Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đặc San Hội Ngộ kỳ III

Collapse
X

Đặc San Hội Ngộ kỳ III

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    NỖI NHỚ HẮT HIU



    Tờ bạc mới em cho làm kỷ niệm
    Của đời nhau mong sẽ đẹp sau này
    Chỉ mấy mươi đồng mà nghìn kỷ niệm
    Mỗi đông về nỗi nhớ hắt hiu bay

    Bốn câu thơ tôi đã tình cờ đọc đâu đó trên một tờ báo văn nghệ trước năm 1975, bài thơ cũng khá dài nhưng tôi chỉ nhớ lõm bõm vài câu, mà tên tác giả cũng không tài nào nhớ nổi, tuy nhiên , cứ mỗi độ xuân về , những câu thơ này cứ như một kỷ niệm nào đó nằm trong một phần đời đã cũ của mình cứ tự dưng hiện ra trong đầu mình, và quả thật nhiều lúc nó làm tôi bần thần cả người vì một nỗi nhớ nhung nào đó không rõ ràng nhưng cứ thoắt ẩn, thoắt hiện . . .

    Chiều nay nỗi nhớ đó lại về trong tôi, nó khiến tôi như muốn trốn chạy, muốn thoát ra khỏi cái không gian nhộn nhịp của những ngày giáp tết, cái vội vã đua chen của cuộc sống quanh mình chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi nên mọi người hối hả mua sắm, hối hả trả tiền, hối hả đòi nợ, chỉ riêng tôi( hay còn nhiều người khác nữa cũng có tâm trạng nhưng mình không biết ), tôi thấy mình lạc lõng và buồn bã thế nào đó trong cái hối hả của mọi người

    Quán không lớn lắm, khung cảnh đìu hiu buồn bã như mùa xuân không hiện diện nơi này, chủ quán ôm cây guitar thùng bập bùng bài “Niệm khúc cuối ” , tôi rít một hơi thuốc, nghe lòng mình chùng xuống từng nỗi nhớ nhung “Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời cũng đã muộn rồi . . .” Ông Ngô Thụy Miên ơi! Sao mà ông hay thế, chắc ông cũng đã từng có tâm trang như thế phải không? Cám ơn ông đã nói hộ tôi những gì thầm kín mà một thằng đàn ông trong tôi nhiều lần muốn mà cái tự ái to đùng khiến tôi bao lần phủ nhận, khiến tôi bao lần nói cái điều ngược lại với lòng mình. Để hơn ba chục năm đau khổ lại tiếp tục khổ đau vì những giằng xé trong nhau

    Cái tự ái to đùng đã một lần nữa khiến tôi ngồi hiu hắt trong quán nhỏ ngoại ô để thầm trách móc, để thầm ước mơ, để thầm lẩm nhẩm những câu thơ vô nghĩa :
    Chiều ba mươi buồn qua giọt nước
    Khoanh tay mà đứng đợi ai đây
    Thèm ánh mắt ru lòng về phố
    Ở chốn người chắc lắm men say

    Chủ quán nghe tôi âm ư mấy câu thơ, thì buông đàn nhìn tôi thở dài.. Nó làm như hiểu tôi lắm hay sao đó nên nói vọng qua
    - Làm ly rượu cuối năm với em nghe anh
    - Ừ thì làm một ly, rượu gì đó nhóc?
    - Trời đất, người ta râu mọc đầy mà anh kêu là nhóc- rượu này bảo đảm trên cả tuyệt vời, chính gốc bàu đá, thuốc rượu do chính tay mẹ em ngâm, thang gia truyền đại bổ, sau đó ngâm thêm sâm và đại táo, rượu này có tuổi trên chục năm rồi
    - Nhóc xạo vừa thôi, xuất xứ rượu thì tao tin, thuốc ngâm tao cũng tin, còn hơn chục năm thì tao không tin
    - Sao anh không tin chứ
    - Không tin vì tao e rằng mẹ mày không cho thì mày cũng uống hết của bả từ mười đời chin kiếp rồi
    - Trời đất, anh nghĩ sao mà nói vậy? Đừng có coi mặt mà bắt hình dong nghe, em bặm trợn vậy chứ có biết uống rượu đâu
    - Không biết uống mà má mày ngâm, chắc bả ngâm cho ông già mày hả
    - Không có, ông già em không biết uống rượu, mà ổng cũng bỏ mẹ con em theo người khác lâu rồi, chắc ổng có biết uống, mẹ em cũng sẽ không ngâm cho ổng đâu, là em, em cũng không thèm nhìn ổng chứ nói chi mẹ
    - Ê mày, mày có phải đàn ông không? Mày phải rộng lượng một chút chứ nhóc, rủi sau này mày bay bướm con nào về vợ mày nó đuổi luôn thì tính sao đây ?
    - Em không thèm cưới dzợ
    - Trời đất, mày đi tu chắc, có thất tình con nhỏ nào không mà nói chuyện chán đời dữ mày
    - Không, nhưng em thấy mẹ với ông già em chán, lấy vợ làm gì để đẻ con ra bỏ rơi rớt như thế
    - Bậy mày, có ông già tía mày thôi chứ đâu phải ai cũng thế, anh mày đây nè, có cưới đâu- cặp nhau ở có con rồi giờ cũng phải mang một gánh giang san
    - Chi mệt , ở không cho sướng đời
    - Ê, không được ở không, mấy con nhỏ ế chồng nó kiện mày lên tới thương đế à
    - Tụi con gái mà sợ ế, hổng dám đâu- tụi nó đá trai Việt đi lấy tàu phù hết trơn rồi ở đó mà anh lo tụi nó ế
    - Ê, mà bà già mày sao không lấy chồng khác đi, ngồi đó mà ôm chi nỗi tiếc hận
    - Ê, không được đụng tới mẹ em à nghen, nói chi thì nói, đụng tới mẹ em là không được, kể cả gọi mẹ em bằng bà già cũng không à nghe
    - Ê, cái thằng này, mẹ của nhóc chứ bộ má của anh mày hay sao mà bắt bẻ - Chắc mày thương mẹ mày lắm hả- thôi, mày muốn thì tao không gọi như thế nữa, nhưng mày làm tao tò mò quá- má mày đẹp không nhóc
    - Đẹp xấu tùy mắt người nhìn, nhưng theo em thì mẹ em đẹp
    - Mẹ mày ở đâu
    - Ngoài quê chớ đâu
    - Nhóc ở đây với ai
    - Em với mấy đứa bạn hùn mở quán , em ở tại quán này chớ đâu, anh là khách quen mà hỏi kỳ dzậy
    - Trời đất! thằng nhóc này lạ nghe, quen thì quen chứ làm sao anh mày biết mày ở đâu, à mà quê nhóc ở đâu
    - Em dân gốc nẫu
    - Nẫu là sao- là dân Bình Định hay dân Huế
    - Sao lại dân Huế, anh có lầm lẫn không
    - Không, tao biết “nẫu” là dân Bình Điện của nhóc, nhưng hồi tao đi Không Quân, tụi Nam kỳ tao đụng với mấy thằng Huế, tụi tao không ưa tụi nó nên gọi tụi nó là mấy thằng nẫu
    - Trời đất, nẫu tụi em dễ thương hết hồn luôn mà anh lại gán ghép kiểu đó coi bộ không ổn rồi
    - Biết rồi nhóc, nhưng sao mày không về quê ăn tết với má mày- ba mươi tết rồi mà mày còn tình tính tang ở đây là sao
    - Sao là sao, sao anh không về nhà với dzợ con mà ngồi đây với thằng em này, lại còn bày đặt thắc mắc này nọ là sao
    - À, tao có cái tật cuối năm lại buồn nản và thích lang thang một mình cho quên sầu mà nhóc
    - Quên sầu là sao
    - Là sao, là sao, sao nhóc hay hỏi linh tinh vậy- phục vụ coffee cho anh mày đi chớ nhóc
    - Anh uống gì ?sao lạ vậy, có khi nào anh uống cà phê đâu, anh “ bất hiếu muôn năm” mà
    - Ê thằng nhóc, sao mày nói anh mày bất hiếu
    - Trời đất, ngó vậy mà anh cũng cù lần dữ , bất hiếu là đánh cha, đánh cha là đá chanh
    - Thằng này nhiều chuyện, tuổi nhóc mà cũng xài chữ ‘cù lần”, chắc mày bắt chước bà già mày
    - Má em hay chê em là cù lần
    - Dzậy sao? chắc là má mày cùng thời với tao, năm nay bả nhiêu tuổi rồi
    - Ai lại đi hỏi tuổi phụ nữ, má em là má em, anh hỏi tuổi làm gì
    - Cái thằng nhiều chuyện ác đạn, tao hỏi mày chứ có hỏi trực tiếp má mày đâu mà mày bắt bẻ
    - Ừa há, má em cũng gần sáu bó rồi
    - Sáu bó?
    - Là sáu chục đó
    - Trời, má mày lớn dzậy sao ?, nhưng chắc còn nhỏ hơn tao, bữa nay không được gọi tao bằng anh nghe, chú hay bác mới được, vì chắc chắn tao lớn hơn má mày, không chừng hồi xưa bả là người yêu tao
    - Anh đúng là khùng rồi, anh có biết má em đâu mà nói tầm bậy vậy chớ
    - Ừa, chắc tao khùng, thôi, đi pha cho tao ly cà phê không đường, cho chút rượu rhum vô nghen nhóc
    - O.K. có liền. À mà anh có uống rượu của má em không
    - Thôi nhóc, uống xong ly cà phê của nhóc về tới nhà chắc cũng sắp giao thừa- tao phải về trước giao thừa không thì con vợ tao nó cằn nhằn rằng tao là tuổi con mèo, suốt năm kêu meo meo, nghe giống chữ nghèo nên nó làm ăn không nên nông nổi, không được xông đất nhà nó, mẹ kiếp, nhà tao còng lưng làm ra mà tối ngày nó đòi là nhà nó- mà nó thì có ngon lành gì hơn anh mày đâu chứ, cái đồ con dê cái
    - Thôi anh về đi, khỏi uống cà phê, anh có biết uống cà phê đâu mà còn đòi pha rhum vô
    - Ừa thôi tao về- hẹn mày năm tới nghe nhóc,
    - Chúc anh năm mới vạn sự như ý
    - Cám ơn nhóc, chúc mày sang năm có dzợ nghen.
    Tôi lang thang qua những con đường về nhà với nỗi nhớ hắt hiu trong lòng, thấy mình sao giống thằng khùng quá - Chúc mọi người một năm con cọp khỏe như cọp nghen


    AC Tan
    Last edited by hung45qs; 11-17-2010, 05:08 PM.
    Hung45HTQS

    Comment


    • #47
      Nửa Giờ Bay


      Lời trần tình:
      Tôi viết bài nầy để tưởng nhớ NT 72E Phan v Mang, đã bỏ mình ở Sheppard AFB, chuyến bay solo của NT Mang crashed trước tôi chỉ vài tuần lễ. Để tưởng nhớ Lê văn Lộc, thằng bạn bay cùng lớp đã ra đi vì bệnh ung thư năm 2003.

      Tặng Đinh quốc Cường, cũng là bạn bay cùng lớp, người đã bật mí cho tôi làm sao để kéo những cái LOOP thật tròn trịa.

      Xin tặng tất cả pilots thụ huấn các khoá bay phản lực ở Mỹ, đặc biệt là ở Webb AFB, khi tôi có nhắc đến những 'Landmark' trong hồi ký nầy.


      Tôi chuyển tần số từ "Webb Departure" sang "Webb arrival", và gọi :
      'May day, May day. This is Webb one five, solo, declaring an emergency'.
      Ngay tức khắc, có tiếng trả lời xuyên qua intercom:
      'Webb one five, report your position'.
      Tôi tiếp tục: 'Webb arrival, this is Webb one five, one zero thousand feet, Vealmoor. Fuel gauge displays only 300pounds on each wing, after approximately two-zero mins airborne'.
      'Roger, Webb 15. Will provide vectors back home, turn to heading niner zero and descend to eight thousand feet'.

      'Webb one five solo' là call-sign của tôi. Ngày đó, tôi được cắt bay đơn phi cho một phi vụ huấn luyện, vùng trời nằm ở phía bắc của căn cứ, ở trên cái hồ có tên là JB Thomas. Đây cũng là một trong những chuyến bay cuối, tôi đang chờ đợi một ngày mãn khoá học, một ngày về...
      Lúc đó, tôi có khoảng ba trăm giờ bay.

      300 giờ ! Thật ra, có không ít 'giờ' được 'bay' trong 'Link', đúng ra là bay trong T-37-simulator, mà IP là một thượng sĩ già, rất gân, ông ta bay nhuyễn nhừ khiến nhiều người khâm phục. Bay link thời xưa, có cái sướng là tha hồ mà kéo, pilot sẽ không bị ăn G's, sẽ không có 'black-out', và nếu có crashed, người hoa tiêu vẫn còn cơ hội để kêu Trời.... Ở đây, nó cũng huấn luyện cho hoa tiêu làm quen nhiều hơn với phi cụ, khoá sinh dán cặp mắt của mình trong phòng lái, tương phản với một chuyến bay dual thật, trên đó, cái 'mõm chó' thường bị IP kéo qua, kéo lại, kép lên, kéo xuống và phán: "Clear, clear, V.F.R".


      Lúc dispatching (ký nhận máy bay) hồi 10:15 sáng, tôi đã hoạch định một chuyến bay thích thú, ngoài vùng cao (high-area), tôi sẽ log ít nhất 1.5 hay 90 phút trên vùng trời của thành phố Big Spring. Tôi sẽ kéo cho thoả thích những cái LOOP, mà sẽ không có ai khen tròn chê méo, đây là cơ hội tôi sẽ làm vài cái BARREL ROLL, mà thường bị IP chê là 'bay như con nít mới đẻ', bị chê là 'Bà ngoại của tao, còn bay hay hơn mầy'..., hay là tìm một cái ngã tư dưới đất để pull một cái CLOVERLEAF....Sau đó, sẽ quay về làm vài cái 'Touch n Go' overhead traffic pattern.

      Đời khoá sinh, đố ai quên được những cái LOOP bị IP chê 'xấu như c.ứ.t', hay những khi làm LOOP, ăn G's, lỡ có lệch lạc một chút, thì tôi không bao giờ quên lời kể của thằng bạn cùng lớp, học trò của IP Conklin. Rằng," khi mầy làm LOOP, thì nhớ kéo cái cần lái ngay con c..c của mầy".?.?

      Nhưng, chuyến bay đó đã bị tôi hủy bỏ sau 0.5 giờ cất cánh.

      Tôi đeo ear-muffs, vai vác theo chiếc dù, hai tay xách nón bay và checklist, đi bộ ra RAMP như những chuyến bay trước. Tiếng máy rú nhè nhẹ phát ra từ những chiếc T-37's, T-38's nghe dể thương làm sao, những âm thanh quen thuộc đã làm bạn với biết bao khoá sinh xa xứ, quen thuộc đến nỗi, người phi công có thể phân biệt được rõ ràng, đó là âm thanh của T-37 đang bẽn lẽn taxiing, hay tiếng rú gầm gừ hết ga, sắp sửa rời phi đạo của T-38. Còn nữa, ở đây... các bạn của tôi còn có dịp chiêm ngưỡng thêm những khúc lửa, màu xanh dương, AFTER-BURNERS của những T-38's TALON, nhất là lúc cất cánh khi trời vừa tờ mờ sáng.

      Tôi vẫy tay chào thân mật với anh crew-chief, máng nón bay lên móc windshield, anh crew-chief lịch sự giúp hộ tôi để chiếc dù lên ghế trái. Sau một vòng kiểm soát như thông lệ, tôi leo vào cockpit bắt đầu một chuyến bay...

