Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cậu Chó

Collapse
X

Cậu Chó

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Cậu Chó

    Phần 31

    Từ dưới nhà Duyên bồng thằng Phiên trong tay, mụ Tám Canh xách chiếc va ly quần áo cùng một lẵng đồ vật về biếu thầy Cai Tổng chú của Duyên. Quan Phủ thấy Duyên bèn hỏi :

    - Xong chưa thím Bẩy.

    - Dạ, thưa anh xong rồi...

    - Rứa thím vô xin phép mạ rồi về luôn mí tui...

    - Dợ, bẩm anh hôm ni chị Phủ không về hỉ !

    - Không, nhà tui còn phải ở lại Huế ít hôm nữa...

    - Thôi thím vô bẩm với mạ rồi đi về... Từ ni về Huyện cũng mất ít nhất một tiếng đồng hồ. Về đến Huyện ăn cơm thì vừa...

    - Dợ...

    Duyên bồng thằng Phiên vô chào Cụ Thượng Bà :

    - Dợ bẩm mợ, con xin phép để con cho cháu về quê thăm thầy mạ con, vài hôm con xin lên hầu chú và mạ...

    Cụ Thượng Bà gật đầu, đưa tay bồng thằng Phiên và nói :

    - Thằng chó ni cũng về hỉ ! Con nhớ che gió máy cho nó cẩn thận hỉ. Về độ nữa tháng thì lên không thằng Bẩy thấy vắng con hắn lại mần rối lên bây chứ đó hỉ !

    Duyên mỉm cười e lệ :

    - Dợ...

    - Thôi con bồng cháu về kẻo trưa rồi...

    Duyên vào chào mạ chồng rồi đưa tay bồng thằng Phiên, con trai của nàng, ra xe hơi của Quan Phủ. Muốn tránh tiếng Quan Phủ bảo Duyên ngồi băng dưới. Ông Phủ làm ra vẻ nghiêm trang, cách biệt giữa anh chồng và em dâu... Bà Phủ có vẻ bằng lòng trước sự đối xử nghiêm chỉnh của chồng. Cụ Thượng gật đầu có vẻ thích ý. Giơ tay vẫy thằng Phiên, con của Duyên...

    - Thằng chó con về hỉ... Vài ngày nữa lên với nội hỉ !

    Quan Phủ mở máy cho xe chạy ra cổng trại của Cụ Thượng rồi quẹo về bên trái, thẳng đường về Huyện lý.

    Xe ra khỏi thành phố Huyện Quan Phủ ngừng lại bên vệ đường rồi quay lại mở cửa bảo Duyên :

    - Lên trên ni ngồi em Duyên, bồng con lên.

    Duyên biết Quan Phủ có ý rồi, nàng cười e lệ đáp :

    - Thôi em ngồi dưới ni được rồi...

    Quan Phủ nghiêm nghị nói :

    - Răng lại ngồi dưới nớ, lên trên ni ngồi mí anh. Đi lên...

    Nói rồi Quan Phủ ấn tay cầm chìa khóa cửa xe, chiếc cửa bật ra, Duyên đành lấy nón che nắng cho thằng Phiên chui ra khỏi xe. Quan Phủ đóng cửa xe băng sau, mở cửa băng trước cho Duyên leo lên, ngồi bên ông, Quan Phủ tiếp tục cho xe chạy. Ngồi bên Duyên người bỗng thấy ngứa ngáy khó chịu, tay ông táy máy, ông hỏi Duyên :

    - Em sanh được lâu hỉ ?

    Duyên cười đáp :

    - Hôm ni được một tháng bốn ngày rồi...

    - Lẹ hỉ ! Trông thằng Phiên cứng cát đó hỉ, con so như rứa thì khỏe lắm...

    Duyên cười nói :

    - Trông con nó giống anh như hệt ! Nhiều lúc em nhìn hắn lại nghĩ đến anh...

    Quan Phủ cười hỏi :

    - Không ai nghi cả chớ hỉ !

    Duyên lắc đầu, Quan Phủ cười nói :

    - Chắc thằng nhỏ con trai thím Lụa cũng rứa chứ chi nữa.

    Duyên cười nói :

    - Thì cũng rứa, em nghe mụ Tám Canh nói chị Lụa có mang rồi mới lấy anh Bẩy, chú đứa nhỏ là học sinh trường Thuận Hóa chi đó !

    Quan Phủ ngạc nhiên trước việc Duyên biết rõ về Lụa và đứa con của Lụa, bèn hỏi :

    - Rứa mạ mí chú có biết chuyện đó không ?

    Duyên đáp :

    - Em không biết !

    Quan Phủ cười nói :

    - Có lẽ anh Đốc biết nhưng anh rộng lượng không cho ai biết hết.

    Duyên tò mò hỏi :

    - Răng anh Đốc biết, hay hỉ ?

    Quan Phủ đáp :

    - Anh khám chú Bẩy biết chú Bẩy không thể có con được.

    - Rứa mà cả hai vợ của chú Bẩy đều có con...

    Duyên cười nói :

    - Rứa cũng may chớ mình em hay mình chị Lụa có con cũng phiền lắm đó hỉ.

    - Và cũng vì em và thím Lụa đều có con nên anh Đốc không dám nghi ngờ cả việc anh khám cho chú Bẩy. Anh đị khám lại coi ra răng ?

    Thằng Phiên khóc đòi bú. Duyên e lệ cởi nút áo, vạch vú cho con bú...

    Quan Phủ liếc nhìn Duyên nói :

    - Trông thằng con có vẻ mạnh hơn con thím Lụa phải không em ?

    Duyên cười đáp :

    - Dợ...

    Xe phóng nhanh lên tỉnh lộ, độ mười một giờ sau xe về đến Huyện, lính Huyện thấy xe quan về đến bèn đánh trống báo cho nha lại biết. Quan Phủ đánh xe vào bên trong, sát với tư thất, mở cửa cho Duyên bồng thằng Phiên xuống. Mấy chú lính lệ hầu trà và quét dọn trong tư dinh của Quan Huyện chạy ra đỡ hành trang của Duyên đưa vào. Quan Phủ đánh xe vào nhà xe rồi vào nhà rửa mặt.

    Gã lính lệ pha trà đặt lên bàn lễ phép hỏi Quan Phủ :

    - Bẩm thưa quan, bẩm Quan Lớn thời cơm ?

    Quan Phủ quay lại hỏi Duyên :

    - Thím ăn cơm hỉ ?

    - Dợ...

    Quan Phủ móc ví lấy 100đ00 trao cho gã lính lệ rồi nói :

    - Chú ra mua một con gà về mần đồ ăn hỉ !

    Duyên đặt lên chiếc giường Hồng Kông của Quan Phủ. Thằng Phiên nằm ngủ yên. Quan Phủ lại chổ thằng Phiên nằm đứng ngắm rồi nhìn Duyên cười nói :

    - Trông nó giống anh quá hỉ !

    Duyên cười đáp :

    - Nó không giống anh thì giống ai bây chừ ?

    Quan Phủ cười lẳng lơ đưa tay khẽ tát lên má Duyên nói :

    - Chuyện ni có lẽ trừ anh và em không ai biết.

    Duyên cười gật đầu :

    - Răng mà ai biết được...

    Nước da trắng mỏng, đôi mắt bồ câu của Duyên thật xinh, nàng lại đứng sát bên Quan Phủ, mùi hương sữa thơm phức làm Quan Phủ ngây ngất. Ông kéo Duyên lại phía mình.

    Theo đà tay của Quan Phủ Duyên ngã vào lòng Quan Phủ. Nàng ngữa mặt nhìn Quan Phủ như chờ đón... Quan Phủ cuối xuống hôn Duyên, nàng mĩm cười e lệ khẽ nói :

    - Thằng Phiên mới được gần một tháng đó hỉ ! Người ta biểu con so ít nhất cũng phải cử ba tháng hay một trăm ngày anh à ?

    Quan Phủ cười nói :

    - Chà mạ thằng Quý, khi anh thằng Quý con so mà chỉ nữa tháng đã hết cử, có cái mô ?

    Duyên cười khẽ tát Quan Huyện nói :

    - Quỷ, rứa dễ bị hậu sản đó hỉ ?

    - Mạ thằng Quý có việc chi mô, khéo bày trò cử chi...

    - Mô được, lỡ ra thì răng...

    - Răng mà lỡ được...

    - Thì phải cử cho đúng ngày tháng...

    Quan Phủ phân bì ngay với cậu Chó :

    - Rứa chú Bẩy cũng cử hỉ ?

    Duyên cười nói gật đầu :

    - Cũng cử chứ răng nữa.

    Chú Bẩy biết chi mà cử... ?

    Duyên cười nói :

    - Mỗi lần em vô trong phòng của anh Bẩy là phải có chị Lụa đi theo, hể anh Bẩy đòi là có chị Lụa. Mạ đã dặn mụ Tám Canh rứa rồi nên nhà em không cử cũng phải cử... Mạ cử dữ lắm, mãi đến ngày thứ mười lăm sau, khi em sanh mạ mới cho nấu nước ngũ vị hương có lá muồng để tắm... Mỗi ngày mạ bắt em phải uống hai tô nước tiểu của trẻ con nữa hỉ !

    Quan Phủ lắc đầu :

    - Chi mà dữ rứa...

    Duyên cười nói :

    - Thì mạ cũng lo anh Bẩy không biết cử cho em mạ mới bảo chị Lụa là mỗi lần em vô trong phòng của anh Bẩy thì chị Lụa phải đi theo để khi cậu Bẩy đòi thì phải hầu hạ cậu Bẩy.

    Quan Phủ nhìn Duyên cười bằng cặp mắt lẳng lơ kéo Duyên vào lòng hỏi :

    - Rứa em có cử anh không ?

    Duyên mỉm cười khẽ tát Quan Phủ và nói :

    - Răng anh không hỏi là anh có cử cho em không, lại hỏi em có cử không ?

    Quan Phủ cười nói :

    - Em khôn quá hỉ, chứ cử rứa để mần chi ?

    Duyên nghiêm nghị chỉ vào thằng Phiên và nói :

    - Cử cho con, nó đang bú em cử vì trẻ con mà bú phải phạm phòng là đau đó...

    - Rứa hỉ !

    Duyên lại giải thích thêm :

    - Trước tê, chị Phủ không cử, vì chị không phải nuôi con, đã có vú nuôi rồi...

    - Ừ hỉ !

    Nhưng rồi Quan Phủ sực nghĩ ra điều chi bèn hỏi Duyên :

    - Rứa những cặp vợ chồng nghèo không có tiền nuôi vú cũng cữ rứa hỉ. Mà họ không cử, con cái họ có chi mô. Khéo vẻ chuyện cử chi nữa ! Em bằng lòng không hỉ !

    Duyên cười e lệ, nàng hiểu khi Quan Phủ đưa nàng về quê thăm gia đình ông đã có âm mưu đối với nàng. Duyên quay nhìn Quan Phủ với vẻ mặt lẳng lơ nói :

    - Em biết răng được !

    Quan Phủ cười thích thú :

    - Rứa hỉ !

    Duyên chỉ cười không nói năng chi hết...

    Bước chân đi từ bên ngoài vào làm Quan Phủ giật mình. Ông đứng dậy với nét mặt nghiêm nghị nhìn ra cửa thấy gã lính lệ bưng mâm cơm vô trên bàn và thưa :

    - Dạ thưa mời Quan Lớn ra thờ cơm...

    Quan Phủ quay lại phía Duyên hỏi :

    - Ra ăn cơm thím Bẩy.

    Duyên ở lại trong Phủ hai ngày đêm để chiều chuộng Quan Phủ. Mãi cho đến ngày thứ ba thầy Cai Tổng, chú của Duyên lên Huyện, Quan Phủ mới cho thầy Cai biết :

    - Thầy Cai à, thím Bẩy về thăm thầy Cai đó, đáng lẽ thím nớ về hôm qua nhưng tui giữ lại chờ thầy lên rồi cho thím nớ về luôn. À thím nớ cũng đem thằng cháu về đó...

    Thầy Cai mừng rỡ hỏi :

    - Dợ, bẩm Quan Lớn, cháu ở mô ?

    Quan Phủ đáp :

    - Thím Bẩy và cháu đang ở trong nhà đó, thầy Cai vô nhà chơi.

    Thầy Cai vái chào Quan Phủ rồi đi vào trong tư thất của Quan Phủ, thầy Cai vào trong nhà trong thấy Duyên nằm trên chiếc giường Hồng Kông của Quan Phủ. Thằng Phiên con trai của Duyên nằm bên mạ. Thầy Cai giật mình khi thấy con gái nằm trên giường của Quan Phủ. Thầy Cai vội hỏi :

    - Răng con lại nằm trên giường đó ? Trời ơi Bà Lớn biết có phải phiền không con ?

    Duyên cười nói :

    - Thì giường ni là của anh Phủ con nằm cũng được chớ răng nữa, chú à con về đây đã mấy hôm rồi, định về nhà nhưng anh Phủ biểu chờ cho chú lên hãy về... Hôm ni, chú lên con biểu anh Phủ cho tài xế đánh xe cho con và chú về nhà hỉ !

    Thầy Cai nghe Duyên nói với giọng hách dịch của một bà mệnh phu có vẻ mừng, bèn hỏi :

    - Trên Cụ Lớn cho phép con về thăm nhà à ?

    Duyên đáp :

    - Dợ... Mạ con cho con mang thằng cháu ni về thăm chú mạ, vì con sanh gần một tháng ni...

    - Rứa hỉ...

    Duyên hỏi :

    - Chú có bận chi không ?

    Thầy Cai gật đầu đáp :

    - Chú nghe tin Quan Huyện được vinh thăng Tri Phủ sắp đổi đi rồi nên chú lên hầu Quan Huyện coi có chuyện chi không ? Chú đang lo không hiểu Quan Phủ đi rồi, Quan Huyện mới đến ra răng ?

    Duyên cười đáp :

    - Chú yên tâm, con đã nói anh Phủ rồi. Khi con được tin anh Phủ sắp đi nơi khác, con có hỏi chuyện của chú, anh biểu, anh sẽ giới thiệu chú với Quan Huyện mới thì răng Quan Huyện mới đối với chú cũng như anh đối với chú trước tê.

    Thầy Cai mừng rỡ nói :

    - Rứa hỉ !

    Duyên khoe :

    - Chú nên yên tâm vì răng, anh Phủ con cũng cho Quan Huyện mới biết, chú còn thông gia của Cụ Thượng Thơ Bộ Lại thì răng, Quan Huyện cũng phải nể chú con ngoài nớ mà đối với chú khác thiên hạ chứ ?

    Thằng Phiên khóc đòi bú. Duyên quay lại ôm lấy con kéo về phía nàng, thầy Cai bảo với con gái :

    - Thôi chú ra ngoài công đường hầu Quan Huyện.

    - Dợ...

    Vừa lúc đó Quan Phủ vô trong tư thất thấy Duyên đang ngồi cho con bú, bèn ngồi sát bên Duyên kéo vai nàng lại rồi nói :

    - Lát nữa em về mí chú hỉ.

    Duyên cười đáp :

    - Dợ, anh cho tài xế đánh xe đến để con em và em về hỉ.

    - Ừ được rồi. Thầy Cai còn sang bên thầy Đề tính tiền công phí để nạp nữa, lát nữa thầy Cai sang anh biểu tài xế đánh xe cho em và con đi...

    Quan Phủ thấy Duyên nằm hở hang, dáng điệu thật lẳng lơ, bên vạt áo kéo lên cho thằng Phiên bú vẫn chưa kịp kéo xuống, bèn cuối xuống... Duyên mỉm cười đưa tay kéo cổ Quan Phủ thì có tiếng chân đi bên ngoài đi vào Quan Phủ giật mình đứng vội lên, còn Duyên vội vã quay lại giả vờ ôm con...

    Từ ngoài cửa, gã lính lệ đi vô lễ phép thưa :

    - Bẩm Quan Lớn, có thầy Lý Gương Xá đến đem lễ đến biếu Quan Lớn...

    Quan Huyện nghiêm nghị hỏi :

    - Thầy Lý Gương Xá mô ?

    - Dợ, bẩm thầy Lý đứng phía ngoài đang chờ lệnh của Quan Lớn...

    - Cho thầy nớ vô...

    Thầy Lý Gương Xá là một đàn ông ngoại tứ tuần, đầu mang búi tóc, chít khăn đóng, tay cầm ô, dáng điệu khúm núm, vừa bước vào nhà thấy Quan Phủ và Duyên bèn chấp tay :

    - Lạy Quan Lớn, lạy Bà Lớn.

    Quan Phủ sợ Lý Gương Xá lầm Duyên là bà Phủ bèn giới thiệu :

    - Đây là thím Bẩy em dâu của tui, thầy Lý có chuyện chi đó...

    Lúc đó, một gã đàn ông đội mâm quả, không biết thứ chi bên trong, còn một gã xách lồng gà vịt áng chừng mười con. Gã đội mâm quả, đặt mâm quả xuống rồi mở nắp ra bên trong đầy đậu xanh, hai cân đường, mứt, hai hộp trà tàu. Thầy Lý Gương Xá lễ phép thưa :

    - Dạ, bẩm Quan Lớn, chúng con được tin Quan Lớn vinh thăng Tri Phủ chúng con là người được nhờ vã Quan Lớn nhiều nên mừng Quan Lớn thăng quan gọi là có chút lễ vật kính dâng Quan Lớn gọi là phải đạo tớ thầy.

    Quan Phủ cười nói :

    - Làm chi mà thầy Lý có nhiều rứa, thầy Lý cũng nghèo, tui lấy răng tiện.

    Thầy Lý Gương Xá nài nỉ :

    - Bẩm Quan Lớn, xin Quan Lớn thương cho, vì Quan Lớn giúp chúng tui nhiều, những vật mọn ni đáng bao nhiêu mô. Vả lại đây cũng là thứ cây nhà lá vườn.

    Quan Phủ gật đầu :

    - Thầy Lý đã nói rứa, tui xin cám ơn hỉ. Thập Di mô đưa các thứ ni vô trong nhà hỉ.

    Thập Di gã lính lệ, hầu chào Quan Phủ nâng mâm quả tay xách lồng gà vịt đưa thẳng vô nhà trong, lát sau Thập Di đưa mâm quả và chiếc lồng không trả lại thầy Lý Gương Xá. Quan Phủ hỏi thầy Lý Gương Xá :

    - Tui sắp đi khỏi Huyện ni rồi, thầy Lý cần chi nữa không ? Tui nói thiệt tui cố giúp thầy Lý được việc chi tui xin giúp ngay đó hỉ.

    Thầy Lý Gương Xá nói :

    - Bẩm Quan Lớn, hồi trước Tết Quan Lớn có hứa cho con được cái Hàm Cửu Phẩm, không biết đã có kết quả chưa ?

    Quan Phủ cười đáp :

    - Chà thầy Lý không nhắc tui quên đó hỉ. Lần ni tui về Huế tui trình lại với chú tui, nếu tiện thầy Lý theo tui về Huế, thầy Lý giáp mặt xin với chú tui một tiếng là xong ngay...

    Thầy Lý chấp tay xá Quan Phủ rồi nói :

    - Bẩm Quan Lớn, hôm mô rứa Quan Lớn về, xin Quan Lớn cho chúng tui biết trước để chúng tôi thu xếp lên Huyện theo Quan Lớn về kinh.

    Quan Phủ gật đầu :

    - Được rồi, vài hôm nữa tui cho Thập Di về tin cho thầy biết hỉ, thôi tui cám ơn thầy Lý hỉ !

    Thầy Lý xá lạy Quan Phủ, mặt hớn hở, thầy Lý biết, hãy theo Quan Phủ về Kinh hầu Quan Thượng Bộ Lại, ít ra cũng phải biện ít lễ vật, rồi còn tiền trà nước. Một cái Hàm Cửu Phẩm ít ra cũng mất hàng ngàn bạc mới xong. Nhưng nhiều khi có tiền mà không biết tìm đúng cửa thì cũng khó mà được Cửu Phẩm với Hàm Cửu Phẩm, thầy Lý có thể lên tiên chỉ làng dễ dàng, và cũng có thể mần Cai Tổng cũng không khó, thầy Lý coi lời hứa của Quan Phủ là dịp may mắn cho thầy, thầy Lý Gương Xá mừng ra mặt.

    Sau khi thầy Lý Gương Xá ra khỏi tư thất, Quan Phủ quay lại thấy Duyên đang ngồi bồng thằng Phiên bèn nói :

    - Em về thăm gia đình bây chừ chứ để anh biểu Thập Di gọi tài xế lái xe đưa em về, à mà anh biếu hỉ, có ít gà vịt thầy Lý Gương Xá vừa biếu, anh cho em đem về biếu chú và mạ của em hỉ.

    Duyên cảm động trước cách đối xử đẹp của Quan Phủ, người anh chồng.

    - Dợ, em cám ơn anh...

    Quan Phủ vẫy Thập Di lại :

    - Chú Thập, xuống biểu chú tài lái xe lên để cô Bẩy đi hỉ, à chú sang bên văn phòng thầy Đề, coi thầy Cai đã xong việc chưa trình với thầy Cai là cô Bẩy đã sửa soạn về rồi, mời thầy Cai về luôn cho sớm... Sau đó, chú vô lấy chiếc lồng gà chi đó chia đôi chỗ gà vịt thầy Lý Gương Xá vừa biếu rồi đưa ra xe cho cô Bẩy hỉ...

    - Dợ...

    Duyên đặt con nằm xuống giường, nàng thu xếp quần áo vào chiếc va ly gấp tã lót của thằng Phiên, thu dọn lại, đợi thầy Cai đến là cùng ra xe.

    Bên ngoài tiếng máy xe hơi nổ, Quan Phủ nhìn ra cửa sổ thấy xe đã đỗ bên hông nhà bèn quay vô biểu Duyên :

    - Có xe rồi, em sửa soạn ra xe đi...

    Thập Di xách chiếc lồng đựng sáu con gà vịt ra xe, rồi vô đưa chiếc va ly của Duyên ra xe. Thầy Cai, chú của Duyên từ ngoài đi vô chấp tay chào Quan Phủ.

    - Bẩm Quan Lớn, thếu công điền của chúng tui đã nạp xong cho thầy Đề rồi, bây chừ xin phép Quan Lớn để về...

    Quan Huyện gật đầu :

    - Tui cho tài xế lái xe đưa thím và thầy Cai về đó, mời thầy Cai ra xe về...

    Duyên bồng con lại chỗ Quan Phủ đứng đưa thằng Phiên cho Quan Phủ và nói :

    - Em cho con về chơi anh hỉ.

    Quan Phủ đưa tay bồng thằng Phiên, khẽ hôn lên trán đứa nhỏ :

    - Ừ em và con về đi hỉ.

    - Quan Phủ trao thằng Phiên cho Duyên bồng ra xe, thầy Cai đã ra xe ngồi bên tài xế, còn Duyên ra thằng Phiên ngồi băng sau.

    Chiếc xe hơi lăn bánh ra ngoài cổng Phủ, mấy gã lính thấy thầy Cai ngồi trên xe của Quan Phủ, dáng điệu oai vệ bèn chấp tay chào, thầy Cai gật đầu hãnh diện. Duyên bảo gã tài xế :

    - Chú tài cho tui về Phú Xuyên hỉ ! Lần trước chú cũng lái cho tui về Phú Xuyên rồi phải không ?

    Gã tài xế gật đầu mỉm cười :

    - Dợ, lần trước tui lái xe đưa cô Bẩy về, cô Bẩy chưa có em nhỏ ni mà.

    Duyên cười gật đầu :

    Xe chạy bon bon trên lộ. Những đứa trẻ chăn trâu thấy xe hơi bèn vổ tay reo mừng. Những con trâu đang ăn cỏ nghe tiếng còi xe hơi giật mình nhẩy xuống ruộng, có con lồng chạy băng qua đường. Mỗi lần gặp trâu hay bò băng qua đường, gã tài xế phải thắng xe lại là hắn thò đầu ra cửa xe chửi :

    - Chết mạ chúng bây chừ, cho trâu ăn như rứa hỉ !

    Gần một giờ sau, xe chạy vô cổng làng Phú Xuyên. Mấy gã tuần phiên canh gát ngoài điếm nghe tiếng còi xe hơi tưởng Quan Huyện bèn đứng dậy, đứng nghiêm chào, kẻ chạy vào lấy dùi đánh mõ báo hiệu cho Lý Hương biết có Quan Huyện về nhưng khi trông thấy thầy Cai và Duyên ngồi trên xe không có Quan Huyện cả bọn ngơ ngác, e sợ...

    Xe hơi chạy đến tận ngỏ nhà thầy Cai mới ngừng. Đám trẻ con trong làng thấy có xe hơi đỗ ra coi, có đứa thấy xe chạy chậm bèn leo lên đàng sau ngồi, có đứa ngồi gò lưng đẩy chạy theo. Chúng reo hò ầm ỉ :

    - Xe ô tô của thầy Cai và cô Duyên bây ơi, ra coi xe hơi của thầy Cai và cô Duyên ở Huyện về...

    Dân chúng thập thò trong ngỏ nhìn ra với cặp mắt e sợ nể nang...

    Xe ngừng lại, tài xế xuống xe mở cửa cho cô Duyên bồng thằng Phiên xuống, thầy Cai cắp ô xuống sau. Bà Cai từ trong nhà thấy có xe hơi bèn chạy ra gặp Duyên bồng con đi vô bèn reo lên chạy ra đón Duyên. Bà Cai đưa tay bồng thằng Phiên, miệng xít xoa :

    - Chà cháu của ngoại đây à, ngoại coi cháu của ngoại ra răng, chà cháu của ngoại đẹp quá hỉ !

    Thằng Phiên đang lim dim ngủ trên tay mạ của hắn nay bị trao qua tay người khác, hắn hé mắt nhìn thầy bà Cai lạ nhe miệng khóc, bà Cai bèn dỗ cháu ngoại :

    - Nín đi hỉ, ngoại thương cháu mà... Ái chà hắn ti rồi nè... Con trai xấu hỉ, vừa khóc lại vừa ti, xấu quá hỉ...

    Hải đang xúc lúa ra phơi ngoài sân, Hải cởi trần trùn trục, đầu đội thúng lúa đầy đang xâm xâm chạy ra sân đổ, trông thấy Duyên bèn reo lên :

    - Chà, cô Duyên về đó hỉ ! Trông cô Duyên dạo ni mập ra đó hỉ.

    Duyên cười nhìn Hải, rồi hỏi :

    - Năm mới chúc anh Hải năm ni lấy vợ hỉ, răng anh Hải, bác và chị Cò mạnh hỉ !

    Bà Cai cười nói :

    - Nhà bây chừ chỉ còn có bà Hương thôi, cô Chúc đi lấy chồng năm ngoái rồi.

    Duyên ngạc nhiên hỏi :

    - Rứa hỉ, chị Chúc lấy chồng rồi hỉ, chị ấy lấy ai đó anh Hải ?

    Hải buồn rầu đáp :

    - Chị ấy lấy làm lẽ thằng Kiểm Vẫu trên xóm Giếng Chùa đó. Chắc cô Duyên còn nhớ thằng cha Kiểm Vẫu chớ hỉ.

    Duyên gật đầu đáp :

    - Chớ chú Kiểm Vẫu ở xóm Giếng Chùa có cô em gái đẹp là cô Chuyên phải không ?

