Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Huấn Luyện Phi Hành * Tình HOÀI HƯƠNG

Collapse
X

Huấn Luyện Phi Hành * Tình HOÀI HƯƠNG

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Lãng Du Vào Không Gian Lả Lướt...

    Huấn Luyện Phi Hành
    Phần Thứ Ba
    Chương Cuối
    Photo by Hoài Hương
    Lãng Du Vào Không Gian Lả Lướt...
    Tình Hoài Hương
    ***



    Một ngày đẹp trời ở miền California đầy nắng ấm, gia đình tôi có vinh dự đi coi Marine Corps Air Station Miramar – tưng bừng tổ chức đại hội ba ngày AIR Show tại San Diego, vào Thứ Bảy 01 tháng 10 năm 2011 – khai mạc từ 8:00am đến 8:45pm. “Hội chợ” hân hoan diễn ra đông đúc, náo nhiệt, vui vẻ, nhưng rất uy nghiêm, trật tự, có bài bản lớp lang thứ tự và vô cùng long trọng, để trình diễn các tiết mục phi diễn (bay bổng) như: Các phi công biểu diễn bay một, bay hai, bay hợp đoàn ba bốn chiếc, bay sáu chiếc, vân vân… với những đội hình máy bay đặc sắc có phi công tinh nhuệ tài hoa, bay bướm, lả lướt, để bay vi vút lả lướt vào thinh không quá ngoạn mục, vô cùng hấp dẫn, tuyệt vời... mà tôi có nằm mơ cũng không thể nào tưởng tượng nỗi.
    Nhưng ở trang nầy, tôi chỉ ghi tóm tắt mấy phần chính tôi ưa thích nhất: Warbird Racetrack/ Individual Fly bys B-25 Mitchell. Navy Trainers Parade. T-33 Shooting star Demo. Dog Fight (F-6F Hellcat/A6M Zero). The Horsemen (Two F8F Bearcarts Formation Demo). Opening Ceremonies. Invocation/ National Anthem/Flag Drop... F–16 Viper Demo. Heritage Flight: P–51. Legacy Flight: F/A- 18 Super Hornet & F-16 Hellcat. AV-8B Harrier Vertical Take-OffF & Landing Demo. US Air Force: Thunderbirds. U.S Navy Bleu Angles. U.S Army Golden Kninghts... F/A 18 Afterburner Passes. Spectacular Fireworks Display.
    Về các đội bay phi diễn cuả quân lực Hoa Kỳ, thì có hai đội bay chính thức vô cùng ngoạn mục, sống động và tuyệt vời như sau:
    * 1- Phi đội Thunderbirds (“Chim Sấm Sét”) của Không quân US Air Force Air Demonstration Squadron, F-16C và F-16D thân phi cơ sơn màu trắng, xanh và đỏ, ở trước mũi nhọn cuả con tàu sơn màu đỏ, kế đến là vòng khoang màu trắng, cuối cùng là vòng khoang màu xanh dương, trên đuôi tàu màu đỏ, có ba vòng sơn trăng to, vừa, nhỏ, trên đuôi tàu sơn màu trắng, điểm rải rác những ngôi sao to nhỏ màu xanh dương. Số thứ tự cuả mỗi phi cơ được gắn giữa hông ở gần bụng con tàu (# 1, or # 2, ...), có hàng chữ United States Air Force ở mỗi bên hông, gần đuôi phi cơ. Gần cửa phi có hàng chữ SSgt Joe Reif ; TSgt Randy Hasenplug. Phi đội bay gồm 6 chiếc F-16, (và một chiếc dự phòng) hoạt động vào năm 1953.
    Phi đội Thunderbirds trú đóng tại căn cứ Không Quân Nellis ở Nevada, gồm có tám phi công, thường biểu diễn đội hình bằng những pha tuyệt vời: trước giờ khai mạc, ban đầu có một phi cơ ung dung bao vùng bay tà tà từng đoạn, bay uốn lượn nhẹ nhàng trên bầu trời rộng thênh thang. Tôi cứ mãi nhìn ngắm chiếc phi cơ nầy, nên không biết từ đâu xuất hiện thêm một chiếc phi cơ nữa, hai chiếc bay chung nhịp nhàng khi lên khi xuống, lúc bay cùng chiều, lúc bay ngược chiều. Tôi đang mãi miết nhìn hai chiếc phi cơ F-16, trang bị máy tạo khói ở vị trí lắp súng 20mm, và coi hai phi cơ biểu diễn động tác úp ngược vào nhau, thật quá kỳ diệu. Thì từ xa xa có thêm hai chiếc phi cơ nữa nhập lại thành bốn chiếc, theo các kỹ thuật thao diễn cùng bay hàng ngang, hàng dọc…
    Rồi bốn phi cơ toả ra, bay đi bốn hướng với những vệt khói trắng, khói xanh, khói đỏ... lả lướt kéo dài ngoẵng sau đuôi. Cuối cùng có sáu chiếc Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon đồng loạt biểu diễn những pha rất ngoạn mục: khi thì bay vun vút như mũi tên bắn đi, lúc bay hợp đoàn theo hình diamond. Tiếp theo hai chiếc nầy bay ngược đầu, bốn chiếc khác bay vút lên cao, bỗng nhào lộn, hoặc đâm đầu xuống đất. Đôi khi hai chiếc kia bay ngược chiều mà sà xẹt xuống sát mặt đất. Thế rồi họ cho phi cơ đứng sừng sững tại chỗ (trên không trung không nhúc nhích) một thời gian lâu khoảng năm ba phút, phi cơ lại lắc cánh dựng đầu thẳng đứng mà vút bay lên cao tít chân mây.
    Nhìn những chiếc phi cơ mỹ miều nầy xẹt qua xẹt lại chỉ cách xa nhau trong gan tất, mà không đụng nhau, tôi cảm thấy hồi hộp lo sợ rợn tóc gáy. Thật là tuyệt diệu, quá bái phục, hai tay tôi vỗ vào nhau đã thấm đỏ rần, mỏi mệt vẫn không thấy đau. Tưởng chỉ có mỗi mình tôi lo sợ điều kinh khủng không may xảy ra trên không trung, nhưng quay nhìn qua khán giả tôi thấy rất nhiều người cũng lo sợ như mình, họ bưng mặt quay nhìn xuống đất, hoặc la hét, họ hồi hộp, hãi hùng kinh khủng, lo âu biết dường bao, giống hệt như tôi.
    * 2- Đội Phi diễn Blue Angels cuả Hải Quân: ("Những Thiên Thần Xanh") Blue Angels có căn cứ đặt tại NAS Pensacola (Florida) chuyên sử dụng các phi cơ Boeing F/A-18 Hornet. Blue Angels thành lập vào 21-7-1946, họ được tuyển chọn từ hai quân chủng Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến cuả USA. Tên chính thức cuả Blue Angels là US Navy Flight Demonstration Squadron. Thân phi cơ màu xanh dương, điểm chữ màu vàng nghệ, phi cơ mang số thứ tự ở trên đuôi cuả mình (# 1, # 3, # 6...), chữ US Navy ở giưã thân tàu dưới hai bên cánh, hai bên hông tàu là Blue Angles; có 2 bánh xe ở dưới đầu phi cơ, và bốn bánh xe ở dưới bụng gần đuôi phi cơ.
    Tôi rất thích nhìn những chàng Thủy-quân Lục-chiến & Hải/Không-Quân Mỹ khí phách mà trẻ trung, khi họ ôm mũ bay đi vô trước hàng quan khách, tôi nhìn tận mặt, họ là những vị sĩ quan mang cấp bậc từ Đại-úy trở lên Đại-tá, họ không mặc các bộ áo G-suit, (là bộ áo chuyên dùng để chống lực G khi bay). Họ là những sĩ quan bên Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến điều khiển bảy chiếc máy bay, từ số 1 do Đội-trưởng, và bay dẫn đầu là Trung-tá Hải-quân Ryan Bernacchi) - đến phi cơ số 6 bay đơn phụ là Đại-tá Thủy Quân Lục Chiến Jeff Kuss & Phi cơ số 7 là phi công dự bị & dẫn chương trình do Đại-úy Hải-quân Tyler Davies. Họ vui vẻ tươi tắn, quả cảm và đầy nhiệt huyết, họ mặc áo quần bay màu xanh da trời đậm (Thiên Thần Xanh mà lỵ). “Blue Angels” khi biểu diễn Fat Albert… bay solo qua nhiều phi tác bay vun vút quá nhanh, tôi nhìn chưa kịp vì đường bay xẹt qua bầu trời tuy rất ngắn nhưng vun vút hơn sao xẹt, quá tinh tường, khá lão luyện.
    Kế đến phi cơ đã bay theo đội hình diamond, (quả trám) khi họ bay ngang, lúc bay dọc, khi cho phi cơ vút lên cao, khi phi cơ nhào xuống đất toả ra nhiều hướng thành hình cánh hoa nở rộ trên bầu trời. Rồi mỗi phi cơ vừa bay vừa tự quay vòng vòng trên trời, như chiếc vụ xoay tít ở dưới đất… hoặc phi cơ bay ngược chiều, để “rủ” thêm bạn Blue Angels khác cùng thao diễn những nét nghệ thuật duyên dáng mỹ miều và độc đáo. Không biết từ lúc nào… bất ngờ những chiếc phi cơ nầy đã nhập cuộc thành đội bay Indian File (hàng dọc), hàng ngang. Khi thì bay giống như hình mũi tên phóng xuống gần sát đất, lại bay vút lên trời cao. Bay ngược đầu, bay vòng xoắn, liên tục lắc cánh, hụp lên hụp xuống, v.v… Họ bay gần sát cánh nhau chỉ trong gan tất, mà phi đội bay rất nhanh cùng những pha trình diễn xuất sắc, rất đẹp, tuyệt vời ngoạn mục qua sự lắp đặt thiết bị phun khói biểu diễn. Những chàng phi công trẻ có dũng khí can trường, đầy bản lãnh pha chút bay bướm uyển chuyển kinh khủng, tôi không thể nào diễn tả nên lời.
    Đa số mọi người đều hồi hộp, hoảng hốt, lẫn lo âu, run rẩy, sợ hãi bưng mặt đồng loạt “ồ” lên, reo hò, cùng muôn ngàn tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt, để tán thưởng những chàng chiến binh dọc đường gió bụi biểu diễn phi tác lả lướt nhẹ nhàng uốn lượn như để, giống như họ làm trò ảo thuật "bay nhảy" trên không trung! Phần tôi rất kính trọng và mến phục những chàng trai trẻ đầy hiên ngang cường tráng, chuyên nghiệp, khá điêu luyện, hào hùng, gan lì, phóng khoáng, đầy tự tin, dồi dào kinh nghiệm, rất dũng cảm cuả toán bay phi diễn Blue Angels lâu đời nhất trên thế giới, họ có những đường bay ngoạn mục tuyệt vời, tinh tường đẹp mắt, quyến rũ và thu hút khán giả luôn luôn không ngớt vỗ tay trầm trồ ngợi khen, say mê hồi hộp theo dõi nhìn hoài không biết chán mắt.
    ***
    Đoạn Cuối
    Từ hôm tôi có vinh dự hân hoan đi xem Mcas Miramas biễu diễn những phi vụ khá thú vị, hào hùng, duyên dáng, bay bướm & lả lướt, quyến rũ tuyệt vời, cũng như khi tôi đã tận mắt nhìn, tay rờ Catapult, Canopy đang chưng bày triển lãm & những chiếc phi cơ trên bon tàu xong. Trở về nhà, ngày ngày đêm đêm tôi thẩn thờ suy nghĩ mãi... chỉ vì tôi ước muốn ghi lại ít trích đoạn về “Chương Trình Lãng Du Vào Không Gian” mà ngày xưa xa xôi... tôi quen “bạn đường” (có quan điểm, hoặc đồng cảm về vài phương diện nào đó & đi chung trên một đoạn ngắn), người đã tham dự khoá SVSQ Không-quân, rồi bạn ấy kể sơ sài, vắn tắt cho tôi nghe.
    Sau nầy, tôi nhờ ơn từ quý anh Không-quân lão luyện đã am tường, dày dạn kinh nghiệm, chuyên nghiệp, có bản lãnh, họ từng phục vụ lâu năm trong ngành Không Quân cuả QLVNCH, họ ân cần, tận tâm hướng dẫn tôi nên tìm hiểu học hỏi, nghiên cứu thêm ở đâu... về một ngành chuyên môn phong phú, đa dạng, rất tuyệt vời mà tôi đặc biệt rất ưa thích. Thế nên câu chuyện về “Huấn Luyện” được tóm lược những điểm căn bản chính yếu. Trước tiên do những RE: từ quý anh Không-Quân kể như sau:
    * Về việc tuyển mộ thanh niên vào Không Quân, chia ra nhiều giai đoạn: Trước năm 1969 (Việt Nam hoá chiến tranh) ứng viên phi hành phải hội đủ điều kiện:
    - Học lực ít nhất Tú Tài.
    - Từ mười tám tuổi (18) trở lên (không cần sự ưng thuận của người giám hộ).
    - Đầy đủ sức khoẻ: cao trên 1m60, nặng 50kí lô, "pignet" tương đối, tai, mũi, họng, răng đều phải tốt. Nhất là mắt phải 20/20. Ứng viên được khám vô cùng kỹ lưỡng. Có thể nói là gắt gao. Như khoá của tôi số ứng viên khá đông, nhưng chỉ tuyển được bảy mươi người. Sau đó một anh ghi trong khai sanh tên Tây là: Robert Trương Công Thành, nên anh bị loại vào giờ phút chót. (Hỡi Robert… Tây ố là là Pháp ơi!).
    - Khi được tuyển vào Không-Quân, tôi phải ký giấy cam kết phục vụ trong quân đội, hưởng quy chế hiện dịch, tôi không thể giải ngũ trước hai mươi lăm năm (25). (Ngoại trừ vi phạm quân kỹ, hay bị bệnh tật). Điều quan trọng nữa là trước khi học bay, hồ sơ an ninh phải tốt. Tuỳ theo tài khoá, các sinh viên sĩ quan theo học những lớp phi cơ quan sát tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, được gởi đi Mỹ học về các loại máy bay cánh quạt, trực thăng, v.v… (Trần Lương).
    * Khoá sinh được thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang. Tại đây, tên của khoá được đặt tùy theo năm (thí dụ: nhập ngũ tháng 1/1963, thì tên của khoá học sẽ gọi là: khoá 63 A. Những khoá sau đó lấy tên kế tiếp: 63 B - 63 C ...). Ngoại trừ những khoá đặc biệt như khoá của tôi đông quá, thiếu huấn luyện viên dạy về môn Căn Bản Quân Sự. Nên họ đã gởi chúng tôi qua học tại Trường Bộ Binh Thủ Đức vào ngày 10/9/1967, để học giai đoạn I. Ấy là khoá đầu tiên của Không Quân đã gởi tới trường Bộ Binh Thủ Đức. Học xong giai đoạn 1, bên trường Bộ Binh Thủ Đức không cho chúng tôi quay trở lại trường Không Quân. Buộc lòng chúng tôi phải "trốn" về lại Bộ Tư Lệnh Không Quân). Hi hi hi...
    Tôi đi Nha Trang 21/1/1968, gọi là khoá 68 A. Sau đó họ gỡ Alpha của chúng tôi ra, huấn nhục chúng tôi trở lại theo truyền thống của binh chủng Không Quân rất cá biệt. Hoàn toàn khác với quân trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, hay quân trường Thủ Đức. Trung Tâm của Bộ Chỉ Huy Sinh Viên Sĩ Quan Không-Quân Nha Trang gồm có cấp Đại Đội, Trung Đội... để dìu dắt Sinh Viên Sĩ Quan đàn em. Đối với Sinh Viên Sĩ Quan đàn anh, tất cả sẵn sàng "đón rước" khoá đàn em, (ngoại trừ khoá đàn anh, trên một khoá, thì không được can dự).
    Vừa xuống máy bay, mới bước vào ngưỡng cửa TTHL Không Quân Nha Trang, ai ai cũng náo nức xôn xao, vui vẻ háo hức chờ đợi. Theo truyền thống của Trung-Tâm Huấn Luyện, ngày vào quân trường, là ngày quan trọng nhất đối với Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân, gọi là "buổi chào mừng Quân Trường". Bỏ xuống bên lề những quân trang lủng củng, khoá sinh tập hợp lại trên sân, điểm danh xong, là khoá sinh bắt đầu chạy bộ về sân cờ của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (vì không có Vũ Đình Trường, như ở các quân trường khác), tôi bắt đầu chạy vòng quanh doanh trại. Dĩ nhiên các Sinh Viên Sĩ Quan cán bộ chạy theo, họ hết lời doạ nạt, "hò hét rền vang” muốn bể cả Trung Tâm Huấn Luyện. Họ là những "hung thần hét ra lửa" bất đắc dĩ. Cho đến lúc đa số khoá sinh nằm gục, rơi rớt dọc đường, anh em nào còn chút sức khoẻ, thì dìu những anh em ngã gục kia về chỗ nghỉ ngơi giây lát. Chúng tôi tiếp tục bị hành hạ như thế, không kể ngày hay đêm. Ngay từ ngày đầu tiên, ai cũng nãn chí, thất vọng, rất nhiều người muốn bỏ cuộc. Vì vậy, ta có nên nói:
    - Anh đã chọn lầm binh chủng không hả? (PH)
