Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những mẫu truyện ngắn...rất cảm động

Collapse
X

Những mẫu truyện ngắn...rất cảm động

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Sáng cuối tuần ngày lễ Cha, tình cờ đọc một bài trên net, khá xúc động, xin được đăng lại để qúy độc giả cùng chia xẻ. Vì khi đọc trên net, không rõ xuất xứ, nên rất tiếc không ghi lại được nguồn của bài viết này. Sẽ bổ sung khi có dịp.

    Để câu chuyện thêm rõ ràng, tưởng cũng cần nói thêm là mấy lúc sau này, trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các hãng hàng không không còn serve thức ăn trên tàu bay cho hành khách economy class (trừ business class hay first class và những chuyến oversea long hours) mà thay vào đó chỉ bán sandwich, snack dưới hình thức BOB (buy on board) những đồ ăn trưa.

    Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu ngồi rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.


    Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất.
    - Các cậu đi tới đâu vậy?
    - Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hãn.
    Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá $5.
    Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.
    -Không! Có vẻ như mắc quá đó. Bao lunch gì mà tới $5. Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.
    Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.

    Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta $50 và nói:
    - Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính này.
    Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lời cám ơn tôi và nghẹn ngào:
    - Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq. Nghĩa cử này của ông như đang dành cho nó vậy.
    Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:
    - Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà rất hảo hạng
    - Xin cho tôi gà.

    Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB thôi mà.
    Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau đó trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:
    - Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay này đối với ông.
    Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói:
    - Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.
    Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.

    Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng … ô kìa! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:
    - Tôi muốn được bắt tay ông.
    Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.

    Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:
    - Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.
    Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.
    Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?
    Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để dãn gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.

    Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hòa tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm $25 nữa.
    Nếu tính ra, tôi chỉ chi có $50 mà bây giờ thu lại tới $75. Kiếm được $25 dễ dàng đến thế sao! À! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ.
    Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả.

    Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:
    - Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Trời Phật sẽ ban ơn cho các cậu.
    Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình.

    Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một.
    Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.

    Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ.
    Xin các Đức Hộ Quốc Nhân Vương Bồ Tát và Kim Cang Đại Lực Sĩ Bồ Tát gia trì sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện này tới bạn bè quen biết.
    Riêng tôi thì đã làm xong.

    Nguyên Trần, Toronto
    Hung45HTQS

    Comment


    • #47
      NP thành thật cám ơn Anh hung 45qs đã post bài nầy ,lại cám ơn Anh Nguyên Trần thật nhiều với tấm lòng nhân ái cho dù là người xa lạ.
      Xin Hai Anh cho phép NP gửi tặng riêng cho Anh Bach Ma , vì Anh vừa làm nghĩa cử đẹp như thế cho một đồng đội ( cho dù không cùng binh chủng của Anh ), là một TPB ở VN.
      Một lần nữa NP chân thành cảm ơn...
      Kính,

      Comment


      • #48
        CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
        CỦA MỘT TIẾN SĨ TOÁN HỌC HARVARD UNIVERSITY


        Ngày 28/9/1997, An Kim Bằng, học sinh lớp 12 trường Trung học số 1 của Thiên Tân (Trung Quốc) đã đoạt Huy chương Vàng cuộc thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 38 tại Argentina. Sau lưng của An Kim Bằng và tấm Huy chương Vàng làm cả Thiên Tân tự hào là một câu chuyện về mẹ.

        Người mẹ nông dân của tôi

        Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán.
        Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.


        Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.

        Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

        Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.
        Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác.

        Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.

        Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

        Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu.

        Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

        Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày.

        Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu.
        Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.

        Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa. Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.

        Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi.

        Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: “Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?”


        Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:
        “Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…”

        Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?

        Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

        Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

        Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch.

        Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…
        Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…

        Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường.
        Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.

        Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

        Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali – chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.

        Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa.”

        Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì.

        Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp.
        Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

        Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý.

        “Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi.

        Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống.
        Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!
        Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng.

        Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.
        Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường.


        Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
        “Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”
        Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa – trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng.”

        Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc.


        Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi.
        Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

        Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ…

        Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
        Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…

        Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.
        Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:
        “Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi.

        Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.

        Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 18 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.

        Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ.”
        Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh.
        Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa..

        Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi.”
        Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…

        Trang Hạ
        (tổng hợp các báo Trung Quốc, cuốn “Tâm hồn cao đẹp”, tự truyện của An Kim Bằng, tự truyện của Lưu Lệ Quyên)
        Last edited by hung45qs; 07-23-2013, 11:15 PM.
        Hung45HTQS

        Comment


        • #49
          Một câu chuyện...cảm động

          Tôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học.

          Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.

          Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.


          Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá. Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ.

          - Chào cháu, có chuyện gì vậy?

          Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói. Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc. Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.

          - Cháu không thể nói gì với ta sao?

          Giọng chàng trai đẫm nước mắt:

          - Cháu yêu...

          A, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình? Ông mỉm cười:

          - Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.

          - Không... Không ai có thể - Giọng chàng trai tuyệt vọng.

          - Ta có thể.

          Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:

          - Ông trời cũng không thể làm được gì. Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...

          Giờ thì đến phiên ông rùng mình - rồi sau đó...

          - Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.

          - Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.

          - Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.

          - Không phải vậy - chàng trai kêu lên - cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?

          Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện. Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào. Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:

          - Chào con.

          Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:

          - Nếu hai con không chê có một người cha như ta.

          oOo

          Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quí chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.


          Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn của mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.

          Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.

          Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?

          - Chúng con chào cha.

          - Chào hai con.

          Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...

          oOo

          Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...

          Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:

          - Con chào cha!

          Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.

          - Chào con.

          - Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.

          - Để làm gì?

          - Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ
          tròn con vuông.
          Giọng chàng trai đầy hi vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng! Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:

          - Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.

          - Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?

          oOo

          Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì. Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người cùng uống.

          Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.

          - Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.

          Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?

          oOo

          Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi “Ông ội ơi...” thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.


          Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...

          Ông sợ. Phải, ông sợ...

          Nếu biết ông là tỉ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao qui tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có qui tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.

          Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.

          oOo

          Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.

          Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...

          Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...

          - Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.

          - Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...

          - Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường gọi.

          Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.

          - Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...

          - Cha đã cho con rất nhiều rồi - chàng trai nghẹn ngào.

          - Ta đã làm gì đâu... - giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...

          - Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.

          Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.

          ST
          Hung45HTQS

          Comment


          • #50
            Clip chỉ dài 3 phút đã truyền tải được hết thông điệp sâu sắc và ý nghĩa về tình thương, lòng tốt bụng không toan tính của con người.

            Clip "Giving" của True Move H, một công ty viễn thông của Thái Lan, là câu chuyện ngắn đầy cô đọng về quy luật "nhân quả" của con người. Sau khi được đăng tải vào ngày 11/9 vừa qua, hiện clip đã thu hút được hơn 3 triệu lượt theo dõi với gần 35.000 lượt "like" và bình luận.

            Clip mở đầu với cuộc cãi vã, giằng co giữa người phụ nữ bán thuốc và 1 cậu bé được cho là "ăn trộm". Vì mẹ ốm, nhà lại nghèo, cậu bé buộc phải liều mình đi ăn trộm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Dù biết rằng hành động ăn trộm là xấu, đáng lên án thế nhưng, đứng trước cảnh tượng đáng thương của một cậu bé hiếu thảo, người đàn ông tốt bụng đã mở rộng vòng tay không hề toan tính mua thuốc và đưa cho cậu bé một chút thức ăn.

            Nhiều năm sau đó, cuộc sống cứ thế bình lặng trôi qua và người đàn ông cùng cô con gái tốt bụng ấy vẫn luôn dang tay giúp đỡ những người lang thang cơ nhỡ hay có hoàn cảnh khó khăn.

            Thế nhưng, biến cố xảy ra khi vào một ngày, ông chủ cửa hàng ăn bị đột quỵ, buộc phải nhập viện cấp cứu. Viện phí cao tới mức cô gái trẻ buộc phải bán đi căn nhà của 2 cha con. Tưởng chừng cuộc sống của 2 người từ đây sẽ thật khó khăn, chật vật thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Tấm lòng xưa kia của 2 cha con được báo đáp. Cậu bé "ăn trộm" ngày nào giờ đã trở thành một vị bác sỹ tài ba. Với tất cả tấm lòng, cậu thanh niên trẻ đã dốc sức nghiên cứu, chữa trị cho ân nhân xưa mà không cần bất kỳ đồng viện phí nào bởi "Viện phí ngày hôm nay đã được trả từ cách đây 30 năm".

            Clip như câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại giúp người xem càng hiểu hơn về quy luật "nhân quả" trong cuộc sống. Với nội dung súc tích cùng lối diễn đơn giản, chân thực, clip đã thực sự lay động hàng triệu trái tim trên thế giới.


            Hung45HTQS

            Comment


            • #51
              Bàn tay

              Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.

              Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.

              Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.


              Vòng cẩm thạch
              Jang My

              Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
              Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:
              -Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
              Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.


              Ngậm ngùi

              Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh – nấu. Sáng, hai nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.

              Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, goi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng quay ngang!


              Tết
              Phạm Thiên Phú

              Ngồi một mình trong căn phòng chung cư ở tầng 15, anh đón Tết một cách lặng lẽ. Ở nơi này vẫn có bánh chưng, bánh tét, vẫn có pháo, có hoa nhưng hình như vẫn thiếu một thứ gì đó.

              Đã 35 cái Tết tha hương nhưng hình như trong anh vẫn còn tìm kiếm, dẫu rằng sự tìm kiếm đó ngày càng nhạt nhòa theo năm tháng. Phải chăng ‘thứ ấy’ là hương vị Tết quê nhà?

              “Phải đi ngủ sớm thôi” Anh tắt đèn tự nhủ, “Mai còn phải đi làm…”


              Lương tâm
              Trần Đình Ba

              Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi “lương y”… Bác sĩ thân mật: “Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!”. Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?


              Xứ lạ quê người - Trần Ninh Bình

              Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về, giục các con lo học tiếng Anh và vi tính đẻ mai mốt qua đó có thể dễ dàng kiếm việc làm.
              Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có địa chỉ eMail chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: ” Suốt ngày hết rửa bát lại dọn bàn trong quán, anh có thì giờ đâu mà biết đến những thứ hiện đại đó hả em?! “.

              Nghĩa tình - Nguyễn Quang Lâm

              Bố bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường. Em phải xin nghỉ việc để về nhà phụ mẹ chăm sóc bố. Hơn năm sau, bố mất. Em lại phải đi làm xa kiếm tiền gởi về cho mẹ trả nợ nần, thuốc men. Mãi bươn chải vì chén cơm manh áo, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lập gia đình.
              Anh hai giục mẹ bán nhà ra ở với ảnh, có dâu có cháu cho vui tuổi già.
              Ngày về căn nhà ngày xưa đã đổi chủ, em chỉ còn biết khóc.


              Bóng nắng, bóng râm

              Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:

              - Nhà ngoại ở cuối con đê.

              Trên đê chỉ có mẹ, có con

              Lúc nắng, mẹ kéo tay con:

              - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.

              Con cố.

              Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:

              - Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.

              Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?

              Trời vẫn nắng, vẫn râm...

              ...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.




              Câu Hỏi
              Nguyễn Hoài Thanh

              Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
              Cuối buổi học.
              - Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
              - Hát đi cô.
              Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".
              - Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
              Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
              - Tao không có ba mẹ thì chào ai?
              - ...
              Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

              Ba Và Mẹ
              Lê Mai

              Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”.
              Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
              Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
              Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
              Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.