    - Đúng rồi, Kiểm Vẫu đó !

    Duyên có vẻ tiếc cho cuộc đời của chị dâu Hải.

    - Răng chị Chúc lại lấy thằng cha Kiểm Vẫu, suốt ngày cờ bạc lại nhậu dử lắm...

    Hải cười chua chát đáp :

    - Rứa đó, hai người tằng tịu với nhau lâu rồi, mà trong nhà tui không ai biết hết, mãi về sau, tức là hồi tháng mười năm ngoái chị nớ mới có chữa thè lè rồi, không giấu được ai, bà nớ vác quần áo đến nhà thằng Kiểm Vẫu đánh ghen mấy trận rồi...

    Hôm gần Tết, chỉ có về thăm xắp nhỏ, gặp má tui chỉ mới khóc lóc van lạy biết mình dại rồi nhưng bây chừ biết răng được, đàn bà mà khôn ba năm dại có một giờ thôi.

    Duyên chép miệng thương hại :

    - Tội chưa, rứa mấy đứa con của chị mí anh Chúc bây chừ ra răng ở mí ai. Có đứa mô theo chị nớ không ?

    Hải đáp :

    - Mấy đứa ở mí mạ tui hết... Chả có đứa mô theo chị nớ, hôm chị nớ về thăm chúng nó, đứa mô cũng lánh mặt, không muốn nhìn mặt mạ chúng nó nữa, làm chị nớ khóc quá. Nghĩ cũng thương hại.

    Bà Cai có vẻ nghiêm khắc mắng :

    - Thương chi, cái thứ thối da dầy da nớ... Ở vậy thờ chồng nuôi con, trong xóm ngoài làng ai nấy cũng quý hết, bổng nhiên trở chứng theo thằng nớ thì răng mà chịu chớ chi nữa hỉ.

    Bà Cai trông thấy gã tài xế đang mở thùng xe đàng sau lấy va li của Duyên, mấy lẳng mây đầy đồ vật và một ít gà vịt bèn giục Hải :

    - Hải, ra xách chiếc va li của chị Duyên mí, đồ đạc chi đó vô trong nhà đi con.

    Duyên hãnh diện khoe :

    - Dạ, thưa mạ ít gà vịt là của anh Huyện biếu cho chú và mạ, còn mấy lẳng mây là của chú và mạ của con trên Huế mí nhà con biểu đưa về biếu chú mạ đó...

    Bà Cai sung sướng hãnh diện nói :

    - Rứa hỉ, Cụ Lớn trên nớ và Quan Huyện còn cho chi nữa...

    Lúc đó, Mỹ, em gái của Duyên vừa đi cấy cỏ ngoài ruộng quần áo ướt sủng thấy xe hơi vô trước cửa không biết chuyện chi thì mấy đứa trong làng đã mách với Mỹ :

    - Thầy Cai mí cô Duyên vừa ở Huề về đó hỉ chị Mỹ.

    Nghe nói Duyên về, Mỹ mừng rỡ chạy vô thấy Duyên bèn reo lên :

    - Chị Duyên, chị vừa về hỉ, cháu mô rồi...

    Duyên nhìn Mỹ mỉm cười đáp :

    - Mỹ đó hỉ, em đi cào cỏ lúa à, cháu nằm trong nhà mạ vừa bồng nó đó... Trông cô Mỹ dạo ni mập mạp xinh hẳn lên...

    Nghe Duyên nói đến Mỹ, Hải có vẻ sượng sùng, từ hôm Duyên về Huế cách ni đã bảy tháng rồi... Hải với Mỹ vẫn khắn khít. Họ yêu nhau tha thiết. Mỹ đã dâng tất cả cho Hải rồi, nên chuyện củ cứ tái đi, tái lại mãi, có điều may mắn là Mỹ vẫn chưa có chi hết, nên chả ai biết rõ mối tình của họ. Bà Cai đã hứa gã Mỹ cho Hải nhưng chỉ muốn lợi dụng làm công việc đồng áng cũng như việc trong nhà nên bà Cai chưa cho cưới. Bà Cai mới nhận trầu dạm ngỏ vấn danh mà thôi.

    Hải vốn thật thà nên khi chung đụng với Mỹ, chàng đã thú thật với người vợ chưa cưới việc chàng với Duyên, Mỹ đâm ghen với chị nhưng vì Duyên đã trở về với cậu Chó nên việc ghen tuông chỉ phớt qua, hôm ni bỗng nhiên trở về, đang nói chuyện với Hải thì Mỹ về nàng đâm lo và ghen.

    Mỹ thấy Hải đang xách va ly của Duyên vào nhà nàng đi vội vô trong bếp cất cào cỏ rồi đi thay quân áo. Thay xong quần áo, Mỹ đi ra nhà ngay thì vừa lúc Hải cũng đi xuống nhà ngang lấy chổi chà ra quét lúa, Mỹ nhìn Hải mỉm cười hỏi :

    - Mần chi đó anh Hải ? Hôm ni tha hồ mà sướng hỉ !

    Hai nghiêm nghị đáp :

    - Đi lấy chổi quét lúa, chi mà em biểu sướng ?

    Mỹ cười nhí nhãnh đưa tay véo vào cánh tay của Hải, làm Hải suýt la lên vì đau, Mỹ nói :

    - Chị Duyên về, anh không thích hỉ.

    Hải biết Mỹ đã ghen chàng cười nói :

    - Cô Duyên đã có chồng rồi còn chi nữa.

    Mỹ bĩu môi nói :

    - Rứa trước không có chồng hỉ, tui nói thiệt đó hỉ, lần ni anh làng chàng đến chị nớ thì anh biết tui...

    Hải cười nói :

    - Chi mà rắc rối rứa cô Duyên lại đã có con rồi còn chi nữa...

    Mỹ gay gắt nói :

    - Con anh đó hỉ !

    - Bậy, nói rứa mà cô Duyên nghe được thì phiền đó hỉ. Cô nớ là con dâu của Cụ Thượng Bộ Lại.

    Mỹ bĩu môi ra dáng khinh bỉ nói :

    - Dâu Cụ Thượng thì răng ? Chị nớ cũng là đàn bà chớ...

    Hải nghe nói với giọng ghen luông bèn cười nói :

    - Thôi, không nói chuyện mí cô nữa, cô toàn nói bừa.

    Hải định quay lại thì Mỹ nghiến răng nắm tay Hải, làm Hải nhăn mặt, há miệng định la, Mỹ thách thức...

    - Anh la đi...

    Hải cười làm lành :

    - Ừ thôi, anh ra quét lúa không mạ chửi đó hỉ...

    Bên ngoài bà Cai lên tiếng gọi :

    - Hải ơi, mần chi đó, gà đang ăn thóc tê...

    Hải vội lên tiếng :

    - Dạ, con đang kiếm cái chổi ra quét lúa...

    - Chổi trong bếp đó, biểu con Mỹ kiếm cho.

    Hải quay lại cười nói khẽ :

    - Thấy chưa. Mạ biểu em kiếm chổi đó hỉ... Nè em muốn anh méc với mạ không ?

    Mỹ quắc mắt thách thức :

    - Thách đó.

    Hải la lớn :

    - Thưa mạ...

    Mỹ nghe thấy Hải la lớn vội bịt miệng Hải lại, thì bên ngoài bà Cai :

    - Chi đó Hải.

    Hải cười đáp :

    - Dạ con tìm thấy chổi rồi...

    Nghe Hải nói Mỹ tức cười, Hải vùng khỏi tay Mỹ cầm chổi đi ra. Mỹ nhìn theo Hải mỉm cười :

    Lúc đó, Duyên cũng đi vô bếp thấy Mỹ đứng một mình bèn hỏi :

    - À dì Mỹ nè, lát nữa tui biếu dì mấy chiếc áo tui may ngoài Huế, vải tốt và đẹp lắm. Tháng mô đám cưới của dì đó. Mỹ e lệ đáp :

    - Em cũng không biết nữa...

    - Răng lạ rứa ?

    - Mạ chưa chịu cho anh Hải đi cưới.

    Duyên cau mặt nói :

    - Mạ răng lại rứa, Hải cũng đã làm rể nhà mình gần hai năm rồi còn chi nữa mạ không cho Hải cưới dì cho rồi.

    Mỹ và Duyên đứng nói chuyện với nhau thì từ bên nhà thằng Phiên khóc đòi bú. Duyên vội vã bảo với Mỹ :

    - Chị lên trên nhà bồng cháu đó hỉ. Mỹ lên trên ni ngồi nói chuyện với chị.

    Mỹ từ chối khéo :

    - Em còn phải cho heo ăn đã rồi lên.

    Được tin Duyên về, bà con lối xóm, bà Nhiêu Thắng mạ của Hải cũng sang hỏi thăm, Duyên lấy quà ra biếu mỗi người một chút, giữa lúc Duyên vừa cho con bú vừa ngồi nói chuyện với bà con lối xóm, thì gã tài xế lái xe hơi của Quan Phủ, anh chồng của Duyên vô lễ phép hỏi :

    - Thưa mợ bẩy, mợ Bẩy có về Huyện hay mợ ở lại đây, cháu xin đánh xe về Huyện.

    Duyên gật đầu với dáng diệu kẻ cả nói :

    - Thôi chú về đi, chú tính giúp hộ anh Huyện tui là hôm mô tui về tui sẽ cho người lên Huyện trình cho anh tui biết, để xin anh tui cho chú đánh xe về đón mạ con tui.

    - Dợ.

    Thầy Cai lấy 1đ00 dúi vô túi gã tài xế và nói :

    - Bác tài cầm tiền hút thuốc hỉ...

    - Dợ cám ơn thầy Cai...

    Buổi chiều hôm nớ, trong nhà thầy Cai rộn rịp những người đến thăm Duyên, họ thấy Duyên làm dâu Cụ Thượng Bộ Lại nên họ tưởng Duyên thân thế lắm. Nhiều người đến nịnh bợ để mong nhờ cậy thế lực của Duyên.

    Hải và Mỹ dọn thóc phơi ngoài sân, đổ vô bồ. Gai đình thầy Cai coi Hải như là con cái trong nhà. Hải chính thức gởi rể ở nhà thầy Cai. Bà Nhiêu Thắng, mạ của Hải đã đem lễ vật sang làm lễ vấn danh, xin Mỹ cho Hải, vợ chồng thầy Cai đã chấp nhận nên Hải vẫn thường sang nhà thầy Cai làm lụng giúp đỡ chú mạ vợ. Câu chuyện lẳng tịu giữa Hải và Duyên, thật ra chỉ có Duyên Hải rồi đến Mỹ biết vì Hải đã thú thật với Mỹ. Chàng trai nơi đồng áng đó, coi việc thú nhận với vợ chưa cưới chuyện anh ta với Duyên là một sự thật, trung thành của người chồng đối với vợ. Nhiều lúc Mỹ và Hải gần nhau Mỹ vẫn thường đay nghiến Hải về chuyện giữa Hải và Duyên. Lần ni, Duyên về quê thăm gia đình, Mỹ lại đem chuyện củ đay nghiến Hải...

    Buổi chiều hôm nớ, Mỹ và Hải cùng đi gánh nước giếng. Ở nhà quê, ban ngày để làm việc đồng áng hoặc quét dọn trong nhà, chiều tối mát mẽ mới đi gánh nước về dùng.

    Mỹ sắp soạn quanh gánh và hỏi Hải ?

    - Đi gánh nước chớ ?

    Hải gật đầu :

    - Ừ, anh với em đi gánh hỉ !

    - Chớ răng nữa, không tui mí anh thì chẳng lẽ gọi chị Duyên đi gánh nước à. Anh có muốn chị nớ đi gánh không để tui vô biểu cho, để anh chị thủ thỉ mí nhau... Rõ ghét, thấy người ta về là lấm la, lấm lét, bộ mặt mi rứa mà gian lắm đó hỉ.

    Hải cười nói :

    - Đó hỉ, chỉ toàn là em nói chứ anh có nói chi mô ?

    - Anh không nói ra miệng nhưng lòng anh thích...

    - Em là thầy bối hả...

    - Thôi đừng chối nữa, rồi anh thấy tui nghen...

    Nói xong Mỹ đưa tay định véo Hải, Hải giật mình né tránh :

    - Trời ơi, chơi chi mà dữ rứa, véo đau quá mà em...

    - Rứa cho anh chừa, thiệt ghét...

    - Thôi đi gánh nước, đứng nơi ni, mạ nghe được răng mạ cũng chửi đó hỉ. Em ác quá mà...

    Mỹ có vẻ liều :

    - Mạ chửi thì nghe.

    Hải biết tánh của Mỹ bướng bỉnh, chàng đành phải đấu dịu...

    - Thôi đi gánh nước rồi ra ngoài giếng em muốn nói chuyện chi anh cũng bằng lòng hết.

    Mỹ nguých Hải :

    - Nè anh đừng có nói vô đó hỉ. Mần chi thì mần ai thèm mà nói rứa hỉ.

    - Thì còn nói răng nữa. Anh biểu em muốn mần chi anh được chứ răng ? Ra ngoài giếng em có cần xô anh xuống giếng anh cũng bằng lòng mà.

    Mỹ cười :

    - Liều đó hỉ !

    - Mô, anh liều răng mà biểu anh liều.

    Mỹ cười nhấc đôi thùng lên giục :

    - Thôi đi...

    Hải cười :

    - Răng không ở lại nữa.

    Mỹ cáu :

    - Anh trêu tôi phải không ?

    Hải cười :

    - Mô, anh trêu em mô ? Anh hỏi em răng không đứng lại lúc nữa.

    Mỹ nghiến răng đưa tay véo thật đau làm Hải méo mặt la : "ôi" làm Mỹ phải buông tay ra.

    - Chi mà la rứa đi...

    Mỹ và Hải đi giếng làng....

    Trời về chiều, ánh nắng chiều hôm vàng rực. Gió hây hây thổi... Trên đường làng, bầy trâu trên đồng cỏ trở về, những đứa mục dồng đội nón mê, tay câm roi tre, trên mình trâu, miệng khẻ kêu, (Nghé Ngọ... Nghé Ngọ...) Thỉnh thoảng lại quay lại coi mấy con Nghé con có theo mẹ chúng về chuồng không ?

    Hải và Mỹ thấy đàn trâu đi ngược lại nên cả hai người cùng né vào xát hàng rào dâm bụt để tránh. Một gã mục đồng thấy Hải và Mỹ bèn hỏi :

    - Răng gánh nước sớm hỉ, anh Hải, chị Mỹ.

    Hải cười đáp :

    - Chi mà sớm, bây chừ cũng đã gần tối chi nữa, lát nữa giếng đông khó lấy nước lắm...

    Một đứa có vẻ láu lĩnh thấy Hải và Mỹ đi với nhau bèn hát.

    - "Con gái mà chơi mí con trai...

    Về sau đôi vú bằng hai quả dừa..."

    Mỹ trừng mắt nhìn đứa trẻ vừa hát câu ca trên hỏi :

    - Mi hát chi rứa thằng quỷ con Mấm ?

    Mấm, tên gã mục đồng láu lĩnh cười đáp :

    - Thì hát chuyện đời xưa mà chị Mỹ...

    Mỹ chửi :

    - Xưa chi, xưa cái tổ mạ mi nớ. Mi láo vừa rứa hỉ, không tao méc với mạ mi đó thằng ôn quỷ à.

    Thằng Mấm cười hỏi :

    - Tui hát vì thì việc chi đến chị mà chị chửi tui, còn dọa méc mạ tui nữa, chị cậy lớn bắt nạt phải không ? Chị có giỏi bắt nạt anh Hải đó hỉ. Anh Hải à...

    Thằng Mấm vừa gọi tên Hải vừa híp cả mắt cười. Hải nhìn thằng Mấm cười nói :

    - Chi đó Mấm ?

    - Đó, chị Mỹ bắt nạt anh Hải tê coi mô ?

    Mỹ quắc mắt nhìn Hải...

    - Răng, anh Hải thì răng tao sợ hỉ.

    Mấm thách thức :

    - Không sợ thì bắt nạt anh nớ coi răng ?

    Hải cười nhìn Mấm nói :

    - Thôi mi ơi, cô nớ bắt nạt cả tao nữa đó !

    Mấm cười :

    - Rứa hỉ, anh cũng sợ chị Mỹ hỉ ! Rứa thì.

    - "Mần trai rửa bát quét nhà

    Vợ kêu thì dạ bẩm bà con đây".

    Hải cười :

    - Tổ mạ thằng nầy xỏ lá...

    Mỹ cười thích thú :

    - Rứa mí đáng anh.

    Cã lũ mục đồng cười rộ làm Mỹ thẹn đi vội, Hải đi theo Mỹ cười nói :

    - Em thấy không, cả làng ni biết anh sợ vợ đó hỉ.

    - Không biết xấu hổ còn méc chi nữa hỉ...

    Hải liều :

    - Vợ tui tui sợ, mô sợ vợ người ta làm người ta cười...

    Mỹ đưa tay véo vào cổ tay Hải, Hải vội vàng né tránh làm hai chiếc thùng chênh vênh suýt rơi, Hải vội đỡ hai đầu gánh cho thùng khỏi rơi... Hải nhìn Mỹ cười :

    - Chơi chi cứ véo đau quá mạng ! Nè không chơi lối nớ mô hỉ.

    Mỹ cười :

    - Răng anh cứ trêu tui.

    - Trêu lúc mô ?

    Hải và Mỹ ra đến giếng Chùa chỉ có vài người đang múc nước, Hải lấy gàu múc nước đổ vào thùng của Mỹ xong đôi thùng nước, rồi mới đổ nước vào thùng của mình. Mỹ ngồi dưới gốc cây chờ Hải múc xong nước bèn đứng dậy, xỏ đòn gánh vào quang để gánh về, Hải cũng gánh chạy theo. Hải và Mỹ gánh nước cho đến khi trời tối mới đầy được một bể nước. Hải bảo với Mỹ :

    - Gánh nước xong rồi em có ra sông tắm không ?

    Mỹ cười nói :

    Anh có đi tắm không đã.

    - Có !

    - Rứa em cũng đi...

    - Xong gánh ni, anh rẽ vô nhà lấy quần áo đi tắm, em cũng lấy quần áo bỏ vô thùng rồi ra sông tắm...

    Mỹ gật đầu. Lần này Hải và Mỹ ra sông gánh nước rửa không phải nước ăn. Từ nhà Mỹ ra sông gần hơn ra giếng Chùa, hai người tìm chỗ vắng để xuống tắm.

    Trời trong không gợi mây, sao sáng tuy không có trăng nhưng nhờ trời quang đãng, giòng sông Thủy Bình lặng lẽ trôi. Mỹ nhìn Hải cười hỏi :

    - Em xuống trước hỉ.

    Hải cười gật đầu :

    - Ừ...

    Mỹ gánh hai thùng không đi xuống bực đá, đưa thùng gạt bờ nước rồi múc hai thùng nước quảy lên trên đá. Sau đó, nàng mới đi xuống tắm, thấy Mỹ để cả quần áo đi xuống tắm, Hải cười nói :

    - Chi mà bận cả quần áo rứa. Có ai mô ?

    Mỹ cười :

    - Anh chớ còn ai nữa !

    Còn tiếp....

    Comment


    • #32
      Cậu Chó

      Phần 32
      Nơi nhà Cụ Thượng, sau khi cơm nước xong, mụ Tám Canh hỏi lại Cửu Mành về việc thầy Đội Canh về kinh hầu Cụ Lớn. Cửu Mành cười nói :

      - Tui kéo xe hầu Cụ Lớn nên lần mô thầy Đội về tui cũng gặp, mà hể gặp là tui đem chị ra tui hù thầy, thầy nớ sợ tái mặt. Ấy nớ, lúc đó tui mới biết, thầy Đội Canh vẫn còn ngán bà vợ quý đó lắm mà...

      Cái lối nói móc lò của Cửu Mành làm mụ Tám đâm tức :

      - Ăn nói tử tế được vài câu mi lại sắp nói sỏ lá rồi. Cái ni mà mi biểu là vợ quý ?

      Cửu Mành cười đáp :

      - Thì thầy Đội sợ chị chứ răng nữa ! Có bà vợ quý thầy mới sợ chớ sợ hư đời mô thầy nớ sợ. Tui nói thiệt mí chị hỉ, tui nói sai ông bà vật tui chết tươi không kịp ngáp nữa... Mỗi lần tui dọa thầy Đội là chị đang hăm thưa thầy Đội với Cụ Lớn để xin đổi thầy Đội về kinh đối chất, giữ thầy Đội lại, khổ không có ai đi Đội Lệ các tỉnh nữa. Thầy Đội hoảng hồn lo sợ, van lạy tui mần răng can được chị, đừng để chị kiện cáo về kinh thì thầy nớ chết... Tiền mô mà nuôi vợ con hỉ !

      Mụ Tám Canh thích thú nói :

      - Rứa mi ! Mi hăm nớ rồi nớ mần răng...

      Cửu Mành cười đáp :

      - Thì còn mần răng nữa, tui hăm thầy Đội cũng chả khác chị Lý vừa hăm tui đó...

      Chị Lý cuống lên nguých Cửu Mành :

      - Anh ni thiệt ởm ờ, tui hăm anh răng ?

      Cửu Mành cười đáp :

      - Thì chị hăm lên méc Cụ Bà và cũng như chuyện chị hăm la lớn đó hỉ, chị còn nhớ không chị Lý ?

      Nghe Cửu Mành nói, chị Lý Gương Xá ngượng nghịu. Chị nhớ đêm trước Cửu Mành vào buồng cậu Bẩy. Chị Lý hơi đỏ mặt, đấm vào vai Cửu Mành nói :

      - Anh quỷ ni, lúc mô cũng đùa được.

      Mụ Tám Canh cau mặt, chủi thề :

      - Thằng khốn nạn ni nhiều chuyện lắm nghen... Mi liệu hồn mi, choa mà méc với Cụ Bà thì mi chết một cửa tứ ! Mi muốn chết choa cho chết mà...

      Cửu Mành cười nói :

      - Mần chi mà chị hăm he dữ rứa chị Tám. Tui chết rồi chị còn ai mà hăm nữa... Nhà ni không có tui cũng vui đó hỉ. Tuy rứa mà tui cũng làm cho các chị vui chớ có răng chừ, tui mần mấy chị buồn mô hỉ... Thiên hạ, còn khối kẻ mần cho các chị buồn thúi ruột, các chị cũng không hăm mấy thằng nớ, lại hăm tui mần chi cho tội nghiệp...

      Mụ Tám cười nói :

      - Nhưng chú ăn nói lộn xộn lắm...

      Chị Lý gật đầu, cười nói :

      - Ừ hé, có anh Cửu cũng vui mà bác Tám, anh nói năng rứa mà vô hại, trong nhà vui vui, chớ không có anh ấy, có khi ngồi nhìn nhau buồn thúi ruột...

      Cửu Mành cười nói :

      - Đúng đó, không có tui, chị Tám nhớ thầy Đội còn chị thì nhớ anh Lý rồi hai người ngồi nhìn nhau mà khóc phải không ? Có tui lúc ni cũng đóng vai thầy Đội, khi tui đóng vai anh Lý làm cho hai chị đỡ nhớ, đỡ buồn có phải vui vẻ không hỉ...

      Mụ Tám Canh ranh mãnh biết Cửu Mành nói móc lò, xỏ lá, nên bất ngờ mụ Tám rút chiếc chổi lông gà quét xe ra tay nhà quất vào vai Cửu Mành đen đét làm Cửu Mành cuống lên nhảy cững :

      - Chơi chi lạ rứa chị Tám, tôi nói thiệt răng chị lại đánh tui chị Tám ?

      Mụ Tám Canh lắc đầu nói :

      - Chú xỏ lá, đểu giả. Chú ăn nói rứa mà nghe được à. Chú nói, lúc chú làm lão Đội nhà tui, khi chú làm anh Lý rứa là chú chồng của tôi mí chồng của chị Lý hả... Từ ni thì chừa cái lối nói xỏ lá đó hỉ... Con mô chứ ni, mi đừng qua mặt lối xỏ lá đó hỉ mà vỡ mặt đó con ơi...

      Nghe mụ Tám Canh nói, chị Lý mới vỡ lẽ, thì ra Cửu Mành nói vơ vào, xỏ lá, chị Lý cười nói :

      - Ừ hé, anh Cửu ni rứa mà đểu hỉ. Đánh nữa đi chị Tám...

      Mụ Tám Canh giơ roi lên định đánh thì Cửu Mành đã nắm lấy roi, van lạy :

      - Thôi mà chị Tám, mần chi mà chị hung dữ rứa, em lỡ một chút chớ đã mất vốn, mất lãi chi mô mà chị nỡ đánh em như ri...

      Mụ Tám Canh giằng roi ra định đánh nữa thì từ phía cửa buồng cậu Bẩy tiếng khóc vang lên. Chị Lý cuống lên nói :

      - Cậu Bẩy dậy...

      Mụ Tám buông roi. Cửu Mành chạy vụt ra sân...

      Chị Lý vội vã chạy vội vô ôm lấy cậu Bẩy khẽ nựng :

      - Đây chị Lý đây, cậu dậy rồi đó hỉ... Mi mi cho cậu hỉ...

      Cậu Chó đưa tay chới với. Chị Lý ôm lấy cậu Bẩy đặt vào lòng vạch vú cho bú. Cửu Mành đứng bên ngoài ngánh nhìn vào chị Lý trong dáng điệu hiền lành đang cho cậu Bẩy bú. Cửu Mành liều đẩy cửa vô. Chị Lý nghe tiếng động ngoảnh ra thấy Cửu Mành bèn hỏi :

      - Anh đi mô đây ? Vô trong ni mần chi ?

      Cửu Mành trơ trẽn đáp :

      - Vô thăm em mà em Lý... Anh nhớ em quá chừng đó hỉ...

      Chị Lý nguých Cửu Mành :

      - Nè tui không bằng lòng nữa đâu đó hỉ... Tối qua là anh bức tui. Bây chừ anh mà mần rứa, mạ chồng tôi đã về rồi là tui la lên đó nghen. Lúc đó anh đừng trách tui ác...

      Cửu Mành cười đau khổ :

      - Anh mần chi mà em Lý giận anh. Anh thương em mà em Lý...

      Chị Lý bĩu môi :

      - Thương chi, thương rứa hỉ... Thôi đi anh, tui đã biểu là thôi đó hỉ, lần ni là anh không bức được nữa đâu hỉ...

      Cửu Mành nham nhở đáp :

      - Có răng chừ anh bức em mô ? Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn chúng mình thương yêu nhau mà...

      Chị Lý im lặng không đáp. Chị bắt chân chữ ngũ ngồi bên mép giường tay vỗ vào mông cậu Bẩy dỗ :

      - Cậu Bẩy bú no rồi ngủ hỉ, cho chị Lý đi giặt quần áo cho cậu Bẩy nghen...

      Cửu Mành cười nói :

      - Thôi em cứ ngồi đó với cậu Bẩy để quần áo đó anh giặt hộ cho em. Mần chi mà em phải khó nhọc rứa...

      Chị Lý gắt :

      - Tôi không mượn anh. Anh giặt bẩn như hủi, người ta phải giặt lại hỉ...

      Cửu Mành cười :

      - Em đã nhờ anh giặt lần mô mà em đã chê. Em cứ để anh giặt hộ cho em mớ quần áo coi em có phải giặt lại không hay là sạch ra phết. Tay anh còn mạnh, kỳ sà bông thì mần răng mà bẩn cho được...