      Dùng phi đạo 17R quen thuộc, tôi cho phi cơ cất cánh đúng 90Knots, những 'gear-up', 'flaps-up' hay 'trim', chắc không cần phải nhắc tới nữa, vì chúng đã đi vào tiềm thức. Tôi thoải mái leo từ từ về hướng bắc, với 1000 bộ/phút, trong khoảng hơn 10 phút bay, tôi đã có mặt ở cao độ mười ngàn bộ. Tay vợ 'un-hook' cái chốt dù, tay mặt tôi 'switch-on' 100% Oxygen, rồi thì tay vợ lại bấm intercom, tôi gọi Webb departure channel:
      'Webb departure, Webb one five, solo, one, zero thousand feet', cũng ngay trong lúc đó tôi đẩy nhẹ cái 'toggle-switch' qua trái, rồi phải của cái 'Fuel gauge'. Danger...

      Chỉ còn non 1000 # xăng khi chưa đầy mười lăm phút bay? Tôi có đọc lộn không? Tôi bình tĩnh, kiểm điểm lại một lần nữa. Lần nầy, để cho thấy rõ ràng, cùng một lúc, hai tay tôi đẩy lên tuốt luốt hết hai cái visors, lõ to cặp mắt theo dõi cái kim xăng.

      300 # xăng mỗi cánh!
      Hệ thống xăng chắc chắn đang có vấn đề, tôi kết luận nguy hiểm đang theo tôi trong chuyến bay.

      Khi bàn đến 'Emergency' trong đời bay bổng, trong lớp của tôi, cũng có vài trường hợp đã xảy ra trong các phi vụ huấn luyện tương tự, tôi nhớ, nhưng hầu hết là phi vụ DUAL, ngoại trừ một 'Lê văn Lộc', xuất thần trong chuyến đơn phi-emergency, khi anh trở về đáp an toàn trước những FLARE màu xanh (clear to land), được RSU bắn ra ngay đầu phi đạo. Ngày ấy, Lộc bị 'lost radio' và đã bay vắt võng (rock-wing) 1000 feet trên phi đạo.


      Bây giờ thì đến lượt của tôi, chỉ có một mình giữa trời, với một chiếc máy bay bệnh, xăng nó ngốn gấp 2,3 lần bình thường, hay là nó vừa bay vừa đái ra xăng ? Ai biết nó sẽ chết máy, hay có thể cháy lúc nào đây? Trên vòm trời Vealmoor, ở cao độ nầy, xuyên qua lớp mây mỏng, tôi có thể thấy được cái phi trường phụ, bỏ hoang "Peckerwood", mà khi bay DUAL, nó được dùng cho 'straight-in' landing với IP, chỉ dài bằng cái tăm xỉa răng, mờ mờ dưới cánh, tôi có thể xin đáp đại ở phi trường nầy mà!

      Nhưng Webb radar đã cứu tôi, bằng giọng nói rõ ràng, chậm rãi, tôi đã được hướng dẫn, từng bước một, phi trường quen thuộc đang hiện ra trước mũi phi cơ, tôi đang trở về, bình phi 200 Knots, heading 170, 1000 feet AGL.

      Chuyển sang tần số của RSU, tôi bấm máy:
      "Horntoad, this is Webb one-five, radar initial". Không có tiếng trả lời trong tích tắc, rồi sau đó là những đối đáp chí choé, quen thuộc nhưng rất trật tự trong over-head traffic pattern.
      Nào là "Tweet 24, gear-check", rồi tới " Tweet 40 request closed" rồi "Negative closed", hay "Webb XX on the go", nhưng tôi âm thầm cảm ơn một phi cơ bạn đang bay ở 45-initial, nhìn từ chiếc ghế trống, không có IP, từ phía 1 giờ, bạn đó đã "break-out" để nhường cho tôi một spot trong traffic-pattern, mặc dù:
      Thứ nhất, tôi đang có quyền ưu tiên vì đang bay về từ vùng, tiếp đến tôi đang ở trong một tình trạng khẩn cấp.
      Đến đúng cái điểm quen thuộc giữa phi trường, tôi nghiêng tàu 60 độ về phía phải, rồi bớt ga, thả 'speed-break', 2g's, tôi hạ bánh-đáp trong tiếng 'BIP BIP BIP' ở 'inside downwind', vừa hạ hết cánh cản, nhìn chòng chọc vào 3 cái đèn xanh, sáng lên trong màu xanh lá cây, trong hơi thở hơi dồn dập, lúc nghiêng cánh vô final, tôi ráng bình tỉnh:
      'Webb one five, solo, gear check, full stop'.
      Khác với bao lần chạm bánh của những chuyến bay trước, lần đáp này, với một thoáng lo âu, hình như hai cánh của tôi có chút chao đảo trên một phi đạo thênh thang đang dâng lên, dâng lên, tôi nghe hai bánh-đáp chạm đất, nặng trĩu, vụng về..., có một xe cứu thương bật đèn đỏ, chớp chớp chạy theo sau, cái đèn đỏ 'LOW-FUEL' sao đúng lúc quá, bật sáng chình ình trước mặt.

      Vận tốc của chiếc máy bay chậm lại thấy rõ, khi cái nắp 'canopy' ngoan ngoãn từ từ vươn lên cao, bọc gió. Tôi ngừng hẳn chiếc T-37 bên cạnh xe cứu thương ở cuối phi đạo. Nguy hiểm đã hết rồi, tôi định là, mình cứ thoải mái tắt máy theo cái checklist. Không, tôi không nhớ rõ lắm, hình như là tôi đã dùng tới 'Emergency shut-down procedures'. Tiếng máy bị shut down nghe cũng dễ thương làm sao.
      Đó là một chuyến bay thách thức và ngắn ngủi cho một khoá sinh như tôi. Đây là lần đầu tiên, chỉ một lần thôi, tôi đã không dùng tới những thói quen SHUT-DOWN của checklist, ngược lại tôi còn có cơ hội để "E.M.O".... Vừa lúc toggle cái Battery switch OFF thì cũng là lúc một sĩ quan an phi mở dây an toàn cho tôi, tôi leo xuống mang theo cả chiếc dù trên vai, lôi theo cái helmet trên đầu còn lủng lẳng cái mõm chó, được rước về phi đoàn bằng ambulance, chấm dứt một chuyến bay đáng nhớ, khoảng chừng nửa giờ nhưng đầy thử thách.


      Hôm sau, bình xăng chính trong bụng phi cơ được báo cáo là bị nứt trong khi bay. Ôi, hai cánh xăng cứ vô tình tiếp tế, mà bình xăng chính cứ vô tư xã JP4 ra không gian. Với số lượng thất thoát như thể nầy, tổng cộng 2000#, ước đoán sẽ cạn khô trong vòng 45 phút.

      Xin được mạn phép chú thích những 'từ' được kể bằng tiếng Anh:
      "WEBB departure": tần số cho các phi vụ đi ra vùng.
      "WEBB arrival": tần số để liên lạc từ vùng trở về.
      "Webb XX, solo": call-sign cho đơn phi ra ngoài vùng.
      "Webb XX, solo stage" call-sign cho đơn phi traffic patterns, "Touch n Go" landings.
      "Tweet XX": call-sign của phi vụ Dual T-37 (bay với IP).
      "Big Spring, Vealmoor, Snyder, Peckerwood" là tên những địa danh ở đây.
      "Horntoad": call-sign của R.S.U. Runway Supervise Unit T37.
      "Request closed": dual maneuver at Webb, shortcut, pull to inside-downwind, on takeoff leg, only with RSU's approval in Overhead Traffic Pattern.


      Trương Kim Sang
      Last edited by hung45qs; 11-19-2010, 05:04 PM.
      Hung45HTQS

      Comment


      • #48
        Tháng Tư Nhớ Nhà



        Nhớ nhà, ai nhớ, nhớ ai !!
        Nhớ môi em mộng, nhớ vai em tròn
        Nhớ xưa khi tuổi còn non
        Nhớ về quê cũ thon von thả diều
        Nhớ từng con phố đìu hiu
        Nhớ chiếc xe đạp dập dìu trường tan
        Nhớ khi lẻo đẻo theo nàng
        Nhớ đôi mắt biếc rộn ràng tim ai
        Nhớ chừ chưa tỉnh cơn say
        Nhớ em, nhớ, nhớ, nhớ hoài không phai
        Nhớ khi tập tểnh làng bay
        Nhớ chiều phi đạo miệt mài trời mây
        Nhớ bè bạn, nhớ tao mầy
        Nhớ lần dạo phố ngất ngây bên nàng
        Nhớ tháng tư lệnh tan hàng
        Nhớ ôi lần cuối ta choàng áo bay
        Nhớ đời tàn tạ chông gai
        Nhớ điếu thuốc cháy trên tay vội vàng
        Nhớ lần giả biệt xóm làng…
        Nhớ lúc sóng vổ lang thang “biển đời”
        Nhớ khi “cặp bến” đến nơi…
        Nhớ “nước mắt nóng” tuôn rơi hai hàng
        Nhớ đấy ngỡ “cảnh thiên đàng”
        Nhớ ôi là nhớ “muộn màng đời trai”
        Nhớ khi tìm kế sinh nhai
        Nhớ cảnh vinh nhục tháng ngày tha phương
        Nhớ thân lưu lạc đoạn trường
        Nhớ ai anh nhớ xót thương phận mình


        Tân Già 72A
        Last edited by hung45qs; 11-24-2010, 11:34 PM.
        Hung45HTQS

        Comment


        • #49
          Phi Vụ cuối cùng


          Lời mở đầu : Trên mảnh đất bình yên này, nơi xa cách Việt Nam ngàn dặm đường, cứ mỗi lần nhìn lên khoảng trời xanh mênh mông, rồi bỗng bắt gặp một chiếc phi cơ nào đó lướt qua, lòng tôi lại chùng xuống khi hồi tưởng lại những người bạn đã một thời cùng với mình bay bổng ngày xưa Mới buổi sáng hai đứa còn ngồi trong phòng hành quân để cùng trò chuyện, thì buổi chiều, trong một phi vụ kế tiếp, đã ra đi vĩnh viễn theo cánh bay.


          Nhớ những phi công đàn anh, gan lì, đầy dũng cảm, mới ngày nào còn dạy cho tôi những kinh nghiệm bay đầy quý giá, đáng lẽ phải sống để nêu danh người phi công Việt hào hùng, thì đã gãy cánh bay trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

          Nhớ những người bạn phi hành trẻ trung, đầy vô tư, đầy nhiệt tình trong nghiệp bay bổng, hôm nào còn cùng nhau đùa giỡn và kể cho nhau nghe những phi vụ ác liệt, thì nay chẳng còn nữa.

          Những chàng phi công vô danh, họ chẳng cầu mong tên tuổi được nêu danh, nhưng đã sống và chết trong da sắt bọc thây.

          Và rồi trong những ngày kỷ niệm về Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trên mảnh đất xa quê hương ngàn dặm này, lúc mọi người Việt đốt nén hương lên để tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua, tôi lại xúc động khi nhớ về những người anh, những người bạn "bay" năm xưa mà giờ đây không còn nữa.

          Nhiều lúc tôi muốn quên đi, muốn thu mình lại cho lòng được thanh thản, muốn nhồi nhét vào trong cùng kịt tủ áo chiếc áo bay ngày nào đã cùng tôi một thời tung bay trên bầu trời Việt, nhưng kỷ niệm cũ vẫn luôn trở về .......

          Tôi về trình diện Phi đoàn 520, một phi đoàn mang danh hiệu Thần Báo, trực thuộc Sư đoàn 4 Không quân, tại căn cứ Trà nóc, tỉnh Cần thơ, sau bốn năm dồi mài kinh sử trong trường Võ bị Quốc gia Việt Nam, và ngót hai năm huấn luyện tại Mỹ để trở thành phi công cho chiếc khu trục A-37. Một khu trục cơ xinh xắn, gọn nhỏ như thân hình người Việt, tuy nhiên cũng gầm thét đến đinh tai, nhức óc vào mỗi lần được những chàng phi công mở máỵ

          Lúc mới về, tôi rất phân vân. Toàn thể Phi Đoàn tôi, từ vị Phi Đoàn trưởng cho đến tất cả sĩ quan phi hành đoàn, đều là dân Không Quân "gốc", còn tôi, "lọt chọt" là một anh lính tàu bay từ quân trường khác đến, không hiểu có bị "đít cờ ri mi nết" không !

          Vòng trình diện vị Phi Đoàn Trưởng của tôi đã qua, không có gì trở ngại Ông ta chỉ hỏi tôi qua loa về việc học, rồi chỉ định cho tôi về phi đội A của Phi đoàn, và không quên chúc tôi cố gắng trong bước đường bay bổng. Chiều nay, tôi phải đi trình diện Đại Úy Sơn, vị Phi Đội trưởng mà tôi được chỉ định về phục vụ trong phi đội của ông ta.

          Theo đúng tác phong của quân trường, khi bước vào phòng tôi đứng thẳng người, chào kính theo lối "Đà Lạt" để trình diện vị chỉ huy mới của tôi. Điều khiến tôi ngạc nhiên pha lẫn thích thú là Đại úy Sơn đã vỗ vai tôi thân mật:

          -Đại úy..."Đại wéo" gì! Gọi tao là anh Sơn như mấy tụi em trong phi đoàn là được rồi !

          Một đặc điểm của anh Sơn, mà sau này tôi mới biết là anh không bao giờ đeo cấp bậc trên áo, ngoại trừ mỗi sáng thứ hai, khi cả Không Đoàn làm lễ chào cờ. Ngoài ra, anh không bao giờ có những lời lẽ "dao to, búa lớn" với những người đối thoại với anh. Anh luôn đối xử với chúng tôi như anh em trong một nhà. Anh bao giờ cũng kiên nhẫn trong việc chỉ bảo, nâng đỡ những phi công trẻ mới về Phi Đoàn. Theo tôi hiểu, khi nói chuyện với những người bạn mới trong Phi Đoàn, có lẽ vì tính khí "trên không đội, dưới không đạp" của anh, nên cho dù đã mang cấp bậc Đại Úy đã lâu, nhưng anh vẫn "dậm chân tại chỗ" trên bước đường... "bay" nghiệp.


          Trong suốt tuần lễ đầu tiên, anh Sơn đã chỉ dạy cho tôi từng đường đi, nước bước trong Phi Đoàn, từng chi tiết những điểm "hot" hành quân trên bản đồ trong những vùng mà chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ. Tôi còn nhớ, trước ngày bay "check out" hành quân, tôi cùng ngồi chung với anh trong một phi vụ do thám cơ sở địch quân trên vùng biên giới Kampuchia. Khi cất cánh bay, anh đã nói đùa với tôi:

          - Mày ở Đà Lạt ra hả? Để tao coi giò cẳng mày cứng tới cỡ nào.

          Quả nhiên lần bay này tôi thật hú vía. Anh đã hướng dẫn tôi bay sát ngọn cây trong những vùng mật khu địch. Như phản ứng tự nhiên, chân tôi chỉ muốn... co lại vì sợ...ï "chạm" những ngọn cây cao. Sau lần bay ấy về, anh vui vẻ bảo tôi :

          - Mày... được! Ngày mai, tao xếp mày đi check out với Trung tá Phi Đoàn trưởng.

          Tôi là người được anh cho bay hành quân sớm nhất trong toán bảy lính bay "tò te" về Không Đoàn cùng một lượt với tôi.

