Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khúc Tà Dương

Collapse
X

Khúc Tà Dương

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khúc Tà Dương



    Tiếng hát Lệ Thu


    Last edited by chimtroi; 03-22-2023, 08:19 PM.

  • #2





    Kỷ niệm là những gì đã trôi qua tầm tay, thuộc về một sân ga có tên là quá khứ. Mỗi một ngày trôi qua sân ga ấy lại xa hơn với con đường phía trước. Thế nhưng, như định luật không thành văn, mỗi khi tình cờ nhìn lại một kỷ vật, hay đôi khi nghe một tiếng cười, một mùi hương quen thuộc nào đó, thì tất cả ký ức bỗng như ngọn lửa cuồn cuộn ùa về. Và có người đã biến những ký ức đó thành những lễ vật trong cuộc sống để tưởng niệm về một thời đã qua, tưởng niệm là một trong các phương thức và không có gì gần gũi bằng âm nhạc, như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã viết nên những ca khúc, tình khúc mang nhiều ý nghĩa nhưng ẩn sâu bên trong lại phảng phất một tình yêu của chính tác giả.


    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có gia tài âm nhạc rất đa dạng và phong phú, ông để lại cho đời khoảng 200 ca khúc về tình yêu, thân phận, quê hương và chiến tranh. Hành trình sáng tác của ông cũng gắn liền với thời cuộc của đất nước và chính cuộc đời ông. Từng giai đoạn, từng biến cố của đất nước đều ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác của ông. Cuộc đời sáng tác của Trầm Tử Thiêng có thể nhìn ra ở ba giai đoạn quan trọng, trước ngày 30 tháng 04, sau năm 1975 và thời gian ông lưu lạc nơi đất khách quê người. Cả ba giai đoạn đều tồn tại một Trầm Tử Thiêng luôn đau nổi đau của quê hương và một Trầm Tử Thiêng tôn thờ tình yêu chung thủy.

    Các ca khúc của ông đều thể hiện tình yêu, thân phận của con người qua mọi chuyển biến của cuộc sống. Nó xen lẫn nổi đau và cả niềm hạnh phúc. Và ca khúc “ Tưởng Niệm” là ca khúc như vậy, từng lời ca như lời vĩnh biệt của con người trong những phút cuối cùng của cuộc sống, trong đó chứa đựng nổi bi ai lẫn tình yêu của một kiếp người. Theo những gì mà người viết tìm hiểu, thì bài hát “ Tưởng Niệm” được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác 1972, năm của “mùa hè đỏ lửa”, ca khúc chuyền tải một thông điệp duy nhất là nổi buồn da diết u sầu. Nó như thể hiện tâm trạng lo lắng, bi ai của tác giả lúc này.

    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

    “Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời
    Thì hãi hùng hoàng hôn trờ tới
    Ta nghiêng vai soi lại tình người
    Thì bóng chiều chìm xuống đôi môi”

    Cuộc đời mỗi người dù thân phận gì hay là ai đi chăng nữa, đều không tránh được bánh xe thời gian đến lúc nào đó cũng phải dừng lại. Nhưng khi điểm dừng đến có người bình tĩnh đón nhận, nhưng có người bất thình lình phải tiếp nhận không có một sự chuẩn bị nào. Trong giây phút “nghiêng tai nghe lại cuộc đời”, “nghiêng vai soi lại tình người”xảy ra hết sức tự nhiên, khi ở điểm cuối cuộc đời ta thường hồi tưởng đến những sự việc xảy ra đối với bản thân, với những cột mốc chính đáng nhớ có bạn bè, người thân yêu, hoặc có thể là những người quen biết gần xa, những con người đã thêm những gia vị ngọt, cay, đắng, buồn, vui trên quãng đường đã bước. Tác giả đã sử dụng từ “nghiêng” rất tài tình. Nó mang ý nghĩa cho sự bỏ xuống cái tôi, cái bản ngã của bản thân để cúi xuống, nhìn đời nhìn người bằng con mắt đồng cảm để cho đi, để yêu thương nhiều hơn, đồng thời cũng nên buông bỏ mà tha thứ. Lời ca “hãi hùng hoàng hôn chờ tới” cho ta thấy rằng khi giây phút cuối cùng của đời người, dù ta có sự chuẩn bị hay không chuẩn bị đều không thoát khỏi tâm trạng bàng hoàng kinh sợ, vì ta còn vương vấn quá nhiều thứ trên cõi đời này. Chỉ khi nào ta buông bỏ được sự tham, sân, si, hủy, nộ, ái, ố trên cuộc đời này, thì ta mới cảm thấy không còn nổi đau nữa, ta chợt nhận ra rằng những thứ đó không còn ý nghĩa nữa. Nhưng khi ta thấu hiểu được thì cũng là lúc “bóng chiều chìm xuống đôi môi”, “môi” là phần thể hiện bộc lộ cảm xúc của con người, nhưng giờ đây mỗi lời nói, lời trăn trối như không thể nào nói hết bộc lộ hết được tâm tư, tâm sự chồng chất cả một đời người.