      Nói rồi Cửu Mành thu lại mớ quần áo vứt dưới đất và ít quần áo của cả chị Lý để trên giường đem đi giặt. Chị Lý nhìn theo Cửu Mành thương hại...

      Cửu Mành đem mớ quần áo ra giếng để giặt. Tất cả quần áo đó, Cửu Mành để trong chiếc chậu thau đồng bự, cắp bên hông đưa ra giếng. Hắn lấy nước xối lên đống quần áo rồi đưa tay nhúng ướt tất cả mới đem từng cái ra giặt. Cái lối nịnh đầm ni của Cửu Mành thật hữu hiệu. Cửu Mành đã thuộc làu cái tâm lý thích đàn ông hầu, của phụ nữ nhất là đám phụ nữ bình dân như chị Lý, mụ Tám. Việc làm của Cửu Mành sẽ mần cho chị Lý thương hại hắn. Rồi từ thương hại đến chuyện thương yêu chả còn bao xa nữa. Cửu Mành giặt xong mớ quần áo của cậu Bẩy, mớ quần áo của chị Lý, rũ nước sạch đem phơi ngoài sân.

      Chị Lý cho cậu Bẩy bú, dỗ cho cậu Bẩy ngủ xong, đặt cậu trên giường mới ra sân thấy Cửu Mành đang phơi mớ quần áo của chị, chị Lý mỉm cười thích thú. Chị không ngờ Cửu Mành lại chịu khó như rứa... Mụ Tám Canh từ trên nhà chỗ phu nhân ở đi xuống, thấy Cửu Mành phơi quần áo bèn hỏi :

      - Quần áo của ai mà chú giặt phơi đó chú Cửu ?

      Cửu Mành có vẻ ngượng trước câu hỏi móc họng của mụ Tám, Cửu Mành vờ như ngớ ngẩn :

      - Thấy quần áo để bộn không ai giặt nhân tiện giặt mấy bộ quần áo của tui giặt luôn rồi của ai thì người nớ lấy... Có phải của chị không chị Tám ?

      Mụ Tám lắc đầu :

      - Quần áo của cậu Bẩy và của chị Lý đó. Thằng ni hôm mi ngoan quá hỉ... À, hé mi ngoan quá rứa, ai mà không quý, chớ mi chộn rộn lạo xạo xỏ lá người mô cũng ghét mi hết đó Cửu à...

      Cửu Mành cười nói :

      - Thôi chị Tám ơi, chị đừng cho tui uống nước đường nữa đi chị Tám. Hôm ni bỗng nhiên tui thấy thì giặt chứ mô phải tui cứ đi hầu đàn bà như ri thì đời tui tới số rồi còn chi nữa.

      Mụ Tám Canh cười khanh khách nói :

      - Thằng quỷ hầu đàn bà thì răng ? Nhà có phúc thì chồng mới hầu vợ, còn nhà vô phúc thì vợ mới phải hầu chồng... Chồng mà biết hầu vợ tức là gia đình êm ấm, không xào xáo, anh chồng cũng không chơi bời chộn rộn làm cho gia đình mất hết hạnh phúc...

      Cửu Mành lắc đầu nói :

      - Thôi thì hư răng cứ hư, mất răng cứ mất chứ cứ hầu tối ni thì tui chết, giặt hết mớ quần áo ni đến ho lao mất chị Tám ơi...

      Chị Lý nghe Cửu Mành nói đâm thương hại Cửu Mành. Chị Lý cho rằng, Cửu Mành quá yêu chị Lý mà giúp đỡ, giặt quần áo của cậu Bẩy và của chị hộ, chị Lý cảm động trước việt làm của Cửu Mành. Người đàn bà thường chết vì sự cảm động đó. Bởi vậy, khi nghe Cửu Mành nói, chị Lý vội lên tiếng :

      - Thôi anh Cửu ơi, để quần áo đó tui giặt cho. Chà hôm ni anh Cửu tử tế quá mà, thấy tui hơi bận nên giặt hộ mớ quần áo đó bác Tám à...

      Cửu Mành cười nói :

      - Xong rồi bi giờ chỉ phơi nữa thôi, chị Lý ơi để tui phơi luôn cho để một công nữa chớ tui giặt rồi chị phơi mất hết cả lòng tử tế của tui mà chị Lý...

      Mụ Tám Canh cười, cầm mớ quần áo bẩn của chị ra chỗ Cửu Mành giặt nói :

      - Bây chừ chú Cửu tử tế giặt hộ chị mớ quần ni nữa thì thật là tốt hết chổ nói...

      Cửu Mành giẫy nẩy :

      - Thôi chị Tám ơi, tui lạy chị đó hỉ, tui giặt như ri là nát nhừ cả hai bàn tay rồi, làm răng mà giặt thêm được nữa...

      Mụ Tám Canh cười nhúng hết quần áo vào chậu thau giặt của Cửu Mành và nói :

      - Thôi thì luôn tay chú giúp hộ chị hôm ni, rồi sau ni có chi tui lại giúp chú. Nếu chú không tiện tay thì chả răng chừ biểu chú mần hộ mô cho tui hỉ.

      Củu Mành nhìn thấy mớ quần áo bẩn của mụ Tám bèn lắc đầu nói :

      - Răng được quần áo bẩn của chị như ri mà chị bắt tui giặt thì chết tui rồi con chi nữa...

      Mụ Tám cười nói :

      - Răng chú giặt được quần áo của cô Lý ? À té ra chú ni gian hỉ...

      Nghe mụ Tám buộc tội gian, Cửu Mành đâm hoảng đáp :

      - Tôi gian cái chi ? Thấy quần áo để chộn rộn một đống nhân tiện đi giặt thì tui giặt hộ chớ tui mần chi mà chị biểu tôi gian ? Chị ni toàn buộc tội chết cho thiên hạ thôi. Răng chị không để phúc lại cho con cháu, chị không nghĩ đến ngày thầy Đội quay đầu lại với chị, chị ác mần chi mà ác dữ rứa chị Tám ?

      Nghe Cửu Mành nhắc đến lão Đội Canh, thằng chồng khốn nạn đã phụ phàng vợ, mụ Tám Canh cáu mặt chửi thề :

      - Nè, tui nói thật đó hỉ, chú mà nhắc đến thằng Đội Canh là tui đè mồ tổ cả chú lẫn hắn ra tui chửi đó hỉ. Tui mà chửi thì cố mà lắng tai nghe cả hai đứa...

      Nói rồi, mụ Tám để chiếc chậu thau đồng sang bên nói :

      - Giặt xong chưa, để đó cho tui giặt...

      Cửu Mành biết mụ Tám Canh đã cáu, hắn vội làm lành :

      - Rứa, không để em giặt hộ chị à...

      Mụ Tám Canh đanh đá :

      - Thôi, chú mần chi thì mần đi, tui không cần chú nữa. Nhờ chú chút việc chú lại sắp nói móc lò đó hỉ... Chú mà trêu vô tui thì mồ tổ, của chú tui cũng đào lên...

      Cửu Mành sững sốt hỏi :

      - Răng chị lại chửi tui ?

      Mụ Tám Canh vẫn giữ giọng đanh đá :

      - Còn răng nữa, chuyện chi mà chú lại lôi cả thằng Đội Canh vô đây nữa ? Chuyện giặt giủ quần áo ni mắc mớ chi mà chú lôi thằng khốn nạn thằng Đội Canh vô để chú nói móc tui...

      Cửu Mành biết mình nói hớ bèn nói chữa :

      - Thôi mà chị Tám, lỡ lời một câu mà chị chửi tùm lum rứa thật chị quá rồi chị Tám ơi... Bây chừ tui xin tạ tội mí chị bằng cách giặt hết chỗ quần áo ni cho chị, chị bằng lòng chưa chị Tám...

      Chị Tám Canh cười nói :

      - Tùy ở chú đó, còn tui muốn thử chú coi chú có tốt không chứ giặt quần áo ni đã chết chóc ai mô mà tui lo...

      - Thôi mà chị Tám, chị cứ để em xin giặt cẩn thận... Rứa là sướng chị hỉ chị Tám. Chị vừa được chửi người ta lại vừa được người ta hầu như ri thì còn chi nữa...

      Mụ Tám mỉm cười đứng lên, để chậu quần áo bẩn cho Cửu Mành giặt. Mụ vô trong nhà gặp chị Lý, chị Lý cười nói :

      - Rứa mới được, chị phải mần rứa Cửu Mành mới sợ...

      Mụ Tám Canh cười nói :

      - Hắn là lừa mà, chỉ ưa nặng, nói tử tế hắn không mần hộ mô, chậu quần áo nớ giặc cũng một tiếng đồng hồ đó thím Lý ơi...

      - Dợ...

      Chị Lý lấy bọc quần áo của chị ra, tìm vải vá lại mấy chỗ rách. Mụ Tám Canh ngồi quấn thuốc lá Cảm Lệ hút. Hai người ngồi nói chuyện gẫu... Buổi tối hôm nớ, nhà dưới vắng, vì mấy hôm trước mạ chồng và chị Lý ở chung trong căn phòng nên lúc mô trong nhà cũng có tiếng nói chuyện vui, hôm ni mạ con, bà cháu anh Lý đã về, nhà vắng vẻ chỉ còn mụ Tám Canh, chị Lý, Cửu Mành và mấy chú lệ hầu thì tối mô mấy chú cũng về với vợ con sáng mới vô hầu hạ trong tư dinh của Cụ Thượng. Trời bắc đầu sang tháng chạp nên gió lạnh căm lại có mưa phùn, gió bấc, buổi tối thật là cô đơn buỗn bã.

      Ở Huế, mỗi mùa gió bấc thổi về, trời giá lạnh, những nhà giàu mỗi người đều có một chiếc lồng ấp bằng đồng bên trong đặt cái chậu nhỏ có vài cục than hồng ủ lấy hơi nóng, đặt vào phía trong áo. Hơi nóng trong lồng ấp tỏa ra làm nóng cả người. Nhiều năm giá lạnh cóng cả tay chân không còn thiết làm ăn chi nữa. Trâu bò chết rét khá bộn vì trời rét, trâu bò đi làm đồng hoặc khi ăn cỏ về giữa cầu là gãy chân, không làm sao đứng dậy được đành phải xin phép làm thịt. Những nhà nghèo thì không có chậu than để sưởi cho ấm, mỗi buổi tối mọi người trong nhà thường quây quần bên chậu than hồng nướng bắp hay rang bắp hoặc hạt dẽ ăn, nói chuyện gẫu. Những cặp trai gái yêu nhau thường lợi dụng những lúc ngồi bên bép lửa sưỡi để tâm sự. Trong gian phòng mụ Tám Canh ngủ có một chậu than hồng. Mụ Tám Canh, chị Lý và Cửu Mành ngồi bên chậu than nói chuyện, có nhiều khi cậu Bẩy ở buồng bên khóc, chị Lý chạy sang bồng cậu Bẩy sang buồng mụ Tám Canh ngồi vừa sưởi, vừa cho cậu Bẩy bú và dỗ cho cậu Bẩy ngủ, rồi lại đưa sang phòng cậu Bẩy đặt cho cậu Bẩy nằm. Cửu Mành làm trong dinh Cụ Thượng đã lâu, chuyên kéo xe cho Cụ Thượng hy vọng leo dần lên đến Lục Phẩm là được Cụ Thượng thương cho đi làm Đội Lệ, các Huyện lẽ là có thể làm giàu dễ dàng. Thời Nam Triều có những thầy Đội Lệ có thế lực trong triều, đi các Phủ Huyện có thể kiếm mỗi tháng vài trăm đồng bằng lương ông Tuần Phủ. Do đó, Cửu Mành cố gắng hầu hạ Cụ Thượng, gò lưng kéo xe mang hàm Cửu Phẩm. Cửu Mành được coi như là gia nhân thân tín trong gia đình. Cửu Mành ở ăn luôn trong trại của Cụ Thượng. Từ hôm Cửu Mành nộ được chị Lý, hắn xoắn xít bên chị Lý, giặt quần áo cho chị Lý, tã lót cho cậu Bẩy.

      Mụ Tám Canh đang ngồi sưởi bên chậu than hồng bỗng mụ đứng dậy nói :

      - Chết rồi, còn mớ quần áo vừa giặt trên nhà chưa ủi, để tui lấy xống nhờ chú Cửu ủi hộ hỉ...

      Cửu Mành muốn tống khứ mụ Tám Canh để cho hắn dễ dàng nói vài câu chuyện tâm tình với mụ Lý, nên khi nghe mụ Tám Canh nói, hắn gật ngay :

      - Chị Tám lên lấy xuống đây tui ủi cho, nhưng với điều kiện là chị phải đốt bàn ủi đó hỉ...

      Mụ Tám Canh nguých Cửu Mành rồi nói :

      - Răng chú không rứa ủi thì ai mà không ủi được, cái khó nhọc là chuyện đốt bàn ủi thì chú lại đùn hết cho tui...

      Cửu Mành cười nói :

      - Như rứa tui đốt bàn ủi chị ủi được không ?

      Mụ Tám Canh vẫn lắc đầu :

      - Rứa cũng tui. Tui muốn...

      Cửu Mành ngắt lời mụ Tám :

      - Chị muốn tui làm hết cho cùng hỉ... Chị khôn tổ mẹ, việc chi chị cũng đùn cho tui hết, tui lại sắp phải đi đón Cụ Lớn rồi...

      Mụ Tám Cười :

      - Có rứa mới là chị em. Chú đốt bàn ủi, ủi hộ cho tui đến khi chú đi đón Cụ Lớn thì tui ủi.

      Cửu Mành lắc đầu nói :

      - Thôi được rồi. Chị lấy quần áo và bàn ủi xuống đây... Sướng hỉ chị Tám...

      Mụ Tám cười khanh khách đi lên trên nhà. Thấy mụ Tám Canh đi lên, chị Lý cũng đứng dậy định đi, thì Cửu Mành đã nắm lấy tay chị Lý kéo lại :

      - Đi mô rứa hỉ. Người ta vừa đuổi được con mẹ la sát để nói chuyện với em thì em lại bỏ đi... Ngồi xuống đây anh nói chuyện vài câu rồi hãy đi... Người ta nhớ quá hỉ...

      Chị Lý cười lẳng lơ đáp :

      - Nhớ chi suốt ngày người ta ở nơi ni, ai đi mô mà nhớ, lúc mô anh không gặp tui...

      - Làm chi đó hỉ...

      - Nhớ quá... tụi anh, mí em, ở gần nhau nhưng gần mà chi, chỉ nhìn nhau mà ứa nước miếng... Tối ni anh đến mí em hỉ...

      Chị Lý lắc đầu :

      - Nè đừng có lộn xộn mụ Tám biết thì chết đó hỉ, thôi anh đừng vô nữa...

      Cửu Mành nhăn mặt :

      - Răng lại không ? Anh nhớ em mà...

      - Nhớ mà lại rứa à...

      - Nhớ mới rứa chứ ?

      - Thôi, để cậu Bẩy đau Cụ Lớn biết thì chết...

      - Đau răng, ai mần chi đến cậu Bẩy nớ mà đau...

      - Cụ Lớn cữ, sợ cậu Bẩy bú sữa phạm phòng...

      - Răng Cụ Lớn biết mà nghi. Cậu Bẩy có đau thì Cụ Lớn cũng tưởng cậu bị trở trời chứ đâu biết chuyện chúng mình.

      Chị Lý ngồi yên không trả lời. Cửu Mành kéo chị Lý ngã về phía hắn, ôm chị Lý hôn, chị Lý đẩy Cửu Mành ra liếc mắt ra ngoài :

      - Tê, mụ Tám xuống đó...

      Cửu Mành giật mình buông chị Lý ra. Chị Lý đứng dậy cười nói :

      - Thôi xuống dưới nhà cậu Bẩy khóc đó hỉ...

      Cửu Mành nhìn chị Lý tiếc rẽ trách.

      - Em lừa tui đó hỉ... Em nhớ đó hỉ !

      Chị Lý cười đi xuống dưới nhà, mụ Tám Canh mang quần áo và chiếc bàn ủi xuống :

      - Chú đốt bàn ủi, tui phun nước vô quần áo cho chú ủi...

      Cửu Mành đang tiếc về chị Lý, chán nản nói :

      - Tui chỉ ủi cho chị đến khi tui đi đón Cụ Lớn đó hỉ...

      Vừa nghe Cửu Mành nói, mụ Tám Canh với chiếc chổi lông gà quất Cửu Mành làm Cửu Mành cuống lên đưa tay đỡ :

      - Răng chị quất tui, tui mần chi chị ?

      Mụ Tám Canh đỏ mặt, nói :

      - Tổ cha mi nói xỏ lá, răng mi lại biểu mi ủa tao ? Mi ủi quần áo cho Cụ Lớn chớ có phải mi ủi choa. Thằng khốn nạn đó đểu hỉ...

      Lúc đó, Cửu Mành mới sực nhớ ra câu hỏi lầm của mình. Hắn cười nói :

      - Rứa tui xin lỗi chị mà chị đánh đau quá rứa. Trời ơi, chị có nhờ tui ủi, tui cũng lạy chị thôi...

      Mụ Tám đỏ mặt, giơ roi định đánh nữa làm Cửu Mành cuống lên quơ tay đỡ :

      - Trời ơi, chi mà đập dữ rứa. Chị đập nữa là tui chạy đó hỉ, chị ủi lấy mớ đồ đó ni hỉ...

      Mụ Tám cười nói :

      - Rứa chú đốt bàn ủi đi...

      Cửu Mành đứng dậy lấy bàn ủi bỏ than vào, lấy than hồng bỏ vào quạt cho đỏ đám than trong bàn ủi
      Còn tiếp....

      Comment


      • #33
        Cậu Chó

        (Phần 33) Hai đứa con của cậu Chó.
        Duyên vợ của cậu Chó, vừa ở quê lên với Quan Huyện, anh ruột cậu Chó từ Huyện về trại của Cụ Thượng. Duyên khệ nệ mang thúng đậu xăng, mớ khoai xáp là những nông sản dưới quê nhà Duyên đem lên biếu.

        Cụ Thượng Bà thấy Duyên khệ nệ ôm thúng khoai mà Cửu Mành đứng chơi ngoài cửa, Cụ Thượng Bà thét lớn :

        - Cửu...

        Cửu Mành giật mình quay lại đáp :

        - Dợ, bẩm Cụ Lớn...

        Cụ Thượng Bà cau mặt chỉ Duyên nói :

        - Răng mi thấy mợ Bẩy khiêng thùng khoai răng mi không đỡ cho mợ Bẩy. Thằng ni dạo ni hổn quá hỉ...

        Cửu Mành nghe Cụ Thượng Bà mắng vội vã chạy lại đỡ lấy thúng khoai trên tay của Duyên và nói :

        - Mợ Bẩy để tui đỡ cho mợ...

        Duyên trao thúng khoai cho Cửu Mành. Duyên lễ phép chấp tay lạy Cụ Thượng Bà !

        - Thưa mạ, con vừa vê. Chú con bảo con đem lên biếu mạ ít quà nhà quê...

        Cụ Thượng Bà nhìn bụng Duyên lu lú, cười hỏi :

        - Gia đình bên con mạnh giỏi chứ. Năm nay mùa màng ra răng ?

        Duyên lễ phép thưa :

        - Dạ thưa mạ, năm ni mùa màng khá lắm. Con về gặt được mấy mẫu ruộng...

        Quan Huyện, anh chồng Duyên ngồi uống nước trà tầu nói xen vô :

        - Thưa mạ, năm ni Huyện con được mùa lớn mà mạ...

        Cụ Thượng Bà gật đầu cười hỏi :

        - Rứa hỉ... ấy từ khi Đức Hoàng Thượng Ngài hồi loan đến chừ năm mô cũng được màu hết. Đó cũng nhờ hồng phúc của Ngài, trăm họ mới hoan ca đó... Do đó, nhiều người mới nói, Ngài mới là chính vị thiên tử...

        Cụ Thượng Bà quay sang hỏi Duyên :

        - Mi đã xuống cậu Bẩy chưa ?

        Nghe mạ chồng nói, Duyên bẽn lẽn đáp :

        - Dợ, thưa mạ con vừa về thì vô hầu mạ...

        - Rứa hỉ... Mi xuống thăm hắn chút, có lẽ hắn nhớ mi đó... Mấy hôm ni, hắn la quá. Hắn mí con Lụa hình như không hạp răng đó...

        Quan Huyện nghe mạ giục Duyên xuống thăm chồng, ông đâm thương hại Duyên, lo cho Duyên bèn nói :

        - Thím nớ vừa dưới Huyện lên có lẽ mệt bụng lại có mang nữa. Dợ xin mạ để chốc nữa thím nớ vô thăm chú nớ cũng được...

        Cụ Thượng Bà gật đầu :

        - Ừ, nghĩ chút cho khỏe đi con...

        Cụ Thượng Bà vẫy Cửu Mành lại :

        - Cửu mi đưa thúng đậu xanh cất xuống nhà hỉ...

        Cửu Mành nâng thúng đậu xanh lên đưa xuống nhà dưới. Duyên chấp tay lại Cụ Thượng Bà và Quan Huyện nói :

        - Dạ bẩm thưa mạ xin mạ con xuống dưới nhà...

        - Ừ...

        Duyên bước ra khỏi phòng khách của Cụ Thượng nàng đi xuống lối nhà ngang nơi mụ Tám Canh, Lụa người vợ lớn của cậu Chó và đám gia nhân ở. Mụ Tám Canh vừa trông thấy Duyên đã reo lên :

        - Mợ Bẩy về đó hỉ ! Quà của tui mô ? Kỳ ni mợ đi lâu đó hỉ ! Gần mười ngày mới về, ở nhà mạnh cả chứ mợ Bẩy ?

        Nghe mụ Tám hỏi thăm Duyên, Lụa nguých mụ Tám rồi lặng lẽ đi xuống chỗ cậu Chó nằm. Duyên thấy Lụa bỏ đi, nàng quay lại cười nói với mụ Tám.

        - Cám ơn bà Tám, gia đình tui mạnh hết. Năm ni mùa màng được nên ở nhà quê vui lắm. Mấy hôm tui đi, ở nhà có chuyện chi không bà Tám ?

        Mụ Tám Canh vốn không ưa Lụa nên mụ chỉ xuống nhà dưới nói lén Lụa :

        - Trời ơi ! Mợ đi rồi, cậu Bẩy la quá trời làm Cụ Bà nóng ruột.

        Duyên cười hỏi :

        - Rứa còn chị nớ (chỉ Lụa) mô ?

        Mụ Tám bĩu môi lắc đầu :

        - Cậu Bẩy mô chịu thứ nớ mợ Bẩy. Không biết mần răng, cậu nớ la quá. Mợ còn lạ chi tánh cậu Bẩy không chịu là cậu nớ tru lên nghe đinh tai, nhức óc. Rứa là Cụ Bà nghe, Cụ Bà lại chửi là không chịu chăm lo cho cậu Bẩy...

        Duyên cười hỏi...

        - Rứa chị Lụa mần chi ?

        Mụ Tám lắc đầu bĩu môi, dáng điệu chê trách :

        - Úi chao ôi, mợ còn lạ chi tánh của mợ nớ nữa. Cầm ca, cầm cậu nên cậu Bẩy đã không ưa rồi lại không khéo chiều cậu nớ gào, cấu nớ tru. Nhiều lúc cũng vì mợ Lụa mà bọn tui bị mắng cả đám. Thằng cha Cửu Mành chửi thề suốt ngày...

        Nói đến đây, mụ Tám Canh khẽ kéo Duyên lại gần rồi thì thầm nói :

        - Người ta đồn ầm lên chuyện mợ Lụa còn tằng tịu với mấy đứa học trò mà trước kia mợ nớ còn đi bán chè, mợ nớ đã tằng tịu với thằng nớ rồi. Dạo ni, chấn son mình rảnh rồi, sửa soạn lắm nên người ta lại nói đi mí mấy thằng học trò nớ. Chuyện ni mà đến tai Cụ Bà thì khốn khổ...

        Hôm cậu Bẩy tru quá, Cụ Bà đã phải nói :

        - Phải đánh điện xuống Huyện cho Quan Huyện giục mợ lên chớ để thế ni răng được, cậu Bẩy la quá. Mạ còn lạ chi nữa, Cụ Bà thương cậu Bẩy lắm...

        Duyên bào chữa cho Lụa :

        - Người ta không ưa chị nớ nên người ta nói rứa chớ đã có chồng rồi thì ham thú chi chuyện nớ nữa, mang tiếng mà bà Tám !

        Mụ Tám bốc thơm Duyên :

        - Được như mợ thì còn phải nói chi nữa hỉ, nhưng người ta đâu có rứa, người ta vẫn còn nhiều mơ ước lắm. Mợ không biết, chớ tui ở đây lâu rồi. Chuyện cô ta lấy cậu Bẩy ra răng tui biết hết. Con gái bán chè ở nơi ni mà có cô mô chín chắn mô.

        Mợ Lụa lấy cậu Bẩy vì chú mợ nớ muốn đi mần Đội Lệ nên gắn mợ nớ vô để cầu xin với Cụ Lớn cho chú ta đi làm Đội Lệ ở Bình Định. Vã lại con gái cũng đã hư rồi, tống đi mẹ lúc mô hay lúc nớ mà mợ Duyên.

        Hoàn cảnh của Duyên cũng chả khác hoàn cảnh của Lụa. Tía Lụa muốn đi làm Đội Lệ, còn tía của Duyên thì muốn làm Lý Trưởng nên đã cho Duyên lên Huyện để làm vợ cậu Chó. Nàng cũng đã thất tiết với Quan Huyện rồi nàng lại ngoại tình với Hải nên Duyên không muốn kể xấu Lụa. Duyên có mặc cảm tội lỗi ở nàng nữa. Do đó khi mới nghe mụ Tám nói đến Lụa, Duyên vội gạt đi nói :

        - Mỗi người một hoàn cảnh bà Tám ơi. Chị Lụa cũng khổ lắm chớ có sung sướng chi mô...

        Nghe Duyên nói, mụ Tám Canh cho Duyên là người đứng đắn không muốn nói xấu tình địch dù là hai gái lấy một chồng luôn luôn nói xấu với nhau, mụ Tám Canh có vẽ phục sự quân tử, đứng đắn của Duyên.

        - Rứa tui mới biết mợ đứng đắn hỉ ! Còn mợ Lụa mà nghe ai nói xấu mợ thì thôi, mợ nớ a dua mà coi...

        Duyên cười lạt nói :

        - Chuyện đời mà bà Tám...

        Vừa lúc, từ trên phòng cậu Chó, tiếng cậu Chó la Duyên hốt hoảng cau mặt hỏi :

        - Chuyện chi mà cậu Bẩy la rứa ? Không hiểu chị Lụa có trên nớ không hỉ bà Tám.

        Mụ Tám Canh gật đầu đáp :

        - Có mợ Lụa trên nớ mà.

        - Răng cậu Bẩy còn la rứa hỉ !

        - Chắc cậu Bẩy tức chi mợ Lụa.

        Duyên cười đáp :

        - Để tui lên coi chuyện chi bà Tám hỉ ?