          Một vài nét về anh Sơn tôi xin được kể lại. Anh là một phi công đã lớn tuổi so với tôi lúc bấy giờ, tuy thế, anh chưa từng lập gia đình. Anh sống một mình trong cư xá độc thân với bọn "lục tổn" như chúng tôi. Hằng ngày, cứ mỗi buổi chiều, sau khi bay về, anh lại rủ bọn sĩ quan độc thân chúng tôi ra sân đánh cá trong những buổi chơi volley. Anh là tay chơi bóng chuyền rất giỏi. Ít đứa nào dám cá với anh về môn chơi này. Chỉ "từ chết tới bị thương". Tuy nhiên, dù thắng hay bại, anh là người đứng ra trả tiền ăn uống cho bọn "cù lũ nhí" chúng tôi. Bọn "wing men" chúng tôi, đứa nào cũng thích bay chung phi tuần với anh, vừa... vững tâm, lại vừa học được những "trick" hiếm có của anh trong những lần hành quân. Anh bay gan dạ ít ai sánh bằng. Ngay cả Phi Đoàn trưởng của chúng tôi cũng phải "phán" : "Đi bay hành quân với thằng Sơn Gáo - biệt hiệu của anh - lạnh cẳng... bỏ mẹ"

          Kể từ khi được check out hành quân, anh xếp cho tôi đi hành quân với anh "liền tù tì". Nhiều hôm, cứ xong phi vụ này, là tiếp theo sau một tiếng, xách dù ra cho phi vụ kế tiếp. Bọn "wing men" có than phiền với anh thì anh giải thích : "Đạo nó ở Đà Lạt ra, đã là Trung úy rồi. Tao phải xếp nó bay nhiều để có đủ giờ bay rồi còn lên phi tuần trưởng chứ.". Biết được hảo tâm của anh dành cho tôi trong nghiệp bay bổng, nên dù có bị "đì" bay hành quân liên miên, tôi vẫn thầm cám ơn anh. Một người anh trong đời quân ngũ mà tôi hằng ngưỡng mộ.

          Thế rồi tình hình chiến sự ở miền Nam càng ngày càng bùng nổ mãnh liệt. Chúng tôi phải "bao" một vùng hành quân rộng hơn. Từ vùng IV chiến thuật, giờ đây, phi đoàn chúng tôi còn có trách nhiệm yểm trợ cho cả vùng IIỊ Tất cả những sĩ quan phi hành tất bật cho các chuyến bay hành quân dồn dập nên những cuộc trò chuyện vui đùa của chúng tôi trong khi chờ bay giảm hẳn đi. Ai nấy đều đăm chiêu, chăm chăm vào tấm bản đồ hành quân chiến sự. Không một ai có thì giờ rỗi rảnh, nhiều khi những bữa ăn trưa của tôi chỉ là một khúc bánh mì, được nhét trong túi chân áo bay, để rồi sau khi cất cánh lên trời, bay ra vùng hành quân, là lôi ra "gặm". Ai bảo đời phi công chúng tôi là ăn sung, mặc sướng, là không gian lao.

          Vào thời điểm này, anh Sơn cũng ít nói cười như trước. Có lần cùng anh, vừa đeo dù lên vai, vừa bước ra phi cơ để đi hành quân chung với anh trong một phi tuần, anh nhắn nhủ tôi:

          - Cẩn thận nghen Đạo. Trong vùng hành quân của mình, bọn nó có nhiều hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 lắm. Nhớ sau mỗi lần chúi xuống thả bom, khi kéo lên, bay hình chữ chi và thả faire nghen Đạo!

          Tôi rưng rưng nước mắt, khẽ gật đầu, khi cảm nhận được sự lo lắng của anh dành cho tôi, trước khi hai anh em cùng bay vào vùng địch.

          Thế rồi tin Ban Mê Thuột mất, tin miền Trung thất thủ làm cho anh em trong phi hành đoàn ủ rũ như trong những ngày tang chế. Ngày lại ngày, vùng hành quân càng lui về phía Nam. Nào Phước Long, rồi Tây Ninh, Long Khánh. Cho dù bao tin xấu đem lại, nhưng đa số anh em phi hành trẻ vẫn cùng nhau thi hành nhiệm vụ được giao phó mà chẳng màng hiểm nguy.

          Bầu trời đen tối cứ đổ ập đến chúng tôi ngày một nhiều. Hôm qua, một người bạn đã gẫy cánh ở vùng trời Mộc Hóa thì ngày hôm nay, một sĩ quan phi hành trong phi đoàn bạn đã hy sinh trên tỉnh Tây Ninh, khiến tôi muốn khóc. Có những ai trong tình huống này, tình huống của những chàng phi công, hàng ngày phải bay ra trận địa, khi trở về, được tin đồng bạn của mình không còn nữa, mới hiểu được tâm tình của người phi công trong thời chiến. Những con người rất kiêu hùng, cứng cõi lúc cưỡi mình trên con "ngựa sắt", nhưng cũng rất yếu mềm khi hay tin đồng bạn mình đã gãy cánh bay.
          Vào một buổi chiều đầu tháng Tư, sau khi bay về trong một phi vụ hành quân trên núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh, tôi đưa mắt nhìn lên bảng hành quân thì biết anh Sơn vừa cất cánh trong một phi tuần kế tiếp để yểm trợ quân bạn tại Long An. Như thường lệ, tôi vào phòng nghỉ dành riêng cho sĩ quan phi hành nghỉ ngơi sau mỗi chuyến hành quân. Mắt còn đang lim dim trong giấc ngủ để lấy sức cho phi tuần tiếp theo trong ngày, thì tôi nghe loáng thoáng bên ngoài :

          - Sơn "Gáo" bị bắn rồi !

          Tôi chợt bừng tỉnh dậy như thể có luồng điện giật chạm vào người, rồi phóng vội ra ngoài :

          - Sao ! Sao ! Anh Sơn bị bắn hả ! Có nhảy dù ra không ? Có nhảy dù ra được không ?
          Vừa hớt hơ, hớt hải hỏi trống không, tôi vừa cầu mong anh đã nhẩy dù ra khỏi chiếc phi cơ đã bị bắn. Mọi người vây quanh chiếc điện thoại liên lạc với phòng hành quân chiến thuật để nghe thêm tin tức về phi tuần này. Người tôi rũ rạ Sao anh lại có thể bị bắn được. Nguời phi công vừa tài giỏi, vừa gan lì như anh thì không thể bị bắn được, tôi thầm cầu mong. Ước vọng duy nhất của tôi lúc bấy giờ là anh nhảy dù ra khỏi chiếc A-37 xấu số để trở về với các anh em của phi đoàn, để kể cho chúng tôi nghe những kinh nghiệm vượt thoát trong cơn nguy nạn của người phi công.

          Người tôi muốn chao đi, khi nghe loáng thoáng bên tai:

          - Không thấy dù mở từ chiếc A-37 lâm nạn...vì bay quá thấp.

          Đúng rồi, đó là anh. Người phi công gan lì của chúng ta lúc nào cũng thích bay thật thấp trong những phi vụ hành quân. Ngày xưa, anh đã từng nói "Bay thấp, thả bom mới chính xác. Nếu bị phòng không bắn thì chỉ một mình phi công là..."ra đi", nhưng đỡ nguy hiểm cho nhiều quân bạn lúc cận chiến với địch". Lời nói gỡ đó của anh chẳng may nay đã trở thành hiện thực. Có phải vì anh lo cho người khác hơn bản thân anh nên mới có ngày đau buồn hôm nay cho cả phi đoàn. Thế là anh đã ra đi thật sự rồi sao. Ước vọng rồi anh sẽ trở về của tôi tan như mây khói.

          Tôi bước ra ngoài phòng hành quân phi đoàn để ngước nhìn lên khoảng trời cao ngày hôm ấy mà ngóng trông anh như đứa trẻ ngóng trông mẹ trở về. Bầu trời thật ảm đạm như thể đang cùng tôi đưa tiễn người anh hùng ra đi. Chiếc A-37 của anh đã hun hút tận phương trời nào. Anh đã ra đi như các chiến tướng ngày xưa. Chiến tướng ngày xưa mỗi lần ra trận chỉ ước mong được da ngựa bọc thây. Anh đã ra đi với da sắt quấn thân người.

          Rồi đây còn có ai để chỉ dậy cho đàn em của anh trong nghiệp bay bổng này, còn có ai luôn nhắn nhủ đàn em "Hãy cẩn thận nghen em" mỗi lần cất cánh bay. Anh ra đi để đàn em như rắn mất đầu.

          Thế rồi anh được vinh thăng Thiếu tá. Tại sao lại không thăng cấp cho anh khi anh còn sống. Anh đã xứng đáng gấp ngàn lần để mang lên chiếc áo bay cấp bậc ấy. Xin anh cho tôi được đứng thẳng người để đứng chào kính anh như tư thế của trường Võ bị đã dạy như ngày đầu tiên tôi đã gặp anh. Trước mắt tôi, lung linh hình ảnh của anh ngày nào mà anh đã từng mở một nụ cười hiền lành, bảo tôi : "Thiếu tá, thiếu "téo" gì mày ! Gọi tao là anh Sơn là được rồi."

          Nhưng không, thưa Thiếu Tá. Lần này, xin Thiếu Tá cho tôi được "cãi lệnh" Thiếu Tá. Tôi biết Thiếu Tá không muốn đàn em gọi Thiếu Tá bằng cấp bậc, nhưng cấp bậc của Thiếu Tá không phải do luồn cúi mà có. Cấp bậc ấy đối với tôi là do tài năng và đức độ của người anh hùng Không Quân rất xứng đáng được hưởng. Người Không Quân luôn sáng ngời trong tâm tưởng những đàn em phi hành đã theo đôi cánh bay của Thiếu Tá trong cuộc đời bay bổng.


          Sau khi anh mất đi tôi không còn hăng hái như xưa trước mỗi lần cất cánh. Nhiều lúc trong bầu trời tĩnh mịch, chỉ có tôi và con chim sắt, tôi như "nhìn" được hình ảnh của anh trách móc : "Không được nản chí Đạo! Gắng lên! Cuộc đời em còn trẻ. Nghiệp bay bổng em còn dài. Đời phi công tuy hiểm nguy nhưng rất hào hùng. Gắng lên "cù lũ nhí" !!!!" Lời khuyên của anh văng vẳng đâu đây như tiếp sức, như thổi vào tôi một luồng sinh lực, cho tôi cất cánh bay cao cho dến ngày tôi dã thực hiện phi vụ cuối cùng trong cùng ngày cuối cùng mất nước.

          Ngày 25 tháng Tư, tất cả phi hành đoàn chăm chú vào tấm màn ảnh nhỏ trên chiếc máy truyền hình được đặt trong phòng nghỉ phi đoàn. Mọi người lắng nghe lời tuyên bố từ chức của vị nguyên thủ quốc gia, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Ông hứa sẽ đứng trong hàng ngũ những chiến sĩ của quân lực VNCH để bảo vệ miền Nam này. Sự từ chức của ông kéo theo một loạt những rối ren trên thượng tầng cơ sở quốc gia.

          Sáng ngày 30 tháng Tư, tôi có trong danh sách trong phi tuần đầu tiên. Phi tuần tôi được lệnh cất cánh bay về Sài gòn để yểm trợ cho quân bạn đang giao tranh với địch quân vùng ngoại ô của thủ đô. Và lần cất cánh của tôi sáng hôm ấy cũng là phi vụ cuối cùng của tôi trong nghiệp bay bổng. Khi chiếc A-37 vừa vào vòng đai của Sài Gòn, tôi chuyển tần số để liên lạc với Paris, danh hiệu của trung tâm liên lạc hành quân chiến cuộc xin chi tiết để yểm trợ, thì chỉ nghe những âm thanh rè rè mà không một ai trả lời. Không một chiếc máy bay quan sát nào hướng dẫn chúng tôi. Lắc cánh trên không nhìn xuống dưới là cảnh hỗn độn trên đường phố ngoại ô thành phố. Xe tăng địch lẫn lộn với người dân chạy giặc.


          Làm sao bây giờ ? Phải chi còn anh Sơn. Tôi tiếc rằng anh đã ra đi quá sớm. Có anh ở đây, anh sẽ chẳng để cho xe tang địch quân ngờ ngờ trên đường phố. Tôi không có bản lĩnh như anh. Làm sao để đánh địch mà không chết dân đây. Người lính miền Nam khi ra trận là đánh trận cho dân chứ không phải cho chủ nghĩa. Người lính quốc gia khi ra tay không phải chỉ là một cái máy vô hồn. Họ luôn trong người giòng máu mang tình tự dân tộc.

          Chúng tôi được lệnh quay trở về phi trường Trà Nóc. Trên đường bay về, tôi nghe lời tuyên bố của Tổng thống đương nhiệm Dương văn Minh kêu gọi quân đội miền Nam hãy buông súng để trao quyền lại cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Sau đó, một vài phi tuần trên không, không cam chịu sống chung với người "chủ mới" nên đã rủ chúng tôi cùng bay sang Thái Lan. Đầu óc tôi như muốn vỡ. Tay cầm cần lái mà như mơ. Đất nước tôi, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên còn kia. Dân tộc tôi, người đã cưu mang tôi từ khi tôi còn bé vẫn còn đó. Người vợ hiền thơ dại dưới mảnh đất xanh ngát ruộng lúa đang còn ngóng trông tôi trở về như sau những lần cất cánh bay. Trời ơi! Tình nghĩa trong tôi quá nặng, tôi phải quay trở về...

          Tôi đã rời con ngựa sắt ở phi vụ cuối cùng trong nỗi tủi nhục của người lính đã không làm tròn nhiệm vụ. Phi vụ cuối cùng của anh Sơn hào hùng bao nhiêu thì phi vụ cuối cùng của tôi đã chấm dứt trong nỗi đau ê chề của một người đã thua trận trong cuộc chiến.

          Xin anh cho tôi được viết những lời này để tạ lỗi cùng anh, một đứa "cù lũ nhí" đã không làm tròn trách vụ mà anh đã đặt hết niềm tin tưởng


          KQ Đinh Tiến Đạo
          Last edited by hung45qs; 11-24-2010, 08:55 PM.
          Hung45HTQS

          Comment


          • #50
            Quyền giành Đáp / Không Hành



            Đây là năm rides không hành của tôi với IP, Trung uý Daniel Runyan:
            1- Từ Webb AFB đi Amarillo AFB.
            2- Từ Amarillo AFB đi Cannon AFB.
            3- Từ Cannon AFB đi El Paso International Air-port (ELP).
            4- Từ ELP đi Sheppard AFB.
            5- Từ Sheppard AFB về Webb AFB

            Hành trình hơn một ngàn dặm, nhưng... Tôi chỉ vắn tắt phi vụ thứ 3, mến tặng bạn đọc.
            Tặng Lưu thiện Chính, bạn bay cùng lớp, cùng đường số 3 nầy. Chính bay trước với IP/Lt Conklin, "touch-down" ở ELP trước tôi một giờ bay. Lưu thiện Chính là người lảnh cúp "Academics" của 75-06 ở Webb với số điểm tuyệt đối.

            Khoảng 3 giờ trưa, trong cái thời tiết mát rượi của mùa đông, sang Xuân 75, tại bãi đậu của phi trường quân sự Cannon trong tiểu bang New Mexico, tôi gấp cuốn "Playboy" lại, sau khi "logged" vô đó giờ cất cánh (1601hours), cẩn thận, tôi nhét "nó" vào cái bao đằng sau ghế trái... (Thật ra đó là quyển sổ "781" của Tweet-Cessna T-37). Nhìn vào đồng hồ đeo tay của mình, mới có 1500 hours, vẫn còn sớm.... Theo hoạch định, chúng tôi sẽ cất cánh đi xuống El Paso, một phi trường biên giới của tiểu bang TX, Mỹ và Mexico.


