Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tài liệu BNG và CIA giải mật - Đào Văn

Collapse
X

Tài liệu BNG và CIA giải mật - Đào Văn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tài liệu BNG và CIA giải mật - Đào Văn

    BNG và CIA giải mật vụ di tản Pleiku-Kontum 1975.
    Phó TTg NgV.Hảo đề nghị bỏ QK I và QK II.


    * TT Thiệu cử phái đoàn đi Mỹ (02.1975)
    * Phó TTg Nguyễn V. Hảo đề nghị bỏ QK I và QK II (03.1975)
    * BNG: Lệnh Phó ĐS Mỹ hỏi lý do TT Thiệu triệt thoái...?(03.1975)
    * Phó ĐS Mỹ: Gửi điện văn khen quyết định của TT Thiệu...(03.75)


    Việc ai ra lệnh triệt thoái khỏi Pleiku-Kontum năm 1975 đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá khứ, vì vậy người viết ghi lại các bản văn của Bộ Ngoại Giao và của cơ quan CIA phổ biến trên Library online hồi cuối năm 2016 và đầu năm 2017, cùng với các tuyên bố của các viên chức trong cuộc để bạn đọc có cái nhìn khái quát về vấn đề này. Theo tin tức cuộc họp tại Cam Ranh ngày 13.03.1975 do TT Thiệu chủ tọa và thành phần tham dự gồm có Thủ Tg Khiêm, Đại Tg Viên, Tướng Quang, Tướng Phú và Tướng Trưởng.

    ** Ý kiến của một số viên chức .

    -Tướng Phú -a) : "Tổng ThốngThiệu đã chà đạp danh dự tôi khi ông công khai đổ lỗi cho tôi về chuyện mất Cao Nguyên Trung Phần..... và ông ta đã ra đi như một người du lịch với những chiếc va ly mà ông đã soạn sẳn.... Nhưng phần tôi, tôi sẽ ở lại, tôi sẽ tự tử và máu của tôi sẽ rơi trở lại vào lưng ông ta. Tôi chỉ còn có một cách đó để đính chánh lời cáo buộc của ông ta mà thôi" [1] . -b):"Tổng Thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lãnh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung Tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung Tướng của anh nữa đấy, tôi đã xin Tổng Thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng Thống không chịu, bắt tôi phải rút...có cả Đại Tướng Viên và Đại Tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng Thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục" [2].

    -Tướng Trưởng : " Lệnh của Tổng Thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn I vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn II vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới. Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên. Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết biết ý định của mình. Nghĩa là các vị tư lịnh các quân binh chủng, tổng bộ trưởng, tư lịnh sư đoàn v.v… đã không biết gì về về lịnh rút quân của Quân Đoàn I và II. Lịnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lịnh Quân Đoàn I) và Tư lịnh Quân Đoàn II (Tướng Phạm Vãn Phú) biết mà thôi. " [3]


    - Đại Tướng Cao Văn Viên: " Sau khi tướng Phú chấm dứt tường trình của ông, tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất: Tướng Phú có thể nào chiếm lại được Ban Mê Thuột không" Như mọi người có thể tiên đoán câu trả lời của tướng Phú: câu trả lời của tướng Phú không xác định và cũng không phủ định, ông chỉ xin tổng thống Thiệu thêm quân tiếp viện." ... " Nhiệm vụ của Quân Đoàn II là phối trí lại các đơn vị cơ hữu của quân đoàn để chiếm lại Ban Mê Thuột. Và đó là lệnh của tổng thống." ... " Di chuyển một đoàn quân cấp quân đoàn kèm theo quân cụ nặng và quân xa, trên một đoạn đường dài 250 cây số của rừng núi miền cao nguyên là một công tác vô cùng nguy hiểm."..." Chuẩn tướng Tất được chỉ định làm tư lệnh cuộc rút quân từ Kontum-Pleiku về Tuy Hòa theo liên tỉnh lộ 7B." [4]


    - Phó Thủ Tướng Ng. Lưu Viên: " Một ngày sau khi bỏ Pleiku, có nhóm Hội đồng Nội các... Tổng trưởng Ngô Khắc Tỉnh dơ tay lên, nói: Thưa Thủ tướng, tôi xin Thủ tướng một faveur: Dầu sao, chúng tôi cũng là nhân viên Hội đồng Nội các, bà xã tôi vừa nghe tin Pleiku mất trên đài BBC và VOA, mới nói lại cho tôi biết. Vậy xin Thủ tướng nếu có tin gì thông báo chúng tôi, chớ không kỳ quá! Lúc đó. trên bàn chủ tọa, Thủ tường Khiêm xoay qua tôi ngồi bên phiá trái, nói nhỏ: Moa cũng vậy! (sic). Tôi ngạc nhiên trả lời: Bộ nói giả ngộ hay sao? Anh là Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, Ðại tướng bốn sao mà! Ông Khiêm gật đầu: Thật chớ!" ( Đó là phần trả lời câu hỏi do LS Lâm Lễ Trinh nêu ra: Theo anh, vì sao Thiệu bỏ Pleiku sau Ban Mê Thuột? Có người cho rằng ông Thiệu muốn thấu cáy Hoa Kỳ? Ðể mặc cả' với Mỹ? Tướng Ngô Quang Trưởng từng thố lộ với tôi rằng QÐQG vẫn còn khả năng cầm cự. Anh nghĩ sao?)[5]

    - Đại tá Khôi Bộ TTM: " Chiều tối ngày 14 tháng 3, về đến Pleiku hơi trễ, tướng Phú không cần giải thích, đã cho lệnh Quân Đoàn tiến hành cuộc hành quân triệt thoái ngay vào sáng sớm hôm sau. " [6]


    - Frenk Snepp [the CIA’s Chief Strategy Analyst in VN] tác giả cuốn sách "The Decent Interval " có đoạn văn viết: " Sáng 13 tháng 3, TT Thiệu phổ biến quyết định của ông ta làm cho ai cũng ngạc nhiên. Thủ tướng Khiêm và tướng Viên thật ra muốn đặt một số câu hỏi thiết thực nhưng tiếc thay họ lại nghĩ rằng Thiệu đã không chú ý đến quan điểm của họ, và lúc này đây không phải là lúc tranh luận...Thiệu ngồi một lúc, hai tay chắp vào nhau, để dưới cằm..., tuyên bố quyết định. Ông ta nói: Phải bỏ Pleiku và Kontum thôi. Cuộc rút lui chiến lược bắt đầu từ hai tỉnh ấy. Gian phòng yên lặng. Thiệu nói tiếp: Một cuộc rút lui như thế rất hợp lý và cần thiết, sẽ giải tỏa được lực lượng để cứu Buôn Mê Thuột. ... Quân đội đang bị phân tán một cách nguy hiểm ra khắp đất nước, lực lượng dự trữ cần được đưa về giữ những vùng cần bảo vệ. Không có phương tiện gì để tiếp viện cho việc bảo vệ Kontum và Pleiku cho nên phải rút khỏi hai tỉnh ấy, để bảo toàn lực lượng." [7]

    Trong quá khứ người viết đọc nhiều bài viết từ phía Việt Nam cho rằng TT Thiệu tự ý đưa ra quyết định rút quân mà không tham khảo với ai. Có dư luận cho rằng khi quyết định rút quân là vì "ông Thiệu muốn thấu cáy Hoa Kỳ? Ðể mặc cả' với Mỹ?" như đã viết trên. Phần trình bày sau dựa vài tài liệu của cơ quan CIA hầu có thêm thông tin hy vọng giải tỏa phần nào về khúc mắc này.

    ** Cơ quan CIA

    - TT Thiệu cử phái đoàn đi Mỹ
    Theo tài liệu của CIA:" Vào giữa tháng Hai, Tổng thống Thiệu cử Thượng nghị sĩ Trần Văn Lắm đi Mỹ với tư cách là phái viên riêng để thăm dò ý kiến của các vị dân cử thuộc Quốc hội Mỹ đối với Việt Nam về triển vọng khoản viện trợ liệu có thuận lợi. NS Lắm đã đưa ra một đánh giá rất bi quan.... TT Thiệu thấy đất nước của mình đang phải đối mặt với một cuộc tấn công lớn của Cộng sản, đồng thời Mỹ lại cắt giảm và có thể ngừng viện trợ. Do đó, ông và các cố vấn quân sự của mình đã quyết định rằng một cuộc di tản chiến lược là điều cần thiết cho sự sống còn của chính phủ VNCH." [8]

    - TT Thiệu từ bỏ kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột

    Theo tài liệu của CIA: -"Ngày 18 tháng 3 năm 1975 - Có thông tin cho rằng tình hình ở vùng cao nguyên là "xấu đi nhanh chóng" và "Sư đoàn 23 Nam Việt Nam, được lệnh tái chiếm Ban Mê Thuột, đang bị đẩy về phía Đông vào hướng vùng núi ." - " Ngày 19 tháng 3 năm 1975, Tổng thống Thiệu đã từ bỏ kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột."
    "Cũng có tin cho rằng Sư đoàn Dù rời khỏi Quân khu 1 đã tạo ra "một tình huống nguy cấp tiềm tàng. Và sự ra đi của Sư đoàn Dù đã làm đảo lộn kế hoạch tăng cường tỉnh Quảng Tín của tư lệnh khu vực", và ông ta " lo sợ tỉnh đó sẽ sớm rơi vào tay cộng sản."
    [9]


    - Chiến lược mới của TT Thiệu (theo CIA)

    Cũng theo tài liệu của Cơ quan CIA: " Khái niệm chiến lược mới này đòi hỏi phải xóa bỏ hầu hết các khu vực miền núi, dân cư thưa thớt thuộc QK I và QK II, để tập trung từ các tài sản đến nguồn lực nhằm bảo vệ QK III và QK IV, cộng với Vùng đất thấp ven biển, gồm các khu vực sản xuất nông nghiệp của miền Nam Việt Nam, nơi phần lớn nhiều dân cư sinh sống. Chiến lược này có cơ sở và ước tính của Thiệu về sự cần thiết của kế hoạch là đúng. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch là một thảm họa. Trong cuộc họp ngày 13 tháng 3 với Tư lệnh Quân đoàn 1, Tướng Trưởng, Tổng thống Thiệu đã vạch ra khái niệm chiến lược mới và kết quả của ông: quyết định rút Sư đoàn Dù từ QK I xuống QK III, bất chấp sự phản đối gay gắt của Tướng Trưởng về việc rút Sư đoàn Dù đi.

    Trong mười hai ngày tiếp theo, - (13-25 tháng 3), cả ở QK I và Sài Gòn đều bị bỏ trống, và những phần còn lại của QK I được tổ chức lại - đặc biệt, liệu có nên thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để bảo vệ Huế hay không. Do lệnh thay đổi nhận được từ Sài Gòn, Tướng Trưởng đã phải điều chỉnh lại kế hoạch triển khai quân ít nhất ba lần.

    Ngay cả khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt ngày càng gia tăng cường độ, và thành phố Quảng Trị đã bị chiếm, còn các lực lượng địa phương trong khu vực bắt đầu tan rã trước áp lực của quân Bắc Việt; Sài Gòn một lần nữa lệnh cho Lữ đoàn Dù cuối cùng phải rời QK I, trong khi áp lực của Bắc Việt gia tăng hàng ngày. Sư đoàn 1 hoạt động khó khăn, trong cùng thời gian này, các đơn vị QLVNCH ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi đã bị phân tán hoặc bị đánh bại bởi lực lượng Bắc quân tấn công .

    Sự hiện diện của Chính phủ Việt Nam tại QK I đã sụp đổ - về cơ bản là Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và một phần của Sư đoàn 3 QLVNCH - dù đã cố gắng bố trí phòng thủ Đà Nẵng, nhưng nỗ lực này không thành công. Với tổng số gần 2 triệu người muốn thoát ra ngoài vòng vây, đã tạo ra hoảng loạn và vào ngày 28 tháng 3, trật tự sụp đổ, xe tăng của Cộng quân bắt đầu di chuyển vào thị trấn ngay sau đó.

    Tại QK 2, Tổng thống Thiệu và Tư lệnh khu vực của ông, Tướng Phú, gặp nhau tại Cam Ranh ngày 13 tháng 3 để thảo luận về tình hình do mất Ban Mê Thuột. Tại cuộc họp đó, Tổng thống Thiệu đã vạch ra khái niệm chiến lược mới của ông ta là rút khỏi vùng cao nguyên và củng cố các lực lượng của Chính phủ Việt Nam vào những vùng xung yếu ven biển. Không biết chính xác từ ngữ về mệnh lệnh của Tổng thống-The exact wording of the President's orders are not known, nhưng Tướng Phú cho rằng đó là lệnh nên ông phải hành động ngay lập tức việc di tản các tỉnh Pleiku và Kontum- but General Phu interpreted them as authorizing at his discretion the immediate, total evacuation of Pleiku and Kontum Provinces- mà chưa có kế hoạch hay sự chuẩn bị nào-for which no plans or preparations had been made. Cuộc di tản bắt đầu trong hai ngày tiếp theo, với việc các lực lượng QLVNCH đi theo đường 14 và đường 73, băng qua các tỉnh Phú Bổn và Phú Yên đến bờ biển Tuy Hòa. Con đường này hầu như không được sử dụng trong nhiều năm, cần nhiều cầu nối nhưng đã không được thực hiện.

    Lệnh lạc và việc kiểm soát đoàn di tản gặp bế tắc. Sáu toán Biệt động và một trung đoàn bộ binh từ Kontum và Pleiku phải chen chúc trong số 200.000 người tạo thêm nhiều khó khăn. Trên đường di tản, cuộc tàn sát của cộng quân gây ra cho người tị nạn thật là khủng khiếp. Trong khi các sự kiện trên đang diễn ra, Chính phủ VNCH đã chuyển một Lữ đoàn Dù từ khu vực Huế đến tỉnh Khánh Hòa, để ngăn chặn từ hai đến bốn trung đoàn Cộng quân truy đuổi tàn dư của Sư đoàn 23 QLVNCH, từ phía đông Ban Mê Thuột trên đường di chuyển qua Tỉnh Darlac. Sư đoàn này đã bị cộng quân vùi dập tại Ban Mê Thuột, hầu như không còn là một đơn vị trọn vẹn vào thời điểm hiện tại, và những người sống sót bắt đầu tràn vào Nha Trang.

    Trong ba tuần cuối cùng của tháng Ba, năm sư đoàn QLVNCH, mười hai Liên đoàn Biệt động quân và hai lữ đoàn thiết giáp đã bị mất tác dụng. Quân số từ các đơn vị này được tập hợp lại thành các đơn vị mới, nhưng tất cả các thiết bị của họ đã bị mất". [10]

    ** Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States-FRUS)

    * Phó thủ tướng Ng.Văn Hảo đề nghị bỏ QK I và QK II.
    Theo tài liệu giải mật ghi lại trên FRUS của Bộ Ngoại Giao (Văn bản thiết lập ngày 17.03.1975- tức 7 ngày sau khi VC tấn công Ban Mê Thuột):" Tổng thống Thiệu và những người khác trong giới lãnh đạo Việt Nam nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một tình huống nghiêm trọng, rất có thể phải đưa ra một số quyết định sâu rộng. Chính phủ đã quyết định bỏ các Tỉnh Kontum và Pleiku. Chúng tôi thấy rằng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ đang suy tính nghiêm túc về việc sửa đổi chính sách, nhằm từ bỏ một phần của đất nước để có thể dồn nỗ lực nhằm bảo vệ phần còn lại. Chúng tôi biết rằng Phó Thủ tướng Hảo đã lập luận gay gắt rằng các nguồn lực hiện có không đủ để bảo vệ toàn thể lãnh thổ VNCH-Deputy Prime Minister Hao has argued strongly that resources at hand are insufficient to defend the entire present territory of the RVN. Hảo đề nghị bỏ QK I và một số tỉnh thuộc QK II- Hao proposes to abandon MR–1 and major portions of MR–2. Chúng tôi biết rằng Khiêm cũng có những suy nghĩ tương tự. Tại QK I Tướng Trưởng đã bị mất Sư đoàn Dù, và Sư đoàn 3 được thay thế một phần bởi các đơn vị TQLC mới thành lập gần đây, họ dự tính có thể bỏ một số tỉnh thuộc QK I để tập trung phòng thủ Đà Nẵng và Huế. [11]


    * Phó Đại Sứ Mỹ gặp TT Thiệu tìm hiểu lý do triệt thoái...

    - Bộ Ngoại Giao - [Điện tín 62480 gửi tới Sài Gòn, ngày 20 tháng 3, chỉ thị cho Lehmann]: “Ông nên gặp Thiệu càng sớm càng tốt để tìm hiểu lý do ông ta rút lực lượng khỏi Kontum và Pleiku cũng như việc rút bớt lực lượng ở QK I. Ông nên nói với ông Thiệu rằng chúng ta cần biết rõ ràng về ý định và về chiến lược của ông ta nhằm đối phó với các cuộc tổng tấn công của quân miền Bắc sắp diễn ra. ” (Thời gian này ĐS Martin đang có mặt tại Mỹ).

    - Lehmann [Phó Đại sứ Mỹ tại SG]- "Tôi đã gặp Tổng thống vào cuối buổi chiều nay và nói với ông ấy rằng, riêng cá nhân tôi hiểu ông ấy đang làm gì và tại sao, nhưng nếu Tổng thống Ford, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và các cố vấn cao cấp khác, những người muốn công việc hoàn toàn đạt hiệu quả cao, không chỉ cung cấp 300 triệu đô la bổ sung, mà còn các khoản hỗ trợ quân sự khác. Nhưng họ cần Tổng thống Thiệu cho họ biết chiến lược và ý định của ông nhằm đối phó với các khó khăn trước mắt.
    Tổng thống Thiệu cho biết Việt Nam hiện đang đối mặt với một lực lượng địch mạnh hơn bất cứ lúc nào kể từ năm 1972. Bắc Việt Nam tăng cường liên tục gồm nhiều đơn vị, với nhiều sư đoàn dự bị. Do đó, kẻ thù có thể tập trung lực lượng mạnh vượt trội tấn công vào bất cứ khu vực do chúng lựa chọn, tạo một thế bất lợi rõ rệt cho phía chúng tôi. Trong khi phía Miền Nam Việt Nam không nhận được các quân dụng thay thế vì bị ràng buộc bởi các quy định trong Hiệp định Paris. Trước tình hình đó, Tổng thống cho biết, ông ta không còn có thể chiến đấu theo quan điểm quân sự như hai năm trước để chống lại cuộc chiến lần này. Ông ta phải từ bỏ lãnh thổ hoặc phải đối diện với viễn cảnh quân đội của mình bị tiêu diệt từng phần, cuối cùng có thể dẫn đến một tình huống không thể bảo vệ được bất kỳ phần đất nào. Ở Cao Nguyên, ông ta có thể đã giữ được Pleiku và có lẽ cả Kontum. Nhưng con đường từ bờ biển đã bị đối phương phong tỏa, điều này nếu thực hiện việc giải cứu thì phải trả giá rất đắt, và cuối cùng cũng khiến việc bảo vệ Pleiku trở thành một nhiệm vụ cảm tử. Do đó, ông ta đã quyết định phải rút lực lượng đi. Đó là sự đánh đổi giữa việc mất một số quân dụng, một số máy bay và có lẽ còn phải trả giá trong cuộc rút lui dù được tổ chức cẩn thận và có trật tự, hoặc mất toàn bộ lực lượng của mình vì không thể chống đỡ bởi một cuộc tấn công của kẻ thù.

    Việc mất Ban Mê Thuột, Tổng thống nói, chắc chắn là một tổn thất rất nặng nề. Nó đã xảy ra vì phía Bắc Việt đã tập trung một lực lượng tương đương với hai sư đoàn, cộng với các đơn vị yểm trợ. Trường hợp nếu chính phủ giữ được Ban Mê Thuột thì có lẽ ông đã sử dụng nó làm căn cứ để cuối cùng tái chiếm Pleiku.

    Vào cuối cuộc thảo luận của chúng tôi, Tổng thống quay lại vấn đề rằng cho đến nay VNCH đã tham chiến dựa trên cơ sở của Hiệp định Paris. Tiền đề này đã tạo nên một cuộc chiến tranh quân sự ngu ngốc, phía chính phủ phải cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ với các đơn vị nằm rải rác khắp nơi. Cuộc tấn công hiện tại của Bắc Việt đã chấm dứt mọi hy vọng tiếp tục chiến đấu trên cơ sở của Hiệp định Paris. Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn phương án nào đạt hiệu quả cao nhất về mặt quân sự trong việc bảo vệ càng nhiều dân số càng tốt, đồng thời còn phải duy trì tính toàn vẹn của các lực lượng vũ trang cũng là điều quan trọng nhất.
    Về sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Tổng thống nói rằng ông đánh giá cao và biết ơn sự quyết tâm của Tổng thống Ford trong việc tìm kiếm khoản bổ sung 300 triệu đô la trong năm nay. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng 300 triệu đô la sẽ không đủ để thay thế bất kỳ khoản quân dụng nào bị mất trong cuộc chiến. Thiệu cho biết, chẳng hạn ông muốn các đơn vị xung kích chủ động tấn công vào cứ điểm của địch, chứ không phải do phía địch chọn lựa, nhưng nếu không thay thế được các hạng mục quân dụng chính thì ông sẽ không thể thực hiện được.

    Tóm lại, Thiệu đã đưa ra một quyết định cơ bản là đánh đổi các phần lãnh thổ chính, có thể bao gồm toàn bộ QK I và một phần lớn QK II, để bảo vệ hiệu quả phần đất còn lại bằng các nguồn lực sẵn có. Theo tôi (Lehmann), đó là một quyết định can đảm." [12]


    (Còn tiếp)

    Đào Văn.

    Tài liệu tham khảo.

    [1]- VN Quê Mẹ Oan Khiên- Chương 23-Pierre Darcourt, Dương Hiếu Nghĩa dịch
    [2]- VN Quê Mẹ Oan Khiên-Chương 27- Pierre Darcourt, Dương Hiếu Nghĩa dịch
    [3]- Hồn Việt-UK - Phạm V Phú Những ngày cuối cùng
    [4]- General Hiếu: Ngô Q Trưởng Vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I.
    [5]- Ái Hữu Luật Khoa -Mạn đàn với PTT Ng Lưu Viên

    [6]- VN Quê Mẹ Oan Khiên-Chương 5-Pierre Darcourt, Dương Hiếu Nghĩa dịch
    [7]- Frank Snepp - The Decent Interval
    [8]- CIA Library-Memorandum for the President (page 4)-Vietnam Assessment 04 Apr. 1975

    [9]- CIA Library-Intelligence Memorandum (p.a6)-US Intelligence Analysis on VN; Dec.74 - Apr.75
    [10]- CIA Library -(page 5)- Memo for the President - 04.04.1975
    [11]- BNG-FRUS (17.03.1975)-From Lehmann to the Ambas. to VN (Martin) in Washington.
    [12]- BNG-FRUS (20.03.1975)-Telegram From the Embassy in VN to the Department of State
    Last edited by Phòng Trực; 02-18-2021, 01:30 AM.