        Mụ Tám Canh nhìn bụng Duyên đã bự nên mụ có phần thương hại Duyên, mụ Tám Canh đã biết tánh cậu Chó nên mụ bảo Duyên :

        - Thôi mợ đừng lên trên nớ nữa, bụng mợ đã bự rồi phải cử chứ, cậu Bẩy có biết chi mô, hể mợ lên là cậu mừng rồi.

        Duyên e lệ mặc đỏ ửng Duyên nghĩ đến những ngày ở dưới quê với Hải và mấy ngày ở trên Huyện với Quan Huyện Duyên có sao đâu, Duyên nhìn mụ Tám cười nói :

        - Không xuống để cậu Bẩy la rứa mà Cụ Bà biết thì cụ la chết không biết chị Lụa mần răng mà cậu Bẩy la rứa.

        Tiếng cậu Bẩy lại tru lên, Duyên không cần nghĩ đến lời mụ Tám Canh khuyên Duyên nữa, nàng vội vã đi xuống nhà dưới, chổ cậu Chó nằm. Duyên cẩn thận, đứng bên ngoài hé nhìn vào khe vách. Duyên ngượng ngịu, mặt đỏ ửng, nàng quay trở xuống nhưng rồi Duyên đứng yên nhìn vào khe vách.

        Lụa đứng bên giường, cậu Bẩy đang bò trên giường đưa tay với bắt Lụa. Lụa tránh sang bên rồi lùi làm cậu Chó túm hụt. Lụa cười khúc khích. Cậu Chó trừng mắt nhìn Lụa. Trông mặt cậu có vẽ hung dử, quắc đôi mắt nhiều tròng trắng trông dể sợ, cậu Chó bận chiếc áo dài nhưng lại không bao giờ cậu Chó bận quần nên trông cậu Bẩy như ông Táo lên chầu trời vào sáng 23 tháng chạp. Cậu bò rất lẹ trên chiếc giường làm giường rung ọp ẹp. Cậu trong thấy Lụa lùi ra xa, cậu tru lên vì tức giận rồi bổng nhiên cậu trở lăn mình ra mép giường, cả thân cậu trường xuống đất. Ai cũng tưởng cậu Chó phải ngã đau nhưng rồi trời sinh ra con người, hể thiếu cái nầy thì thứ khác lại như thừa hoặc mạnh hơn. Cậu Chó vừa trường xuống đất thì thân cậu đã đứng vững. Người cậu còn trên giường nên bàn tay của cậu Chó chống lẹ trên mặt đất là tay kia buông xuống đất nhẹ nhàng, không một tiếng động và cậu bò nhanh túm được thân Lụa. Lụa hốt hoảng nhưng buồn cười vì lối bò và bắt lanh lẹ của người chồng tàn tật. Lụa không để cậu Chó ôm chân vật xuống như trước kia cậu Chó vẫn làm. Lụa đả cúi xuống ôm lấy chồng, thấy Lụa cúi xuống, cậu Chó thích thú cười khanh khách, cậu ôm ngang hông Lụa cố mạnh xuống. Lụa theo đà kéo của người chồng tàn tật nhoài xuống.

        Duyên đứng ngoài vách nhìn vào đã thấy Lụa chịu sự âu yếm, sự đòi hỏi của người chồng tàn tật, nàng mĩm cười quay đi, mặt nàng hơi đỏ, người nàng rộn ràng, xốn xang.

        Duyên vừa quay đi thì đã có tiếng hỏi nhỏ :

        - Chi đó mợ Hại, cậu Bẩy răng mà la dữ rứa...

        Duyên cười khẽ nói :

        - Đồ quỷ, bà Lụa trêu ông nớ, xong rồi hỉ.

        Mụ Tám Canh cười hỏi :

        - Thì cậu Bẩy đã bắt được bà Lụa rồi.

        - Rứa hỉ, đồ quỷ. Rứa mà cũng kêu lên làm cả nhà tưởng chuyện chi, đồ đú đỡn mà, coi mô.

        Mụ Tám Canh rón rén lại nhìn mép vách, có kẽ hở tan hoác nhìn vô là quay ra ngay, kéo tay Duyên đi lên mặt mụ Tám Canh đỏ ửng, trống ngực đập thình thịch, Duyên cười hỏi :

        - Thấy chi không ?

        - Đồ quỷ, rứa cũng tru lên, còn con điên nớ cũng khéo lắm tưởng chi.

        Lúc nầy, mụ Tám mới nghĩ ra, từ mấy bữa ni, ngày mô cậu Chó cũng tru lên như rứa. Té ra Lụa trêu cậu Chó trước khi Lụa chịu khuất phục trước người chồng tàn tật.

        Mụ Tám tức tối chửi thề :

        - Rứa mà mấy hôm ni, cậu Bẩy chỉ tru lên rứa rồi mới thì ra con điếm ni trêu cậu nớ, còn cậu Bẩy thì rứa thôi. Cứ mợ Lụa có mang bụng bự thì có mợ Duyên, mà mợ Duyên bụng bự thì có Lụa, thay phiên nhau hầu cậu nớ. Rồi khi mô, cả hay mợ cùng có mang trong một tháng thì Cụ Bà đành phải cưới cho cậu nớ người vợ thứ ba mới được. Duyên cười đấm vào lưng mụ Tám Canh nói :

        - Chi mà lắm rứa ?

        Mụ Tám nghiêm nghị nói :

        - Thì đó mợ coi cậu Bẩy rứa đó, bây chừ cả hai mợ đều có mang trong một tháng thì ai là người chìu chuộng cậu nớ, coi chừng cậu nớ rứa mà kinh khủng lắm đó hỉ. Để tui tính coi năm ni cậu bao nhiêu tuổi rồi mà ? Cậu ấy sanh năm Mậu Ngọ, vị chi năm nay cậu 22 tuổi. Mợ năm ni bao nhiêu tuổi ? À cậu nớ mới 19 chớ mô mà 22 cậu nớ mới lấy mợ Lụa hai năm hỉ, nghĩa là năm nớ cậu 17 hay 19 chi đó, rứa thì cậu nớ mới 18 tuổi thôi.

        Duyên cười hỏi :

        - Chi mà lộn xộn rứa, hăm hai tuổi, rồi 19, lại 18, mụ cũng không nhớ tuổi cậu Bẩy nữa.

        - Tui nhớ mà. Lão Đội Canh mí tui thôi nhau đã được 19 năm rồi, năm ni tuổi tôi là tuổi con heo, 47 rồi. Cụ Bà sanh tui còn vô nhà thương để hầu hạ mà, chính tui đưa cậu Bẩy về nhà ni nuôi. Tui nhớ mà.

        Duyên cười hỏi :

        - Nhớ răng bác nói cậu Bẩy 22, rồi lại 19, rồi lại 18 là răng, lộn xộn quá hỉ. Cậu Bẩy lấy chị Lụa mấy năm rồi.

        Mụ Tám đáp :

        - Hai năm à, mà là ba năm rồi, thằng nhỏ con đầu lòng của mợ Lụa hai tuổi, rồi thì mợ có mang mà. Mợ lấy cậu nớ mới được mấy tháng ni chớ chi ?

        Duyên khẻ thở dài đáp :

        - Năm tháng rồi...

        - Lẹ quá hỉ. Mợ lấy cậu nớ là có mang ngay ? Ái chà, cậu Bẩy cũng mau lắm đó chứ. Cô Lụa ni lấy cậu Bẩy cũng có mang ngay nên có người biểu đứa con của cô Lụa không phải con của cậu Bẩy mà là con của thằng học trò mèo với cô Lụa, khi cô ta còn bán chè đó. Nhưng bây chừ thì không ai dám nói nữa. Vì mợ mới lấy cậu Bẩy cũng đã có con ngay rồi còn chi nữa thì mợ Lụa cũng rứa. Cậu Bẩy rứa mà mau con đó hỉ.

        Nghe mụ Tám Canh nói chuyện Lụa, Duyên hơi ngượng, nàng nghĩ lại nàng câu chuyện giữa nàng với Quan Huyện anh cậu Chó. Trong bữa chú nàng và nàng xuống Huyện để Quan Huyện đưa nàng về đây hầu hạ cậu Bẩy. Duyên ngượng ngịu, sượng sùng vì nàng biết chắc đứa con nàng có mang là con của Quan Huyện chớ không phải con của cậu Chó.

        Duyên và mụ Tám xuống dưới nhà ngang nói chuyện được một lát thì Lụa xuống. Duyên thấy Lụa vội chào :

        - Chị Bẩy...

        Lụa cười nhìn Duyên hỏi :

        - Cô vừa về hỉ, cô Duyên ?

        Duyên đáp :

        - Dạ, em vừa về thì xuống ngay dưới ni.

        Lụa hỏi :

        - Răng không vô thăm anh Bẩy ?

        Duyên e lệ đáp :

        - Dạ, vô rồi mà chị.

        Duyên không muốn cho Lụa biết việc nàng đã tận mắt nhìn thấy Lụa trong phòng cậu Bẩy, cũng như việc cậu Chó tru lên vì đuổi theo. Mụ Tám nhìn Lụa mỉm cười làm Lụa nghi hỏi !

        - Mụ Tám cười chi đó hỉ ?

        Mụ Tám Canh đáp :

        - Cười chi mô ?

        - Mụ vừa cười mà ?

        Mụ Tám không chối...

        - À cười mợ Duyên.

        - Cười chi ?

        - Trong bụng mợ nớ bự rồi mần răng vô hầu cậu Bẩy được, từ hôm ni chuyện hầu cậu Bẩy dành cho mợ Lụa đó hỉ.

        Duyên cười gật đầu :

        - Dạ được thì hay quá. Cỏ rế thì đỡ nóng tay, có chị em đỡ cả ngày lẫn đêm mà chị Lụa.

        Lụa nguây nguẩy đáp :

        - Răng được, chuyện nớ cô cũng phải gánh chớ.

        Duyên cười đáp :

        - Thì em đã gánh cho đến khi chị sanh rồi, thì nay chị lại gánh hộ em cho đến ngày em sanh cũng rứa. Chị em mình thay phiên mà chị Lụa.

        Lụa chư kịp đáp thì Duyên đã hỏi :

        - Cháu nằm mô hả chị Lụa ?

        Lụa cười đáp :

        - Con nó nằm trong nôi đó hỉ, nhỏ độ ba tháng nằm ngủ yên giấc trong chiếc nôi mây, trên phủ một chiếc mùng, trông thằng nhỏ thật vô tư, mặt mày sáng sửa, trái xoan. Duyên đứng dậy ôm lấy chiếc nôi vừa đẩy vừa khẽ ru. Duyên quay lại biểu với Lụa :

        - Thôi bây chừ em trông thằng Cảnh ni cho chị hỉ...

        Mụ Tám Canh vẫn có ý bênh Duyên nên hùa :

        - Chà mợ Duyên trông trẻ nít hay lắm à, bây chừ mợ Duyên bụng bự chỉ trông thằng Cảnh, còn mợ Lụa bụng bé thì trông coi cậu Bẩy, hai mợ chia nhau săn sóc hai cho con là phải rồi. Mợ Lụa bằng lòng không ?

        Lụa không đáp thì Duyên đã nói :

        - Rứa thì tui ký cả hai tay. Tui trông nom cháu Cảnh đó chị Lụa hỉ.

        Bổng từ bên ngoài cổng của Cụ Thượng có tiếng còi xe hơi làm mọi người đều nhìn ra. Mụ Tám Canh nói :

        - Xe chở mợ Huyện về đó. Mấy hôm ni mợ Huyện ở Huế vì nghe đâu cụ Tham Tri, ông già mợ Huyện đau nặng lắm ở bệnh viện Huế nhờ Quan Đốc của nhà mình trông nom, chạy chữa. Chà, Quan Đốc nhà mình chữa bệnh giỏi nhất Huế đó hỉ. Mỗi tuần Quan Đốc vô trông trại chữa bệnh, tiêm thuốc cho cậu Bẩy ba lần. Cậu Bẩy nhà ni chỉ nể có Quan Đốc thôi, Quan Đốc biểu chi là cậu Bẩy cũng chịu hết.

        Chiếc xe hơi quẹo vô trại và ngừng trước cửa nhà phu nhân và Cụ Thượng ở. Bà Huyện từ trên xe đẩy cửa xuống thì Quan Huyện từ trong nhà đi ra đón vợ.

        Bà Huyện chấp tay vái chào mẹ chồng :

        - Lạy mạ.

        Phu nhân Cụ Thượng hỏi :

        - Răng Cụ Lớn đã đỡ chưa con ?

        Bà Huyện đáp :

        - Dạ thưa mạ, chú con đã đỡ nhiều. May quá, con đưa chú con vô nhà thương Huế ngay, nhờ anh Đốc con chữa chỉ trong 24 tiếng đồng hồ bệnh giảm hẳn, dạ thưa mạ, bệnh già mà không biết chữa thì nguy lắm. Anh Đốc con thăm bệnh xong biểu với con rằng :

        - Cụ Lớn già rồi, tuổi Cụ Lớn còn cao hơn chú ở nhà phải không thím, mà Cụ Lớn lại lao lực nhiều nên người bị yếu toàn bộ. Thím cứ để Cụ Lớn ở đây tui chữa vài tuần là lành hẳn mà.

        - Dạ, thưa mạ, anh Đốc con chích mấy mũi thuốc rồi cho uống thêm mấy thứ thuốc trộn lẫn với nhau, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ, chú con uống vô trong người khác hẳn. Hôm đưa chú con vào bệnh viện, người chú con như mất máu, mặt tái xám rứa, mà hôm ni trông đã khá rồi, mặt đã có sắc máu.

        Nghe vợ nói Quan Huyện mỉm cười nói :

        - Mạ con đi tu, chú con còn có hai nàng hầu trẻ lắm mà. Một bà năm ni mới 26, còn một bà mới 29, năm ngoái bà Tư Liêu mới sanh một cậu mũm mỉm, tháng sáu năm ni bà Ba Thiềng lại sanh một cậu nữa, chi mà chú con chẳng bị lao lực.

        Phu nhân Cụ Thượng Thơ cáu mặt lắc đầu nói :

        - Rứa chi mà không đau ! Răng lại để chú con rứa. Mạ các con đã đi tu rồi thì phải gìn giữ sức khỏe cho chú các con chứ, mần rứa thì chết, lao lực răng, mà chịu được. Mấy cô nàng hầu trẻ tuổi chi mô nhiều chuyện lắm hỉ.

        - Do đó, tao chừ cho chú chúng bây lấy nàng hầu cả, ông đi chơi rồi chổ mô giấu giếm được, tao không biết thì không nói chi, mà tao biết thì chết hỉ. Tao cấm rõ ràng không cho đi chơi mô hết. Đàn ông cắt đầu gối còn máu còn chơi bời được. Bẩy mươi tuổi, 80 tuổi, còn khỏe còn lấy được nàng hầu. Lấy làm chi cho thêm khổ. Họ tham lam lắm mà, mình làm phải cấm cản mới được, không thể buông thả cho họ muốn mần chi thì mần chỉ khổ lụy bây thôi hỉ.

        Bà Huyện buồn rầu nói :

        - Thưa mạ, chả lẽ mạ con không nói, con nói răng được. Nói ra chú con bảo hổn, cũng khó lắm thưa mạ.

        Phu nhân Cụ Thượng thở lắc đầu :

        - Bây chừ răng ? Cụ Lớn bên nớ nằm bệnh viện Huế, ai vô hầu Cụ Lớn... À răng con không thưa với anh Đốc con, nhờ anh Đốc con chăm sóc hộ chú con. Tao nói cho chúng bây biết, anh Đốc chữa giỏi lắm hỉ nổi tiếng ở Huế ni đó. Đức Từ Cũng bệnh phải triệu anh Đốc của con vô thăm bệnh. Anh Dốc các con chỉ chích một vài mũi, kê cái đơn là Đức Bà uống lành bệnh ngay. Đó Đức Bà đã ân từ cho anh Đốc con mấy cái Kim Khánh đó hỉ...

        Ông Huyện đáp :

        - Dạ thưa mạ, con đã trình với anh Đốc rồi. Anh nhận lời chữa cho chú con, nhưng anh muốn chú con cữ lâu. Mấy hôm ni, hai bà thay nhau vô chăm sóc chú con rồi hai bà lại còn ghen mí nhau nữa. Vô lườm ra nguých nhau... Chú con nằm trong nớ cũng khổ lắm...

        Phu nhân Cụ Thượng lắc đầu nói :

        - Chi mà khổ rứa... Đám nàng hầu đứa mô cũng rứa. Chả mấy đứa được khôn ngoan, có chút học thức, chỉ mần khổ cho người đàn ông thôi.

        Ông Huyện cười nói :

        - Chú con năm ni cũng đã 66 tuổi rồi, rứa mà các cô nớ sanh năm một. Có năm hai cô cùng sanh rứa mới tội...

        Phu nhân Cụ Thượng rút kinh nghiệm dặn con dâu :

        - Đó chúng bây coi đó làm gương, nhứt quyết không cho mấy thằng lấy nàng hầu. Con mô cũng là con, dể gì thương vương thì tội...

        Quan Huyện cười nói :

        - Chúng con mô có chuyện nớ, nhưng con hỏi mạ hỉ. Mạ cấm chúng con không được lấy nàng hầu răng mạ lại cưới cho chú Bẩy những hai vợ ?

        Phu nhân mĩm cười nói :

        - Thằng Bẩy khác, nó đặt biệt hơn bây nhiều...

        Quan Huyện cười hỏi :

        - Đặc biệt răng, chú nớ lại còn kém hơn chúng con nhiều thứ hỉ, mạ lại chìu chú Bẩy hơn bọn con là răng ?

        Phu nhân nhỏ nhẹ nói :

        - Răng chúng bây không thương em chúng bây ? Mọi chuyện trong nhà ni thằng Bẩy gánh hết. Hắn tàn tật như rứa, có học hành chi mô, suốt ngày ở trong buồng chỉ có mấy con vợ nó hầu nó mà thôi, răng lại không chiều hắn, một chút, biết hắn sống được bao lâu...

        Thằng Bẩy rứa mà hay đáo để hỉ ! Vợ mô của hắn lấy về cũng có mang ngay. Con vợ lớn của thằng Bẩy sanh một thằng con trai kháo đáo để, còn nay con vợ nhỏ của hắn mà anh mua từ dưới Huyện đưa ra cũng đã có mang rồi, bụng thè lè, chửa đến năm tháng rồi đó hỉ...

        Nghe phu nhân nói, vợ chồng Quan Huyên nhìn nhau liếc cười tủm tỉm. Bà Huyện nói :

        - Dạ thưa mạ, chú Bẩy giỏi lắm ạ... Chú nớ chỉ bị tàn tật thiếu xương sống, chứ chú nớ khỏe mạnh hơn nhà con nhiều. Vợ chồng con ăn ở với nhau đã bẩy năm trời rồi mới sanh hai đứa con trai, một đứa con gái. Con chú Bẩy lấy vợ chưa được năm rưởi đã có một con, vợ nhỏ lại có mang, vài tháng nữa rồi thím lớn lại có mang thành ra chú Bẩy năm năm có thể sanh được bảy hay tám đứa không chừng...

        - Ừ mà lạ hể đứa mô lấy thằng Bẩy cũng mau sanh cả, máu huyết của mấy con vợ thằng Bẩy cũng tốt mà thằng Bẩy lại sung sức khỏe mạnh. Đứa con mô của thằng Bẩy cũng khôi ngô, sáng sủa lắm hỉ...

        Rồi bổng như nhân của Cụ Thượng sực nhớ đến mấy đứa cháu nội, con Quan Huyện, bèn hỏi :

        - Sắp nhỏ của tụi bây ở trên ni hay ở dưới Huyện ?

        Bà Huyện đáp :

        - Dạ thưa mạ, mấy cháu ở trên ni cả, không đứa mô ở dưới Huyện ?

        Phu nhân cau mặt hỏi :

        - Răng không cho chúng nó lại đây mí choa ?

        Bà Huyện thưa :

        - Dợ, thưa mạ lát nữa, con cho chú tài đánh xe đến đón mấy cháu đến chào nội.

        Phu nhân nghiêm nghị nói :

        - Thôi cho tất cả ở đây mí choa. Vợ chồng bây cũng ở đây luôn. Hôm mô về Huyện thì về luôn thể cho tiện. Ở bên nhà ngoại chúng nó chật chội, vả lại ngoại chúng nó đau răng chăm chúng nó cho được. Ở bên ni còn có nhiều người mần lại có hai thím chúng nó nữa, chăm lo chúng nó được... Đưa chúng nó lại đây hỉ ? Còn vợ chồng anh Huyện ở căn phòng bên đó.

        Bà Huyện lễ phép thưa :

        - Dợ thưa mạ để con cho cháu đến...

        Nói rồi, bà Huyện ra cửa, vẫy gọi chú tài xế lại nói :

        - Chú Thêm đánh xe về nhà mời các cậu và cô Mộng Lan lại đây hỉ ? Biểu các cậu và cô Mộng Lan là bà gọi lại đó hỉ...

        Chú Thêm tài xế hỏi :

        - Dạ bẩm Bà Lớn ở lại đây ?

        - Ừ... Lát nữa chú đánh xe cho tui vô bệnh viện thăm Cụ Lớn hỉ !

        - Dợ...

        Tài Thêm lên xe mỡ máy phóng xe ra ngoài cổng trại, đi đón ba đứa con của Quan Huyện.

        Quan Huyện và bà vợ sang phòng bên, phòng phu nhân dành riêng cho vợ chồng con cái của Quan Huyện ở trong những ngày ông bà Huyện chưa về tư dinh ở Hương Trà.

        Ông bà Huyện vô trong căn phòng ngắm căn phòng rộng rãi kê mấy chiếc giường có nệm, có drap trắng tinh, bàn ghế, đầy đủ tiện nghi. Quan Huyện gật đầu nói với vợ :

        - Căn phòng xinh quá mình hỉ.

        Bà Huyện nguých chồng nói :

        - Xinh thì răng, mình không thấy mạ nói đó hỉ. Mình còn thua xa chú Bẩy. Mình thấy chú Bẩy chưa ?

        Quan Huyện cười kéo ta vợ về phía mình rồi lẳng lơ nói :

        - Thua răng được... Tui đời mô chịu thua thằng Bẩy. Vả lại thua hay không mình cũng phải chịu trách nhiệm một phần...

        Bà Huyện đẩy tay chồng ra nói :

        - Chịu răng ? Ai mần chi mà chịu mí không chịu. Tất cả là do mình hết đó nghen ?

        Quan Huyện lắc đầu :

        - Răng lại mình chê. Tui có thua kém mình chi mô. Có mang hay không là tự mình biết hết cả chứ tui răng biết được...

        - Đồ vạ hỉ. Để lúc mô tui với mình thử lén coi chú Bẩy mần răng rồi sẽ biết mình ăn hay thua chú Bẩy. Mình không được nghe thím Bẩy kể chuyện, chớ tui đã được nghe thím nớ nói, chú nớ hơn hẳn mình rồi nè...

        Quan Huyện vẫn không chịu thua chú em :

        - Rồi hỉ, tui mí mình lén coi chú Bẩy rồi mình sẽ thấy tui mần răng thua nổi chú nớ. Dù răng tui cũng hơn chú nớ đủ mọi thứ mà...

        Bà Huyện lẳng lơ nói :

        - Hơn chi thì hơn chớ cái nớ không hơn được mô đừng làm tàng nữa anh ơi. Anh chưa nghe thím Bẩy nói chuyện. Nghe được thím nớ nói phát ngán chú nớ luôn à...

        Quan Huyện cau mặt nói :

        - Được rồi mình thấy ai hơn ai ?

        Bà Huyện ngắm căn phòng rồi nói :

        - Mình ở đây phải kê lại cái giường ni mới được. Ai lại kê giường như thế ni. Căn buồng ni, để ai ở đó hỉ, mình ?

        Quan Huyện đáp :

        - Chả ai hết. Căn phòng ni dành cho khách đánh tài bàn hay tứ sắc mệt mõi thì sang mà nghĩ...

        Có tiếng còi xe hơi từ bên ngoài đi vào trại. Bà Huyện chạy ra coi xe hơi nào ? Bổng bà reo lên :

        - Mình ơi, anh Đốc đến...

        - Rứa hỉ, à hôm ni anh Đốc đến coi bệnh và chích thuốc cho chú Bẩy, mỗi tuần ảnh đến thăm bệnh, chích thuốc cho chú Bẩy ba lần.

        Bà Huyện có vẽ mừng rở nói với chồng :

        - Mình hỉ, hôm ni, mình và tui đi xuống thăm chú Bẩy luôn thể. Mình đi theo với anh Đốc hỉ...

        Quan Huyện cười nắm tay vợ khẻ bóp :

        - Răng mình biểu coi lén chú Bẩy...

        Bà Huyện cười nhìn chồng bằng cặp mắt lẳng lơ :

        - Lúc mô coi lén thì hảy hay, bây chừ hãy đi theo anh Đốc xuống coi chú Bẩy ra răng đã, coi anh Đốc chữa bệnh chi cho chú Bẩy...

        Quan Huyện cười gật đầu :

        - Rứa cũng được... Thôi mình đi ra gặp anh Đốc đã hỉ...

        - Dợ...

        Vợ chồng Quan Huyện đi ra khỏi căn phòng thì xe của Quan Đốc, người con trai trưởng của Cụ Thượng vừa ngừng trước cửa. Trông thấy Quan Huyện Quan Đốc giơ tay chào :

        - Chú Huyện à cả thím nớ nữa hỉ, về hôm mô rứa...

        Vừa nói, Quan Đốc vừa mở cửa xe bước xuống đưa tay bắt tay Quan Huyện và gật đầu chào em dâu :

        - Chú thím về chơi có cho các cháu về không ?

        Quan Huyện đáp :

        - Dợ thưa anh có. Các cháu còn ở dưới ngoại của chúng nó. Thưa anh, chú em răng, bệnh tình có khá hơn không ?

        Quan Đốc cười nói :

        - Khá lắm rồi. Cụ Lớn bị lao lực quá mà. Phải cữ đó hỉ... Khi Cụ Lớn lành mạnh rồi, chú phải để Cụ Lớn ra cửa Thận An ở ít nhất vài tháng cho thật mạnh...À hay là chú thím để Cụ Lớn xuống dưới Huyện ở cũng tốt lắm. Không khí của đồng ruộng cũng tốt không kém ở biển... Hôm ni Cụ Lớn đã tĩnh táo nhiều rồi. Tôi vô thăm bệnh cho Cụ Lớn, Cụ Lớn đã biết rồi mà.

        Bà Huyện mừng rỡ nói :

        - Dợ, cám ơn anh, em lo quá. Chú em đau như rứa mà em không về kịp có lẽ cụ xỉu mà chết lúc mô không biết...

        Quan Đốc cười nói :

        - Chi mà đến nổi nớ. Nghe nói Cụ Lớn, còn những hai bà cơ mà. Hai bà hầu Cụ Lớn thì răng mà xỉu không ai biết được...

        Quan Huyện cười nói :

        - Dợ, cũng vì hai bà nên Cụ Lớn mới xỉu không ai biết. Mạ em thì đi tu hỉ, ở nhà chú em những hai bà hầu, bà mô cũng trẻ măng mà cụ còn thêm những hai cậu nữa. Cũng vì rứa hai bà lại càng ghen nhau tranh giành chú em, mới bảo chú xỉu không ai biết...

        Quan Đốc cười nói :

        - Rứa thì lão bũng Sanh Châu rồi còn chi nữa...