            Nếu quân trường Thủ Đức hay quân trường Võ Bị của Lục quân có "Di-Hành", thì ở các trường bay Không quân, trước khi "rời tổ", các hoa tiêu cũng không ngoại lệ, không tránh khỏi năm (5) chuyến bay liên tiếp trong hai ngày, hai đêm, gọi là "X-country" hay "Không Hành".

            Hai thầy trò đã làm xong những động tác cuối của tiền phi, hai người cùng "thumps-up" sau khi mở-checked-khoá lại hai cái nắp xăng hai bên cánh, trước khi cùng "thót" vào cái buồng lái nhỏ, chật hẹp T-37, mở máy để bắt đầu bay xuống El-Paso Inter-Aiport (ELP), phi vụ chót trong ngày 1, cũng là phi vụ thứ 3/5 "Không-Hành", và sẽ ngủ đêm thứ nhứt tại đây.

            Đây sẽ là chuyến bay thứ ba trong ngày, sẽ cất cánh từ một phi trường rất lạ lẫm đối với tôi. Nếu ở nhà, (Webb) có hai đường băng song song 17/35 thì ở đây, có hai phi đạo thẳng góc (13/31) và (4/22). Lạ từ phi đạo tới cái nhà bàn, vì đây là "CANNON AFB", nằm sát thành phố Clovis trong tiểu-bang New Mexico. Đến cái "ramp" của nó cũng không có dáng dấp của T-37 bén mãng.... Lúc đáp xuống đây hồi giữa trưa, khi tà tà chạy ngang qua mấy B-52's đang soải cánh nằm nghỉ, hay ngang qua những chiếc F-111's thì, tôi mới tận mắt thấy "tụi nó" khổng lồ cỡ nào! khi tụi tôi taxi ngang một B-52, hãy nhìn cái bánh-đáp của nó, T-37 còn thấp hơn..., đường kính đo chừng hai thước tây, hoặc 'nhìn lên' 2 anh F-111's, sắp sửa take-off-formation, đang vươn rộng hai cánh, tôi nghĩ thầm, cho tới chừng nào, nước mình mới có được những loại phi cơ nầy!?

            Theo 'Flight-plan' được hai thầy trò bàn bạc trong cái Mess-Hall lạ quắc được kể ở trên, (hai đứa trông nổi bật "không giống ai", bị bao quanh bởi nhiều hoa tiêu tại địa phương với G-suits, và áo lưới mưu sinh thoát hiểm) chuyến 'navigation' nầy, sẽ không gặp mưa đá hay icing, được ước tính, sẽ chạm bánh ở El Paso, khoảng 1730 hours chiều cùng ngày.

            Khi hai máy đã được làm nóng, tôi rút hai "chốt lựu đạn" cuối cùng khỏi "ghế dù" và "cái nắp hòm", cất vào túi thì cũng là lúc tôi sắp sửa đẩy tay ga ra đường băng.
            (IP cũng rút hai chốt như tôi)
            Tôi bấm máy xin phi đạo:
            "Cannon Tower, Bart zero, one, request taxi".
            "Roger, Bart 01, clear to taxi, runway four, winds are calm, altimeter-setting 29.92"


            Gần tới #1, khi nắp hòm vẫn chưa được đóng kín, chúng tôi đã chứng kiến một F-111 cất-cánh. Tiếng gầm thét 100% rung chuyển trời đất của nó, như một cơn động đất, như là bom nổ, cộng với cái "after-burn" rực màu cam làm long-lanh, lung linh cả một góc trời, nó nhả thắng chạy dài như nuốt chững cái phi đạo, phút chốc, nhỏ dần nhỏ dần như con quạ đen trên đường chân trời.

            "Rails are clear, sir". Rồi tôi hạ nắp, khoá canopy, chuẩn bị so hàng với đường băng số 4.
            "Number one position, you are clear for take-off"
            Cất cánh lên về hướng 40, hay Đông-Bắc, vừa qua 1000 bộ AGL, tôi lắc cánh 30 độ về phía phải như vẫy chào tạm biệt và 'thoát' khỏi căn cứ không quân Cannon, vẫn tiếp tục lên cao, tôi thoải mái trèo với cái thế "đằng sau đổi hướng". Theo flight-plan tôi lấy hướng Tây-Nam hay 220, cao độ 20,000 feet, và bình phi 200 Knots, với đường dài 280 miles, tôi trực chỉ EPL với ETA là 1730 hours.

            Bình phi ở hai chục ngàn bộ...phi cơ giống như bay chậm lại, đường chân trời trước mặt, giăng ngang cố định giữa khung kính phi cơ, xa xa xung quanh và dưới bụng tàu, có những đám mây "Stratus" trắng nõn, dầy cui, pha màu nắng giăng đầy lối, khi bay trên những đám mây mỏng, chỉ thấy toàn là núi lờ mờ ở dưới kia. Ông IP tuy ít nói, hình như ông ta không muốn quấy rầy thằng học trò cưng của ông đang bận rộn không hành, nhưng ông ta cũng dòm trời, dòm đất, mà clear đúng theo luật an phi. Ở hai chục ngàn bộ ngút ngàn, tôi gọi Albuquerque flight control.

            "Al...bu..quer... que center, this is Bart zero one, two, zero thousand feet".

            Úi chà, cái từ "Albuquerque" nầy, tại sao nó khó đọc quá vậy? Vì không chuẩn bị cũng như tập nói trước, nên tôi vừa ngọng, vừa cà...lăm, khiến ông thầy vừa cười vừa lắc đầu vừa chào thua.
            Trên đường bay, có một Landmark quan trọng, khi hai thầy trò bay ngang cái động dơi danh tiếng "Carlsbad" ở New Mexico. Ông phán một câu bất hủ mà không bao giờ tôi quên.
            “Sang, Carlsbad is beneath your ass."


            Không sai chút nào, tôi đang ở trên không phận của Carlsbad, tuy bay cao trên mười ngàn, nhưng nhìn đằng kia kìa, theo ngón tay IP chỉ về phía đó, đỉnh Guadalupe- trọc, đứng sừng sững giửa một dãy núi chạy dài trong sa mạc theo trục Bắc-Nam, xuống tận biên giới.

            Carlsbad caverns là tên của động thạch nhủ, động dơi danh tiếng ở gần Webb AFB, TX, nhưng nằm trong tiểu-bang NM. Ở Carlsbad Cave, đúng giờ, mỗi chiều sẽ có một đàn dơi bay ra... nhưng không ai thấy tụi nó bay về....
            Dưới lòng đất, Carlsbad mát lạnh quanh năm với những thạch nhủ tráng lệ, huy hoàng
            Hầu hết các khoá sinh 75's ở Webb, đều đã có dịp đi thăm địa danh nầy, do chính trường bay tổ chức, ngoài nó ra Webb khô cằn sỏi đá không còn c.. gì hết, nếu không nhắc tới cái động khác tên là "Settle", danh tiếng đứa nào cũng biết.


            Đến 1700 hours, tôi liên lạc với ELP control xin hạ cánh. Theo hoạch định, tụi tui vẫn phải bay trên 10.000 bộ MSL để clear những ngọn núi Guadalupe và Franklin ở đây, tụi nó cao gần chín ngàn bộ rồi.

            Chúng tôi được "clear to land straight-in approach runway 8R ", được dẩn vào bằng GCA. (Ground Control Approach)
            Khi cái phi đạo lờ mờ hiện ra từ xa xa, tôi thấy nó giống cây thước kẻ "12 inch" không hơn không kém, theo kinh nghiệm, tôi "để" cây thước nầy nằm ở đáy windshield.

            Còn đúng 5 (DME) miles tôi bớt ga, hạ bánh-đáp, vừa lúc phi cơ xuyên qua cao độ hai ngàn, tốc độ dưới 150 Knots. Ra cánh cản ở 2 mile, tôi tăng ga để giữ cho vận tốc không giảm dưới 120 Knots, chiếc tàu trồi cao hơn glide path, tôi đẩy cần lái tới trước, rồi trim-down như phản ứng. Cái phi đạo "khôn nhà dại chợ" mắc dịch đằng trước, sao cứ xê dịch lên, xuống..., càng lúc càng hiện rõ, dần dần to lên dưới nắng chiều. Đảo mắt như chớp qua các phi kế trong phòng lái, tôi nói qua intercom:
            "Landing configurations ready, Sir".

            Trong lúc tôi đang chăm chú, tập trung cho một cái đáp full-stop sau chuyến bay dài, thì bổng nhiên...
            Cái stick giữa hai đùi tôi nhúc nhích, lắc lư, tôi tự hỏi có phải con tàu đang chạm phải "turbulence" hay một "down-draft"?. Không đúng, thầy của tôi đang giành lấy cái cần lái, rồi quát:
            "I have the air-craft". rồi tiếp: " An air-liners on #1"
            Không do dự, không phản ứng, tôi buông stick, để 2 tay lên flight-plan và checklist, trên hai bắp vế rồi trả lời:
            "Roger, you have the air-craft".
            Tiếp theo là tiếng vọng của ELP tower:

            "Bart 01 you're on course, on glide path, & clear to land".

            Chiếc T-37 bay vào cận cận-tiến (short-final-approach), ở bên trái, tôi thấy chiếc Boeing-727 đang đậu thẳng góc với đường băng, chợt vụt qua biến mất sau cánh-bay trái, quang cảnh hai bên phi-đạo dâng lên ngược chiều với tốc độ 90-100 Knots, nhìn về phía trước, những đoạn thẳng màu trắng phân ranh giữa đường băng, to dần, to dần như đâm thốc, ngược vào mũi con tàu đang ở trong tư thế gần chạm đất, khi mũi con tàu bắt đầu ngoi lên, che khuất đi cái "đường chân trời" mờ mờ xa, tôi để cả hai tay lên dash-board, nhắm mắt lại....

            Chiếc tàu rung nhẹ khi 2 bánh-đáp chạm đất, tôi mở mắt, liếc vào cái đồng hồ theo thói quen, 1730 hours. "Perfect, isn't it? Ông IP cũng gáy lên: 'Shit hot' (excellent).
            Sau cú đáp đẹp, chắc chắn là để "show-off" phi hành đoàn của Boeing air-lines, thầy tôi có vẻ thoả mãn giao cần lái lại cho tôi. Tôi quẹo trái rẽ vào taxiway tiến vào Terminal, lúc đó trời ở El Paso cũng bắt đầu vào hoàng hôn, khi mặt trời vàng rực bắt đầu lặn bên cánh bay trái.

            Tối đó, 4 thầy trò check-in trong khách sạn Hilton hay Marriott gì đó ở El Paso, tôi không nhớ rõ tên của khách sạn, nhưng tôi có nhớ là, chúng tôi ăn cơm tối trên tầng lầu thượng của Hotel có Ballroom, có ban nhạc sống chơi toàn nhạc Tây Ban Nha, có những bước nhảy Cha Cha, Tango chập chững, rụt rè, đã được các đàn anh huấn luyện từ trại Ngân Hà

            Chú thích: Hai "chốt lựu đạn" tôi đã đề cập trong bài là hai safety-pins, một, kích hoả cho Ejection-seat và hai, cho Jettison-canopy.


            AC Sang Trương 73A
            Lớp 75-06 SATP Webb AFB
            Last edited by hung45qs; 11-25-2010, 04:15 AM.
            Hung45HTQS

            Comment


            • #51
              Tình Muôn Thuở



              Yêu em lắm, hỡi người tình muôn thuở
              Lỡ xa em, anh tiếc nuối muôn đời
              Nhớ những lần trong gió lộng chơi vơi
              Em ẻo lả nghiêng mình trong nắng sớm

              Anh vẫn biết những lần em ngon trớn
              Chuyển mình đi trên phi đạo thênh thang
              Cần trong tay anh ấn rất nhẹ nhàng
              Kim tốc độ cao dần trong phi kế

              Em rùng mình trong vị thế bay lên
              Thoáng mây trôi như tơ lụa êm đềm
              Làm quên hết những ưu phiền giông bão
              Tốc độ cao em vùn vụt như tên

              Vỗ về anh trong tiếng máy vang rền
              Thu khoảng cách, giảm dần giờ tách bến
              Để thăng bằng anh phi chỉnh bình phi
              Dưới thân em những rặng núi xanh rì

              Em kiêu ngạo cùng anh trong luân vũ
              Khi đã tới phi trường thương yêu cũ
              Em nhẹ nhàng buông bánh đáp chạm sân
              Lúc ra đi anh vẫn đứng tần ngần

              Tình e ấp em thầm như muốn bảo:
              Đợi chờ anh, phi vụ tới nha anh
              Em không sợ làm uổng phí tuổi xanh
              Mà kiên nhẫn phơi mình trong bến đậu

              Này em hỡi người tình anh yêu dấu
              Có giận hờn, khi ta đã xa nhau?
              Thoáng nhìn em trong ẩn hiện tinh cầu
              Buồn rười rượi anh đành thân lưu lạc


              Phi Yến 52
              Hung45HTQS

              Comment


              • #52
                SAIGON 35 NĂM NHÌN LẠI
                .


                .....Ngày 10 tháng 3.... (35 năm về trước)....
                Hàng ngàn quả đại pháo của CSBV n ã vào Thành Phố Ban Mê Thuộc.......
                Vài ngày sau Thành Phố thất thủ, không có kế hoạch tái chiếm....và lệnh di tàn QK2, bắt đầu cho một trong những ngày đau thương của dân tộc Việt Nam.
                Rồi Huế, Đà Nẵng và các thành phố khác lần lượt thất thủ, dù chưa m ột lần giáp mặt quân thù.

                Đến mặt trận Long Khánh, rõ ràng QLVNCH là một đội quân thiện chiến, quân CS như gặp phải bức tường lửa, đội quân mà cả thế giới cho là thiện chiến nhất ở Đông Nam Á....
                Nhưng lực bất tòng tâm, vì chênh lệch quá lớn về quân số và vũ khí, một lần nữa mặt trận Long Khánh đành thất thủ.....

                Đêm 29 tháng 4.....
                Saigon mưa........
                Mưa ngoài trời, và hàng triệu trái tim người miền Nam thổn thức......
                Đêm đó trời mưa không lớn lắm, buổi chiều từng đám mây đen từ đâu kéo về, giăng khắp bầu trời thủ đô..........

                Đã 35 năm rồi tôi vẫn còn nhớ rõ như mới ngày hôm qua, chúng tôi những người lính đang ôm súng chờ giặc, nhìn lên không trung, những giọt nước mưa như nhạt nhòa, trong ánh mắt........

                Xa xa hàng đoàn phi cơ đủ loại đang bay lượn, đang gầm thét, cùng tiếng mưa tạo thành một âm thanh cuồng loạn, người ta đang bốc người di tản, trong số những người đó có những người trước đó là cấp chỉ huy, là người lãnh đạo từng kêu gọi tử thủ đến viên đạn, hạt gạo cuối cùng.....

                Từ hướng Biên Hòa, hướng Thủ Đức tiếng súng lớn nhỏ đang vọng về, và hàng loạt tiếng depart đại bác 155 ly cũng bắt đầu nhả đạn về một phương trời nào đó......

                Đêm đó tôi còn nhớ, đài truyền hình quân đội chỉ phát những bài hát tình cảm rất hay, và không nói gì đến tin tức chiến sự, bài hát nầy nối tiếp bài hát khác và tôi không nhớ đến bao giờ......?