    Bắt đầu ngày hôm sau: Sáng. Trưa. Chiều. Tối, tôi phải “Tập” hít đất, nhảy xổm... Cho đến khi mọi người đều mệt lã, thì cán bộ cho tạm nghỉ mươi phút. Mục đích Trung Tâm Huấn Luyện muốn tạo cho Tân Sinh Viên Sĩ Quan, có “cái đức vâng lời” là điều tiên quyết. Trung tâm huấn luyện có mục đích rèn luyện con người khoẻ mạnh từ thể chất đến tinh thần, có một tinh thần vững chắc, có một cơ thể tráng kiện, để sẵn sàng nhận lãnh mọi trách nhiệm do thượng cấp giao phó (cho dù quá vô lý). Trong lúc huấn luyện, tất nhiên có nhiều hình phạt, lời nói của cán bộ nghe rất vô lý, chói tai, bất công... buộc tân khoá sinh phải thi hành vô điều kiện.
    Sau khi qua giai đoạn căn bản quân sự, Sinh Viên Sĩ Quan được học Anh Ngữ, chờ đợi du học, hoặc học bay Cessna tại Nha Trang. Hoặc giả suốt đời làm Sinh Viên Sĩ Quan "Đại Cồ Niên Trưởng" tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân. Trong hai tháng huấn nhục, khoá sinh không được vào câu lạc bộ, rong chơi trong Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân. Ngoại trừ những ngày cuối tuần, hay ngày lễ, khóa sinh mới được tiếp kiến thân nhân ở trạm tiếp liên gần cổng quân trường.
    - Ngày gắn Alpha là ngày rất quan trọng, tân Sinh Viên Sĩ Quan mặc đại lễ, quỳ gối dưới nền xi măng (không được phép kê bất cứ vật gì dưới gối à nha), để Sinh Viên Sĩ Quan cán bộ đàn anh đến gắn Alpha, trước sự hiện diện của Chỉ Huy Trưởng, & toàn thể Bộ Chỉ Huy, các Sĩ Quan cán bộ của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang. Từ đó tân sinh viên sĩ quan mới được phép xuất trại cuối tuần, họ vui vẻ đi ra phố, giống như các sinh viên sĩ quan đàn anh vậy. Dĩ nhiên, trước đó bạn được huấn thị những điều không được làm: như không đi xe đạp, xe gắn máy, xích lô. Quân phục chỉnh tề. Đi đứng dõng dạc. Không được vào những quán ăn bên lề đường, những khu phố "cấm". Nhất là không nắm tay người đẹp... dung dăng ở nơi công cộng. (NH)
    Cuối năm 1968 và giữa năm 1969, vì nhu cầu “bành trướng” Không Quân mong muốn ngành Không Quân phát huy hơn, nên việc tuyển chọn sĩ quan, hay sinh viên Sĩ Quan Không Quân bừa bãi, quá dễ dàng. Từ các Quân Trường Thủ Đức, Đồng Đế hay Quang Trung (nên mới có vụ tên Nguyễn Thành Trung dội bom dinh Độc Lập ngày 8/4/75). Nhiều Hạ Sĩ Quan Không Quân, sau khi nhập ngũ, họ cố gắng học thêm, nên khi có bằng Tú Tài I, họ được tuyển vào sinh viên sĩ quan phi hành, hoặc không phi hành, thì điều kiện sức khoẻ dễ dàng hơn. Ngoại trừ những Hạ Sĩ Quan lão thành, đi Không Quân từ thời xa xưa (trước năm 1956) thì có thể được theo học khoá Sĩ Quan đặc biệt, không phi hành (theo cấp số, nghề nghiệp như Navigator, không lưu...)
    Quân số mỗi khoá tuỳ thuộc vào con số ứng viên, có đầy đủ sức khoẻ.
    Trung Tâm Giám Định Y khoa Không Quân lúc nào cũng bận rộn kinh khủng. Vì họ còn phải lo thêm cho các Sĩ Quan Không Quân phi hành cần khám định kỳ mỗi năm nữa. Sáu tháng đầu tiên, khoá của tôi bị ăn hiếp mọi mặt... Về sau, may sao có Thiếu Tá Nguyễn Hồng Tuyền (chức vụ thời bấy giờ) làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Khoá Sinh, ông đã mạnh dạn thay đổi cục diện. Thiếu Tá Tuyền làm "cách mạng", là để Sinh Viên Sĩ Quan có quyền tự trị, tự điều hành và tránh những vụ (có rất ít người) tham nhũng, ăn chận, quá hành hạ Sinh Viên Sĩ Quan (như từ lúc trước). Vì vậy, các khoá Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân vào học sau nầy có một cuộc sống trong quân trường tạm gọi "thoải mái” hơn. (Trần Văn Phúc)
    * Nhờ đọc mấy cái RE của anh luong55, nên tôi đoán: chắc là anh thuộc dân Rochefort. Mãi đến sau nầy anh học điều chỉnh nhằm khóa 65. Dạo đó dù sao anh cũng lớn tuổi hơn anh em trong cùng khóa với anh, nên anh không bị "dần" nhiều đâu nhỉ! Cái “Lễ Độ” là "dạy" cho đàn em, chứ không phải là lễ độ với người lớn tuổi, hay thâm niên quân vụ hơn mình đâu, nghe anh! Cũng tựa như trong phái võ, kẻ vào sau, gọi người trẻ đã nhập môn sớm nhất, trước mình thì phải gọi là: “đại sư huynh” vậy mà! Nếu anh bị "quần" nhiều, là anh hổng... hên đó! Vì tui nhớ anh Phước (“Nùng” là cận vệ của Xếp), cũng ra đấy học điều chỉnh, mà ảnh đâu có bị ai phạt vạ gì ha! Anh ấy còn lái xe jeep chạy ven vòng đai để... bắn chó nữa đó. Dù sao thì thời đó cũng vui quá, anh nhỉ. Kính. (Nghịch Nhĩ).
    * Bravo, Nghịch Nhĩ chịu khó đọc, cũng chịu khó đoán lắm. Gần đúng, nhưng chưa đúng lắm. Tụi tui hồi đó ham vui, thèm của lạ... nên bị dzụ đi Tây học nghề. Đầu năm 1955, tui là dân Ốc-xe, bạn một đám dân Rốt-sơ-pho, đến “Cơ” với chức Binh Nhì. Lần lượt, họ xin đi học bay, học làm bác sĩ, kỹ sư, thuyền trưởng, họ làm quan gần hết. Riêng tui bị cầm chưn, vì nhu cầu công vụ, mãi đến đầu năm 1965, tui mới muộn màng được các ngài ưu ái “thưởng” cho theo học khoá 65B. Ra TTHLKQ/NhaTrang, tui cũng nếm sơ qua đủ mấy món ăn chơi của tiến trình đội mũ có giây bạc.
    Sẵn đây, tui tóm lược sơ qua cuộc đời binh nghiệp hai mươi năm- ba tháng- hai mươi ba ngày của tui. Tui không có bằng cấp, chứng chỉ quân sự, chuyên nghiệp nào từ thấp nhứt, đến cao nhứt trong Không Quân, đối với cấp bậc cuối cùng của tui, mà tui không có: vì ngày 30-4-1975, bà xã tui bã gởi trước những thứ đó qua thế giới bên kia hết rồi. Hic hic… chắc mai nầy qua bển, tui có đầy đủ hồ sơ quân vụ ngon lành hì.
    Nói về bay bổng, tui không hân hạnh được Không Quân cho đi học bay, vì tui bị cận thị. Nhưng trước khi đi Không Quân, thuở thanh bình tui cũng đã từng có mặt lai rai trên mấy chiếc Piper Cub sơn đỏ vàng của Câu Lạc Bộ Hàng Không Tân Sơn Nhứt, để đi Lộc Ninh, Hớn Quản, với thằng bạn thân là hội viên và IP ở đó, nhưng tui đi gần gần thôi. Đã thiệt. Sau nầy, đi máy bay tui bị cho ngồi ghế sau, bị dồn xuống bụng, bị rinh đi cả buổi trên trời, oải lắm. Có một lần đi Clarkfield bằng C-47, trồi lên sụp xuống, nguyên một buổi nhìn xuống, tui chỉ thấy một màu xanh thẳm lăng tăng. Chẳng những tui oải, sợ teo và hãi lắm, tui phải chui tọt ra nằm ngay đơ đằng sau đuôi mấy lần. Đến rồi đi; ngày rời Trường Mẹ đi Mỹ, tui cũng làm tới chức khoá sinh cán bộ cấp Đại-đội chớ bộ! Nhưng không lưu lại tai tiếng gì. Có lẽ tại tui không bị "dần" nhiều, nên tui cũng không muốn hành hạ ai làm chi, cho mệt họ và mình cũng mệt mỏi không ít. Nhưng tui mà hét lên, thì anh phải biết: Anh cứ hỏi cái khoá từ Thủ Đức qua Không-quân thì rõ. (Trần Lương 55).
    * Một hình phạt trong thời kỳ Huấn Nhục tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, mà tôi “thích nhứt” là: "Xoải cánh trên bãi cát. Đếm sao trên trời". Có bị phạt gì đâu! một niên trưởng thấy mình bị mấy cán bộ quần hoài như con gà chết. Thế là ông kéo mình ra chỗ khác xa xa... cho tôi nằm xoãi hai tay, hai chân trên cát, nhìn trời đếm sao. Sao trên trời đếm bao giờ cho hết. Nên tôi thích (nhắm mắt) ngắm “sao” trong mơ quá chừng! Niên trưởng này thuộc khoá 68B, chế ra cái màn phạt êm ru nầy, thiệt đã quá chừng. Hiện nay ông ở bên Houston. (Loithien).
    * Mấy ông niên trưởng khoá 65 quá may mắn, những năm sau này, họ phạt chúng tôi ít nhất cũng có 100 cái (nhẩy xổm, hít đất...), còn nhiều trò mới lạ có những tên rất kêu như: “Quan Công ngồi ghế đẩu”. - “Phượng Hoàng rũ cánh” - “Móc giò lên tủ”. - “Móc giò lên đà ngang trần nhà, miệng ngậm một lúc mười điếu thuốc đang cháy (vì trong thời gian huấn nhục, không ai dám lén lút hút thuốc lá). Mấy ổng Cán bộ khoá đàn anh nói:
    - Không Quân không xài bạc lẻ (mặc dù trong túi họ không có một đồng xu), thành thử tối thiểu phải là xài 100, ai làm được thì làm, nếu không làm nỗi, thì mình cứ nằm ình ra đó, mấy ổng phải chuyển qua hình phạt khác. Nghĩ mà ớn, nhưng là kỷ niệm vui vui ở quân trường. Nhắc lại chỉ để nhớ những “kỷ niệm khó quên” thôi. Đâu cũng vậy, trong một tập thể cũng có "vài con sâu làm rầu nồi canh", họ hơi đi quá trớn, muốn nổi danh "hung thần" rồi tự biên, tự diễn chút xiú. Thế thôi. Ngày nay chúng tôi gặp lại nhau, không hận thù, không hờn oán, đôi khi còn nhắc lại chuyện cũ, và cười ha ha với nhau, coi đó như là kỷ niệm xa xưa. (Liêm919).
    * Nghĩ đi, nghĩ lại chuyện đã xảy ra hơn bao nhiêu năm qua, nhiều lúc thấy có một cái gì ngồ ngộ... tự ta tủm tỉm cười. LD chắc cũng có những giây phút ấy? Nếu ai không vào quân ngũ, thì không bao giờ có những cảm giác như vậy đâu há:
    Tưởng như mọi chuyện ở ngoài đời.
    Bước chân vào lính, mới hỡi ơi!
    Ớt cay, mật ngọt, ông cứ nuốt.
    Nhai vào, mới biết nóng bờ môi.
    Tôi bảo ông nuốt, sao ông nhai.
    Cãi lời cán bộ, phạt gấp hai.
    Thế chờ, xuống đất, chân móc tủ.
    Ngu quá, bảo nuốt, sao lại nhai? (Tự trách – tkdf)
    * Anh LT nằm xoãi cánh đếm sao trên trời, sao trời đếm không hết. Còn tui thì bị cán bộ bắt đứng đếm: - "Một ông lặt cỏ, hai ông lặt cỏ. ba ông lặt cỏ"... Đếm cho đúng 100 ông, nếu không trật, thì cán bộ cho vô hàng. Tui cứ phải đứng đếm đi đếm lại hoài, mà cứ trật tới trật lui... Tới bây giờ mỗi lần nhớ tới, tôi mỉm cười đếm lại, mà chưa bao giờ đếm được tới 100 ông… (LD).
    * Các anh LT và LD đứng một chỗ đếm 100 “ông lặt cỏ”, còn đỡ khổ, đàn em bị đứng theo kiểu con nhà võ: “Phượng Hoàng sa bãi c…”; nghiã là đứng hai tay giăng ra như cánh chim, một chân co lên, mà đếm: “Một ông lặt cỏ, hai ông cỏ lặt, ba ông...”. Đếm tới khoảng hai mươi ông, thì chân run, mắt “em” nổi hoa sao chớp chớp... Nếu đếm sai, hoặc lỡ nói lái chữ “cỏ lặt” ra nẽo kia, thì em bị thưởng thêm 50 nhảy công lực. Riêng anh LT phè cánh nhạn đếm sao trời, thì quá đã: “một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông...”. Chưa kể buổi trưa nắng, “em” bị “chống thế chờ” trên đường nhựa, bị phỏng cả hai tay (sau này rút kinh nghiệm, “em” thủ hai cục đá, để tránh bị phỏng tay). Nguy hiểm nhất là em nhìn mặt trời. Đúng là quái chiêu, như niên trưởng Nghịch Nhĩ đã viết, mình sẽ hư mắt như chơi! Còn ai bị cạo đầu, họ chơi ngay một đường bay chính giữa bộ sọ cuả ta, như "xa lộ không đèn coi trụi lủi"... Ôi! "Tóc chẻ hai sầu chia đôi ngã". Cứ mỗi lần nhắc tới “huấn nhục”, là “em” vừa tức vừa buồn cười! Nhưng có lẽ nhờ vậy mà “em” học hỏi được nhiều điều hay, và nhẫn nhục đấy. Phải thế không; Thưa quý anh ạ! (Luckyluke).
    * Bạn Tình Hoài Hương,
    Hello thì quá thường. Bravo thì chưa đủ. Tui phục bạn đã bỏ công sưu tầm, lượm lặt… và đăng lên loạt bài nầy với người thật, việc thật, hầu khơi lại cho người đọc những kỷ niệm êm ái một thời của chúng tôi có buồn, có vui, hân hoan và hãnh diện đã xếp lớp lăn tăn trong cuộc sống. Cho tui méo mó nghề nghiệp một tí cho vui: Bạn giống cái radar lắm, phát đi tia sóng dò tìm, rồi chờ thu tín hiệu phản hồi về giải đoán. Mời quý vị coi dưới đây, xem tui nói điều trên, có phải đúng như vậy không nè … (Luong55).
    ***
    Trong Không-Lực Việt Nam (VNAF) có người được đưa đi huấn luyện chung với US Naval Aviator. Tất cả các phi công nói chung đều có một chương trình huấn luyện đầy gian khổ cam go, vất vả nhọc nhằn như nhau, đòi hỏi các khóa sinh phải bền bỉ, cố gắng thực tập thuần thục các phương pháp phi hành rắc rối phức tạp. Hầu như 99% khóa sinh Không-quân đều có hạnh kiểm, đạo đức, học lực cao, được các IP (Instructor Pilot) nhận xét tỷ mỹ, phê chuẩn họ vào hạng khá, giỏi, thì sau khi nhập học ở trường Không quân Nha Trang xong. Sinh-viên Sĩ-quan Không-quân được đi Mỹ học tập.
    Tại cổng trường có tên gọi Sauffley Field NAAS (Naval Air Auxilliary Station). Tấm bảng rất to ghi: “IT IS BETTER TO FLY THAN TO DRIVE”. Đây là nơi huấn luyện căn bản, một căn cứ Không-quân đồ sộ. Cũng là nơi đào tạo sĩ-quan phi hành cho cả ba binh chủng: Hải, Lục, Không Quân. Tất nhiên kỷ luật rất gắt gao, vì nơi này đảm nhận huấn luyện chung cho cả Sĩ-quan Hải Quân và Lục Quân (Marine Corps). Hình phạt thông dụng là “chạy bộ hộc xì bơ”, mà các khóa sinh vẫn gọi: “Military drill” hay huấn nhục.
    TRƯỜNG ở các địa điểm:
    - Trường dạy Khu-trục tại Hurlburt Field ở Florida.
    - Trường bay Hải quân Hoa Kỳ Corpus Christi, Texas.
    - Trường quân sự Hải quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida.
    - Trường Hải quân Hoa Kỳ, học về cao đẳng phi hành (Advanced taining) trên phi cơ T – 28 B/C ; có chong chóng ba cánh, và phi cơ A D-6 Skyraider VT-30, Corpus Christi, Texas.
    - Có các căn cứ phụ Naval Air Auxiliary Station Ellyson Field là trường Phi hành Trực thăng Helicopter Training Squadron EIGHT HT-8, cách căn cứ Pensacola 16mi về hướng Đông-Bắc.
    - Căn cứ phụ NAAS Saufley Field là trường bay Vỡ lòng VT-1 (Primary Flight Training) cách xa 10 mi về hướng Bắc của Mainside (nickname của căn cứ chánh NAS Pensacola).
    - Học lớp UPT (I-28 Air Force) trên phi cơ T – 28 A Trojan – Keesler AFB, MS tại Randolph (Texas).
    - Điều hành viên. Cơ khí Phi hành (air crewmen) học tại trường Naval Aviation Officers School, căn cứ Pensacola.
    - Hàng Không Mẫu Hạm có Trung tâm điều khiển toàn diện bay (Primary Flight Control).
    - Kiểm soát Không-lưu (Air Traffic Control).
    - Đường Băng (Flight Desk).
    - Gian chứa máy bay (Hangar Bay).
