Vui …vui mà cũng …buồn, anh con … nể vợ quá.
                  -Nể là sao mẹ?
                  Mẹ nói nhanh.
                  -Nể là … nể, thôi con đừng hỏi nhiều.
                  Tôi hời hợt mau quên nên không nhớ đến chuyện này nữa.

                  Thời gian lại trôi qua mấy chục năm, vợ chồng anh không một lần về thăm VN. Tôi có đứa con gái lớn lấy chồng việt kiều, may mắn ở cùng tiểu bang với anh, khi vừa có điều kiện, nó vội bảo lãnh tôi ngay. Tôi muốn ở gần nhà anh để “chạy qua chạy lại” cho vui và gần mẹ. Ngày đầu tiên gặp lại con bạn cũ mà cũng là chị dâu, sau ba mươi mấy năm cách biệt, tôi bị choáng ….

                  Ôi thời gian!!! ... Thời gian là liều thuốc nhiệm mầu chữa lành những vết thương lòng đau đớn, nhưng cũng là liều cực độc hủy diệt tàn bạo dung nhan, vóc dáng con người. Bạn tôi ngày xưa xinh xắn, nhỏ bé, yêu kiều, nay trở thành một bà béo bệu bạo, ngồi thừ trên sofa với nét mặt lạnh tanh, nhìn nó tôi ngán ăn mỡ … suốt đời.

                  Thời gian và hoàn cảnh làm thay đổi mọi thứ. Ngày xưa tôi với nó thân thiết như chị em ruột, chia nhau từng viên xí muội, miếng ổi chát, miếng cóc chua, kể lể với nhau những mẩu tâm sự vụn vặt, ngây ngô thời mới lớn, vậy mà bây giờ nó nhìn tôi như người xa lạ. Cám ơn trời, nếu không bị kẹt lại ở nước VN nghèo đói khốn khổ mấy chục năm, chắc giờ này tôi cũng to “bành trướng đế quốc Mỹ” và tâm hồn lạnh lẽo như nó.

                  Vì ở gần, hay chạy qua nhà anh, tôi mới hiểu được tiếng thở dài và câu nói ngập ngừng của mẹ ngày trước. Không biết từ lúc nào, bạn tôi đã tân dụng cái ưu thế “lady first” của nước Mỹ văn minh, yêu chuộng phụ nữ. Từ một người con gái dịu dàng thùy mị, nó thay đổi thành một ‘’lady” lắm mồm, riết róng. Mọi việc trong ngoài một mình nó quyết định, anh tôi chỉ là người thừa hành, kiêm nội trợ, chờ lệnh sai phái. Anh đã thành một người hoàn toàn khác.

                  Ngày xưa anh tuy hơi “cù lần” nhưng cũng có phong thái nam nhi, oai hùng liệng cánh trên những trận địa, làm quân thù khiếp hãi,được bạn bè đồng đội thương mến vì tính hiền và nụ cười luôn nở trên môi. Bây giờ nụ cười trở nên hiếm hoi trên khuôn mặt đăm chiêu nhẫn nhục. Anh chiụ đựng sự càm ràm ca cẩm của vợ riết thành quen. Nó xéo xắt anh vì cái tội … nó mập, rồi ghen tuông vu vơ với những người không mập như nó. Có lần tôi ái ngại hỏi.
                  -Chị cứ than mập mà sao không chịu khó tập thể dục? (không biết từ lúc nào tôi lễ phép gọi nó bằng chị)
                  Nó liếc cho một cái dài ngoằng.
                  -Dào ơi … cô khéo vẽ chuyện, tôi làm gì có thì giờ mà tập với chả … họp.
                  -Chị cứ để thân hình …tròn trịa thế này, rồi cuối tuần lại đi chơi với bạn, mặc kệ anh ở nhà một mình, không sợ ảnh có … người khác sao?
                  Nó nhìn tôi như nhìn sinh vật lạ, cười rung mấy thớ thịt dưới cằm.
                  -Xời … cô đùa? Cho kẹo lão cũng không dám.
                  -Sao chị tự tin thế?
                  Nó cao giọng ngạo nghễ.
                  -Chị … mày có tình báo khắp nơi, lão hó hé là chết ngay.
                  Tôi phục nó sát đất, phục luôn cả nước Mỹ nữa. Nước Mỹ giỏi thật, đào luyện được những người phụ nữ VN ngày xưa hiền lành dịu dàng, giờ trở nên “thần thông quảng đại, hô phong hoán vũ” như ngày nay.