                Sáng ngày 30....khoảng gần 9 giờ, tiếng súng nổ thật gần, dường như CS đang đánh vào đơn vị chúng tôi, tiếng đạn pháo kích, tiếng phản pháo và hàng ngàn tiếng súng cá nhân đủ loại như một bài hòa tấu ghê rợn, lúc đó chúng tôi chỉ biết chờ đợi và chờ đợi.........
                Trận chiến nổ ra hơn một giờ thì dường như chỉ còn những tiếng súng lẻ tẻ, khi đâu đó từ chiếc radio đang phát lời nói của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, sau đó là lời phát biểu của Dương văn Minh trên đài phát thanh, lúc đó chúng tôi đã hiểu cuộc chiến nầy đã chấm dứt, và cuộc đời binh nghiệp chúng tôi cũng chấm.......

                Ngày 30 tháng 4 năm 2010 lúc 12giờ trên HKMH US MIDWAY, chúng tôi các bạn cùng khóa ngày trước, các niên trưởng các quân binh chủng và hàng ngàn người Việt, cùng đứng lên mắt hướng về đài chỉ huy của HKMH, dưới tiếng nhạc của bài Quốc ca VNCH, lá cờ vàng thân yêu ngày nào đang được từ từ kéo lên, đang bay phất phới dưới ánh nắng tự do, chúng tôi giơ tay chào lá quốc kỳ thân yêu, chúng tôi hãnh diện về đất nước, quân đội hào hùng , không hiểu hàng ngàn người Việt lúc đó nghĩ gì........??


                Sonnyng 72F


                Cảm nghĩ của....

                Chiến tranh khốc liệt VN đã để lại bao nhiêu cảnh tương tàn... Sau bao nhiêu năm chinh chiến... sau 35 năm.... kiếp sống tha hương, mơ một ngày trở về thực sự trên quê hương mình để nhìn lại dòng sông xưa, dưới mái nhà tranh có giàn thiên lý toả ngát hương thơm, làng thôn quê hiền hoà có hàng dừa bóng mát, hàng cau lưa thưa quê ngoại của những buổi trưa hè, con chó vện nằm lim dim ngủ, dưới chiếc võng đưa kẽo kẹt với tiếng à..ơ ...ngọt ngào của mẹ ru... con ngủ đi con... Hình ảnh người mẹ quê đã đi vào một huyền sử của dân tộc Việt Nam.
                Ngoại đưa đẩy chổi trên sân nắng,
                Quét lá làm sao quét ánh trăng...

                Tiếng gà gáy khi bình minh vừa lố dạng, mặt trời lên như những vừng hồng bụi đỏ núp sau hàng cây, ngoài đồng ruộng tiếng gọi nhau ơi ới, họ cắm cúi cấy những luống mạ non, cười nói với giọng hiền hòa ăn vội vàng những nắm cơm vắt vài con cá khô mặn mà, với những giọt mồ hôi còn đượm thắm trên lưng.

                Ôi! Quê hương, ta mơ ước quay về trong những ngày mùa rực nắng, làn gió thoảng mùi lúa hương đồng nội, từ thôn xóm dưới ai gieo tiếng hát buồn vọng cổ hò..ơ..ơ.. tình anh bán chiếu.
                Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm,
                Thân anh cực lắm mưa nắng giãi dầu....

                Mặt trời óng ả, thanh tịnh của buổi chiều tà, mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, tiếng sáo ru xưa, ru một quá khứ hồn nhiên, khoan thai gõ nhịp đưa đám trâu về chuồng.
                Ai bảo chăn trâu là khổ,
                Chăn trâu sướng lắm chứ...

                Mục đồng xưa thả trâu về, và nếp bình lặng ngày nay không còn nữa, nhìn ánh trăng với lòng buồn vời vợi và bước chân ai cũng còn vương nặng nỗi niềm riêng...

                Dòng sông nước lững lờ trôi, ông lái đò đưa khách sang sông, khách qua đường giờ đây vắng bóng, nhưng ông vẫn còn đứng đó để mong đợi người về...

                Sông núi chờ mõi mòn trông, biển đà cho ta một chút tình sâu đậm... để ta thấy dòng sông thở lắng đọng một nổi nhớ u sầu với đám mây phiêu lãng giữa trờì đông, rồi sao không thấy lũ chim bay, để hót lên khúc hát bình minh, mà chỉ có kẻ ly hương khóc ngỡ ngàng.


                Em Gái Hậu Phương
                Canhen
                Hung45HTQS

                Comment


                • #53
                  SAN ANTONIO, Một Ngày Đáng Nhớ



                  Lần đầu tiên tôi theo chồng đi dự buổi họp mặt cựu Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân và cựu nhân viên huấn luyện bay, do căn cứ huấn luyện Không Quân Sheppard ở San Antonio tổ chức nhân ngày Memorial day năm 2003. Ðó thực ra không chỉ là một ngày, mà cả ba chúng tôi (gồm hai vợ chồng và ông thầy dạy bay của ông xã) đã trải qua gần ba ngày tràn đầy niềm vui và ý nghĩa trong suốt buổi họp mặt chuyện trò. Ông xã tôi và hầu hết tất cả các bạn bè của anh, ai ai cũng như được sống lại với những kỷ niệm xa xưa của một thời trai trẻ khi còn trong quân ngũ qua những mẩu chuyện vui, buồn về hình phạt, tập dượt trên không, và còn có cả những chuyện tình ái vụn vặt, lăng nhăng. Hàn huyên lại mới thấy thời gian sao trôi nhanh quá, mới đó mà đã ba mươi năm. Ba mươi năm với bao nhiêu thăng trầm biến đổi trong cuộc đời của mỗi người lính phiêu bạt trên đất Mỹ. Ba mươi năm gặp lại nhau để có chung nụ cười cho người có dịp được hội ngộ, và nước mắt cho người đã mất.

                  Buổi đi thăm viếng đầu tiên bắt đầu vào trưa thứ sáu ngày 23/5 lúc một giờ, từng chiếc xe nối nhau rời khỏi khách sạn Laquinta ( nơi mà ban tổ chức đã dành trọn chỗ ở cho nhũng người đến tham dự từ Houston, Dallas…và nhiều tiểu bang khác nhau ) để đến trường Raindoph. Mọi người được chia thành hai nhóm lên hai chiếc bus của trường. Một chiếc bus dành cho những nguời muốn bay link, vợ chồng tôi và ông IP (Instructor Pilot) của chàng lên chiếc bus đi tour vòng quanh trường. Trên chiếc bus của chúng tôi có hai nữ hướng dẫn viên duyên dáng trong bộ đồng phục Không Quân. Hai cô lần lượt giới thiệu lịch sử của từng building khi xe chạy ngang qua, ngôi trường thật rộng lớn như một thành phố. Tôi không thể nhớ hết những chỗ tôi đã đi qua, nhưng tôi không quên được sự oai dũng của những chiếc máy bay khác nhau đậu rải rác ở một vài phi trường. Tôi còn nhìn thấy cả những toà nhà từ nhà trẻ mẫu giáo cho đến trường trung học dành cho các con em của nhân viên trong trường. Xe ngừng ở một phi trường khoảng 30 phút cho mọi người xuống chụp hình. Những “anh hùng của thời xa xưa” đã hào hứng thay phiên nhau leo lên chiếc T37, T38, có chàng thì hiên ngang đứng, có chàng thì thư thái ngồi như hồi niệm lại lúc vừa đáp xuống phi trường quân sự sau mấy giờ bay trinh sát. Có cả những hiền thê cùng tham gia bên chồng trên chiếc may bay oai hùng. Những chiếc máy ảnh đủ loại hết dơ lên cao rồi lại hạ xuống, nghiêng sang trái, sang phải, vội vã tươi cười. Tôi cũng hân hạnh được trở thành một nhiếp ảnh trong giây phút đó để tranh thủ chụp cho chồng vài tấm trước khi rời khỏi khu vực phi trường… Sau buổi đi viếng cảnh đó , xe bus chở chúng tôi về lại chỗ đậu xe để mọi người lên xe riêng của mình trở về khách sạn nghỉ ngơi. Trên xe bus không ngớt những tiếng trò chuyện giữa bạn bè, tiếng cười vui đùa, chọc ghẹo hai nàng hướng dẫn viên và anh chàng tài xế còn trẻ măng , tiếng Anh, tiếng Việt lẫn lộn tạo nên một âm thanh ồn ào mà ngộ nghĩnh. Tôi không có ai quen để chuyện trò như ông xã tôi và với bản tính thụ động kém xã giao tôi chỉ ngồi im lặng để nghe cuộc đàm luận. Dù như thế tôi vẫn cảm thấy vui lây với niềm vui của mọi người.

                  Về đến khách sạn, ông xã tôi gặp thêm vài người bạn cũ, lại những cái bắt tay xiết chặt, những vòng tay ôm vai thân mật. Tôi thật khâm phục cho trí nhớ của những anh chàng mặc áo bay, không ai có dịp gặp lại nhau sau 30 năm xa cách vậy mà bây giờ chỉ cần nói tên là các anh đã nhận ra nhau rồi. Riêng ông xã tôi thì đặc biệt hơn, anh nhìn ra ngay vóc dáng của từng người bạn cũ và còn lập lại biệt danh của họ khi xưa còn trẻ trong đơn vị đã đặt .Thí dụ như anh bạn Hiệp hơi có da thịt một chút thì được đặt là “Hiệp mập”, anh Dương Điền thì gọi là “Dê Điên”. Các anh thật sự đang vui như cái thời còn trẻ tuổi nghịch ngợm. Chiều hôm ấy cũng có thêm nhiều người đến tham dự, Tôi gặp lại vài chị bạn quen, chúng tôi trò chuyện vui không kém gì các đấng lang quân. Cũng ngay chiều hôm ấy một bữa tiệc vui ngoài trời cho mọi người đã kéo dài đến gần nửa khuya giữa các vị gentlemen Mỹ -Việt với nhau. Không ai cảm thấy mệt mỏi, họ cứ uống, cứ trò chuyện, chỉ có cánh Ladies là phải từ bỏ cuộc trò chuyện để về phòng.

                  Sáng thứ bảy ban tổ chức có hoạch định chương trình bay thử cho những anh chàng cựu phi công nào muốn bay cùng thân nhân mỗi vòng bay gồm 20 phút. Ông xã tôi có ý muốn thử nhưng tôi sợ nên không muốn chàng tham gia. Chúng tôi kết hợp với vài nhóm bạn lái xe đi River Side Walk ở Down town San Antonio. Giòng sông được thiết kế giống như một khe suối lớn giữa lòng thành phố với nhiều bậc thang dẫn xuống tận đáy sông, chung quanh là những mõm đá và nhiều cây xanh bóng mát. Trên sông thật tấp nập với hai chiếc thuyền lớn chở đầy những khách du lịch, có một cây cầu ngắn chạm đá nổi nối ngang hai bên bờ. Cảnh đẹp nhưng lại thiếu sự yên tĩnh cho những ai yêu thiên nhiên và thích tản bộ trong sự thong thả, vì các quán ăn đầy dẫy hai bên bờ, người đi bộ qua lại rất đông, có những chỗ người ta gần như phải chen nhau để tìm lối đi. Tôi đi mà luôn có cảm giác sợ bị lạc. Chúng tôi chụp hình giữa đám đông qua lại, chụp trên cầu, dưới bờ sông. Ði dạo một vòng bên này bờ sông, chúng tôi vào một quán ăn tạm hamburger để rồi lại đánh một vòng sang bên kia bờ sông đi tiếp... Cuộc hành trình lẽ ra còn tiếp tục, nhưng vài người đã thấm mệt, và mệt nhất là ông thầy của ông xã tôi, ông bị chứng bệnh Parkinson không thể ngồi lâu hơn trên chiếc xe lăn dưới cái nắng của bầu trời San Antonio, nên chúng tôi đành phải trở về khách sạn.


                  Ðêm thứ bảy, một đêm đầy ý nghĩa. Chúng tôi có mặt tại hội trường Lackland đã thấy các bàn tiệc tròn sắp sẵn. Trên mỗi chiếc bàn đều có đặt hai lá cờ Mỹ Việt ở chính giữa, phía trước chính diện là một chiếc bàn dài phủ khăn trắng, bên trên được xếp đặt 4 cái nón tượng trưng cho 4 ngành quân đội khác nhau, những chiếc ly được úp xuống bên cạnh một lọ hoa đỏ và hai lá cờ Việt Mỹ (Ông xã tôi bảo đó là chiếc bàn dành để tưởng niệm những chiến sĩ trận vong). Một ban nhạc với người nhạc trưởng da đen trên sân khấu đang chuẩn bị dây đàn. Khi mọi người đã đến đông đủ, ban tổ chức ngỏ lời chào mừng tất cả những khách đến dự và sau đó là lễ chào cờ. Trong không khí trang nghiêm, một ban hầu kỳ gồm bốn người, ba người đàn ông và một người phụ nữ, người đàn ông dẫn đầu lá cờ Mỹ được trịnh trọng cầm trong tay người phụ nữ theo sau, kế tiếp là một chàng cựu sinh viên Việt Nam với lá cờ vàng ba sọc đỏ, sau cùng là một người sĩ quan, cả bốn người bước đều theo nhịp hô đi lên phía trước sân khấu quay mặt lại khán giả đứng im chào. Ban nhạc trổi lên bài quốc ca Mỹ hùng tráng, để lại trong những đôi mắt đang hướng về phía lá cờ kia có lẽ là những hồi tưởng hay những ý nghĩ khác nhau về nước Mỹ, mà phảng phất một ngày buồn 9-11 ?.. Sau bài quốc ca Mỹ, ban nhạc chuyển sang bài Quốc ca miền Nam Việt Nam, tự động vài tiếng hát cất lên và rồi dần dần nhiều tiếng hát cùng hoà nhịp vào nhau theo ban nhạc. Tôi thật xúc động khi nghe lại bài Quốc ca, và trong trí nhớ tôi lúc ấy chợt hiện lên hình ảnh của những người Sĩ Quan Võ Bị nghiêm trang đứng chào cờ trong ngày duyệt binh chào mừng lễ Quốc Khánh. Tiếng kèn như nhấn nốt cao hơn, tiếng trống như cũng dập mạnh hơn… Tôi lại nhớ đến cha tôi ngày xưa khi còn trong quân đội, cha tất tả về nhà ăn vội miếng cơm rồi lại ra đi, có khi mấy ngày cha tôi phải cấm trại không về. Thời chiến tranh là thế, hy sinh, mất mát, chia ly… những ánh sáng chớp nhòe từ những máy chụp hình và máy quay phim nhá lên liên tục, ai cũng muốn ghi lại hình ảnh giây phút trang trọng này. Bài Quốc ca vừa xong thì ban nhạc lại tiếp đến bài “Không Quân hành khúc “, lần này chẳng ai đợi ai, các chàng thi nhau đồng ca chung bài hành khúc, rất tự nhiên mà đều một nhịp điệu oai hùng. Sau bài hát là phần tưởng niệm các chiến sĩ trận vong. Phút mặc niệm được thể hiện bằng những lời đọc của một vị (có lẽ là cựu sĩ quan người Mỹ) nào đó, và lần lượt hai người đàn ông trong ban hầu kỳ trang nghiêm bước đến chiếc bàn phủ khăn trắng, bằng động tác từ tốn họ trân trọng nâng chiếc ly lên ngang tầm mắt dừng lại một chút và rồi từ từ hạ chiếc ly xuống úp vào chỗ cũ. Khi giờ phút mặc niệm đã xong, mọi người cùng ngồi xuống để bắt đầu buổi tiệc. Tôi nhìn khung cảnh chung quanh mà luôn chớp mắt vì những ánh đèn flash, tiếng chuyện trò vui không ngớt, sau màn tiệc là phần giới thiệu những cựu nhân viên đã từng phục vụ trong căn cứ huấn luyện Sheppard từ năm 1972 và phần phát biểu cảm tưởng của từng người. Ðiều đặc biệt nhất trong đêm hôm ấy đã làm tôi hết sức cảm kích đó là bài phát biểu được một chàng cựu Không Quân đại diện toàn thể khối Sinh Viên Không Quân Nam Việt Nam đọc. Bài viết đã nói lên được tất cả sự ưu ái chân thành của tất cả các cựu Sinh Viên Không Quân Nam Việt Nam đối với các cựu IP, sau bài đọc đó là phần bắt tay thân thiết giữa các thầy trò, bè bạn, ông xã tôi là người Việt nam duy nhất có thầy cũ đi tham dự cùng. Anh đã ôm chầm ông thầy để bày tỏ sự cảm ơn thắm thiết. Tôi còn nhớ thêm một nhân vật cựu Không Quân Nam Việt Nam đã đến tham dự từ nước Pháp xa xôi. Anh cũng được mời lên phát biểu cảm tưởng lúc đó. Kế tiếp là phần diễu hành các cờ đồng minh đã tham dự cuộc chiến tranh Việt nam và phần giới thiệu các thành viên trong ban nhạc. Người nhạc trưởng đã trình bày sơ qua thành tích về những buổi trình diễn của nhóm, ông cũng cho biết ban nhạc của ông đã hân hạnh được chơi bài Quốc ca Nam Việt Nam 13 lần ở nhiều tiểu bang khác nhau. Ðiểm đặc biệt thứ hai mà cũng đã làm tôi xúc động khi tất cả các chàng cựu Sinh Viên và cựu thầy dạy bay được mời lên trên phiá trước sân khấu để chụp hình, số lượng người quá đông không đủ chỗ đứng phải chen sát vào nhau. Ngay lập tức toàn bộ cánh phụ nữ dơ cao máy lên để chụp, để quay. Với chiếc máy ảnh nhỏ trên tay, tôi cũng cố chen chân vào để chụp, cái vui làm tôi hứng thú chạy lăng xăng nháy lia lịa, chẳng biết ai với ai. Khi đoàn người Mỹ đã tản mác bớt, những chàng không quân tập hợp nhau lại để chụp một tấm hình chung, lúc đó các chàng hứng chí đồng thanh ca bài “Việt Nam” thật hay, bài hát gợi lên trong tôi một niềm tự hào về dân tộc Việt mà từ bao lâu nay tôi mới được nghe lại giai điệu hùng mạnh đó. Sau màn chụp hình là phần khiêu vũ…