    - Giàn phóng máy bay đặt dưới đường băng.
    ***
    - Diễn tiến trình tự học tập:
    Mỗi buổi sáng SVSQKQ đi tập thể dục, sau đó họ học Anh-văn, đến lớp học lý thuyết, luyện giọng. Buổi chiều học trong phòng Lab – nghe và viết bài. Nói chung HỌC: - Học văn hoá & chuyên môn. Khoá Anh ngữ (General & Specialized) tại căn cứ Không-quân Lackland, San Antonio, Texas. & Chương trình văn hóa (Academics); áp dụng cho ngành hàng không, dùng thước slide rule để tính.
    - Study Skills dạy cách học bài, trong đó có Speed Reading Skills (Speedy Skills). Kỹ năng đọc nhanh và Communication Skills (kỹ năng thông đạt).
    - Naval Orientation (dạy về lịch sử, cách tổ chức Hải-quân Hoa kỳ).
    - Chính-trị FNP (Foundation of the National Power, dạy lịch sử thế giới).
    - Tổ chức quốc tế, như: UNO, NATO, WAPA, ngoại giao, hiệp ước, công ước cận đại.
    - Luật lệ lưu thông hàng không.
    - Nghệ thụât chỉ huy. (Leadership).
    - Học cách đi đứng (học cơ bản thao diễn). Học cách sử dụng vũ khí cá nhân. Chào kiếm chuẩn bị lúc làm lễ ra trường. & Vân vân...
    - Thể lực (Physical). Tập các môn võ đô vật truyền thống (collegiate wrestling), quyền Anh. V.v...
    - Huấn luyện Quân sự (Military Training) học hành chánh, quân phong quân kỷ, khả năng tác chiến.
    - Mưu sinh Thoát hiểm (Physical Fitness-Survival). Ba ngày đêm Survival Days.
    - Học “đoạn đường chiến binh” (Obstacle Course – O Course).
    - Học bơi đủ các loại: Jungle/ Swamp/ Sea Survival. - Bơi tự do. Bơi ngửa. Bơi sấp. Bơi ếch. Bơi Bướm. Bơi đứng (bơi bằng hai chân). Bơi 2,000m (bốn mươi vòng bơi tới bơi lui). Vân vân... Bơi qua eo biển ở gần Pensacola và Mễ Tây Cơ.
    - Học tổng quát các hệ thống của máy bay, học điều khiển, khí động học, khí tượng học, học cách bảo vệ phi cơ, cũng như phi công an toàn dưới đất, và ở trên không trung. Kể cả học Quân sự (Military).
    - Học liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát không lưu, khóa sinh mang headset, gọi báo với đài không lưu, nghe đài, trả lời. Học cách liên lạc vô tuyến. Code Morse và Recognition; nhận dạng các phi cơ đồng minh và phi cơ địch.
    - Học Communication (liên lạc), báo cáo lấy cao độ, xuống cao độ vào vòng đáp (climbing and letdown).
    - Học “bay bổng toàn diện” đại khái: - Principes of flight (nguyên lý bay).
    - Học điều khiển phi cơ cất cánh và hạ cánh trên Hàng Không Mẫu Hạm. Học bay trên bon Hàng-không Mẫu-hạm, (còn gọi là Yellow Zone hay Landing Zone). Học độ chúi (glidepath) của cận tiến vòng chót (final approach) trên Hàng Không Mẫu Hạm.
    - Học Landing Signal Officer (LSO).
    - Học phi cơ attack aircraft yểm trợ không địa.
    - Học lớp đáp bụng (crash) khi phi cơ bị trục trặc, hoặc đáp khẩn cấp. Lúc máy bay cất cánh từ Hàng Không Mẫu Hạm, một dive brake ở dưới bụng, một tail hook ở sau đuôi, để đáp Hàng Không Mẫu Hạm. Học đáp khẩn cấp (giả máy tắt) từ cao độ cao (simulated high altitude emergency), vòng đáp ở các sân bay phụ (outlying fields) & đáp hạ cánh phụ (full flap landing) sao cho an toàn.
    - Học cách rời tàu. Học cách thoát ra khỏi lòng máy bay khi lâm nguy. Học Abandon Ship Drill (bỏ tàu khi bị chìm), biết hành xử khi phi cơ bị lật.
    - Học an ninh phi hành áp dụng trên tàu (carrier safety), trắc nghiệm lý thuyết về vòng đáp trên tàu.
    - Học các bộ phận trợ phi (flight support) trên Hàng Không Mẫu Hạm: hệ thống kính chiếu trên tàu (operation of the mirror landing system).
    - Học các cơ chế, tốc độ, sử dụng chân đáp, cánh phụ, móc đuôi tailhook (performance characteristics of the aircraft).
    - Học độ chúi (glidepath) của cận tiến vòng chót (final approach) trên Hàng Không Mẫu Hạm.
    - Học Landing Signal Officer (LSO).
    - Học sử dụng cờ màu (colored flags), ván (cloth paddles) và gậy đèn (lighted wands)
    - Flight Deck Officer (FDO).
    - Hệ thống đèn hạ cánh optical landing system (OLS) meatball.
    - Cách bảo trì phi cơ. Học Engineering & Flight Characteristics bao nhiêu G’s, hỏng bánh ở tốc độ nào, vòng đáp touch-and-go (chạm bánh-bay lại).
    - Học pre-solo (tiền đơn phi) khóa sinh sử dụng bộ phận điều chỉnh phi cơ khi bay bình phi, làm vòng đáp và kỹ thuật đáp. Học khi gặp sự khó khăn khẩn cấp, thì phải giữ bình tĩnh, giữ an toàn (good airmanship and safety).
    - Học lướt qua về cơ khí viễn hành loại Chinook lo về: kỷ thuật kiểm soát máy móc, bơm xăng, dầu, nhớt, sữa chữa nhẹ.
    - Tập đáp phi cơ theo kính chiếu trên đất liền MFCLP (Mirror Field Carrier Landing Practice), trên tàu chiến hạm (như căn cứ Không-quân ở biển).
    - Aviation Science: điều khiển các bộ phận của phi cơ.
    - Engineering: có môn Động-cơ-nổ và Động-cơ phản-lực.
    - Cockpit Procedures - Cockpit (phòng lái). Có link trainer (phòng lái giả). Các bộ phận ở phi cơ. Các đồng hồ phi kế lúc mở máy, đang bay, khi khẩn cấp. V.v...
    - Aerodynamics (khí động học), áp dụng cho phi cơ và bom đạn khi sử dụng.
    - Navigation (không hành) trong đó có Celestial Navigation nhắm hướng bằng vị trí các sao trên trời, cách sử dụng các phi cụ.
    - Không hành. (Navigation) & Celestial Navigation nhắm hướng từ các sao trên trời, & xử dụng các phi cụ.
    - Khóa sinh Kỹ thuật không phi hành (aviation ground officers).
    - Có người chờ khóa học bên Hải-quân Mỹ (US NAVY) khai giảng. Hoặc có người đi học các nơi chuyên môn mình ưa thích, tuỳ thích chọn lựa khác... như lớp Weather and Meteorology. Thời tiết và Khí tượng. Các khóa Không Phi Hành thường là:
    - Kiểm Soát Không Lưu (Air Traffic Control-ATC): họ sẽ làm việc tại các đài kiểm soát (tower) của phi trường. Điều khiển phi cơ cất cánh, hạ cánh. Thông báo dự đoán thời tiết.
    - Weapons Controller-WC: Hỗ-Trợ Không Hành (Air support).
    - Điều-Hành Không-Chiến (Air Defense): hướng dẫn bằng Radar, tại Tyndall AFB Florida, (điều nầy hoàn toàn không liên quan gì đến kiểm soát vũ khí).
    - Họ là Sĩ Quan Điều Không, sẽ phục vụ tại các Đài Kiểm Báo như: Panama (Sơn Trà-Đà Nẵng). Paris (Tân sơn Nhứt). Pyramid (Ban Mê Thuột). Peacock (Pleiku). Paddy (Cần Thơ).
    - Sĩ quan WC là hỗ trợ không hành (air support), điều hành không chiến (air defense), được gọi là đều hành không-lưu. Họ làm việc tại các trung tâm và đài radar.
    - Riêng khóa sinh không-lưu là Air Traffice Control, thì họ làm việc tại các Tower, được gọi là sĩ quan kiểm soát không lưu.
    *
    Các kỹ sư Hải Quân sáng tạo ra hệ thống Rainbow tinh vi, tuyệt vời để cho mình phân biệt rõ về các loại xăng. Ví dụ như:
    - Xăng màu tím: để dùng dành tiêng cho phi cơ phản lực.
    - Xăng màu xanh lá cây: để dùng cho phi cơ cánh quạt một động cơ.
    - Xăng màu vàng: để dùng cho phi cơ cánh quạt nhiều động cơ.
    - Người mặc áo giáp nỉ màu vàng: chịu trách nhiệm khi phi cơ cất cánh, hạ cánh. Hướng dẫn phi cơ di chuyển (Yellow Shirts: Aircraff Handlers).
    - Người mặc áo giáp nỉ màu trắng: điều khiển phi cơ hạ cánh. (Việc hạ cánh trên tàu nhanh hơn trên phi đạo gấp 2 hoặc 3 lần).
    - Người mặc áo giáp xanh: Nhân viên bảo trì thiết bị, có bổn phận móc phi cơ vô giàn phóng & chịu trách nhiệm ngăn ngừa tai nạn. (Green Shirts Equipment Opeators).
    - Người mặc áo giáp nâu: nhân viên cơ khí, có nhiệm vụ coi sóc phi cơ trên đường băng. (Brown Shirts: Plane Captains).
    - Người mặc áo giáp tím: nhân viên tiếp nhiên liệu cho phi cơ (Purple Shirts: Fuel Technicians).
    - Người mặc áo giáp đỏ: nhân viên lo vũ khí, đạn dược... (Red Shirts: Weapons Handlers).
    - Học sử dụng màu cờ (colored flags), ván (cloth paddles) và gậy đèn (lighted wands).
    - Hệ thống đèn hạ cánh optical landing system (OLS) meatball.
    - Ánh đèn màu di chuyển chớp tắt, được gọi là Meatball, gồm 12 màu xanh, 9 màu vàng, 12 màu đỏ:
    - Tín hiệu đèn đỏ: tránh phi công va chạm khi đáp, phi cơ phải giữ góc tiếp xúc với đường băng khoảng 15 đến 18 giây.
    - Tín hiệu đèn xanh: Phi cơ tiếp xúc với đường băng 3,5/o.
    - Tín hiệu đèn vàng: chớp chớp theo dõi phi cơ lên xuống, hoặc phi cơ bị chệch ra khỏi các góc, không đúng với đường băng.
    - LSO tín hiệu màu đỏ: Give Up: là báo phi cơ bay quá cao, hoặc quá thấp.
    Xem những điều căn bản cần thiết đó, học hỏi rồi thực tập, ví dụ ở khu trục cơ A1-E Skyraider có speed brakes ở hai bên hông, một dive brake ở dưới bụng, một tail hook ở sau đuôi, dùng để đáp Hàng Không Mẫu Hạm.
    Sau thời gian dài chuyên cần học và tập, sinh viên sĩ quan Không-quân bay solo nhiều lần:
    - Bay đủ kiễu. Đủ cách.
    - Bay bình thường.
    - Bay đêm.
    - Bay không hành (bay từ thành phố nầy, đến ba bốn thành phố khác, trong một vòng tròn).
    - Bay hợp đoàn hai chiếc.
    - Bốn chiếc. V.v...
    ***
    Kính thưa qúy vị khả kính,
    Viết dài dòng về ít trích đoạn từ chương trình huấn luyện chuyên môn bay bổng “Lãng Du Vào Không Gian Lả Lướt”… riêng tôi quả thật rất khó khăn & không khỏi lẩm cẩm, thiếu sót, lú lẫn và quên. Vẫn biết rằng ngòi viết là thứ vũ khí sắt bén, có thể đâm lủng tờ giấy, có bản lãnh chân chính & sung mãn về sự trầm lặng nghiền ngẫm suy tư nơi trí tuệ, để ghi lại những điều cần thiết và hữu ích, cũng như nói lên những nguyện vọng ước mơ thầm kín, (ví dụ tôi muốn ghi lại những chiến tích hào hùng rực rỡ vinh quang, chân tín của qúy vị nói riêng (& QLVNCH nói chung), để lưu dấu trong quân sử VNCH, chứng thực cho thế giới có nhận định trung thực & đứng đắn về nhân cách cùng phẩm giá cao quý của đại đa số quân nhân VNCH, nhất là để thế hệ hậu duệ chúng ta mai sau được biết chính xác tỏ tường, về một thời oanh liệt vàng son từ ông cha thân yêu cuả các con cháu ấy, chẳng hạn).
    Tôi trộm nghĩ điều đó khiến cho mình cảm thấy hạnh phúc, có khi hơn là tôi dùng cây kiếm, cung tên hoặc gươm dao, để mưu cầu những điều gì khác. Thuở xưa tôi trau dồi văn học, ngôn ngữ... trên quyển tập, trên máy đánh chữ lọc cọc gõ mỗ cò từng trang. Ngày nay may mắn sống trong đất nước giàu sang, đầy đủ tiện nghi ở thời đại văn minh tân tiến, tôi có thể tự do học hỏi nơi qúy vị (qua điều sai sót về mình). Nhờ qúy vị, tôi trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm, ngỏ hầu chu toàn ý nguyện, thành công điều khác ở tương lai rất nhanh khi dùng computer, internet xem tin tức, chuyện trò (chat) phương tiện giao dịch, cho tôi có dịp học hỏi, nghiêng cứu những điều cần biết rất thiết thực & bổ ích, nhờ đó tôi được trau dồi tư tưởng, mở rộng kiến thức, nâng cao tâm hồn trên mọi lãnh vực.
    Tôi không buồn hay hờn tủi, thắc mắc gì về ít sai sót, lẫn quên, khi cách đây hơn bốn mươi năm, bạn tôi (anh Lữ Phi Hành) đã kể sơ sài về việc "lãng du vào không trung" cho nghe, tôi ghi nhớ. Ngỏ hầu ngày nay tôi viết lại, dù chưa thể chính xác. Vì, ngay cả ai ai khi được thực sự thụ huấn bên Không-quân (USAF), cho dù là phi công điêu luyện, sành sỏi, từng trải, nhiều kinh nghiệm, đầy bản lãnh từ ngày xa xưa… Thì ngày nay, bây giờ… chưa chắc họ đã nhớ rõ ràng tường tận từng chi tiết nhỏ nhặt. Đó là chuyện bình thường. Phải không, thưa qúy vị?
    Tôi cũng thế, đôi khi tôi không thể nhớ nỗi, và quên lẫn. Vậy, mong qúy vị rộng lượng bao dung, nhất là cần chỉ giáo cho mấy điều (mà bạn tôi, hoặc tôi) đã thiếu sót. Dạ thưa vâng! Tôi chỉ xin lui cui lụi hụi đi lượm lặt, dò dẫm “nhặt nhạnh xí”, (như lời anh Lương nêu trên). Tiện thể tôi cám ơn anh Lương, mong anh & quý vị thân kính tha lỗi cho, (vì cái tội ưa lượm ấy ạ)… Tác giả Tình Hoài Hương cảm ơn, rất vui, & biết ơn qúy anh (có tên ghi sau): Trước tiên, tôi chân thành cám ơn các nhiếp ảnh gia đã đăng những tấm hình quá đẹp trên internet, cho tôi chiêm ngưỡng & mạn phép copy right vô bài viết của mình; ngỏ hầu phong phú hóa hình ảnh sống động, độc đáo, đầy nghệ thuật, tài đức của quý vị.
    * Cũng tiện thể, một lần nữa tôi cám ơn người chỉ đi chung một đoạn ngắn [“bạn đường" Lữ Phi Hành; (bởi vì bạn ấy không hề ưa đi Hoa Kỳ ở, mà bạn ấy chỉ thích sống chết với “thành hồ”, nên bạn ấy xin đề nghị dấu tên)]. * Nhất là tôi mạn phép qúy anh Không-quân: TQD – DVH – DHB – TVP – TCB – PH – NPVĐ -SVSQ… - Trần Lương - Hoàng Hùng – Lưu Vong - Hùng Nguyễn - Lê Vinh – Hùng Phan, Tùng Á Trương, v.v... ưu ái an ủi, nhắc nhở, chia sẻ, động viên, giúp tôi có ít chi-tiết cập-nhật cần bổ túc, đồng thời ân cần khích lệ tôi hoàn thành bài viết.
    Tình Hoài Hương biết ơn quý vị đã cho tôi có chút cảm tác, ngỏ hầu tôi có thể viết lại câu chuyện đời Hải-quân/Không Quân oai dũng, thi vị, thân thiện & đầy huấn nhục; được tóm tắt & đúc kết ít phần chính trong chương trình huấn luyện “Phi Hành” (cả nghiã bóng lẫn nghiã đen -cuả “tựa đề” câu chuyện và... “tên người”- …). Truyện dài về phương pháp “Huấn luyện Phi Hành” khép lại, chấm hết từ đây ./.
    Kính chúc quý vị luôn an vui hạnh phúc, như ý... và bình lặng trong tâm hồn.
    Tình thân & quý mến,
    Kính
    Tình Hoài Hương
    June 23 - 2019
    Last edited by Tinh Hoai Huong; 01-28-2020, 07:16 PM.
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