        Bà Huyện cau mặt có vẻ tức, nói :

        - Sanh chi của quý nớ mà sanh châu. Tại mạ em hiền lành quá mà. Mạ em bỏ đi tu mặc cho chú em muốn chi thì muốn, bả không nhìn ngó đến nữa. Bây chừ bả chỉ thăm chú về việc lễ bái, tụng kinh mà thôi. Hai cô nàng hầu thì trẻ, một cô mới 26 tuổi, một cô 29 còn chú em đã 65 tuổi rồi còn chi nữa. Rứa thì răng mà không đau...

        Quan Đốc mãi nói chuyện với em trai và em dâu bỗng ông giật mình nói :

        - Chết, phải vô chào mạ...

        Quan Đốc và vợ chồng Quan Huyện vào trong nhà. Phu nhân ngồi dựa trên chiếc gối xếp, miệng bỏm bẻm nhai trầu hút thuốc quấn, vừa thấy Quan Đốc, phu nhân đã hỏi :

        - Anh Đốc về thăm mạ đó hỉ ?

        Quan Đốc lễ phép chấp tay lạy mẹ rồi nói :

        - Dợ, thưa mạ con về thăm cụ và mạ...

        - Răng không cho mí đứa về chơi với nội ?

        Quan Đốc đáp :

        - Dợ, thưa mạ, con từ bệnh viện về đây luôn, không về nhà. Con về chích thuốc cho chú Bẩy... Dạ bẩm mạ, đứa con chú Bẩy trông kháu quá hỉ, thưa mạ.

        Phu nhân gật đầu cười nói :

        - Ừ, trông thằng nhỏ kháu quá, khôi ngô lắm hỉ, mặt mũi sáng sũa, chà hai cái tai của hắn to quá. Được cái sữa mạ hắn cũng tốt...

        - Dợ... Thím Bẩy cũng khỏe mạnh nên cháu nó cũng mạnh lắm... Còn thím Bẩy hai cũng đã có thai rồi, hình như được năm tháng phải không thưa mạ...

        Phu nhân gật đầu nói :

        - Đó, con nớ mạ lại tin đó. Nó đúng là con của thằng Bẩy...

        Quan Huyện nghe mạ nói bèn cười nói :

        - Răng mà mạ quyết đoán rứa ?

        Phu nhân cười nói :

        - Thì ngày hắn lấy thằng Bẩy còn trinh tiết mà chớ con Lụa mạ không tin được hắn. Hắn bán chè ở Huế ni mà mấy đứa nớ tin mần răng mà tin cho nổi lăng nhăng lắm...

        Phu nhân thấy Quan Huyện có vẻ ngạc nhiên, bà cười nói :

        - Chuyện của thằng Bẩy mạ cẩn thận lắm, nó tàn tật lại không biết nói năng mà hắn biết chuyện đời cho được mình phải chú ý cho hắn chứ. Do đó, mạ mới biết chắc chuyện nớ. Vã lại con Bẩy hai là con gái của thằng Cai chi nớ ở dưới Huyện, dù răng hắn cũng là con nhà tử tế, con nhà giòng, ở nhà quê không lăng nhăng như con Lụa nhà ni, con gái thằng Cửu Hổ đi bán chè ở Huế ni thì đứa mô mà giữ được.

        - Con Duyên cũng mắn lắm, nó lấy chồng là mang ngay...

        Nghe mạ chồng nói, bà Huyện cười nói :

        - Chú Bẩy cũng mắn lắm thưa mạ ?

        Phu nhân Cụ Thượng gật đầu cười thích thú nói :

        - Nhưng em nó bệnh luôn đấy hỉ. Anh Đốc cứ phải đến chăm sóc cho hắn, mỗi tuần ba lần. Nhà ni may nhờ có anh Đốc, chứ không thì tiền thuốc cũng nhiều lắm !

        Rồi phu nhân Cụ Thượng quay sang hỏi người con đầu lòng, Quan Đốc :

        - Thằng Bẩy đau răng anh Đốc ?

        Quan Đốc đáp :

        - Thưa mạ chú Bẩy thiếu nhiều thứ lắm, chú Bẩy không bình thường như những người khác. Do đó phải chích những thứ mà chú Bẩy thiếu...

        Vì muốn không cho mẹ biết thứ thiếu thốn trong người cậu Chó và nhứt là những hiện tượng hàng ngày đã xãy ra làm cho cậu Chó trở thành con người háo sắc dục, thèm thuồng sự ái ân, Quan Đốc quay sang nói bằng tiếng Pháp với vợ chồng Quan Huyện :

        - Chú Bẩy không có xương sống nên chú nớ răng ngồi được, đành phải nằm suốt đời, nhưng cũng vì không có xương sống nên những thứ tạo ra tinh khí thúc dục sự thèm khác về sắc dục của chú Bẩy mạnh hơn người thường rất nhiều. Có điều rất lạ mà tui không dám thưa lại với chú và mạ là tinh khí của chú Bẩy không có tinh trùng nghĩa là chú Bẩy không thể nào có con được. Rứa mà bỗng nhiên hai vợ chú Bẩy đều có mang hết. Đó là điều rất lạ. Với cô Lụa thì có thể nghi ngờ hắn có thai với người khác trước khi lấy chú Bẩy chớ với cô Duyên theo mạ cho biết và tôi cũng chứng nghiệm là thím nớ còn tiết trinh khi lấy chú Bẩy, và Duyên đã có mang...

        - Chuyện thím Lụa có mang thì tui có nghi chớ thím Duyên có mang sau nầy tui không nghi ngờ. Tui định lấy tinh trùng của chú Bẩy thử lại coi ra răng nhưng dặn ai lấy cho bây chừ, chẳng lẽ bảo cô nữ y tá vào lấy hộ, lỡ chú Bẩy mần bậy thì răng...

        - Vả lại tui không muốn cho mạ và chú biết chuyện ni, chú và mạ có thể buồn được và chuyện thím Lụa, thím Duyên có mang tùm lum lên.

        - Ai chớ mạ là nhứt định không chịu chuyện đó rồi. Ma chửi bới họ, có phải phiền ra không ?

        Bà Huyện nghe người anh chồng nói chú Bẩy không thể có con được mà cả hai vợ đều chữa, bà vừa tức cười vừa nghi ngờ :

        - Răng hỉ có chuyện lạ rứa cho được hỉ anh Đốc ? Nếu quả chú Bẩy không có con thì một thím chẳng hạn như thím Lụa có mang thôi chứ ai lại cả thím Duyên mà theo tui biết thím nớ là con gái nhà quê con một thầy Lý Trưởng thân mí nhà tui lắm à anh. Tui tin răng, thím nớ không biết chi mô...

        Quan Đốc khẽ gật đầu nói :

        - Thôi, để anh xuống thăm bệnh cho chú Bẩy đã, lát nữa lên nói chuyện...

        Bà Huyện vội nói :

        - Anh cho em xuống thăm chú Bẩy với...

        Quan Đốc gật đầu nói :

        - Chú thím có xuống thăm chú Bẩy thì đi theo tui...

        Bà Huyện lật đật nói :

        - Anh đợi em một lát, em vào lấy chiếc áo blouse đã nhé...

        Quan Đốc gật đầu. Quan Huyện thấy bà Huyện đã vào trong nhà bèn khẽ nói với anh :

        - Anh nói thật chuyện chú Bẩy không có tinh trùng xương sống làm gì trước mặt nhà em, đàn bà là hay ba hoa, bép xép lắm đấy lỡ nhà em buộc miệng nói chuyện mạ thì sao ? Lác nữa, anh phải làm cách nào cho nhà em tin rằng, chú Bẩy có thể có con được...

        Quan Đốc thật thà nói :

        - Muốn thế thì phải lấy tinh khí của chú Bẩy rồi mấy ngày sau hãy cải chính lại chuyện tui vừa nói chứ... Chứ bây giờ cải chính lại thím ấy biết mình nói dối thím ấy mất...

        - Dạ, rứa cũng được.

        Lát sau, bà Huyện bận chiếc áo blouse trắng trông như một cô y tá ở bệnh viện từ trong nhà đi ra theo anh chồng và chồng xuống thăm bệnh cho cậu Chó.

        Dưới nhà, Duyên, Lụa, mụ Tám Canh và Cửu Mành đang ngồi quây bên chiếc chậu đầy than hồng. Cửu Mành thấy bóng Quan Đốc đi xuống bèn nói :

        - Quan Đốc xuống thăm bệnh cho cậu Bẩy đó hỉ. Mợ mô ra đón Quan Đốc đưa vô thăm bệnh cho cậu Bẩy thì ra đón đi... À còn có cả Quan Huyện và bà Huyện xuống theo nữa...

        Mụ Tám Canh giục Lụa :

        - Mợ Lụa ra đón Quan Đốc và Quan Huyện đi, chớ mợ Duyên đang có mang, bụng bự rồi đi răng được...

        Lụa nguých nhìn mụ Tám Canh nói :

        - Bụng chữa thì răng lại không đi được...

        Mụ Tám Canh cười nói :

        - Mợ còn lạ chi vô chổ cậu Bẩy nữa... Mợ Duyên răng mà vô cho được... Cậu Bẩy nghịch như quỷ nớ...

        Lụa có vẻ giận mụ Tám Canh gắt hỏi :

        - Trước mặt anh Đốc răng, mà cậu Bẩy dám làm bậy... Cậu Bẩy sợ nhứt anh Đốc mà huống hồ hôm ni có cả anh chị Huyện nữa...

        Mụ Tám Canh cải :

        - Cậu Bẩy răng biết Quan Huyện là anh cậu nớ, từ trước đến hôm ni chỉ có mình Quan Đốc vô thăm cậu Bẩy nên cậu Bẩy chỉ biết có Quan Đốc thôi, cậu nớ thì sợ Quan Đốc chớ không sợ Quan Huyện mô...

        - Thôi mợ Lụa ra đón Quan Đốc đi, không Quan Đốc xuống đến nơi bây chừ đó...

        Duyên nghe nói có Quan Huyện xuống, nàng bẽn lẽn không dám ra đón người anh chồng mà nàng đã biết rất rõ trong những ngày ở Huyện đường nên Duyên ngần ngại không dám ra đón. Lụa lật đật đi ra vừa lúc Quan Huyện và bà Huyện, Quan Đốc đi xuống.

        Lụa chấp tay xá hai anh chồng và người chị dâu !

        - Dợ, thưa hai anh thưa chị...

        Quan Đốc khẽ gật đầu rồi quay sang vợ chồng Quan Huyện giới thiệu :

        - Đây là thím Huyện, còn đây là chú Huyện. Còn thím Bẩy đây là thím Bẩy cả đó.

        Không thấy Duyên, Quan Đốc bèn hỏi :

        - Còn thím Bẩy hai mô hỉ ?

        Bà Huyện nghe anh chồng hỏi thím Bẩy hai bèn hỏi chồng :

        - Cô hai phải em nhỏ, con anh Lý chi đó hỉ, con nhỏ xinh xinh đó phải không mình ?

        Quan Huyện gật đầu :

        - Đó, thím nớ là thím Bẩy hai đó. Cách đây năm hay sáu tháng chi đó. Mạ biểu mí anh coi dưới Huyện anh có con gái nhà mô nghèo, nhưng phải là con nhà tử tế làm mai hoặc mua cho thằng Bẩy làm vợ lẽ vì con vợ cả thằng Bẩy có mang rồi... Anh biểu thầy Lý Trưởng tìm hộ thì thầy nớ đem con gái lớn lên bằng lòng gã cho chú Bẩy...

        Bà Huyện cười nói :

        - Chà chú Bẩy rứa mà sướng hỉ, hai vợ... Người vợ hai của chú Bẩy con nhà tử tế, nề nếp ở thôn quê mà anh Đốc biểu còn trinh tiết đó phải không mình ?

        Quan Đốc gật đầu đáp :

        - Đó, chính thím Hai đó. Răng hôm ni không thấy thím nớ, nghe nói thím nớ ở dưới quê đã về rồi mà...

        Quan Huyện đáp :

        - Dạ, em vừa đưa thím nớ từ Huyện lên hôm qua đó thưa anh...

        - Rứa hỉ.. Rứa thím nớ mô rồi ?

        Nghe Quan Đốc hỏi Duyên, Lụa bèn chạy vô trong nhà gặp Duyên, nói :

        - Dì Duyên cà, anh Đốc hỏi dì đó... Ra coi ảnh hỏi chi ?

        Duyên bẽn lẽn, thập thò bên ngoài cửa, bà Huyện trông thấy Duyên đứng bên mụ Tám Canh thập thò bên cửa bèn gọi :

        - Thím Bẩy mần chi trong nớ đó... Ra biểu hỉ thím Bẩy. À cả mụ Tám Canh cũng ở trong nớ đó hỉ...

        Mụ Tám Canh bước ra ngoài kéo luôn Duyên ra. Mụ Tám Canh chấp tay lễ phép chào Quan Đốc và vợ chồng Quan Huyện :

        - Dạ bẩm Quan Lớn dạ thưa Bà Lớn...

        Duyên lí nhí chào trong miệng, Quan Đốc thấy Duyên bèn hỏi :

        - Thím vừa dưới quê lên đó hỉ ?

        Duyên đáp :

        - Dợ thưa anh em lên hôm qua.

        - Chú nớ nằm mô, vẫn trong buồng đó hỉ... ?

        Duyên vội đáp :

        - Dợ, bẩm quan nhà em vẫn nằm trong nớ...

        Quan Đốc chỉ Lụa bảo :

        - Thím Bẩy cả vô coi chú nớ ngủ hay thức. Chú nớ thức thì thím dựa cho chú nớ ngồi để tui khám bịnh và chích thuốc cho chú Bẩy nớ...

        Lụa lật đật đáp :

        - Dợ...

        Nàng đi vào trong căn buồng chồng nàng, cậu Chó đang nằm, nghe tiếng chân người đi, cậu Chó mở mắt nhìn, thấy Lụa, cậu mỉm cười thích thú. Lụa nhìn cặp mắt cười tình của cậu Chó bèn nguých chồng rồi nói :

        - Anh Đốc đến khám bệnh chích thuốc đó. Để tui đỡ ngồi dậy đó hỉ...

        Vừa nói, Lụa vừa ra hiệu cho cậu Chó biết có Quan Đốc ở bên ngoài. Cậu Chó như hiểu được tiếng Lụa vừa nói vừa ra hiệu. Cậu nhìn ra ngoài nghe tiếng bước chân đi rung rinh giường, cậu mở mắt im lặng. Lụa ngồi lên giường rồi dựa vào cho cậu Chó ngồi dậy. Tánh của cậu Chó vẫn rứa, hể gần vợ là bàn tay của cậu múa tứ tung Lụa vội đẩy cậu Chó ra cau mặt gắt :

        - Chi mà dữ rứa. Vừa xong đã rứa rồi. Ngồi im, anh Đốc đến đó hỉ. Hôm ni có cả anh chị Huyện xuống thăm nữa đó. Ngồi im...

        Lụa đập vào bàn tay của chồng, hất ra nói :

        - Mần chi đó quỷ...

        Mụ Tám Canh và Duyên đi đến cửa nghe rõ tiếng của Lụa mắng cậu Chó, mụ Tám vội đi vô, cau mặt nói với Lụa :

        - Chi rứa mợ cả, các quan xuống đó, chi mà la rứa...

        Lụa cau mặt khó chịu nhưng nàng không nói chi nữa. Duyên đứng nhìn cậu Chó. Cậu Chó trông thấy Duyên cậu mỉm cười thích thú cậu Chó không còn đùa giỡn với Lụa nữa. Cậu định với tay túm lấy cô vợ nhỏ nhưng Duyên đã lui lại.

        Trong cậu Chó thật thê thảm. Cậu bận chiếc áo dài bông, không bận quần, chân cậu lại đi đôi vớ đen. Tay chân cậu Chó toàn lông đen nhưng nhờ có cái áo dài thoàng che hết đám lông đen. Quan Đốc, Quan Huyện và bà Huyện đi vô trong buồng của cậu Chó nằm. Buồng tối om, khó nhìn thấy rõ sự vật, Quan Đốc đã gắt :

        - Răng để buồng tối ni, thấp đèn lên coi nào. Từ ngoài sáng đi vô trong ni chả thấy chi hết...

        Mụ Tám Canh vội vàng bật đèn điện lên sáng chưng. Cậu Chó ngồi dựa vào lòng Lụa, chân cậu ruổi thẳng, Quan Đốc quay lại nói tiếng Pháp với vợ chồng Quan Huyện :

        - Trông thật tội nghiệp... Chú thấy chú Bẩy có khổ không ?

        Quan Huyện cau mặt nhìn người em tàn tật rồi nói :

        - Khổ chú nớ không đi được, cũng không nói được nhưng không hiểu chú nớ có nghe được không thưa anh ?

        Quan Đốc gật đầu nói :

        - Hình như chú nớ nghe được thì phải. Anh bảo chú ấy điều gì chú ấy làm theo đúng lời anh bảo. Chẳng hạn khi chích thuốc, có lúc chú nớ đau, anh dỗ ngọt, chú nớ im không la nữa...

        Quan Đốc giỡ đồ nghề khám bệnh của ông xách bên tay ra để khám bệnh cậu Chó. Quan Đốc bảo với Lụa :

        - Thím cởi khuy áo dài cho chú nớ để tui khám bệnh cho chú nớ...

        Lụa cởi chiếc áo dài nhưng vẫn giữ nguyên như củ, chờ Quan Đốc đến hất chiếc tà áo ra, người cậu Chó lông đen nháy cả. Bà Huyện có vẻ ngượng ngịu quay mặt đi nói chuyện với chồng. Quan Đốc đặt ống nghe lên ngực cậu Chó rồi bắt cậu Chó há miệng soi đèn bấm nhỏ vào cuốn họng cậu Chó để khám.

        Khám xong Quan Đốc mới lấy thuốc trong ống cho vào ống chích tiêm vào mông cậu Chó. Quan Huyện bèn hỏi :

        - Hình như cậu Bẩy không có gân máu phải không anh ?

        Quan Đốc đáp :

        - Có chớ nhưng khó kiếm gân máu của chú nớ, là gì người chú nớ đầy lông đen, bắt gân có nổi cũng khó chích lắm nên anh cho chích thịt, chích mông thôi.

        Quan Huyện nói tiếng Pháp với anh :

        - Anh có biết vì sao lại có hiện tượng kỳ lạ như chú Bẩy ?

        Quan Đốc lắc đầu đáp :

        - Khó lắm, đây cũng là một thứ quái thai mà các nhà Y Học ghi được có đến hàng triệu thứ. Trông chú nớ thật tội nghiệp nhứt là khi chú nớ bò. Tánh chú Bẩy lại cực không bằng điều chi là tru lên, nhưng có điều rất lạ, là đối với anh, chú ấy có vẻ nể sợ lắm. Có lúc anh vuốt ve năn nĩ chú nớ, chú nớ biết, rưng rưng khóc. Thật tội nghiệp. Mạ cũng thương chú nớ lắm. Mạ thì cho rằng trong nhà quan thế nào cũng phải có một người con hoặc điên khùng hoặc tàn tật hay quái thai để gánh tất cả những tội mà suốt đời làm quan thầy đã phạm phải...

        Quan Huyện lắc đầu nói :

        - Làm quan thì việc chi tai họa, ác độc đâu thưa anh. Em đi làm quan em biết...

        Quan Đốc gật đầu nói :

        - Chính anh cũng hỏi mạ điều đó thì mạ nói :

        - Con không biết, nhiều tội lắm, có nhiều vụ vì ham tiền ăn hối lộ, trái xử thành phải, kẻ phạm tội có tiền thì được tha, người vô tội không tiền mang cảnh tù tội. Đó là tội ác đấy... Làm quan dù có công minh đến đâu cũng phải phạm tội... Mạ nghĩ rằng, chú Bẩy là người con chịu gánh tất cả những tội ác do cách cụ ngày trước đi làm quan và chú bây chừ đã gây ra nên mạ thương chú Bẩy lắm...

        Vì phải chích thuốc cho cậu Chó nên khi cỡi chiếc áo dài để lộ, lông lá mộc khắp người, bộ phận sinh dục của cậu Chó thật khác thường. Bà Huyện trong thấy cũng ngạc nhiên nhưng không dám nói. Quan Huyện thấy kỳ lạ nhưng thế bèn hỏi Quan Đốc :

        - Chú Bẩy thật khác lạ nhiều thứ quá. Anh thử xem bộ phận sinh dục của chú nớ cũng khác người... Sao lạ rứa thưa anh ?

        Quan Đốc gật đầu giải thích :

        - Chú nớ không có xương sống nên tất cả chất tủy đều dồn xuống bộ phận sinh dục. Do đó bộ phận sinh dục của chú Bẩy khác hơn người thường...

        Chú ấy lại rất khỏe về tình dục nhưng may mà trời cũng đoản đi, tinh khí của chú ấy không có tinh trùng sống. Bằng không những con chú ấy sanh ra cũng phải giống chú ấy phần nào thì phiền lắm. Chẳng hạn như người chú nớ mọc lông. Răng chú nớ nhọn hoắt, bàn tay bàn chân cũng khác người...

        Bà Huyện nghe anh chồng giải thích bèn hỏi :

        - Như rứa thím cả cũng như thím hai có mang không phải là con chú Bẩy sao anh ?

        Quan Đốc cau mặt suy nghĩ rồi nói :

        - Về thím cả, anh biết chắc là không phải có con với chú Bẩy còn thím hai anh còn do dự không dám quyết đoán vì rõ ràng khi thím hai lấy chú nớ thím ấy còn tiết trinh, còn thím hai có mang ngay khi ăn nằm với chú nớ thì rõ ràng là con của chú Bẩy còn chi nữa...

        Bà Huyện ngạc nhiên hỏi :

        - Sao anh nói chú Bẩy có tinh khí không có tinh trùng sống thì làm sao mà thím Bẩy hai có con cho được...

        Khi nghe vợ hỏi, Quan Huyện đành giải thích xem vào cho hợp lý về việc Duyên có mang :

        - Có nhiều khi con người cũng thay đổi, có khi chú Bẩy có tinh trùng sống. Và khi ấy gặp thím hai thì phải có mang chứ gì nữa...

        Quan Đốc đành phải gật đầu chấp nhận lối giải thích phi khoa học của người em trai :

        - Cũng có lý.

        Bà Huyện có vẻ thỏa mãn lối giải thích đó bèn hỏi :

        - Sao anh không thử tinh khí chú Bẩy coi ra sao.

        Quan Đốc gật đầu nói :

        - Anh cũng định như thế nhưng có điều này anh dặn chú thím là cẩn thận giữ kín việc chú Bẩy không thể có con được, đừng cho mạ biết chuyện đó phiền lắm đấy nhé...

        - Chú thím có thấy không, khi thấy thím cả có con, mạ cũng đã mừng nay lại thấy thím hai có mang mạ tưởng rằng, chú Bẩy mắn sanh lắm. Nếu nay chú thím tiết lộ sự thật thì thế nào các thím nầy cũng khổ, mạ trao khảo thì phiền lắm vì chú thím cũng không lạ gì, các cụ nệ cổ không bao giờ chấp nhận con cháu hoang trong giòng họ hết...

        Quan Huyện vội tán thành ngay :

        - Phải, anh dạy thế là đúng...

        Nói rồi, ông quay sang phía bà Huyện nói :

        - Em cũng phải vâng lời anh Đốc, đừng bép xép mà khổ các thím ấy đấy nhé...

        Bà Huyện gật đầu nhưng bà vẫn nhấn mạnh :

        - Được rồi, em sẽ không tiết lộ chuyện này nhưng em cũng yêu cầu anh Đốc thử lại tinh khí của chú Bẩy coi ra sao, chớ để thế nầy nhiều lúc cũng ấm ức lắm...

        Quan Huyện cười nói :

        - Dù chú Bẩy không có con chăng nữa nhưng chẳng may các thím ấy có mang thì mình xả hội một chút. Cá ao ai vào ao ta rồi còn chi nữa, phải không anh Đốc ?

        Quan Đốc mỉm cười gật đầu :

        - Rứa cũng được...

        Bà Huyện nhứt định không bằng lòng cái quan niệm dễ dãi đó :

        - Răng được... Nhà người ta cho rứa thì được chớ mà mình mô được chuyện nớ, giòng họ mình khác, lại có thứ giống lạ vô răng mà chịu được...

        Quan Huyện cười nhìn vợ nói :

        - Rồi mô có đó mà... Sau này anh Đốc thử lại tinh khí của chú Bẩy rồi sẽ biết ra răng, có phải là con của chú Bẩy hay không ?

        Quan Đốc chích cho cậu Bẩy xong bèn lấy trong túi đồ nghề ra mấy hộp thuốc, vẫy Duyên lại dặn :

        - Tui đưa cho thím giữ mấy lọ thuốc ni hỉ. Thím biết chữ quốc ngữ không hỉ ?

        Duyên gật đầu đáp :

        - Dợ, thưa bác biết...

        - Rứa được rồi, tôi viết ra đơn đây rồi thím cho chú nớ uống mỗi ngày. Thứ thuốc màu vàng ni thì mỗi ngày cho uống lần ba bận, mỗi bận hai viên cứ sau bữa ăn thì cho chú nớ uống. Còn thứ thuốc màu trắng ni thì trước khi chú nớ ngủ cho chú nớ uống một cùi dìa pha với nước trà cũng được hỉ. Thím nhớ cho chú nớ uống đều đều hỉ...

        Quan Đốc cài khuy áo lại cho cậu Chó rồi biểu Lụa đỡ cậu Bẩy nằm xuống. Quan Đốc ôn tồn nói với cậu Bẩy :

        - Chú Bẩy chịu khó uống thuốc cho khỏe hỉ rồi mỗi tuần anh lại thăm bệnh cho chú, anh sẽ chích cho chú hỉ...

        Cậu Bẩy như hiểu được lòng dạ người anh cả thương cậu nên cậu khẽ gật đầu ngoan ngoãn. Mụ Tám thấy cậu Bẩy gật đầu bèn cười nói :

        - Dợ, bẩm Quan Đốc, cậu Bẩy này chỉ sợ và nể có mình Quan Đốc thôi, chớ chúng tui mà nói là cậu Bẩy tru lên ngay. Một khi cậu Bẩy không bằng lòng là cậu nớ tru lên. Cụ Lớn trên nhà nghe được thì thật khó nên bất cứ việc gì hễ cậu Bẩy muốn là phải chìu ngay lập tức...

        Quan Đốc cười hỏi :

        - Rứa hỉ... Chú Bẩy hay tru lắm phải không ? Đừng tru nữa nghe chú Bẩy. Mạ biết mạ mắng lấy thím nớ, mắng mụ Tám tội nghiệp người ta hỉ...

        Cậu Chó lặng thinh không nói năng chi và cũng không gật đầu nữa.

        Quan Đốc, Quan Huyện và bà Huyện quay trở ra. Duyên cũng đi theo. Mình mụ Tám Canh và Lụa đỡ cho cậu Chó nằm xuống. Cậu Chó thấy anh chị cậu đã ra khỏi phòng. Cậu cầm ngay lấy tay mụ Tám Canh làm mụ giật mình vội giật tay ra, cậu Chó nắm hụt tay mụ Tám, cậu nắm lấy tay Lụa kéo xuống...

        Còn tiếp....