                  Cuộc vui nào cũng tàn, hội ngộ rồi cũng đến giờ phải chia tay, niềm lưu luyến như hãy còn vương trong từng ánh mắt, trong những cái bắt tay nồng nhiệt và những lời hò hẹn cho kỳ gặp mặt tới. Chúng tôi giã từ San Antonio vào buổi trưa chủ nhật với vài người bạn trong bữa ăn thân mật ở một quán ăn Việt Nam nho nhỏ. Hương vị của những ngày vui đã theo tôi trên suốt đoạn đường trở về Farmington heo hút. San Antonio, ôi những ngày thật đáng nhớ.


                  Thiên Lý
                  Tháng 6 2003
                  Hung45HTQS

                  Comment


                  • #54
                    TIẾNG VỌNG TỪ KHE NÚI SƠN TRÀ



                    Trung Tâm 2 Kiễm Báo Panama trên đỉnh Sơn Trà, nằm ngay cửa Vịnh
                    Đà Nẵng, xa xa chân rặng Hải Vân mờ mờ trong mây thấp


                    Đã một ngày hai đêm, chúng tôi chôn chân trên bán đảo này, mong tìm tàu bè hay một vật gì nổi mà thoát đi, trong khi từ cửa sông Hàn, tàu bè lớn nhỏ tua tủa nhắm chiếc tàu sắt trông mờ mờ ngoài khơi mà tiến tới, đứng trên bãi cát, tưởng chừng như đưa tay ra với được những chiếc ghe thuyền kia, nhưng giờ nầy là giờ thứ hai mươi lăm.

                    Lần hồi chúng tôi cũng ra tới một bãi cát hẹp, ngắn độ nửa cây số, Bãi Bắc của bán đảo Sơn Trà, mà mùa này chưa hết mùa biển động, sóng cuồn cuộn tràn xa lên bờ, đêm hôm qua chúng tôi nằm ngủ co quắp trên cát trần, sát tận bờ cỏ và vài loại giây leo bò ngổn ngang, hai đầu bãi cát là ghềnh đá lượn vòng bao bọc quanh đảo, sóng vỗ dồn dập làm tung bọt trắng lên cao, tạo nên chuỗi âm thanh liên hồi như thúc dục chúng tôi phải tìm đường sống.

                    Đúng nữa đêm hôm trước, đêm 28/03/1975, sau khi phá hủy máy móc đặt trong hai vòm cầu của Trung Tâm 2 Kiểm báo Đà Nẳng, đài Panama, thì đơn vị gần tám chục người thả mình theo khe suối trong đêm đen, tìm đường xuống biển, trước khi có lệnh rút vài giờ có tiếng trực thăng đáp, không lâu rồi cất cánh nhưng không ai rõ chuyện gì, lúc này đã trong tình trạng báo động đỏ sau khi mất Ban Mê Thuộc, VC tấn công vào thị xã tại đài Kiễm Báo Pyramid, Th/úy Hưng 72B hy sinh trong đêm đó.

                    Chúng tôi tới chân núi khi trời vừa hừng sáng, rồi đi bọc theo bờ biển hết một ngày, cố leo qua những mõm đá xanh rêu cho đến khi gặp bãi cát này, không hẹn ai cũng dừng lại nghỉ ngơi. Theo như lệnh, đơn vị rút ra bờ biển sẽ có tàu đón, tất cả máy truyền tin thi nhau gọi liên hồi mà bặt vô âm tín, vài nhóm với quân phục khác nhau đã có mặt ở chân núi từ trước, đang tìm cách liên lạc với đơn vị mình nhưng vô vọng, chỉ còn sóng và nước, gió và bụi mưa.

                    Đơn vị tôi lúc này đã phân tán khắp mạn Bắc núi Sơn Trà, hai anh bạn trong Nam cùng ra nhận đơn vị, Th/úy Vượng và Th/úy Thái cũng chẳng thấy đâu, riêng tôi nhập vào một toán khoảng hai chục mạng, không có ai quen, soát lại trên người đâu còn trang bị ứng chiến, áo giáp, nón sắt, súng dài… may còn lại hai bịch gạo sấy, nhìn quanh các anh em binh chủng khác đã hòa nhập tự bao giờ, mấy hôm trước có tin các đơn vị Bộ Binh và Tổng Trừ Bị đã di tản bằng tàu thuyền từ biển Lăng Cô ghé vào đây, toán chúng tôi có một số anh em Biệt Kích, họ như còn công tác và có bản đồ vùng núi này, gồm Đại úy Th., một Thiếu úy và một Chuẩn úy phụ tá, trong toán có nhiều Sĩ Quan cấp tá cùng nhau tìm đường thoát.

                    Ba mươi sáu giờ đồng hồ trôi qua, những ai bị kẹt quanh đảo coi như bị tách biệt với thế giới bên ngoài, không biết Đà Nẵng mất chưa?, làm cách nào đi về bên đó hay đi ra con tàu đang chờ ngoài khơi, nơi đây chẳng có thực phẩm và phương tiện gì, vỏ mấy bao gạo sấy cuối cùng đã nằm rải rác trên bãi cát, anh em bàn đi bọc quanh đảo để tìm tàu thuyền, sau cùng chúng tôi đồng ý đi về bãi Nam hay qua An Hãi để dò hỏi tin tức, một anh tìm trong bản đồ rất kỹ mới thấy được một đường chấm nhỏ, đứt khúc khi ẩn khi hiện, ám chỉ một con đường mòn ít xử dụng, tạm gọi là nối từ Bãi Bắc sang Bãi Nam.

                    Nếu tính đường chim bay bán đảo Sơn Trà có chiều dài 13 Km, chiều ngang 5 Km, trên hai đĩnh cao hình yên ngựa, một phía là đài Kiểm báo Không quân, trách nhiệm vùng trời, bao phủ địa đầu giới tuyến và quần đảo Hoàng Sa, không phận đảo Cồn Cỏ là nơi thường hay thực tập không chiến vào buổi sáng, phía núi đâm ra biển là đài Kiểm báo Hải quân, tôi chưa ghé qua nhưng vẫn vẫy tay chào khi xe hai đơn vị gặp nhau trên núi, con đường đèo tráng nhựa ngoằn ngoèo khá dốc từ chân lên đỉnh dài 7 Km, leo bằng GMC mười bánh cũng mất ba mươi phút, chúng tôi không biết con đường chéo mơ hồ này dài bao nhiêu và có đi được tới Bãi Nam không?

                    Sau cùng chúng tôi cũng mò ra đầu mối con đường mòn trên thực tế, hai bên là những cây trà cằn cỗi xen lẫn những bụi gai, chúng tôi có lúc phải leo, nhảy trên những mõm đá, bây giờ là buổi sáng, mưa bay bay và gió khá mạnh, bóng chiếc tàu lớn không còn thấy nữa, mọi người đã thấm ướt, hốc hác nhưng vẫn còn hăng hái, có vẻ lên tinh thần hơn hôm qua vì biết là mình đang đi đâu, ai cũng quyết tâm bằng mọi cách để thoát khỏi nơi này, thật hoang mang không biết những gì đang xẩy ra ở thế giới bên kia, đoàn người lặng lẽ theo lối mòn, vạch lá, lội khe, thỉnh thoảng lại gặp một toán mới, nhập vào, bên đường tiếng một con gà rừng bay vù.

                    Con đường lại dẫn ra khỏi rừng cây để nhìn thấy biển, dưới kia là một bãi cát nhỏ mà anh em nói là bãi Nam, chẳng thấy có bóng người hay tàu bè gì nên lại tiếp tục hành trình, hy vọng gặp bãi đá An Hãi, đã xế chiều dù không thấy mặt trời, từ sáng đến giờ không thấy ai ăn uống, mưa vẫn lâm râm, đi mãi miết nên không thấy lạnh, đêm nay lại ngủ ở chốn này ư!, mọi người nhìn nhau mà chưa có câu trả lời, chẳng có gì nuôi sống, chỉ còn mấy cây súng là vốn liếng chung.

                    …Nhưng! khi vừa ló ra khỏi lùm cây, những người đi đầu cùng ồ lên một tiếng và đưa tay chỉ về chiếc ghe đang dập dềnh bên ghềnh đá, có lẽ là một chiếc ghe đánh cá, sao giờ này còn neo nơi đây!, anh em tụ lại bàn là đi hỏi xem họ có thể đưa chúng ta ra chiếc tàu ngoài khơi kia không?, chúng ta trả tiền, bao nhiêu cũng được, (tôi sực nhớ chỉ còn số tiền còm cõi), hai anh biệt kích dợm bước đi thì Đại úy Th. kêu ra xa dặn riêng điều gì, hai thuộc cấp luôn lận sẵn mấy trái mini và Colt, mang theo sứ mạng tìm đường giải thoát cho số người còn đứng trên bờ đá cheo leo.

                    Chúng tôi hồi hộp trông theo họ nhảy lên hụp xuống, lấp ló trên đường tiến đến chiếc ghe, đường thoát là đây, nổi xúc động tăng dần, phần đói và lạnh làm thêm run, khoảng cách độ hai trăm thước mà ai cũng thấy quá xa! chúng tôi ngồi xuống chờ, phóng tầm mắt bám theo hai người đi, ngoài khơi thoáng bóng chiếc tàu hy vọng.

                    Họ đã đứng trước mũi chiếc ghe, rồi bước xuống, chui vào trong khoang, như vậy công việc có vẻ thuận lợi, một hồi lâu họ vẫn chưa trở ra, có gì trục trặc, thật căng thẳng!…Nhưng có ai vừa chui ra khỏi ghe… vẫy vẫy, rõ ràng là một anh đang đứng trước mũi ra hiệu cho chúng tôi tiến lại, mọi người thở ra nhẹ nhõm, cuối cùng rồi cũng còn đường, chúng tôi chưa tới số, lúc sau mới biết Đại úy Th. dặn họ là tùy cơ ứng biến và lúc gay cấn họ buộc phải khống chế chủ thuyền.

                    Chiếc thuyền con phon phon ra khơi mang theo độ bốn chục mạng người, hướng về con tàu sắt mỗi lúc mỗi lớn dần, đã thấy rõ màu xam xám của nó, mưa vẫn bay và gió xốc ngược nhưng ai cũng muốn đứng phía trước mũi, ngóng ra biển khơi, mong khoảng cách mặt nước giữa hai con tàu biến đi, mọi người im lặng theo đuổi ý nghỉ của riêng mình, chỉ mấy ngày mà biết bao thay đổi, tiếng máy nổ đều đều, lòng phơi phới… Tôi quay nhìn lại Sơn Trà nhỏ dần trong sóng nước, nhìn lên hai ụ trắng hình cầu mờ trong hơi sương, chạnh nhớ quanh năm khí hậu trên đỉnh rất dễ chịu nếu không muốn nói là mát lạnh như cao nguyên, đôi khi tôi đứng đây nhìn về Đà Nẵng qua màn mây thấp mà thương nhớ thành phố, thời cắp sách đến trường, phố phường dìu dập, chốn phồn hoa dù là thời chiến tranh?, trái lại Sơn Trà như một miền đất lạ, các căn cứ nằm rãi rác chân núi, các công xưởng trải dài đến cảng Tiên Sa, im lặng, vắng bóng thường dân, thỉnh thoảng nghe tiếng gà rừng, đêm nghe con mang kêu tát, dọc đường lên núi đôi khi gặp mấy chú khỉ mông đỏ, gọi là giác hoàng hay giáp hoàng vì lông nó màu vàng, chúng nhún nhảy trên các tảng đá bên lề như muốn ra đón đường.

                    Tôi dõi mắt nhìn chân trời xa xa, có lẻ những người trên thuyền này cũng như tôi, có những người thân đang lênh đênh trên biển, cùng đoàn người xuôi Nam và hẹn gặp ở phần đất tự do còn lại, Sài Gòn, tôi đã từ giã gia đình tại bến cặp mấy chiếc xà lan trong cảng Tiên Sa và trở lại đơn vị, lúc đó các ngã đường dẫn đến ngã ba Sơn Trà không còn chỗ đặt chân, ai muốn ra Tiên Sa để xuống tàu phải bỏ vũ khí tại đây… sóng vỗ tung tóe mạn thuyền, văng lên mặt, thôi tạm biệt Đà Nẳng!..

                    Chiếc ghe hăng hái lướt đi trên đường hướng tới tương lai, bỗng sao nghe tiếng máy nổ rời rạc, pạch, pạch… rồi ngừng hẳn, có nhiều tiếng kêu hụt hẫng, mọi người xôn xao…chiếc ghe chậm lại rồi không tiến được tất nào, chòng chành gục gặc, chủ ghe tiến vào buồng máy, khom xuống đứng lên, vặn vặn gõ gõ, quay máy liên tục nhưng động cơ vẫn im lìm, rồi ông ta nhảy ùm xuống biển lạnh ngắt để xem chân vịt có vướng rác rưới rong rêu gì không?, mọi người hồi hộp, kiên nhẫn theo dõi chủ ghe và nhân công làm việc nhưng vô vọng, ụ máy vẫn là một đống sắt vô tri.