    Comment


    • #47
      Thưa quý niên trưởng .
      Một trong những nữ lưu của Hội Quán Phi Dũng mà tôi đặc biệt thích thú , khâm phục là tác giả Tình Hoài Hương .
      Tình Hoài Hương có một sức viết rất khỏe , không những văn xuôi mà còn có những vần thơ bất hủ và luôn có bài mới cho mọi người thưởng lãm . Đặc biệt , trong hầu hết các tác phẩm đều có bóng dáng người lính QLVNCH oai hùng , gần gũi , thân thương . Xin cám ơn và rất mong được đón nhận thêm những tác phẩm có giá trị của chị như thời gian vừa qua .

      Comment


      • #48
        Kính thưa qúy vị khả kính,
        Viết dài dòng về ít trích đoạn từ chương trình huấn luyện chuyên môn bay bổng “Lãng Du Vào Không Gian Lả Lướt”… riêng tôi quả thật rất khó khăn & không khỏi lẩm cẩm, thiếu sót, lú lẫn và quên. Vẫn biết rằng ngòi viết là thứ vũ khí sắt bén, có thể đâm lủng tờ giấy, có bản lãnh chân chính & sung mãn về sự trầm lặng nghiền ngẫm suy tư nơi trí tuệ, để ghi lại những điều cần thiết và hữu ích, cũng như nói lên những nguyện vọng ước mơ thầm kín, (ví dụ tôi muốn ghi lại những chiến tích hào hùng rực rỡ vinh quang, chân tín của qúy vị nói riêng (& QLVNCH nói chung), để lưu dấu trong quân sử VNCH, chứng thực cho thế giới có nhận định trung thực & đứng đắn về nhân cách cùng phẩm giá cao quý của đại đa số quân nhân VNCH, nhất là để thế hệ hậu duệ chúng ta mai sau được biết chính xác tỏ tường, về một thời oanh liệt vàng son từ ông cha thân yêu cuả các con cháu ấy, chẳng hạn).
        Tôi trộm nghĩ điều đó khiến cho mình cảm thấy hạnh phúc, có khi hơn là tôi dùng cây kiếm, cung tên hoặc gươm dao, để mưu cầu những điều gì khác. Thuở xưa tôi trau dồi văn học, ngôn ngữ... trên quyển tập, trên máy đánh chữ lọc cọc gõ mỗ cò từng trang. Ngày nay may mắn sống trong đất nước giàu sang, đầy đủ tiện nghi ở thời đại văn minh tân tiến, tôi có thể tự do học hỏi nơi qúy vị (qua điều sai sót về mình). Nhờ qúy vị, tôi trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm, ngỏ hầu chu toàn ý nguyện, thành công điều khác ở tương lai rất nhanh khi dùng computer, internet xem tin tức, chuyện trò (chat) phương tiện giao dịch, cho tôi có dịp học hỏi, nghiêng cứu những điều cần biết rất thiết thực & bổ ích, nhờ đó tôi được trau dồi tư tưởng, mở rộng kiến thức, nâng cao tâm hồn trên mọi lãnh vực.
        Tôi không buồn hay hờn tủi, thắc mắc gì về ít sai sót, lẫn quên, khi cách đây hơn bốn mươi năm, bạn tôi (anh Lữ Phi Hành) đã kể sơ sài về việc "lãng du vào không trung" cho nghe, tôi ghi nhớ. Ngỏ hầu ngày nay tôi viết lại, dù chưa thể chính xác. Vì, ngay cả ai ai khi được thực sự thụ huấn bên Không-quân (USAF), cho dù là phi công điêu luyện, sành sỏi, từng trải, nhiều kinh nghiệm, đầy bản lãnh từ ngày xa xưa… Thì ngày nay, bây giờ… chưa chắc họ đã nhớ rõ ràng tường tận từng chi tiết nhỏ nhặt. Đó là chuyện bình thường. Phải không, thưa qúy vị?
        Tôi cũng thế, đôi khi tôi không thể nhớ nỗi, và quên lẫn. Vậy, mong qúy vị rộng lượng bao dung, nhất là cần chỉ giáo cho mấy điều (mà bạn tôi, hoặc tôi) đã thiếu sót. Dạ thưa vâng! Tôi chỉ xin lui cui lụi hụi đi lượm lặt, dò dẫm “nhặt nhạnh xí”, (như lời anh Lương nêu trên). Tiện thể tôi cám ơn anh Lương, mong anh & quý vị thân kính tha lỗi cho, (vì cái tội ưa lượm ấy ạ)… Tác giả Tình Hoài Hương cảm ơn, rất vui, & biết ơn qúy anh (có tên ghi sau): Trước tiên, tôi chân thành cám ơn các nhiếp ảnh gia đã đăng những tấm hình quá đẹp trên internet, cho tôi chiêm ngưỡng & mạn phép copy right vô bài viết của mình; ngỏ hầu phong phú hóa hình ảnh sống động, độc đáo, đầy nghệ thuật, tài đức của quý vị.
        * Cũng tiện thể, một lần nữa tôi cám ơn người chỉ đi chung một đoạn ngắn [“bạn đường" Lữ Phi Hành; (bởi vì bạn ấy không hề ưa đi Hoa Kỳ ở, mà bạn ấy chỉ thích sống chết với “thành hồ”, nên bạn ấy xin đề nghị dấu tên)]. * Nhất là tôi mạn phép qúy anh Không-quân: TQD – DVH – DHB – TVP – TCB – PH – NPVĐ -SVSQ… - Trần Lương - Hoàng Hùng – Lưu Vong - Hùng Nguyễn - Lê Vinh – Hùng Phan, Tùng Á Trương, v.v... ưu ái an ủi, nhắc nhở, chia sẻ, động viên, giúp tôi có ít chi-tiết cập-nhật cần bổ túc, đồng thời ân cần khích lệ tôi hoàn thành bài viết.
        Tình Hoài Hương biết ơn quý vị đã cho tôi có chút cảm tác, ngỏ hầu tôi có thể viết lại câu chuyện đời Hải-quân/Không Quân oai dũng, thi vị, thân thiện & đầy huấn nhục; được tóm tắt & đúc kết ít phần chính trong chương trình huấn luyện “Phi Hành” (cả nghiã bóng lẫn nghiã đen -cuả “tựa đề” câu chuyện và... “tên người”- …).
        Truyện dài về phương pháp “Huấn luyện Phi Hành” khép lại, chấm hết từ đây ./.
        Kính chúc quý vị luôn an vui hạnh phúc, như ý... và bình lặng trong tâm hồn.
        Tình thân & quý mến,
        Kính
        Tình Hoài Hương
        June 23 - 2019


        Nguyên văn bởi muahong View Post
        Thưa quý niên trưởng .
        Một trong những nữ lưu của Hội Quán Phi Dũng mà tôi đặc biệt thích thú , khâm phục là tác giả Tình Hoài Hương .
        Tình Hoài Hương có một sức viết rất khỏe , không những văn xuôi mà còn có những vần thơ bất hủ và luôn có bài mới cho mọi người thưởng lãm . Đặc biệt , trong hầu hết các tác phẩm đều có bóng dáng người lính QLVNCH oai hùng , gần gũi , thân thương . Xin cám ơn và rất mong được đón nhận thêm những tác phẩm có giá trị của chị như thời gian vừa qua
        .
        ***
        Tình Hoài Hương cảm động và hân hạnh lắm... khi đọc những hàng chữ ân tình, thân hữu, khéo mô tả và ưu ái khích lệ từ anh muahong. Tôi rất cảm ơn anh Mưa Hồng, cùng một số qúy vị độc giả đã PM (hoặc E-mail) trong tâm tình chia sẻ, khuyến khích & nâng đỡ tôi trên mọi lãnh vực.
        Dạ vâng! để không phụ lòng anh muahong, và... quý vị, Tình Hoài Hương xin cố gắng viết một truyện dài khác, cũng miêu tả về "tình anh lính chiến" ạ. Mời anh muahong & qúy vị độc giả đón xem nhé.
        Kính chúc anh muahong và qúy độc giả luôn an vui, trọn vẹn hạnh phúc và như ý.
        Thân quý,

        THH
        Last edited by Tinh Hoai Huong; 08-04-2019, 05:55 AM.
        Bút trần nào tả được lưu luyến!
        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
        Tình Hoài Hương

        Comment


        • #49

          Lữ Khách
          Nhạc: Phạm Thiên Tứ
          Lời: Phạm Kim Khôi

          Tiếng hát: Việt Long
          Kiếp Phong Trần Trên Đất Khách
          (đã điều chỉnh: May-09-2021)
          Tình Hoài Hương
          ***


          Anh em khóa sinh sinh viên sĩ quan Không-quân miền Nam Việt Nam mặc quần áo nỉ màu xanh biển đậm, bên cầu vai có chữ tắt ghi: VN (Việt Nam) màu đỏ rất to. Khi đến Honolulu nghi ngơi, họ cho tốp anh em sinh viên sĩ quan Không-quân xuống phi cơ. Mọi người đi rông đây đó dòm ngó, hớn hở chỉ chỏ, xì xào ráo riết bàn tán. Các anh em bạn đi vào trong mấy Mall lớn, bạn hữu vui vẻ đi vòng vòng xem rất nhiều hàng hoá chưng bày la liệt. Lúc đó, đám sinh viên sĩ-quan Không-quân Việt Nam nói tiếng Anh, đúng là do phát âm của giáo sư Việt dạy, mình nhái theo giọng của người Anh. Chứ nếu ta phát âm theo giọng chuẩn của người Mỹ, thì… mình nói, hoặc nghe: đều chưa được chính xác cho lắm.

          Từ trên loa phóng thanh có xướng ngôn viên gọi tên nhóm sinh viên sĩ-quan Việt Nam mãi, mà kỳ thực “các ông tướng con” nhà nầy, không hề nghe gì ráo. Có thể do họ nói mau rất lưu loát, còn bọn nầy thì lo đi mua sắm và trò chuyện huyên thuyên, tỉnh bơ… chung quanh lại ồn ào khá ù tai nên chẳng ai thèm nghe họ ra rả rao tìm “trẻ thất lạc” làm gì cho mệt. Mặc kệ, chả có “con ma nào đếch cần nghe” hết. Không thể chờ đợi đám sinh viên sĩ quan Không-quân miền Nam Việt Nam nữa, vì đã đến giờ phi cơ phải rời chỗ đậu, để ra ngoài phi đạo. Lúc sau đó mới có vài nhân viên hàng-không phát hiện ra “tụi nầy” đang đi lơ ngơ. Họ tức tốc vội vàng “lôi” các “ông tướng con” chạy ra xe bus. Xe bus chạy kèm theo một chiếc xe hơi khác, kéo rề rề một cái cầu thang khá dài. Hai xe nầy lao vun vút ra phi đạo. Rất may, là phi cơ ấy chưa ra đến đầu phi đạo. Phi công trưởng dừng tại Run Up Engine. Nơi ấy dùng để thử lại lần chót các máy móc thiết bị, trước khi máy bay ra xếp hàng chờ đợi trên phi đạo.

          “Các cha nội” cùng Hành hộc tốc ba chân bốn cẵng phóng vội vã một lần hai ba bậc thang, họ vội nhảy lên phi cơ, rồi ai nấy mệt nhoài hổn hển thở. Hành liền chui tọt vô trong khoang hành khách. Tiếp viên nhanh nhẹn vội vã sắp xếp, lăng xăng chỉ chỗ ngồi, họ phụ giúp sinh viên Không-quân thắt dây nịt an toàn, các cô giúp cho “cái bọn lu la” ham rong chơi (không có… bời), đã quên cả thì-giờ và lối về chỗ tạm dừng chân ở Honolulu.


          Trên phi cơ đã chiếu nhiều phim khá hay. Nhưng “các ông tướng con” vừa thanh luyện cú chưởng “phi thân tốc” qua cuộc co giò chạy đua “ma-rơ-tông” thừa sống bán chết. Ai nấy mệt hộc xì bơ, muốn đứt hơi thở, muốn xỉu rục xuống bất tỉnh nhân sự. “Các cụ” đã mệt nhoài, nên họ chỉ ngồi trong khoang tàu bay năm bảy phút, sau đó anh em đều phè cánh nhạn, tâm hồn lẫn thể xác lâng lâng bay bổng phiêu bồng lên chín tầng mây, mà khò khò ngủ say, ngủ ngon lành, họ thi nhau ngáy to vang rền như sấm.

          Sinh viên sĩ-quan Không-quân đã được dặn dò kỹ ở phi trường Tân Sơn Nhứt về việc “nhập gia vấn túy, nhập quốc vấn tục” rồi, nghĩa là ở Việt Nam mỗi gia đình có những gia phong tục lệ riêng, mình cần phải biết ứng dụng mà xử thế; Còn chuyện “nhập quốc” trên thế giới, dù nước ấy có văn minh tiến bộ, dân trí cao bao nhiêu, tất nhiên mỗi nước cũng có sự phối hợp: giữa nghệ thuật và những đặc trưng về phong tục tập quán; càng khác nhau hơn, không nước nào giống nước nào. Ta liệu đó mà tìm hiểu, để hòa nhập vào quốc gia ấy trong cách khôn khéo lịch sự giao tiếp, nhìn xa trông rộng mà xử thế.

          Nên khi đặt chân xuống phi trường San Francisco, đã có sĩ quan liên lạc trực ở Atco. Các anh em xin phương tiện chuyên chở bằng xe bus, và trình báo hiện diện. Nhìn lại đồng hồ tay, chỉ mới 9:00AM, họ cho chiếc bus chở “các cha nội”, về Hotel trong căn cứ. Tất cả anh em sinh viên sĩ-quan Không-quân Việt Nam lo tắm rửa sạch sẽ, vui vẻ ca hát, huýt gió vang khắp đó đây, ai nấy sung sướng, ăn uống đầy đủ, xem tivi, nghỉ ngơi rất ung dung, thoải mái.
          Ngủ qua đêm đó, hôm sau có phi cơ chở cả bọn đi về San Antonio (Texas). Từ trên không trung nhìn xuống, lúc phi cơ nghiêng cánh, chuẩn bị đáp ở phi đạo. Các chàng trai phong trần cúi đầu nhìn vào những ô cửa kính, bạn và Hành đều cảm thấy vô cùng choáng ngợp. Bởi: nhà… nhà… nhà… rộng rãi khang trang. Xe… xe… xe… Toàn là xe hơi xịn, đủ kiểu, đủ màu trên những parking lot khổng lồ chứa toàn xe ơi là xe. Ôi! Sao mà nhiều xe thế không biết! Quang cảnh tuyệt vời như gấm
          lụa xanh thêu hoa đủ màu. Bên Mỹ là cái xứ nhìn từ trên cao xuống mà.