                  Những lúc cuối tuần rảnh rỗi, anh tha thẩn ra vườn chăm sóc, cắt tỉa mấy khóm hoa, nhổ mấy cây cỏ dại, ngắm vài con chim bay lên cành xào xạc, lượm nhặt những chiếc ly nhựa, ống hút, giấy kẹo mà vợ con, bà cháu xả ra bừa bãi, cặm cụi cần mẫn. Hình như những lúc đó tôi mới thấy anh vui, nét mặt tươi, thỉnh thoảng cười mỉm một mình, nụ cười không bao giờ thấy ở trong nhà, bên cạnh nó. Tôi thắc mắc quá, tra gạn.
                  -Anh có gì vui mà cười một mình vậy?
                  Anh chối phắt.
                  -Đâu có gì.
                  -Mình chỉ có hai anh em với nhau mà anh không tin em sao, nói cho em nghe với.
                  -À…à, anh coi sách báo, đọc truyện ngắn… truyện dài, có những chuyện vui vui, nhớ lại buồn cười thôi mà.
                  Tôi không tin, nhưng không tra gạn nữa, hỏi một điều để mãi trong lòng, lâu nay chưa có dịp hỏi.
                  - Em thấy … nó quát nạt, ăn hiếp anh quá trời mà sao anh không nói gì?
                  -Anh nhịn cho rồi, khỏi ầm nhà, có nói cũng không lại bả.
                  Tôi xót xa.
                  -Anh sống vậy không thấy buồn sao?
                  Giọng anh chùng xuống, buông xuôi.
                  -Buồn hay vui thì ngày tháng vẫn trôi, rồi cũng qua một kiếp.
                  Tôi đau nhói trong lòng, tiếp tục khai thác tâm tư ông anh thân yêu.
                  -Có bao giờ anh nghĩ đến chuyện … ly dị không?
                  Anh khẽ lắc đầu.
                  -Không em ạ … âu cũng là số phận, với lại anh quen rồi, cũng chẳng có gì ghê gớm lắm.
                  Một lần nữa tôi lăn ra đất phục ông anh, như đã từng phục chị dâu. Lại cũng câu nói: Ôi!!! nuớc Mỹ giỏi quá, tôi luyện được những chàng trai kiêu hùng, một thời tung mây lướt gió, oai phong oai dũng ngày xưa, trở nên những ông chồng nhẫn nhục, cam chịu ngày nay.
                  Không Quân có khẩu hiệu: không bỏ bạn bè…
                  Bây giờ có thêm vế sau: không care vợ … dữ.


                  HT.THANH NGA JULY 14 /2011
                  Last edited by thanhnga; 11-20-2011, 02:52 PM.

                  Comment


                  • #24
                    Thân ái chào chị Thanh Nga,

                    Đọc qua truyện ngắn "Chim Sa Xuống Đất" do Chị viết, tôi xin phép Chị cho tôi hỏi một câu, "Chị có hay bắt nạt ông nhà không?"

                    Chúc chị và gia đình một ngày vui vẻ
                    Tình thân
                    KQ2

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi khongquan2 View Post
                      Thân ái chào chị Thanh Nga,

                      Đọc qua truyện ngắn "Chim Sa Xuống Đất" do Chị viết, tôi xin phép Chị cho tôi hỏi một câu, "Chị có hay bắt nạt ông nhà không?"

                      Chúc chị và gia đình một ngày vui vẻ
                      Tình thân
                      KQ2
                      Cám ơn anh thăm hỏi. Tôi không có cơ hội bắt nạt "ông nhà", hồi đó ổng bắt nạt tôi thì có. Tôi thấy phụ nữ bên này đa số được bắt nạt "nhà" của họ, thấy bắt...ham.
                      Thân ái.
                      TN

                      Comment


                      • #26
                        Mộng đêm xuân...

                        Nguyên văn bởi thanhnga View Post
                        MỘNG ĐÊM XUÂN

                        Truyện ngắn


                        Dù đã 9 giờ sáng, tôi vẫn còn cuộn mình trong chăn, uể oải nhìn ra ngoài trời tối mù, nước mưa tạt vào khung kính, chảy xuống thành giòng mờ đục, tôi tự cho mình lười biếng một chút vì - mùa đông mà - dậy sớm cũng chẳng có việc .................................................. .................................