        Comment


        • #34
          Cậu Chó

          Phần 34
          Tiếng tru của cậu chó quả là tiếng chó tru không còn là tiếng người nữa nên bà Huyện mới ngạc nhiên. Đây là lần thứ nhất bà Huyện được nghe tiếng tru kỳ lạ của chú em chồng, bà hỏi :

          - Mần răng chú Bẩy lại tru như rứa ?

          Duyên thật thà đáp :

          - Có lẽ nhà em không bằng lòng việc chi đó nên mới tru như rứa...

          Vừa lúc đó, mụ Tám Canh và Lụa đã ra khỏi phòng của cậu Chó, khép cửa lại, bà Huyện vội gọi :

          - Mụ Tám, thím Lụa ra tui biểu coi hỉ ?

          Tánh cậu Chó rất lạ, khi có Lụa hoặc Duyên trong phòng của cậu mà cậu đòi hỏi không được là cậu tru lên nhưng khi mọi người đều ra khỏi phòng của cậu để cậu một mình trong phòng vắng vẻ là cậu hết tru ngay trừ khi lúc cậu đói bụng hay đòi hỏi thì cậu mới tru dữ... Do đó, khi chuồn được ra khỏi bàn tay của chồng, Lụa và mụ Tám chạy luôn ra cửa đóng lại để cậu Chó nằm một mình cậu Chó buồn bã nằm im trên giường.

          Mụ Tám và Lụa nghe bà Huyện gọi bèn đi lại, bà Huyện hỏi :

          - Chi mà chú Bẩy la rứa mụ Tám, thím Lụa ?

          Nghe bà Huyện hỏi, Lụa đỏ bừng mặt mụ Tám cũng bẽn lẽn, không ai trả lời. Duyên thấy mụ Tám bẽn lẽn, Lụa đỏ mặt thì nàng biết ngay là cậu Chó lại giở trò, Lụa không chịu nên cậu mới tru như rứa.

          Thấy Lụa và mụ Tám không trả lời, bà Huyện lại gạn hỏi :

          - Chi rứa mụ Tám ?

          Mụ Tám đành phải nói :

          - Dạ bẩm Bà Lớn cậu Bẩy muốn mợ Lụa ở lại hầu cậu Bẩy nhưng vì cậu Bẩy vừa chích thuốc nên mợ Bẩy cữ...

          Bà Huyện ngượng ngịu, Quan Đốc và Quan Huyện cười hô hố... Bà Huyện ngạc nhiên trước hành động kỳ lạ của em chồng, bèn quay lại hỏi người anh chồng nàng bằng tiếng Pháp :

          - Chú Bẩy lạ rứa hỉ anh hỉ ?

          Quan Đốc gật đầu đáp :

          - Chú Bẩy có nhiều hiện tượng lạ lắm nhất là về vấn đề tình dục, chú nớ mạnh lắm...

          Thấy Duyên, Lụa, mụ Tám vẫn đứng đó, Quan Đốc bèn bảo :

          - Thôi mụ Tám và hai thím xuống nhà dưới trông nom cho chú Bẩy hỉ ? Chịu khó hầu hạ chú Bẩy kẻo Cụ Lớn buồn đó hỉ... Cụ Lớn quý, thương chú Bẩy lắm đó...

          - Dợ, kính chào Quan Đốc, Quan Huyện và Bà Lớn...

          Quan Đốc, Quan Huyện và bà Huyện, trở lên nhà trên, vừa thấy các con, Cụ Thượng Bà đã hỏi :

          - Răng thằng Bẩy mạnh chứ con ? Dạo ni hắn còn đau yếu chi không hỉ ?

          Quan Đốc đáp :

          - Dạ thưa mạ, chú Bẩy dạo ni mạnh rồi, con vừa chích thuốc, vừa để thuốc lại cho chú nớ uống...

          Cụ Thượng Bà khẽ thở dài nói :

          - Ừ, con cố chăm lo cho em nớ... Tội quá, nó là con út, tàn tật, bao tội tình, nghiệp chướng đều do nó gánh hộ cho chúng mi hết đó hỉ...

          Quan Đốc biết mạ thương chú Bẩy nên ông an ủi mạ :

          - Dợ, bẩm mạ, mạ khỏi lo mọi việc đều do con lo lắng, chăm sóc cho chú Bẩy tất cả. Dạo ni, chú nớ đã mạnh rồi thưa mạ...

          Quan Đốc ngồi nói chuyện với mạ, em trai và em dâu chốc lát rồi ra xe về nhà riêng. Quan Huyện và phu nhân ở lại trong trang trại của Cụ Thượng để chăm lo, săn sóc bệnh tình cho cụ Tham Tri nhạc phụ của Quan Huyên.

          Cụ Tham Tri Bộ Lại là một viên quan tri sĩ mang họ Nguyễn là một trong những họ lớn nhất Kinh Đô. Năm ni cụ Tham Tri tri sĩ đã 68 tuổi. Cụ Bà 67 tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng vì cụ Tham Tri sướng từ thuở nhỏ, lớn lên làm quan thăng chức rất mau lại ở những nơi kiếm ra tiền nên cụ Tham Tri, sau ngày làm Bố Chánh Thanh Hóa thăng Tuần Vũ Phú Yên rồi về ngự Tham Tri Bộ Lại. Do đó, cụ Tham Tri Nguyễn chơi thân với Cụ Thượng Bộ Lại nên hai cụ làm thông gia.

          Con gái cụ Tham Tri lấy con trai Cụ Thượng. Năm 62 tuổi, cụ Tham Tri về hưu tri thì Cụ Bà vào một ngôi chùa tu niệm. Tuy tuổi đã ngoài 60 cụ Tham Tri vẫn còn khỏe mạnh sung sức lắm nên trước khi cạo đầu bận áo nâu sòng, phó mặc cuộc đời cho Cụ Ông, Cụ Bà đã nuôi hai nàng hầu. Một người cháu gọi Cụ Bà bằng bà dì, còn một đứa là đứa ở gái nuôi từ khi mới 14 tuổi.

          Xảy vai xuống cánh tay, Cụ Bà đi tu thì cháu Cụ Bà thế vào hầu hạ Cụ Ông. Cô Sáu Tú, cháu gọi Cụ Bà bằng dì được Cụ Ông chìu quý, từ là cháu con trong nhà nhảy lên làm ngôi mệnh phụ thay Cụ Bà đã đi tu. Cô Sáu Tú ở với Cụ Ông được hai năm thì có mang sanh được một đứa con gái kháu khỉnh. Trong thời gian đi sanh thì ở nhà Cụ Ông Tham Tri tằng tịu với con Miễn, đứa ở gái năm ấy 19 tuổi. Cụ Tham Tri mê say Miễn đến nổi Miễn bảo chi cụ cũng nghe theo. Cụ vận động cho chú của Miễn làm lính khố vàng rồi được Cữu Phẫm Võ Giai tên chức Cai Khố vàng được tòng Bát Phẩm rồi lên chánh Bát Phẩm.

          Khi cô Sáu sanh về, cô cũng không ngờ cụ Tham Tri tằng tịu với con Miễn. Mãi mấy tháng sau, ở trong nhà, Miễn tuy là đầy tớ nhưng Miễn hống hách đối với những đầy tớ khác. Gia nhân trong nhà hễ đứa nào cải lại Miễn là ngày hôm sau bị Cụ Ông ra lệnh đuổi khỏi nhà. Ngày ấy có một đứa ở gái hầu cô Sáu Tú ức nhau với Miễn ra răng không biết. Miễn dọa đuổi con Tằm, đứa ở gái hầu cô Sáu Tú, con Tằm cũng không vừa hăm lại :

          - Chưa biết đứa mô đuổi đứa mô... Mi đừng làm bộ, trong nhà ni ai không biết tội của mi...

          Miễn ức với con Tằm lắm. Rồi không hiểu sao Miễn thủ thỉ với cụ Tham Tri gọi con Tằm lên mắng và đuổi con Tằm. Con Tằm xách quần áo ra ngay nhưng nó đến chào cô Sáu Tú để xin ra :

          - Dợ bẩm Cụ Lớn, con hầu Cụ Lớn đã lâu, con không có tội tình chi hết nhưng nay Cụ Lớn chỉ vì nghe con khốn nạn phản chủ mà đuổi con. Con đi khỏi nhà ni con cũng không tiếc nhưng con chỉ sợ sau ni hắn lại làm lộng cả đến Cụ Lớn nữa, thôi con lại chào Cụ Lớn. Con xin phép Cụ Lớn để con ra.

          Nghe con Tằm nói, cô Sáu Tú ngỡ ngàng hỏi :

          - Răng con không ở với Bà Lớn nữa, có chuyện chi mà Cụ Ông lại đuổi con như rứa ? Con cứ nói thiệt với Bà Lớn...

          Tằm ngần ngại ứa lệ rồi mới nói :

          - Bẩm Bà Lớn, con ở hầu Bà Lớn đã lâu, tuy con còn ít tuổi nhưng con cũng biết trên dưới chớ không như quân lừa thầy, phản chủ... Con xin Bà Lớn con thôi vì con không chịu được sự phản chủ đó...

          Nghe con Tằm nói, cô Sáu Tú không biết sự thế ra răng nữa bèn hỏi :

          - Răng, con phải nói rõ ra chứ, con rứa răng bà hiểu cho được...

          Con Tằm khôn ngoan đáp :

          - Dạ, bẩm chuyện ra răng con xin Bà Lớn hỏi trong nhà ni ai mà không biết. Con nói ra bây chừ lại biểu là con thù nó mà nói xấu nó. Nó ở đây đã tác yêu, tác quái rồi thưa Bà Lớn...

          Cô Sáu Tú gay gắt hỏi :

          - Đứa mô ?

          - Dạ bẩm Bà Lớn con Miễu chứ đứa mô nữa. Con thôi việc đây là vì con Miễu. Cụ Lớn đuổi con cũng chỉ vì con khốn nạn đó...

          Cô Sáu Tú uất hận đập bàn hỏi :

          - Răng con Miễu lại có quyền đuổi mi ? Trong nhà ni trừ choa ra chã có đứa mô có quyền hết...

          Tằm đáp :

          - Bẩm Bà Lớn, đời mô con Miễn dám mở miệng đuổi con. Nó đuổi con, con đập ngay vô mặt nó chứ, nhưng đàng ni nó xúi dụ nó tâu với Cụ Lớn để Cụ Lớn đuổi con...

          Cô Sáu Tú cười gằn nói :

          - Răng Cụ Lớn lại nghe nớ ? Coi bộ nhà ni đã đến lúc tan hoang răng ?

          Con Tằm cười lạt đáp :

          - Dạ bẩm Bà Lớn xin Bà Lớn cứ hỏi mấy người làm trong nhà sẽ rõ. Con đã thưa trình với Bà Lớn là con nói ra thì biểu là con thù con khốn nạn đó... Bẩm Bà Lớn thử coi đến hôm ni nữa là mấy người bị Cụ Lớn đuổi rồi đều do con khốn nạn đó xúi biểu. Cụ Lớn tin nó lắm mà...

          Con Tằm thưa chuyện xong với cô Sáu Tú là nó xin ra khỏi nhà cụ Tham Tri. Cô Sáu Tú uất hận... Cô Sáu nhứt định phải điều tra cho ra vụ ni. Cô Sáu gọi mấy đứa ở lên hỏi về con Miễn, đứa mô cũng chối quanh như dáng điệu lại nghi ngờ. Về sau cô Sáu phải gắt gao nói :

          - Đứa mô biết chuyện trong nhà ni mà không nói thì tao đuổi hết đó hỉ ! À té ra hoa nuôi ông tay áo hỉ...

          Thằng Phường kéo xe nhà đành phải trình rằng :

          - Bẩm Bà Lớn, những ngày Bà Lớn đi sanh chúng con ở nhà khổ với cô Miễn. Đến như xe nhà chỉ có Cụ Lớn đi được, rứa mà cô Miễn cũng leo lên đi, bắt con phải kéo. Thôi thì cô nớ đi thăm bà con thân thích tùm lum, có khi cô nớ đi cả ngày, về mà Cụ Ông không nói chi hết... Đã rứa mà hễ con nói điều chi là y như Cụ Ông biết. Cụ Ông chửi mắng chúng con tùm lum.

          Cô Sáu Tú tìm ra manh mối thì té ra cụ Tham Tri chồng cô đã tằng tịu với con Miễn trong khi cô đi sanh nên con Miễn mới lộng hành. Thằng Phường còn méc với cô Sáu Tú là cụ Tham Tri đã xin cho chú con Miễn vô làm Lính Khố Vàng rồi lên Cai Khố Vàng nay mai nữa là lên Đội Lệ càng làm cho cô Sáu Tú điên khùng. Cô gọi Miễn lên hỏi, Miễn bù lu bù loa khóc cãi lại cô Sáu. Cô Sáu uất ức đuổi con Miễn, con Miễn xách quần áo đi ngay...

          Chiều hôm nớ, Cụ Ông đi đánh tài bàn về hỏi đến Miễn thì đã đi rồi, cụ đập bàn ghế hỏi :

          - Đứa mô đuổi con Miễn ?

          Cô Sáu Tú ra mặt :

          - Tui... tui đuổi nó... Tui nuôi nớ hầu hạ tui chớ không phải nuôi nó để nó là mạ trong nhà ni... Tui đuổi nó rồi, bây chừ ông định răng...

          Cụ Tham Tri nhớ thương Miễn, Miễn đi làm cụ phát điên, phát khùng cụ đập phá trong nhà và bắt cô Sáu Tú phải gọi cho được con Miễn về... Cụ Tham Tri ra lệnh :

          - Nếu bây không gọi con Miễn về thì choa cũng đi luôn, cho bây ở lại mí nhau...

          Cô Sáu Tú uất hận hỏi :

          - Nó có phải là vợ Cụ Lớn mà Cụ Lớn thiết tha với nó rứa ?

          Cụ Tham Tri gay gắt :

          - Choa cần nó... Nó chưa phải là vợ choa, nhưng nó hơn tụi bây rất nhiều. Tụi bây không gọi nó về, tụi bây thấy choa...

          Cô Sáu Tú uất hận, cô bù lu bù loa :

          - À té ra bây chừ tui mới biết ông mê con Miễn phải không ?

          Cụ Tham Tri liều lĩnh đáp :

          - Ừ tao mê hắn đó, mi mần chi choa... Cho truyền hôm nay mà bây không tìm được con Miễn về đây rồi bây biết choa...

          Cô Sáu Tú lăn lộn khóc. Cô chửi con Miễn, cụ Tham Tri đứng dậy ra đi cụ đi tìm con Miễn. Cụ đến tận nhà chú con Miễn, bác Cai Khố Vàng thì gặp Miễn ở nhà cha mẹ, thấy cụ Tham Tri, Miễn làm mặt giận không tiếp cụ. Miễn nói chì, nói thiết với cụ Tham Tri :

          - Thôi Cụ Lớn về đi, Cụ Lớn đừng đến đây nữa rồi người ta giết tui răng. Cụ về mí vợ con cụ đi, tui không về nữa... Bây chừ, nếu cụ có thương yêu tui thì cụ phải mướn nhà cho tui ở...

          Cụ Tham Tri đành phải làm theo lời yêu cầu của Miễn. Tối hôm đó, cụ ở lại nhà bác Cai Khố Vàng, chú của Miễn. Vài ngày hôm cụ Tham Tri đưa tiền cho Miễn đi mướn nhà. Cô Sáu Tú không còn biết mần cách nào giữ ông chồng già ở nhà nữa. Từ ngày mướn được nhà riêng cho Miễn, cụ Tham Tri ở luôn với Miễn. Bao tiền lương hưu, cụ đưa cả cho Miễn. Cô Sáu Tú uất hận dò tìm chỗ ở của Miễn.

          Cô Sáu Tú định mướn du côn, nặc nô đến đánh Miễn nhưng suốt ngày cụ Tham Tri ở trong nhà Miễn nên chẳng đứa nào dám đến nhà Miễn để sinh sự.

          Cuối cùng cô Sáu Tú đành phải mang con đến chùa khóc lóc với Cụ Bà kể tội Cụ Ông. Cụ Bà đã xuất gia tu hành nhưng vì quyền lợi của cháu gái cụ. Cụ đành phải về nhà mời Cụ Ông về để giảng hòa.

          Cụ Ông vốn tánh nể Cụ Bà từ lâu nên khi có Cụ Bà can thiệp Cụ Ông mới bằng lòng mỗi tuần chia là bốn ngày cụ ở với cô Sáu Tú ba ngày cụ ở với Miễn. Cụ Tham Tri nói với phu nhân rằng :

          - Chuyện đã dĩ lỡ, nay hắn đã có mang mí tui, chã lẽ tui bỏ nó. Bà đi tu bà cũng cần có phúc đức chã lẽ bà cấm tui nuôi con tui...

          Nghe nói Miễn có thai, Cụ Bà đành phải chấp thuận để Cụ Ông mỗi tuần bốn ngày ở với cô Sáu Tú, ba ngày ở với Miễn. Thế là từ đấy cụ Tham Tri công khai có hai nàng hầu.

          Cô Sáu Tú 28 tuổi, cô Miễn 19 tuổi. Tiếng rằng mỗi tuần cụ Tham Tri ở nhà với cô Sáu Tú bốn ngày, nhưng suốt ngày cụ ở nhà Miễn, tối cụ mới về nhà, sáng lại đến nhà Miễn sớm.

          Vì trót hứa với Cụ Bà nên cụ Tham Tri phải làm đúng lời hứa nhưng mỗi lần cụ phải về nhà ở với cô Sáu Tú là mỗi lần, cụ khổ sở vì Miễn ghen ray rứt Cụ Lớn. Miễn đay nghiến, nào Cụ Lớn thương cô Sáu Tú hơn Miễn.

          Nào là Miễn chỉ là đứa nàng hầu đâu được Cụ Lớn thương như cháu gái của Cụ Bà. Rồi bắt cụ Tham Tri phải chạy cho chú của Miễn đi Đội Lệ, rồi bắt Cụ Lớn phải mua nhà cho Miễn.

          Điều sung sướng cho cụ Tham Tri là Miễn sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, giống Cụ Lớn như đúc. Cụ Tham Tri bắt bà Huyện, con gái của Cụ Lớn phải đến thăm Miễn, cho con Miễn chiếc vòng vàng.

          Cô Sáu Tú ghen với Miễn nên người cô ngày càng ốm đi. Cô Sáu cố chìu chuộng cụ Tham Tri để cướp phần của Miễn. Nhiều lúc cô Sáu Tú khóc tỉ tê kể lễ tội Cụ Lớn đã bỏ bê gia đình theo vợ nhỏ, nàng hầu. Cô Sáu cũng giỡ giọng đay nghiến cụ Tham Tri. Nào là Cụ Lớn ở nhà con điếm chó, suốt ngày rồi khi về đến nhà là Cụ Lớn dúi đầu vào ngủ chết mê, chết mệt. Tuy thế, nhưng rồi cô Sáu Tú lại có mang. Cô cũng sanh được một cậu con trai kháu khỉnh. Cô Sáu cũng bắt cụ Tham Tri phải bảo bà Huyện, con gái của cụ mu vòng vàng cho con trai của cô. Cụ Tham Tri đành phải chìu cả hai vợ.

          Tuổi cụ Tham Tri mỗi ngày một già, một lớn nhưng vì Cụ Lớn phải chìu hai nàng hầu nên Cụ Lớn đâm trọng bệnh. Cụ ho rũ rượi người cụ Tham Tri gầy ốm. Bà Huyện, con gái cụ Tham Tri phải từ Huyện về Huế đưa cụ vô bệnh viện để nhờ Quan Đốc, anh chồng của bà chăm sóc, chạy chửa cho Cụ Lớn. Quan Lớn khám bệnh cho cụ Tham Tri biết cụ Tham Tri vì lao lực nên sanh bệnh. Quan Đốc phải nói thật với em dâu về bệnh tình cụ Tham Tri, Quan Đốc nói với bà Huyện :

          - Thím phải mần cách mô gìn giữ không để Cụ Lớn quá lao lực bằng không chửa thuốc cũng vô ích... Bây chừ ít ra phải buộc Cụ Lớn cứ vài tháng đưa Cụ Lớn một là ra cửa Thuận An nghĩ hai là đi Đà Lạt nghĩ Cụ Lớn mới mạnh được.

          Tuy nằm ở bệnh viện, Cụ Lớn cũng chia mỗi tuần, cô Sáu Tú vô hầu Cụ Lớn bốn ngày, còn Miễn hầu Cụ Lớn ba ngày. Mỗi khi đến phiên cô Miễn hầu Cụ Lớn y như hôm sau bệnh của Cụ Lớn lại tăng đột ngột rứa ? Quan Đốc ra lệnh cho Y Tá rình coi có chuyện chi không ? Suốt một tuần trong những ngày cô Sáu Tú chăm lo cho Cụ Lớn thì chã có chi hết nhưng đến ngày Miễn vô hầu hạ nâng giấc Cụ Lớn. Cụ Lớn vui vẻ tươi cười được một ngày rồi ngày hôm sau là Cụ Lớn bắt đầu xỉu. Cô Y Tá chăm lo săn sóc cho cụ Tham Tri đành phải báo cáo với Quan Đốc về tình trạng nguy hiểm mỗi lần Miễn vào hầu chồng.

          Cụ Lớn không cho Miễn nằm riêng như cô Sáu Tú. Miễn hầu hạ chăm sóc cho Cụ Lớn rất cẩn thận hơn. Quan Đốc ngạc nhiên, không hiểu vì răng Cụ Lớn Tham Tri lại được Miễn chăm sóc cho cụ rất cẩn thận. Và cũng vì sự hầu hạ cẩn thận đó mà Cụ Lớn lại tăng thêm bệnh, mất rất nhiều sức. Suốt mấy tuần lễ chăm sóc, bổ dưỡng cho Cụ Lớn đến ngày Miễn vô hầu Cụ Lớn là Cụ Lớn lại đau như cũ...

          Bà Huyện, con gái Cụ Lớn vô thăm chú lại thấy chú đau. Bà đâm sốt ruột hỏi người anh chồng, Quan Đốc về lý do. Quan Đốc đành phải thú thật tất cả, dể yêu cầu cấm ngăn không cho Miễn vào hầu Cụ Lớn nữa, Quan Đốc phải nói :

          - Thím muốn Cụ Lớn còn sống thì thím phải mần răng ngăn cản không cho cô nàng hầu trẻ của Cụ Lớn vô thăm Cụ Lớn. Cứ để cô Sáu chăm nom là được rồi, bằng không thì thuốc mấy cũng vô ích. Cụ Lớn khoe khỏe được một chút thì rồi cô nàng hầu trẻ vô bệnh Cụ Lớn mô lại hoàn đó hỉ !

          Bà Huyện vừa thương cha lại vừa giận Miễn. Bà không dám nói thật với cụ Tham Tri việc Miễn vô hầu hạ, sợ Cụ Lớn buồn. Bà tức tối về nhà biểu cô Sáu :

          - Tú hôm ni, chị phải vô hầu chú hỉ. Chị phải cấm không cho con Miễn vô hầu chú được mô. Hắn vô hầu chú thì chỉ vài ngày là chú chết đó hỉ. Tui nói thiệt đó nếu chị không nói thì rồi đừng trách tui ác...

          Cô Sáu Tú uất ức đến ứa lệ, nghẹn ngào :

          - Tui mần răng mà cấm được con nớ. Chú mê nớ lắm, tui nói không được rồi chú lại chử tui cho rằng tui ghen với nó. Thiệt khổ cho tui quá, cô không biết thì cô la tui, tui không dám cãi những sự thiệt là rứa, cô phải mần cách mô cấm cản con điếm đó mới được...

          Bà Huyện cau mặt hỏi :

          - Chị biết nhà con Miễn không ?

          Cô Sáu Tú đáp :

          - Dợ, có nhưng bây chừ tui đưa cô đến răng nớ cũng vô thưa mí chú là tui xúi biểu cô, chú lại chửi tui mần khổ cho tui mà thôi... Chú mê nó lắm không ai cản được ? Trước kia Cụ Lớn đã về phân giải nhiều lần rồi cũng không được. Chú như bị bỏ bùa mê, thuốc lú chi đó thì phải, một ngày vắng nớ, chú cũng không chịu thiệt là khổ... Đau rứa mà ngày nào không có nớ vô thăm là chú chửi tùm lum cả...

          Nghe cô Sáu Tú nói, bà Huyện giận dữ hỏi :

          - Chú mê con Miễn lắm hỉ ?

          - Dợ...

          - Răng chị để cho chú mê như rứa mà không chịu cản trước đi. Thật là khổ. Mạ tui đi tu nhà tan nát hết... Bây chừ Cụ Lớn đau trong nớ mà cứ tính thế ni rồi cũng đến chết vì vợ mà thôi. Anh Đốc nhà tui biểu phải cữ mần răng cho Cụ Lớn mau mau khỏe chữa như ri thì phí thuốc... Chị cứ đưa tui đến nhà con Miễn coi hắn ra răng...

          Cô Sáu Tú có vẻ ngán Miễn vô hót với cụ Tham Tri thì phiền lắm. Cô Sáu đã chịu đựng nhiều rồi nên cô biết cụ Tham Tri sẽ không tha cho cô nếu bà Huyện mắng mõ hay đánh Miễn... Cô Sáu Tú ngần ngại không dám dẫn bà Huyện tìm Miễn. Cô Sáu Tú phải nói dối :

          - Thưa cô, nhà hắn ở xa lắm, tận Nam Giao...

          Bà Huyện cau mặt nói :

          - Tui có xe hơi và tài xế đây... Nam Giao ở đàng tê chứ mô mà xa, chị lên xe mí tui lại nhà con Miễn coi ra răng...

          Cô Sáu Tú nghĩ ra ngay mụ Kiểm Tấu, nấu bếp trong nhà cụ Tham Tri nên cô Sáu vội nói :

          - Dợ, thưa cô Huyện, có Kiểm Tấu biết rành nhà của con Miễn, để tui gọi mụ Kiểm Tấu ra đi với cô Huyện...

          Bà Huyện gắt :

          - Răng chị không đi mí tui ? Chị sợ con Miễn rứa hỉ ? Thảo mô, hắn mới tác oai, tác quái trong nhà ni là rứa... Thôi được rồi, chị gọi mụ Kiểm Tấu ra đây cho tui biểu...

          Cô Sáu Tú mừng rỡ quay vô gọi :

          - Mụ Kiểm ơi ra cô Huyện dạy hỉ...

          Mụ Kiểm từ trong bếp, mụ Kiểm nghe tiếng cô Sáu Tú gọi bèn đáp :

          - Dợ, bẩm cô Sáu ai gọi ?

          Cô Sáu Tú vẫn gọi mụ Kiểm Tấu ra khẽ nói :

          - Cô Huyện gọi mụ đó hỉ ? Ra coi cô biểu điều chi...

          - Dợ...

          Mụ Kiểm Tấu ra cửa thấy bà Huyện bèn chấp tay vái chào :

          - Dạ bẩm Bà Lớn...

          Bà Huyện gật đầu nói :

          - Mụ Kiểm biết nhà con Miễn hỉ ? Mụ lên xe đi với tui đến tìm con Miễn, mụ Kiểm Tấu biết ngay là có việc chã lành rồi, mụ chối ngay :

          - Dạ, bẩm Bà Lớn, con mô có biết nhà cô Ba...