  • #2
    Biến cố 30.4.75 theo tài liệu của CIA, BNG
    và phơi bày tham vọng của Tướng Đôn...


    * TT Thiệu muốn Mỹ giúp lần chót bảo vệ từ Nha Trang đến Tây Ninh (4.1975)
    * CIA: Tướng Đôn vận động buộc TT Thiệu sớm từ chức, và muốn làm thủ tướng để đàm phán (với VC), nhưng Mỹ nghi ngờ...(4.1975)
    * BNG: Đôn rất háo hức muốn tiến trình đàm phán sớm...
    * ĐS Martin: ...tướng lĩnh sẽ buộc ông (Thiệu) phải ra đi.
    * BNG: Mỹ đề nghị với Liên Xô ngừng bắn tạm thời để di tản (4.1975)
    * TT Nixon: HĐ Ba-lê không cần VNCH,và đe dọa chặt đầu, nếu...(1.1973)
    * TT Nixon chê cách hành xử của TT Kennedy về vụ 1963 (1970)

    Bài viết trước người viết đã gửi đến bạn đọc quan điểm của TT Thiệu khi trả lời cho phía Mỹ về mục đích cuộc di tản khỏi QK I và QK II. Trong khi tình hình quân sự mỗi ngày mỗi gia tăng, về mặt chính trị TT Thiệu phải chịu thêm áp lực từ phía thành viên trong chính phủ, họ muốn TT Thiệu sớm từ chức. Nhưng trước ngày từ chức, TT Thiệu yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ phần đất còn lại nếu có thể. Phần trình bày sau dựa vào các băn văn được giải mật cách nay ít lâu của Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States-FRUS), của Văn Khố Bộ Ngoại Giao (US Department of State Archive), và của Cơ quan CIA về biến cố 30.04.1975 và phơi bầy tham vọng của Tướng Trần Văn Đôn.

    ** Bảo vệ phần đất còn lại (Theo bản văn của Bộ Ngoại Giao FRUS)

    * Ngày 13.04.1975 - (BNG, Bản văn số 230: Martin to Kissinger):
    - TT Thiệu (to Martin):"Tôi đã nghe nhiều ý kiến từ nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam rằng mong muốn cho một Miền Nam được tự do, có lẽ một giải phân chia từ Nha Trang đến Tây Ninh bây giờ sẽ là mong muốn có tính khả thi hơn nhiều.
    - ĐS Martin (to Kissinger): " Theo tôi cho dù ông ta có nói gì đi nữa thì cũng phí công, không còn cơ hội để ông ta lấy lại những gì đã mất trong tháng qua. Tôi hỏi, thực tế liệu sẽ giải quyết được điều gì?"
    - TT Thiệu: "Thiệu trả lời rằng nếu có thể vẽ một đường qua Nha Trang đến Ban Mê Thuột rồi đến Tây Ninh, thì đó sẽ là một đường phòng thủ và là một quốc gia khả thi về mặt kinh tế."
    - ĐS Martin: "Tôi nói rằng sẽ khó có nhiều người đồng ý về việc lấy lại Ban Mê Thuột trong tương lai gần. Ông Thiệu đồng ý nhưng nói rằng đó phải là mục tiêu của bất kỳ cuộc đàm phán nào." [1]

    ** Phó TT Trần Văn Đôn vận động muốn TT Thiệu từ chức

    * Ngày 16.04.1975 (Bản văn của cơ quan CIA)-" Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn đang liên lạc với người phát ngôn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Cộng. Đôn nói rằng phía Việt Cộng sẽ không bao giờ đàm phán khi Thiệu còn làm tổng thống- the Viet Cong would never consider negotiations while Thieu remains president. Các cuộc thảo luận như vậy chỉ có thể bắt đầu với một chính phủ do một nhân vật "trung lập" đứng đầu và bao gồm các nhân vật "lực lượng thứ ba" và "cánh tả". Thành phần chính phủ mới này bao gồm "các chính trị gia thân Mỹ -This new government could include "pro-American politicians." Đôn rõ ràng đã phát triển mối liên hệ này thông qua trung gian của ông ta trong hơn một tuần qua-Don apparently has developed this contact through a trusted intermediary for over a week. Ông ta hiện đang mơ tưởng là có thể đứng đầu một chính phủ phù hợp với phía Cộng sản- in a position where he conceivably could head a government suitable to the Communists. Tuy nhiên, theo bản báo cáo mới nhất cho thấy động thái qua việc chia sẻ thông tin này, Đôn coi như là cách gửi tín hiệu cho phía Hoa Kỳ rằng họ nên gây áp lực buộc Thiệu từ chức- however, this latest report may be intended by Don as a signal to the US that it should exert pressure on Thieu to step down."
    Kịch bản mà Đôn nói rằng đã nhận được tin tức từ người của ông ta đã tiếp xúc với Chính phủ Cách mạng lâm thời, có thể là một nỗ lực của phía Cộng sản nhằm thuyết phục một người nào đó trong giới cao cấp của chính phủ Nam Việt Nam về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này vẫn có thể xảy ra-the scenario that Don says he has been receiving from his PRC contact could be a Communist effort to persuade someone in senior South Vietnamese government circles that a political settlement of the conflict is still possible. [2]

    * Ngày 17.04.1975 (Bản văn của cơ quan CIA)-" Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên vào tháng 4, Đôn một lần nữa được nhắc nhở rằng Chính phủ Cách mạng Lâm thời sẽ không bao giờ đàm phán khi Thiệu còn giữ cương vị tổng thống. Điều này chỉ ra rằng một chính phủ do Đôn đứng đầu sẽ được chấp nhận-The contact allegedly indicated that this meant a government headed by Don would be acceptable. Đôn cho biết, phát ngôn viên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời nói rằng chiến lược của Cộng sản "vào lúc này" là cô lập Sài Gòn.
    Trong một cuộc tiếp xúc vào ngày 14 tháng 4, ông ta cho biết đã được phiá VC thông báo rằng Đôn nên nắm quyền kiểm soát chính phủ "trong vòng 72 giờ" và kêu gọi ngừng bắn. Và tất cả người Mỹ sẽ được phép rời khỏi đất nước ngoại trừ một số người thuộc thành phần"cốt cán". Ngoài ra, bất kỳ người Việt Nam nào muốn rời đi, bao gồm cả những người ở Huế và Đà Nẵng, cũng sẽ được ra đi an toàn. Cũng theo Đôn, phát ngôn viên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhấn mạnh rằng phía Cộng sản sắp hết kiên nhẫn trong "một hoặc hai tuần tới". Sài Gòn sẽ an toàn trong thời kỳ đó, nhưng, nếu cuộc đàm phán chưa bắt đầu thời các lực lượng Cộng sản sẽ "vào vị trí" để tiếp quản thành phố.[3]

    * Ngày 18.04.1975 (Bản văn của cơ quan CIA)-"Phó Thủ tướng Nam Việt Nam Trần Văn Đôn cho biết đã liên lạc với người trung gian của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, và họ cho hay rằng việc di tản của người Nam Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi thay đổi chính quyền ở Sài Gòn- Đôn là một kẻ cơ hội và chúng tôi nghi ngờ về tính trung thực của ông ta.- Don is an opportunist and we are skeptical about his veracity.".[4]

    * Ngày 18.04.1975 (BNG bản văn số 238) - BNG: " Martin đã gửi điện văn dài đánh giá về tình hình Việt Nam cho Kissinger vào ngày 17 tháng 4. Đại sứ viết: “Nếu có một cuộc bỏ phiếu, Thiệu sẽ bị kết thúc. Đôn hiện là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, rất háo hức muốn tiến trình đàm phán (với phe VC) được bắt đầu- Don, now Minister of Defense, are most eager to get the negotiation process started. Tôi (Martin) nói rằng bất kỳ sự thay đổi nào là việc của người Việt Nam, nhưng đối với tôi dường như tiến trình đàm phán không thể bắt đầu khi Thiệu còn nắm quyền-to me that the essential process of negotiations cannot be started with Thieu in power. Tôi (Martin) sẽ đến gặp Thiệu và nói với ông ta điều tương tự, rằng tôi chỉ nói theo ý của riêng mình, và rằng tôi nói với tư cách là một người bạn đã luôn nói với ông ta toàn bộ sự thật,... và lịch sử sẽ ghi lại tất cả những công việc quan trọng mà ông ta đã hoàn thành, bằng không, nếu ở lại cương vị quá lâu, sẽ không thực hiện được kế hoạch nhằm cứu vãn những gì còn lại để Việt Nam trở thành một quốc gia tự do. Tôi sẽ nói rằng đó là kết luận khách quan của tôi và rằng nếu ông ta không làm điều này, các tướng lĩnh của ông ta sẽ buộc ông ta phải ra đi-if he does not do this, his generals will force him to depart. Tôi sẽ nói rằng nên chọn lựa sự ra đi trong danh dự theo cách của ông ta, và hãy nói với đồng bào của ông ta rằng, ông ta làm như vậy để bảo vệ tính hợp hiến và sẽ giúp chính quyền kế nhiệm đàm phán trong tư thế mạnh hơn nhằm bảo toàn một Việt Nam tự do. Tôi có thể nói rằng đó sẽ là một hành động chỉ có thể được thực hiện bởi một người có lòng dũng cảm, một người biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết". [5]

    * Ngày 18.04.1975 (BNG, bản văn số 241)- TT Thiệu gặp Đại sứ Pháp - BNG (Martin to Kissinger): " Theo sự thúc giục của tôi, Thiệu đã gặp Đại sứ Pháp, cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng sẽ không khôn ngoan, có khi còn làm trầm trọng thêm mối nghi ngờ sâu sắc về sự thông đồng giữa Pháp và Mỹ đang ẩn sâu ở nơi đây-Franco-American collusion that is deepseated here. Nếu có bất kỳ tin tức gì từ Paris, sẽ hoan nghênh nhất trước khi tôi gặp Thiệu." [6]

    * Ngày 20.04.1975- ( BNG, bản văn số 244- Martin to Kissinger)- ĐS Martin thuyết phục TT Thiệu ra đi - ĐS Martin:" Một vài điều rất rõ ràng đối với tôi. Tình hình quân sự rất tồi tệ, và mọi người quy trách nhiệm cho ông Thiệu. Từ tầng lớp chính trị, đến những người ủng hộ và cả các đối thủ của ông ta, đều không tin rằng ông Thiệu có thể lèo lái đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Phía các tướng lãnh tuy họ sẽ tiếp tục chiến đấu, nhưng họ đều tin rằng việc phòng thủ là vô vọng trừ khi có thời gian được nghỉ ngơi trong khi bắt đầu tiến trình đàm phán, và họ không tin rằng điều này có thể bắt đầu trừ khi Thiệu ra đi. Tôi nói rằng đó là cảm nghĩ của tôi nếu ông ta không sớm đưa ra quyết định, thời các tướng của ông ta sẽ yêu cầu ông ta ra đi-I said that it was my feeling that if he did not move soon, his generals would ask him to go.

    Thiệu chăm chú lắng nghe. Ông hỏi liệu việc ra đi của ông ta có ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu tại quốc Hội Mỹ về khoản viện trợ hay không. Tôi nói rằng tôi nghĩ nó có thể đã thay đổi tại thời điểm vài tháng trước, nhưng bây giờ sẽ không thay đổi về các khoản chiến dụng quân sự cần thiết. Nói cách khác, việc từ chức để đảm bảo Quốc hội (Mỹ) cung cấp viện trợ để miền Nam Việt Nam tồn tại thời việc này đã thuộc về chuyện quá khứ. Đối với hiện tình Việt Nam, nếu có thể tránh được sự tàn phá của Sài Gòn, và nếu một nước Việt Nam độc lập có thể tiếp tục tồn tại, cho dù đó là hy vọng mong manh.
    Cuộc trò chuyện diễn ra trong khoảng một tiếng rưỡi. Ông ta hoàn toàn hiểu điểm cốt yếu về sự đánh giá của cá nhân tôi, rằng thời gian thì rất cấp bách, cần sớm đưa ra quyết định trong khi các sự kiện đang diễn ra quá nhanh, và nếu ông ta không ra đi sớm, ông ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Tôi đã nói rõ ràng rằng tôi đang nói hoàn toàn với tư cách cá nhân, cũng như Washington, không đề nghị ông từ chức.
    Ông Thiệu nói rằng ông ta sẽ làm những gì tốt nhất cho đất nước-Thieu said he would do what he thought was best for the country. Tôi nói, tôi biết ông ta sẽ thực hiện được. Tôi đoán rằng ông ta sẽ rời đi trong thời gian ngắn bằng cách này hay cách khác. Nếu phía các tướng lãnh cho ông ta thêm vài ngày nữa, ông ta có thể sẽ đưa ra quyết định từ chức -If his generals give him a few more days he may well come up with a dramatic resignation that will be useful."[7]


    ** Hồi ký Trần Văn Đôn: Việt Nam Nhân Chứng

    * Ngày 20.04.1975 -Theo hồi ký: Việt Nam Nhân Chứng của tác giả Trần Văn Đôn (Phó Thủ Tướng): "Ngày 20.04.1975, lúc 10 giờ sáng Đại sứ Mỹ Martin đến gặp Tổng Thống Thiệu tại dinh Độc Lập báo cho ông Thiệu rõ tình hình :
    Muốn chận cuộc tiến quân của Việt Cộng phải có một giải pháp chính trị, cần phải nói chuyện với Hà Nội. Đại sứ Martin cũng cho biết Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ nếu ông Thiệu còn tại chức.
    - Nếu tôi là trở ngại, vậy tôi từ chức. Quốc Hội Hoa Kỳ có thể thay đổi lập trường tiếp tục viện trợ cho miền Nam không?
    - Nếu Tổng Thống từ chức, Quốc Hội Mỹ có thể viện trợ trở lại.
    Đại sứ Mỹ Martin sau này kể lại mẫu đối thoại giữa ông (ta) với ông Thiệu :
    - Chánh phủ Hoa kỳ không đòi Tổng thống từ chức, nhưng Tổng thống nên đề cử một ông Thủ Tướng toàn quyền như Bảo Đại đã làm năm 1954 để ông Thủ Tướng đó thương thuyết với phía bên kia.

    - Theo ông ai có thể làm Thủ Tướng toàn quyền.
    Martin trả lời ngay :
    - Đại Tướng Dương Văn Minh.
    Ông Thiệu im lặng không đáp.
    Cũng trong ngày 20.04.75, lúc bốn giờ chiều tôi đến gặp Đại sứ Martin tại sứ quán, Martin kể lại với tôi và nói với tôi :
    - Thật sự lúc đó tôi muốn ông (Trần Văn Đôn) làm Thủ Tướng toàn quyền hơn là ông Minh, nhưng Hà nội lại chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi."
    [8]


    Như phần đã viết theo cơ quan CIA, phía Mỹ " nghi ngờ về tính trung thực của ông ta- we are skeptical about his veracity" nên đã gạt tướng Đôn ra rìa, dù rằng tướng Đôn đã bắn tiếng cho phía Mỹ biết:"rằng một chính phủ do Đôn đứng đầu sẽ được chấp nhận", và một thực tế khác về vấn đề đàm phán thuộc thẩm quyền của phía Bắc Việt trong khi Tướng Đôn lại đi liên hệ với phía VC Miền Nam.

    * Ngày 21.04.1975 (BNG, bản văn số 250-Kissinger to Martin)- "Ngày 21 tháng 4, các nhà ngoại giao Pháp tiến hành nỗ lực thành lập chính phủ lâm thời ở Sài Gòn để làm chậm lại tiến trình chuyển giao cho chế độ Cộng sản. Ông nên biết rằng chúng tôi hoàn toàn không liên quan gì đến sáng kiến của Pháp. Đối với Liên Xô, chúng tôi đã đề nghị một lệnh ngừng bắn tạm thời (khoảng hai tuần) để di tản người Mỹ và một số người Việt Nam và thảo luận về các vấn đề chính trị." [8]

    * Ngày 21.04.1975 - TT Thiệu tuyến bố từ chức - Trong diễn văn từ chức được trực tiếp trên đài truyền hình Việt Nam, TT Thiệu tuyên bố:"...Hứa rằng cộng sản xâm phạm thì sẽ phản ứng, không phản ứng, thì chỉ còn chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh mà không đưa, thử hỏi cái đó là cái gì? Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo, đốt một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc …Sở dĩ tôi từ chức hôm nay là bởi vì hôm nay bên Hoa Kỳ quốc hội mang vấn đề viện trợ quân sự ra mổ sẻ. Tôi nghĩ hành động tôi từ chức hôm nay, biết đâu rằng tiền viện trợ sẽ từ 300 lên 722 triệu hay lên một tỉ...không sớm hơn, mà không trễ hơn, bởi vì tôi nghĩ rằng cái thời gian tính mà hôm nay cho thấy rõ cuộc diện quân sự của cả chiến trường miền Nam...”. [9]

    * Ngày 29.04.1975 - Theo tác giả: Pierre Darcourt

    " Vào cuối buổi chiều thì tướng Trần văn Đôn và con trai ông ta, một bác sĩ, được một chiếc trực thăng bốc đi. Trước đó vài giờ, rất lịch sự như ông đã nổi danh, ông đã đến từ giã vị Đại sứ` Pháp... và luôn tiện cũng để nhận thông hành Pháp của ông. Ông M. M. Mérillon cũng đã có một vài lần nhờ vã đến tướng Đôn.. Từ nhiều tháng qua, và nhất là trong cơn khủng hoảng của Chánh Phủ vừa qua, tướng Đôn được coi như là một phụ tá rất đắc lực cho hoạt động trung gian chánh trị của người Pháp. Ông đã trực tiếp thúc đẩy tướng Dương văn Minh đi tới, và trước Quốc Hội lưỡng Viện ông đã có một buỗi thuyết trình quá thảm hại về tình hình quân sự. Có một lúc nào đó, ông M. Mérillon đã mong muốn đẩy ông Đôn vào ghế Thủ Tướng của ông Minh. Hôm chiều thứ hai, chấn động vì sự chống đối nhau giữa các trung tâm chánh trị của Miền Nam, tướng Đôn đã có ý định tự tử. Nhưng sau đó được giới thân cận lên giây cót an ủi...nên cuối cùng đã quyết định nhờ Mỹ đưa đi. Trước khi lên trực thăng, tướng Đôn đã nói với toán binh sĩ cận vệ của ông, những người đã không rời khỏi ông nửa bước, rằng:
    "Tôi bắt buộc phải ra đi thôi, vì nếu bọn cộng sản mà tóm được tôi thì tôi sẽ bị bọn chúng hành quyết ngay. Còn các anh, các anh chỉ là cấp nhỏ, các anh chẳng có gì nguy hiểm hết... và các anh có thể lẫn lộn được trong dân chúng."
    [10]


    ** TT Thiệu bất bình với Mỹ về nội dung hiệp định Paris 73

    Nhiều nhà phê bình cho rằng việc TT Thiệu gay gắt lên án Mỹ là vì đã có sự bất đồng quan điểm từ cuối năm 1972, khi phía Mỹ ép TT Thiệu phải ký một thỏa hiệp đình chiến mà phía VNCH phải chịu phần thua thiệt, để rồi dẫn đến biến cố 30.04.1975. Xin trích đoạn các cuộc trao đổi trong năm 1972 được phía Bộ Ngoại Giao công bố, bàn về nội dung thỏa hiệp đình chiến 27.01.1973.

    * Ngày 21.10.1972 - BNG (Haig to Kissinger):" Theo quan điểm của tôi, cơ hội để Thiệu chấp thuận là rất mong manh-the chances of getting Thieu to acquiesce are very slim, và chúng tôi sẽ phải tính toán lại ngay sau cuộc họp để xem có nên đưa ra phản ứng nào cho phía VNDCCH và đặc biệt là phía Moscow. ..., chúng tôi không thể thuận theo ý kiến của ông Thiệu, và do đó, điều cần thiết là chúng tôi phải gặp họ khẩn cấp tại Paris để tìm ra những giải pháp thay thế có thể không bao gồm phía Nam Việt Nam-to work out alternate arrangements which might not include the South Vietnamese." [11]

    * Ngày 22.10.1972 -BNG:" Thiệu đã đột ngột từ chối chấp nhận tất cả các điều khoản đã dàn xếp. Vụ Hà Nội rò rỉ thông tin gây tác hại ngay khi các cuộc đàm phán với Thiệu đang ở thời điểm quan trọng và dường như đang đi đến kết quả thuận lợi. Nếu không có Thiệu, trước mắt không thể tiến hành thực hiện hiệp định như đã vạch ra. Tiến sĩ Kissinger cũng không thể đi Hà Nội vào thời điểm hiện tại cho dù các cuộc đàm phán bổ sung đã được chuẩn bị với giới lãnh đạo VNDCCH ở Paris hoặc nơi khác."[12]

    Việc TT Thiệu từ chối ký thỏa hiệp (01.1973) gây nhiều trở ngại cho phía Mỹ, vì vậy phía Mỹ phải tìm cách trấn an phía Liên Xô và Trung Quốc. Hai văn bản sau đã xác nhận điều này:
    - Với Liên Xô : " Đối với thông điệp gửi tới Dobrynin, vui lòng cho tôi biết quan điểm của bạn về việc có hay không cuộc gặp cá nhân giữa Tổng thống và Dobrynin vào chiều nay, ... cách tốt nhất giữ cho Brezhnev và các đồng chí của ông ta ở trong tư thế trong tinh thần xây dựng."

    - Với Trung Quốc: " Đối với CHND Trung Hoa, nên theo đuổi những điểm ghi trong văn bản sẽ được gửi cho đại diện của chúng ta vào tối nay ở New York, nhưng văn bản sẽ được sửa đổi để gắn kết chặt chẽ hơn trong quan hệ của chúng ta với họ." [13]

    Theo các tài liệu phổ biến sau này, việc TT Thiệu từ chối ký thỏa Hiệp còn phải chịu sự đe dọa đến an nguy của tính mạng...