          Các chàng trai dễ thương nầy là công dân nước Việt Nam, họ vừa mới chân ướt chân ráo lấp ló lên đất Mỹ giàu sang, tột đỉnh văn minh, nên họ cảm thấy ngỡ ngàng, vì cái gì cũng to, cũng lạ, rộng rãi, văn minh, vui mắt, hào nhoáng, xa hoa, bóng bẫy lạ! Dĩ nhiên hệ thống xe cộ tốc hành tuyệt vời, biện pháp an ninh tinh vi hơn, phải cao hơn, sang hơn, chặt chẽ an toàn lộng lẫy huy hoàng hơn Việt Nam, là cái chắc. Và, có những điều ngộ nghĩnh kỳ lạ: Nói ra những điều dưới đây, quý anh chị em có cho Phi Hành là “Hai Lúa khờ me, từ miệt quê lờ tờ mờ lù đù lên Tỉnh” không nhé!:
          *Thứ nhất là: Trong khi “các ông tướng con” ngồi kề đống hành lý nặng nề. Chờ viên sĩ quan Mỹ liên lạc với xe bus đến đón tất cả anh em khóa sinh Việt Nam về căn cứ (vào trường học Anh văn ở Lackland AFB, cách San Antonio độ chừng chục miles). Có rất nhiều bạn khát nước, nhưng chả biết làm sao mà uống? Sau khi Châu nghiên cứu tỉ mỉ máy SunRock đặt ở phi trường, vậy mà bạn đành chịu thua. Châu đến bên cạnh Trung, rù rì nói nhỏ:


          - Quái lạ! Sao ngồi đó, tao thấy mấy tên Mỹ từ xa đi đến. Nó chỉ cúi xuống, là nước ở trong cái vòi kia tự động bắn vọt cong lên, cho nó uống đã đời. Tao đi đến máy lọc nước ấy, tìm hoài chả thấy cái nút bấm đâu cả? Tao lại trở ra ngồi quan sát họ thật kỹ. Tao lại nhẫm đếm mấy bước chân cuả tụi Mỹ nữa. Xem nó bước đi bao nhiêu bước, thì có nước vọt lên, để uống. Tao cũng lập lại như nó. Dĩ nhiên bước chân người Việt mình ngắn hơn người Mỹ. Cho nên tao đã trừ hao rồi nha. Vậy mà tao vẫn không thấy có nước vọt ra gì hết. Mầy à! Khát thấy mồ!

          Lúc đó, Hòa bận rộn sắp xếp lại hành lý, đồng thời lo ngóng tìm viên sĩ quan Mỹ trực. Nghe bạn nói thế, anh đi lại xem. Quả thật! Chỉ thấy cái vòi, nhưng chả thấy nút bấm ở đâu. Không thấy nút khoá hay mở cái vòi (fauset) như thường lệ (giống vòi nước máy ở Việt Nam, để mình mở cho nước chảy ra). Sau đó, các anh chàng sinh viên sĩ quan Không-quân chụm lại, đứng gần máy nước mà nghiên cứu, họ chăm chú xem mấy người khác đến uống nước. “Các ông tướng con” mới khám phá ra cái “nút ngầm”. A ha! Muốn uống nước, ta phải thò mũi giày vô đạp cái bàn đạp ở một bên góc dưới gầm của cái máy lọc nước. Chỉ có thế! mà nó đã chứng minh cho mình biết sự “ở nhà quê vừa ló ra Tỉnh” của nhóm sinh-viên sĩ-quan chân ướt chân ráo vừa đặt chân đến đất Mỹ tự do, “đài các”, hào nhoáng, vinh sang, lộng lẫy, và đầy đủ tiện nghi. Ha ha ha!

          *Thứ hai là: Khi các anh đến phi trường San Antonio, gặp viên sĩ-quan Liên-lạc (Atco – Air Training Center Officer), các chàng khóa sinh đưa cho ông ta xem Sự Vụ Lệnh (Order to report to: ...). Họ liền phone cho xe bus đến đón khoá sinh về văn phòng. Vừa khiêng hành lý ở trên xe, đồ đạc chưa chạm xuống đất, xe bus vội quay đầu vọt chạy đi mất hút. “Các ông tướng con” lớ ngớ, ngẩn ngơ đi tìm người hướng dẫn. Đang đi dọc đường, Hành thấy mấy cái valises (dù bên ngoài đã ràng cột bằng sợi những dây nhựa, loại tốt, nhưng nó vẫn bung đứt). Thế là đồ đạc rơi ra tùm lum, ngổn ngang. Hành phải ngồi xuống, bỏ đại mọi thứ đồ đạc lộn xộn ra đường, xếp lại gọn gàng xí. Sau đó anh vừa xách, vừa kéo lê nó đi. Thật là bất tiện, mệt bá thở, vất vả vô cùng mà tha củi về rừng vì ba cái của nợ “áo và cơm”!

          *Thứ ba là: Đêm hôm đó ở Hotel, vì quên tiệt và ở Việt Nam chưa xài loại khóa chốt tự động “tân thời”, tức là ta đóng cửa khóa chốt ở trong phòng, mở chìa khóa ở bên ngoài phòng. Số là khi đi tắm xong, Thanh, Ngọc, quấn khăn lông vô người, họ chỉ mặc cái quần đùi, áo may-ô, hai anh đi ra ngoài hành lang, định qua phòng bạn kế bên ngồi chơi tán dóc. Thanh quên mất “cái chốt chết tiệt” đã tự động bấm cài cánh cửa lún vào ổ khoá trong phòng. Khi gió lùa ào ào ngoài hành lang, nó đã thổi cánh cửa đóng ập lại, nghe kêu cái “rầm”. Thanh giật mình quay lại chạy về phòng, nhưng Thanh không thể mở ra được, vì thế, anh đã bị nhốt ở ngoài hành lang. Anh kêu la cầu cứu. Rốt cuộc Vinh phải chạy xuống phòng Reception, nhờ ông ta lấy Master Key, để lên phòng mở cửa ra.

          Sinh viên sĩ quan Không-quân vào trường học Anh văn ở Lackland AFB cách San Antonio độ chừng chục miles. Bạn và Hành phải lội bộ một quảng đường năm trăm (500) mét, mới đến mấy cái Barrack dành cho sinh viên sĩ quan ở. Mỏi chân, bơ phờ, mệt mỏi muốn bá thở! Sinh viên sĩ quan Không-quân đã ký các thủ tục cần thiết, sau đó mỗi người được phân chia chọn phòng riêng. Chỗ ở mỗi phòng láng cón rộng rãi, trang nhã, thoáng mát, nhứt là ngăn nắp vệ sinh thật tuyệt vời: Phòng có hai giường, hai tủ Locker, hai table de nuit, một bàn học, một tủ lạnh nhỏ trong phòng xài chung cho hai người ở. Nhà vệ sinh, phòng tắm thì nằm giữa những dãy nhà ngủ. Mỗi dãy có mười hai phòng, mọi người xài nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng và giữ gìn rất sạch sẽ, bóng loáng, và thoang thoảng mùi thơm.

          *Thứ tư là: (khám phá ngộ nghĩnh). Sau một tuần nghỉ ngơi, nhóm Hành được bay lên New-York, đi thăm rất nhiều nơi. Xe bus dừng lại ở một tiệm Cafeteria đồ sộ có sức chứa cả ngàn người. Họ chỉ mở một cửa xe bus để đi xuống. Bắt buộc tất cả khóa sinh tuần tự xuống xe. Cán bộ John đứng dưới đất phát tiền cho mỗi người: mười đồng. Ai bước xuống xe, là ông ta phát cho một tờ bạc. John chỉ cái máy đổi tiền giấy ra xu (coins). Ông̣ hướng dẫn briefing cho nhóm biết cách thức, làm sao trả tiền, để lấy thức ăn. Tại đây, lần đầu tiên Hành trực tiếp “thử nghiệm” hệ thống ăn trưa “quy mô chớp nhoáng” của người Mỹ; qua hệ thống Cafeteria tự động. Bước vô cửa tiệm, cả nhóm đứng xếp hàng có trật tự, chờ đợi. Hành thấy một hàng tủ đựng thức ăn bóng loáng sạch sẽ, mỗi tủ có cái lỗ to, phía trên ghi giá tiền trả, để ta tự bỏ tiền vào. Khi đã chọn các món ăn, cửa tự động mở ra. Hành vừa lấy thức ăn để trên khay của mình, đặt ly nước coca xong, Hành chưa kịp bưng đi xa. Lập tức phía đằng sau tủ, có người để dĩa thức ăn khác vô ngay chỗ cũ. Họ làm chớp nhoáng, nhanh như máy, chẳng có lè phè chậm chạp như tiệm ăn ở Việt Nam.

          Hành tìm chỗ ngồi, thoải mái ung dung ăn uống và xem tivi treo trên bốn mặt tường xong. Sau đó ta thu dọn chỗ mình vừa ngồi ăn uống, lau chùi sạch bàn, (ghế: nếu bị dơ). Tự động mình ên bưng thức ăn thừa, nước uống dư, cùng napking để vất vô thùng đựng rác nhựa có bọc ny lông đen to, có nắp đậy kín. Tuy là thùng rác nhưng không có con ruồi, con gián, con kiến bò vô. Cái Automat Cafeteria là thế đấy! (Từ năm 1965 và mãi đến bây giờ...), ở Việt Nam chưa dám tổ chức tiệm ăn tự động như thế! Nước Mỹ văn minh tột cùng giàu sang, tiện nghi, sạch sẽ, nhứt là đại đa số họ có tinh thần dân tộc, tính tự giác, tự trọng: làm cái gì họ cũng tuần tự xếp hàng có thứ tự, bất kể già trẻ lớn bé, ai đến trước đứng trước, ai đi sau đứng sau; không ồn ào chen lấn, dân Mỹ đã đi trước các nước chậm tiến khác, và nước Việt Nam mình gần một thế kỷ, là thế́).

          *Thứ năm là: Ở Mỹ không có chuyện tài xế lái xe ra đường, cứ ào ào phóng lút ga, không có chuyện tài xế muốn qua mặt một xe hơi đang chạy cùng chiều, là bóp còi te te, lơ vỗ thùng xe inh ỏi để ra hiệu cho xe mình lạng, lách, vượt qua xe khác đang chạy trước mặt. Ở Mỹ khi xe khác bóp còi ở sau lưng mình, có nghiã là: Họ đã chưởi ta. Tệ hơn nữa là khi xe ấy vượt qua mặt ta, mà ông tài xế quay lại, giơ ngón tay giữa lên, thì coi như mình lái xe quá tồi, quá chậm, dỡ, ẹ như ” - Í, họ đang chưởi ta đó! Ồ hố!

          Ô! Lại còn có cái màn nếu ai khen mình lái xe cừ khôi số 1, thì họ nắm bốn ngón tay lại, giơ một ngón tay cái (thumb) đưa lên trời, ấy là họ ngụ ý khen ta là: "số dzách" - Ngược lại, cũng là ngón cái mà quay ngược đầu, chỉ chỉ xuống đất, thì có nghiã là: “Đồ tồi, lái ẹ quá”! Cũng mắc cười khi người Việt mình mà giơ hai ngón tay trỏ và ngón giữa bắt chéo lại với nhau, thì thế nào mình cũng bị ông bà cha mẹ cho “các cụ con” ăn vài cái tát nẫy lửa vô mặt, (vì ông bà nói làm điều ấy là: tục tĩu!). Trái hẳn với người Mỹ, nếu mình "hành động" đưa hai ngón tay chéo ấy giơ về phiá họ; thì có nghiã là lucky!

          Vinh góp chuyện:
          - Ở mỗi quốc gia có một phong thổ, lối sống, khái niệm và nhận định hoàn toàn khác nhau; Ví dụ: Khi tôi chụm ngón tay cái và tay trỏ lại với nhau, tạo ra hình tròn trên bàn tay, như con số O (zéro), và giơ lên, thì ở Nhật có nghĩa là= "tiền bạc" (thế nào đó). Ở Pháp là= số 0. Ở lưu vực Địa Trung Hải là= "Pé dé" (pédérastê= kẻ loạn dâm hậu môn). Tại Hoa Kỳ, Anglo Saxon là O K. Cũng như, đa số bên Âu Châu, Pháp... khi ngón tay cái đưa lên, bốn ngón kia nắm lại; có nghĩa là= super (số dzách), thượng thặng! Anh-quốc và các nước Anglo Saxon là= O K. Vùng Địa Trung Hải thì bảo là= "cút đi". Hy Lạp, Hoa Kỳ... và đa số các nước khác khi ở ngoài đường ta đưa ngón tay lên là= "xin quá giang".


          Cũng khác biệt về "nhận định" phong tục tập quán của từng quốc gia, khi ta đưa mu bàn tay ra trước mặt bạn, với hai ngón tay trỏ và tay giữa giơ lên cao, tạo ra hình chữ V; tại Anh có nghĩa là= hai. Có những nước khác ngụ ý là= "tồi bại; cút đi". Nhưng cũng cử chỉ ấy, mà lòng bàn tay của mình giơ ra trước mặt bạn, ở Mỹ và đa số các nước khác đều đồng ý là= "chiến thắng". À, ngón tay cái, cùng ngón tay trỏ, ngón giữa: xoa xoa vào nhau là= muốn "nhắc nhở về tiền bạc". Cũng như, khi tôi bắt tay một người bạn Việt Nam, tôi có cử chỉ thân ái siết tay bạn, mừng rỡ nên hai bàn tay rung rung ba bốn lần; và dùng tay kia vỗ vỗ vào vai bạn, rồi thú vị ôm chầm lấy bạn, tôi tỏ ý tôn trọng bạn tâm giao, thân thiết vui mừng sau bao năm xa cách. Đối với Hoa Kỳ thái độ ứng xử trong cử chỉ của hai người đàn ông "thân mật" ấy; đôi khi gây nên sự ngờ vực, hiểu lầm và khó chịu là “gay”. Tóm lại, bản ngã của sự quyến rũ từ cử chỉ trong việc trao đổi những tập tục, phong tục tập quán của mỗi quốc gia, và cái bắt tay lịch sự siết nhẹ, nhưng vừa đủ chặt, (không lỏng lẻo, hời hợt); là một đặc trưng đầy nghệ thuật, qúy mến tôn trọng nhau, tế nhị, mang truyền thống hữu nghị xã giao quốc tế.

          Hoà cười tít mắt:
          - Đúng là “đất có quê, lề có thói, ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Ha ha ha...
          - Bạn sống ở môi trường nào, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến mình (khi đang ở nơi ấy thôi).
          Trung nhìn các bạn, điềm đạm mỉm cười:
          - Nhưng với người tự trọng, có danh dự và tôn trọng đạo lý, ta sẽ tùy theo môi trường ấy mà hành xử. Tôi kể cho “mấy cụ mi” nghe chuyện đời xưa, bạn nghe xong, thì tuỳ hỉ, và tự suy nghĩ ha: Nước Kinh (bên Tàu) có người nổi tiếng xem tướng giỏi, ai ai cũng biết tiếng. Vua Trang Vương kêu người ấy đến hỏi:
          - Ngươi dùng thuật gì mà coi tướng giỏi như thế?
          - Tâu thần không có thuật gì cả. Thần chỉ xem bạn của người ấy: là biết được người ấy hay hoặc dở. Ai chơi với người: hiếu, thuần, để, cẩn, biết giữ phép nước… thần đoán người ấy hay, ngày kia họ sẽ vẻ vang, người ấy sẽ thịnh vượng. Thần xem cho quan lại: thấy ông ấy chơi với bạn có phẩm hạnh, thích điều phải, có thành tín, thì thần đoán quan ấy là người tốt, chức tước sẽ tăng, giúp vua thêm có ích. Thần xem cho vua chúa: quan gần có nhiều hiền nhân, quan xa có lắm người trung. Lúc vua có lỗi có nhiều người can ngăn, thì thần đoán vua ấy giỏi, tất nhiên vua ấy được bàng dân thiên hạ tôn trọng, nước mỗi ngày được yên, thiên hạ sẽ quy phục bên vua. Quả thật thần không có thuật gì cả, chỉ xem người mà biết được người đó, là lời nói phải.
          Vua Trang Vương nghe chí lý, liền thu dùng những người tài giỏi. Sau đó nước Sở thành một cường quốc trong thời Chiến-quốc.


          *Thứ sáu: Đã nhứt, thích nhứt là ở Mỹ trong những dịp lễ nầy lễ nọ, càng có những ngày lễ lớn: thì hầu hết các cửa tiệm, hoặc ở trong Mall đều treo bảng GET ONE FREE ONE - Hoặc cho hạ giá biểu từ 60 đến 80% off = đa số những mặt hàng sale. Cũng buồn cười nhứt là ở Mỹ họ thích ghi giá tiền: 99c, thay vì ghi chẵn 90c, hay ghi chẵn $1. Ví dụ như Hành mua một áo lạnh giá chính thức là $79,99, anh tưởng là họ sẽ trả lại cho mình 1cent. Nào ngờ khi ra xếp hàng tính tiền áo, họ đã không trả lại 1cent ấy, mà còn “vô nhân đạo” trấn lột, cưá cổ ta thêm vài đồng tiền Tax (nơi người tiêu thụ) nữa chứ!

