

Nhà văn Huy Quang Vũ Đức Vinh đã viết một đoạn về nhà văn Dương Hùng Cường khá lý thú:
"Anh Dương Hùng Cường là một trong những ứng viên hoa tiêu ngay trong thời kỳ KQVNCH mới thành lập nhưng chắc sinh cùng ngày giờ với nhà thơ Tú Xương nên khoa cử lận đận anh đã không qua khỏi kỳ tuyển chọn để cuối cùng trở thành một chuyên viên điều hành không lưu. Ngành này cũng như các ngành hành chính, tài chính, tiếp liệu, vũ khí, kỹ thuật, thông tin, xã hội, an ninh, phòng thủ, được liệt vào các ngành mang chức năng hỗ trợ và kêu là không phi hành, tức không bay. Nhà văn nhà báo họ Dương thành chim không bay hay Không Quân Bò, rồi thành dê - Dê Húc Càn. Anh ví mình với kiếp Kiwi để tự diễu, rồi cũng từ đó chọc chơi mấy ông hoa tiêu có cánh mà ngán bay thì cũng không hơn gì Kiwi. Có lúc anh còn đi xa hơn, chọc quê, chọc phá mấy ông lớn ngoài Không Quân trong giới "chính trị chính em" khiến Phủ Đầu Rồng nổi nóng và tư lệnh Trần Văn minh than trời vì cứu không nổi. Dê Húc Càn lần đó đã khăn gói giã từ Tân Sơn Nhất của sư đoàn 5 KQ ra chân núi Sơn Trà của sư đoàn 1 KQ gặm cỏ gần một niên..."
Đọc "Buồn Vui Phi Trường" thấy được đời sống những người lính mũ xanh của một thời kỳ có nhiều biến cố của dân tộc. Lúc ấy quân chủng còn những bước chập chững sơ khai. Những người trẻ tuổi xuất thân từ Rochefort, Salon, Marakech,... đã đặt nền móng cho một không lực hùng hậu gồm hơn năm chục ngàn chiến sĩ trong hàng ngũ và hai ngàn máy bay đủ loại về sau này. Những phi trường lúc ấy còn nhỏ bé lắm và sinh hoạt cũng trong nhịp rời rạc không như về sau này nhộn nhịp cùng với nhịp độ của chiến tranh.
Tác phẩm thứ hai của Dương Hùng Cường là "Vĩnh Biệt Phượng", một chuyện tình thời chiến của những chàng phi công. Tâm và Dương là hai bạn thân cùng đơn vị, là cặp bài trùng của phi đoàn khu trục ở Biên Hòa. Dương trong một phi vụ hành quân đã bị bắn rớt và trải qua những giây phút thập tử nhất sinh để mưu sinh thoát hiểm. Trong khi đó ở trên trời, Tâm đã nhất quyết không rời vùng để cover cho bạn. Kết cuộc là Dương thoát hiểm trở về được căn cứ. Rồi, đến khi Tâm bị bắn rớt và Dương đau đớn khi bị mất một người thân....
Trong hai tác phẩm, Dương Hùng Cường đều lấy khung cảnh của nghĩa trang để cho những nhân vật của mình chia tay nhau. Ở "Buồn Vui Phi Trường" cũng là nghĩa trang, khi người đàn bà vừa mất chồng nắm tay đứa con thơ đi trên con đường nghĩa trang của buổi chiều nạt nắng. Bóng dáng ấy cô đơn và buồn thảm qúa.
( trích "Những nhà văn Không Quân", Nguyễn Mạnh Trinh)
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :
• BUỒN VUI PHI TRƯỜNG
• VĨNH BIỆT PHƯỢNG
***
Bài viết "Nếu chàng Trương Chi đẹp trai" được gửi bí mật từ trong nước ra ngoại quốc, đăng trong báo Nhất Việt ở Paris số tháng 4-1982, viết về mối tình Truơng Chi- cộng sản miền Bắc và Mị Nương- tư sản Miền Nam. Mị Nương nghe tiếng sáo của Trương Chi, chưa gặp mặt đã thầm yêu trộm nhớ, đến khi gặp mặt ngày 30 tháng Tư 1975, thì là một sự thật phũ phàng, thất vọng đau đớn ê chề của Mị Nương.
Nhà văn Dương Hùng Cường sau khi học tâp cải tạo về, lại bị Cộng sản bắt giam cùng với các nhà văn Khuất Duy Trác, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng hải Thủy, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần ngọc Tư , Lý Thụy Ý … vì Công An Hà Nội gán cho là "Những tên Biệt Kích Cầm Bút".
Dương Hùng Cường chết tại nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu, Gia định, ngày 22 tháng 1-1988.