                        HT. THANH NGA
                        DEC 2010
                        Cám ơn chị thanhnga đã cho Cóc tui thưởng thức một bài quá đã... cười hoài với cái giọng văn dí dỏm... hơi tưng tửng mà thật là dzui... Hy vọng được kết bạn cùng chị...
                        SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                        HỒ VI LAO KỲ SINH

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi PhiLan View Post
                          Cám ơn chị thanhnga đã cho Cóc tui thưởng thức một bài quá đã... cười hoài với cái giọng văn dí dỏm... hơi tưng tửng mà thật là dzui... Hy vọng được kết bạn cùng chị...
                          OK Phi Lan, thêm bạn bớt ... buồn. Nga hân hạnh được kết giao với Philan.
                          TN

                          Comment


                          • #28
                            Má Tôi



                            Trời chưa sáng,
                            khi mọi người còn đang say giấc ngủ .
                            Má ra đường, đi mỏi gót đôi chân.
                            Xóm nhỏ nơi đây, qua lại biết bao lần.
                            Cất cao giọng, tiếng rao, ôi lạc lõng.
                            Một thúng bánh mì lòng bao ước vọng.
                            Nuôi tụi con khôn lớn nên người.
                            Nắng dần tàn, bóng tối buông rơi
                            Má vẫn đi ... vẫn quanh xóm nhỏ
                            Gót chân không còn đỏ
                            Ngoài kia, xã hội phù hoa.
                            Tuổi trẻ quên rồi, má vẫn bôn ba
                            Năm tháng hao mòn, gánh sầu vô hạn.
                            Tình thương tụi con không bao giờ cạn.
                            Một bóng, một đời thầm lặng đơn côi
                            Tụi con thương má lắm, má ơi !
                            Hứa không để má buồn rơi nước mắt.


                            H.T.THANH NGA
                            GA,Apr. 2010

                            Last edited by thanhnga; 12-02-2011, 04:58 PM.

                            Comment


                            • #29
                              Ngày mất nước!...Một số ít anh em may mắn chạy thoát được chế độ bạo tàn của CS. Số còn lại, chiến hữu, đồng đội của chúng ta rơi vào lao tù khổ sai nơi rừng thiêng nước độc, địa ngục trần gian CS đã tạo ra. Ở nhà, những người vợ trẻ của họ lao nhọc không kém. Các chị đã vượt qua bao gian nan khốn khó để nuôi con.
                              Xin cám ơn Thanh Nga đã cho tôi đọc trước câu truyện này, một câu chuyện thật cảm động, xin giới thiệu cùng độc giả "Mùa Noel Năm Cũ"


                              hung45qs
                              Hung45HTQS

                              Comment


                              • #30
                                MÙA NOEL NĂM CŨ

                                Truyện ngắn


                                Sau ngày 30/4 năm 1975, chồng tôi ra trình diện theo lệnh triêu tâp của “ cách mạng”. Trước khi đi anh ân cần dặn dò - tôi ở nhà ráng chịu cực khổ thiếu thốn một thời gian ngắn - vì theo lời của “cán bộ”, các anh chỉ đi “học tập” có 15 ngày.
                                Anh lo lắng như vậy vì biết tôi sẽ chẳng làm được gì để nuôi con. Thể trạng tôi yếu đuối. Tôi là con một, sống sung sướng từ thuở mới lọt lòng, chưa bao giờ phải lo toan miếng cơm manh áo, giữa sự thay đổi nghiệt ngã của thời thế, tôi không thể thích nghi. Giờ đây, một nách với con thơ, mẹ già nua bệnh hoạn, tôi vô cùng khó khăn lúng túng khi không có anh bên cạnh.


                                Anh đi rồi, 15- 30 ngày, 3 tháng, rồi 3 năm…vẫn biệt tăm. Hàng ngày và mỗi lần đi họp tổ dân phố, cán bộ phường tuyên truyền, thúc ép người dân đi kinh tế mới, lao động, sản xuất với khẩu hiệu “lao động là vinh quang”. Gia đình sỹ quan “ngụy quân, ngụy quyền” càng phải đi trước làm gương, để chồng, con mau sớm được “khoan hồng”, trở về sum họp. Quên mất ngày xưa vị nguyên thủ quốc gia nói một câu bất hủ: “Đừng nghe những gì cộng sản nói….” tôi bàn với mẹ về quê sinh sống.

                                “Quê” chỉ cách Saigòn 20 cây số, thuộc tỉnh Bình Dương và cách lằn ranh phân chia “thành phố HCM” có mấy trăm mét. Gom góp hết tiền bạc còn lại, tôi mua căn nhà nhỏ của người đi “kinh tế mới” xa. Sống nơi này, tôi mới thấy khó khăn nan giải hơn trong cuộc mưu sinh. Ở đây nửa quê nửa tỉnh. Không có đất để trồng cấy, cũng chẳng buôn bán gì được cho ai. Đã vậy, bên kia lằn ranh là thành phố, hàng tháng mỗi hộ gia đình được mua lương thực theo giá “nhà nước”, dù là gạo hẩm, bo bo hay bột mì mốc, cũng qua ngày dễ dàng hơn là phải mua với giá “chợ đen”.