    * 20.01.1973 - "Cut Off His [Thieu's] Head "- Vì e ngại TT Thiệu không ký thỏa hiệp đình chiến Paris vào ngày TT Nixon nhậm chức TT nhiệm kỳ 2, ngày 20 tháng 1 năm 1973, nên trong cuộc trao đổi trên điện thoại giữa TT Nixon và TS Kissinger, TT Nixon đã nói:

    Audio 1- "Nixon một lần nữa tuyên bố rằng có thể không cần Nam Việt Nam tham gia vào hiệp định hòa bình -Nixon again states that U.S.-ally South Vietnam may not be part of peace agreement."[14]
    Audio 2 - "Tôi không biết liệu mối đe dọa có đi quá xa hay không, nhưng tôi sẽ làm bất kỳ điều chết tiệt nào, đó là, hoặccắt đầu [của Thiệu] nếu cần thiết- I don't know whether the threat goes too far or not, but I'd do any damn thing, that is, or to cut off his [Thieu’s] head if necessary." [15]

    * TT Nixon chê cách hành xử của TT Kennedy về vụ 1963

    Phần trên viết về sự kiện xẩy ra đầu năm 1973, TT Nixon đe dọa TT Nguyễn Văn Thiệu nếu không thuận theo Mỹ, nhưng trước đó 3 năm, vào năm 1970 TT Nixon đã đưa ra lời phê bình về cách chính phủ Kennedy đối xử với TT Ngô Đình Diệm:" ...chúng tôi sẽ không làm như cách chính quyền Kennedy đã đối xử với Diệm- we’re not about to engage in what the Kennedy administration did with Diem..., chúng tôi không cư xử như thế với bạn bè chúng ta-we don’t do that to our friends.Thật không may cho chính quyền Kennedy, tay họ đã dính máu của Diệm. Đó là một giải pháp tồi tệ - The Kennedy administration has Diem’s blood upon its hands, unfortunately. That was a bad deal." [16]

    Mở ngoặc để viết về việc "cách chính quyền Kennedy đã đối xử với Diệm", theo tài liệu Quốc Phòng, vì TT Diệm trì hoãn việc thực hiện chính sách CIP, cho nên:" Các cuộc đàm phán với Diệm đã kết thúc vào tháng Năm (1961), không phải vì các vấn đề đã được giải quyết ...Galbraith khuyên Kennedy chẳng có gì đáng để mặc cả với ông Diệm, vì ông ta sẽ không bao giờ thực hiện...Galbraith ủng hộ việc tiến hành một cuộc đảo chính quân sự chống Diệm vào thời điểm thuận tiện- Galbraith favored promoting an anti- Diem military coup at the earliest convenient moment"-(5.1961),( chi tiết về sự liên hệ Mỹ-VNCH 1961 xin coi...) [17]

    Trong bối cảnh hoàn toàn bất lợi cho phía VNCH ghi trên, Hiệp định đình chiến Paris ra đời ngày 27.01 1973 để rồi dẫn đến biến cố 30.04.1975. Theo tài liệu công bố sau này thì phía Mỹ thuận theo yêu cầu của Trung Quốc là Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam để cùng hợp tác chống Liên Xô.

    Xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét và phê bình về các sự việc trên. Tuy nhiên, để bạn đọc biết thêm về quan hệ Mỹ-Trung trong chiến tranh tại Việt Nam - người viết sẽ ghi lại cuộc đối thoại giữa TT Nixon, TS Kissinger và TT Chu ân Lai năm 1971 và 1972 (kể cả về cuộc chiến Hạ Lào 1971 trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung 1972) được ghi lại trong tài liệu của Bô Ngoại giao. (Vào năm 2002, thư Viện Nixon đã cho công bố nhiều tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam sau 30 năm bảo mật, nhưng nay sau 45 năm, nhiều bản văn loan tải trên FRUS và trên US.DOSA đã cho đọc nhiều đoạn văn trước đây bị bôi đen), sự việc sẽ trình bày tại bài viết sau và về " Học thuyết Nixon - The Nixon Doctrine 1969."


    Đào Văn

    Tài liệu tham khảo.
    [1]- BNG/FRUS -Bản văn #230 ngày 13.04.1975
    [2]- CIA Library, 16.04.1975 -Tướng Trần Văn Đôn vận động TT Thiệu từ chức
    [3]- CIA Library, 17.04.1975 (trang 5)-VC chấp nhận Chính phủ do Đôn cầm đầu
    [4]- CIA Library, 18.04.1975 (trang A14)-CIA nghi ngờ tính trung thực của tướng Đôn
    [5]- BNG/FRUS -bản văn #238 ngày 18.04.1975
    [6]- BNG/FRUS- bản văn # 241 tngày 18.04.1975
    [7]- BNG/FRUS -bản văn #244 ngày 18.04.1975
    [8]- Trần Văn Đôn - Việt Nam Nhân Chứng - Chương II - VNCH Mười Ngày Cuối
    [9]- BNG/FRUS - Bản văn số 250 ngày 21.04.1975
    [10]- Truyen Hình VNCH-Video clip-Diễn văn từ chức của TT Thiệu 21.04.1975
    [11]- Sach Truyện-Pierre Darcourt-VN QM Oan Khiên:Chg 23: Sự Rẫy Chết Của Một Thành Phố
    [12]- BNG /FRUS -bản văn #39 ngày 21.10.1972
    [13]- BNG/FRUS bản văn #47 ngày 22.10.1972
    [14]- Nixon tape audio Org (mp3):-Agreement_without_Thieu
    [15]- Miller Center:- a)- Audio mp3: " cắt đầu ...nếu cần thiết"
    -b)- text: Cut Off His [Thieu's] Head
    [16]- Văn Khố BNG-Foreign Relations, Volume XVI-Conversation...June 30, 1971, trang 96
    [17]- Văn Khố QG-Pen.Papers.Part IV.B.1.Evolution of the War:Problems With the Diem Government
    Last edited by Phòng Trực; 03-06-2021, 09:57 AM.

    Comment


    • #3
      Mỹ bức tử VNCH theo yêu cầu của Tàu
      để Mỹ-Tàu hợp tác chống Liên Xô (1972)

      * TT Nixon: Cuộc chiến phải được giải quyết ổn thỏa trước khi tôi đến TQ (1972)
      * TT Chu Ân Lai: Việc rút quân có thể được giải quyết chậm nhất vào năm sau? (1971)
      * CT Khrushchev: Phát động chiến tranh giải phóng dân tộc tại miền Nam Việt Nam (1961)
      * Kennedy Administration khởi động cuộc chiến chống lại chiến trannh giải phóng ở Nam Việt Nam.(1961)

      Nhắc lại chuyện xưa, vào năm 1971 TS Kissinger đến Trung quốc, và một năm sau 1972, TT Nixon cũng đến nơi đây để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Cộng tại Bắc Kinh. Phần trình bày sau là trích đoạn các văn bản ghi lại cuộc đối thoại của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung liên quan đến cuộc chiến tại Việt Nam, được giải mật và được công bố trên trang The Foreign Relations of the United States (FRUS) và trên Văn khố của Bộ Ngoại Giao (US Depart. Of States Archive). Nhưng trước hết bàn sơ qua về " học thuyết Nixon".

      - Học Thuyết Nixon -Năm 1969 Chính phủ Mỹ đề ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh, thực chất là kế hoạch rút quân đội Mỹ ra khỏi vùng này. Một năm sau, năm 1970, điều này được ghi lại trong tiểu mục gọi là " Học thuyết Nixon và phản ứng của người Á Châu -The Nixon Doctrine and the Asian reaction". Trong đó viết: " Tổng thống đã tuyên bố vào năm 1970 rằng “Chắc chắn vì lợi ích của chúng tôi, cũng như lợi ích của hòa bình và ổn định ở châu Á và thế giới, chúng tôi thực hiện những bước tiến nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh - take what steps we can toward improved practical relations with Peking."[1]

      ** Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Trung


      Vào ngày 28 tháng 4 (1971), Tổng thống Nixon nói với TS Kissinger: "Những gì chúng tôi đang toan tính về cơ bản là hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc, đó là kế hoạch của tôi. Đó là ván cờ lớn. Bây giờ, đó mới chỉ là một nửa, phần còn lại của tấn tuồng này là thực hiện một số điều về cuộc chiến này. " Kissinger trả lời: “Với điều đó, tôi nghĩ, những người ở vào thời kỳ 1954 họ cần hòa bình, và sau đó họ đã giải quyết vấn đề Việt Nam. Họ cần hòa bình ngay, điều đó có tác dụng đối với Hà Nội - 54 they needed peace, and they settled Vietnam then. They need peace now, it’s got to have effect on Hanoi . Đó là một lợi thế của người làm sứ giả." Nixon nói thêm: “Chà, để tôi nói tiếp, cuộc chiến phải được giải quyết ổn thỏa trước khi tôi đến Trung Quốc- before I get there, the war has to be pretty well settled. . Tôi chỉ đơn giản nói rằng, chúng ta chưa thể đến Trung Hoa cho đến khi chúng ta có một số kế sách.I’d just simply say, we can’t come there until we have some idea." [2]

      * Cuộc họp giữa TS Kissinger và TT Chu Ân Lai (Ngày 07.09.1971)

      [...]
      -Thủ tướng Chu: Kể từ khi Tổng thống Nixon nhậm chức, ông ấy đã bày tỏ sẵn sàng giải quyết các trở ngại cơ bản với chúng tôi. Ngay từ đầu,ông ta đã tỏ thái độ sẵn sàng đến Bắc Kinh gặp chúng tôi. Như ông đã biết, do biến cố ở Cambodian năm ngoái và năm nay có trận chiến Đường 9 ( Hạ Lào 719), điều này ảnh hưởng đến quan hệ giũa chúng ta.
      - Tiến sĩ Kissinger: Chúng tôi đồng ý. Đó là lý do tại sao tôi muốn có cơ hội để bày tỏ quan điểm của chúng tôi về hòa bình ở Đông Dương, để những mâu thuẫn này có thể được giải quyết, về vấn đề Đông Dương và về mối quan hệ của chúng ta.- Thủ tướng Chu: Liệu vấn đề rút quân khỏi Đông Dương có thể được giải quyết chậm nhất vào năm sau hay không? Ông vừa đến Sài Gòn- Can’t the matter of a military withdrawal from In-dochina be settled at the most by next year? You just came from Saigon..[...]

      - Tiến sĩ Kissinger: Tôi có thể đảm bảo với Ngài rằng chúng tôi muốn kết thúc chiến tranh ở Việt Nam thông qua các cuộc đàm phán, và chúng tôi đã chuẩn bị ấn định ngày rút toàn bộ lực lượng của chúng tôi ra khỏi Việt Nam và Đông Dương như Ngài đã đề nghị trước đây-withdrawalof all our forces from Vietnam and Indochina as you suggested before." [...]
      -Tiến sĩ Kissinger: Tôi thay mặt Tổng thống Nixon đề nghị, chúng tôi sẽ ấn định ngày rút khỏi Việt Nam.

      -Thủ Tướng Chu: Ngày rút quân hoàn toàn?(A date for complete withdrawal?)
      Tiến sĩ Kissinger: Đúng.[3]

      * Cuộc họp giữa TT Nixon và TT Chu Ân Lai (Ngày 22.02.1972)
      - Chu Ân Lai - Vì Mỹ đã quyết định rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, và Mỹ muốn thấy khu vực này trung lập, nghĩa là không liên kết, không có lực lượng cụ thể nào chiếm đóng vùng này. Nếu đó là chính sách của Tổng thống và của Chính phủ qúi quốc, tôi nghĩ sẽ tốt hơn thời nên có hành động cụ thể. Nếu không, qúi quốc sẽ chỉ tạo điều kiện cho Liên Xô tăng cường ảnh hưởng của họ ở vùng này. Về phần chúng tôi, sẽ không sợ điều đó xảy ra, vì cho dù giúp đỡ Việt Nam, Lào, Campuchia, chúng tôi chưa bao giờ đòi hỏi đặc quyền nào, cũng như chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

      - Tổng thống Nixon: Thưa Thủ tướng, vấn đề Việt Nam sẽ không thể chia rẽ chúng ta nữa. Thủ tướng đã gợi ý rằng nếu chúng tôi có thể tiến nhanh hơn thì đó là một việc làm khôn ngoan, và như Ngài đã nói, đó là điều can đảm. Tôi rất tôn trọng quan điểm của Thủ tướng về chủ đề này, một vấn đề mà phía có lợi duy nhất là Liên Xô nếu Mỹ còn tiếp tục chiến tranh. Liên Xô muốn Hoa Kỳ bị trói tay ở vùng này. Tất nhiên, họ muốn ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn ở Bắc Việt Nam. Từ tất cả những thông tin tình báo mà chúng tôi có được, Liên Xô , thậm chí đang kích động phía Bắc Việt tiếp tục chiến đấu và không đàm phán.[4]

      * Cuộc họp giữa TT Nixon và TT Chu Ân Lai (24.02.1972)

      - Tổng thống Nixon: Tôi muốn Thủ tướng biết rằng chúng tôi phải làm những gì cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình, bảo vệ lực lượng của chúng tôi và nhận lại tù binh của chúng tôi. Tôi nhận thấy rằng chính phủ của Thủ tướng có thể có phản ứng với những gì chúng tôi làm. Để hoàn thành mục tiêu của mình, chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì mà chúng tôi không cho là cần thiết. Và mục tiêu của chúng tôi là rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam sau khi các tù nhân của chúng tôi được trả về. Nhưng nếu chúng tôi không đạt được mục tiêu đề ra trong các cuộc đàm phán, thì không phải là tại phía chúng tôi, mà là do phía Bắc Việt buộc chúng tôi phải tiếp tục sử dụng biện pháp quân sự. Nhưng việc giải quyết vấn đề tại Việt Nam thưa Thủ tướng là điều tất yếu vì tôi đã quyết định, nhưng nó phải được thực hiện đúng cách. Việc này sẽ sớm được giải quyết.

      Người phiên dịch: Ý của Tổng Thống là sẽ rút quân liền?

      - Tổng thống Nixon: Vâng. Sẽ thực hiện việc rút quân đội Mỹ. Nhưng như tôi đã nói, việc này phải được thực hiện một cách đúng đắn. Chúng tôi sẽ không rút lui đơn phương mà không đạt được các mục tiêu theo chính sách mà chúng tôi đã đề ra.
      - Thủ tướng Chu: Nhưng điều đó khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Bởi vì cuộc chiến hiện tại không phải do chính phủ của ông khởi đầu, mà là bởi những người tiền nhiệm của qúi quốc. Ngay từ đầu, không cần thiết phải gửi lực lượng Mỹ đến đó. Một khi các ông gửi quân vào, và càng nhiều quân nhân được gửi đến, là các ông đã bị sa lầy. Vì vậy chính phủ đương nhiệm của qúi quốc buộc phải rút quân và vấn đề đáng tiếc này lại đang nằm trong tay của ông.

      - Tổng thống Nixon: Đối với Việt Nam, chúng tôi hiểu quan điểm của Thủ tướng. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng, ít nhất sẽ không làm những gì mà Liên Xô dường như họ đang làm, khuyến khích phía Bắc Việt từ chối đàm phán.
      Vấn đề là Liên Xô muốn Hoa Kỳ bị trói chân tại Việt Nam-The problem is the Soviet Union wants the U.S. to be tied down in Vietnam. Họ không muốn chúng tôi kết thúc cuộc chiến- It doesn’t want our involvement to end. Họ dường như không khuyến khích phía Bắc Việt chấp nhận đàm phán-It appears to be discouraging the North Vietnamese from negotiating. Tôi không yêu cầu Thủ tướng trả lời, nhưng nếu phía Bắc Việt bị cả phía Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân đều không khuyến khích đàm phán, điều này sẽ tạo ra tình thế khó khăn.


      - Thủ tướng Chu: Lúc đầu, khi Chính quyền Johnson tuyên bố ngừng ném bom vào năm 1968, lúc đó chúng tôi không có nhiều ý kiến về các cuộc đàm phán tại Paris. Vào thời điểm đó, chúng tôi cảm thấy không phải là thời cơ thuận tiện, nhưng sau năm 1969, quan điểm của chúng tôi chuyển sang ủng hộ các cuộc đàm phán. Trên thực tế, để giúp các cuộc đàm phán Paris có kết quả, chúng tôi đã dừng các cuộc Đàm phán tại Warsaw. Và sau đó, chỉ vì những gì đã xảy ra trong một buổi trình diễn thời trang ở Đại sứ quán Nam Tư ở Warsaw, những cuộc nói chuyện này mới bắt đầu lại. Và họ nói với chúng tôi những gì đang diễn ra trong các cuộc đàm phán. Kể từ thời điểm đó trở đi, chúng tôi chú ý đến các cuộc đàm phán bởi vì trong chiến đấu cũng nhất định cần có các cuộc đàm phán, chẳng hạn như trong Chiến tranh Triều Tiên.

      - Thủ tướng Chu: Còn ở Phnom Penh?
      - Tổng thống Nixon: Tại Phnom Penh, và cả khi ông ấy (Sihanouk) đến Washington vào đầu năm 1953. Không phải chính sách của chúng tôi là đã hạ bệ ông ấy ở Campuchia.
      - Thủ tướng Chu: (Cười) Chúng tôi đã tranh cãi về vấn đề đó với Tiến sĩ Kissinger.
      - Tổng thống Nixon: Tôi nghĩ rằng nếu ông ta thân thiết với Trung Quốc, điều này sẽ không làm tổn thương Sihanouk, nhưng sự gần gũi của ông ta với Bắc Việt khiến ông ta bị tổn thương vì người Campuchia ghét phía Bắc Việt Nam. Đó là phân tích của tôi, có lẽ không giống như ý của Thủ tướng. Nhưng tôi nghĩ đó là những gì đã xảy ra.
      Nếu Bắc Việt rút khỏi Campuchia, thì người Campuchia có thể xác định về việc liệu họ có muốn Sihanouk trở lại hay không. Nhưng chừng nào phía Bắc Việt còn ở Campuchia, tôi nghĩ khả năng ông Sihanouk trở lại nắm quyền là rất ít. Đó là quan điểm của tôi, nhưng chúng tôi không có cách nào để kiểm soát sự kiện đó.

      - Thủ tướng Chu: Do phương pháp phân tích của chúng ta khác nhau, nên chúng ta không thể đưa ra kết luận giống nhau. Vì như chúng tôi thấy, Chính quyền Johnson đã gửi lực lượng Mỹ đến đàn áp những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam, và trong hoàn cảnh này, làm sao có thể từ chối việc đồng bào của họ ở miền Bắc vào Nam hỗ trợ anh em của họ ở miền Nam?

      - Tổng thống Nixon: Tôi nghĩ rằng tôi có thể hiểu điều này mặc dù tôi phản đối nó. Tôi có thể hiểu miền Bắc Việt Nam đưa quân vào miền Nam; đó là thuộc về Việt Nam. Nhưng Bắc Việt không có lý do đưa quân vào Campuchia. Người Campuchia luôn chiến đấu với quân Bắc Việt, tất cả đều là người Việt Nam. Đó là cách suy nghĩ của tôi, nhưng tôi sợ những gì chúng tôi nói ở đây sẽ không ảnh hưởng đến họ.

      - Thủ tướng Chu: Đó là vấn đề ở góc độ lịch sử, vì thực dân Pháp đã liên kết ba nước Đông Dương với nhau và liên kết lợi ích của họ với nhau. Chính là chữ “Đông Dương” do người Pháp đặt ra, trước đây không có tên như vậy. Trong lịch sử, họ là ba quốc gia riêng biệt. Quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam rất gần gũi; thứ hai, chúng tôi có quan hệ với Campuchia bằng đường biển; không có nhiều quan hệ với Lào.
      Chính chủ nghĩa thực dân của Pháp đã liên kết lợi ích của họ. Sau đó là việc người Pháp vẽ lại đường ranh giới, điều này làm tăng mâu thuẫn giữa ba nước, giống như người Anh ở châu Phi.

      - Thủ tướng Chu: Và sau khi người Nhật bị đánh bại, người Pháp quay trở lại chiếm đóng ba nước Đông Dương. Vì vậy ba dân tộc liên kết với nhau để chống lại thực dân Pháp. Sau hiệp định năm 1954, ba nước lại bị chia cắt.
      Và sau Hội nghị Genève, nếu Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ không phá hoại Hiệp định Genève thì tình hình đã khác. Việt Nam đã được thống nhất. Campuchia có lẽ sẽ vẫn dưới quyền của Hoàng tử Sihanouk. Đối với Lào, tình hình nơi đó khác, lẽ ra đã được giải quyết bằng Hiệp định Genève 1962 về Lào.
      Nhưng sau đó vào thời Chính quyền Johnson, đã gửi rất nhiều lực lượng vào miền Nam Việt Nam - nếu chỉ nhìn vào quân số, sức mạnh vật chất, họ vượt xa lực lượng vũ trang Nam Việt Nam và cả lực lượng vũ trang Bắc Việt Nam.
      Và vì thế, quân Việt Nam đã sử dụng Campuchia làm nơi chuyển quân và ẩn nấp nhưng chúng tôi chỉ biết về điều đó vào năm 1969. Thực tế là Hoàng thân Sihanouk đã thông cảm với quân Việt Nam và cho phép họ đi qua Campuchia vì trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp họ đã sát cánh bên nhau. Vì vậy, sự cảm thông của Hoàng thân Sihanouk dành cho Bắc Việt Nam là điều dễ hiểu. Vì vậy, một khi chiến tranh kết thúc, quân Việt Nam chắc chắn sẽ rút khỏi Campuchia, và Campuchia sẽ là của người Campuchia - So if the war comes to an end, the Vietnamese forces will surely withdraw from Cambodia, and Cambodia will be Cambodian.


      - Tổng thống Nixon: Thủ tướng nêu rõ nguyên tắc của Cộng hòa Nhân dân là không can thiệp quân sự bằng các lực lượng vũ trang ở các quốc gia lân cận. Nhưng vì sao Thủ tướng lại phản đối sự thống trị của quân đội Bắc Việt tại Campuchia và Lào?
      - Thủ tướng Chu: Chỉ vì chiến tranh đã nổ ra, và cuộc chiến này do Hoa Kỳ gây ra nên họ đã tiến hành các hoạt động ở đó.

      - Tổng thống Nixon: Khi chiến tranh kết thúc, Thủ tướng có tin rằng Bắc Việt Nam nên rút khỏi Campuchia và rút khỏi Lào?