              Tình Đầu
              Hứa Vĩnh Lộc

              Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi:
              - Ba tìm gì vậy?
              - Tìm tuổi thơ của ba.
              - Chưa tới nhà nội mà?
              - Ba tìm thời học sinh.
              - Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
              - À, ba tìm người... ba thương.
              - Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
              - Ừ, thì cũng ... thương.
              - Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
              - Ba cũng không biết.
              Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.

              Bão
              Nga Miên

              Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
              Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
              Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.

              Khóc
              Bùi Phương Mai

              Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
              Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
              Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
              - Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.

              Đánh Đổi - Song Vũ

              Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.

              Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.

              Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.

              Mẹ tôi -Nguyễn Thánh Ngã

              Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
              Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.

              Túi khoai thối- unknown

              Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.



              Những chuyện cực ngắn

              1.CHUYỆN CÁI VÉ
              Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
              "Người lớn: $10.00
              Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
              Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"
              Đọc xong, ông nói với người bán vé:
              - Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
              - Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
              - Vâng.
              - Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
              - Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

              2.Ba…
              Description: Description: alt
              Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
              Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
              Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
              - "Có dư đồng nào không con?".
              Tôi đáp:
              - "Còn dư bốn ngàn ba ạ".
              Ba nói tiếp:
              - "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa".
              Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.

              3.Mẹ và con
              Description: Description: alt
              Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
              Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.

              4.Anh
              Description: Description: alt
              Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng "Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…"
              Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
              Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, "Út ráng học ngoan…"
              Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọai giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
              Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, "Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…"

              5.Cua rang muối
              Description: Description: alt
              Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
              - Cua rang muối thật đó mẹ.
              Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
              - Còn răng đâu mà ăn?!

              6.Xa xứ
              Description: Description: alt
              Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
              Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"
              Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
              Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"


              7.Đi thi
              Description: Description: alt
              Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
              … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
              Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”

              8.THỊT GÀ
              Description: Description: alt
              Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
              - Nhà Tý ăn thịt gà.
              Đêm đó, bà Tám chửi:
              - Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
              Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
              Trời đổ mưa.
              Thằng Tý la lớn:
              - Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
              Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
              (Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)

              9.Chỉ có một người thôi
              Description: Description: alt
              Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
              - Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
              Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
              Bác làm công trở về gặp người chủ.
              Người chủ hỏi:
              - Ở bên ấy có nhiều người không?
              Bác làm công trả lời:
              - Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
              - Tại sao vậy?
              - Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

              10.Phấn Son
              Description: Description: alt
              Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
              Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
              Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
              Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
              Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
              Last edited by hung45qs; 12-16-2013, 04:44 PM.

              Comment


              • #52
                TẤM LÒNG


                Ðây là một câu chuyện thật đau lòng xẩy ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

                Chuyện kể về một người lính trẻ Hoa Kỳ trở về nhà sau khi tham chiến tại Việt Nam. Từ thành phố San Francisco người lính trẻ gọi điện thoại về nhà cha mẹ. "Cha mẹ ơi, con đang trở về nhà, nhưng con có một điều xin cha mẹ. Con có đem theo một người bạn thân."

                "Ðược", cha mẹ người lính trẻ trả lời bên kia đầu giây điện thoại, "Cha mẹ thích nó đi cùng con về đây và muốn được gặp nó."

                "Nhưng có một điều con muốn thưa với cha mẹ," người con nói tiếp, "bạn con bị thương tích trầm trọng trong lúc giao chiến. Nó dẫm phải mìn, mất một cánh tay và một chân. Nó không có nơi nào để ở, và con muốn nó về ở chung với gia đình ta."

                "Con ơi! cha mẹ rất tiếc khi nghe điều đó. Chúng ta có thể giúp nó tìm một nơi nào đó cho nó ở."
                "Không, con muốn nó về ở với con, với gia đình ta."
                "Con," người cha nói, con không biết con đang nói cái gì. Một người tàn tật sống với gia đình chúng ta, sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình. Chúng ta có một đời sống riêng, và chúng ta không thể để việc đó ảnh hưởng đến đời sống chúng ta. Cha mẹ nghĩ rằng con nên về nhà và quên đi người bạn này. Bạn của con sẽ có thể tự tìm cuộc sống cho chính nó."

                Nghe đến đây người con chết lặng người, không thể nào nói thêm được điều gì nữa và cúp máy điện thoại. Người cha không còn nghe thấy gì nữa.

                Vài ngày sau đó, cha mẹ người lính trẻ nhận được điện thoại từ sở cảnh sát San Francisco báo tin người con của họ đã chết sau khi rơi từ trên lầu một cao ốc. Cảnh sát tin là nạn nhân đã tự tử. Cha mẹ người con đau khổ đáp máy bay đến San Fransisco, vào thẳng nhà quàng thành phố nhận diện xác con. Họ xác nhận nạn nhân chính là đứa con trai yêu quý của họ, mà họ mới nói chuyện với nó vài ngày trước đây. Nhưng đau đớn thay, họ đã khám phá ra một điều mà họ đã không biết, đứa con trai của họ chỉ có một chân và một cánh tay!!

                Dưới đây là lời bàn của người kể lại chuyện này:
                Cha mẹ người lính trẻ trên đây cũng giống như số đông chúng ta. Chúng ta chỉ thích yêu những người đẹp đẽ, khỏe mạnh, cơ thể lành lặn hay những cái gì vui thích chung quanh chúng ta. Chúng ta không thích những người có thể gây rắc rối và phiền phức đến chúng ta. Chúng ta thích xa lánh những người bệnh hoạn, ốm đau, tật nguyền, ngu xi, đần độn. Cảm ơn đến những người không có tâm như vậy. Có những người mở rộng vòng tay thương yêu đón nhận chúng ta vào gia đình họ, không điều kiện, không màng đến hậu quả có thể xảy ra sau đó. Ðêm nay, trước khi đi ngủ, hãy nguyện cầu cho chúng ta có khả năng chấp nhận những hoàn cảnh tương tự, và giúp chúng ta thấu hiểu những người khác biệt hoàn cảnh với chúng ta...