                                Tôi loay hoay bối rối tìm kế sinh nhai. Ra chợ trời buôn bán đồ cũ: Không được. Không tranh cạnh lại những người lọc lõi tinh khôn nên mua bán bao giờ cũng lỗ. Đi Vũng Tàu buôn cá về chợ bán, cũng không được. Cá ế, đem về phơi khô ăn dần, hết vốn.

                                Lên Sàigòn ngồi viả hè bán cơm tấm. Những gánh hàng khác, mỗi buổi sáng bán đắt rôm rả, chồng con xúm xít phụ giúp, một gánh hàng rong nuôi sống cả gia đình. Còn tôi, bán cơm vẫn … ế, không biết vì nấu không ngon, hay vì không có “giang” buôn bán …. Ngày nào cũng ế, đem cơm về cho nhà người quen nơi tôi ở đậu. Nhìn con họ ăn ngon lành, nghĩ đến mẹ và đám con thiếu đói ở nhà, lòng tôi xót như xát muối, nhưng không thể leo xe đò đem về, vì còn phải chuẩn bị cho gánh hàng hôm sau và dậy sớm đi bán. Vốn liếng cạn dần theo những ngày ế ẩm.


                                Buôn bán không xong, tôi lên rừng làm rẫy mướn. Từ thuở lọt lòng đến nay, tôi chưa bao giờ phải làm việc nặng nhọc, bàn tay nhỏ nhắn chưa biết cầm đến cái cuốc, cái liềm, nhổ cỏ, trồng cây. Chịu đựng cái nắng như đổ lửa giữa đồng trống vài ngày, tôi lăn ra bịnh, mình mẩy sưng tấy vì bị côn trùng cắn đốt, sau đó được chủ cho … nghỉ việc.

                                Có đợt tuyển công nhân lên núi phụ thợ điện bắt đường dây cáp, tôi “đăng ký” xin làm. Lúc lên, chẳng những không mang vác được gì, kể cả túi cơm chai nước của mình, tôi còn phải có người … dìu đi. Lúc về, gặp cơn mưa rừng, tôi trợt chân, suýt bị cuốn trôi tuột xuống khe núi, lại có hai người …..xốc nách tôi đem về. Vắt rừng đeo đầy ống chân, lên cả đùi, con nào cũng đen bóng, tròn lẵn, tôi được một phen kinh khiếp hãi hùng. Cuộc mưu sinh đối với tôi thật vô cùng khó khăn, nan giải. May có người bạn thương tình dắt tôi đi buôn ….
                                ****
                                Những năm đầu mới “giải phóng” miền Nam, ‘’nhà nước’’ dùng chính sách ngăn sông, cấm chợ để trị dân. Sản phẩm nơi nào làm ra thì nơi đó dùng, không được giao thương, buôn bán. Miền Tây có lúa gạo, tôm sông, cá biển, sau khi thu hoạch về, nộp sản phẩm cho hợp tác xã, còn lại cũng tạm no đủ. Nhưng nếu muốn uống ly Cafê hay nhấm nháp tách trà, thì phải lên tận cao nguyên mới được thưởng thức những món “xa xỉ” đó. Ngược lại, cao nguyên cũng vậy, nếu chỉ sản xuất ra trà, càfê thôi thì cứ uống … trừ cơm. Vì thế phát sinh ra nghề buôn lậu.

                                Tất cả mọi thứ đều “lậu”, từ lúa gạo, ngô khoai, đường đậu, tôm cá mắm muối bị “nhà nước” quản lý chặt chẽ. Mọi nẻo đường mọc lên những trạm kiểm soát gắt gao. Cafê và trà bị liệt vào hàng “quốc cấm”. Ai đem theo từ 1kg cafê trở lên, nếu bị xét thấy. Nhẹ thì bị nhốt vào cornet một vài hôm, ban ngày chịu cái nóng của địa ngục, ban đêm lạnh như mùa đông bắc cực. Nặng thì bị đưa đi “lao động cải tạo” vài tháng. Đi “buôn lậu” nếu qua trạm trót lọt thì một vốn bốn lời, nên ai nấy đổ xô đi buôn, nhiều nhất là các chị có chồng đi “học tập” như tôi, bất chấp vất vả gian khổ, nằm đường ngủ bụi, vốn liếng mất trắng như chơi. Đi buôn mà như đi đánh bạc, một ăn một thua và còn bị “người đời” khinh bỉ rẻ rúng gọi là “con buôn”.