      - Thủ tướng Chu: Nếu cuộc chiến chấm dứt hoàn toàn, Hoàng thân Sihanouk trở lại Campuchia, thì Bắc Việt chắc chắn sẽ rút quân. Nếu vẫn còn Lon Nol ở Campuchia, điều đó là không thể. Bởi vì ngay cả đa số người dân Campuchia cũng không ủng hộ Lon Nol. Ông ta là người bị áp đặt từ bên ngoài.
      Tôi vẫn duy trì câu hỏi về Đông Dương mà qúi quốc đã gây ra sự hỗn loạn. Tất nhiên, đó không phải là trách nhiệm về phía chính phủ của ông. Bởi vì vào thời kỳ đó toàn khu vực, hoặc ít nhất hai phần ba khu vực đó có thể đã trở thành một khu vực hòa bình và trung lập. Nhưng vì chính sách của John Foster Dulles vẽ ra đã phá hoại Hiệp định Genève, nên toàn bộ sự việc đã trở thành một mớ hỗn độn. Điều đó đã được Anthony Eden đưa ra trong hồi ký của ông ta. Các thỏa thuận được ký kết tại Genève đã quy định rõ ràng một cuộc tổng tuyển cử sau hai năm, nhưng Dulles nói rằng việc đó thực hiện trong nội bộ.


      Vì vậy, nếu chúng ta muốn mang lại một khu vực hòa bình và trung lập, không chỉ cho ba nước Đông Dương mà cho cả vùng Đông Nam Á, tôi nghĩ rằng đã đến lúc không quá muộn để làm điều này. Nếu không sẽ không có sự yên bình. Ý của tôi không chỉ là Đông Dương mà còn là Đông Nam Á - Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines. Hiện nay có xu hướng này ở các nước trong vùng. Chúng ta nên giúp họ đi theo hướng này, là kiến tạo nền độc lập trong khu vực.
      Thưa Tổng thống, ông có thể nói rằng một khoảng trống quyền lực sẽ hình thành và nó sẽ làm phức tạp thêm tình hình. Dù sao, ông nên biết rằng chúng tôi sẽ không đến những nơi này. Ông thừa nhận rằng dựa vào niềm tin của chúng ta là nếu rắc rối xảy ra, chúng ta sẽ lấp đầy khoảng trống. Trong cuộc họp đầu tiên tôi đã thảo luận; nhưng, tất nhiên, thời gian có thể không nhanh như vậy. Nó phụ thuộc vào ý thức chính trị của người dân mỗi quốc gia.
      Vì vậy, rất có khả năng xảy ra ở một quốc gia trong vùng nếu dân chúng chưa vùng lên, thì một cường quốc nào đó sẽ đến đó và thiết lập một vùng ảnh hưởng.


      - Tổng thống Nixon: Chúng tôi có quan điểm khác. Như tôi đã nói với Thủ tướng, chúng tôi tôn trọng quan điểm của ông ta. Về phía Việt Nam, Bắc Việt đã bác bỏ đề nghị tám điểm của chúng tôi. Đây là một điều tốt có thể mang lại mục tiêu mà Thủ tướng đang mô tả về một Đông Dương trung lập, trong một chừng mực về nền trung lập của Campuchia, Lào và Việt Nam. Tôi nói rằng đây là vấn đề của chúng ta bây giờ, và tôi sẽ giải quyết nó theo cách đúng đắn.
      Tôi vui mừng rằng chính phủ của Thủ tướng sẽ không cố gắng ngăn cản Bắc Việt đàm phán. Đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề hơn là giải quyết bằng giải pháp quân sự.

      - Thủ tướng Chu: Vậy đây là một câu hỏi cụ thể, chỉ là một vấn đề riêng lẻ. Phía Bắc Việt họ nói rằng họ muốn tiếp tục đàm phán. Qúi ông đã nói không vào ngày 17 của tháng này và sau đó đồng ý đến ngày 24. Lý do qúi ông từ chối là vì Hội nghị ở Versailles.

      - Tiến sĩ Kissinger: Chúng tôi cảm thấy nó không thích hợp cho các cuộc đàm phán. Họ đang gặp nhau hôm nay.

      - Tổng thống Nixon: Đúng. Sắp tới chúng tôi sẽ cố gắng đàm phán, nhưng chúng tôi không thể bị Bắc Việt áp đặt về vấn đề này. Chúng tôi cũng không cố gắng ra lệnh cho họ. Họ không cố gắng thương lượng. Họ nói đây này, cầm lấy hoặc vứt bỏ nó đi và chúng tôi không thể chấp nhận đàm phán theo cách này. Nếu họ nói chuyện hợp lý, như Thủ tướng và tôi đang nói, dù không đồng ý, chúng ta vẫn có thể tìm thấy điểm chung. Sự việc có thể đã được giải quyết hai năm trước khi tiến hành các cuộc đàm phán bí mật, nhưng họ đã không nói theo cách đó-This could have been settled two years ago when secret talks started, but they won’t talk that way. [5]


      ** Nhận xét của báo chí Mỹ
      Theo trang History: " Ở Việt Nam, Liên Xô, chứ không phải Trung Quốc, đã trở thành những người ủng hộ quan trọng nhất cho chế độ Bắc Việt. Và cuộc chiến ở Việt Nam diễn ra không suông sẻ. Người dân Hoa Kỳ nôn nóng muốn chấm dứt xung đột, và ngày càng thấy rõ rằng Hoa Kỳ không thể cứu được miền Nam Việt Nam, khỏi những kẻ xâm lược cộng sản. Do đó, chuyến đi của Nixon đến Trung Quốc là một động thái được tính toán để thúc đẩy quan hệ ngoại giao chặt chẽ hơn với Trung Quốc làm đòn bẩy trong việc đối phó với Liên Xô, đặc biệt là về vấn đề Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ có thể sử dụng Trung Quốc làm đối trọng với Bắc Việt Nam. Bất chấp những tuyên bố của họ về tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa, CHND Trung Hoa và Bắc Việt Nam, là những đồng minh đáng ngờ. Như nhà sử học Walter LaFeber đã nói, “Thay vì dùng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, Nixon kết luận rằng ông ta nên dùng Trung Quốc để kiềm chế Việt Nam tốt hơn - Instead of using Vietnam to contain China, Nixon concluded that he had better use China to contain Vietnam.”. Về phần mình, CHND Trung Hoa mong muốn có một đồng minh khác trong mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Liên Xô và chắc chắn hoan nghênh khả năng gia tăng thương mại Mỹ-Trung - the PRC was desirous of another ally in its increasingly tense relationship with the Soviet Union and certainly welcomed the possibility of increased U.S.-China trade. [6]

      ** Mỹ - Trung hợp tác chống chủ nghĩa bá quyền Liên xô.
      Theo cuốn Mưu Lược Đặng Tiểu Bình:" Khi tiếp xúc với giới báo chí, Đặng kêu gọi Mỹ, Trung quốc, Nhật Bản, Tây Âu và các nước khác trên thế giới liên hiệp lại để cùng chống chủ nghĩa bá quyền Liên xô. Ông nói: Chúng tôi cho rằng nguy cơ chiến tranh đến từ phía Liên xô, sự uy hiếp đến hòa bình, an toàn và ổn định trên thế giới đến từ phía Liên Xô. Chúng ta có thể làm thế này: Liên xô hành động ở đâu, chúng ta sẽ ngăn trở ở đó, phá hoại, đập tan mọi hành động của Liên Xô ở bất cứ nơi nào...".[7]

      Nhiều nhà phê bình thời cuộc cho rằng Mỹ không muốn bảo vệ Miền Nam Việt Nam nên đã từ chối không ký kết thỏa hiệp Hỗ Tương quân sự / Mutual Defense Treaty với VNCH giống như Mỹ đã ký kết với các nước khác trong vùng Đông Nam Á. Điều này được xác nhận bởi Tài liệu Quốc Phòng/Penpentagon Papers lưu tại Văn Khố quốc gia online năm 2011. Lần thứ hai Mỹ từ chối ký thỏa Hiệp Hỗ Tương Quân sự theo yêu cầu của phía VNCH vào ngày 18.10.1961 [8]. Theo Tài Liệu Quốc Phòng: " Tháng 11 năm 1960, Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân của các nước Xã hội Chủ nghĩa một lần nữa tuyên bố ủng hộ chiến tranh dành "chính nghĩa" mà VNDCCH đang theo đuổi. Hoa Kỳ được xác định là đế quốc xâm lược, các đảng cộng sản có quyền và nghĩa vụ phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống thực dân này. Vào thời điểm Khrushchev đưa ra tuyên ngôn trên trong bài diễn văn đã đề xướng "các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc", trong khi "cuộc chiến tranh giải phóng" tại miền Nam Việt Nam đã gần một năm rưỡi - By the time Khrushchev cited that Declaration in his "wars of national liberation" speech, the "liberation war" for South Vietnam was nearly a year and a half old." [9]. Điều này phù hợp với chính sách Counter Insurgency Program (CIP) của Mỹ đề ra năm 1961, cho nên Mỹ đã không ký kết thỏa hiệp Hỗ Tương quân sự vì không muốn bảo vệ VNCH lâu dài mà chỉ xử dụng VNCH như là chiến trường nhằm chống Liên Xô qua chiến tranh giải phóng do Liên Xô khởi xướng (1960). Cũng theo Tài Liệu Quốc Phòng, việc Liên Xô hô hào chống Mỹ, cũng là mục tiêu chiến lược của Mỹ khi áp dụng chiến tranh chống giải phóng (CIP) vào Việt Nam năm 1961 nhằm chống Liên Xô, điều này có ghi trong Pentagon Papers:" Các vấn đề đối phó với Mạc-Tư-Khoa cấp bách hơn nhiều so với các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Cảm giác rằng vị thế của Mỹ trên thế giới đã bị xói mòn bởi Liên Xô và họ đã chiếm ưu thế; Kennedy đặc biệt quyết tâm giành lại sức mạnh, uy tín và ảnh hưởng của Mỹ. Bất cứ điều gì có thể được hiểu là điểm yếu của Mỹ đối với Liên Xô đều phải tránh né. Điều này đã ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Việt Nam - Kennedy was particularly determined to regain American strength, prestige and influence. Anything which could be construed as American weakness vis-a-vis the USSR was to be avoided. This-affected policy toward Vietnam ."[10] Vì vậy theo tác giả Neil Sheihan sau khi ông ta công bố một phần tài liệu tối mật Pentagon Papers vào năm 1972, đã viết" Chính vì lý do này mà Kennedy đã chỉ thị cho Quân đội sử dụng Việt Nam như một phòng thí nghiệm để phát triển các kỹ thuật chống chiến tranh giải phóng - for this reason that Kennedy had instructed the Army to use Vietnam as a laboratory to develop techniques of counterinsurgency". Khrushchev đã nói rằng Liên Xô sẽ tránh một cuộc chiến tranh nguyên tử với Hoa Kỳ nhưng sẽ ủng hộ các cuộc chiến tranh giải phóng và các cuộc nổi dậy ở các quốc gia nghèo của Thế giới thứ ba- Khrushchev had said that the Soviet Union would avoid an atomic war with the United States but would supportliberation wars and popular uprisings” in the poor nations of the Third World."[11]

      Vào tháng 9 năm 1995 Tướng Westmoreland đến Nam Cali và dành cho đài Radio Little Sàigòn cuộc phỏng vấn về Tết Mậu Thân 1968 ­ và về lý do quân đội Mỹ không được tiến quân ra Bắc. Cuộc phỏng vấn do Việt Dũng thực hiện, sau đó bài phỏng vấn được loan lại trên báo HồnViệt số tháng 10.1995 :

      Tướng Westmoreland : " Chúng tôi đã biết trước cuộc tổng công kích sẽ xảy ra. [...] chủ trương của Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến tại miền Nam, là chúng ta không phát triển cuộc chiến ra ngoài phạm vi lãnh thổ này. [...] chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này dù chúng tôi dư sức làm điều đó,... vi` việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều" . Phải chăng "chiến lược" của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là để " to develop techniques of counterimsurgency" nhằm chống Liên Xô nên đã từ chối không ký Thỏa hiệp Hỗ tương Quân sự (Mutual Defense Treaty) với VNCH?

      Trích đoạn bài viết trên Việt Báo ngày 21.02.2021 ghi lại tuyên bố của TT Nixon về vụ 1963 " Thật không may cho chính quyền Kennedy, tay họ đã dính máu của Diệm -The Kennedy administration has Diem’s blood upon its hands,unfortunately." Xin mượn lời TT Nixon (CH) rằng: Phải chăng cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ " tay họ đều dính máu- blood upon its hands" vào việc bức tử VNCH năm 1975?


      Lại xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét và phê bình về chính sách của Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam trước 1975.


      Đào Văn


      Tài liệu tham khảo:
      [1]-Văn Khố BNG-Foreign Relations,p11- The Nixon Doctrine and the Asian reaction
      [2]-Văn Khố BNG-Foreign Relations,p53- Conversation:Nixon & Kissinger, April 27, 1971
      [3]-Văn Khố BNG- oreign Relations,p112-p118- Memorandum of Conversation1-Beijing, July 9, 1971

      [4]- BNG-FRUS - Memorandum ngày 22.02.1972

      [5]- BNG-FRUS - Memorandum ngày 24.02.1972
      [6]- The History - Ngày Nixon đến Trung quốc
      [7]- Kilopad.com-Mưu lược Đặng Tiểu Bình-Chg 21-phần7-b:nhốt con gấu bắc cực vào chuồng,
      [8]- BNG- FRUS - Telegram from VN to Dept. of State ngày 18.10.1961

      [9]- Văn Khố QG-Pentagon Papers-Chương IV.A-5:Origins of Insurgency-trang 30

      [10]- Văn Khố QG-Pen.Papers-Chương IV-B-Counterinsurgency-I: Kennedy Commitments-p.12
      [11] - Neil Sheehan -A-Bright-Shining-Lie-Trang 59

      Comment


      • #4
        Mỹ không cắt đứt đường mòn HCM dẫn đến biến cố 30.04.1975?




        * CIA thống kế quân số, chiến cụ của CSBV chuyển qua đường HCM.
        * White House: Chỉ cắt đứt đường mòn HCM nếu miền Bắc không chịu đàm phán
        * CIA-DIA dự báo vào tháng 03.1974: QKII sẽ không giữ nổi nếu bị tấn công...
        * CIA: Chiến tranh tại Việt Nam làm rạn nứt quan hệ Liên Xô và Trung Cộng


        Phần trình bày sau liên quan đến các tiểu mục trên được tóm lược dựa vào các tài liệu từ các cơ quan như Tòa Bạch Ốc, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại giao, Cơ quan CIA, DIA được giải mật và công bố trên Thư Viện CIA (2016-2017) về kế hoạch của CSBV chuẩn bị mở cuộc tổng tấn công miền Nam 1975.


        ** Quân số và chiến cụ CSBV qua đường mòn HCM
        Theo bản văn của Tòa Bạch Ốc được phổ biến trên Thư viện CIA: " Thống kê về nhân lực và Nguồn cung cấp của Cộng quân << Statistics on Enemy Manpower and Supplies >>: "Trong hơn một thập kỷ qua , những người Cộng sản đã sử dụng rộng rãi lãnh thổ Nam Lào như một tuyến đường chính để xâm nhập người và vật dụng vào miền Nam Việt Nam. Hệ thống hậu cần phức tạp này - được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh - với chiều dài con đường hơn 1.500 dặm và mạng lưới đường mòn khá công phu. Đường mòn này được xây dựng và bảo trì bởi khoảng 40.000 - 50.000 binh sĩ hậu cần cộng với lực lượng an ninh và quốc phòng.

        Trong năm năm qua, Cộng sản đã sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh để xâm nhập ít nhất 630.000 lính quân đội Bắc Việt vào Nam Việt Nam. Cùng thời điểm này, với một tuyến đường vận chuyển công phu qua Campuchia, được sử dụng để di chuyển vũ khí và đạn dược cần thiết phục vụ cho chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965 có khoảng 100.000 tấn thực phẩm đã được chuyển qua Lào cho các lực lượng Cộng sản. Số lượng vũ khí được vận chuyển vào miền Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh trong năm năm qua vượt quá 400.000.
        Khoảng 50.000 tấn đạn dược hoặc tương đương 600 triệu viên đạn, chúng cũng được vận chuyển qua Lào."

        * Công dụng của các cảm biến điện tử

        Công dụng của các thiết bị (con bọ/bug) hay cảm biến điện tử, và việc cài đặt . Theotrang US History:" Hàng rào McNamara; << McNamara Line >>:Các cảm biến (bọ) có khoảng 20.000 cái tất cả, có thể đo địa chấn hoặc âm thanh, một số được cắm một nửa thiết bị sâu trong lòng đất, một số khác được thả bằng dù để chúng sẽ được treo trên cây. Có ba loại chính:

        - Loại Acoubuoy, dài 36 inch và nặng 26 pound, được ngụy trang và thả xuống đất bằng dù;
        - Loại Spikebuoy, dài 66 inch và nặng 40 pound, cắm trên mặt đất như phi tiêu cắm trong bãi cỏ với ăng ten được ngụy trang giống với cỏ dại;
        - Loại ADSID (Máy phát hiện địa chấn xâm nhập bằng không khí),giống như loại Spikebouy nhưng nhỏ hơn, kích cỡ là 31 inch và nặng 25 pounds -loại cảm biến này được sử dụng rộng rãi nhất.


        Ngoài 3 loại trên, còn có loại cảm biến khác được thiết kế để thâu nhận được mồ hôi và nước tiểu. Còn loại có tên “Black Crow" được cài đặt để có thể thâu nhận được khí thải động cơ xe tải từ khoảng cách 10 dặm."

        * Thu nhận tín hiệu từ khu vực đường mòn HCM

        Theo bản nghiên cứu của Đại Học Montclair:" Câu chuyện đằng sau hàng rào điện tử << THE STORY BEHIND THE MCNAMARA LINE.>>:Các xe chuyển vận trên Đường mòn Hồ Chí Minh chủ yếu bằng xe tải. Một loại máy bay mới được phát triển để phá hủy xe tải. Những máy bay này gọi là những pháo cơ, được trang bị các thiết bị quan sát ban đêm như hệ thống truyền hình mức ánh sáng thấp và máy dò bức xạ hồng ngoại. Các thiết bị này đặt trên máy bay có thể phát hiện ra từ người, đến các đốm lửa khi nấu ăn, những xe cộ vừa mới tắt máy. Một loại cảm biến nhiệt khác phát hiện tia đánh lửa mỗi khi đề máy cho xe nổ. Các mục tiêu trên một khi bị phát hiện sẽ bị phá hủy bởi súng bắn nhanh và viên đạn có kích thước là 40 mm. Với tốc độ bắn lên tới 6.000 viên đạn mỗi phút, những khẩu súng này có thể hoạt động ở độ cao từ 5.000 đến 1.000 feet, vượt ra ngoài tầm bắn súng phòng không của đối phương cỡ nòng nhỏ. Loại súng được trang bị cảm biến và súng tự động được gọi là PAVE SPECTER. Phía Không quân cho biết pháo cơ PAVE SPECTER có thể phá hủy 68 xe tải trong một giờ.''
        "Ngoài các thiết bị định vị mục tiêu từ trên không, còn hàng loạt các cảm biến dưới mặt đất được rải và cài đặt trên đường mòn hoặc treo trên cây. Một khi bị phát hiện và có sự đụng chạm vào cảm biến, thời thiết bị sẽ tự hủy. Các thiết bị loại này được vận hành bằng pin và có thể vận hành kéo dài vài tháng. Một số cảm biến phát hiện sự chuyển động hoặc âm thanh. Dữ liệu thu nhận từ các cảm biến này được truyền đến các máy thu âm đặt tại các trạm dưới mặt đất, hoặc trên máy bay, bay trong khu vực. Từ các trạm này, dữ liệu thu nhận được sẽ chuyển đến một trung tâm xử lý tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan."
        Theo các tin tức nêu trên, phía Mỹ nắm vững từ quân số, đến quân dụng phía CSVN chuyển vận từ miền Bắc vào miền Nam tại sao Mỹ không ngăn chặn hay phá hủy.Bản văn của Tòa Bạch Ốc trích dẫn sau cho biết lý do.

        ** Việc tập kích miền Bắc hay việc cắt đứt đường mòn HCM tùy thuộc vào các cuộc thương nghị.
        THE WHITE HOUSE - MEMORANDUM - TOP SECRET/SENSITIVE EYES ONLY - November 25, 1970 - MEMORANDUM FOR HENRY A. KISSINGER- FROM: Winston Lord
        -Theo bản văn của Tòa Bạch Ốc được phổ biến trên Thư Viện CIA : " SV Văn thư về việc Leo thang? << The White House- Memorandum: ESCALATION? 25.11.1970 >>: Bây giờ chúng ta tính đến viễn cảnh về một loạt kế hoạch khác cho các cuộc tập kích, hoặc cho duy trì các vụ đánh bom, hoặc thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng, hoặc cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh với các lực lượng trên mặt đất-sustained bombings, or mining Haiphong Harbor, or sealing the Ho - Chi Minh Trail with ground forces. Về mặt lý thuyết, một khi phía bên kia không chịu đàm phán, chúng ta phải dùng biện pháp quân sự, trong khi chúng ta vẫn còn một số phương án khác-If the other side will not negotiate, the theory goes, we must move militarily while we still have some assets."


        Tại sao Mỹ không cắt đứt đường mòn HCM việc tập kích ra miền Bắc hay cắt đứt đường mòn HCM tùy thuộc vào các cuộc thương nghị? Phải chăng qua chiến tranh tại Việt Nam, đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa hai nước Liên Xô và Trung Cộng? Câu trả lời sẽ không thuyết phục người đọc nếu không kèm tài liệu dẫn chứng cụ thể thời bạn đọc sẽ cho là viết theo cảm tính, tin giả (fake news)... Vì lý do này, người viết có thói quen thường kèm xuất xứ, ghi lại nguồn chính của các tài liệu dẫn chứng vào bài viết để bạn đọc dễ dàng đối chiếu. Hy vọng phần trình bày sau sẽ giải đáp được phần nào về câu hỏi nêu trên.(Theo tài liệu giải mật cho biết phía VNCH có đưa ra kế hoạch tiến quân ra miền Bắc, nhưng bị Mỹ từ chối. Người viết sẽ trình bày vụ này khi thuận tiện).


        ** Chiến tranh tại Việt Nam làm rạn nứt quan hệ Liên Xô và Trung Cộng

        *Ngày 04.07.1965 - TT Johnson đọc diễn văn tại John Hopkins đưa ra đề nghị đàm phán:" Hòa bình không cần binh đao <<Peace without Conquest.>>"...trong cuộc thảo luận hoặc thương lượng với các chính phủ liên quan- in discussion or negotiation with the governments concerned".
        * Ngày 08.03.1965 - Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng << U.S.Marines land at Da Nang >>


        * Ngày 13.08.1965 cơ quan CIA báo cáo: "Phản ứng của phía Liên Xô về việc Đàm phán << Soviet Attitude Toward Negotiations -p7 >>: Sự cân nhắc thận trọng của Kosygin vào cuối tháng 2 về một giải pháp cho Việt Nam "tại bàn hội nghị" đã gây ra phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh và sự phản đối trong riêng tư từ phía Hà Nội, qua việc các nhà lãnh đạo Liên Xô cho biết không có triển vọng thực tế nào vào các cuộc đàm phán cả-the Soviet leaders decided that without realistic prospects for negotiations there was nothing to be gained by further public initiatives.. Việc phía Liên Xô phản bác hòa đàm khiến cho phía Trung Quốc có cớ cáo buộc rằng họ đang hy sinh lợi ích của Hà Nội - Such proposals would only expose the USSR to Chinese accusations that it was sacrificing Hanoi's interests and capitulating to US pressure. Chính sách của Liên Xô về việc đàm phán do đó vẫn không thay đổi kể từ mùa xuân năm ngoái và người Nga cho biết họ không có cách nào khác một khi cuộc không kích chống lại miền Bắc Việt Nam còn tiếp tục."