          Bà Huyện cau mặt hỏi :

          - Răng, mụ gọi con Miễn bằng cô Ba hỉ... Ai biểu mụ gọi con Miễn bằng cô Ba ?

          Mụ Kiểm Tấu sợ sệt đáp :

          - Dợ, bẩm Bà Lớn, Cụ Lớn bắt gọi rứa, chúng con phải tuân theo. Dợ bẩm cô Miễn đã có con với Cụ Lớn, đứa con kháu khỉnh...

          Bà Huyện ngạc nhiên, bà không ngờ chú bà lại có thêm đứa con trai với Miễn nữa. Từ ngày về nhà chồng, mạ bà Huyện đi tu, nhà cửa giao cho cô Sáu, người cháu gọi Cụ Bà Tham Tri là dì họ, trông coi hầu hạ Cụ Lớn, bà Huyện bận công việc nhà chồng, thỉnh thoảng mới về thăm gia đình của bà được, rứa mà nay nhiều biến chuyển bà không biết nhất là chuyện Miễn có đứa con trai với chú bà...

          Bà Huyện hỏi mụ Kiểm Tấu :

          - Thằng nhỏ sanh được bao lâu rồi hỉ mụ Kiểm ?

          Mụ Kiểm đáp :

          - Dạ bẩm trên hai năm rồi...

          - Rứa hỉ ? Rứa chi mà Cụ Lớn chã đau... khổ quá... Mụ biết nhà nó ở mô không ?

          Mụ Kiểm Tấu lắc đầu đáp :

          - Dạ bẩm con không nhớ nhà thưa Bà Lớn... Con biết nhà cô Miễn ở bên Nam Giao nhưng không nhớ số nhà.

          Bà Huyện gật đầu nói :

          - Răng chị Sáu biểu mụ biết nhà con Miễn. Gọi chị Sáu ra đây tui biểu...

          Mụ Kiểm Tấu quay lại định gọi cô Sáu Tú thì cô Sáu Tú đã ra. Bà Huyện hỏi :

          - Mụ Kiểm không biết nhà con Miễn. Chị biết nhà con Miễn chị đi với tui răng ?

          Chị Sáu có vẻ sợ sệt nói :

          - Dạ thưa cô Huyện, chú giết tôi mất nếu tui chỉ nhà con Miễn cho cô Huyện. Thưa cô Huyện, cô Huyện không biết những nổi khổ của chúng tui khi con Miễn õn ẻn tâu với Cụ Lớn...

          Bà Huyện lại càng uất ức với Miễn khi nghe cô Sáu Tú nói về sự lộng hành của Miễn. Bà Huyện gay gắt :

          - Răng chị Sáu có đi không ?

          Cô Sáu đành phải nói :

          - Dợ...

          Mụ Kiểm Tấu thấy chị Sáu có vẻ sợ đâm thương bèn nhớ lại hôm ni là ngày Miễn vô nhà thương hầu Cụ Lớn Tham Tri. Mụ Kiểm Tấu bèn thưa :

          - Dợ bẩm Bà Lớn, Bà Lớn đến cũng không gặp cô Ba ở nhà vì hôm ni...

          Mụ Kiểm Tấu chưa nói dứt lời thì bà Huyện đã hỏi :

          - Răng con khốn nạn nớ không có nhà... ?

          Mụ Kiểm Tấu thưa :

          - Dạ bẩm hôm ni là ngày cô Ba vô hầu Cụ Lớn trong nhà thương...

          Bây chừ Bà Lớn vô nhà thương răng cũng thấy cô Ba trong nớ...

          Bà Huyện gật đầu nói :

          - Rứa hỉ !... Thôi được, bây chừ có người mô vô bệnh viện không ? Chị Sáu, mụ Kiểm hay con Lài...

          Cô Sáu Tú đành phải gọi con Lài đứa ở gái nhỏ :

          - Lài, con đi theo mí cô Huyện vô trong nhà thương coi cô Huyện có sai chi không ?

          Cô Sáu dặn nhỏ Lài :

          - Vô coi răng hỉ ! Cô Huyện gặp con khốn nạn đó, mi nhớ coi cô Huyện chửi mắng hắn răng về cho choa biết hỉ ?

          Con Lài gật đầu đáp :

          - Dợ...

          Lài ra xe hơi với bà Huyện. Lài ngồi băng trước gần tài xế, bà ngồi băng sau. Xe phóng thẳng vô nhà thương Huế, nơi cụ Tham Tri nằm dưỡng bệnh.

          Còn tiếp....

          Comment


          • #35
            Cậu Chó

            Phần 35
            Hôm ni, ngày Miễn vô hầu Cụ Lớn Tham Tri. Cũng như Cụ Lớn đã chia từ ngày còn mạnh, ở nhà cứ bốn ngày ở nhà mí cô Sáu Tú, ba ngày ở nhà Miễn. Vô nằm bệnh viện Cụ Lớn chia lại một ngày cô Sáu Túa hầu thì một ngày Miễn hầu Cụ Lớn.

            Cụ Lớn Tham Tri vì đã có hứa hẹn chia đều cho cô Sáu Tú và Miễn nên cụ đành phải để Sáu Tú hầu một ngày, trong ngày Sáu Tú hầu cụ Tham Tri buồn vô hạn.

            Cụ nhìn Sáu Tú tuy có đẹp nhưng cái đẹp thùy mị không lẳng lơ sắc sảo, nhúa nhảy như Miễn. Cụ Tham Tri chán chường với sắc đẹp u tối, nghiêm nghị đó. Tuổi đã già, cái cảnh xế chiều, các Cụ Lớn thường lại hay đùa lối trẻ con lối nham nhở kể cả với nàng hầu...

            Cụ Tham Tri cao có suốt ngày khi cô Sáu Tú ở trong bệnh viện hầu Cụ Lớn. Còn khi Miễn đến hầu Cụ Lớn thì lại cười đùa nói năng vui vẻ thích thú bấy nhiêu. Hôm nay Miễn vào từ sáng sớm nàng mang theo cả thằng con trai mới sanh với cụ Tham Tri. Miễn vừa vào đến phòng dưỡng bệnh của cụ Tham Tri thì cô nữ y tá đã gọi Miễn lại cảnh cáo :

            - Tui đã được lệnh của Quan Đốc là cấm không cho bà ở lại trong buồng dưỡng bệnh của Cụ Lớn...

            Miễn uất hận nói lại :

            - Rứa tui có được vô thăm Cụ Lớn không cô cho tui biết ?

            Cô y tá nhã nhặn đáp :

            - Cô có quyền vô thăm Cụ Lớn nhưng cô không được ở trong buồng bệnh lâu...

            Miễn vẩn gân cổ cãi :

            - Rứa ai hầu hạ Cụ Lớn chúng tôi...

            Cô nữ y tá đáp :

            - Đã có lao công dọn dẹp, và những nữ điều dưỡng hầu hạ...

            Miễn uất hận bồng con vô với cụ Tham Tri. Cụ Tham Tri thấy Miễn vô Cụ Lớn mừng lắm. Cụ ngồi dậy để chơi với con và nhìn Miễn. Miễn ngồi sát bên Cụ Lớn để hầu hạ Cụ Lớn và nâng giấc. Mặc dầu lâm bệnh trọng, Cụ Lớn vẫn thích Miễn hầu hạ. Miễn khôn ngoan lại khéo hầu hơn cô Sáu Tú. Nàng nâng giấc vừa cười vừa xoa cho cụ Tham Tri nên cụ Tham Tri nhứt định đòi cho bằng được Miễn vô hầu... Nhiều cô điều dưỡng bắt được tại trận cái lối hầu hạ giết người của Miễn đối với cụ Tham Tri các cô phải nhăn mặt méc với Quan Đốc. Do đó, khi bà Huyện vô bệnh viện thăm thân phụ. Quan Đốc mới cho bà Huyện biết, cần phải cữ cho Cụ Lớn Tham Tri, đưa Cụ Lớn đi cửa Thuận hay Đà Lạt nghỉ mát, xa hẳn người vợ trẻ thì mới có cơ lành mạnh. Bằng không, chạy chửa bao nhiêu cũng vô ích. Khi gần mạnh, Cụ Lớn lại đụng vào cô nàng hầu trẻ đẹp nên đau lại.

            Bà Huyện thương cha định ngăn cản không cho Miễn vô thăm Cụ Lớn nữa, để tránh cho Cụ Lớn cái họa có thể chết được.

            Bà Huyện nghe mụ Kiểm Tấu nói hôm ni đến phiên Miễn vô hầu Cụ Lớn Tham Tri, bà bèn đi xe hơi vô bệnh viện. Xe ngừng trước phòng trực của mấy cô nữ y tá và điều dưỡng bà Huyện đã nghe tiếng nói ầm ầm giữa cô nữ điều dưỡng bệnh viện Huế với Miễn rồi...

            Cô nữ điều dưỡng gay gắt nói với Miễn :

            - Tôi đã nói trước với bà là bà có quyền vô thăm nôm Cụ Lớn Tham Tri nhưng bà không được ở lại trong phòng. Tôi nói như van bà, bà không nghe. Đến khi tui vô phòng thì sự thể đã thế rồi... Quan Đốc cấm ngặt việc đó vì Cụ Lớn còn bệnh sức khỏe quá yếu không thể như thế được...

            Miễn không nhường nhịn :

            - Cô nhớ rằng, tui là vợ của Cụ Lớn thì phải hầu hạ Cụ Lớn... Cô không có quyền cấm tôi...

            Cô nữ điều dưỡng trừng mắt nhìn Miễn dằn từng tiếng :

            - Hầu hạ như thế à, như thế là cô định giết Cụ Lớn. Tui sẽ trình với Quan Đốc đuổi cô khỏi bệnh viện ni...

            Cuộc cãi vã đang đến độ gây cấn thì may có bà Huyện, con gái của Tham Tri vô. Bà Huyện mắng át Miễn. Miễn uất hận nhưng Miễn đã biết giá trị của bà Huyện đối với gia đình nên Miễn đành phải chịu nhịn. Miễn đòi bồng con về. Miễn biết, bà Huyện vô bồng thằng Thể mần răng cũng bị cụ Tham Tri hỏi. Lúc đó, Miễn mới nói cho người chồng già rõ về nổi uất hận của nàng.

            Bà Huyện vô trong phòng cụ Tham Tri thấy cụ đang chơi với con trai nhỏ, thằng Thể. Thằng Thể ngồi bên cạnh chú. Hắn sà xuống vuốt râu chú hắn, rồi hỏi những câu rất ngây thơ.

            Cụ Tham Tri đang chơi với con bỗng thấy có tiếng động cửa bèn ngẩn lên nhìn ra ngoài thấy con gái của cụ bà Huyện vô không thấy Miễn, cụ bèn hỏi :

            - Mạ thằng Thể mô ?

            Bà Huyện đưa tay bồng thằng Thể và nói :

            - Thưa chú mạ nó đứng ngoài tê...

            Thằng Thể thấy bà Huyện lạ, hắn không theo. Hắn sà xuống ôm chặt lấy cụ Tham Tri miệng gọi mạ rối rít, cụ Tham Tri dỗ về con trai và hỏi bà Huyện :

            - Răng mạ thằng Thể không vô, đứng ngoài nớ mần chi. Con ra gọi mạ thằng Thể vô bồng nó hỉ.

            Bà Huyện nói :

            - Chú đưa con bồng nó ra cho mạ nó...

            Cụ Tham Tri cau mặt lắc đầu :

            - Mô được, không phải mạ nó đòi mô nó theo... Gọi mạ nó vô đây cho nó... À được rồi chú gọi mạ vô cho con hỉ...

            Miệng thằng Thể méo xệch đòi :

            - Mạ mô chú. Mạ mô vô mí Thể...

            Cụ Lớn có vẻ thương con trai, cụ ôm lấy thằng Thể dỗ về :

            - Nín... Nín... Thể nín rồi chú gọi mạ vô cho Thể hỉ... Mạ ơi, vô mí Thể, Thể đang đòi mạ đây nè...

            Bên ngoài Miễn đã lắng tai nghe thằng Thể đòi nàng và cụ Tham Tri đang dỗ con. Miễn đoán trước răng cụ Tham Tri cũng buộc bà Huyện gọi Miễn vô. Miễn nghĩ cách đối phó gay gắt để cụ Tham Tri thấy nổi đau đớn uất ức của nàng trước bà Huyện.

            Cụ Tham Tri dỗ con nhưng Thể vẫn mếu, mà Miễn thì không thấy vô, cụ đâm nóng ruột hỏi :

            - Mạ thằng Thể mô rồi ? Răng không thấy vô bồng nó hỉ... Bà Huyện đưa tay bồng thằng Thể nhưng nó hất tay bà Huyện ra miệng vẫn đòi gắt :

            - Mạ... Mạ mô rồi... Không mạ mô ?

            Cụ Tham Tri trừng mắt hỏi con gái :

            - Mạ thằng Thể mô, răng không thấy vô... Con ra mời mạ thằng Thể vô trong ni...

            Cụ Tham Tri dằn tiếng "mời" để cho bà Huyện thấy rõ tôn ty trật tự, Miễn là nàng hầu, là dì ghẻ, nàng hầu của thân phụ bà, bổn phận của bà Huyện là phải kính trọng. Bà Huyện uất ức nhưng vì thân phụ bà sai bảo, bà vốn là đứa con có giáo dục, bà đành phải tuân theo lệnh của cha, quay ra vẫy tay gọi Miễn. Miễn trông thấy rõ bà Huyện vẫy tay gọi nàng, nhưng nàng lờ đi như không trông thấy.

            Cử chỉ của Miễn làm bà Huyện đâm tức. Bà Huyện biết Miễn ỷ vào sự yêu thương của cụ Tham Tri để khi bà. Bà đành phải lên tiếng gọi :

            - Cô Miễn...

            Nghe tiếng bà Huyện gọi đích danh mình. Miễn quay lại, trố mắt nhìn bà Huyện, không trả lời, bà Huyện nói :

            - Vô bồng thằng Thể, chú gọi đó hỉ...

            Bà Huyện nói trổng không nên Miễn cũng không trả lời, nàng đi lại phía phòng dưỡng bệnh của cụ Tham Tri, mở cửa phòng vô. Miễn hầm hầm đi vô... Thằng Thể trông thấy Miễn, mừng rối rít lên tiếng gọi :

            - Mạ... Mạ... Chú gọi mạ hỉ... Chú gọi...

            Miễn vô giằng thằng Thể trên tay cụ Tham Tri hầm hầm đi ra... Cụ Lớn biết, người vợ nhỏ, nàng hầu yêu quí của cụ đang gặp sự uất hận chi rồi. Cụ Lớn nóng ruột thương người vợ nhỏ tuổi xinh đẹp bèn gọi giật lại :

            - Mạ thằng Thể...

            Miễn đành phải đáp :

            - Dợ...

            - Bồng thằng Thể đi mô, ở lại đây... Hôm ni, mạ thằng Thể ở đây hầu choa mà răng lại về rứa hỉ ?

            Miễn không đáp, mắt nàng long lanh lệ. Nàng mím môi, nức nở cho khỏi bật ra tiếng khóc. Cụ Tham Tri đâm thương người vợ nhỏ tuổi, xinh đẹp mới hỏi :

            - Chuyện chi rứa ? Răng lại khóc... Ai mần chi mạ thằng Thể... Tội quá, thật là người ta hành hạ tui đủ thứ, tui gần chết rồi, còn có chi mô mà người ta còn mần rứa...

            Rồi Cụ Lớn Tham Tri đập mạnh tay xuống giường thét :

            - Chuyện chi ? Mần răng thì nói đi, đứa mô mần chi mạ thằng Thể...

            Chúng bây định a dua giết mạ con nó hỉ... Chúng bây mần như rứa thì giết ngay choa ni cũng được, đừng mần rứa... Nó là con tao, nó là nàng hầu của choa...

            Bà Huyện uất hận, chỉ muốn nhảy tới tát cho Miễn mấy cái cho bỏ ghét nhưng vì sợ cha già buồn, bà phải lặng thinh. Bà Huyện nghiêm nghị hỏi Miễn :

            - Ai mần chi cô mà cô khóc, cô Miễn ?

            Miễn vẫn ấm ức trong họng, không nói nên lời, nước mắt nàng trào ra. Thằng Thể thấy mạ nó khóc, nó cũng òa lên khóc, đập vào lưng mạ nó biểu :

            - Về, mạ ơi... đi về mạ ơi... Thể không ở nơi ni nữa. Về mạ ơi...

            Nghe thằng Thể dục về, Miễn ứa lệ nghẹn ngào... Cụ Tham Tri cũng thấy thương con trai. Cụ gắt hỏi :

            - Răng ? có chuyện chi rứa ?

            Nghe chú hỏi, bà Huyện cuống lên không biết trả lời răng nữa ? Cò Miễn càng lặng thinh hơn. Nàng ôm lấy thằng Thể rồi nức nở khóc.

            Cụ Tham Tri càng uất hận hơn nữa. Người cụ đang mệt, đáng lẽ cụ phải nằm nghĩ cho lại sức vì cụ tổn nhiều sức lao động mà cụ Tham Tri phải ngồi dậy gay gắt hỏi :

            - Choa hỏi chuyện chi răng không có đứa mô nói cả là mần răng. Bây định giết choa hay răng ai ! Trời ơi, đứa mô cũng định hại tui hết... răng ? Ai đuổi hả mạ thằng Thể ?

            Miễn vẫn khóc không nói năng chi cả !

            Bà Huyện uất ức đành phải nói :

            - Thưa chú, con biểu cô Miễn về đi... Mấy cô y tá cũng biểu rứa... Khổ quá chú thì bịnh lại yếu cứ như thế thì chết...

            Cụ Tham Tri biết con gái của cụ đã biết rõ từng việc đã xảy ra khi cô Miễn vô hầu Cụ Lớn nhưng cụ sợ Miễn đi rồi không vô hầu cụ nữa. Cụ Tham Tri không thể thiếu Miễn được nữa. Người đàn bà xinh đẹp, tuổi 18 trắng trẽo, xinh đẹp, lại có với cụ đứa con trai kháu khỉnh, khôi ngô, hằng ngày cụ Tham Tri nhớ thương Miễn mà cụ đành phải để cách một ngày Miễn vô hầu cụ một lần. Còn một ngày thì do cô Sáu Tú cháu Cụ Bà hầu, rứa mà cũng không yên...

            Cụ Tham Tri gay gắt hỏi con gái :

            - Mi đuổi mạ thằng Thể rồi ai vô đây hầu choa ? Mi định giết choa hỉ. Trời ơi, con cái như rứa đó... Choa nằm trong ni có đứa mô trong nom không hay chỉ có mạ thằng Thể mà thôi...

            Bà Huyện cũng không vừa. Bà hỏi chú của bà :

            - Cô Sáu vô hầu chú đó...

            Cụ Tham Tri đập tay xuống giường ầm ầm :

            - Con Sáu hầu choa hỉ. Hắn vô đây là để hắn giết choa chớ hầu chi con khốn nạn nớ... À té ra nuôi bây khôn lớn rồi bây chừ bây trả hiếu cho choa như ri hỉ ?

            Bà Huyện muốn cho chú bà biết rõ bệnh tình của chú.

            - Anh Đốc đã gọi con vô biểu hết mọi việc. Chú muốn lành bệnh, chú phải cữ. Anh Đốc biểu con phải đưa chú ra Thuận An cho chú hóng gió hay lên Đà Lạt chứ để nơi ni, cứ tình trạng ni thì chú chết. Còn có mình chú là cha, con không thể nhắm mắt để chú chết được... Con đuổi cô Miễn... À mà chẳng riêng chi con mà cả mấy cô nữ điều dưỡng, nữ y tá cũng rứa...

            Thấy con gái nói thiết tha thương mến cụ, lo lắng cho cụ, cụ tham Tri cũng thấy thương con gái nhưng cụ biết rằng nếu cụ nhượng bộ, cụ tỏ ra thương con gái thì cụ phải xa Miễn điều mà cụ không muốn. Cụ nghĩ thà cụ chết ngay mà chết bên Miễn, còn hơn cụ phải sống mà xa Miễn. Cụ Tham Tri cười mỉa mai :

            - Chà bây thương choa quá. Bây thương kiểu nớ chả mấy lúc mà choa chết. Chúng bây âm mưu với nhau đuổi hết những người hầu của choa ra khỏi nơi ni, để choa mau chết cho chúng bây sung sướng...

            Nói rồi, cụ Tham Tri quay lại gọi Miễn :

            - Mạ thằng Thể ở lại nơi ni, không về mô hết. Chã đứa mô đuổi được mạ thằng Thể hết. Còn chúng bây không muốn choa nằm trong ni thì bây cho choa về nhà cũng được mà...

            Bà Huyện biết, không thể mô đuổi được Miễn, bà nghĩ lời cô Sáu Tú nói với bà là đúng. Cô Sáu Tú sợ không dám chỉ nhà của Miễn cho bà biết vì cô Sáu Tú biết, chú bà mê say Miễn lắm. Bà Huyện là người con gái được Cụ Lớn Tham Tri thương nhứt, nể nhứt mà khi bà đụng đến Miễn. Cụ Lớn còn mần như rứa huống hồ cô Sáu Tú ? Bà Huyện uất ức với Miễn. Bà thở dài não ruột, lệ trào ra...

            Cụ Lớn thấy con gái khóc, cụ cũng thương. Cụ vẫy tay ra hiệu cho Miễn đưa thằng Thể vô ngồi chơi với cụ. Miễn đi lại phía chồng già, đưa thằng Thể cho Cụ Lớn nhưng thằng Thể khóc thét lên không chịu theo cha. Nó ôm cứng lấy mạ của nó, gào :

            - Mạ ơi, đi về... Mạ ơi... Thể không ở nơi ni nữa...

            Miễn trừng mắt nhìn con dọa :

            - Thể hư hỉ. Mạ không yêu Thể nữa. Thể ở lại chơi với chú... Chú thương Thể mà... Thể thế chú giận đó hỉ...

            Thằng Thể nghe mạ dọa, nín im ngay. Cụ Lớn thấy bà Huyện im lặng bùi ngùi. Cụ đâm thương hỏi :

            - Răng con chưa về Huyện à ? Anh Huyện còn ở kinh không ?

            Bà Huyện tuy giận chú nhưng khi nghe chú hỏi đành phải trả lời :

            - Dợ, bẩm chú con còn ở đây, nhà con cũng còn ở kinh vì nghe tin chú đau nặng, nhà con phải đem nói với anh Đốc, xin anh Đốc chăm lo sức khỏe của chú...

            Cụ Tham Tri bùi ngùi cảm động :

            - Rứa hỉ ! Tội nghiệp... Rứa con có cho mấy cháu về không ?

            Bà Huyện đáp :

            - Dợ, bẩm chú có, mấy cháu đều về. Nhà con và các cháu cũng sắp vô thăm chú... Bẩm, chú, con thấy sức khỏe của chú yếu quá... Con lo lắm... Chú mần răng kiêng cữ cho mau mạnh. Con biết, con thưa với chú là con không phải, con lỗi đạo mần con nhưng vì sức khỏe của chú nên con đành cam tội bất hiếu với chú... Con xin chú tha lỗi cho con...

            Cụ Lớn Tham Tri, nghe bà Huyện nói, đâm cảm động trước sự chí thành của con gái, cụ đành phải an ủi bà Huyện :

            - Chú biết con thương chú lắm nhưng chú đã già rồi. Chã còn sống bao lâu nữa, chã lại còn mấy đứa em nhỏ của con, chú phải lo cho chúng nó. Đó là số phận chú phải chịu cảnh cha già, con nhỏ, đời chú bây chừ chỉ có mấy đứa đó như thằng Thể, thằng Chi an ủi lúc tuổi già mà thôi.

            - Mạ chúng nó vì hầu hạ chú mà phải chịu cô đơn, chú cũng thương mấy cô nớ... Những ngày chú nằm ở trông ni đều trông vô sự chăm nom của mấy cổ mà thôi vì con đã xuất giá theo chồng.

            - Nếu con biết được hoàn cảnh của chú con còn thương chú hơn nữa. Con đừng nghe những kẻ ác khẩu, nói xấu mạ thằng Thể, nó cũng khổ với chú lắm, chớ có sung sướng chi mô...

            Bà Huyện biết Cụ Lớn muốn kể công của Miễn nhưng Cụ Lớn lại cố quên rằng, vì Miễn vô hầu Cụ Lớn lâm bệnh thêm...

            Lại nữa mấy cô nữ điều dưỡng, nữ y tá đã khổ vì Cụ Lớn, phải canh chừng mỗi khi Miễn vô hầu Cụ Lớn... Nhưng cảnh như rứa thì mần chi được... Cái cảnh cô nữ điều dưỡng cãi nhau mí Miễn khi nãy thì đủ thấy Miễn ỷ vợ Cụ Lớn mà cãi lại mấy cô nữ điều dưỡng. Các cô cũng thấy ngượng, mặc dầu được lệnh của Quan Đốc ngăn cản, canh chừng không cho Miễn vô hầu hạ quá mức, nhưng mần răng được khi Cụ Lớn và Miễn đã là vợ chồng, tuy là chồng già, vợ trẻ...

            Bà Huyện không dám nói thẳng cho Cụ Lớn hiểu. Bà chỉ nói bóng, nói gió khuyên lơn cha già mà thôi. Bà Huyện lễ phép thưa :

            - Con thưa với chú như thế này là không phải, vì dù sao bây giờ con cũng phải chìu chú mới được nhưng vì con không muốn mất chú nên con mới phải thưa với chú việc ni.

            Chắc chú biết, anh chồng con hiện nay là một vị bác sĩ giỏi, chính các vị bác sĩ người Pháp, đồng nghiệp của anh Đốc con cũng phải nể vì tài của anh Đốc. Bởi vậy khi chú đau con vội đưa chú vô bệnh viện để cho anh Đốc con chăm lo cho chú.

            Chú mê man không biết chi hết nhờ anh Đốc cứu chửa, nêu chú lành mạnh nhưng sau nầy hễ mạnh được vài hôm, thì chú lại như thập phần chết, có một phần sống.

            Con và chồng con lo ngại quá không biết chú có thể qua khỏi được không ?

            Nhưng may nhờ anh Đốc hết sức chăm lo săn sóc cho chú nên chỉ trong vòng một tuần lể chú lại mạnh như thường. Nổi vui chưa được bao lâu thì chỉ vài ngày sau chú lại lâm trọng bịnh như củ. Chúng con ngạc nhiên không hiểu gì sao bệnh tình của chú lại như rứa ? Con gạn hỏi anh Đốc mãi anh mới chịu nói :

            - Tôi nể thím quá nhưng không còn biết mần răng được, nếu Cụ Lớn cứ như rứa mãi thì có ngày không thể cứu kịp. Thím có biết gì răng, bệnh tình của Cụ Lớn cứ tái đi tái lại mãi không ?

            Con lắc đầu không làm sao hiểu nổi bịnh tình của chú nữa thì anh Đốc mới nói :

            - Thím cứ tính đi có phải không, đến phiên bà nàng hầu trẻ xinh đẹp của Cụ Lớn, vô hầu Cụ Lớn là y như vài hôm sau, Cụ Lớn lại trở bệnh nặng...