                                Tôi không có vốn, cũng chẳng có ai thân thuộc ở Ban mê Thuột, nhưng Lựu, bạn tôi thì khác. Bà con họ hàng cô ở đó rất đông, lần về, mỗi người cho một ít nông sản cũng đủ một chuyến hàng đem về thành phố, không sợ “đứt” vốn khi bị bắt. Mùa thu hoạch cafê vào cuối năm. Lựu xin cho tôi ở nhờ nhà dì và đi hái cafê tính công.

                                Mỗi ngày, từ rất sớm, cao nguyên mùa đông trời lạnh buốt. Tôi khoác thêm chiếc áo lính cũ, gọi là “đồ đi làm” dì cho mượn, co ro cùng với đám công nhân người sắc tộc ra vườn hái cafê. “Nghề” này tôi làm được, chỉ cần nhanh tay và khéo léo. Những cành cafê nặng triũ trái chín, tuốt rơi rào rào xuống tấm bạt trải rộng dưới gốc cây. Nhánh nào trên cao thì vin xuống nhẹ nhàng để không gãy cành, năm sau hoa còn trổ ra nơi đó. Làm một lúc người cũng ấm lên. Tôi hăng say chăm chỉ làm việc, để không bị “đuổi” như những lần trước.

                                Chiều về, những buổi chiều mưa. Đất đỏ dính lên quần áo bê bết mỗi khi trợt chân té, đôi giày bố quệt đất dẻo quẹo cao thêm nửa gang tay, mất thêm ít thời gian ngồi chặt đất như chặt … thịt gà, để sáng có đôi giày nhẹ đi làm sớm.

                                Về đến, tôi còn giặt một thau to “đồ đi làm” của những người trong nhà. Nước quay từ giếng sâu lên, cánh tay tôi gầy guộc khẳng khiu, cố sức giặt vắt những chiếc áo lính thấm nước và đất nặng triũ. Mưa rừng hiu hắt cày sâu thêm nỗi buồn và nỗi nhọc nhằn cho người. Vừa mệt vừa lạnh, tôi đi ngủ luôn dù người đầy bụi bặm.

                                Ngày chủ nhật được nghỉ, tôi theo mấy người quen bò vào vườn của hợp tác xã nhặt cafê “cứt chồn”. Chim, chồn là loài hoang dã rất tinh khôn, chúng chỉ ăn những trái chin mọng rồi nhả hột ra, nên những hột cafê này vàng ươm, đều rặt, gíá cao gấp hai lần cafê thường.

                                Đi mót thế này cũng như đi ăn trộm. Vừa cắm cúi nhặt, vừa giỏng tai lên cố nghe tiếng bước chân của du kích xã đi rảo gác trong vườn. Xui xẻo để bị tóm, vừa mất hết túi “cà” nhặt được, vừa bị “ăn” vài cú đấm cú đá, gặp người ác thì bị nhốt ở xã vài ngày. Nguy hiểm là thế, nhưng hột cafê “cứt chồn” luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ mọi người, vì chất lượng “ngoại hình” và cái giá cao của nó. Những khi rảnh rỗi, tôi có cách tiêu khiển thú vị, là bốc một nắm “cứt chồn” ra ngồi nhìn, mê mẩn như người ta ngắm nghía chiếc nhẫn hột xoàn.

                                Mùa thu hoạch cafê rốt ráo trong vòng một tháng. Một tháng xa nhà, xa con. Tuy nhớ chúng vô cùng, nhưng hy vọng với số tiền công khiêm tốn, cùng với nắm cafê đi nhặt, tôi mua được it “hàng lậu” cố dấu diếm mang về được đến thành phố, là sẽ có số vốn nhỏ đi buôn như người ta, không phải ở làm công biền biệt tháng ngày.

                                Ngồi co ro bên bếp lửa, suy nghĩ miên man. Cám cảnh thân phận mình, thương nhớ mấy đứa con và mẹ. Tôi vừa ra bưu điện gởi tiền về. Vài hôm nữa nhận được, mẹ tôi sẽ vui mừng lắm, có thể mua chút thịt cho mấy đứa cháu ăn mừng ngày lễ. Giáng Sinh năm nay tôi không có ở nhà cùng các con đi lễ đêm. Dù nghèo túng thiếu thốn, nhưng năm nào tôi cũng nấu nồi xôi đậu, sau khi lễ về cả nhà quây quần ăn mừng Chúa sinh ra đời.