          *Thứ bảy: Hành đã có dịp ghé thăm gia đình một người bạn Việt Nam sống ở Mỹ lâu năm, họ kể: Chỉ có sáng sớm ngày 26 tháng 11 cuả năm... thì tất cả các nơi đặc biệt gọi là new Black Thanksgiving day, mới ra báo sale 50% hay đến 80%, 90% về những mặt hàng (đặc biệt là loại hàng mắc tiền, điện tử, v.v...). Bạn lo đi mua tờ báo bán tại các trung tâm thương mại rất sớm, coi trước nơi tiệm nào ta cần mua gì, và bạn chuẩn bị ghi những thứ cần thiết cho gia đình. Dân chúng có thú vui rất đặc thù là sắp hàng ở các trung tâm mua bán từ 4:00PM cuả mấy ngày trước lận à. Họ mặc áo quần rất ấm, vác ghế bố, mền, túi ngủ tới nằm ngoài trời khá giá lạnh, ở đó họ ngủ cả đêm ngoài trời rét căm căm, để giữ chỗ ưu tiên vô mua hàng hóa cần thiết, họ sắp hàng có trật tự. Có người chỉ cần để trên chỗ đứng xếp hàng một carry on, một túi xách, ba lô… thì chẳng có ai lấy thứ đó của mình, hoặc vất nó đi qua một bên, mà chen vô chỗ không có người xếp hàng kia. Cho dù mình vắng mặt khá lâu, nhưng họ vẫn tôn trọng quyền tự do của người đến đứng sắp hàng trước.
          Các cửa tiệm chỉ bán từ 8 giờ sáng đến 12giờ trưa. Ôi khi cửa tiệm mở ra, là trong cũng như ngoài vui vẻ, nhộn nhịp, huyên náo, ồn ào như vỡ chợ, ai ai cũng tay bưng tay xách đủ thứ hàng hoá lỉnh kỉnh, mà người mua đã lưu ý để “lọt mắt xanh” từ mấy ngày trước.


          Nhà bạn của Hành ở gần các trung tâm thương mại lớn, từ nhà đi đến các nơi đó chỉ có 5' lái xe, nên bạn không cần phải sắp hàng chen lấn, và ngủ đêm xí chỗ trước (cho hôm sau vào mua sale). Từ sáng đến sập tối, cả ngày bạn lo đi shopping mua sắm quà cáp, áo quần, đồ chơi, v.v... Cũng thật khổ sở nhứt là đứng xếp hàng trả tiền, mỗi tiệm có ít nhất là 10 > 20 quầy tính tiền, và trả tiền bằng máy tự động. Ấy thế mà người ta sắp hàng chờ đợi dài ngoẵng cả mấy chục thước! Họ mỏi chân vô cùng. Hết giờ sale, bạn về nhà gói quà riêng từng phần cho gia đình, bạn hữu, con, cháu, bạn bỏ quà vô phòng khách, thì không còn mấy chỗ rộng cho lối đi nữa. Khi mua đầy một xe Van, ông xã của bạn lái xe chạy trên freeway cũng kẹt xe như nêm, về nhà chất đồ đạc ở garage xong, ông xã lại chạy xe đi mua đồ đạc ở chỗ khác. Lớp thì mua về nhà dùng, lớp để dành cho con cháu cần dùng bây giờ, hay để dành đó, sau sẽ từ từ tặng cho các con cháu trong dịp birthday, Christmas, Tết… cho tháng năm sắp tới. Sau ngày đó, thì những malls và các tiệm giẹp mặt hàng cũ, có khi họ đem những thứ còn lại biếu cho các cơ quan từ thiện. Các tiệm nầy bắt đầu chuẩn bị sắp những mặt hàng mới đặc biệt cho mấy ngày đại lễ: Christmas & New Year.

          *Thứ tám: Anh bạn đi mua cho con chiếc xe “sạc” điện, giá là $390, 99c (chưa tính thuế). Tối hôm qua cả nhà ngồi lại ráp chiếc xe hơi đó, cho con, cháu, có thể ngồi lên lái chạy vòng vòng, xe ráp xong đã dán nhãn hiệu hết rồi, trông rất đẹp). Nhưng hôm nay, sau khi đi đến một tiệm khác, bà vợ thấy chiếc xe điện tử y chang hiệu như vậy, mà rẽ hơn. Nên chị ấy đem chiếc xe tới tiệm cũ cự nự: “giá tiền xe chênh lệch, ông bà bán cắt cổ… Bạn đòi chủ tiệm bớt giá”, chủ tiệm không chịu bớt giá. Bà chị đứng cự nự một hồi, chị gọi phone cho chồng đang đi làm. Ông chồng nói:
          - Không cần lôi thôi gì cả, bây giờ em hãy đi tới cái tiệm mới có chiếc xe giá $280 mà mua chiếc xe đó, em chở xe về nhà. Còn chiếc xe cũ hôm qua anh đã mua, thì ngày mai anh sẽ chở đi trả xe ấy, lấy tiền lại. Thế là xong.


          Chị bạn vâng lời đã mua chiếc xe ở tiệm có giá rẽ kia, bạn xếp hai hàng ghế sau, để chở cái thùng to tướng (đựng chiếc xe mới toanh rẻ rề) đi về nhà. Chị bỏ đồ đạc đã mua xuống garage. Ông xã đi làm về, lại tháo chiếc xe $390,99c vừa ráp hôm qua ra, xếp vô thùng, rồi ông xã chở chiếc xe ấy đem đi trả, dễ ợt. Tất cả tiệm buôn bán cuả người Mỹ có cái dễ dàng & dễ thương, chân tình, hiếu khách đúng với “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” như vậy. Khi mình mua cho đã, nếu đem về nhà mà không thích, không vừa ý, thì vài tháng sau mình đem đến trả lại - cũng OK, miễn là có receipt, hoặc mình không làm món đồ đó hư hại móp méo. Món đồ đó là món hàng mình đã mua từ chính công ty, hoặc cửa tiệm cuả họ, thì họ nhận tuốt hết. Họ chẳng cần hỏi lý do “tại sao trả”?! Họ vui vẻ nhận hàng return.

          Các tiệm cuả người Mỹ buôn bán thì thế. Chứ nếu mua hàng hóa của chủ nhân Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay tiệm của người Lào, Miên… khác sống ở Mỹ, thì sức mấy! Hãy coi chừng: Mình vừa cầm món hàng ấy ra khỏi cửa tiệm, là không trả lại được, dù món hàng ấy mới toanh, chưa bóc tem, chưa suy suyển hư hao gì, có biên nhận cũng mặc. Ta chẳng có thể đem đến trả lại à nha, coi chừng bị “ăn đòn”, bị chưởi te tua, bị đốt phong long nữa à. Tại Việt Nam, nếu vào những dịp Tết nhất lễ lạc, thì các chợ, các tiệm buôn đều nâng giá bán lên cao ít nhứt là: gấp đôi gấp ba ngày thường, không kể những loại hàng thông dụng hằng ngày. Nếu khan hiếm thịt heo, thịt bò, thịt gà, vịt, v.v... thì người bán tự động nâng giá lên gấp bốn năm lần, là chuyện thường xảy ra tại Việt Nam. Ở tại thì Mỹ không như ở Việt Nam; ngược lại các ngày Lễ, Tết, v.v... là sale, có khi hạ giá từ 50% tới 80% . Ô la la… tha hồ mua sắm nha.
          ***
          Bây giờ trở lại chuyện quân trường: Họ cho sinh viên sĩ-quan dọn vào ở một cái nhà khá rộng của Tiểu-đoàn. Gồm có các phòng ngủ, phòng họp, phòng truyền thông. Văn phòng trực. Mỗi phòng có mười người sử dụng. NAS vẫn tiếp tục nhiệm vụ ngày xưa. Bên trong NAS có một viện Bảo tàng (Museum of Naval Aviation) gồm có 150 phi cơ ở bên trong 1 building, để cho dân chúng xem Free. Sau khi vào cổng, chúng ta có thể chạy một vòng để nhìn lại mái trường, barracks, hangars, mess hall… trước khi đến viện Bảo tàng.


          Sau mấy tuần lễ được đi du ngoạn đó đây thăm danh lam thắng cảnh Mỹ, ông cán bộ hướng dẫn đoàn cho sinh viên sĩ quan Không-quân đi hầu hết các nơi phụ cận vùng Washington DC và New York. Nhóm sinh viên sĩ-quan quay về căn cứ Hải-quân Pensacola và nhập trại. Trường vừa mở cửa sau kỳ Long Holiday (nhân dịp Xmas và New Year…). Thanh đã có bồ ở quê nhà, cô nàng nghe chuyện “lôm côm” do Thanh kể trong thư, nàng vui thích làm bài thơ tặng người yêu và nhóm sinh viên sĩ quan Không-quân Việt Nam Cộng Hoà lữ thứ:
          Mây lướt nhẹ Xuân mơ trỗi dậy
          Nhạc giao hòa theo gió đẩy ngàn tơ
          Đông tàn. Xuân nẩy lộc hoa mơ
          Hiên nắng nhạt bướm lượn lờ hớn hở
          Em đứng đợi anh về
          , luyến nhớ
          Xuân ngừng trôi yến liệng tơ vương
          Lưu vong
          , tình chinh khách thương dặm trường
          Chao cánh én chập chờn trên khóm trúc
          Mai trổ nụ đơm bông vườn hạnh phúc
          Xuân xưa pháo Tết bên thềm rực rỡ xôn xao
          Tẩy trần chén rượu em trao
          Xuân nay đất khách lệ trào (ngất ngây
          tình quê). Niềm nhớ vơi đầy… (1)


          Hành và các bạn hưởng cái Tết Nguyên Đán cổ truyền đầu tiên (không có bao lì xì đỏ, chẳng có bánh chưng bánh tét, dưa hành, mứt pháo, hoa mai đua sắc vàng nở rộ trong thành phố, và nhà nào nhà nấy bày mâm tiệc cúng ông Táo về Trời, để tâu với Ngọc Hoàng công việc làm ăn dưới thế trần tưng bừng náo nhiệt của người Châu Á.

          Anh Không-quân Hoài Nam thiệt ưu ái & chí lý... khi cảm nhận được kiếp trai phong trần, bồng bềnh chơi vơi phiêu lãng trên đất khách trong những ngày Xuân... qua cảm tác luyến lưu đầy nhớ nhung ngậm ngùi rất tuyệt vời:
          Có lần tôi đi ngang rừng mai trắng
          Hoa đầy cành nhưng chẳng thấy lá xanh
          Thân cây mốc nghiêng mình trong gió lạnh
          Đứng im lìm chiêu niệm những ngày qua
          Những cây Mai như người lính đã già
          Hay thất trận, phơi mình trong gió bão
          Cành cây khô ưỡn mình trong kiêu ngạo
          Để ong đùa bướm dỡn, cũng đành thôi
          Lũ chim Di như biết thế, chẳng rời
          Chuyền nhau nhảy từng cành tung bụi phấn
          Những cành Mai run mình trong tức giận
          Ráng ngậm hờn, im lặng đợi thời gian
          Mai với ta mang tâm sự ngút ngàn
          Đời lưu lạc cũng đành thôi, câm nín
          Để mai đây nếu có ngày đông tiến
          Ta trở về vun xới bụi Mai xưa... (2)

          Kiếp tha hương nơi xứ Hoa Kỳ với một đêm giao thừa lặng lẽ cô tịch, một Tết Nguyên Đán buồn hiu. Hành lạc lõng trên đất khách quê người. Chính lúc đó từ nơi sâu thẳm trong tiềm thức: mình mới cảm thấy vô vàn nhớ nhà, nhớ bạn hữu thân quen, và tình yêu quê hương dâng ngút ngàn đậm sâu, thâm thúy xiết bao! Có rời xa, mới cảm thấy thấm thía... nỗi buồn của kẻ biệt hương. Thế nên thi sĩ Bùi Giáng rất chí lý trong bài thơ hay:
          Xin chào nhau giữa con đường
          Mùa Xuân phía trước miên trường phía sau
          Tóc xanh dù có phai màu
          Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
          Xin chào nhau giữa lúc này
          Có ngàn năm đứng ngó cây cối,
          Có trời mây xuống lân la
          Bên bờ nước có bóng ta bên người
          . . .
          . . . Hỏi rằng: người ở quê đâu”?
          Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
          Hỏi rằng: từ bước chân ra
          Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
          Thưa rằng: nói nữa là sai
          Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
          Hỏi rằng: đất Trích chiêm bao
          Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
          Thưa rằng: ly biệt mai sau
          Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
          *
          Tình Hoài Hương

          (1) Tình Hoài Hương
          (2) Hoài Nam
          (3) Bùi Giáng
          Bút trần nào tả được lưu luyến!
          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
          Tình Hoài Hương

          Comment


          • #50

            Đôi lời phi lộ

            Kính thưa quý độc giả tôn kính,
            Truyện dài "Huấn Luyện Phi Hành" chỉ còn vài chương nữa là chấm hết.
            Dạ thưa, tôi ghi chuyện "phi hành"... mà vô tình để "lọt mất" những vị anh tài Không-Quân rất phi thường, kiệt xuất khác còn hiện hữu, (hoặc đã tạ thế như quý anh: Thiếu-tá Không-quân Nguyễn Gia Tập.- Phi-đoàn 514-518, Khu-trục Biên-Hoà. Đại Uý Không Quân Trần Thế Vinh... Trung Uý Nguyễn văn Lộc, Hoa tiêu Phi đoàn 548 Ó Đen. Thiếu-úy Không-quân Nguyễn Thanh Quan.- Khóa 1/70. PĐ 110 Quan-sát. & vân vân, v.v...), quả thật là một điều rất thiếu sót, và đáng trách (khi tôi viết riêng về ngành nầy). Vậy, xin quý vị rộng lòng thứ lỗi. Nay tôi mạn phép ghi tiếp một trong những vị anh hùng quả cảm, đầy nhiệt huyết cuả ngành Không-quân QLVNCH, mà tôi rất kính trọng và ngưỡng phục:

            Tưởng Niệm 47 năm về Cố Thiếu Tá Không Quân Trương Phùng
            Tình Hoài Hương
            *

            Chiều ngày 28/4/1975 - khoảng 5:45’ trong phi vụ hộ tống Trung-tá Phan Văn Mạnh SĐ 3 KQ và toán chuyên viên Vũ-khí & Đạn-dược đặt chất nổ, để phá hủy các cơ sở của Bộ Chỉ Huy Kỹ-Thuật & Tiếp-vận KQ Biên–Hoà. Tôi, (Trần Văn Phúc) và Trung-úy Nguyễn Thành Bá, bay từ Dốc Sỏi ngang qua Cầu Mới, Biên Hòa. Tôi vừa quẹo trái từ hướng Tây sang hướng Đông, đột nhiên tôi thấy bốn chiếc A37 với đầy đủ bom đạn trong một đội hình dị thường; nghĩa là không giống ai, phi diễn không ra phi diễn, chiến đấu không ra chiến đấu. Phi cơ từ hướng Đông Bắc lao tới cùng một cao độ với chúng tôi.
            Tôi cứ lầm tưởng là phi cơ của các phi đoàn bạn đang bay hành quân (từ miền Trung di tản về Tân Sơn Nhứt tháng trước), nên tôi vội vã kéo cần lái cho phi cơ mình bốc vọt lên cao, để tránh hai bên đụng nhau trong gang tấc. Đồng thời tôi hét trong vô tuyến để lưu ý anh Bá (bay chiếc số 2 theo tôi trong đội hình chiến đấu):
            - Hai theo một! Coi chừng bốn A37 hướng 10 giờ!

            Rồi tôi bay đảo lại và dòm theo bốn chiếc A37 bay xa dần. Tôi ngạc nhiên, vì thông thường một phi tuần khu trục đi bay hành quân chỉ có hai chiếc, hôm nay là ngoại lệ hay sao mà đặc biệt có tới bốn chiếc? Tôi nói tiếp với Bá:
            - Giờ nầy mà mấy thằng "ma gà" A37 còn mang bom đạn đi lang thang kìa!
            Chúng tôi đã suýt đụng nhau với chúng nó trên sông Đồng Nai, lại không thể nào ngờ đó là bọn phản tặc! Trời lúc ấy vẫn còn sáng tỏ, tôi chúi mũi cho phi cơ xuống thấp, bay dọc theo quốc lộ 1 tới Thủ Đức, tôi quẹo trái theo xa lộ Biên Hòa đi Long Bình, rồi về Biên Hòa dọc theo Quốc Lộ 1. Nhìn xuống dưới, tôi thấy dọc suốt lề đường có rất nhiều xe thiết giáp đậu cách nhau chừng trăm thước một. Muốn khích lệ tinh thần cho các chiến hữu Bộ Binh, nên tôi bay rất thấp. Vì vậy khi bọn phản tặc dội bom ở Tân Sơn Nhứt, tôi đã không trông thấy. Nếu tôi bay ở cao độ 5.000 bộ, chắc chắn tôi sẽ thấy những cột khói đen bốc lên từ phía Tân Sơn Nhứt (TSN). Chừng 20 phút sau Chuẩn-tướng Huỳnh Bá Tính Sư–Đoàn-Trưởng SĐ 3 KQ báo cho biết:
            - Có một phi tuần ba chiếc A37 vừa dội bom Tân Sơn Nhứt!
            Tôi điếng hồn nghĩ tới phi tuần A37 mà mình vừa gặp, nên tôi “chỉnh“ lại ông trên tần số:
            - Như vậy phải là bốn chiếc A37, vì tôi đã gặp bọn chúng cách đây không lâu! (mãi về sau nầy khi tôi kiểm chứng với nhà nghiên cứu sử Nguyễn Hùng Kiệt, anh đã xác nhận: phi tuần của đám phản tặc nầy có tất cả bốn chiếc A-37, nhưng không biết vì lý do gì, chỉ có ba chiếc dội bom Tân Sơn Nhứt mà thôi !?). Vào thời điểm Tân Sơn Nhứt bị dội bom, chiếc trực thăng của Tướng Tính chuẩn bị đáp xuống TSN, nên ông đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Đối chiếu với thông tin của sử gia Nguyễn Hùng Kiệt ; cả hai người (Tướng Tính & tôi) đều nói đúng sự thật!