    “Đang mân mê cho đời nở hoa
    Chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối
    Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy
    Bỗng ngỡ ngàng hụt mất trong tay”

    Ta thấy được ở đây sự mất bình tĩnh, không tỉnh áo “bàng hoàng đến kỳ trăn trối”, vì thực tế quá mức phủ phàng, bao con người với biết bao hoài bão, khát vọng về cuộc sống “mân mê cho đời nở hoa” về tình yêu “nâng niu cuộc tình lộng lẫy”, nhưng tất cả đều sụp đổ hoàn toàn, mọi thứ đều bị tước đoạt ở thời điểm cuối cùng “ngỡ ngàng hụt mất trong tay”.

    “Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ
    Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ
    Bàn tay làm sao níu, một đời vừa đi qua
    Bàn tay làm sao giữ, một thời yêu thiết tha.”

    Phần điệp khúc chuyển nhịp dồn dập, những câu hỏi không người trả lời, như tiếng kêu ai oán của bao nhiêu phận người nằm xuống “Ta khổ đau một đời/Để chết trong tình cờ”. Lời bài hát như lời oán than làm xiết chặt trái tim người nghe, một đời người chịu khổ đau để đến khi ra đi không lời trăn trối, hay những đôi tình nhân vượt qua biết bao khó khăn gian khổ để đến được với nhau nhưng chỉ trong vài giờ đã phải chịu cảnh xa nhau mãi mãi “Ta tìm nhau một thời/ Để mất nhau vài giờ”. Những phận người ngã xuống trong sự xót xa bất lực, trong sự hoài mong vô vọng “Bàn tay làm sao níu một đời vừa đi qua/ Bàn tay làm sao giữ một thời yêu thiết tha”, cuộc đời của con người phải chịu cảnh chìm nổi, chia ly trong sự biến động của thời đại.


    “Mang ơn em trao tình một lần
    Là kỷ niệm dù không đầm ấm
    Mang ơn em đau khổ thật đầy
    Là nắng vàng dù nhốt trong mây”

    Khi tiếng chuông định mệnh vang lên, tác giả đã cho ta thấy được trái tim độ lượng, tấm lòng vị tha, tình yêu thương bao la trong lối diễn tả tinh tế. Đến giây phút cuối đời, con người lúc đó dù giàu sang hay nghèo hèn, dù hạnh phúc hay khổ đau cũng đều như nhau. Thế nên “kỷ niệm dù không đầm ấm”hay “nắng vàng dù nhốt trong mây”, thì cũng xin tri ân cuộc đời, tạ ơn người, tạ ơn đời dù vết thương còn đang chồng chất đau xót trong lòng. Bởi chỉ có lòng vị tha mới mang tâm hồn con người lại gần nhau, bên nhau dù còn đang hiện diện trên cõi đời hay đã đi về nơi quá vãng.

    “Mang ơn trên cho cuộc đời ta
    Là vạn ngày gió cuồng mưa lũ
    Trong cơn đau một vùng nhang khói
    Kéo ta về, về cõi hư vô”