                                Nhớ đến con là tôi thấy an ủi phấn chấn vô cùng. Chúng là nguồn động lực mạnh mẽ, giúp tôi vượt qua mọi gian nan vất vả. Quỳ trong giáo đường trên cao nguyên vào đêm Giáng Sinh, tôi thầm nguyện cầu ơn trên ban cho tôi luôn mạnh khoẻ, để có sức nuôi dưỡng đàn con trên đường đời muôn vàn khó khăn chồng chất.

                                Với số vốn ít ỏi, chuyến đi tôi mua ít quần áo cũ, tôm cá khô, đem lên bán cho người sắc tộc. Chuyến về lại lận bọc vài ký cafê, chục ký gạo bắp, đậu mè các loại. Có chuyến qua trạm mất ít, chuyến mất nhiều, chuyến mất trắng, nhưng mẹ và các con tôi cũng tạm no đủ trong đạm bạc.

                                Cũng từ đó, tôi luôn sống trong tâm trạng phập phồng hồi hộp. Mỗi lần tới trạm, mọi người trên xe phải xuống hết để thuế vụ khám xét. Tim tôi nhảy ngược lên trong lồng ngực, sự sợ hãi cộng với giá lạnh cao nguyên làm hai hàm răng tôi đánh vào nhau lập cập liên hồi không dừng. Những giây phút đó dường như vô tận, tôi nín thở theo dõi từng bàn tay chuyển động bới móc của thuế vụ trên mui xe. Kẹp trong người cái giỏ có vài dúm cafê, cố lẩn tránh những con mắt cú vọ. Ngủ cũng mơ thấy bị rượt bắt, bị “tuôn” hàng, bị đưa đi “lao động”, tỉnh dậy người ướt đẫm mồ hôi.

                                Vào những tháng hoa cafê nở, xe vừa qua khỏi đỉnh đèo đã thấy mùi hương ngào ngạt không gian, thơm nồng ngọt gắt. Hoa trắng nhỏ chi chit ôm cành dày đặc trong những cánh rừng bạt ngàn, khiến lòng dâng trào cảm xúc. Nhưng tôi không còn tâm trí nào để thưởng thức hươnghoa nồng nàn quyến rũ, ngắm nhìn núi rừng hoang dã thâm u. Đầu óc còn mải suy nghĩ tìm ra phương cách dấu diếm cafê kín đáo hữu hiệu hơn, để không bị “đứt” vốn.

                                Tôi quá chán ngán cảnh đi buôn đầy gian nan bất trắc này, nên quyết định không đi nữa, lại loanh quanh ở Saìgòn kiếm việc khác làm.
                                ****
                                Thời gian đi buôn, tôi quen Lan và kết bạn đi chung với nhau. Nhà Lan trước ở Sàigòn, sau “giải phóng” đi kinh tế mới trên BMT. Lan còn người cô ruột ở Thị Nghè, mỗi chuyến về, Lan hay đưa tôi đến nhà cô chơi. Cô của Lan là người trí thức, trước kia làm thông ngôn sở Mỹ. Xã hôi mới này không thâu dụng cô. Gia đình sa sút, cô kiếm sống bằng nghề bán bánh mì dạo, tính cô rộng rãi phóng khoáng và thương người. Cô có chiếc xe đạp cà tàng, mỗi buổi sáng dậy sớm, qua lò lấy bánh rồi đạp vào trong xóm bán rong, vậy mà đủ cơm gạo cho một gia đình năm người. Cô cho tôi ở nhờ và chỉ cách đi bán.

                                Tôi không có xe đạp, đi bộ ngày hai buổi sớm tối bán rong trong xóm và còn phải đi những xóm xa hơn, tránh “địa bàn” quen của cô. Ngày đầu tiên cắp sọt bánh mì bên hông, trời tờ mờ sáng, mọi người còn đang say giấc trong nhà, tôi cất tiếng rao – ai - chữ “ai…” vừa thoát ra khỏi cổ họng, bỗng nghẹn lại, tắt lịm. Tiếng rao nghe sượng sần, quái đản. Tôi cười sằng sặc một mình, may không ai thấy…. Tôi phải tập rao…trên sân khấu … ngoài đường, một mình diễn và … cười. Trời sáng trắng, tôi đi gõ cửa từng nhà mời mọc

                                Khoảng bảy giờ chiều, tôi bắt đầu cho cữ tối. Ngày ấy, Thị Nghè còn là ngoại ô vắng với nhiều xóm nhỏ lầy lội bên dòng kênh. Những hôm nước dâng lên, ngập nửa ống chân, tôi lội bì bõm trong bóng đêm, chỉ nhờ chút ánh sáng điện hắt ra từ trong nhà.