        * SINO-SOVIET RELATIONS: FROM WORSE TO WORST
        Theo Thư viện CIA " Intelligence Memorandum - Sino-Soviet Relations - Top Secret: "Quan hệ Xô-Trung: Từ xấu đến tồi tệ nhất << Sino-Soviet Relations: From worse to worst p.10 >>: Các cơ quan truyền thông của Mạc-Tư-Khoa đã tuyên truyền rất nhiều về đề tài "thông đồng" giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm bôi nhọ Bắc Kinh, đặc biệt cáo buộc Bắc Kinh về hành vi phản bội Bắc Việt. Phía Liên Xô nghĩ rằng đường lối này được sử dụng có thể đem lại hiệu quả tốt với những người Cộng sản và với các lực lượng tiến bộ khác, cho nên Mạc-Tư-Khoa tiếp tục tấn công vào mặt này. Các cuộc không kích gia tăng vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 12 đã mang đến cho Liên Xô một cơ hội tốt hầu có lý do thay đổi chủ ý. Liên Xô đã tiến hành công tác tuyên truyền làm gia tăng sự nghi ngờ của Hà Nội (với Bắc Kinh) và còn làm mất uy tín của Trung Quốc bằng cách nhấn mạnh rằng, sự phản ứng quá yếu của Bắc Kinh đối với các cuộc thả bom, làm gia tăng quan hệ Trung-Mỹ trước chuyến thăm (TQ) của Tổng thống Mỹ. Tờ báo Sao Đỏ của quân đội Liên Xô đã buộc tội Chu Ân-Lai rằng ông ta có thể đã có thể "ngăn chặn các cuộc thả bom " chỉ bằng cách là hủy bỏ chuyến viếng thăm của " người bạn mới tại Tòa Bạch Ốc" (TT << Nixon arrives in China for talks >> là ngày 21.02.1972)

        ** Cuộc chiến mùa xuân 1975
        NATIONAL SECURITY COUNCIL- SECRET / SENSITIVE - URGENT ACTION MEMORANDUM FOR: SECRETARY KISSINGER -- FROM: WILLIAM L. STEARMAN - SUBJECT: North Vietnamese Intentions - October 19, 1973
        Theo bản văn của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (19.10.1973) phổ biến trên Thư Viện CIA: " Toan tính của Bắc Việt << National Security Council-North Vietnamese Intentions >> : Theo ước tính tình báo quốc gia về triển vọng ngắn hạn tại Việt Nam đã đi đến kết luận rằng việc Cộng sản mở cuộc tấn công vào mùa khô năm 1974 là gần kề, từ phạm vi nhỏ, sau đó sẽ tăng tốc trong những tháng tới. Chúng tôi tán đồng với ước tính về ý định của Hà Nội có khả năng sẽ leo thang - tạo ra các cuộc tấn công từng địa phương - làm tăng cơ hội mở ra chiến tranh toàn diện."
        " Đó là sự lựa chọn thực tế và Hà Nội sẽ lựa chọn mục tiêu mở cuộc tấn công lớn vào mùa khô này, và rằng Hà Nội sẽ mở cuộc tấn công sớm, hơn là chờ đợi để tấn công vào mùa khô 1974-1975. Quyết định của Hà Nội về thời gian sẽ dựa vào tình hình ở miền Nam và dựa vào lập trường của phía Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc."
        "Tuy nhiên, phía các quốc gia Cộng sản dường như đang thúc giục phía CSBV kiềm chế, phải cân nhắc về khả năng Hoa Kỳ sẽ lại tham gia vào cuộc chiến. Về tình hình viện trợ quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc vẫn tiếp tục nhưng có lẽ sẽ giảm số lượng. Liên quan đến phản ứng của Hoa Kỳ, Hà Nội nhận xét về cơ hội các lực lượng Mỹ trở lại tham gia cuộc chiến "là nhỏ". Cuộc chiến tại Trung Đông có thể làm giảm thêm nỗi lo về sự trả đũa của Hoa Kỳ với Hà Nội, nhưng phía Bắc Việt không loại bỏ hoàn toàn khả năng việc Hoa Kỳ tái tham gia vào cuộc chiến."

        "Nếu Hà Nội không phát động cuộc tấn công trên toàn quốc vào mùa khô này, theo NIE dự đoán sẽ có các cuộc đụng độ qui mô nhỏ, để đo lường khả năng chiến đấu và phòng thủ lãnh thổ của quân đội VNCH . Tuy nhiên, tỷ lệ cao về một cuộc tấn công lớn sẽ diễn ra khi mùa khô 1974-1975 đến gần."
        " Chúng tôi đồng tình với kết luận ghi trong bản ước tính và đồng ý với các nhà phân tích, đã dự liệu việc địch quân sẽ sớm mở cuộc tấn công hơn là trì hoãn. Chúng tôi đồng ý rằng Bắc Việt có ý định - như là một ưu tiên hàng đầu: - để giải quyết tình hình ở miền Nam theo hướng có lợi cho họ và việc mở ra cuộc chiến toàn diện là gần như không thể tránh khỏi - ít nhất là trong vòng 18 tháng tới. Chúng tôi xem Vùng I là khu vực đe dọa lớn nhất. Tuy nhiên, một khi không có sự hỗ trợ từ trên không của Hoa Kỳ, hoặc Mỹ không tiếp tế cho QLVNCH sẽ khiến phía Cộng sản có lợi thế đáng kể."

        Để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về tình hình quân sự của VNCH theo đánh giá bởi 3 cơ quan Bộ Ngoại Giao, CIA và DIA thực hiện vào tháng 3.1974 tiêu đề : "Đánh giá khả năng quân sự của Miền Nam Việt Nam << South Vietnam: A Net Military Assessment >>: Kết quả sẽ ra sao nếu có cuộc tấn công trên quy mô lớn lại nổ ra ở miền Nam Việt Nam trong vài tháng tới? Nếu Cộng sản phát động một cuộc tổng tấn công, chúng tôi tin rằng họ sẽ chiếm giữ một số lãnh thổ lâu dài. Chính phủ Việt Nam có thể sẽ không ngăn chặn được cuộc tấn công của Cộng sản nếu Hoa Kỳ không cung cấp hỗ trợ vũ khí đạn dược trong quy mô lớn. Hơn nữa, tác động tâm lý về sự thành công của Cộng sản của cuộc tấn công có thể đáng kể hơn so với tác động về phương diện quân sự. Do đó, tình huống có thể xảy ra là phía Chính phủ Việt Nam sẽ không thể giành lại thế chủ động nếu không có sự hỗ trợ của không quân và hải quân của Hoa Kỳ."

        Trở về điều kiện Mỹ " cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.Về mặt lý thuyết, một khi phía bên kia không chịu đàm phán, chúng ta sẽ phải dùng biện pháp quân sự ". Điều này cho thấy đúng như tuyên bố củaTướng Westmoreland năm 1995 tại Nam Cali rằng: " ...chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường (HCM) dù chúng tôi dư sức làm điều đó,... vi` việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều". Và như viết ở trên, dù đã được cảnh báo rằng nếu " Mỹ không tiếp tế cho QLVNCH sẽ khiến phía Cộng sản có lợi thế đáng kể", nhưng quân viện cho VNCH vẫn không được phía Mỹ tiến hành. Phải chăng để hoàn thành mục tiêu chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam nên << Mỹ bức tử VNCH để hợp tác với Tàu chống Liên Xô >> (Việt Báo ngày 03.03.2021)

        Bổ túc thêm về ý kiến cho rằng nếu như Quân Lực VNCH còn mạnh thời Mỹ sẽ tạo ra vụ "Lam Sơn 719" thứ hai để làm tiêu hao lực lượng của Miền Nam Việt Nam hầu Mỹ dễ bề thao túng. Xin tùy quyền thẩm định của bạn đọc.

        Đào Văn

        Ghi chú: Các hàng chữ trong ngoặc kép <<--->> là nguồn của bản văn Anh ngữ.


        Last edited by Phòng Trực; 04-27-2021, 01:10 PM.

        Comment


        • #5
          TT Thiệu nêu hai yêu cầu với TT Ford
          và TT Hương đưa ra đề nghị với ĐS Martin.



          * TT Thiệu đề nghị tái sử dụng máy bay B.52
          * TT Ford cử người đến VN nghiên cứu
          * TT Hương muốn nhờ đại sứ Pháp ...
          * QLVNCH không thua vì tinh thần và khả năng chiến đấu...



          Trước khi bàn về nội dung nơi tiêu đề, người viết muốn bổ túc thêm về do khiến TT Thiệu ra lệnh triệt thoái khỏi Quân Khu I QK II, do thứ hai này do Đại Sứ Martin nêu ra. Về do triệt thoái QKI QK II đã gửi đến bạn đọc trước đây: " Phó Thủ tướng Hảo đã lập luận gay gắt rằng các nguồn lực hiện không đủ để bảo vệ toàn thể lãnh thổ VNCH- Deputy Prime Minister Hao has argued strongly that resources at hand are insufficient to defend the entire present territory of the RVN. Hảo đề nghị bỏ Hảo đề nghị bỏ QK I và một số tỉnh thuộc QK II- << hoiquanphidung: BNG và CIA giải mật vụ di tản Pleiku-Kontum 1975. >>


          Trong điện văn gửi về Bộ Ngoại Giao, Đại sứ Martin ngoài việc nêu lý do TT Thiệu ra lệnh triệt thoái khỏi QK I và QK II, ông còn chia sẻ việc Hoa Thịnh Đốn không có phản ứng sau vụ CSBV đánh chiếm Phước Long (06.01.1975), và theo ông qua sự kiện này thời số phận của VNCH coi như ván đã đóng thuyền. Đại sứ Martin viết:

          " Khi chúng ta không có phản ứng gì sau vụ Phước Long, thì cái chết (của VNCH) đã được định sẵn- When we did not react after Phuoc Long, the die was cast.. Việc Trần Văn Lắm giải thích với Thiệu rằng sẽ không có khoản viện trợ nào nữa chứ chưa nói đến bất kỳ khoản bổ sung nào, sự việc đã khiến Thiệu tiến hành cuộc di tản thảm khốc tại Quân Khu I và QK II<<Tran Van Lam’s interpretation to Thieu that there would be no further aid let alone any supplemental,pushed Thieu into the disastrously executed evacuation of MR’s 1 and 2.>>.


          Sau đây là tóm lược lá thư của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi tổng thống Ford, lá thư đề ngày 25.03.1975, lá thư này cũng là lá thư chót của TT Thiệu đề nghị TT Ford thực hiện hai việc. Tiếp đến là thư trả lời của TT Ford về yêu cầu của TT Thiệu, cả hai lá thư này trích từ Thư Viện Gerald R. Ford.


          * Thư của TT Thiệu gửi TT Ford

          " NGUYEN VAN THIEU President of the Republic of Vietnam
          Saigon, March 25, 1975 - Dear Mr. President,..."

          "Khi tôi viết thư này cho Tổng thống, tình hình quân sự ở Nam Việt-Nam đang rất nghiêm trọng và đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Như Tổng thống đã biết, sự mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân lực lượng có lợi cho phía Bắc Việt Nam cũng như các lợi thế chiến lược của họ, tích lũy trong hai năm qua, cho thấy tình hình nguy cấp hiện nay, đặc biệt là tại QK I và QK II. Sức ép nặng nề cũng đang xảy ra trên tất cả các phần còn lại của lãnh thổ quốc gia chúng tôi, và ngay tại Sài Gòn này cũng đang bị đe dọa - Heavy pressures are also being exerted on all the rest of our national territory, and Saigon itself is threatened. Rõ ràng là chúng tôi sẽ vô cùng khó khăn trong việc ngăn chặn bước tiến của lực lượng Cộng sản hầu giữ vững phòng tuyến để đẩy lùi quân xâm lược.

          Hà Nội cố tình lợi dụng Hiệp định Paris để tiến hành quân sự hóa miền Nam Việt Nam, mưu đồ của họ đã được chúng tôi biết rõ ngay tại thời điểm đàm phán Hiệp định Paris. Tổng thống có lẽ còn nhớ rằng chúng tôi đã ký vào Hiệp định này, không phải vì chúng tôi tin tưởng vào thiện chí của đối phương, mà vì chúng tôi tin vào giải pháp chung của hai chính phủ để làm cho Hiệp định có hiệu lực- not because we credulously believed in the enemy's goodwill, but because we were certain of the common resolution of our two governments to make the Agreement work.
          Để làm bằng chứng cho việc ký kết đó, chúng tôi nhận được sự cam kết chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ trả đũa nhanh chóng và mạnh mẽ đối với bất kỳ hành vi vi phạm Hiệp định nào của đối phương và sẽ cung cấp cho Việt Nam Cộng hòa đầy đủ về kinh tế và quân sự -As evidence of that resolution, firm pledges were then given to us that the United States will retaliate swiftly and vigorously to any violation of the Agreement by the enemy and will provide the Republic of Viet-Nam with adequate military and economic assistance.
          Chúng tôi coi những cam kết đó là những bảo đảm quan trọng nhất của Hiệp định Paris; những cam kết đó giờ đây đã trở thành những cam kết quan trọng nhất đối với sự sống còn của chúng tôi - We consider those pledges the most important guarantees of the Paris Agreement; those pledges have now become the most crucial ones to our survival.
          Thưa Tổng Thống, vào giờ phút quan trọng này khi số phận của miền Nam Việt Nam tự do đang bị đe dọa và nỗi kinh hoàng về một cuộc tấn công của kẻ thù đang giáng xuống toàn thể người dân miền Nam Việt Nam, tôi tha thiết đề nghị tổng thống thực hiện hai hành động cần thiết sau đây -
          Mr. President, At this critical hour when the fate of the free South Vietnam is at stake and when the horror of the enemy's offensive is descending upon the entire population of South Viet-Nam, I earnestly request that you take two following necessary actions :



          - Ra lệnh ngay lập tức mở cuộc không kích B-52 ngắn gọn nhưng dồn dập nhằm vào sự tập trung binh lực các căn cứ hậu cần của địchmiền Nam Việt Nam, với cường độ ngang với những đã thực hiện trong thời điểm quan trọng nhất của năm 1972, - To immediately order a brief but intensive B-52 air strike against enemy's concentration of forces and logistic bases within South Vietnam, with intensity comparable to what was done in the most critical hour of 1972, and

          - Khẩn cấp viện trợ cho chúng tôi các phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi cuộc tấn công - To urgently provide us with necessary means to contain and repel the offensive.
          Chỉ với hai hành động này, chúng tôi mới có thể ngăn chặn được quân Bắc Việt Nam xâm chiếm Nam Việt Nam bằng vũ lực bất chấp Hiệp định Paris; chỉ với hai hành động này, chúng tôi mới có thể ngăn họ đối đầu với chúng tôi.
          Thưa Tổng thống, một lần nữa, tôi kêu gọi Tổng thống, với uy tín về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và đặc biệt, đối với lương tâm của Hoa Kỳ. Hãy nhanh chóng gia hạn tính liên tục của chính sách đối ngoại của Mỹ với chúng tôi, nhằm đảm bảo và hiệu quả của các cam kết hiện có. Tôi rất vui vì tổng thống quyết tâm thực hiện đầy đủ các cam kết này trong chính quyền của Tổng thống. Như Tổng thống đã lưu ý một cách đúng đắn, những đảm bảo này đặc biệt hữu ích cho Việt Nam Cộng hòa.
          Nhiều thế hệ người miền Nam Việt Nam sẽ không còn sợ sống trong nỗi lo âu bởi sự thống trị của Bắc Việt-Nam, họ sẽ mang ơn những hành động kịp thời của Tổng thống, và lòng kiên trung của những người dân vĩ đại Hoa Kỳ. Trân trọng." -
          Theo thư viện Gerald R. Ford << Thư của TT Thiệu gửi TT Ford ngày 25.03.1975 - p.57>>

          * Thư của TT Ford gửi trả lời TT Thiệu
          Sau đây là tóm lược thư đề ngày 25.03.1975 của tổng thống Ford gửi trả lời thư của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong thư trả lời, TT Ford không nhắc đến việc TT Thiệu yêu cầu Mỹ cho máy bay B.52 tái hoạt động để trợ giúp đẩy lui quân CSBV. Còn yêu cầu về quân viện, TT Ford cho hay sẽ cử người đến xem xét tình hình tại chỗ trong khi phía VNCH đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng...
          "Tôi rất thấu hiểu trong thời gian khó khăn hiện nay mà Ngài đang phải đối diện. Cho nên tôi đã yêu cầu Đại sứ Martin chuyển đến Ngài sự ngưỡng mộ của tôi về sự quyết tâm, và lòng dũng cảm của Ngài. "


          " Tôi rất lấy làm tiếc rằng những sự kiện xảy ra trong mười hai tháng qua, những sự kiện không ai trong chúng tôi thể kiểm soát- việc Hoa Kỳ giảm sự hỗ trợ vật chất điều chính phủ của Ngài đang mong đợi nhận được. Mặc tôi vô cùng hối tiếc về quyết định tái bố trí lực lượng Ngài cảm thấy buộc phải thực hiện, tôi hoàn toàn hiểu do của những hành động này nhằm giảm thiểu các khó khăn hầu tập trung các lực lượng quân sự của Ngài để bảo vệ các khu vực quan trọng." - "Vấn đề thiết yếu hiện tại là xác định chính xác những phương thức mà cả hai chúng ta có thể thực hiện để tạo ra triển vọng tốt nhất cho tương lai. Mặc dù Ngài có thể đã nhận được một đánh giá khá ảm đạm về thái độ của công chúng và Quốc hội Mỹ về triển vọng nhận đủ số lượng viện trợ kinh tế và quân sự, tôi nghĩ tình hình hiện nay đã thay đổi đáng kể.Các hoạt động tái triển khai quân sự của Ngài đã mô tả thực tế của tình hình Việt Nam hiện nay, và Ngài đang rất mong mỏi về khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung.

          Ngài có thể yên tâm rằng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để Quốc hội chuẩn chi những khoản viện trợ thích đáng cho miền Nam Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng điều này phải được thực hiện kịp thời.

          Để đảm bảo rằng tôi được thông báo đầy đủ về các yêu cầu viện trợ quân sự, chúng tôi cần được chuẩn bị đặc biệt hầu đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại của Ngài, tôi đã lệnh cho người bạn cũ của Ngài, là Tướng Fred Weyand, sẽ tháp tùng Đại sứ Martin trong chuyến trở lại Sài Gòn. Tôi chắc chắn rằng Ngài sẽ trình bày tình hình hiện tại với ông ta một cách đầy đủ, và cho ông ta biết chi tiết về những hạng mục mà Ngài và các cố vấn quân sự của Ngài cho là quan trọng nhất vào lúc này.

          Tôi cũng biết rằng một số thành viên trong chính phủ của Ngài đôi khi đã suy đoán rằng vì lợi ích của Mỹ ở những nơi khác đã làm giảm bớt sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Đại sứ Martin thông báo với tôi rằng Ngài hiểu điều này không phải là sự thật, vì cách chúng tôi thực hiện cam kết của mình với Việt Nam Cộng hòa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của Mỹ ở khắp mọi nơi. Do đó, chúng tôi kiên định vẫn sẽ giúp đảm bảo khả năng kinh tế và khả năng bảo vệ tự do và thể chế của Việt Nam Cộng hòa - Therefore, our firm intention remains to help insure the Republic of Vietnam’s economic viability and its capability to defend its own freedom and institutions."
          "Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi cả hai bên phải nỗ lực tối đa. Nó cũng đòi hỏi chúng ta phải giữ liên lạc chặt chẽ và thân mật. Tôi đã yêu cầu Đại sứ Martin chuyển trực tiếp cho tôi mọi thông tin mà Ngài cho là cần thiết.
          Trong quá khứ cả hai dân tộc của chúng ta đều đã vượt qua những thời điểm thậm chí còn khó khăn hơn. Ngài và đồng bào của Ngài yên tâm về sự quyết tâm sẽ làm tất cả những gì có thể giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa-to do everything I can to help the Republic of Vietnam. Một lần nữa, tôi tin tưởng rằng những nỗ lực chung của chúng ta sẽ thành công Once again, I am confident that our joint endeavors will be successful.. Với những lời chúc tốt đẹp nhất của cá nhân tôi. Trân trọng, Gerald R. Ford". Theo thư viện Gerald R. Ford << Thư của TT Ford gửi TT Thiệu ngày 25.03.1975 - p.63 >>

          * Tổng thống Trần Văn Hương muốn nhờ Đại sứ Pháp...

          Sau ngày TT Thiệu từ chức (21.04.1975), Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế... Phần sau tóm lược điện văn ngày 22.04.1975 của Đại sứ Martin (Sài Gòn) gửi cho Cố vấn An Ninh Quốc gia TS. Kissinger (Hoa Thịnh Đốn) về cách ứng xử của Tân Tổng thống Trần Văn Hương. Theo điện văn trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. <<Message From the Ambassador to Vietnam (Martin) to the President’s Assistant for NSA (Kissinger) >>:

          "Tôi đã gặp tân Tổng thống Hương vào khoảng một giờ chiều nay. Một bản ghi nhớ chi tiết về cuộc trò chuyện sẽ được soạn thảo và chuyển đi trong thời gian thích hợp. Nhưng những ấn tượng cơ bản tôi ghi nhận là như sau:

          -Thứ nhất, Hương không nghĩ mình là Tổng thống lâm thời. Ông ta nhận thấy Việt Nam đang ở trong tình thế hiểm nghèo vô cùng. Ông ta sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ mà một số chính trị gia Việt Nam khác cảm thấy có thể làm được để giữ cho Sài Gòn tránh khỏi trở thành “một vũng máu”, và hy vọng duy trì càng lâu càng tốt một miền Nam Việt Nam độc lập với những chính sách đối ngoại mà ông ta hiểu sẽ phải được thay đổi hoàn toàn trong tiến trình thích hợp.- Thứ hai, ông ta đã tiếp Thủ tướng Cẩn vào sáng nay, người đã đề nghị chính phủ từ chức. Ông ta bảo ông Cẩn phải ở lại vị trí trong một tuần, để ông ta xem xét những phương án nào có thể phục vụ tốt nhất cho Việt Nam trong tình hình hiện tại. Ông ta rất muốn biết những cái tên cụ thể nào trong giới chính trị Việt Nam có thể được Hà Nội chấp nhận. Ông ta hy vọng sẽ có một số phương pháp liên lạc với Hà Nội, nhưng không biết gì ngoại trừ cơ chế Bốn Bên tại La Celle St. Cloud.Đại sứ Phong, người được lệnh quay trở lại vào thứ Hai đã gửi thông báo rằng ông không thể đến nơi trước thứ Sáu.Tôi gợi ý rằng hệ thống Bốn Bên – Hai Bên hiện có tại Sài Gòn bao gồm các chuyến bay liên lạc đến Hà Nội, có thể chứng tỏ một kênh hữu ích và không phô trương. Ông ta đang xem xét điều này - I suggested that the Four Party–Two Party system existing in Saigon including the liaison flights to Hanoi, might prove a useful and unobtrusive channel. He is considering this.