                NP Sưu Tầm
                Last edited by hung45qs; 03-19-2014, 09:33 PM.

                Comment


                • #53
                  18 Truyện Ngắn

                  1. Mẹ tôi! (Vương thị Vân Anh)

                  Mẹ tần tảo cho tôi khôn lớn, vai Mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học.
                  Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho Mẹ, Mẹ cầm thư tôi mà rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng Mẹ tôi có biết tôi nói gì với Mẹ đâu.
                  Mẹ tôi không biết chữ!

                  2. Khóc dùm

                  Cô bé đi học về muộn, ba mẹ rất lo.
                  Khi thấy cô về, ba mẹ hỏi xem con đã đi đâu và làm gì?
                  - Con dừng lại giúp bạn con ạ. Xe đạp của bạn ấy bị hỏng.
                  - Nhưng con đâu có biết sửa xe?
                  - Đúng ạ, nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc.
                  Cũng như cô bé đó, không phải ai trong chúng ta cũng biết sửa xe đạp. Nhưng chúng ta biết chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi. Cuộc sống là một con đường rất dài, sẽ còn nhiều lần gặp cảnh "hỏng xe" lắm. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ và an ủi

                  3. Sống ở đời (Phạm Quốc)

                  Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trể con ạ".
                  Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: "Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại rộng lượng với người khác con ạ!"

                  4. Bi kịch (Huỳnh Thanh Vân)

                  Sạp anh chị ít khách vãng lai. ế ẩm, vốn cạn dần, nợ nần chồng chất. Anh mượn rượu giải sầu, sanh tật đánh vợ. Chịu đòn không thấu, chị làm đơn ly hôn. Bạn bè giải hoà, góp tiền cho chị mượn vốn không lãi. Chị bỏ hàng, chia giá sỉ cho người bán lẻ đầu chợ, nhờ vậy đắt khách. Anh bỏ rượu, giúp vợ tần tảo năm, sáu năm dài, nợ trả xong, nhà có đồng ra đồng vào, con cái học giỏi. Chị vui chưa kịp nở nụ cười, cơn đau ập đến... Cầm đơn thuốc trong tay chị ước gì mình dốt, không biết đọc hai chữ: ung thư.

                  5. Đôi mắt

                  Có một cô gái không may bị mù, quen biết một chàng trai, 2 người cùng yêu nhau, dến một ngày cô gái nói với chàng trai: "Khi nào em nhìn thấy được thế giới, em sẽ lấy anh". Rồi đến một ngày kia cô gái được phẩu thuật mắt và cô đã nhìn thấy được ánh sáng. Chàng trai hỏi: "Bây giờ em đã thấy được cả thế giới, em sẽ lấy anh chứ?"
                  Cô gái bị ngẩn ngơ choáng váng khi thấy chàng trai cũng bị mù như mình. Cô ta từ chối anh. Chàng trai ra đi trong nước mắt và nhắn lại rằng: "Hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình em nhé, vì đó là món quà cuối cùng anh có thể tặng em".

                  6. Điện thoại (Võ Thành An)

                  Nhà không có điện thoại, anh Hai đi làm xa muốn thăm Mẹ phải gọi nhờ nhà hàng xóm. Người hàng xóm không vui lòng nhưng chẳng nói ra. Anh Hai ngại nên những cuộc gọi về cứ thưa dần.
                  Mẹ dành dụm tiền, nhà mắc được điện thoại. Cũng có khi do bận việc nên cả tuần anh Hai mới gọi về một lần. Từ ngày nhà có điện thoại Mẹ ít đi đâu, làm gì cũng loay hoay bên chiếc máy. Có người hỏi lý do, Mẹ nói: "Sợ thằng Hai gọi về mà không gặp được".

                  7. Nghịch lý (Văn Triều)

                  Thanh minh. Bàn chuyện cải mộ Mẹ, anh Hai nói:
                  - Tôi góp một phần.
                  - Tôi một phần.
                  - Tôi cũng một phần.
                  Thím Tư chen vào, như đùa như thật:
                  - Chú Út hai phần mới phải. Anh Tư đâu hưởng gì đâu?!
                  Chợt nhớ lúc nhỏ, mấy anh em ngủ chung với Mẹ. Đêm, muổi vào mùng cắn Mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ để muổi cắn Mẹ no rồi sẽ không cắn các con.
                  Ôi! Tình yêu của Mẹ là thế. Có chia phần bao giờ đâu!

                  8. Tóc sâu (Song Khê)

                  Sáu tuổi. Tôi vọc tay trong vườn tóc ngoai, reo vang: "Con tìm được sợi trắng rồi!".
                  Mười tuổi. Tôi cột - mở búi tóc của ngoại, phụng phịu: "Mấy sợi bạc con nhổ hết hồi hôm kia, bữa nay lại chui ra nữa!".
                  Mười lăm tuổi. Tôi vừa chạy ra cửa vừa nài nỉ: "Cho con đi chơi một chút đi ngoại. Lát nữa hãy nhổ tóc sâu".
                  Mười tám tuổi. Tôi nhìn lên mái tóc ngoại trắng phơ, bất động trong bức ảnh cao cao, rưng rưng thắp một điều ước.

                  9. Tiền mừng tuổi (Trương Đình Dạ Vĩnh)

                  Năm bảy tuổi, Mẹ bảo đưa tiền Mẹ cất cho ... Nó đếm mấy chục ngàn tiền lì xì rồi miễn cưỡng đưa Mẹ cất giùm vì trước kia không bao giờ thấy Mẹ trả lời.
                  Năm mười tuổi, nó lén cất tiền không cho Mẹ biết.
                  Mười tám tuổi, nó mang nổi nhớ quê hương bước vào đại học ở tận miền trong xa xôi.
                  Tết. Ký túc xá vắng hoe. Phương bắc xa xôi nó không về được. Nó nằm co trên giường cằm giấy nhận tiền của Mẹ mà thấy ân hận, xót xa.