                                Vàì nhà trong xóm còn có cái … mả ngoài sân. Thỉnh thoảng cơn gió đùa bụi tre nghiến kẽo kẹt , tiếng sột soạt bên rào giậu, con chồn chạy vụt qua, đom đóm lập lòe như ma trơi. Những “hoạt cảnh” ấy khiến tôi sợ hãi rụng rời, mấy lần suýt đánh rơi sọt bánh mì xuống nước. Tiếng rao run run nghe càng kỳ quái, nhão nhoẹt hơn, nhưng mọi người trong xóm đã quen với thanh âm “đặc trưng” đó. Buổi tối bán được nhiều, vì chỉ có mình tôi lặn hụp nơi xóm nhỏ tối tăm này.

                                Nhiều sáng thức dậy, đứng không vững trên đôi chân tê buốt nhức nhối của mình, vì đi bộ mỗi ngày nhiều cây số và thường xuyên ngâm trong nước lạnh. Nhưng tôi nhủ lòng, phải cố gắng, phải vững bước bền bỉ, để các con tôi được lớn lên mà đi trên đường đời với đôi chân khoẻ mạnh.

                                Mỗi ngày chỉ bán có mấy tiếng buổi sáng và buổi tối, nhưng tôi phải ở đậu lại nhà cô, một tuần về nhà một lần. Hôm nào đem về vài ổ bánh mì ế, nhìn các con ăn ngấu nghiến ngon lành, tôi ứa nước mắt. Bánh mì ế ngày nào cũng có, không nhiều thì ít, con cô ăn đến phát ngán. Tôi tự trách mình quay quắt vì quyết định về quê ngu xuẩn. Cứ bám lại Saigòn mà sống sẽ đỡ khổ hơn nhiều, không phải ăn nhờ ở đậu, không phải xa con, giao hết trách nhiệm cho mẹ tôi trông coi chăm sóc. Mẹ tôi gìà yếu, trông coi ba đứa trẻ đang tuổi nghịch ngợm phá phách tung trời, thật là vất vả. Vậy mà mẹ vẫn còn tự trách mình, chẳng giúp gì được cho tôi.Tôi xa nhà đâu phải để làm công việc trọng đại to tát gì cho cam, chỉ buôn gánh bán bưng thôi, những thứ ế ẩm còn lại, bà cháu không được ăn no lòng, cho qua đi ngày tháng.
                                ***
                                Còn vài ngày nữa là đến Noel, phố phường nhộn nhịp, mọi người tất tả mua sắm. Trong sân nhà thờ Thị Nghè hang đá đã làm xong, chúa Hài đồng nằm hồn nhiên trong máng cỏ, giữa ba vua và mục đồng vây quanh. Đèn sao giăng mắc từ trên nóc nhà thờ tỏa xuống. Không khí ngày lễ xôn xao rộn ràng.

                                Năm nay tôi lại không được ở nhà cùng gia đình mừng lễ, dù chỉ cách 20 cây số. Đêm Noel tôi vẫn đi bán, cho rằng hôm đó sẽ bán được nhiều hơn ngày thường gấp bội.

                                Từ khi “giải phóng” đến nay, tôi chưa bao giờ cho con lên Saigon, dù là ngày lễ tết, để chúng được vui chơi, thỏa thích trước sự nhộn nhịp của phố phường hoa lệ.

                                Dù nơi tôi đang ở là xóm đạo, cũng có đèn ngôi sao giăng mắc rực rỡ, cũng không khí tưng bừng rộn ràng của ngày lễ, nhưng làm sao so sánh được với sự tráng lệ, nhộn nhịp nơi thành phố. Nhìn những đứa trẻ hớn hở, tung tăng bên cha mẹ, tôi chạnh lòng thươngcon quay quắt, bèn nảy ra ý định đưa các con lên đây, sau khi bán hết sẽ dẫn chúng đi lễ, đi chơi, để chúng được hưởng một đêm Noel vui vẻ.


                                Mẹ tôi quen sống với những đứa cháu, không thể xa chúng dù chỉ một ngày, dù đôi khi chúng làm bà giận đến phát điên. Có dịp cháu được đi chơi thành phố với mẹ, bà đâu nỡ không cho đi, nhưng phải để một đứa ở nhà với bà, đứa nào sẽ ‘’hy sinh’’ ở nhà đây?