                    Để ghe trôi lênh đênh, mặc cho gió đưa sóng đẩy rồi tấp trở về bãi đá, lại bờ đá oan nghiệt, bờ nào trông cũng giống nhau, trời đã chiều, chủ ghe buồn rười rượi nói chúng tôi lên bờ chờ tìm phương tiện khác, nếu ở lại trên thuyền lắc lư một hồi mà không tát nước kịp rồi cũng chìm, chúng tôi đành từ giã vật nổi được cuối cùng, một nổi hụt hẫng bối rối khôn tả, tất cả đều thúc thủ ở đây sao! Cái lạnh đã thấm vào người, nhìn xa xa dưới ghềnh, tôi thấy một chiếc xuồng cao su đen của Hải quân, loại nầy ít khi gặp, có mấy người đang khom khom ở đằng đuôi, không nghe tiếng máy nổ, vài người đang cố chèo ra bằng dầm tay nhưng công lao của họ chỉ cần một cơn sóng là đẩy chiếc xuồng vào gần bờ hơn, cuộc vật lộn này với phong ba đến bao giờ mới chấm dứt?, chúng tôi đứng ngồi trên những tảng đá nhìn nhau không ai mở lời, đây đó từng nhóm núp sau những lùm cây hay dựa vào vách đá để tránh gió, tâm trạng lúc nầy và một giờ trước đây thật khác biệt, ở hai thế giới tương phản, có và không, còn và mất, muốn tin vào tương lai nhưng còn gì quanh đây?, đêm nay xuống rồi sáng mai có còn thấy một ngày, ngoại trừ một phép lạ.

                    Chiếc ghe trống không đậu lắc lư một hồi rồi từ từ trôi ra xa, vẫn còn trông rõ mồn một, bỗng dưng nổ máy nhắm một đường hướng về mũi đất phía Nam, chúng tôi sửng sốt!, sao không kiên nhẫn chờ sửa chửa, hay có gì khó hiểu trong việc này, có nhiều tiếng giận dữ, dù gì thì chiếc ghe cũng đã xa tầm đạn súng tiểu liên.

                    Thời gian lúc này cứng ngắc, máu trong người như sôi lên, ai cũng muốn phải làm một điều gì đó, đâu là giải pháp cho tình huống này? Chúng tôi không dám nhìn vào mắt nhau nhưng cũng cảm nhận ra bao nổi oan khiên, uất hận trong đó.

                    Từ xa có bóng hai chiếc ghe nhỏ vừa ló ra khỏi mũi đất mà phía bên kia là Đà Nẵng, hình như đang tiến về hướng chúng tôi, tiếng động cơ nghe rõ dần, chúng từa tựa như chiếc ghe cá hồi chiều, không lẽ ông chủ ghe đó về kêu chiếc khác ra cứu chúng tôi, lòng phập phồng vui sướng khôn tả, sắc mặt ai cũng tươi trở lại, mấy hôm nay tâm trạng chúng tôi thay đổi liên tục, từ cực tiểu đến cực đại, rồi ngược lại, chúng tôi nhốn nháo tìm một chỗ đứng để nhìn cho rõ, chờ đợi… Nhưng mọi sự đã kết thúc!, hai chiếc ghe chậm chậm dừng lại cách một khoảng, văng vẳng tiếng loa kêu đầu hàng, những họng súng hờm sẵn, ghe cập vào bờ, chúng tôi tiến ra, xuống thuyền, có người đi ngược lại, lẫn vào những lùm cây, họ không chịu đầu hàng.

                    Khi hai chiếc ghe chở chúng tôi rời xa bãi đá một đoạn thì tôi nghe những tiếng nổ từ trong bờ vọng ra, mọi người quay đầu lại, thấy từng cụm khói đậm màu sau mỗi tiếng vang, phủ trên những tảng đá, ngọn cây, một người nghẹn ngào thốt lên: “chúng nó rút chốt rồi!”(chốt lựu đạn), cay đắng dâng trào…các anh đã ở lại vĩnh viễn với đồi núi Sơn Trà.

                    Chiếc ghe chở chúng tôi lướt vào một bãi cát rộng khi trời tối hẳn, tôi vẫn nhận ra Thọ Quang nhưng khác lạ, biển đông người, dơ bẩn, nhốn nháo, mấy người đeo súng chấm đất chạy tới chạy lui, tôi lặng người nhìn ra biển lớn, một màu xám đen ngang tầm mắt, chỉ còn hình dáng núi Sơn Trà cao lồ lộ, hiện rõ trên nền trời như muôn đời che chắn cho Đà Nẳng, dọc theo nền cát nham nhở, đây đó những ánh đuốc lập lòe như ma trơi trên bãi biển thân yêu.

                    Sau hơn ba mươi năm, những diễn biến ngoài ghềnh đá bán đảo Sơn Trà như một đoạn phim gay cấn, tôi vẫn không sao biết được là chiếc ghe chở chúng tôi ra con tàu lớn, có thật sự bị hư máy hay chúng tôi đã bị lừa?, số tiền đưa ra thuê là bao nhiêu, có được chấp thuận không và hai anh Biệt kích đã cướp chiếc thuyền như thế nào?. Tôi có nghe tin Đại úy Th. đi tù cải tạo ở Kỳ Sơn, Tiên Lãnh, hai người bạn, Thiếu úy Vượng 72A, trên đường rút xuống biển gặp đoàn xe di tản của đơn vị Hải quân giữa đường đèo, anh quá giang vào cảng Tiên Sa xuống tàu, qua nhiều chặng anh tới Sài Gòn và di tản vào phút cuối, hiện định cư ở North Carolina; người bạn thứ hai, Thiếu úy Thái 72B, trong đêm lội bộ xuống núi anh lọt vào địa phận cảng Tiên Sa, sau qua bao gian nan đến phút cuối anh ra tới đảo Phú Quốc nhưng không thoát được; ba người bạn cùng điểm xuất phát đài Panama, 72 A,B,C, một đến miền đất hứa, hai đi tù cải tạo.

                    Có những anh hùng hy sinh với tên tuổi, mộ bia và vòng hoa tưởng niệm nhưng cũng có vô số anh hùng Miền Nam tự nguyện ra đi không để lại dấu tích và xác thân họ tan biến vào không trung, trong đó có những anh hùng vô danh bên khe núi Sơn Trà, xin kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ.


                    Bút ký Phan Văn Dinh 72C
                    Thu 2009
                    Last edited by hung45qs; 12-03-2010, 05:16 PM.
                    Hung45HTQS

                    Comment


                    • #55
                      Tình Theo Vận Nước

                      Thân tặng các bạn SVSQ KQ Liên khóa 72-73 nhân ngày Hội Ngộ 2010


                      Anh đã đến với tình em như mộng
                      Những tưởng cùng nhau dệt mộng tơ duyên
                      Miền Thùy Dương một thuở yêu đương
                      Tình yêu nào chả đẹp tựa thiên đường

                      Cuối tuần ngày phép nói được bao lời
                      Dấu trong tim bao điều nguyện ước
                      Anh yêu em tựa cánh thép yêu mây trời
                      Bao đường bay rồi cũng hồi cố quận

                      Cầu Xóm Bóng mấy nhịp chia cách đôi ta
                      Em ở lại dõi bước anh chân trời xa
                      Chí trai tung hoành vút trời bao la
                      Nợ tang bồng không thẹn với nhân gian

                      Thùy Dương buồn ngã bóng theo thời gian
                      Tuổi thanh xuân em rồi cũng phai tàn
                      Anh rong ruổi đường bay mấy nẽo quan san
                      Lấy không gian là nhà, bay bỗng là nghiệp

                      Em vẫn biết yêu anh là thua thiệt
                      Mối chân tình nào toan tính cho cam
                      Rồi một ngày tai họa giáng xuống trời Nam
                      Con tạo xoay vần tình ta cũng ly tan

                      Theo vận nước anh ra đi trong uất nghẹn
                      Bước chân đi nào ai có hẹn ngày về
                      Em cũng đành ôm mối sầu chất ngất
                      Xá gì tình ta khi “Nước mất nhà tan”!!


                      Từ Trường 73C
                      Last edited by hung45qs; 12-06-2010, 05:49 PM.
                      Hung45HTQS

                      Comment


                      • #56
                        Người Phi Công Già





                        Do chính Tác Giả trinh bày
                        Last edited by hung45qs; 12-09-2010, 09:41 PM.
                        Hung45HTQS

                        Comment


                        • #57
                          TƯỞNG BỎ ANH EM



                          Đã hơn tuần nay, không một hợp đoàn trực trăng nào đáp được vào An Lộc, vì hỏa lực phòng không dầy đặc, cùng với những trận pháo kích như mưa vào bãi đáp, mỗi khi có tiếng động cơ trực thăng vọng tới tai quân địch. An Lộc giờ đây chỉ còn trông nhờ vào sự tiếp tế duy nhất của những phi cơ vận tải, bay tít tận trời xanh, thả dù xuống thị trấn nhỏ bé, đang bị đoàn quân "sanh Bắc tử Nam" hăm he nuốt trửng.

                          Sáng sớm hôm ấy như thường lệ, tôi bước vào Phòng Hành Quân Phi Đoàn, nhìn lên bảng Phi-vụ-lệnh, sau tên của phi-hành-đoàn "C&C" (command and control) là tên của hai phi-hành-đoàn gunship chúng tôi, và bốn phi-hành-đoàn slick (đổ quân), với hàng chữ "Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn III - Lai Khê - T.O.T. 7.00". Có nghĩa là hôm nay chúng tôi bay công tác cho Bộ Tư Lệnh Quân-đoàn III, bãi đáp là sân bay Lai Khê vào lúc 7 giờ sáng. Tôi nhủ thầm: "Hôm nay tới phiên mình, có thể sẽ vào An Lộc". Liếc vội qua tên của hai nhân viên phi hành khác cùng chung phi vụ với mình - Tài và Xuân, tôi hơi yên tâm. Tài và Xuân là hai chàng cơ phi và xạ thủ dày dạn kinh nghiệm, đã từng bay cùng chúng tôi trong những phi vụ "đứng tim", trong nhiều cuộc hành quân vượt biên sang Kampuchia trước đó, và họ đã chứng tỏ được lòng can trường cũng như khả năng tác chiến, trên hai khẩu minigun 6 nòng, của những chiếc UH võ trang quen thuộc.


                          Tất cả hợp đoàn bảy chiếc của chúng tôi đáp xuống Lai Khê đúng 7 giờ. Sương mai vẫn còn vương đọng trên những ngọn cao su dầy đặc, của vùng đồn điền Thủ Dầu Một. Phi trường Lai Khê đã nhộn nhịp hẳn lên, kể từ khi cuộc chiến ở mặt trận Bình Long - An Lộc bắt đầu. Mỗi ngày, từng hợp đoàn trực thăng thay phiên nhau lên xuống, ở cái phi trường nhỏ bé, với phi đạo được lót bằng những tấm vĩ sắt thô sơ.

                          Sau khi tắt máy, chúng tôi kéo nhau vào câu lạc bộ dã chiến, của Bộ Tư-lệnh Tiền-phương Quân-đoàn, được thiết kế một cách vội vàng, trong bìa rừng cao su cạnh phi trường, để đáp ứng nhu cầu hành quân của các đơn vị tham gia. Như để cố quên đi những hiểm nghèo sẽ phải đối phó trong những giờ phút sắp tới, tất cả chúng tôi ai cũng cười nói vui vẻ, nhất là mấy anh chàng cơ phi - xạ thủ. Nào là hồi đêm rồi đi chơi với cô bồ nào, bắt "ghệ" ở đâu... Sau những tô mì ăn liền, những gói xôi, những ổ bánh mì và những ly cà phê uống vội vã, chúng tôi trở ra bải đáp, nơi những "con chuồn chuồn sắt" thân yêu đang nằm chờ đợi. Tới nơi thì thấy hai hợp đoàn của hai phi đoàn trực thăng bạn - Lôi Vũ, Lôi Điểu - cũng đã có mặt sẵn rồi. Tôi nghĩ thầm: "Hôm nay chắc chắn phải có những diễn biến vô cùng quan trọng cho chiến trường An Lộc!".

                          Năm phút sau, một chiếc trực thăng lẽ loi đáp xuống giữa những hợp đoàn của chúng tôi đang nằm chờ lệnh. Từ trên phi cơ bước xuống, đi đầu là Trung tá Không-đoàn-Trưởng, sau đó tới ba ông Phi-đoàn-Trưởng - Lôi Vân (phi đoàn của tôi), Lôi Vũ và Lôi Điểu. Không còn nghi ngờ gì nữa, phải là những phi vụ vô cùng quan trọng, nên mới có những ông số một "lên vùng". Dĩ nhiên, "Đồng Nai 1" và "Đồng Nai 2" (Tư-lệnh và Tư-lệnh-phó Sư-đoàn 3 Không Quân), đã có mặt ở bộ chỉ huy của Bộ Tư-lệnh Chiến-trường cùng với các tướng lãnh bên Quân-đoàn. Tất cả đều vội vã leo lên những chiếc xe jeep chờ sẵn, chạy thẳng vào Bộ Chỉ-huy Hành-quân, đặt bên trong những tòa nhà cổ, của đồn điền cao su, được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, như thầm bảo nhau một điều gì, không ai nói ra, nhưng tất cả đều hiểu.

                          Nửa giờ sau, một chiếc xe Jeep chạy thẳng ra bãi đáp, nơi chúng tôi đang quây quần tán gẫu. Một sĩ quan bước xuống và lên tiếng: "Kính mời quý vị C&C, lead gun và lead hợp đoàn vào họp". Một lần nữa, chúng tôi lại đưa mắt nhìn nhau, để cùng thầm đánh giá tầm mức quan trọng của những phi vụ hôm nay.


                          Rồi những gì chờ đợi cũng đã đến. Mười lăm phút sau, tất cả đều có mặt ngoài bãi đáp. Lôi Vân 1 của chúng tôi cho biết, ông sẽ bay với Lôi Hổ 1 (Không-đoàn-Trưởng) trên chiếc C&C, để trực tiếp hướng dẫn chúng tôi bay vào An Lộc. Một cuộc họp ngắn diễn ra ngay tại bãi đáp, qua đó chúng tôi được biết, nhiệm vụ của chúng tôi là bằng mọi giá, trong ngày hôm nay, phải đổ cho xong Liên-đoàn 81 Biệt Cách Dù vào An Lộc; nếu nhiệm vụ không hoàn thành, An Lộc có thể bị địch tràn ngập nội tối hôm nay!... Không ai bảo ai, tất cả chúng tôi đều hiểu rằng, dù có phải trả giá đắt tới đâu, chúng tôi vẫn bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ. Sau cùng, trước khi trở lại phi cơ của mình, Lôi Vân 1 tươi cười nói thêm: "Trung tướng Tư-lệnh Quân-đoàn sẽ tưởng thưởng cho hợp đoàn nào đáp xuống An Lộc trước tiên. Sĩ quan ngôi sao vàng, hạ sĩ quan ngôi sao đồng và mỗi phi cơ mười ngàn để làm tiệc liên hoan. Hợp đoàn đầu tiên cất cánh sẽ là hợp đoàn của chúng ta".

                          Nghe xong câu chót, tuy đang vô cùng lo lắng, chúng tôi cũng không khỏi nức lòng; nức lòng không phải vì những cái huy chương tưởng thưởng, mà vì thấy mình được đóng một vai trò vô cùng quan trọng, trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ này của Tổ Quốc.

                          Chúng tôi trở lại phi cơ và bắt đầu "quay máy" (mở máy).