            Chúng tôi vội vã bay trở về Tân Sơn Nhứt, thì bọn phản tặc đã chuồn đi mất tăm biệt tích. Khi bay trên không phận TSN, đài Kiểm-soát Không-lưu (Sài Gòn Control Tower) báo cho chúng tôi biết:
            - Phi trường chỉ bị thiệt hại nhẹ. Vài chiếc C-47 bị trúng bom, một chiếc gần phi đạo đang cháy, vài nơi bị hư hại như hậu trạm cũ trước đây chứa các phi cơ A-1, (mới vừa dời về khu Tây lúc 1 giờ trưa cạnh bãi đậu của A-37). Nhưng thật may mắn hai phi đạo không hề bị trúng bom.

            Sau mấy vòng bay quanh Tân Sơn Nhứt, tôi biết chắc chắn phi trường và nhứt là hai phi đạo vẫn an toàn, không cần thiết phải bay đi Cần Thơ. Nên tôi yên tâm bay trở lại Biên Hòa, để tiếp tục thi hành phi vụ hộ tống Trung-Tá Mạnh và toán chuyên viên vũ khí. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ hộ tống Trung-tá Mạnh qua khỏi cầu Bình Triệu an toàn, tôi mang đầy đủ bom đạn về hạ cánh lúc 8 giờ tối.
            Tôi gặp các anh bay F5, họ cho biết:
            - Đang chờ lệnh đi ném bom trả đũa ở phi trường Phan Rang.
            … Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra -không biết vì lý do gì- !? Tôi thấy nhiều anh em trong Tân Sơn Nhứt có phần giao động tinh thần vì cuộc dội bom vừa qua. Do Radar không thể phát hiện (nếu bọn phản tặc bay thấp như lần vừa rồi, nên nhiều người lo sợ chẳng biết có thêm lần dội bom kế tiếp nào nữa hay không)? …Khi vô biệt đội khu trục lúc nửa đêm, tôi thấy các anh em thuộc PĐ 514 và 518 nằm xếp lớp như cá mòi ngay trên nền nhà.

            Tôi lặng lẽ nằm xuống một chỗ trống còn lại, bên cạnh cái điện thoại dã chiến mới vừa móc dây. Tôi nằm đó, nghiêng qua trở lại rất lâu, không thể nào ngủ được, vì trong lòng ngổn ngang những tiếc nuối & hối hận dày vò cắn rứt tim tôi: khi nhớ lại cơ hội ngàn năm có một, mà mình vô tình để nó trượt thoát khỏi tay, tiếc thay lúc chiều tôi đã không bấm cò đại bác bắn thẳng vô lũ phản tặc A37 (sau nầy, khi biết tên Nguyễn Thành Trung chính là kẻ đã “rước giặc vô nhà”, nó bay dẫn đường cho đám phản tặc A37 đó, tôi lại càng hối hận & tiếc nuối nhiều hơn nữa!).

            Quá mệt mỏi tinh thần và rã rời thân thể, tôi vừa chợp mắt tí xíu, đã phải choàng tỉnh ngay lập tức, vì những tiếng nổ vang trời. Phi trường bị pháo kích! hàng loạt hỏa tiễn 122 ly điên loạn lao xuống rít xé bầu trời, nổ tung khắp trong căn cứ & phi trường TSN, nơi tập trung dày đặc những quân nhân Không-quân, và gia đình của họ mới vừa đổ dồn từ ngoài vùng I, vùng II di tản về. Điện bị cúp. Nhưng dù điện không cúp, thì tất cả vẫn chìm trong bóng tối như địa ngục, vì sức ép nổ của những quả hỏa tiễn rơi quá gần, làm vỡ tung nhiều bóng đèn trong biệt đội khu trục chúng tôi... Thật là may mắn đến kỳ lạ khi mọi người đang nằm sát nhau dưới nền nhà đều bình an vô sự! Cảm ơn Thượng Đế vô vàn.

            Điện thoại reo! Do nằm sát gần điện thoại, tôi bốc máy lên nghe, và chuyển lệnh điều động cất cánh khẩn cấp cho Thiếu-tá Lê Văn Sang, Trưởng Phòng Hành Quân PĐ Phi Long 518. Trong bóng tối dày đặc, không nhìn thấy mặt bất cứ ai, mà chỉ nghe tiếng nói của tôi vừa chuyển lệnh. Thiếu-Tá Sang hỏi luôn:
            - Phúc đó hả, Phúc đi bay được không?

            Theo đúng Huấn Thị Khu Trục, tôi vừa mới bay xong phi vụ yểm trợ rút quân hồi đầu hôm, nên tôi có quyền từ chối đề nghị nầy của Thiếu-Tá Sang. Nhưng hình như cái “mặc cảm tội lỗi của mình đang dày vò” vì thiếu cảnh giác đã để bọn phản tặc A37 vượt thoát. Muốn chờ có cơ hội “chuộc lại lỗi lầm” , tôi liền bật lên tiếng nói:
            - Đương nhiên là được, nhưng wingman (phi tuần viên) là ai?
            Chưa có ai kịp lên tiếng, thì từ trong bóng tối cuối phòng, nghe tiếng Thiếu Tá Trương Phùng vang lên:
            - Trâu đạp cũng chết, chó đạp cũng chết. Tao đi với mi, coi có chết thằng Tây nào không!?

            Phi trường bị pháo kích dữ dội, nên lúc đó không có xe đưa đón Phi Hành Đoàn. Không thể chậm trễ, anh Phùng gọi tôi leo lên chiếc xe Jeep dân sự. Anh lái xe như bay phóng ra khỏi bãi đậu. Nhìn anh lái xe vun vút như bay, tôi thầm cảm phục người đàn anh gan lỳ, quả cảm. Anh Phùng là người hùng của mặt trận Quảng Trị năm 1972: với chiến tích lẫy lừng anh đã “nướng sống" 15 chiếc xe Tăng T-54 của bọn cộng phỉ!
            Anh Phùng nói:
            - … Mẹ nó! Tao chưa hề thấy tụi nó pháo dữ dằn như hôm nay! Tụi nó định dứt điểm mình bữa nay sao cà?
            Rồi anh nói tiếp:
            - Bất cứ giá nào cũng phải lên (cất cánh), hy vọng mình có thể bảo vệ bao nhiêu người vô tội ở đây. Nếu như bị hy sinh, âu cũng là dịp để mình đền ơn Tổ Quốc.
            Tới bãi đậu A-1, anh em phi đạo đã ứng trực sẵn sàng, anh Phùng hét lớn trong tiếng nổ vang rền của đạn pháo:
            - Nổ máy là “chock out” ngay, rút những khúc gỗ chận bánh xe phi cơ ra, rồi các bạn tìm chỗ núp! Mặc kệ chúng tôi, đừng để chết chùm hết cả đám đấy!
            Máy vừa quay tròn vòng, thì có nhiều tiếng nổ long trời ở bãi đậu A-37 kề bên, nhiều quầng lửa như cây nấm khổng lồ cuồn cuộn bốc phụt lên cao. Không chần chờ, tôi cho phi cơ di chuyển ra khỏi ụ. Vẫn đứng cạnh máy bay, anh Phùng ra dấu cho tôi biết bình điện của phi cơ bị hư. Vì vậy, tôi quyết định cất cánh một mình, như đã Briefing trước đó. Tôi ra hiệu cho anh Phùng, rồi gọi Đài Saigon Ground Control (đài Kiểm Soát Diện Địa Sài Gòn) xin di chuyển ra phi đạo.
            Đài trả lời ngay:
            - Phi Long 51 (PL51)! Phi đạo sử dụng 25, gió hướng Nam 4 knotts, áp suất 29.92.

            Nhận thấy gió ngang gần như thẳng góc với phi đạo và rất nhẹ (4 knotts), tôi có thể cất cánh bất cứ hướng nào. Nhưng tôi không thể dùng phi đạo 25: vô cùng nguy hiểm; vì khi bay lên, sẽ chui ngay vô đạn đạo của địch đang pháo kích. Nếu cất cánh phi đạo 07, tôi quẹo trái để tới đầu PĐ 07, thì phải di chuyển ngang qua bãi đậu A37 đang cháy rực lửa, cũng rất nguy hiểm. Vì vậy, tôi có ý định quẹo phải theo Taxiway #3, để cất cánh ở PĐ 07. Nghĩa là ngược chiều phi đạo sử dụng. Tôi chỉ có thể dùng ½ chiều dài phi đạo còn lại. Cứu binh như cứu lửa, không còn cách nào khác tôi quyết định gọi:
            - Saigon Ground Control! PL51 request taxi ra Whisky number three - và cất cánh PĐ 07.

            Ngay khi được phép, tôi liền di chuyển ra phi đạo 07 R, miệng lẩm bẩm: "Người đẹp của tôi ơi! em ráng giúp anh thêm một lần nữa! đừng ho hen nhen cưng"! Pilot chúng tôi xem chiếc máy bay mình lái như là người vợ, người tình muôn thuở. Đặc biệt em Skyraider tuổi già sức yếu (gần giống như răng các bô lão rụng, hu hu!... nên đôi khi em ưa “nũng nịu, nhõng nhẽo" í mà). Sau khi thử máy (dù biết chưa nóng máy), tôi xin đài Saigon Tower cho phép cất cánh khẩn cấp. Vì chỉ còn lại ½ phi đạo, nên tôi phải dùng phương cách “Maximiun Performance Take Off", và cất cánh lúc 04 giờ 25 phút sáng ngày 29/4/1975. Vừa rời khỏi phi đạo, lòng tôi rộn rã một niềm vui mừng khó tả. Cảm tạ ơn Trên cho tôi cơ hội cứu nguy mọi người trong Tân Sơn Nhứt. Sang tần số Paris (đài Kiểm Báo Sài Gòn):
            - Paris! PL 51 vừa cất cánh một chiếc A1 với 10 trái MK 81. Xin nhận chỉ thị.
            Đài Paris chưa kịp trả lời, tôi đã nghe:
            - PL 51! Đây Tinh Long 06 (TL06), bạn đến Phú Lâm ngay! Chỗ có nhiều trái sáng. Bao lâu bạn tới?
            - TL06! PL 51 mang 10 trái MK 81, sẽ có mặt trong 5 phút và request Random Attack! OK!

            Khi lên tới Phú Lâm, tôi được Trung-úy Trần Văn Bảo, Trưởng Phi Cơ của chiếc AC-119K hướng dẫn oanh kích: mục tiêu là hai làn khói của hai giàn pháo 122 ly. Tôi rất ngạc nhiên vì mục tiêu chỉ cách đài Radar Phú Lâm hơn 500 mét về hướng Tây. Nhờ lặng gió nên hai làn khói nầy vẫn còn la đà trên mặt đất. Lập tức, tôi lao xuống và gọi liền:
            - PL51 in hot và thả từng trái một!
            Sau khi thả trái bom xuống mục tiêu thứ nhì, tôi ngừng lại và chờ đợi. Trong thời gian nầy, tôi nghe giọng Tướng Kỳ trong vô tuyến:
            - Phi Long 51 trút hết bom đạn xuống target! Tối nay ghé nhà tôi nhậu!
            Tôi hỏi lại:
            - Giới chức vừa ra lệnh cho Phi Long 51, xin cho biết danh hiệu.
            - Tôi Thần Phong 01, Thiếu Tướng Kỳ đây!
            - Thần Phong 01! PL51 lên một mình với 10 trái bom 250 cân Anh, tôi có kinh nghiệm chống pháo kích. Thần Phong 01 an tâm. Tôi có thể ở đây thêm ba giờ nữa.
            Khoảng 15, hai mươi phút sau, có lẽ bọn cộng-phỉ nghĩ tôi đã hết bom, nên chúng bắt đầu pháo trở lại. Từ trên không trung tôi thấy rõ nhiều giàn pháo, mỗi giàn 4 khẩu 122 ly liên tục phóng lên. Liếc dòm về hướng Tân Sơn Nhứt, và Sài Gòn có nhiều quầng sáng nháng lên, tôi liền lao xuống thả bom và thầm gọi: "Anh Phùng ở đâu, sao không lên tiếp tay với tôi? Một mình tôi làm không xuể đâu! Anh Phùng ơi"! Năm phút sau, khi định nhào xuống thả bom, tôi thấy có vài đám nổ dưới mục tiêu, tôi tưởng lầm là rocket của trực thăng võ trang bắn xuống, tôi liền cự nự Trung-úy Bảo:
            - TL06! Bạn cho tôi đánh random attack, sao bạn lại cho gunship (trực thăng võ trang) vô “ăn có”? Nó bay cao độ thấp, lỡ không thấy, tôi nện ngay trên đầu nó, thì phiền lắm!
            Anh Bảo liền cãi chánh:
            - Không phải đâu PL51, tôi đã đuổi tụi nó qua bên Quốc Lộ 4 rồi. Để tôi quan sát kỹ lại.
            Lúc đó có khoảng ba bốn chiếc trực thăng quây quần phía Đông Bắc Phú Lâm. Sắp nhào xuống thả bom lần kế tiếp, tôi lại thấy có ánh lửa nổ tung và tiếng anh Bảo la:
            - Ê ...PL 51! Tôi thấy có một chiếc dường như là A-1 vô đánh phụ với bạn đó! Chắc chắn không phải là gunship đâu!
            Nghĩ tới anh Phùng, tôi trả lời anh Bảo:
            - TL06! chắc là Thiếu Tá Phùng! Có thể anh Phùng bị trục trặc về vô tuyến! Bạn an tâm, monkey see monkey do (thấy tôi thả bom ở đâu, thì anh ấy sẽ thả bom ở đó).
            Nhờ sự yểm trợ hỏa châu của TL-06, chúng tôi dễ dàng “lượm” những giàn pháo như lấy kẹo trong túi. Thanh toán xong các giàn pháo nầy, thì tôi cũng vừa hết bom.
            - TL06, tất cả giàn pháo đã “clear” (bị hủy diệt sạch) tôi giao ở đây cho bạn. PL51 để dành 800 viên 20ly phòng thủ phi trường.

            Vì muốn biết người phụ tôi diệt pháo vừa rồi, có đúng là anh Phùng không? nên tôi sang tần số của đài Sài Gòn:
            - Saigon Tower! Đây PL51. Bạn cho tôi biết: sau tôi còn có chiếc A1 nào cất cánh nữa không?
            Tôi được nghe Saigon Tower trả lời:
            - Tụi nó pháo quá, chúng tôi núp dưới hầm trú ẩn. Vừa lên, nên không biết gì hết bạn à!
            Khoảng 5:25’ sáng tôi về tới Tân Sơn Nhứt, trời vẫn còn tối đen như mực, ngoại trừ những ánh đèn phi đạo và taxiway, còn có hai đám cháy: một đám ở bãi đậu A37 (như đã nói ở trên), còn đám cháy thứ hai... dù tôi đã cho phi cơ đảo nhiều vòng, nhưng vẫn không nhận ra chính xác là nơi nào. Nhưng sau ít phút nhờ ánh sáng lờ mờ bập bùng còn lại của đám cháy, tôi nhận ra là ở phía Nam của dinh Tướng Kỳ độ chừng trăm mét. Tự nhiên trán tôi rịn mồ hôi, tay run lẩy bẩy tim đập dồn dập, và ứ nghẽn lồng ngực muốn nghẹt thở. Hình như đám cháy là ở khu cư xá C7, là nơi vợ con tôi tạm trú. Miệng tôi không ngớt cầu nguyện: "Cầu xin ơn Trên che chở cho vợ con của con, và những người khác được bình yên".

            Ngay lúc đó, trong lòng tôi bùng lên một cơn giận dữ & căm thù bọn cộng-phỉ. Nếu vợ con tôi có mệnh hệ nào, tôi thề sẽ thí mạng với bọn chúng! Mươi phút sau, tôi thấy chiếc TL07 cất cánh lên thay thế chiếc TL06 về đáp. Tôi tiếp tục bao vùng trên không phận Tân Sơn Nhứt, cho đến khi có ánh sáng bình minh lờ mờ, tôi nhận ra đám cháy chính là cư xá Nữ Quân Nhân. Tôi nóng lòng muốn đáp xuống, nhưng chưa có phi tuần nào lên thay thế.