                                Mẹ tôi hiếm hoi, muộn mằn mới có tôi. Ngày tôi sinh thằng con đầu lòng, bà mừng đến nỗi đôi chân bủn rủn, khụy xuống đất, khi nhìn thấy mẹ con tôi vuông tròn, đang được đẩy ra từ phòng sanh. Một tay bà chăm sóc ẵm bồng từ thuở lọt lòng. Vì thế, bà cưng yêu chiều chuộng nó nhất nhà, không bao giờ từ chối nó điều gì.

                                Thằng con út lại là đứa tôi xót xa nhất. Khi “giải phóng “ nó còn đang trong bụng, vừa ra đời đã chiụ cảnh đói khổ thiếu thốn triền miên. Vả lại, nó là út, hay mè nheo nhõng nhẽo, có dịp này nó đâu thể không đi. Cuối cùng con gái phải ở nhà, nó luôn là đưa chịu thiệt thòi, vì biết thương và nhường nhịn anh, em.

                                Nhà tôi chỉ có một cái giường, tôi ngủ dưới đất để ba đứa con ngủ trên giường với ngoại. Giường chật, bốn bà cháu thì chỉ ba người có thể nằm xuôi bên trên, một phải nằm ngang dưới chân. Mẹ tôi lên lịch phân chia chỗ nằm mỗi đêm. Hai đứa nằm hai bên với ngoại, một đứa nằm dưới, hôm sau đổi đứa khác lên, nhưng hai thằng con trai không thèm chấp hành theo luật. Rốt cuộc đêm nào con gái cũng phải nằm dưới chân, đêm nào bà ngoại cũng dỗ dành rồi … hứa đêm mai, nhưng không bao giờ thực hiện được lời hứa đó. Mỗi lần mấy bà cháu nằm trên thả … bom hơi, nó nằm dưới chân hít thở ‘’khí độc’’ đến chóng mặt, tội nghiệp con gái tôi.

                                Hai thằng hân hoan hớn hở theo lên Sagòn. Tôi định bụng bán xong sẽ dẫn con ra nhà thờ Đức Bà đi lễ, để con tận hưởng một đêm Noel tuyệt vời nơi Vương Cung Thánh Đường.

                                Cho mỗi đứa một ổ bánh mì vừa đi vừa gặm, tôi dẫn con loanh quanh trong xóm nhỏ lầy lội cố hữu. Một tay cắp sọt bánh mì, một tay dắt thằng con nhỏ mới ba tuổi, sợ nó vấp té vì đường gập ghềnh tối tăm, ba mẹ con đi hết xóm này sang xóm khác. Đêm dần khuya, hai đứa trẻ mệt nhoài, những gót chân nhỏ bước thấp bước cao loạng choạng, sọt bánh mì vẫn còn nhiều …. Lúc đầu tụi nhỏ hăm hở háo hức bao nhiêu thì bây giờ ỉu xiù, thiểu não như quả bóng xì hơi.

                                Không may vì tôi đã tính sai. Ngày lễ người ta không ở nhà để mua bánh mì nhiều như tôi tưởng. Họ đổ xô đi chơi, vui vẻ ăn uống nơi nhà hàng, quán xá. Ai ăn mừng lễ ở nhà thì đã chuẩn bị đầy đủ, không phải mua thêm gì nữa.

                                Tôi không thực hiện được dự định của mình, không còn sức để ba mẹ con lội bộ ra nhà thờ Đức Bà. Nhà thờ Thị Nghè lễ đã xong từ sớm.

                                Trải miếng nylong trên lề cầu dành cho người đi bộ, để hai đứa con nằm. Hai tay tôi luôn phe phẩy, xoa xuýt xua đuổi bầy muỗi đói bu lại trên mình con. Chúng tôi như những kẻ hành khất lang thang, buồn bã nhìn dòng người qua lại đã thưa thớt.

                                Tưởng rằng cho con đi chơi, cho con hưởng một đêm Noel vui vẻ hạnh phúc, ai ngờ đem con đi … đày. Mai sau trong ký ức con tôi có còn nhớ đêm Noel này? Nhất là với thằng bé ba tuổi. Riêng tôi, tôi nhớ đến ngày cuối cùng của cuộc đời, cả khi đã ở thế giới bên kia.


                                HT.THANH NGA . NOV 2010
                                Last edited by thanhnga; 12-15-2011, 05:12 AM.

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X