"Anh Dương Hùng Cường là một trong những ứng viên hoa tiêu ngay trong thời kỳ KQVNCH mới thành lập nhưng chắc sinh cùng ngày giờ với nhà thơ Tú Xương nên khoa cử lận đận anh đã không qua khỏi kỳ tuyển chọn để cuối cùng trở thành một chuyên viên điều hành không lưu. Ngành này cũng như các ngành hành chính, tài chính, tiếp liệu, vũ khí, kỹ thuật, thông tin, xã hội, an ninh, phòng thủ, được liệt vào các ngành mang chức năng hỗ trợ và kêu là không phi hành, tức không bay. Nhà văn nhà báo họ Dương thành chim không bay hay Không Quân Bò, rồi thành dê - Dê Húc Càn. Anh ví mình với kiếp Kiwi để tự diễu, rồi cũng từ đó chọc chơi mấy ông hoa tiêu có cánh mà ngán bay thì cũng không hơn gì Kiwi. Có lúc anh còn đi xa hơn, chọc quê, chọc phá mấy ông lớn ngoài Không Quân trong giới "chính trị chính em" khiến Phủ Đầu Rồng nổi nóng và tư lệnh Trần Văn minh than trời vì cứu không nổi. Dê Húc Càn lần đó đã khăn gói giã từ Tân Sơn Nhất của sư đoàn 5 KQ ra chân núi Sơn Trà của sư đoàn 1 KQ gặm cỏ gần một niên..."
Đọc "Buồn Vui Phi Trường" thấy được đời sống những người lính mũ xanh của một thời kỳ có nhiều biến cố của dân tộc. Lúc ấy quân chủng còn những bước chập chững sơ khai. Những người trẻ tuổi xuất thân từ Rochefort, Salon, Marakech,... đã đặt nền móng cho một không lực hùng hậu gồm hơn năm chục ngàn chiến sĩ trong hàng ngũ và hai ngàn máy bay đủ loại về sau này. Những phi trường lúc ấy còn nhỏ bé lắm và sinh hoạt cũng trong nhịp rời rạc không như về sau này nhộn nhịp cùng với nhịp độ của chiến tranh.
Tác phẩm thứ hai của Dương Hùng Cường là "Vĩnh Biệt Phượng", một chuyện tình thời chiến của những chàng phi công. Tâm và Dương là hai bạn thân cùng đơn vị, là cặp bài trùng của phi đoàn khu trục ở Biên Hòa. Dương trong một phi vụ hành quân đã bị bắn rớt và trải qua những giây phút thập tử nhất sinh để mưu sinh thoát hiểm. Trong khi đó ở trên trời, Tâm đã nhất quyết không rời vùng để cover cho bạn. Kết cuộc là Dương thoát hiểm trở về được căn cứ. Rồi, đến khi Tâm bị bắn rớt và Dương đau đớn khi bị mất một người thân....
Trong hai tác phẩm, Dương Hùng Cường đều lấy khung cảnh của nghĩa trang để cho những nhân vật của mình chia tay nhau. Ở "Buồn Vui Phi Trường" cũng là nghĩa trang, khi người đàn bà vừa mất chồng nắm tay đứa con thơ đi trên con đường nghĩa trang của buổi chiều nạt nắng. Bóng dáng ấy cô đơn và buồn thảm qúa.
( trích "Những nhà văn Không Quân", Nguyễn Mạnh Trinh)
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :
• BUỒN VUI PHI TRƯỜNG
• VĨNH BIỆT PHƯỢNG
***
Bài viết "Nếu chàng Trương Chi đẹp trai" được gửi bí mật từ trong nước ra ngoại quốc, đăng trong báo Nhất Việt ở Paris số tháng 4-1982, viết về mối tình Truơng Chi- cộng sản miền Bắc và Mị Nương- tư sản Miền Nam. Mị Nương nghe tiếng sáo của Trương Chi, chưa gặp mặt đã thầm yêu trộm nhớ, đến khi gặp mặt ngày 30 tháng Tư 1975, thì là một sự thật phũ phàng, thất vọng đau đớn ê chề của Mị Nương.
Nhà văn Dương Hùng Cường sau khi học tâp cải tạo về, lại bị Cộng sản bắt giam cùng với các nhà văn Khuất Duy Trác, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng hải Thủy, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần ngọc Tư , Lý Thụy Ý … vì Công An Hà Nội gán cho là "Những tên Biệt Kích Cầm Bút".
Dương Hùng Cường chết tại nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu, Gia định, ngày 22 tháng 1-1988.
Buồn Vui Phi Trường
Dương Hùng Cường
(Dạng file PDF, cần PDF-viewer để xem)
(xem tiếp phần 2 tại đây )
Dương Hùng Cường
(Dạng file PDF, cần PDF-viewer để xem)
(xem tiếp phần 2 tại đây )
Comment