                          Các đơn vị của Liên-đoàn 81 Biệt Cách Dù lần lượt lên từng chiếc phi cơ đang nổ máy chờ. Họ là những chiến sĩ can trường và vô cùng tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt và trang bị để chiến đấu ngay trong lòng quân địch. Với khả năng tác chiến và lối đánh giặc thần sầu của họ, các cấp chỉ huy hy vọng Liên-đoàn 81 được đổ giữa lòng An Lộc, sẽ hợp cùng những đơn vị bên trong, đánh bật những đội đặc công Việt-cộng đã xâm nhập thành phố. Từ đó mở rộng vòng vây và bắt tay với những đơn vị bạn từ phía ngoài đành vào. Họ đã không phụ lòng kỳ vọng của mọi người.

                          Rời phi trường Lai Khê, hợp đoàn chúng tôi thẳng đường tiến lên An Lộc. Trên tấn số vô tuyến, chúng tôi hoàn toàn giữ im lặng. Tâm trí dồn hết vào cuộc đổ quân sắp tới, trong đó tất cả chúng tôi sẽ là những Kinh Kha sẵn sàng sang sông Dịch Thủy mà không hẹn ngày về.


                          Đến gần phi trường Chí Linh - một phi trường nhỏ nằm giữa An Lộc và Đồng Xoài - giọng của Lôi Vân vang lên trong máy: "Hợp đoàn làm vòng chờ ở phi trường Chí Linh, Charlie vào quan sát bãi đáp".

                          Rồi phi cơ của ông vụt bốc lên cao và bay sâu vào gần An Lộc. Sau ba vòng chờ, chúng tôi thấy phi cơ của ông quay mũi ra. Ông ra lệnh:

                          - Hợp đoàn hướng vào An Lộc. Hạ cao độ ở ngọn cây, theo sự hướng dẫn của Charlie - Bay vào!

                          - Nhận rõ, Charlie!

                          Sau mỗi một mệnh lệnh của Charlie, hợp đoàn nhắc lại thật rõ ràng. Tất cả giữ im lặng trên tần số, ngoại trừ emergency...

                          - Check vô tuyến lần chót!

                          - Một rõ - Hai rõ - Ba rõ...

                          - OK, good!.(*)

                          Giọng Lôi Vân vẫn tiếp tục phát ra đều đều..

                          - Hợp đoàn thẳng hướng trước mặt... Trái 5 độ... Phải 10 độ... Trái... Phải... Trảng trống lớn trước mặt - Quẹo gắt phải 10 độ... Bay thẳng...

                          Duy nhất chỉ có giọng Lôi Vân và lead hợp đoàn - Bình tĩnh, rõ ràng và chắc nịch. Chúng tôi dồn hết tâm trí vào đôi mắt và đôi tai, điều khiển con tàu của mình theo đúng đội hình của hợp đoàn, xuyên ngang qua đầu quân địch. Để tận dụng yếu tố bất ngờ, hai chiếc gun của chúng tôi hoàn toàn im tiếng. Khoảng năm phút sau, giọng Lôi Vân bắt đầu dồn dập..

                          - Phải 5 độ... Thêm 5 độ nữa... Bay thẳng... Trái 5 độ... Giảm airspeed... Bãi đáp có panel đỏ, hướng 12 giờ, 200 mét... Thấy chưa?

                          - Thấy rõ Charlie.

                          - OK. Slick đáp. Gun cover. Xong cất cánh thẳng - Quẹo gắt 180 độ quay ra.

                          - Nhận rõ Charlie.

                          Hai chiếc gun cover chưa hết một vòng thì đã nghe lead hợp đoàn báo cáo:

                          - Hợp đoàn an toàn. Cất cánh Charlie.

                          (Biệt Cách Dù nhảy trực thăng rất nhanh - nghề của chàng mà - phi cơ chưa chạm đất, họ đã phóng hết ra ngoài)

                          - OK! Quẹo gắt 180 độ - Theo lệnh tôi đi ra.

                          - Nhận rõ.

                          Hợp đoàn cũng lặng lẽ nghe lệnh hướng dẫn, theo đường cũ bay ra, nhường bãi đáp cho hai hợp đoàn bạn đang trên hướng bay vào.

                          Những giây phút hiểm nghèo của chúng tôi chỉ thật sự chấm dứt, khi nghe Lôi Vân 1 ra lệnh "Hợp đoàn lấy cao độ, thẳng về Lai Khê".


                          Khẩu lệnh vừa phát ra, từ chiếc số một cho đến chiếc số bốn, như những cây pháo thăng thiên phóng thẳng lên trời, bỏ mặc cho hai chiếc gun của chúng tôi cà rịch cà tàng từ từ lên sau. Bởi vì slick sau khi đổ quân tàu nhẹ hẫng, trong khi gun vẫn nặng nề vì còn đầy súng đạn.

                          Tất cả chúng tôi thở ra một hơi dài nhẹ nhỏm. Phép lạ đầu tiên trong ngày đã đến với chúng tôi. Sau khi đáp, tắt máy, check tàu, thấy cả hợp đoàn không ai bị một lỗ đạn nào. Rồi tất cả tên tuổi chúng tôi đã được sĩ quan trực Quân-đoàn cẩn thận ghi vào sổ. Bữa cơm trưa hôm đó, mặc dù chỉ có mấy lát thịt hộp và một tô canh cải bẹ xanh, nấu với tôm khô, chúng tôi cũng đã thưởng thức ngon lành, như một bữa ăn thịnh soạn ở một nhà hàng sang trọng.

                          Nhưng giờ phút khoan khoái này cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Bởi vì chưa đầy nửa giờ sau, chúng tôi được lệnh cất cánh phi vụ thứ nhì, đồng thời những tin chẳng lành về hai hợp đoàn bạn cũng đến với chúng tôi; Lôi Vũ, Lôi Điểu, hợp đoàn nào cũng có người rơi rụng!

                          Chuyến thứ nhì, mọi thủ tục cũng diễn ra như chuyến đầu. Chúng tôi cũng bắt đầu hạ cao độ từ phía phi trường Chí Linh. Kèm theo khẩu lệnh, Lôi Vân cho hai gun chúng tôi biết là sẽ tác xạ theo sự hướng dẫn của Charlie. Sau khi ghi nhận mọi chi tiết, chúng tôi lặng lẽ tập trung điều khiển con tàu. Những ngón tay của chúng tôi bắt đầu hoạt động sau khi Charlie cất tiếng "Bravo 1,2 sẵn sàng tác xạ". Từng loạt rocket của chúng tôi nhịp nhàng phóng ra hai bên sườn, theo đội hình hàng dọc của bốn chiếc đổ quân, cứ mỗi khi rocket vừa ngưng, thì hai khẩu minigun do các chàng xạ thủ lão luyện, từ hai bên vẽ thành đường dài, từ xa phiá trước đến cuối phía sau, với nhịp độ hai ngàn (2000 viên trong một phút), tạo thành một lưới đạn bảo vệ cả hợp đoàn. Từ trên cao nhìn xuống, Lôi Vân đã phải buột miệng khen "Bravo bắn đẹp lắm - Cứ tiếp tực như thế nữa đi!"

                          Nhưng chúng tôi chưa kịp hãnh diện với lời ngợi khen của cấp chỉ huy, thì từng tràng đạn phòng không 12 ly 8 của địch đã từ lòng suối phun lên. Không một phút chần chờ, tôi lập tức quay mũi phi cơ hướng về những nòng đại liên phòng không của địch, bật cả hai nút công tắc rocket trái, phải, ngón tay cái trên cần, bấm liên tục, như muốn trút hết căm hờn lên đoàn quân xâm lược "sinh Bắc tử Nam". Từng cặp, từng cặp rocket xé gió phóng ra, nổ tung để đưa đám xạ thủ địch về bên kia thế giới. Nhưng cùng lúc đó, chúng tôi cũng không còn đủ thời giờ để nhìn thấy kết quả chiến công vừa tạo được. Tàu tôi đã bị trúng đạn phòng không của Bắc quân.

                          Sau những tràng rocket phóng ra, tôi vội vàng quay mũi phi cơ trở lại với hợp đoàn, thì mới phát giác ra rằng, bộ phận truyền lực (transmission) của phi cơ đã bị trúng đạn bể rồi. Nhớt nóng từ trong buồng máy phọt ra, ướt phỏng người Xuân, làm anh chàng tưởng rằng mình đã bị trúng đạn. Tôi bấm máy liên lạc Charlie:

                          - Charlie. Gun 1 bị bắn bể transmission rồi!

                          - Còn bay được nữa không?

                          - Negative!

                          - Đáp ngay! Bãi trống hướng 10 giờ. Gun 2, quay lại cover gun 1.


                          Chúng tôi quay mũi về hướng Lôi Vân vừa chỉ, và cũng vừa đủ thời giờ cho phi cơ từ ngọn cây rơi xuống theo đà thẳng cánh tay trái của tôi (đẩy hết cần cao độ xuống). Chiếc trực thăng "vùng vằng" mấy cái thật mạnh, rồi mới chịu nằm yên. Ngay sau đó, chứng tôi đã kịp nhận ra từng loạt đạn AK và tiếng thét dồn dập"Xung phong! Bắt sống giặc lái ngụy". Nhưng tiếc thay cho đám "bộ đội cụ Hồ", một hàng rào lửa từ trên không do gun 2 trút xuống, đã khiến cho lũ giặc phải lắc đầu, le lưỡi... Ngay sau đó, một chiếc slick trong hợp đoàn - tàu của Trương Công Bình - sau khi đổ các chiến sĩ Biệt Cách, trên đường trở ra, đã tức tốc theo lệnh Charlie, đáp xuống ngay bên cạnh chúng tôi.


                          Vì phải loay hoay phá hủy tần số truyền tin, tôi là người sau cùng rời khỏi chiếc phi cơ lâm nạn. Ngay khi vừa thoát khỏi buồng lái, tôi thấy đôi càng của phi cơ bạn đang vội vàng rời khỏi mặt đất!... Tôi thở dài tuyệt vọng, nhưng do bản năng sinh tồn thúc đẩy, đôi chân vẫn dồn dập phóng theo. Lửa đạn vẫn tiếp tục cày xéo chung quanh - vừa đạn từ phi cơ vừa đạn địch. Tôi những tưởng phen này đành bỏ lại anh em, giã từ phi cơ, giã từ bè bạn... Nhưng may mắn thay, vào lúc đôi chân tôi gần như quỵ xuống, Phạm Ngọc Rĩnh - hoa tiêu phó cho Bình - đã phát giác ra việc tôi còn lọt lại dưới đất. Anh không còn một sự lựa chọn nào khác hơn. Và trước khi Bình kịp định thần trước sự việc bất ngờ xãy ra, Rĩnh vừa la lớn "Còn một người nữa" vừa đẩy mạnh cần lái xuống. Đôi càng phi cơ bám trở lại xuống mặt đất, kịp cho tôi đưa cánh tay ra chụp lấy một cánh tay khác, từ trên phi cơ, lôi mạnh tôi lên.

                          Tôi đã trở lại với anh em, với bạn bè. Nhưng đành phải vĩnh viễn từ giã chiếc phi cơ thân yêu, mang số phi vụ 526 - chiếc phi cơ đã gắn bó với chúng tôi trong bao phi vụ hành quân, đã cùng vào sanh ra tử, trên khắp các chiến trường vùng 3 chiến thuật.


                          Lôi Vân 71


                          Tác giả bài này là Tr/Úy Nguyễn Văn Đạt hiện đang định cư ở Úc
                          Vị Phi Đội trưởng trong câu chuyện là Đ/Úy Trương Công Bình hiện đang cư ngụ ở California
                          mà anh em trong HQPD đã biết anh dưới nickname LoibangTQLC

                          hung45qs
                          Last edited by hung45qs; 12-14-2010, 04:03 AM.
                          Hung45HTQS

                          Comment


                          • #58
                            TRÊN CHUYÊN XE LAM



                            Tôi vẫn nhớ mùa thu năm ấy
                            Tôi quen nàng trên chuyến xe lam
                            Nàng nhìn tôi đôi mắt mơ màng
                            Tôi bẽn lẽn nhìn sang không nói

                            Xe vẫn chạy phun ra nhiều khói
                            Trời đang trưa, sao bổng đổ mưa
                            Nàng nhìn tôi ấp úng có thừa
                            "Cho xin lổi, anh về đâu nhỉ?”

                            Tôi lấp vấp, “Thưa về cầu Vĩ "
                            Tìm người quen tri kỷ rất thân
                            Nhớ khi xưa tôi ghé một lần
                            Nay không nhớ, cô đây có biết?

                            Nàng nhìn tôi nụ cười da diết
                            Trả lời không, nhưng cố tìm xem
                            Rồi xin tôi địa chỉ làm quen
                            Nhỡ mai mốt tìm ra liên lạc

                            Xe đến bến, mưa rơi nhẹ hạt
                            Nàng xuống xe từ giã tôi đi
                            Bỏ mình tôi, đôi lúc nhiều khi
                            Chạy theo nói cho đi cùng với

                            Sau cơn mưa trời thêm u tối
                            Tôi tìm ra người bạn chí thân
                            Vẫn không quên cô gái ngồi gần
                            Mong tin lắm, cô ơi có biết...


                            Trần Thanh
                            Hung45HTQS

                            Comment


                            • #59
                              Đôi lời cảm tạ



                              Hôm nay Đặc San Hội Ngộ được thành hình với bài vở thật phong phú là nhờ vào những bàn tay đóng góp của các anh, các chị mà tôi vẫn thường gọi là “Cây Bút Đặc San”. Mỗi bài viết đều có một sắc thái riêng nhưng chung quy cũng chỉ để tô đậm những cái đáng yêu của những đứa con Không Quân.

                              Khi nhận lãnh trọng trách này, tôi rất lo âu nhưng sau khi nhận được bài vở và những lời khuyến khích đầy thâm tình tôi đã cảm thấy rất an tâm để hoàn tất trọng trách này. Xin các anh, các chị đón nhận nơi đây lời cảm tạ chân thành nhất của BBT và mỗi khi cầm cuốn Đặc San này trong tay, xin các anh, các chị một nụ cười mãn nguyện là mình cũng đã có đóng góp một phần trong công trình gầy dựng đứa con tinh thần này.

                              Thân chúc tất cả một ngày Hội Ngộ đầy niềm vui và hạnh phúc bên cạnh người thân và bạn bè. Hy vọng tinh thần Huynh Đệ Chi Binh sẽ sống trong chúng ta mãi mãi và mãi mãi…..

                              BBT cũng xin được cám ơn các mạnh thường quân đã gián tiếp giúp đỡ cho Đặc San được thành hình qua những mục quảng cáo cho các cơ sở thương mại của mình. Xin các anh chị nhiệt liệt ủng hộ cho các cơ sở thương mại này và xin mến chúc những cơ sở thương mại này được luôn thành công để phục vụ cộng đồng.

                              Tôi xin đặc biệt cám ơn KQ Lê Văn Hải 73A, chủ nhiệm báo Thằng Mõ Bắc Cali đã đứng ra để nhận lãnh phần ấn loát cho cuốn Đặc San này. Nghĩa cử cao đẹp này đã một lần nữa thể hiện tinh thần Huynh Đệ Chi Binh của anh và sẽ được BTC nói chung và BBT nói riêng ghi nhớ mãi.

                              Thay mặt BBT


                              hung45qs
                              Hung45HTQS

                              Comment


                              • #60
                                Bắt đầu từ trang này, xin mời các cựu SVSQ liên khóa 72-73 gửi hình ảnh xưa và nay về để tôi xin giới thiệu với bạn bè và thành viên của HQPD.
                                Tất cả hình ảnh xin gửi về: vnjhn@yahoo.com
                                Xin đề rõ tên họ, khóa quân trường, khóa bay hoặc đơn vị phục vụ nếu có

                                hung45qs
                                Hung45HTQS

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X