          -Thứ ba, ông ta rất muốn Washington sẽ là đầu mối liên kết với Hà Nội trong việc vạch ra các phương thức về một số thỏa thuận mới trong chính phủ mà Hà Nội sẽ chấp nhận và miền Nam Việt Nam có thể tồn tại. Tôi nói rằng tôi sẽ chuyển lời yêu cầu của ông ta, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít sự quan tâm ở Washington trong khi quân địch hiện đang tập trung ở Nam Việt Nam. Ông ta nói sẽ đi gặp Đại sứ Pháp vào sáng mai và sẽ nhờ truyền đạt ý kiến của chúng tôi với phía Hà Nội. Ý kiến rằng ông ta phải cần thời gian để thành lập một Nội các có thể chấp nhận được một cách hợp lý đối với người dân Nam Việt-Nam và cũng có thể chấp nhận được đối với Hà Nội-stating that he had to have time to form a Cabinet that would be reasonably acceptable to the people of South Vietnam and also acceptable to Hanoi. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu xem ông ta nói gì với Đại sứ Pháp vào sáng mai.

          -Thứ tư, ông ta vẫn trông cậy vào việc Hoa Kỳ cung cấp đầy đủ viện trợ quân sự ngay bây giờ để bảo toàn nguyên vẹn tinh thần và khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nếu không có bất kỳ cuộc thương lượng nào sẽ là vô vọng và không thể tránh khỏi sự đầu hàng- Fourth, he is still counting on the United States to provide sufficient military aid now to preserve intact the morale and capability of the ARVN without which any negotiation would be hopeless and capitulation inevitable. Ông ta đề nghị tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Tổng thống Ford trong việc bảo vệ các cam kết trước đây mà Việt Nam đã liên hệ.Ông ta hy vọng rằng sự tàn phá của cuộc tấn công do Bắc Việt gây ra có thể làm thay đổi thái độ trong Quốc hội để cho phép chiến dịch được tiến hành thành công bởi Tổng thống và Bộ trưởng.- He hoped that the nakedness of the North Vietnamese attack might sufficiently change attitudes in Congress to permit the campaign being waged by the President and the Secretary to be successful..

          2. Ấn tượng của tôi từ Đại sứ Pháp là người Pháp đã khuyên Hà Nội không nên tiến hành một cuộc tấn công quân sự ngay lập tức và hãy dành một ít thời gian để cân nhắc xem liệu việc đàm phán có thể không mang lại kết quả thuận lợi hơn nhiều hay không cho Hà Nội trước dư luận của thế giới. Tôi thu thập được ý kiến của người Pháp rằng lời khuyên của họ đã được lắng nghe và sự tạm lắng dịu trong giao tranh hiện nay dường như giải quyết được điều này.

          3. Bất kể thông tin tình báo về các cuộc di chuyển, dường như Hà Nội có thể đang di chuyển lực lượng vào vị trí, họ có thể sẽ cho thêm thời gian để xem điều gì sẽ xảy ra. Do đó, tôi hy vọng ông bớt lo toan và bản thân chúng ta sẽ không gây ra một thảm kịch cuối cùng bằng cách ra lệnh cho những hành động chưa được chứng minh. Một khi có quyết định khẩn cấp có thể nên kiểm tra với tôi trước khi có bất kỳ hướng dẫn nào."

          Theo thư của TT Ford nêu trên (ngày 25.03.1975) là cử Tướng Frederick Weyand đến Việt Nam để quan sát tình hình. Trong khi đó cùng ngày 25.03.1975 tại Việt Nam phía CSBV đã chiếm thành phố Huế. Vào ngày 03.04.1975 cũng là ngày tướng Frederick Weyand gặp TT Thiệu tại Dinh Độc Lập, thì vào ngày này (03.04.1975) CSBV đã chiếm Nha Trang và Đà Lạt. Dựa theo bản tin có kèm hình ảnh tại Dinh Độc Lập của Kennerly.com tiêu đề << The Final Days of Vietnam >>:


          "Vào ngày 3 tháng 4 năm 1975, tại văn phòng trong Phủ Tổng thốngSài Gòn, Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu đã gặp Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Tướng Frederick Weyand Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Graham Martin, người đã theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald R. Ford đến Việt Nam để xem xét liệu thể làm để ngăn chặn sự tiếp quản của Cộng sản hay không- to see if anything could be done to stop a Communist takeover." Việc c tướng Weyand đến Việt Nam phải chăng TT Ford muốn kéo dài thời gian nhằm tránh trả lời hai đề nghị của Tổng Thống Thiệu.

          Xin tiếp lời của Đại Sứ Martin ghi trên: " Khi chúng ta (Mỹ) không có phản ứng gì sau vụ Phước Long, thì cái chết (của VNCH) đã được định sẵn". Dựa vào nhận xét này và việc Mỹ từ chối lời yêu cầu cấp quân viện của hai TT Thiệu và TT Hương viết trên, phải chăng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không thuatinh thần và khả năng chiến đấu, mà thua vì quyền thế của kẻ nắm hầu bao.

          Đào Văn

          Chú thích: Các tài liệu gốc nằm trong Hộp số 5, thư mục “Việt Nam - Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” liên quan đến Thư tín Tổng thống của Cố vấn An ninh Quốc gia với Bộ sưu tập của các nhà lãnh đạo nước ngoài tại Thư viện Tổng thống Gerald R. Ford.-The original documents are located in Box 5, folder “Vietnam - President Nguyen Van Thieu” of the National Security Adviser’s Presidential Correspondence with Foreign Leaders Collection at the Gerald R. Ford Presidential Library

          Last edited by Phòng Trực; 04-27-2021, 01:13 PM.

          Comment


          • #6
            Mỹ ra lệnh bãi chức Thủ Tướng của ông Ngô Đình Diệm năm 1955

            * Đại diện Mỹ tại SG: Cần gấp rút xem xét việc đưa Bảo Đại trở lại Việt Nam
            * GM Ngô Đình Thục: Việc thành lập nội các đầu tiên phải dựa vào Nhu

            * Đại sứ Collins: Sự hiện diện của Nhu đang làm hại Thủ tướng Diệm trong mắt công chúng
            * Hai tướng TM Thế và NT Phương (Cao Đài) phân bua về hành động nước đôi với Mỹ vì ký vào tối hậu thư chống ông Diệm trong khi đã qui thuận chính phủ.



            Trong vòng một năm đầu chấp chánh, ông Ngô Đình Diệm đã bị người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Sài Gòn đề nghị tước bỏ chức vụ thủ tướng đến 2 lần, lần đầu vào tháng 11.1954 và lần 2 vào tháng 4.1955. Trong khi đó, phía Cao Ủy Pháp tại Đông Dương Tướng Ely thúc dục Đại Sứ Mỹ Collins vận động Bộ Ngoại Giao truất quyền Thủ Tướng của ông Ngô Đình Diệm. Phần tóm lược sau dựa vào các tài liệu của Mỹ từ Bộ Ngoại Giao, {Foreign Relations of the United States-FRUS}, đến văn bản loan tải trên Văn Khố Quốc Gia {National Archives and Records Administration /NARA}về Tài Liệu Quốc Phòng {The Pentagon Papers}phổ biến năm 2011, và tài liệu xếp loại TOP SECRET của cơ quan CIA được giải mật và loan tải trên thư viện online của CIA công bố vào cuối năm 2016.



            ** Đề nghị của Phái bộ Mỹ tại Sài Gòn với Bộ Ngoại Giao (1954)


            Sau khi chấp chánh được vài tháng, vào tháng 11.1954 ông Ngô Đình Diệm bị người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Sài Gòn là ông Kidder đề nghị Hoa Thịnh Đốn cho ông Bảo Đại trở lại Việt Nam thay thế ông Diệm, theo bản văn phổ biến trên Thư Viện online của Bộ Ngoại Giao:


            "Về việc lập kế hoạch viện trợ quân sự trực tiếp nên bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, nhưng chúng ta không nên cam kết với bất kỳ khối lượng viện trợ nhất định nào cho đến khi Hoa Kỳ có chính sách dứt khoát đối với Việt Nam. Trong khi đó, tôi đặc biệt đề nghị xem xét việc đưa Bảo Đại trở lại Việt Nam:
            - Tiếp tục ủng hộ Diệm theo đường lối hiện tại trong thời gian ngắn, nhưng không cam kết về các chương trình viện trợ cụ thể;

            - Cần gấp rút xem xét phương án thay thế, có thể sớm đưa Bảo Đại trở lại-Consider urgently, as possible alternative, the early return of Bao Dai.
            - Nếu sau một thời gian ngắn thử nghiệm thêm, chính phủ Diệm không đạt được hành động tiến bộ đáng kể, nên nhanh chóng hỗ trợ việc trở lại của Bảo Đại nếu được Chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận - if return of Bao Dai is acceptable to US Government, to support his prompt return."
            [1]




            ** Bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị tại Việt Nam (1954)


            Bản tóm lược sau dựa vào tài liệu thực hiện ngày 04.05.1955, được giải mật và phổ biến trên thư viện online của cơ quan CIA vào ngày 17.11.2016.
            " I- Cuộc khủng hoảng hiện tại ở Sài Gòn - Sự tranh chấp giữa Thủ Tướng Diệm với phe xã hội đen Bình Xuyên bùng nổ - là ví dụ điển hình cho thấy cách thức mà Pháp cố duy trì một trạng thái chắp vá tại Việt Nam ngõ hầu làm giảm thiểu sự phát triển của một chính phủ theo dân tộc chủ nghĩa.
            Sự đối đầu giữa chính quyền Diệm và phe Bình Xuyên dẫn đến khủng hoảng từ ngày 26 tháng 3 (1955), khi Thủ tướng Diệm ra lệnh cho phe Bình Xuyên chuyển giao lực lượng cảnh sát Sài Gòn đặt dưới sự kiểm soát của Đô trưởng Sài Gòn. Việc chuyển giao này chỉ ảnh hưởng đến đơn vị cảnh sát thành phố Sài Gòn, còn lực lượng cảnh sát quốc gia vẫn do Lại Văn Sang, người của phe Bình Xuyên phụ trách.
            Với động thái này, Diệm dù sao cũng muốn chấm dứt một nghịch lý của việc một xã hội đen lại kiểm soát lực lượng cảnh sát - một nghịch lý mà phía Pháp đã không có hành động hạn chế nào từ tháng 5 năm 1954 (khi Bảo Đại bán quyền kiểm soát lực lượng cảnh sát cho Bình Xuyên với giá 1.000.000 đô la). Kể từ thời điểm đó, Bảo Đại đã có vốn liếng về tiền bạc và về hậu thuẫn chính trị từ phe Bình Xuyên, đồng thời phe Bình Xuyên có lợi thế do được sự bảo trợ của Bảo Đại.

            II- Việc chuyển giao một phần được thực hiện một cách êm thắm, nhưng trong những giờ phút đầu của ngày 30 tháng 3, phe Bình Xuyên - như đoán trước được việc chính phủ sẽ có hành động mạnh tay hơn nữa - nên họ đã mở cuộc tấn công trụ sở cảnh sát thành phố và đồng thời tấn công đơn vị quân đội quốc gia. Ngay lập tức Diệm ra lệnh phản công. Dưới áp lực của Pháp, một "thỏa thuận ngừng bắn" đã được dàn xếp với Diệm, nếu không thì lực lượng Bình Xuyên sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Sài Gòn hoặc bị dẹp tan nó. Với một lực lượng gồm mười bốn tiểu đoàn (khoảng 10.000 người) đồn trú trong và xung quanh Sài Gòn đã sẵn sàng chống lại 3.500 quân Bình Xuyên. Tuy nhiên, người Pháp đã can thiệp, với bất cứ giá nào, phải bảo tồn lý lẽ "luật và trật tự" - và nhằm triển khai quân đội của Pháp ở Sài Gòn để ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào của chính phủ . Kết quả là "cuộc hưu chiến" được kéo dài cho đến hiện tại.

            III- Trong giai đoạn "ngừng bắn" hiện tại, Bình Xuyên đã liên tục phỉ báng chính phủ, đã áp đặt lệnh phong tỏa cấm chuyển vận thực phẩm vào Sài Gòn, và kêu gọi Bảo Đại ra lệnh thay thế Diệm. Trong một bức điện Bảo Đại gửi cho Diệm đã bày tỏ sự thất vọng trong việc bổ nhiệm Diệm vào chức vụ này vì đã để xảy ra xung đột dẫn đến đổ máu ... một hình thức khiển trách và ngầm bảo rằng Diệm nên từ chức.

            IV- Diệm cảm thấy rằng, khi đối diện với những chống đối của Bình Xuyên, Ông ta chỉ còn cách duy nhất là loại bỏ Lai Văn Sang khỏi vị trí tư lệnh cảnh sát quốc gia.
            Tuy nhiên, Tướng Ely đã phản đối quyết liệt việc loại bỏ Sang và nhấn mạnh rằng chính phủ nên kiềm chế sử dụng vũ lực chống lại phiến quân. Bởi hành động này khiến Ely tức giận và để duy trì trật tự, Ông ta tuyên bố rằng, nếu cần thiết Ông ta sẽ bắt giam Diệm. Theo các nguồn tin từ phía chính phủ loan tải rằng quân đội Pháp đã cố ý giữ lại xăng dầu và đạn dược không chuyển giao cho quân đội Việt Nam, mà ngay cả vào thời điểm cuối hạn kỳ, chỉ giao một số quân dụng thô sơ. Ely đã thẳng thừng phủ nhận việc giữ lại xăng dầu.


            V- Nhưng bằng chứng rõ nét nhất về ý định của Pháp nhằm làm tê liệt hoặc nhằm phá hoại chính phủ Diệm qua đề nghị của Pháp rằng, để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay nên lập ra một "khu vực riêng giữa chính phủ và các phe nhóm gọi là " giáo phái " của miền Nam Việt Nam - bao gồm nhóm xã hội đen Bình Xuyên, cũng như lực lượng bán tôn giáo Cao Đài, và Hòa Hảo. Bước tiếp theo Bảo Đại sẽ mời Diệm và lãnh đạo các giáo phái đến Paris, để Bảo Đại đứng ra phân xử các tranh chấp. Kế hoạch này được đưa ra nhằm chống lại ông Diệm. Giải pháp này sẽ đặt chính phủ của Diệm ngang hàng với các giáo phái. Đồng thời sẽ tạo lợi thế cho các giáo phái hoạt động lật đổ chính quyền.
            Một khi giải pháp trên được thi hành thời sẽ khôi phục lại quyền uy tối cao của Bảo Đại, mà hiện tại đã dần dần trượt khỏi tầm tay của Ông ta. Mặc dù Diệm đã bị chỉ trích nhiều về sự bướng bỉnh, sự thiếu kinh nghiệm, sự ngây thơ của Ông ta-Although Diem has been criticized on many counts--his stubbornness, his inexperience, his naivete; Nhưng không một ai có thể so sánh về sự trung thành tuyệt đối với những lý tưởng phục vụ dân tộc-no one has challenged his absolute honesty and devotion to nationalist ideals. Những đức tính này không tìm thấy nơi Bảo Đại-qualities which are conspicuously lacking in Bao Dai.

            VI- Trong tình hình hiện tại, thực hiện việc "ngừng bắn" không dễ dàng, giữa hai phía Bình Xuyên và quân đội quốc gia luôn trong tình trạng báo động. Bình Xuyên giữ quyền kiểm soát tại một số địa điểm chiến lược tại thủ đô, nên việc thỏa thuận ngừng bắn có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Cuộc khủng hoảng này kéo dài từ mùa thu vừa qua đang làm suy yếu vị thế của Diệm một cách nguy hiểm. Các sự kiện xảy ở Sài Gòn tạo cơ hội cho Việt Minh tuyên truyền một cách thô bạo về ý đồ riêng của chúng. Đài phát thanh của chúng kêu gọi các giáo phái lật đổ chế độ Diệm "tay sai của đế quốc Mỹ". [2]






            ** Phía Mỹ thăm dò ý kiến của một số nhân vật thuộc tôn giáo và giáo phái


            Đầu năm 1955, ông Đại sứ Collins liên lạc với một số nhân vật phía tôn giáo như Giám Mục Ngô Đình Thục để vận động nhằm đưa ông Nhu đi nước ngoài. Ông Collins còn nói chuyện với hai ông Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương (Cao Đài) để tìm hiểu lý do hai ông Thế và Phương đã qui thuận chính phủ NĐ Diệm, nhưng tại sao lại ký vào tối hậu thư của Liên minh (21.03.1955) buộc ông Diệm " trong vòng 5 ngày phải thành lập chính phủ liên hiệp quốc gia "(nếu không lực lượng sẽ tấn công dẹp bỏ chính phủ). Theo Thư viện Hải Quân Hoa Kỳ nêu tên những viên chức đứng đầu giáo phái(The sect leaders) ký tên vào tối hậu thư gồm: " The Ho Phap and General Phuong for the Cao Dai, Tran Van Soai and Ba Cut for the Hoa Hao, Le Van Vien for the Binh Xuyen, and Trinh Minh The on behalf of his dissident Cao Dai, sent an ultimatum to Diem on March 21, 1955, allowing him 5 days to form a government of national union"[3]. Tóm lược sau dựa vào bản văn phổ biến trên thư viện của Bộ Ngoại Giao.





            * Ý kiến của Giám Mục Ngô Đình Thục


            Theo hồ sơ lưu trên thư viện Bộ Ngoại Giao về báo cáo của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 23.03.1955: "Đại sứ Collins nói với Đức Giám mục rằng ông muốn thảo luận với ông những vấn đề liên quan đến hai anh em của Thủ tướng, là Nhu và Cẩn. Ông nói rằng Thủ tướng bị chỉ trích nhiều vì dựa vào gia đình trong các vấn đề chính trị hơn là dựa vào Nội các và các thành viên trong chính quyền của ông. Ông Nhu, đặc biệt là vì ông luôn ở gần Thủ tướng, phải chịu trách nhiệm về những hành động mà ông Diệm thực hiện hoặc không thực hiện. Đại sứ Collins nói rằng ông tin rằng sẽ có lợi cho Diệm và cho đất nước nếu Nhu được cử đi công tác nước ngoài, có lẽ với tư cách là Đại sứ-Ambassador Collins said he believed it would be advantageous to Diem and to the country if Nhu were to be sent abroad on a mission, perhaps as Ambassador.
            Giám mục Thục cho biết ông đã nhận thức được sự chỉ trích này. Ông nói thêm rằng khi ông Diệm trở lại Việt Nam năm 1954, ông ta đã phụ thuộc rất nhiều vào Nhu để thành lập Nội các đầu tiên của mình, vì ông Diệm hầu như không biết ai. Tuy nhiên, sau một hoặc hai tháng đầu tiên, Diệm không còn dựa vào Nhu nữa và bây giờ không hỏi ý kiến ông ta cũng như không nghe lời khuyên của ông ta. Trên thực tế, nhiều lần ông Diệm đã trách móc Nhu vì đã giới thiệu cho ông những người thực ra là vô dụng. Ví dụ, ông Diệm gần đây đã chê bai Nhu vì đã thuyết phục ông ta rằng Trịnh Minh Thế, người mà Nhu rất thân thiện, đáng tin cậy-Diem has recently chided Nhu for having persuaded him that Trinh Minh The, with whom Nhu has been very friendly, was worthy of trust."
            " Đại sứ Collins nói rằng nếu thực tế ông Diệm không dựa vào Nhu thì đó là lý do thậm chí còn mạnh hơn là ông ta ra đi, vì sự hiện diện của ông đang làm hại Thủ tướng trong mắt công chúng-Ambassador Collins said that if Diem does not in fact rely on Nhu, that is an even stronger reason for his leaving, since by his presence he is harming the Prime Minister in the eyes of the public." [4]





            * Lời biện minh của hai tướng Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương
            Trong báo cáo gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 23.03.1955, đại sứ Collins ghi lại chi tiết cuộc đối thoại về hạn định 5 ngày (phải thành lập chính phủ liên hiệp) và đưa ra nhận xét về hai tướng Thế và Phương:



            " Để đảm bảo các nhà lãnh đạo giáo phái không nghi ngờ gì về việc Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm và cố gắng xác định các yêu cầu cụ thể của giáo phái, tôi đã mời các Tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương và Trịnh Minh Thế gọi điện cho tôi tối ngày 22. Phương cho biết, ông Diệm đã hứa cho ông 6 triệu đồng mỗi tháng, 5 triệu từ quỹ quốc phòng và 1 triệu từ quỹ bí mật. Ông nói rằng ông vẫn muốn ông Diệm tiếp tục làm Thủ tướng nhưng ông đang vẫn tìm kiếm các phương án khác để bảo vệ quân đội của mình. Tôi trả lời điều này rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ cho quân đội Cao Đài được đồng hóa vào Quân đội Quốc gia. Tôi hỏi những người lãnh đạo giáo phái thực sự mong muốn điều gì, vì mong muốn của họ không rõ ràng trong tuyên cáo-I asked what sect leaders really wished, since their desires were not clear from the manifesto. Phương trả lời rằng Hòa Hảo và Bình Xuyên mong muốn duy trì tình trạng mất an ninh trong nước, để họ có thể tiếp tục kiếm lợi từ đó-Phuong replied that Hoa Hao and Binh Xuyen wished maintain insecurity in country, so that they might continue to profit therefrom.Tôi hỏi tại sao Phương và Thế cùng ký vào tối hậu thư . Ông Phương trả lời, ông ta cho rằng mình bị ông Diệm bỏ rơi và ông Diệm đang cố gắng thành lập và phát triển chính đảng để tiêu diệt các đảng phái và giáo phái khác."