    Tác giả đã giữ hết cho mình những cay đắng khổ đau và một mực khẳng định lòng biết ơn đối với người tình cũ, cũng như đối với cuộc sống đầy cam go thử thách “Mang ơn trên cho cuộc đời ta/Vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ”. Ca khúc khép lại, tiếng hát như lặng đi xoáy vào trái tim người nghe một nổi buồn thảm thiết, bi ai. Cơn đau bỗng nhiên ập tới cắt đứt mối liên quan giữa con người với cuộc sống, bỏ lại cuộc sống, tình yêu. Con người đã đi vào cõi hư vô, không còn ước mơ, không còn khát vọng, không còn những đau khổ ở trên cõi đời. Bài hát Tưởng Niệm như một lời tự sự, bài hát mang dấu ấn ưu tư, bi phẫn của một thời đại, sự mất mát của tuổi trẻ, nó cũng như một lời di chúc tinh thần của tác giả nằm giữa sự tuyệt vọng và lòng vị tha. Trầm Tử Thiêng yêu quê hương như chính thân phận mình. Ông ngồi đấy, nghiêng tai, soi lại cuộc đời mình, cũng chính là lúc ông nhìn lại hoàn cảnh thân phận của những con người trên xứ sở quê hương, những cuộc đời chỉ biết ngậm nhắm những kỷ niệm dù là không đầm ấm.


    (nguồn: dongnhacvang.com)
    Last edited by chimtroi; 03-22-2023, 08:21 PM.

    Comment


    • #3
      Đò Chiều
      Trúc Phương


      “Rồi chiều nào nắng tắt trên đê/Toán quân xưa trở về/ Màu chiến у phai rồi/ Người anh từ muôn lối/ Về mang niềm vui mới/ Đôi tay vun muôn hoa/ Hoa sắc Ϲộng Hòa.






      Trúc Phương đi chuyến đò chiều

      Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1932 tại Trà Vinh (tỉnh Vĩnh Bình cũ). Khi nghe tin ông bệnh, tôi đã đến thăm ông. Tháng 2/1995, mùa xuân đang còn phơi phơi thì nhạc sĩ Trúc Phương lâm trọng bệnh, nằm thoi thóp trong căn phòng nghèo nàn phía sau một căn hộ ở cư xá Lữ Gia. Thấy tôi đến thăm, ông thật sự vui mừng, hối hả bảo con trai đỡ dậy và mặc chiếc áo sơ mi vào. Ông cố gắng cười nói, giọng đôi khi đứt quãng vì những cơn ho. Nhà không có cây đàn guitar nào nhưng tôi vẫn cao hứng hát để ông nghe lại những ca khúc của ông. Ánh mắt mệt mỏi thỉnh thoảng lại sáng lên cái ánh sáng nghệ sĩ diệu kỳ phía sau đôi mắt kiếng cận thị nặng độ. Tôi hứa sẽ viết một bài về các tác phẩm âm nhạc Bolero đặc sắc của ông, về cuộc đời đáng yêu của ông. Và tôi đã làm được điều đó trên tờ Thanh niên bán nguyệt san số ra tháng 3/95, trong đó tôi ca ngợi ông như một nhạc sĩ tài năng biến điệu Bolero Nam Mỹ trở thành một phong cách Bolero Việt Nam chậm rãi, trữ tình và đầy ấp niềm tâm sự với ca từ rất lạ, rất sáng tạo mà chưa nhạc sĩ nào làm được.

      Một chiều nào trên bến cô liêu

      Xóm ven sông tiêu điều

      Buồn hắt hiu mây chiều…

      Tình của người thôn nữ

      Vừa trao người viễn xứ

      Trên sông khuya mênh mông

      Đôi bóng đẹp đôi

      (Đò chiều)

      Nhạc sĩ Trúc Phương đã yêu, đã sáng tác nhiều ca khúc Bolero trữ tình nổi tiếng. Khó ai có thể quên được những Đò chiều, Nửa đêm ngoài phố, Tàu đêm năm cũ, Mưa nửa đêm, Ai cho tôi tình yêu, Chiều cuối tuần… man mác tâm sự cô đơn của ông. Nhạc của ông đem lại cho người khác hạnh phúc; người thưởng ngoạn có được những bài Bolero vừa bình dân vừa bác học; chủ hãng băng đĩa in sang vô tội vạ làm giàu khá nhanh. Còn riêng ông, ông được gì? Một cuộc sống hạnh phúc vụt khỏi tầm tay, một đời cô đơn cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trở thành người thiên cổ và những mối tình đứt đoạn như những dây tơ đàn lên quá diapason....


      Vũ Đức Sao Biển

      (https://t-van.net/truc-phuong-do-chieu/)

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X