                  10. Khóc (Bùi Phương Mai)

                  Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
                  Năm hai mươi tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được Mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
                  Hôm nay 40 tuổi, đọc tin Mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc. Anh nói:
                  - Tội nghiệp Mẹ, 40 năm qua chắc Mẹ còn khổ tâm hơn anh.

                  11. Nói dối (D.A.D)

                  Ngày đó nhà nghèo Cha mất , Mẹ tần tảo nhưng không đủ ăn. Để con có bữa ngon, Mẹ gởi con về giổ họ. Giữa đám cúng đông vui, chẳng ai đoái hoài, con bơ vơ lạc lõng... Về nhà Mẹ hỏi con né tránh: "Dạ vui! Cô bác mừng con...!!!".
                  Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ, chăm sóc đủ điều, từ miến ăn, chiếc bánh...
                  Về nhà nhìn ảnh Mẹ con thấy lòng rưng rưng.

                  12. Chung riêng (Nga Miên)

                  Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên...
                  Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh...cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta...

                  13. Tình già (Nguyễn Thái Sơn)

                  Đêm tối đen.Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mìnhđã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây são rồi đẩy đưa bâng quơ trong vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà...
                  Ông trách: "Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?". Hạt bụi cộm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp: "Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?".

                  14. Ngày sinh nhật đầu tiên (Xuân Vy)

                  Tối nay bé buồn xo. Mẹ gặng mãi, bé nũng nịu: "Hôm qua, sinh nhật cái Na, nó được tặng nhiều đồ chơi đẹp! Sao con không có sinh nhật, Mẹ nhỉ?". Mẹ lặng thinhmắt đỏ hoe! Sợ Mẹ khóc, bé vỗ về: "Đừng khóc Mẹ nhỉ! Bé không đòi sinh nhật nữa đâu!". Bỗng nhiên, Mẹ ôm chầm lấy bé nức nở. Bé ngơ ngác rồi khóc ào theo.
                  ... Ngày ấy, cái ngày mà toà án buộc người đàn ông phải đợi cho bé đủ 12 tháng tuổi mới ký quyết định ly hôn. Và ngày sinh nhật đầu tiên của bé đúng vào ngày Mẹ bồng bé chết lặng giữa chốn pháp đình.

                  15. Mưa đầu mùa (Nguyễn Thanh Xuân)

                  Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ, nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà tôi đầy ngươi đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Tôi thật bực mình vì công việc của tôi cần sự yên tĩnh.
                  Mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như "cá gặp nước", những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của bà ngày xưa như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết phải đem cho đi. Tôi tỏ ý khó chịu, Mẹ chỉ cười buồn bảo: "Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó...".
                  Tôi nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, Mẹ gánh hàng về ôm tôi khóc, chợt thấy chạnh lòng...

                  16. Vợ chồng (Tùy Nghi)

                  Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ những lúc ấy anh lại ôm lấy chị , vỗ về:
                  - Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đãm lên nào!
                  Công ty phá sản. Từ cương vị giám đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:
                  - Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh!

                  17. Những chiếc bao lì xì

                  Ba Mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và tiền bỏ đầy con heo đất.
                  Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì. Tôi hỏi: "Mầy được bao nhiêu?"
                  Nó đáp; "Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 cái bao không".

                  18. Phần cô (H.M.N.)

                  Sinh nhât cô giáo, cả lớp mang tặng cô nào hoa,nào vải may áo dài...
                  Giở gói quà của Hằng ra ngạc nhiên thấy một củ khoai và một bông hồng. Hồn nhiên, Hằng bảo: "Ngày nào em cũng được ăn khoai lang nướng ngon lắm cô ạ. Chắc cô chưa bao giờ được ăn?".
                  Hỏi dò mới biết ba mẹ Hằng mất sớm, nhà em phải ở ngoài triền đê, một mình vất vả nuôi hai em. Quà của Hằng là bữa trưa mà em dành phần cho cô giáo.

                  Comment


                  • #54
                    Thương mến chúc tất cả ACE trong HQPD
                    một mùa Giáng Sinh như ý và một năm mới an lành, hạnh phúc

                    hung45qs


                    Hung45HTQS

                    Comment


                    • #55
                      Món Quà Thiên Thu


                      Đi mua quà Giáng Sinh có thể là công việc căng thẳng nhất trong năm. Đặc biệt là mua quà Giáng Sinh để tặng vợ, đó còn là một thách thức đặc biệt. Tặng máy hút bụi có vẻ thiếu tình cảm, tặng vé xem bóng đá có vẻ không thực tế, còn tặng thiết bị nhà bếp thì hoàn toàn không thể được. Tôi cảm thấy lúng túng khi Giáng Sinh sắp đến. Bí quá, tôi nhờ Sally - cô thư ký của tôi - giúp tôi chọn quà.

                      Chúng tôi đi bên nhau trên đường dành riêng cho người đi bộ, cách cửa hiệu kim hoàn hai dãy phố. Làm việc ở khu thương mại cũng tiện lợi, vì gần các cửa hiệu mua sắm. Tuy nhiên, nó cũng có những bất lợi. Trên đường, trước mặt chúng tôi là hai người đàn ông vô gia cư, đang ngồi co ro bên cạnh đường ống dẫn hơi nóng của một tòa nhà.