            Vài phút sau tôi nhìn qua cánh phải: thấy có một chiếc AD-5 còn treo hai trái bom cứ bám sát theo phi cơ tôi. Tôi sang tần số và gọi đài Saigon Tower một lần nữa, để xác định chiếc AD-5: “có phải là của anh Phùng không”. Câu trả lời vẫn là “Không biết”. Vừa lúc đó “anh bạn dễ ghét” như muốn chơi trò trốn tìm “ú tim” với tôi, nên anh ấy cho phi cơ hết lòn qua trái, lại chui qua phải. Tôi bất ngờ cắt bán kính quẹo vòng thật gắt, định ra sau chiếc phi cơ nầy. Nhưng anh bạn “dễ ghét” kia là một tay cao thủ tuyệt đỉnh, lúc nào anh cũng bám riết theo sau. Khi qua trái khi sang phải, thiệt tình anh cố ý trêu đùa tôi. Nếu là dogfight (không chiến) thì tôi bị tay lão luyện nầy “dớt rụng càng” mất toi từ khuya rồi!

            Trên tần số Paris, tôi nghe giọng của Thiếu-tá Hồ Ngọc Ấn, Phi Đoàn Phượng Hoàng 514 liên lạc với TL07, cho biết: “phi tuần hai chiếc A1 của anh đang ở Long An, trên đường tiến về Sài Gòn. Đại-uý Nguyễn Tiến Thuỵ bay chiếc số 2. Khoảng mười phút sau, Trung-uý Trang Văn Thành, Trưởng Phi Cơ của TL07 gọi trên tần số:
            - Phượng Hoàng 11, tôi nghi ngờ có một toán đặc công độ năm bảy tên, định cắt hàng rào kẽm gai phía Bắc phi trường, chỗ miếng đất trống hình tam giác ở An Nhơn. Bạn cho một trái ngoài hàng rào, đánh trục Đông qua Tây. Tôi giữ cao độ 5.000.

            Vì biết phi tuần anh Ấn chưa tới nơi, nếu cần thiết tôi có thể dùng bốn cây đại bác 20 ly bắn dọc theo vòng rào. Tôi bay đến đó khi mặt trời vừa ló dạng sáng tỏ hơn, nhưng ở độ cao 4.000 bộ nên tôi không thấy gì cả. Thình lình anh Phùng lao xuống thả một trái bom. Thì có tiếng anh Thành hốt hoảng la lớn:
            - Số 1 thả bom “như để” . Số 2 đánh dài hơn vài mươi thước.
            Trái thứ nhì rơi dài hơn năm chục thước.
            Anh Thành hoảng hốt:
            - Phượng Hoàng 11 Hold High and Dry (ngưng thả bom). Số 2 của bạn đánh gần nhà dân quá!
            Thiếu tá Ấn liền lên tiếng:
            - TL07! No. Ai khác đánh đó, chớ không phải Phượng Hoàng 11. Tôi chỉ mới tới Bến Lức, làm sao thả bom ở đó được!

            Thì ra anh Thành lầm lẫn phi tuần của tôi (là phi tuần anh Ấn). Tôi vội lên tiếng:
            - TL07! Đây PL51. Đó là Phi Long 52 (chiếc số 2 của PL51) nó bị hư vô tuyến, chỉ còn hai trái vừa thả hết rồi. Còn tôi đã “Empty” (hết bom).
            Nhận ra tiếng của tôi, Đại-uý Thụy (người bạn cố tri cùng PĐ Thái Dương 530 với tôi ở Pleiku) gọi tôi:
            - Ê Phúc! Mày về Cần Thơ đi, đáp ở Tân Sơn Nhứt nguy hiểm lắm!
            Nhìn đồng hồ xăng có 800 lbs, vừa đủ để bay đi Cần Thơ, nhưng tôi đã có quyết định đáp Tân Sơn Nhứt từ trước, nên trả lời:
            - Vợ con tao còn kẹt lại đây, giá nào cũng phải đáp Tân Sơn Nhứt. Tình hình ở đây chưa đến nỗi nào đâu.
            Đột nhiên anh Phùng gọi tôi:
            - Ê ...PL51, đi Cần Thơ nghen! Bay với mi gần 3 tiếng, chừ mới liên lạc được một xí. Tao nghe được, nhưng bị câm. Bực mình quá!
            Tôi vội bấm máy trả lời:
            - Không! Tôi chỉ còn 600 pounds xăng, vả lại vợ con tôi kẹt ở đây. Anh đi Cần Thơ một mình trước!
            Lúc bấy giờ TL07 đang bay 5.000 bộ, nên anh Thành muốn xuống thấp cho dễ quan sát, và ngó rõ hơn, nên anh báo cho chúng tôi biết:
            - PL51! TL07 xuống cao độ để nhìn rõ hơn. Tôi không muốn đánh lầm vô nhà dân, tội họ lắm!
            Không ngờ mấy phút sau, khi chúng tôi bay trên Lăng Cha Cả ở cao độ 1.500 bộ, anh Phùng gọi tôi:
            - Ê một! Mình đáp xuống Tân Sơn Nhứt đi!
            Lo ngại vô tuyến bất thường của anh hư, nên tôi nhường cho anh Phùng đáp trước. Nhưng trước khi Touchdown (chạm bánh), anh Phùng lại gọi tôi:
            - Một! Mi đáp trước đi, tao Go Around (bay lên lại). Mi chờ ít phút, tao về chở mi vô nghen!
            Nóng lòng vì vợ con ở kế bên đám cháy (cư xá Nữ Quân Nhân), nên tôi không bay theo anh Phùng như thông lệ. Tôi tiếp tục vào Final (cận tiến), thì Sài Gòn Tower báo cho chúng tôi:
            - PL51, có SA7 bắn lên. Tôi thấy mấy cục lửa bằng cườm tay bay lên!
            Vì tôi đã chứng kiến SA-7 bắn ở Kiến Đức cuối năm 1973, nên tôi có ý nghi ngờ:
            - Saigon Tower, SA-7 bắn lên lúc đầu: là một vùng lửa to màu cam, sau đó đổi qua màu trắng xanh, bay lên rất mau. Bạn quan sát kỹ chưa?
            Anh bạn nầy có vẻ bất bình trả lời:
            - PL51, tôi báo cho bạn biết, mà bạn không tin, nếu bị bắn bạn ráng chịu nha!
            Tự nhiên tôi nhớ đến Trung-tá Phạm Văn Thặng Fulro khi ông "xỉn", ông thường ngâm nga... nên tôi nghêu ngao trên tần số: "Làm sao giết được người trong mộng …1, 2, 3 touchdown"!

            Di chuyển về bãi đậu lúc 6 giờ 55 phút, anh em phi đạo reo mừng, họ công kênh tôi như đón một vị cứu tinh! Rồi chúng tôi theo dõi chiếc TL07 nghiêng cánh trái ở cao độ chừng vài ngàn bộ, và xạ kích xuống mục tiêu. Từng tràng đại bác 20 ly (Minigun 6 nòng) nã xuống như mưa, tiếng kêu như bò rống. Tôi trấn an anh em:
            - Target đó ở ngoài vòng rào, chỉ là tình nghi thôi! Ông Trung-uý Thành muốn biểu diễn cho mọi người coi chơi cho vui vậy mà!
            Tôi vừa dứt lời, thì đột nhiên chiếc TL07 trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đuôi phải gãy lìa, động cơ bên phải phát hoả nổ tung, cánh phải gãy xuống, đồng thời phòng lái bốc cháy. Phi cơ ngoẹo đầu qua trái, lao xuống và rơi vào spin (xoay tròn như bông vụ). Tất cả mọi người xung quanh tôi hoảng hốt hét lớn:
            - Nhảy dù đi…
            - Nhảy dù…
            - Nhảy dù mau lên…

            Nhưng quá trễ, tôi không thấy cánh dù nào kịp bung ra, chiếc phi cơ đã cắm phụp đầu xoáy xuống đất rất mau. Những cột khói đen lửa đỏ cuồn cuộn bốc phụt lên cao hàng trăm mét. Toàn bộ phi hành đoàn đều hy sinh. Tất cả chúng tôi bàng hoàng sửng sốt, đứng chết lặng không hề muốn mà nước mắt tự dưng tuôn trào. Một lúc sau, mọi người cúi đầu lặng lẽ trở về làm nhiệm vụ của mình. Từ giờ phút nầy phi trường TSN thật sự không còn an toàn nữa, vì sự xuất hiện của SA-7 khắc tinh của tất cả các loại máy bay.

            Riêng tôi, ngồi bệt xuống bãi cỏ bên lề phi đạo, mắt vẫn hướng về những cột khói đen bốc lên cao, như anh linh của Phi Hành Đoàn TL07 đang siêu thoát. Tôi hy vọng Thiếu-tá Trương Phùng bay đi Cần Thơ, tuy nhiên tôi vẫn có ý trông đợi anh Phùng trở về. Tôi chờ mãi, chờ hoài… tới khi anh tài xế xe bồn tiếp xăng giục tôi lên xe, để trở vô biệt đội khu trục. Trong lòng tôi thầm nghĩ:
            - Đúng rồi, anh Phùng bay đi Cần Thơ là hợp lý nhứt!

            Sau 9:30’ giờ sáng ngày 29/4/75 bọn chúng bắt đầu nã đì đùng bằng đại pháo 130 ly, đặt ở Nhơn Trạch gần Thành Tuy Hạ - Cát Lái. Nhưng lúc bấy giờ không ai thèm màng tới việc diệt pháo nhỏ giọt vô Tân Sơn Nhứt nữa. Trong phi trường thỉnh thoảng đạn 130 rơi rớt đâu đó, may mắn sao không trúng tôi. (ha ha...) Cả căn cứ Tân Sơn Nhứt không một bóng người, bầu trời vô cùng u ám, một phần vì thời tiết chuyển mưa, một phần vì những làn khói đen lan tỏa la đà từ chiếc TL-07 còn bốc cháy. Tôi có cảm tưởng như mình lạc vô bãi tha ma lúc hoàng hôn.

            Sau khi Quân-cảnh không cho tôi ra cổng Phi Long, tôi không nói được một lời gì với vợ con (họ theo gia đình Vân về nhà), tôi trở vào trung tâm hành quân Không Quân chờ lịnh. Nửa giờ sau tôi định đi ra ngoài bằng cổng trại Hoàng Hoa Thám; nhưng khi đi tới cuối sân banh, tôi gặp ba ông Thiếu-tá: Sơn, Bản, Liêu - PĐ 530, họ chạy ngược chiều, kêu tôi:
            - Ê Phúc! được lệnh đi Cần Thơ. Mau lên.

            Tôi chạy theo họ ra bãi đậu, chiếc AD5 của Thiếu-tá Hồ Văn Hiển PĐ 514 đang chờ. Tôi là hành khách bất ngờ bất đắc dĩ cuối cùng thứ 20. Máy bay rời Tân Sơn Nhứt lúc 11 giờ trưa. Lúc bấy giờ ở Tân Sơn Nhứt có lẽ không còn phi cơ nữa (sau khi yểm trợ quân bạn ở Bến Cát xong, trên đường về Cần Thơ, Thiếu-tá Hiển đáp xuống, để rước chúng tôi). Khi tới Cần Thơ, tôi vội vã đi tìm anh Trương Phùng khắp nơi.
            Nhưng tìm hoài không thấy anh Phùng đâu cả!

            Ôi! Thì ra… thật vô cùng đau đớn, xót xa, nghẹn ngào không sao tả xiết, vì một cánh chim oai dũng phi thường oanh liệt đã một mình một bóng sớm xa tổ lìa đàn, anh thênh thang bay về cõi vĩnh hằng miên viễn... để lại trong lòng anh em bao tiếc thương vô tận.
            Đó là: cố Thiếu Tá Không Quân TRƯƠNG PHÙNG... sinh năm 1943 tại Thừa Thiên. Anh oanh liệt hy sinh ngày 29 tháng 4 năm 1975 tại Bình Điền, Long An. (Sài Gòn).?
            ***

            Mãi đến tận ngày bây giờ... tôi (Trần Văn Phúc, Phi-tuần Trưởng PT Khu-trục Phi-Long 51, hiện ở Cali) vẫn cảm thấy luôn hối tiếc: vì Trời đã cho tôi một cơ hội ngàn vàng, để tôi có thể bắn hạ bọn phản tặc ác ôn A37 Nguyễn Thành Trung (tôi đã học kỹ thuật không chiến Dogfight trong khóa Phi Tuần Trưởng với Trung-tá Nguyễn Văn Huynh PĐP PĐ 518), mà tôi lại vô tình để vuột mất cơ hội ngàn năm một thuở! Trường hợp “tao ngộ chiến" hy hữu đó, bọn cộng phỉ không trông thấy chúng tôi, vì bị chói ánh mặt trời chiều, nên chúng nó không có phản ứng né tránh nào, chúng vẫn ung dung bay thẳng tới trước.

            Chỉ cần lách qua một bên, bật nút ARM - ON, bóp cò súng bắn ngang hông ở phía sau bọn chúng, thì 800 viên đại bác 20 ly trên mỗi chiếc A1 sẽ không tha bọn chúng. Hoặc lúc đó tôi gọi Paris (đài Kiểm Báo Không Lưu TSN) báo động khẩn cấp. Các phi cơ F5-E đang ứng trực ở đầu phi đạo TSN, sẽ tức tốc cất cánh lên xơi tái chúng, thì bọn chúng chẳng còn mạng, để sau nầy vung vít mà “bốc phét”! Đây có phải là vận mệnh thảm khốc đau buồn của đất nước Việt Nam đã an bài: ngày 30/4/1975 hắc ám!

            * Trên không phận Sài Gòn lúc bấy giờ (29/04/75) chỉ có ba chiếc phi cơ: TL07, phi cơ anh Phùng và phi cơ của Phúc.

            * (TL07 chỉ xuất hiện sau 6 giờ sáng. Phi tuần hai chiếc A1: của Thiếu-tá Ấn & Đại–úy Thụy trên đường về Sài Gòn).

            * Có lẽ vì sợ SA-7 nên ông Đại Sứ Martin phải nói dối trước Quốc Hội Mỹ: “Hai phi đạo bị trúng pháo kích, hư hại nặng nề, mà ông phải ra lịnh di tản người Mỹ bằng trực thăng”?

            * Vì Phi Hành Đoàn TL07 có nhiều người tình nguyện đi bay lúc khẩn cấp, nên hầu hết nhân viên PHĐ không ghi đúng tên trong phi lệnh. Tôi chỉ biết có:

            * Trung-úy Trang Văn Thành (Trưởng phi cơ), xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, nhập ngũ ngày 12/9/1967, khoá 68A TTHLKQ Nha Trang. Anh Thành là cháu rể của cố Thiếu-Tướng Võ Xuân Lành TLPKQ. Anh Thành có hai biệt danh: ở quân trường Nha Trang anh có tên “Thành Thụt”, vì đôi mắt sâu thẳm, tánh tình anh rất cương trực, hăng say, năng nổ trong mọi công việc. Khi về PĐ C119 anh Thành có thêm một biệt danh: “Thành Kampuchia” (vì màu da ngâm ngâm của anh).

            * Đêm 28/4/75 Trung uý Trang Văn Thành tình nguyện bay thêm phi vụ Extra TL 07, mặc dù trước đó anh đã bay phi vụ TL01 hồi đầu hôm rồi & Trung uý Tào Thuận, hoa tiêu phụ & Thiếu uý Phạm Tấn Đức. Họ vĩnh viễn ra đi... nhưng để lại sự thương tiếc kính phục vô cùng của hàng vạn người trong và ngoài Tân Sơn Nhứt.
            *
            Trần Hoài Hương chân thành cảm ơn:
            * Đại-úy Không-quân Trần Văn Phúc - (Phi-tuần Trưởng PT Khu-trục Phi-Long 51, hiện ở California đã kể cho tôi biết rõ ràng)
            * Thiếu-tá Không-quân Hồ Ngọc Ấn, Phi Đoàn Phượng Hoàng 514 (hiện ở Dallas).
            * Đại-uý Không–quân Nguyễn Tiến Thuỵ bay chiếc số 2, hiện ở Houston.
            ... quý vị Không-quân đã có tên trong bài viết đã cho tôi mạn phép chuyển tải sự thật về ngày 28 & 29 tháng Tư năm 1975: trung thực, chính xác, nóng bỏng & vô cùng đen tối, hắc ám của lịch sử Việt Nam.
            * Đồng thời THH xin phép cám ơn quý vị nhiếp ảnh gia đã post tấm hình lên internet, (nếu có copyright), ngỏ hầu phong phú hóa hình ảnh sống động và tài đức & nghệ thuật của quý vị.
            *

            Tình Hoài Hương
            Ảnh minh họa sưu tầm
            Last edited by Tinh Hoai Huong; 04-19-2022, 02:51 AM.
            Bút trần nào tả được lưu luyến!
            Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
            Tình Hoài Hương

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X