            "Quay sang Tướng Thế, tôi nói rằng ông đã gia nhập vào chính phủ "vô điều kiện", đã được trả lương cao, và hiện đang ở trong Quân đội Quốc gia-I said that he had rallied to the government “unconditionally”, had been handsomely paid, and was now in the National Army.. Tôi đã đề cập rằng tất cả số tiền này đến từ Hoa Kỳ và hỏi liệu ông ta có mong đợi Hoa Kỳ giúp cho lực lượng của mình nếu trường hợp chính phủ bị lật đổ hay không. Ông ta tỏ ra ngạc nhiên khi thấy chữ ký của ông ta trên tối hậu thư nhưng đó chỉ là chiêu thức để đạt được sự thừa nhận trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo giáo phái (trong Liên Minh). Mục đích của ông ta khi tham dự các cuộc họp là để ngăn các nhà lãnh đạo giáo phái áp dụng các biện pháp cực đoan. Ông ta cho biết một số nhà lãnh đạo giáo phái muốn loại bỏ hoàn toàn ông Diệm nhưng ông ta (TM Thế) đã thành công trong việc làm dịu tối hậu thư cho phép ông Diệm tiếp tục tại vị- He said some leaders wanted to eliminate Diem entirely but he had succeeded in softening manifesto to permit Diem remain in office."


            "Đối với cả Phương và Thế, tôi nói rằng mục tiêu của chúng tôi là giúp đất nước, bao gồm cả các giáo phái, và chúng tôi đang nghiên cứu một giải pháp về vấn đề giáo phái với Pháp và Diệm - our objective was to help the country, including sects, and we were studying a solution to sect problem with French and Diem. Tôi chỉ ra rằng nếu phía giáo phái hành động chống lại chính phủ thì sẽ không có giải pháp nào và trong bất kỳ sự kiện nào, không thể có giải pháp nào trong năm ngày-I pointed out that if the sects acted against the government there would be no solution and in any event, none was possible in five days. Tôi đề nghị rằng nếu Phương và Thế muốn giúp đỡ Việt Nam, họ nên khuyên những người đứng đầu giáo phái của họ không thực hiện bất kỳ hành động nào trong năm ngày- I suggested that if Phuong and The wished to help Vietnam they should advise their fellow sect leaders not to take any action in five days. Tôi nói thêm rằng nếu họ thành công trong việc lật đổ Diệm, Hoa Kỳ rất có thể sẽ rút quân và rằng họ không thể mong đợi sự viện trợ nào từ Hồ Chí Minh-- I added that if they should succeed in overthrowing Diem, U.S. might very well withdraw and reminded them they could expect no aid from Ho Chi Minh.."




            " Trò chuyện với những viên tướng này chẳng khác nào nói lý lẽ với hai đứa trẻ bốn tuổi bướng bỉnh-Discussing this problem with these generals was like trying to reason with two stubborn four year old children. Họ nói dối một cách rất vụng về -They were either lying very ineptly hoặc họ ngu ngốc một cách đáng báo động khi xét đến ảnh hưởng và sức mạnh mà họ đang nắm giữ-or they are alarmingly stupid considering the influence and power they wield. Trong hầu hết các trường hợp, lời cáo buộc của họ là không có cơ sở và lập luận của họ không có logic. Cố gắng tìm hiểu chính xác những gì họ muốn là hoàn toàn vô ích. Tôi tin rằng những câu trả lời lảng tránh của họ về những câu hỏi của tôi là những nỗ lực vụng về để che đậy động cơ ích kỷ của những người lãnh đạo giáo phái-I am convinced that their evasive answers to my questions were clumsy attempts to cover selfish motives of sect leaders. Ưu điểm duy nhất trong cuộc trò chuyện này là nó chỉ ra khá rõ ràng rằng các giáo phái không tin tưởng lẫn nhau và có thể sẽ không gắn bó lâu dài với nhau-Only advantage in this conversation was that it quite clearly indicated that sects don’t trust each other and possibly will not hang together very long." [5]



            * Tướng Ely thúc dục đại sứ Collins hành động và đe dọa bắt giam ông Diệm

            Tiếp theo điện văn trên về toan tính của hai tướng Thế và Phương, 10 ngày sau, vào ngày 02.04.1955Đại sứ Collins trong điện văn báo cáo tình hình về Mỹ như sau:

            " Ely nói rằng Diệm quyết tâm hơn bao giờ hết sẽ thực hiện một cuộc tấn công vũ trang vào Trụ sở Cảnh sát Quốc gia ở trung tâm Sài Gòn. Ông ta tin rằng cùng lúc Diệm sẽ mở các cuộc tấn công hàng loạt vào các đồn cảnh sát trên toàn thành phố. Ely giải thích tâm trạng của Diệm là sự sẵn sàng “đặt thành phố vào gươm và lửa để thiết lập quyền lực của mình”. Diệm nói với Ely rằng ông nói rằng mở cuộc tấn công chống lại trụ sở cảnh sát sẽ nguy hiểm cho dân chúng. Ông ta yêu cầu sự giúp đỡ của Ely ( Pháp) trong việc sơ tán khu phố và hứa sẽ bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân vô tội. Ely nói rằng ông ta đã giải thích tình cho Diệm về sự lợi hại và đặc biệt cảnh báo Diệm rằng hành động như vậy chỉ có thể dẫn đến nội chiến. Ely nói rằng Diệm sẽ không nghe bất kỳ lời khuyên chân thành nào. Ông kết luận rằng ông Diệm đang ở trên bờ vực của sự cuồng tín. Ely nói rằng ông ta và tôi (Collins) sẽ phải đưa ra những quyết định khẩn cấp về kế hoạch của Diệm, nếu không, sẽ dẫn đến thảm họa và nội chiến."

            "Ely đã cho tôi xem bản ghi nhớ cuộc trò chuyện giữa Tướng Gambiez (Pháp) và Cao Đài Tướng Phương. Theo bản ghi nhớ cuộc trò chuyện, Phương đã nói việc đồng hóa (vào quân đội quốc gia) của quân đội Cao Đài là vô nghĩa, rằng cả Phương và Trịnh Minh Thế vẫn kiên quyết chống lại Diệm, đã yêu cầu Pháp cung cấp vũ khí để lật đổ chính phủ bằng vũ lực-that both he and Trinh Minh The remained unalterably opposed to Diem, and had asked French for arms with which forcibly overthrow government. Ứng cử viên được đề xuất thay thế ông Diệm là Trần Văn Hữu. Tôi góp ý với Ely rằng chắc chắn Phương sẽ nói bất cứ điều gì với bất kỳ ai chỉ vì lợi ích cá nhân-I commented to Ely that Phuong would undoubtedly say anything to anyone for personal gain. Ely nói điều đó là đúng và cuộc trò chuyện với Gambiez đã chứng minh việc đồng hóa quân đội (giáo phái) ít có ý nghĩa như thế nào."
            "Ely cho biết tin tức liên quan đến việc bắt giữ Diệm, ông ta nói chỉ đơn thuần để tránh làm mất trật tự bằng mọi giá-to arresting Diem he had merely been dramatizing his intention avoid disorder at all costs. Tuy nhiên, ông nói rằng nếu chúng ta quyết định tránh xung đột, chúng ta phải có kế hoạch cụ thể để ngăn chặn chiến sự nổ ra, mối đe dọa sắp xảy ra. Tôi đã đồng ý. Ely nói rằng tất cả những gì người Pháp đã làm là đưa ra lời khuyên trong khuôn khổ thỏa thuận mà theo đó Diệm đồng ý chấp nhận Tướng Gambiez làm trung gian hòa giải."[6]


            * Đại sứ Collins đề nghị thay thế ông Diệm và phản ứng của Bộ Ngoại Giao

            Theo Tài Liệu Quốc Phòng: "Vào ngày 31 tháng 3, Collins nói với Bộ Ngoại giao rằng cần phải xem xét những người bản xứ khác thay ông Diệm. Một tuần sau, Collins gọi điện cho Dulles để yêu cầu loại bỏ Diệm -A week later Collins cabled Dulles to insist Diem be removed.. Ông ta đề nghị Trần Văn Đỗ (Bộ trưởng Ngoại giao của Diệm, người cũng đã từ chức nội các vào tháng Ba) hoặc Tiến sĩ Quát lên thay thế-He recommended Tran Van Do (Diem's foreign minister who also resigned from the cabinet in March) or Dr. Quat as replacements."
            " Dulles đã trả lời như hồi tháng 12 rằng-Dulles replied as he had in December ông không

            thấy bằng cách nào, người thay thế Diệm bất kể là ai có thể giải quyết vấn đề giáo phái sao cho xứng đáng với sự trợ giúp của Hoa Kỳ sẽ vẫn gây ra tranh cãi - he could not see how,Diem's replacement would solve the sect problem for any successor worthy of US assistance would still have to contend with them. Một sự thay đổi chức vụ thủ tướng sẽ gây tổn hại đến uy tín của Hoa Kỳ trên toàn vùng Viễn Đông-A change in premiers would damage US prestige throughout the Far East: Hoa Kỳ sẽ bị buộc tội về sự phục vụ chủ nghĩa dân tộc châu Á, sau đó loại bỏ một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc chỉ vì bị áp lực bởi "lợi ích thuộc địa"-the US would be charged with paying lip service to the cause of Asian nationalism, then abandoning a nationalist leader when pressured by "colonial interests". . Bất chấp với nhiều khó khăn , Dulles cuối cùng đã đồng ý xem xét việc thay đổi (Diệm)-Dulles eventually agreed to consider a change nếu Collins đích thân đến Washington để tham khảo ý kiến."
            [7]



            ** Diễn tiến cuộc binh biến 1955,
            Vào ngày 28.04.1955 Ngoại Trưởng Mỹ gửi điện văn thay thế Ông Ngô Đình Diệm, nhưng 3 ngày sau, vào ngày 01.05.1955 lại gửi điện văn hủy bỏ điện văn 28.04.1955. Trích đoạn sau từ tài liệu The Pentagon Papers - giải mật và công bố năm 2011, tài liệu lưu trên Văn khố quốc gia online :


            " 16 Dec 54 - Collins đề nghị thay thế Diệm
            Ông Diệm từ chối đưa Tiến sĩ Quát vào nội các khiến Collins nghi ngờ về khả năng của Chính phủ để ổn định tình hình. Collins đề nghị Bảo Đại trở lại chính trường, nhưng nếu điều này không thể thực hiện, đề nghị Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam.


            22 Feb 55 - Pháp trợ cấp cho quân đội giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo - khoảng 40.000 người. Ông Diệm từ chối yêu cầu của giáo phái về sự hỗ trợ tài chính, và thâu nhận họ vào lực lượng vào quân đội Việt Nam, vì thế sự hợp tác giữa các giáo phái với ông Diệm đã chấm dứt. Sau đó đại diện các giáo phái gồm Cao Đài, Hòa Hảo, Dân Xã (Ba Cụt), Liên Minh (Thịnh Minh Thế) và Bình Xuyên (Bảy Viên) gặp nhau tại Tây Ninh, đồng ý làm việc cùng nhau chống lại Diệm. Cao Đài Hộ Pháp (Phạm Công) Tắc đứng đầu liên minh.

            29-30 Mar 55 - Diệm ra lệnh tấn công trụ sở cảnh sát trung ương
            Căng thẳng trong nhiều tháng, cuối cùng cuộc chiến đã nổ ra giữa Diệm và Bình Xuyên. Một đơn vị lính dù đã tiếp quản đồn cảnh sát tại trung tâm thành phố, đẩy Bình Xuyên trở lại Chợ Lớn. Sau khi tước quyền Cảnh sát trưởng của Sang, nhân cơ hội này Diệm còn muốn kết thúc sự kiểm soát của Bình Xuyên. Bộ trưởng Quốc phòng Minh từ chức khi Diệm từ chối tham khảo ý kiến nội các về vấn đề này. Phía đại diện Pháp đã ngăn cản Diệm giữ 600 người của Bẩy Viễn, và phía Pháp sau đó đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Diệm và Bình Xuyên.

            7 Apr 55 - Collins và Ely đồng ý Diệm phải ra đi
            Collins nói rằng Diệm đã chứng tỏ không có khả năng tạo sự đoàn kết, và phải bị thay thế. Ngoại trưởng Dulles lưỡng lự (về đề nghị này) , sau đó Ông ta đồng ý xem xét sự thay thế (Ông Diệm) nếu Collins trở về Washington để tham vấn.

            26 Apr 55 - Ông Diệm bãi chức của Sang - (Collins đã rời Sài Gòn đi Washington). Diệm thay thế Sang bằng một người trung thành với chế độ, nhưng Sang từ chối rời chức vụ, vì cho rằng chỉ có Bảo Đại mới có quyền loại bỏ Ông ta.

            27 Apr 55 - Ngoại Trưởng Dulles đồng ý thay thế ( Diệm) ở Sài Gòn - Collins đã gặp Dulles ở Washington. Ngoại Trưởng Dulles đã đồng ý xem xét việc thay thế Diệm nhưng chưa loan báo cho phía Pháp biết, cho đến khi mục đích của Pháp rõ ràng về phương thức hỗ trợ cho chế độ mới. Sài Gòn đã được thông báo chính sách mới về sự thay thế này.



            28 Apr 55 - Truy đuổi Bình Xuyên
            Diệm ra lệnh tấn công ... cuộc chiến bùng nổ giữa lực lượng quân đội VN và Bình Xuyên ở Chợ Lớn. Người Pháp nói Diệm đã gây ra cuộc chiến; phía Mỹ ủng hộ lý lẽ của Diệm là do Bình Xuyên đã bắn phát súng đầu tiên.-The French said Diem instigated the fight; Americans supported Diem's version that the Binh Xuyen began firing first. Bất kể nguồn gốc của nó như thế nào, cuộc chiến kết thúc bằng sự chiến thắng của quân đội Việt Nam. Bình Xuyên bị đẩy ra khỏi Chợ Lớn và di chuyển quân vào Rừng Sát.

            1 May 55 - Bảo Đại gửi tối hậu thư
            Bảo Đại đã điện triệu tập Diệm nhằm thay thế vị trí tham mưu trưởng quân đội bằng chính người của mình. Diệm không thi hành các lệnh triệu tập và mệnh lệnh.

            1 May 55 - Hoa Kỳ quay trở lại hậu thuẫn Diệm
            Bởi chiến thắng của Diệm trước lực lượng Bình Xuyên, và vì quân đội Việt Nam tuân thủ mệnh lệnh của Diệm, nên Dulles đã hủy bỏ bức điện ngày 28 tháng 4 (nhằm thay thế Diệm): Ngược lại, Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm." [8]



            Sau khi Thủ Tướng Ngô Đình diệm đã ổn định được tình hình, đẩy lực lượng Bình Xuyên ra khỏi vùng Sài Gòn và Chợ Lớn, phía CIA Sài Gòn ngày 02.05.1955 gửi bản văn về trụ sở CIA Hoa Thịnh Đốn, và bản văn phổ biến trên Thư Viện CIA ngày 23.12.2016. Sau đây là tóm lược trích đoạn nội dung :

            " Sự thành công của Thủ tướng Diệm trong các hoạt động chống lại Bình Xuyên, chống lại Bảo Đại, Pháp, và Tướng Vỹ, đã tạo thành cuộc cách mạng ở Việt Nam."
            "Trong hoàn cảnh hiện tại (02 May 1955), chúng tôi tin rằng khó có thể thuyết phục Diệm từ chức một cách tự nguyện. Nếu Ông ta bị buộc phải rời chức vụ, thời nhiều đồng bào của Diệm sẽ thực hiện cuộc phản đối, bao gồm cả việc tham gia kháng chiến chống lại các thế lực thù địch. Một số quân nhân trong quân đội Việt Nam ở Sài Gòn và ở miền Trung Việt Nam sẽ tham gia vào lực lượng chống lại chính phủ mới."
            " Mặc dù Diệm đã cải thiện được vị trí của mình, nhưng còn rất nhiều khó khăn dù là Diệm hay bất kỳ chính phủ Việt Nam nào trong việc kiến tạo sức mạnh để đối phó với những thách thức của Cộng sản." [9]





            Phải chăng vì chủ trương " giải quyết vấn đề giáo phái sao cho xứng đáng với sự trợ giúp của Hoa Kỳ" nêu trên nhưng không muốn trực tiếp đối đầu với Pháp, cho nên việc yêu cầu đại sứ Collins về Hoa Thịnh Đốn để giải trình lý do bãi nhiệm chỉ là cái cớ tránh mặt để cho ông Diệm "giải quyết vấn đề giáo phái " dẹp tan phe phái thân tín của Pháp? Và phải chăng đó cũng là hình thức Mỹ mượn tay ông Diệm đuổi khéo người Pháp ra khỏi Đông Dương cho dù "người Pháp nói Diệm đã gây ra cuộc chiến", trong khi "phía Mỹ ủng hộ lý lẽ của Diệm là do Bình Xuyên đã bắn phát súng đầu tiên"?


            Đào Văn



            Tài Liệu Tham chiếu:
            [1]- Thư viện BNG 15.11.1954:The Chargé in Vietnam (Kidder) to the Department of State
            [2] - Thư Viện CIA:Background--Crisis In South Vietnam.pdf
            [3]- Thư viện Hải quân Mỹ: Selected Groups in the RVN The Cao Dai
            [4]- Thư viện BNG 25.03.1955-Conversation Between Collins and Bishop Ngo Dinh Thuc
            [5]- Thư viện BNG 25.03.1955-Telegram...Cao Dai Generals Phuong and Trinh Minh The
            [6]- Thư viện BNG 02.04.1955: Telegram From Collins to the Department of State
            [7]- Văn Khố Quốc Gia:Pentagon-Papers-Part-IV-A-3.pdf
            [8]- Văn Khố QG (Trang ix,x,xi,xi,xii):Evolution of the War. U.S. and France's Withdrawal from VN, 1954-56

            [9] -Thư Viện CIA 23 Dec. 2016:The Current Saigon Crisis-1955.pdf

            Comment


            • #7
              Tướng Trịnh Minh Thế bị ám sát chết
              hay là bị tử nạn khi giao chiến với Bình Xuyên năm 1955?


              * Đại Tá Savani (1986): "Tôi ra lệnh hành quyết Thế để trả thù cho tướng Chanson"
              * TM Sơn (2002):"Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận"
              * Đại Tá Lansdale (2018): "Vào lúc5 giờ chiều Thế bị thương đến gặp Glansdale báo cáo đang bị đụng độ tại cầu Tân Thuận... Ngay khi nghe xong báo cáo (thiếu pháo binh), Lansdale vội đến Dinh Độc Lập gặp ông Diệm...lúc 8 giờ tối NĐ Nhu đi vào phòng họp để thông báo rằng TM Thế vừa tử trận"
              * CIA công bố bản văn sau 64 năm bảo mật (1955-2019): "Tướng Thế bị tử nạn... khi đang tiến hành các cuộc hành quân"


              Sau đây là phần tóm lược dựa theo sách báo của Việt, Pháp và Mỹ từ 1985 đến 2018, cùng với các bản báo cáo của Bộ Ngoại Giao và của cơ quan CIA công bố bản văn trên thư viện online năm 2019 sau 64 năm bảo mật liên quan đến tiêu đề.

              ** Sách báo Việt, Pháp, Mỹ

              Theo tác giả Nhị Lang, cũng là cố vấn của ông Trịnh minh Thế viết trong cuốn sách "Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế", tác phẩm do nhà xuất bản Lion Press phát hành năm 1985.

              * Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế ( sách xuất bản 1985)

              1985 - (1955 ) Cuốn sách của ông Nhị Lang được trang web Vietmessenger loan tải:" ...Cùng theo ông ra chiến trường tại cầu Tân Thuận, có Đại Uý Tạ Thành Long, Tùy viên quân sự, Trung Tá Nguyễn Trung Thừa, Tư lệnh Trung Đoàn 60, và nhiều sĩ quan Liên Minh khác... Thời gian Tướng Thế đứng chỉ huy ngoài mặt trận, thì phần tôi vẫn còn đang họp bàn việc Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng tại tư dinh Tướng Nguyễn Giác Ngộ ở đường Hiền Vương. Trưa hôm ấy, chúng tôi gặp mặt nhau trong bữa cơm. Tướng Thế thuật qua cho tôi nghe tình hình chiến sự, rồi dơ một bàn tay lên chỉ cho tôi xem một vết thương nhẹ do đạn địch bắn phải, ông lầm bầm trong miệng "chiều nay tôi sẽ trả thù". Ông không quên hỏi thăm tôi về công việc Hội Đồng Cách Mạng và nói: "Về mặt chính trị, anh cứ thay mặt đoàn thể mà lo toan, còn về mặt quân sự, thì đã có tôi!"
              "Đại Uý Tạ Thành Long hấp tấp chạy vào, gặp tôi thì vừa khóc thút thít vừa báo cáo: Thưa Ngài, Ngài Thiếu Tướng đã mất rồi! Tôi tưởng như trời sập đất lở ngay trước mắt. Tôi hỏi lại: Long nói sao? Long lập lại lời nói cũ, và thêm:- Hiện giờ ngoài mặt trận, Trung Tá Nguyễn Trung Thừa vẫn tiếp tục chỉ huy, nói là thừa lệnh Ngài Thiếu Tướng, chứ Trung Tá cũng không dám tiết lộ tin Ngài Thiếu Tướng đã tử trận."
              "Long bèn hỏi tôi bây giờ nên làm sao? Tôi bảo anh hãy đưa ngay thi hài người quá cố lên trên gác.Tôi bồng xác Tướng Thế trên tay, cái xác hãy còn mềm mại như người đang ngủ. Tôi thay đổi áo quần cho ông, rồi đặt nằm ngay ngắn trên giường, đầu quay ra cửa. Người tôi đầy những máu.
              Tướng Thế mất đúng 7 giờ chiều ngày mồng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đi đâu mất. Theo lời Đại Uý Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng đã được Long dẫn đi khám trận địa một thời gian sau đó, thì một vài phút trước khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận, phía Saigon đi xuống, phải đi vòng theo một con đường nhỏ về phía tay trái mới tới được nơi ấy), ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu cho đối phương bắn về phía ông. Cứ theo vị trí kể trên, thì viên đạn đi xéo từ bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể cách xa hơn 10 thước, và ắt đã núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu. Tướng Thế chết gục tức khắc, không kịp thốt ra một lời nào. Giữa lúc ấy thì quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep bị bắn hỏng, chết nằm giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại Uý Nguyễn Tấn Tước."