                      Tôi định băng qua đường để tránh họ, nhưng xe cộ đông đúc quá. Trước khi tiếp tục bước tới, tôi đổi bên để Sally đối mặt với họ. Chắc chắn họ sẽ xin tiền chúng tôi, làm bộ để mua đồ ăn, nhưng số tiền bố thí sẽ được quăng vào cửa hàng rượu bia.

                      Khi đến gần hơn, tôi thấy rõ người thứ nhất khoảng ba bốn, ba lăm tuổi, còn người kia chỉ trạc tuổi học sinh cấp hai - khoảng mười ba hoặc mười bốn là cùng. Cả hai đều ăn mặc rách rưới. Áo choàng của người đàn ông quá chật, ống tay bị rách bươm, trong khi cậu bé chỉ mặc một cái áo sơ mi phong phanh, đương đầu với cơn gió lạnh buốt. Tôi nghĩ thầm: chỉ một hoặc hai đồng hai mươi lăm xu, là họ sẽ không quấy rầy chúng tôi.

                      Lấy hết dũng khí nam nhi, tôi nói với Sally:

                      - Để tôi lo cho.

                      Nhưng dường như Sally không khó chịu khi nhìn thấy hai người ăn xin đó. Thật ra, cô ấy có dáng vẻ thoải mái trước sự hiện diện của họ. Không để họ lên tiếng, cô ấy nói ngay:

                      - Tôi có thể giúp gì cho ông không?

                      Cả hai ngạc nhiên nhìn Sally rồi sau đó người lớn tuổi cất tiếng:

                      - Vâng, thưa cô. Chúng tôi cần một việc.

                      Tôi nghĩ thầm: Đúng rồi. Rõ ràng là hai người này đang muốn xin xỏ tiền bố thí. Tôi nhìn họ một lần nữa và thấy cậu bé đang run rẩy vì cơn gió mùa đông, nhưng tôi có thể làm được gì đây?

                      Người lớn tuổi hỏi:

                      - Cô làm ơn cho biết mấy giờ?

                      Sally liếc nhìn đồng hồ và đáp:

                      - Mười hai giờ mười lăm.

                      Ông ta gật đầu cảm ơn và không nói lời nào nữa. Chúng tôi đi tiếp tới cửa hiệu kim hoàn. Tôi thấy mình phải hỏi Sally về cuộc gặp gỡ vừa rồi:

                      - Tại sao cô hỏi thăm ông ta?

                      Sally trả lời với giọng bình thường:

                      - Ông ta đang lạnh và cần được giúp đỡ, thế thôi.

                      - Nhưng ông ta là một kẻ vô công rồi nghề. Ông ta có thể cướp đồ của cô, hoặc đại loại như vậy.

                      - Tôi có thể tự bảo vệ được. Nhưng đôi khi tôi cần phải liều lĩnh trước một kẻ khác.

                      Chúng tôi bước vào cửa hiệu, và Sally nhanh chóng tìm được một món quà hoàn hảo cho vợ tôi - một cặp bông tai nạm kim cương. Đồng thời cô ấy cũng mua một chiếc đồng hồ đeo tay nam, không phải loại đắt tiền lắm, vì cô là người luôn biết tiết kiệm. Tôi nghĩ thầm: có lẽ là quà tặng cho chồng cô ấy.

                      Khi chúng tôi quay trở về văn phòng, hai kẻ lang thanh vẫn còn ngồi ở chỗ cũ. Một lần nữa, tôi cố gắng chen vào giữa Sally và họ nhưng cô ấy không chịu. Khi chúng tôi đến gần họ, Sally rút cái đồng hồ trong giỏ ra và đưa cho người lớn tuổi.


                      - Đây. Tặng ông. Tôi chắc ông biết cách sử dụng nó.

                      Ông ta kinh ngạc không kém gì tôi, thử đeo nó vào tay và nói:

                      - Cám ơn cô. Cám ơn nhiều lắm.

                      Khi chúng tôi bước đi, ánh mắt Sally long lanh niềm tự hào về điều mà cô ấy vừa làm. Tôi hỏi:

                      - Tại sao cô làm như vậy chứ?

                      Sally nhún vai, đáp:

                      - Hôm nay tôi đang vui và tôi quyết định làm một điều tốt cho ông ta.

                      - Nhưng ông ta không xứng đáng.

                      - Ngay cả người nghèo cũng muốn một món quà đặc biệt nào đó.

                      - Ông ta có thể dùng chiếc đồng hồ đó để mua bia uống.

                      Sally chỉ mỉm cười và nói:

                      - Nếu vậy thì sao nào? Tôi không quan tâm tới chuyện đó. Tôi đã làm việc tốt và đó mới là điều quan trọng. Còn điều ông ta làm với cái đồng hồ là thử thách của ông ta.

                      Chúng tôi về tới tòa nhà, và ai vào phòng nấy. Tôi tự hỏi về cuộc gặp gỡ vừa qua và suy nghĩ mãi đến hai người đàn ông đó. Chắc chắn họ đang ở tiệm cầm đồ và chuẩn bị hưởng thụ với số tiền của Sally.

                      Hôm sau, tôi đi ăn trưa một mình tại quầy bán thức ăn nhanh bên ngoài tòa nhà. Khi đi bên đường, tôi gặp lại hai người đàn ông hôm qua. Cả hai vẫn lảng vảng quanh đường ống dẫn hơi nóng của tòa nhà. Người lớn tuổi nhận ra tôi, nói:

                      - Thưa ông, ông vui lòng cho biết mấy giờ rồi ạ?

                      A ha! Tôi tóm được ông ta rồi! Tôi không còn thấy đồng hồ của Sally cho ông ta đâu nữa. Tôi hỏi với hy vọng khuấy động tâm hồn ông ta:

                      - Cái đồng hồ mà hôm qua cô thư ký của tôi cho ông đâu?

                      Ông ta cúi đầu và nhận lỗi:

                      - Thưa ông, tôi xin lỗi. Nhưng tôi cần phải làm điều đó. Nếu nó là con trai của ông, ông cũng sẽ làm vậy thôi.

                      Lúc bấy giờ tôi mới nhận thấy chiếc áo choàng mới trên người cậu bé.

                      Tôi không nói lời nào, đưa một đồng hai mươi lăm xu cho ông ta và tiếp tục đi. Vừa đi, tôi vừa suy nghĩ về sự việc mới xảy ra. Ông ta đã bán cái đồng hồ rồ dùng số tiền đó để mua áo choàng, chứ không phải mua bia. Lòng tốt của Sally đã có ý nghĩa. Lời nói của cô ấy cũng vậy. Thử thách đã có câu trả lời.

                      Khi tới quầy bán thức ăn nhanh, tôi bỗng thấy không thèm ăn nữa. Tôi quay trở về văn phòng.


                      Hai người ăn xin vẫn còn ở chỗ cũ. Tôi vỗ vào vai người lớn tuổi khiến ông ta giật mình nhìn lên. Tôi cởi cái áo choàng dài màu xám của tôi, khoác lên vai ông ta, và không nói một lời nào. Khi tôi bỏ đi, tôi biết thử thách của riêng tôi đã được trả lời. Đoạn đường ngắn ngủi thôi, nhưng hai hàm răng tôi đánh lập cập. Nhưng các bạn biết không... đó là một trong những chuyến đi ấm áp nhất trong đời tôi.


                      Harrison Kelly
                      Hung45HTQS

                      Comment


                      • #56
                        Cuốc xe cuối cùng !

                        Một tài xế taxi ở thành phố New York, Mỹ đã kể câu chuyện này:



                        Tôi đến địa chỉ được thông báo và bấm còi. Sau khi đợi vài phút, tôi lại bấm còi lần nữa. Vì chuyến này là chuyến cuối cùng trong ca làm việc của tôi nên tôi chỉ nghĩ đến việc muốn ra về cho nhanh. Thế nhưng, thay vào đó tôi lại để xe ở công viên, rồi bước lại gần cửa nhà và gõ cửa… “Đợi một phút” – giọng một người già, có vẻ đã yếu trả lời. Tôi còn nghe thấy tiếng kéo lê cái gì đó trên sàn nhà.

                        Một lúc sau cánh cửa mở ra. Một bà lão người nhỏ nhắn khoảng 90 tuổi đang đứng trước mặt tôi. Bà mặc một chiếc váy hoa và đội một chiếc mũ tròn có gắn mạng che bằng lưới trên đầu – giống như vừa bước ra từ một bộ phim của những năm 40.

                        Bên cạnh bà là một chiếc va ly nhỏ bằng ni-lông. Căn hộ trông như không có ai sống nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ bằng giấy.

                        Không có đồng hồ trên tường, không có đồ trang trí hay đồ dùng trên các kệ. Ở góc nhà là chiếc hộp các-tông đựng đầy ảnh và đồ thủy tinh.
                        “Anh giúp tôi mang túi ra xe chứ?” – bà nói. Tôi mang chiếc va ly ra xe rồi quay lại đỡ bà lão.
                        Bà cầm tay tôi và chúng tôi đi chậm rãi về phía lề đường.
                        Bà lão liên tục cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ. “Không có gì” – tôi nói. “Cháu chỉ cố gắng đối xử với khách hàng như cách mà cháu muốn mọi người đối xử với mẹ cháu”.
                        “Ồ, anh là một chàng trai tốt bụng” – bà nói. Khi đã vào trong xe, bà lão đưa tôi địa chỉ rồi đề nghị: “Anh có thể lái xe đi qua trung tâm thành phố được không?”
                        “Đó không phải là con đường ngắn nhất bà ạ!” – tôi trả lời.
                        “Ồ, không sao. Tôi không vội. Tôi đang trên đường đến nhà dưỡng lão”.
                        Tôi nhìn qua gương chiếu hậu. Mắt bà hơi ướt. “Tôi không có gia đình” – bà tiếp tục nói bằng giọng nhẹ nhàng. “Bác sĩ nói rằng tôi không còn nhiều thời gian nữa”. Tôi lặng lẽ vào số và tắt đồng hồ đo mét.
                        “Bà muốn đi con đường nào?” – tôi hỏi.

                        Hai giờ sau, chúng tôi đã đi vào thành phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà mà bà đã từng làm việc như một người điều hành thang máy.

                        Chúng tôi đi qua khu nhà mà bà và chồng từng chung sống khi họ mới cưới. Bà đề nghị tôi đi qua một cửa hàng mà trước kia từng là phòng khiêu vũ mà bà luyện tập thời còn con gái.
                        Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm lại trước một tòa nhà hay một góc phố nào đó, rồi bà ngồi nhìn chăm chăm vào bóng tối, không nói gì.


                        Khi ánh Mặt trời đầu tiên dần hé ở đường chân trời, bà đột nhiên nói: “Tôi mệt rồi. Giờ chúng ta đi thôi”.
                        Chúng tôi tiếp tục đi trong im lặng tới địa chỉ mà bà đã đưa. Đó là một tòa nhà thấp, giống như một ngôi nhà nghỉ dưỡng nhỏ, có đường lái xe bên dưới một mái hiên.
                        Hai hộ lý bước ra xe ngay khi chúng tôi đến. Họ trông có vẻ lo lắng khi nhìn từng cử động của bà.
                        Chắc chắn họ đang mong bà tới.
                        Tôi mở cốp xe và đặt chiếc va ly ở cửa. Bà lão được dìu vào chiếc xe lăn.
                        “Tôi nợ anh bao nhiêu?” – bà vừa lấy ví vừa hỏi.
                        “Không gì cả” – tôi nói
                        “Anh cũng phải sống chứ” – bà trả lời.
                        “Cháu còn có những khách hàng khác” – tôi nói.
                        Không chút chần chừ, tôi cúi xuống và ôm bà. Bà cũng ôm tôi rất chặt.
                        “Anh đã mang lại cho một bà già nhỏ bé những phút giây hạnh phúc. Cảm ơn anh” – bà nói.