              " Pháp hết sức căm thù Trình Minh Thế và đã công khai lên án tử hình khiếm diện hồi 1951, khi Trình Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, vì chẳng những Trình Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu, chính Trình Minh Thế đã chủ trương vụ ám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành, giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại Uý Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tại Sa Đéc, thi hành công tác mạo hiểm này." [1]


              * Sách Pháp xuất bản 1986: "Soldats perdus et fous de Dieu: Indochine 1945-1955 "
              1986 - Theo Hồn Việt UK Online phổ biến bài viết của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, trong đó có một trích đoạn dựa theo cuốn sách " Soldats perdus et fous de Dieu: Indochine 1945-1955 " ấn bản Pháp ngữ, được xuất bản bởi Presses de la Cité, phát hành ngày 01.01.1986 về việc Đại Tá Savani (tình báo của Pháp) đã công khai thú nhận chính ông ta đã giết Tướng Trình Minh Thế, câu chuyện như sau:
              Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Không, tôi không đích thân cầm cây súng Carbine đó, nhưng tôi đã chuẩn bị mọi việc chu đáo. Thế bị giết bằng một viên đạn duy nhứt bắn ngay vào đầu, do một người trong nhóm thuộc hạ của tôi bắn trên cầu Bình Đại-Il fut tué d'une seule balle en pleine tête, par l'un de mes hommes, sur le pont de Bình Đại. Viên đạn này không bắn từ tàu Vedette-. Le coup n'est pas parti de la vedette.. Tên thuộc hạ đó biến mất sau đó, không có gì là khó khăn. Cái tên của hắn cũng chẳng cần nói lên làm gì. Có thể nói rằng, ngày hôm đó, hắn ta mang lon Trung úy. Ngoại trừ phe nhóm của Lansdale, còn tất cả đều biết ơn tôi về vụ hành quyết Thế. Kể cả ông Diệm là người sẽ khó tồn tại lâu dài nếu Thế không biến mất. Tôi ra lệnh hành quyết Thế, không phải để làm vui lòng ông Diệm hoặc để giúp bọn Bình Xuyên-Je L'ai fait exécuter, non pour faire plaisir à Diệm ou aider les Bình Xuyên, mà chính là để trả thù cho Tướng Chanson, như tôi đã tự thề thốt với lòng- mais pour venger le général Chanson, comme je me l'étais juré”.[2]
              * Báo Làng Văn, Canada, số 232 tháng 12-2002
              2002 - Theo con trai của Tướng TM Thế là Trịnh Minh Sơn kể lại câu chuyện được loan tải trên tờ Làng Văn, Canada, số 232 tháng 12, 2002 do trang mạng Minh Triết Việt phổ biến lại: " Ba tôi bị ám sát lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, 1955, do 2 viên đạn súng nhỏ, vì vết thương không phá rộng. Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, khi về họp tham mưu. Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận." ---" Anh em ông Diệm Nhu ngày về chấp chánh bấp bênh nên đã chiêu dụ tướng Trịnh Minh Thế về hợp tác để củng cố địa vị; sau đó chủ mưu hạ sát để trừ hậu hoạn”.[3]


              * Sách Mỹ viết về cuộc đời của Đại Tá Lansdale có tên: "The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam", xuất bản năm 2018

              2018 - Theo cuốn sách có tên "The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam " do nhà xuất bản Max Boot phát hành vào đầu năm 2018 viết theo lời kể của Đại Tá Lansdale:
              "Ngày 3 tháng 5, vào lúc 5 giờ chiều Thế bị thương trên tay máu chảy nhỏ giọt, đến gặp Lansdale báo cáo rằng quân đội của ông ta đang bị đụng độ tại cầu Tân Thuận bởi các tay súng Bình Xuyên-Lansdale saw Thế for the last time three days later, on Monday, May 3. Blood dripping from a flesh wound on his hand, Thế arrived at 5 p.m. to tell Lansdale that his troops were pinned down at the Tan Thuan bridge by Binh Xuyen gunboats. Nhiều binh lính của ông ta (TMT) đã bị thương nặng và không thể vượt qua cây cầu này bởi vì không có pháo binh để chống lại- His men were taking heavy casualties and could not cross the bridge, because they had no artillery with which to fight back. Ngay khi nghe xong điều này, Lansdale vội đến Dinh Độc Lập gặp ông Diệm- As soon as he heard this, Lansdale sped over to the Norodom Palace. Ông ta (Lansdale) gặp ông Diệm khi Ông ta đang họp với một số sĩ quan-He found Diem in a conference with several officers. Ông (Lansdale) yêu cầu (Ông Diệm) hãy làm điều gì đó để giúp nhóm du kích nhỏ bé này- He demanded they do something to help the diminutive guerrilla...Ông Diệm nói với một đại tá trao cho Thế một số súng pháo binh-Diem told a colonel to get some artillery over to Thé..
              Một số sĩ quan sau đó rời phòng họp, trong khi ông Diệm theo thói quen, Ông ta trình bày suốt hai giờ cho Lansdale nghe về chính trị Việt Nam. Ông ta đã đưa ra một số nhận xét liên quan đến Thế-He included some derisory comments about Thế,, “ Ông ta chỉ là một nông dân và có lẽ không xứng với chức vụ hiện tại”, Lansdale kể lại- who “he pointed out was only a peasant and presumably not as worthy as present company,” Lansdale recalled. ... Cuộc hội họp của họ bị gián đoạn lúc 8 giờ tối bởi Ngô Đình Nhu, đi vào phòng họp để thông báo rằng Trịnh Minh Thế vừa tử trận-Their colloquy was interrupted at 8 p.m. by Ngo Dinh Nhu, who walked in to announce that Trinh Minh Thé had just been killed. Cả Diệm và Lansdale đều bị sốc và đau buồn-Both Diem and Lansdale were shocked and grief-stricken. Diệm nói với Lansdale “bỏ qua cho những gì Ông ta vừa nói” (về TMT) và bắt đầu khóc-Diem asked Lansdale “to forgive what he had just said” and began crying. Lansdale ôm Ông Diệm vào trong vòng tay khi những tiếng nức nở phà vào cơ thể Lansdale - lần duy nhất Lansdale thấy Ông ta khóc-Lansdale held him in his arms as great sobs racked his body—the only time Lansdale ever saw him cry. Thế bị bắn vào sau gáy-Thé had been shot in the back of the head. ". Thủ phạm có thể là người Pháp, Bình Xuyên, một trong những người của Thế, hoặc thậm chí là một điệp viên do Ngô Đình Nhu cử đi để loại bỏ một kẻ thách thức tiềm năng đối với anh trai mình. Bí ẩn sẽ không bao giờ được giải đáp. Lansdale đau buồn về sự mất mát này, trong một bức thư, Lansdale miêu tả Thế là "một chàng trai nhỏ bé đang trở thành một người bạn rất thân."[4]


              ** Thư Viện online của CIA

              * Xung đột giữa Pháp và tướng Thế

              Theo báo cáo của cơ quan CIA ngày 19.02.1952, phổ biến trên thư viện CIA ngày 12.12.2016: " Đài phát thanh dân tộc chủ nghĩa Clandestine buộc tội người Pháp ném bom: Tiếng nói của Mặt trận Quốc gia kháng chiến, " đài phát thanh bí mật của lực lượng du kích dân tộc chủ nghĩa dưới thời Đại tá Trịnh Minh Thế, tố cáo người Pháp ném bom và phá hủy" khu vực nơi Mặt trận Quốc gia kháng chiến đang đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng sản. "Đài phát thanh nhấn mạnh rằng máy bay và vũ khí mà người Pháp sử dụng được" xin từ nước ngoài "và cho rằng cuộc tấn công này chứng tỏ sự lừa dối của người Pháp khi khẳng định rằng họ đang chống lại chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam-The Voice of the National Resistance Front," secret radio transmitter of nationalist guerrilla forces under Colonel Trinh Minh The, accused the French in a 12 February broadcast of bombing and strafing the "zone where the National Resistance Front is struggling against Communism." .[5]

              * CIA và Nhà Ngô - CIA and The House of Ngô
              Theo tập tài liệu của CIA có tên là The House of Ngô, giải mật và phổ biến trên thư viện online của cơ quan vào năm 2009. Theo bản văn của CIA viết về sự qui thuận của tướng TM Thế với chính phủ NĐ Diệm cũng gặp nhiều vấn đề...

              " Phía người Pháp tin rằng Ông ta (TM.Thế) ra lệnh ám sát tướng tư lệnh (C. Chanson)- the French believed he had assassinated their commanding general "(p.47)
              Ông Diệm yêu cầu Đại Tá Lansdale cung cấp tiền cho tướng Thế... Sau khi trao tiền Đại Tá Lansdale trong báo cáo "quên" nói rõ lý do, mà chỉ nói là do Đại sứ Mỹ Heath yêu cầu; " Qua việc cấp tiền cho tướng Thế, ông Nhu đã chỉ trích đại tá Lansdale coi ông Diệm như vật "trong túi người Mỹ-Nhu blamed Lansdale for provoking Trinh Minh The's accusation that payment in dollars showed Diem to be in the pocket of the Americans", vì việc này Ông Nhu dọa bất hợp tác với Đại Tá Lansdale. Cũng trong đoạn văn này, tài liệu CIA ghi dòng chữ:"cách thức của Lansdale nhằm đảm bảo với Diệm về sự công nhận của Mỹ về Thế người mà phía Pháp coi là một tội phạm-Lansdale seems likely to have represented Diem's way of securing a display of overt US recognition of Thế whom the French regarded as a common criminal. ..( p.48)
              Về vụ tướng TM Thế đã qui thuận chính phủ, nhưng đã cùng với các thành viên trong Liên Minh vẫn ký vào tối hậu thư... Vì vụ này khiến " Đại Tá Lansdale phải bào chữa về hành động của Tướng Thế với ông Diệm rằng: "Thế vẫn trung thành với chính phủ-.Lansdale shuttled frantically between Diem and the Cao Dai, assuring Diem that The, at least, was still loyal to the government, despite having signed the manifesto." ( p.72)
              " Khi lực lượng cuối cùng của quân Bình Xuyên rút lui khỏi Sài Gòn vào ngày 2 tháng Năm, người bạn thân cận nhất của Ed Lansdale, là Tướng Trịnh Minh Thế của Cao Đài, đã chết trong một cuộc giao tranh cuối cùng- Ed Lansdale's closest sect ally, General Trinh Minh The of the Cao Dai, died in a final skirmish.... Sau cái chết của Tướng Thế ảnh hưởng của Lansdale cũng mất dần" (p90 ) -Và sau cái chết của tướng Thế, một năm sau, 1956 Đại tá Lansdale rời Việt Nam.
              Về lý do Đại Tá Lansdale phải rời VN vì không được ông Diệm tin tưởng, theo CIA :" Lansdale không bao giờ có ảnh hưởng đáng kể đối với ông Diệm; Ông ta từng nói với Paul Harwood rằng ông Diệm chỉ nghe 10% lời khuyên của Ông ta." (p92 ). Tại một đoạn văn khác theo CIA ông Diệm phê bình :"Lansdale cũng là CIA và là một kẻ gây khó khăn. Trong chính trị thì không có chỗ cho tình cảm -Lansdale is too CIA and is an encumbrance. In politics there is no room for sentiment." (p.92 & p.98) [6]

              * CIA loan báo về cái chết của tướng Thế sau 64 năm bảo mật



              Theo báo cáo của cơ quan CIA tiêu đề "Current Intelligence Bulletin" thiết lập ngày 04 .05. 1955, cơ quan chấp thuận cho công bố ngày 17.09.2019, và loan tải trên thư viện ngày 26.09.2019 có ghi dòng chữ sau " Được biết, Tướng Thế bị tử nạn vào ngày 3 tháng 5 khi đang tiến hành các cuộc hành quân chống lại Bình Xuyên - General The was reportedly killed on 3 May while conducting operations against the Binh Xuyen." [7]

              ** Thư Viện online của Bộ Ngoại Giao

              Về phía Bộ Ngoại giao, các điện tín qua lại giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn về biến cố 1955 tại Việt Nam cũng được lưu trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao

              * Cuộc khủng hoảng tại Sài Gòn - Ước tính Tình báo -The Current Saigon Crisis
              2 May 55 - " Mối quan hệ của Diệm với Hội Đồng Cách mạng đặt ông ta vào tình huống khó khăn. Hội đồng này được hình thành bởi sự tự bổ nhiệm, có quan điểm cực đoan hơn ông Diệm, đặc biệt liên quan đến yêu cầu Pháp rút quân của và phế truất Bảo Đại ngay lập tức-particularly in regard to the withdrawal of French forces and the immediate deposal of Bao Dai. Chủ ý này bởi các Tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương -It is dominated by Cao Dai Generals Trinh Minh The and Nguyen Thanh Phuong và bởi PGHH Ngô Tướng Quân và bao gồm một số chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tướng Ely đã cáo buộc rằng Hội đồng có Cộng sản xâm nhập nhưng không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc này-General Ely now charges that the Council is Communist infiltrated but so far has not produced evidence to substantiate this charge." [8a]

              * Bản ghi chép cuộc thảo luận về các vấn đề chính trị Memorandum of a Conversation on Current Political Problems
              Cuộc trò chuyện về hiện tình chính trị tại Sài Gòn gồm ông Malcolm MacDonald, Cao Ủy LH Anh vùng ĐNÁ, Đại Sứ Anh, Đại sứ Mỹ Collins và Trưởng Đại Diện Mỹ tại Sài Gòn, ông Randolph A. Kidder:

              3 May 55 - "Ông MacDonald mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách đề cập đến Ủy Ban Cách mạng đã ra thông cáo tuyên bố không còn công nhận Bảo Đại- issued a proclamation stating that it no longer recognizes Bao Dai, chủ trương rằng Diệm chuyển giao quyền lực của mình cho Ủy ban và sau đó tiến hành thành lập chính phủ mới-advocating that Diem turn over his powers to the Committee and then undertake to form a new government. Các Tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế và Phương là những người nổi bật trong nhóm này-Cao Dai Generals Trinh Minh The and Phuong are prominent in this group.."
              "Đại sứ Collins cho biết phía Mỹ cũng đang nghiên cứu về chủ đề này và người Mỹ và người Anh nên phối hợp hành động. Collins vạch ra cho MacDonald biết sự e ngại của Ely về Ủy ban và đặc biệt là Trịnh Minh Thế-He outlined to MacDonald Ely’s apprehension regarding the Committee and particularly Trinh Minh The".
              "MacDonald cho biết ông đã nói chuyện với ông Diệm và đã thúc giục ông cố gắng duy trì mối quan hệ tốt nhất có thể với tất cả các nhóm nhằm thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia dựa trên cơ sở rộng lớn hơn-to maintain best possible relations with all groups with a view to forming a broader based government of national union. Diệm nói với MacDonald rằng Bảo Đại đã xúc phạm ông ta trong các tin nhắn và nói về Mặt trận Quốc gia- Diem told MacDonald that Bao Dai had been insulting to him in his messages and talked about the National Front
              ." [8b]

              * Điện văn từ Đại diện tại Việt Nam (Collins) tới Bộ Ngoại giao -Telegram From the Special Representative in Vietnam (Collins) to the Department of State - Saigon, May 3, 1955—7 p.m.

              3 May 55 - "Người Pháp đã công kích Lansdale kể từ khi tôi ( Collins) đến đây. Tôi đã luôn bảo vệ ông ta và sẽ tiếp tục làm như vậy. Ông ta đã thực hiện một công việc hữu ích và chắc chắn tạo ảnh hưởng không chỉ đối với ông Diệm mà còn đối với người như Trịnh Minh Thế-on such characters as Trinh Minh The, người có thành kiến chống Pháp mạnh mẽ-who has a strong anti-French bias,. Chúng tôi phải duy trì liên lạc với những người như Thế và Lansdale là đầu mối tốt nhất của chúng tôi cho mục đích này- We must maintain contact with people like The, and Lansdale is our best agent for this purpose.[8c]




              * Bản ghi chép cuộc trao đổi giữa Thủ tướng Việt Nam (Diệm) và Đại diện tại Việt Nam (Collins) Memorandum of a Conversation Between the Vietnamese Prime Minister (Diem) and the Special Representative in Vietnam (Collins)4 May 1955, noon - "Đại sứ Collins đã gọi điện cho Thủ tướng Diệm vào trưa ngày 4 tháng 5, theo yêu cầu riêng của ông ta. Ông bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách bày tỏ sự tiếc thương đối với cái chết của Tướng Thế. Diệm tỏ ra lo lắng sâu sắc về cái chết của Thế và gọi anh ta là “phần tử ôn hòa”. Diệm tiếp tục nói về cái chết của Thế rằng Thế đã từ chối sử dụng xe bọc thép hoặc tìm nơi trú ẩn trước hỏa lực của đối phương. Đại sứ Collins nói rằng, thật không may, [tên X1-tên chính bị xóa] đã nói với Đại tá Gebhart rằng phát súng giết chết Thế đến từ một chiếc thuyền trên sông của Pháp-Ambassador Collins said that, unfortunately, [name deleted] had told Colonel Gebhart that shot killing The came from a French river boat. Khi [tên X2- tên chính đã bị xóa] bước vào phòng, anh ta (X2) kể câu chuyện nghe được từ người của Thế (tên X3) rằng Thế đã bị bắn từ phía sau-As [name deleted] came into the room, he said he had a story from The’s men that The had been shot from the back.. Đại sứ Collins nói rằng ông xem tin đồn này là nghiêm trọng-Ambassador Collins said that he viewed this rumor as serious. Nó không tốt cho hình ảnh của Thế và chỉ có thể kích động ý tưởng chống Pháp thêm nguy hiểm- It was bad for The’s memory and could only tend to stir up dangerous anti-French feeling. Ông Diệm nhấn mạnh rằng [ tên X3-tên chính đã bị xóa] nên hỏi ý kiến ông ta trước khi đưa ra những tuyên bố như vậy, ngay cả khi chúng là sự thật-Diem broke in to say that [name deleted] should consult him before making such statements, even if they were true. Ông Diệm tiếp tục nói rằng nếu những câu chuyện như vậy là sự thật, ông sẽ đưa ra những tuyên bố cần thiết-Diem went on to say that if such stories were true, he would make the necessary statements."[8d]

              * Bản ghi chép cuộc trao đổi giữa Đại diện tại Việt Nam (Collins) và Cao Ủy Pháp tại Việt Nam (Ely) Memorandum of a Conversation Between the Special Representative in Vietnam (Collins) and the French Commissioner-General in Vietnam (Ely)
              4 May 55, 6pm - "Đại sứ Collins đã gọi điện cho Tướng Ely vào lúc 1800, ngày 4 tháng 5. Ông nói với Ely về cuộc điện đàm buổi sáng của ông với ông Diệm và phản ứng của ông Diệm với câu chuyện ngụ ý rằng người Pháp có thể phải chịu trách nhiệm về cái chết của Tướng Thế-He told Ely of his morning call on Diem and of Diem’s reaction to the story implying French might be responsible for the death of General The. Đại sứ Collins nói rằng ông Diệm rất lo lắng bởi các báo cáo rằng Bình Xuyên vẫn còn có các cuộc tấn công mà từ các thuyền bè bắn vào quân đội Quốc gia-Diem had been disturbed by reports the Binh Xuyen still had launches from which they were firing on National Army troops. Diệm đã nói chuyện với Đô đốc Jozan để nhắc lại yêu cầu trước đó rằng Pháp cần đòi lại những chiếc thuyền này từ Bình Xuyên-Diem had talked to Admiral Jozan repeating an earlier request that French reclaim these boats from Binh Xuyen. Đại sứ Collins nhắc Ely rằng trước đây ông đã yêu cầu Ely xem có thể làm gì về việc loại bỏ các bệ súng khỏi sự xử dụng của Bình Xuyên. Ely trả lời rằng các vụ tấn công là một phần của thiết bị cảnh sát được chuyển giao cho Cảnh sát Việt Nam (tức là Bình Xuyên). Ông không thể cam kết đòi lại những con thuyền này từ tay Bình Xuyên. Những chiếc thuyền đã nằm trong tay Bình Xuyên từ lâu-The boats had long been in Binh Xuyen hands, nguyên thủy được trang bị bởi Cảnh sát Pháp chứ không phải Hải quân-having originally been French Police, not Navy, equipment. Các thuyền đã bị tháo bỏ vũ khí trước khi chuyển giao và sau đó được Bình Xuyên trang bị lại - The boats were disarmed prior to transfer and thereafter re-equipped and rearmed by the Binh Xuyen." [8e]-[8]



              Phần trên theo cố vấn của tướng Thế là ông Nhị Lang:"khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận)"- Theo Đại Tá (pháp) Savani: "Tôi ra lệnh hành quyết Thế là để trả thù cho Tướng Chanson" - Theo con trai tướng Thế là TM Sơn:" Ba tôi bị ám sát ...Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập...Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận"- Theo Đại Tá Lansdale :" Vào lúc 5 giờ chiều Thế bị thương trên tay... đến gặp Lansdale báo cáo rằng quân đội của ông ta đang bị đụng độ tại cầu Tân Thuận...không thể vượt qua cây cầu này bởi vì không có pháo binh. Ngay khi nghe xong điều này, Lansdale vội đến Dinh Độc Lập gặp ông Diệm... Cuộc hội họp của họ bị gián đoạn lúc 8 giờ tối bởi Ngô Đình Nhu đi vào phòng họp để thông báo rằng Trịnh Minh Thế vừa tử trận." - Theo cơ quan CIA:" người bạn thân cận nhất của Ed Lansdale, là Tướng Trịnh Minh Thế của Cao Đài, đã chết trong một cuộc giao tranh cuối cùng." và " Tướng Thế bị tử nạn... khi đang tiến hành các cuộc hành quân chống lại Bình Xuyên" - Còn theo phía Đại sứ Collins :"...(tên X1-tên chính bị xóa) đã nói với Đại tá Gebhart rằng phát súng giết chết Thế đến từ một chiếc thuyền trên sông của Pháp." Như thường lệ, người viết lại xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét và phê bình về đề tài này.

              Đào Văn



              Nguồn
              [1]- Vietmessenger- Nhị Lang:-Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế
              [2]- Hồn Việt Uk - Hàn Giang:Cuu Hoang Dai 3
              [3]- Web Minh Triết Việt:Trinh Minh Sơn. nói về người cha là TM Thế.
              [4] Google book -Max BootEdward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam
              [5]-Thư viện cia 19.2.1952: CIA-RDP79T01146A000800040001-0.pdf
              [6]- Thư viện CIA:,CIA_AND_THE_HOUSE_OF_NGO.pdf
              [7]- Thư viện CIA,p4: CURRENT INTELLIGENCE BULLETIN 04.May 1955.pdf
              [8]- Thư Viện BNG: Các văn kiện của BNG từ 8a đến 8e












              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X