                        Tôi nắm chặt tay bà, rồi bước đi trong ánh sáng mờ mờ của buổi sáng sớm. Cánh cửa đóng lại phía sau tôi, giống như âm thanh của tiếng đóng cửa một cuộc đời.

                        Tôi không đón thêm khách vào ca làm việc đó. Tôi lái xe và miên man suy nghĩ. Suốt cả ngày hôm đó, tôi gần như không nói câu nào. Nếu bà lão gặp phải một lái xe nóng tính hay một người thiếu kiên nhẫn thì sao? Nếu tôi từ chối đề nghị của bà, hay lại bấm còi thêm một lần nữa rồi bỏ đi thì sao?

                        Thoáng suy nghĩ, tôi cho rằng tôi chưa từng làm một việc nào quan trọng hơn thế trong đời mình.

                        Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta đầy những khoảnh khắc tuyệt vời. Nhưng những khoảnh khắc tuyệt vời ấy lại thường được bao bọc bởi cái vỏ đời thường, bình dị mà người ta thường coi là những chuyện vặt vãnh
                        .

                        •Nguyễn Thảo (Theo Elite Daily)
                        Last edited by hung45qs; 02-10-2014, 08:40 PM.
                        Hung45HTQS

                        Comment


                        • #57
                          NẾU CÓ KIẾP SAU
                          ANH SẼ KHÔNG BAO GIỜ YÊU EM!


                          Hung45HTQS

                          Comment


                          • #58
                            Mẹ anh phiền vậy đó!



                            “ANH VỀ MÀ XEM.......Ừ, MẸ ANH PHIỀN THẬT..!”
                            (Nhân mùa VU LAN)

                            - Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.

                            - Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.

                            Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế, ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.

                            - Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.

                            - Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.

                            - Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.

                            Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.

                            - Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.

                            Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.

                            - Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.

                            Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.

                            - Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.

                            - Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.

                            - Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?

                            Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đẹp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…

                            - Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.

                            - Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?

                            ” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.

                            - Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.

                            - Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.

                            - Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.

                            ” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.

                            ” Choang “- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.

                            - Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.

                            - Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.

                            ” Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?”


                            ST
                            Last edited by hung45qs; 04-15-2014, 06:12 PM.
                            Hung45HTQS

                            Comment


                            • #59
                              TÌNH CHA CON


                              Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng.
                              Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy.
                              Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!".
                              Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

                              Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa:
                              "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".

                              Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.
                              Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn.
                              Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

                              ST
                              Hung45HTQS

                              Comment


                              • #60
                                Bài Văn 9.5 Điểm Gây Xôn Xao Thành Phố Vinh!


                                Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần (6/11), thày Lê Trần Bân, Hiệu phó THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố Vinh, Nghệ An) đã đọc bài văn viết về bố của học sinh Nguyễn Thị Hậu. Thày ngân ngấn nước mắt, cả sân trường xúc động lặng im. Sau hôm đó, người dân thành phố Vinh photo bài văn, chuyền tay nhau đọc.

                                Nguyễn Thị Hậu - học sinh chuyên Toán lớp 10A2 THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An - chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên 4 trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.

                                Bóng dáng người bố yêu thương hiện lên trang văn, người đọc đường như thấy một chút bóng dáng người bố thân yêu của mình và thôi thúc nuôi dưỡng ước mơ và thúc giục sống tốt hơn. Bài làm văn của em đã viết lên cảm nghĩ chân thực về người cha thân yêu làm nghề xe lai (xe đạp ôm), nhưng bị căn bệnh quật ngã ra đi.


                                "Thày Bân đọc được nửa bài văn quá xúc động nghẹn lời, ngân ngấn nước mắt. Chúng tôi đều rưng rưng, mến phục thương em Hậu và thôi thúc chúng tôi sống và giảng dạy tốt hơn. Từ nay vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng tôi chọn lọc những đề văn và bài làm hay đọc dưới cờ để nhân lên sự yêu thích văn chương của học sinh" - thày Võ Tuấn Thiện, hiệu trưởng THPT Huỳnh Thúc Kháng, cho biết.

                                Ngay sau đó từ học sinh, giáo viên các trường trên địa bàn thành phố Vinh cho đến bà bán nước bác xe ôm đã photo bài văn, chuyền tay nhau đọc. Cứ thế bài văn nhân thêm nhiều bản, và chuyền về tận các huyện...


                                Đề bài: “Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất"

                                Bài làm

                                Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.


                                Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiềubiến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

                                Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánhtay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

                                Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

                                Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sươngsớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

                                Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diệnvới mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.


                                Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố.Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

                                Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

                                Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

                                Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...

                                Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bốlà gương sáng để noi theo.

                                Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.


                                Những giỏ phong lan có bao giờ bố quêncho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoamà bố còn rất thích nuôi động vật.

                                Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trờichung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

                                Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

                                Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

                                Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.


                                NGUYỄN THỊ HẬU
                                (Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An)

                                Lời phê của cô giáo Phan Thị Thanh Vân:
                                "Em là một người con ngoan, bài viết của em đã làm cho cô rất xúc động.Điều đáng quý nhất của em là tình cảm chân thực và em có một trái tim nhân hậu, em đã cho cô một bài học làm người."
                                Mong rằng đây không chỉ là trang văn mà còn là sự hành xử của em trong cuộc đời”.
                                Last edited by hung45qs; 07-14-2014, 09:21 PM.
                                Hung45HTQS

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X