            Con suy nghĩ rồi cố rình coi có đúng không thì lần vừa qua, chú đau nặng hơn hết, quả vì cô Miễn, mạ thằng Thể vô ni hầu chú là sau đó chú sanh bệnh nặng. Do đó, lần ni anh Đốc con đề nghị là chửa lành bệnh cho chú và sau khi mạnh rồi thì đưa chú đi Thuận An để nghĩ mát chú nghĩ ngơi ngoài nớ hoặc đưa thẳng lên Đà Lạt cho chú nghĩ thật khỏe đã, lại sức khỏe, tẩm bổ cho chú có sức khỏe dồi dào chống lại thứ lao lực quá đáng đó...

            Con vì sợ mất chú nên con mới vô hôm ni, ngăn không cho cô Miễn ở trong ni. Anh Đốc con ra lệnh cho mấy cô y tá và điều dưỡng trực phải canh chừng cô Miễn thì quả có chuyện xảy ra. Rứa mà cô Miễn còn cãi lại các cô y tá và điều dưỡng. Người ta không nể chú và con thì người ta đã đuổi cô nớ ra rồi...

            Bây chừ con chỉ xin chú để cô Miễn về, để rồi vài ngày nữa con xin đưa chú ra Thuận An ở cho tiện...

            Nghe bà Huyện nói, cụ Tham Tri cũng có vẻ thương con gái nhưng cụ lại nghĩ đến chuyện phải xa người nàng hầu xinh đẹp, nũng nịu, khéo chiều như Miễn. Cụ Tham Tri không thể nào xa được... Người đời ta vẫn rứa, mối tình đầu của những người đã về già mới thắm thía, mới khủng khiếp. Ánh lửa rơm khi sắp tắt lúc nào cũng bùng to hơn khi mới đốt... Ái tình của người già như cụ Tham Tri mà bùng lên thì có khi đốt cả bệnh viện Huế. Do đó, dù thương con gái, bà Huyện, cụ Tham Tri vẫn không thể nào chấp nhận được việc xa lìa Miễn, việc bà Huyện cấm không cho Miễn vô hầu hạ Cụ Lớn, nhưng Cụ Lớn không muốn nói thẳng lòng ham muốn của cụ cho con gái thấy, cụ Tham Tri đưa thằng Thể ra làm bình phong :

            - Không, chú không đi mô hết. Chú nằm ở nơi ni. Nếu không nằm trong ni chú về nhà. Chú không thể xa thằng Thể được. Nó là con trai út của chú, chú quý nó, chú thương nó, chú nhớ nó, răng chú xa nó được...

            Chú không đi Thuận An cũng không đi Đà Lạt mô...

            Bà Huyện nhăn mặt nói :

            - Rứa con cho em Thể đi theo chú lên Đà Lạt cho chú đỡ nhớ...

            Cụ Tham Tri hỏi :

            - Ai trông nom thằng Thể ?

            - Con mướn u-già hay u-em trông nom em Thể...

            - Mô được, xa mạ nó chịu răng được. Nếu con bằng lòng thì cho cả mạ thằng Thể đi theo thì chú đi ngay.

            Lúc nầy bà Huyện mới biết rõ thâm tâm của cha, lúc mô cũng phải có Miễn bên cạnh mới được. Bà Huyện mới hỏi gắt cha :

            - Răng chú không biểu cô Sáu đi theo mà lại cứ cô Miễn ni ?

            Lúc ni, cụ Tham Tri đã hiểu rồi, cụ không còn muốn dấu diếm chi nữa. Cụ không cần phải lấy thằng Thể làm bình phong che đậy nữa. Cụ nói rõ cho con gái của cụ biết :

            - Chú không ưa con Sáu Tú...

            Bà Huyện hỏi :

            - Thì cô Sáu Tú cũng là nàng hầu của chú, lại là nàng hầu do mạ con chọn hầu, mần răng chú không bằng lòng trước kia chú cho mạ con biết ?

            Cụ Tham Tri cười gằn đáp :

            - Chú nể mạ con mà chú chấp nhận thật chú không ưa con Sáu.

            Bà Huyện dựa vào lời của cha để yêu cầu :

            - Thì bây chừ chú thương con mà tạm xa cô Miền ít lâu. Hay là để con đi thưa với mạ con để mạ con đến đây thưa với chú ?

            Nghe con gái nói đến Cụ Bà. Cụ Lớn đã có vẻ ngần ngừ vì từ thuở thanh niên Cụ Lớn đã nể sợ Cụ Bà. Tật dữ tánh hung nên cái đức tánh nể vợ của Cụ Lớn biến thành bệnh kinh niên. Do đó, nghe con gái nói đến Cụ Bà, Cụ Lớn đã rẩy nẩy nói :

            - Mô được, con nhớ răng mạ con đi xuất gia đầu Phật rồi, mẹ con không muốn lưu luyến chuyện trần tục nhứt là chuyện ni. Con mần bận lòng của mạ con mần chi.

            Bà Huyện biết tính chú bà rất sợ Cụ Bà mặc dù Cụ Bà Tham Tri đã xuất gia đầu Phật nhưng mỗi khi trong gia đình có chuyện chi, Cụ Bà cần phải có mặt để giải quyết là cụ Tham Tri chấp nhận ngay nên khi nghĩ cụ Tham Tri gặp chuyện trình lại Cụ Bà, bà Huyện lại càng làm tới :

            - Nếu chú không bằng lòng để cô Miễn, mạ thằng Thể xa chú ít lâu, cho chú dưỡng bệnh thật khỏe đã, con phải trình với mạ con để xin mạ con cho ý kiến được...

            Nghe bà Huyện nói, cụ Tham Tri đâm tức. Cụ Tham Tri không muốn rời xa Miễn, người nàng hầu thân yêu của cụ nên cụ nói sang với bà Huyện :

            - Được rồi, mạ con có về, chú cũng nói thật để mạ con biết. Chú bây chừ chã sống được bao lâu nữa, đáng lẽ chú muốn chi bây cũng chìu chú ni mới phải. Nào ngờ chúng bây nở như rứa đó... Thôi được, chúng bây cứ biểu mạ chúng bây về đây... Từ hôm ni, ta không cho con Sáu vô trong ni nữa, mạ con thằng Thể ở luôn trong ni mí choa là được rồi...

            Bà Huyện thấy cụ Tham Tri đâm liều, bà đành phải nói :

            - Nhà thương không cho cô Miễn ở trong ni mô... Người ta sẽ đuổi cô Miễn ra khỏi chổ ni. Người ta chửa bệnh cho chú, người ta có quyền ngăn cản không cho người khác vô thăm chú, sợ hại đến sức khỏe của chú, nếu chú cứ khư khư đồi cho được cô Miễn ở trong ni rồi đến lúc người ta gọi cảnh sát vô đuổi cô nớ ra rồi chú mí thấy...

            Cụ Lớn đâm ức thét lớn :

            - Chã có đứa mô có quyền đuổi được vợ con choa... Không nằm thì thôi, chớ họ không có quyền nớ...

            Bà huyện uất ức với cha nên bà dồn cả vào Miễn. Bà trừng mắt nhìn Miễn và nói :

            - Cô đưa ngay thằng Thể về, tôi cấm không cho cô vô trong nhà ni. Cô là con yêu tinh chứ không phải là người nữa... Cô đi ngay bây chừ...

            Nghe con gái mắng người nàng hầu yêu quý, cụ Tham Tri giận đến run người. Cụ đạp chân xuống giường thình thình la hét :

            - Không ra... Đứa mô đuổi được mình nào...

            Miễn đứng lặng thinh không còn biết nói năng ra răng nữa. Thằng Thể thấy Cụ Lớn Tham Tri la hét, nó đâm hoảng nắm chặt lấy mạ hắn :

            - Về mạ ơi, thôi về mạ ơi... Con không ở đây nữa mô...

            Cụ Tham Tri thấy con trai út khóc cũng rưng rưng lệ. Miễn rón rén lại gần cụ Tham Tri nói :

            -Thưa Cụ Lớn, để tui xin Cụ Lớn đưa con về...

            Cụ Lớn thét lên :

            - Không về mô hết. Mình cứ ở đây, coi có đứa mô dám đuổi mình không nào.

            Miễn có vẻ ngượng ngùng nói :

            - Xin Cụ Lớn cho mạ con tui về, rồi chiều ni hay ngày mai tui xin vô hầu Cụ Lớn. Xin Cụ Lớn nghĩ, không mệt... Tui xin về để cô Huyện bằng lòng...

            Cụ Lớn thét một lúc người đâm mệt mõi. Cụ nằm dậy thở dốc ra thật thảm thương. Bà Huyện thấy cha nằm mệt cũng đâm lo. Bà lại gần cha an ủi :

            - Chú nằm nghĩ cho khỏe con biết con đã làm cho chú giận nhưng thật quả là con thương chú, con sợ mất chú nên con phải làm như rứa... Chú nằm nghĩ cho thật khỏe rồi chú muốn chi con cũng xin chìu chú hết. Bây chừ chú phải tạm cho cô Miễn bồng thằng Thể về rồi hôm sau chú khỏe cô Miễn lại vô hầu chú...

            Cụ Lớn Tham Tri khẽ thở dài, cụ uất hận quay mặt vào không nói năng chi nữa. Mạ con Miễn đứng nhìn Cụ Lớn rồi rón rén quay ra... Bà Huyện vội theo Miễn đi ra, khép của lại. Miễn đi vội ra thang lầu thì bà Huyện đã theo ra gọi :

            - Cô Miễn... Tôi đưa cô về nhà tui muốn nói với cô câu chuyện ni xong đi...

            Miễn đứng lại chờ bà Huyện. Nàng biết thân phận của nàng chỉ là nàng hầu khi còn Cụ Lớn yêu thì còn được chút quyền hãnh diện. Nếu sau nầy Cụ Lớn chẳng may về với Ông Bà, Ông Vãi thì rồi nàng sẽ mất hết mọi quyền lợi, người ta sẽ coi nàng chẳng ra gì nữa. Ngay cả đứa con trai của nàng thằng Thể đang được Cụ Lớn Tham Tri yêu quý rồi đây sẽ khổ, khó mà hưởng được một quyền lợi vật chất chi trong gia đình. Do đó, Miễn thấy khó có thể chống lại được bà Huyện, con gái Cụ Lớn Tham Tri. Miễn đành ngoan ngoản nghe theo bà Huyện để gây thêm cảm tình với người con của chồng nàng. Miễn dừng chơn chờ bà Huyện cùng đi xuống xe hơi. Miễn và Thể ngồi băng trên với tài xế. Còn bà Huyện ngồi băng dưới, bà Huyện hỏi :

            - Có phải nhà cô ở bên Nam Giao không ? Chú tui tậu cho cô căn nhà đó phải không ?

            Miễn đáp :

            - Dạ thưa cô Huyện nhà tui ở bên Nam Giao, căn nhà đó là của chú tui chớ mô phải của Cụ Lớn tậu cho tui. Tui đã có cháu Thể đây nào tui đã được chi mô...

            Bà Huyện mĩm cười :

            - Rứa hỉ, tội chưa... Rứa để tui trình mí chú tui để mua cho cô và em Thể căn nhà chứ, ai lại để cô ở với chú cô như rứa không tiện. Răng cô không về nhà hầu chú tui lại ở riêng như rứa. Miễn buồn rầu đáp :

            - Dạ bẩm cô Huyện trước kia tui cũng ở trong nhà hầu Cụ Lớn về sau vì cô Sáu nhỏ mọn nên Cụ Lớn cho tui về ở với chú tui.

            Bà Huyện hỏi :

            - Có phải chú cô đi mần Đội Lệ không ?

            - Dợ...

            - Ở mô ?

            - Bẩm cô Huyện chú tui mần Đội Lệ ở Nghệ An...

            Bà Huyện cười hỏi :

            - Răng cô không thưa mí chú tui cho ông già cô đi mần Đội Lệ Thanh Hóa có phải tốt không ? Chú tui xin là được ngay.

            Miễn đáp :

            - Dạ bẩm Cụ Lớn đau yếu luôn...

            - Rứa cô phải đợi cho chú tui khỏe rồi mới xin được chứ...

            - Dợ...

            Bà Huyện đưa Miễn vào con đường phải trông chờ Cụ Lớn Tham Tri mạnh khỏe mới có cơ hội giúp đỡ cho gia đình Miễn, bà Huyện nói :

            - Đó, cô có thấy chú tui yếu quá không ? Lúc nẩy chú tui vì giận tui la hét một lúc mà mệt xỉu, bệnh tình của chú tui cần phải điều dưỡng lâu vì đó là bệnh già, phải kiêng cữ nhiều, cô phải giúp cho chú tui mạnh, chú tui mạnh thì cô mới có phận được nhờ...

            Miễn buồn rầu đáp :

            - Dạ bẩm cô Huyện tui biết như rứa, nhưng Cụ Lớn cứ đòi tui vô hầu Cụ Lớn. Có lần vì nghe theo lời Quan Đốc dặn tui không vô hầu Cụ Lớn để cô Sáu vô hầu, Cụ Lớn không nghe đi xe ra nhà tìm tui, bắt tui vô hầu Cụ Lớn, tui trình với Cụ Lớn đủ điều. Cụ Lớn không chịu, Cụ Lớn biểu nếu tui không vô bệnh viện hầu Cụ Lớn thì Cụ Lớn ở luôn ngoài nhà tui không vô bệnh viện nữa. Thưa cô Huyện tui thật khổ tâm, không còn biết cách mô nữa vì tui cũng sợ bà cụ biết rầy la tui, nhưng cô Huyện không thông cảm la mắng tui hồi nảy trong bệnh viện đó...

            Nghe Miễn nói, bà Huyện đâm thương Miễn, tất cả là do Cụ Lớn Tham Tri đòi hỏi chứ không phải do Miễn. Bà Huyện nói :

            - Chú tui bắt cô như rứa nhưng khi vô hầu chú tui, cô cũng phải biết khuyên răng chú tui chứ ?

            Miễn buồn rầu đáp :

            - Dạ, bẩm cô Huyện đứng địa vị tui thật là khổ, Cụ Lớn biểu chi mà không tuân theo lời Cụ Lớn, Cụ Lớn chửi mắng, Cụ Lớn biểu là tui không trung thành mí Cụ Lớn. Tui chê Cụ Lớn già yếu, dạ bẩm cô Huyện, có nhiều lúc Cụ Lớn ghen đòi giết tui chỉ vì tui xin Cụ Lớn giữ gìn sức khỏe.

            Bà Huyện lắc đầu, thở dài :

            Miễn nghẹn ngào ứa lệ nói :

            - Cô Huyện cũng biết, tui cũng là người biết ngượng, biết nhục chớ đâu phải trơ trơ để cho người ta mắng chửi. Trước lúc cô Huyện đến, mấy cô y tá nói tui chã còn ra chi nữa... Vì quá trơ trên tui đành phải cãi lại, thì cô Huyện đến, chắc cô Huyện đã thấy, Cụ Lớn nhất định không chịu đi Thuận An hay đi Đà Lạt. Cụ Lớn đòi, Cụ Lớn đi đâu cũng phải có mạ con tui đi theo hầu hạ Cụ Lớn mới được, mà mạ con tui đi theo thì rồi sau nầy có chuyện chi hoặc người Cụ Lớn không được khỏe, tội vạ tui phải gánh chịu hết...

            Nghe Miễn nói bà Huyện đâm thương Miễn, bà đành an ủi người hầu hạ của chú mình :

            - Thôi được rồi, cô cứ về nhà để tui lo liệu chuyện ni, có lẽ tui phải thỉnh mạ tui về mới được. Thiệt khổ, mạ tui đã là người tu hành bà không muốn dính đến chuyện gia đình nữa. Cụ tui đã ăn chay trường mấy năm ni rồi, sớm tối chỉ tụng niệm mà thôi, thật là phúc đức nhà tui đều ở mạ tui hết, chứ chú tui thì tội để mô cho hết...

            Bà Huyện đưa mạ con Miễn về nhà, Miễn trịnh trọng mời bà Huyện vô trong nhà, nhưng bà Huyện nói có việc phải về.

            Bà Huyện về thẳng trại của Cụ Thượng, gặp Quan Huyện vì ngày mai Quan Huyện trở về Huyện đường...

            Còn tiếp....

            Comment


            • #36
              Cậu Chó

              Phần 36
              Trời cuối năm ngoài Huế rét cóng lại có mưa dầm. Trời càng mưa rét càng ngọt, đường xá lầy lội, rét buốt tận xương. Bà Huyện bận chiếc áo dài nhung đen ngoài còn mặc áo măng-tô-san mà vẫn còn rét. Tay bà Huyện đeo găng trắng muốt trong bà thật quý phái.

              Xe hơi của bà Huyện về đến trại gặp Quan Huyện mặc quốc phục chỉnh tề, có bài ngà, bên ngoài khoác áo ba đờ suy, khăn quàng cổ bằng len dầy. Thấy chồng bà Huyện hỏi :

              - Mình đi mô rứa ?

              Quan Huyện đáp :

              - Tui phải vô Cụ Lớn Phủ Doãn có chuyện.

              Hôm ni có hội thương tỉnh lại có cả Quan Phó Khâm Sứ sang chủ tọa chiều ni nghe nói có thết tiệc cuối năm, đồng thời chào năm mới cụ Phó Khâm Sứ luôn. Các Quan Huyện, Phủ khác cũng có đến. Buổi tối các bà cũng phải đến dự thì phải...

              Quan Huyện kéo bà Huyện vào lòng, đặt chiếc hôn thật khêu gợi nói :

              - Chứ răng nữa...

              Bà Huyện gỡ tay chồng ra khẽ đẩy...

              - Mình rồi cũng giống chú...

              - Cha mô con nớ, mà nhất là cha vợ mần răng thì con rể phải như rứa mới là con rể quý chứ... Anh Đốc cũng gàn lắm... Chú có khỏe mới bắt được cô Miễn hầu chứ. Còn những anh chàng xuội lơi thì có tiên nga xuống trần mần vợ cũng chạy dài... Rứa lại là người chú khỏe lắm rồi...

              Bà Huyện nguých chồng nói :

              - Khỏe chi cái trò khỉ đó mà khỏe...

              - Chứ răng nữa, không khỏe thì răng được. Chú yêu cô Miễn nhất nhà đó hỉ, còn cô Sáu thì răng ?

              Bà Huyện buồn rầu đáp :

              - Chú lại ghét cô Sáu, cô Miễn lại có với chú một đứa con thật kháu đã lên ba rồi, còn cô Sáu cũng vừa có mí chú thêm đứa con vừa ba tháng trông thằng nhỏ cũng kháu quá. Giống chú như đúc rứa mà chú không thương. Cô Sáu mí thằng Thương bằng cô Miễn mí thằng Thể... Bây chừ chú cho lệnh cứ một ngày cô Sáu vô hầu lại đến cô Miễn vô hầu chú. Các cô y tá và điều dưỡng nói ngày cô Sáu vô hầu chú chã cần phải canh giữ chi hết vì chú ghét cô Sáu, còn ngày cô Miễn vô hầu thì phải canh giữ vì ngày cô Miễn hầu chú y như ngày hôm sau máu lại tăng và chú mệt hoài nhiều lúc tưởng có thể chết được.

              Quan Huyện cười nói :

              - Chú khỏe hỉ... Chú còn khỏe hơn anh nhiều đó hỉ. Răng mình không đuổi cô Miễn về ?

              Bà Huyện cười chua chát khi bà vừa đuổi cô Miễn về thì gặp phản ứng quyết liệt của Cụ Lớn Tham Tri thân phụ của bà, bà chép miệng kể :

              - Trời ơi, đuổi răng được mí chú... Em vừa ra lệnh cho cô Miễn phải ở nhà để em đưa chú ra Thuận An hay đi Đà Lạt chú đã đập chân đập tay mắng em, chú nhất định không chịu đi mô hết. Chú biểu đi mô cũng phải có mạ con cô Miễn đi theo chú mới chịu đi, nếu mạ con cô Miễn theo thì đi mần chi, chú lại đau ngay. Mà đau ở Thuận An hay ở Đà Lạt thì ai chữa cho chú lúc rứa... Nghĩ thiệt khổ...

              Chú biểu, nếu không có cô Miễn và thằng Thể đi theo chú thì chú về ở nhà cô Miễn. Em dọa trình mạ để xin mạ về nhà để giải quyết chuyện ni thì chú biểu mạ đã tu hành thì mình đừng để mạ biết những chuyện ni mạ buồn. Chú có vẻ nể mạ lắm...

              Quan Huyện cười hỏi :

              - Mình có định vô trình mạ không ?

              Bà Huyện đáp :

              - Lúc đầu em định vô trình mạ nhưng về sau khi xe hơi đưa cô Miễn về nhà cỗ ở bên Nam Giao hỏi chuyện mới biết tất cả là do chú định liệu hết. Cô Miễn khóc nói, hễ không chìu chú, không hầu chú thì chú ghen chú chửi, chú đòi bỏ tù thầy Đội chú cô Miễn...

              Cô Miễn nói cũng biết xấu hổ nhưng không mần răng khác được đến ngày vô hầu chú mà vô chậm chú đi xe ra thẳng nhà rồi chú chửi, chú ghen với cô Miễn, chú cứ nói cô Miễn đi với thằng mô nên không thiết tha với chú...

              Quan Huyện mĩm cười hỏi :

              - Năm ni cô nớ bao nhiêu tuổi hỉ !

              - 21 tuổi... Cô lấy chú năm 18 tuổi, khi cô hầu trong dinh của chú...

              - Có lẽ thầy Đội chú cô Miễn cũng được chú xin cho đi Đội Lệ phải không mình ?

              Bà Huyện gật đầu đáp :

              - Cũng vì rứa mà mỗi lần cô Miễn chập chạp chi đó thì chú chửi, chú đòi cách chức thầy Đội, chú của cô Miễn...

              - Nghĩ cũng tội hỉ...

              Bà Huyện thở dài đáp :

              - Cũng vì rứa nên sau khi em đưa cô Miễn về nhà em thấy tội nghiệp cổ quá, không chìu chuộng, hầu hạ chú thì chú chửi còn hầu hạ chú đau thì cũng biết bao nhiêu người khác chửi nữa...

              Quan Huyện lắc đầu nói :

              - Tội quá hỉ ! Chú tuy rứa nhưng cũng đã yếu nhiều rồi chứ chớ mô như chúng mình. Cô Miễn rứa là ngoan lắm rồi, chớ có ai mà chịu được...

              Bà Huyện cau mặt nói :

              - Rứa mà có thưa với chú thì chú lại la, chú đòi về nhà cô Miễn để ở, chú chửi mấy cô y tá, điều dưỡng đủ thứ, may mà có anh Đốc, chớ ai chịu cho được việc mần của chú.

              - Rứa bây chừ mình định răng ?

              Bà Huyện đáp :

              - Em đưa cô Miễn về nhà, em có khuyên cô nớ mần cách mô khuyên răng chú đừng để chú đi quá rồi hại cho sức khỏe của chú, chú có thể chết được nếu không kiêng cữ...

              - Mình có hiểu cô Miễn nói răng không ?

              Quan Huyện lắc đầu đáp :

              - Anh mần răng biết được, cổ nói mần răng hỉ !

              Bà Huyện thở dài đáp :

              - Nghĩ thiệt tội cho cô Miễn... Cô nói mỗi lần vô hầu chú, cổ cũng tìm mọi cách cản ngăn chú nhưng chú không chịu, mỗi lần như rứa chú chửi cổ, chú lại ghen mí cổ. Chú cho rằng cổ đã phản bội chú đi mí đứa mô rồi nên mới không chịu hầu hạ chú. Không chịu để cho chú thỏa mãn.

              Quan Huyện cười nói :

              - Sức chú thì mấy, mà cổ không chìu được, cổ chìu chú bao nhiêu thì chú mau chết bấy nhiêu, chớ răng nữa...

              Thiệt chú không biết điều chi hết...

              Bà Huyện lắc đầu nói :

              - Thiệt rứa, chú không biết điều chi hết. Cô Miễn còn nói, mỗi lần chú ghen với cổ vì cổ cản ngăn chú đừng quá sức thì chú dọa sẽ cách chức Đội Lệ của chú cổ thành ra cô Miễn bắt buộc chìu chuộng, phải hầu hạ chú.

              Phải nói rằng, chú mê cô Miễn lắm. Chú không thể xa cô Miễn được. Do đó, em về bàn với mình bây chừ mần răng để ngăn chặn được chuyện rứa chú mí cô Miễn...

              Quan Huyện cười nói :

              - Bây chừ chỉ một cách là nhờ anh Đốc chích cho chú thử thuốc chi làm cho chú xuội đi không mần răn chi nữa. Để cho chú dưỡng bệnh đã, sau khi chú lành mạnh rồi sẽ hay...

              Bà Huyện cười hỏi :

              - Lỡ chú xuội luôn thì răng ?

              Quan Huyện cười nói :

              - Rứa càng tốt chứ răng nữa, còn hơn là để chú như thế mãi thì khổ lắm. Có nhiều người khổ vì chú nữa.

              Bà Huyện suy nghĩ rồi lắc đầu :

              - Nghĩ cũng tội cho chú, tuổi già chỉ có rứa cho vui mà thôi...

              Quan Huyện cười nói :

              - Chà em răng nhân nghĩa quá hỉ. Răng em không cho phép anh được như chú ?

              Bà Huyện cau mặt nhìn chồng rồi đưa tay véo Quan Huyện :

              - Mình mà rứa thì em giết mình hỉ... Năm ni chú độ 70 tuổi rồi, răng mà kỳ rứa hỉ ?...

              Quan Huyện đáp :

              - Có lẽ lúc trước, khi chú đi mần quan chú được uống các loại thuốc bổ tốt nhất là hồi chú mần Bộ Chánh Thanh Hóa, thiếu chi các loại thuốc tốt...

              - Ừ hỉ, trước các cụ đi mần quan có nhiều thứ bổng lộc lạ lắm mà. Hay là bây chừ anh và em đến nhà anh Đốc hỏi ra răng hỉ.

              Quan Huyện gật đầu :

              - Ừ phải, cứ đến nhà anh Đốc hỏi coi anh nghĩ răng chuyện chú. Anh nghĩ nhiều lúc cũng thương chú, già cả rồi chỉ còn có rứa mà thôi bây chừ lại cấm không cho chú mần ăn, chi thì hạnh phúc nữa...

              Bà Huyện cười nói :

              - Hạnh phúc chi cái đồ quỷ nớ chứ... Cứ cái đà ni thì chú chỉ sống được hết năm ni là cùng. Mình đã trông thấy cô Miễn chưa ?

              Quan Huyện cười đáp :

              - Chưa nhưng lúc nảy em đã cho anh biết, cô Miễn đẹp chẳng kém thím Duyên. Thím Duyên mười thì cô Miễn cũng được bẩy hay tám. Như rứa thì cô Miễn cũng xinh lắm chứ em hỉ.

              Bà Huyện buồn rầu đáp :

              - Đó, nhưng rứa mần chi mà chú không đau, hễ hơi khỏe một chút gần cô Miễn bệnh đau lại vậy đó. Nhiều lúc anh Đốc cũng phải gắt lên...

              - Thôi, anh và em đến thăm anh Đốc bàn với anh chuyện đó coi răng. Xe vẫn còn ngoài đó chớ...

              Bà Huyện đáp :

              - Em cho chú tài xế về ăn cơm rồi.

              - Để anh lái cho em đi cũng được... Mình đến thẳng nhà anh Đốc, bây chừ mới 12g15 có lể anh nớ đang thời cơm !

              Bà Huyện và chồng ra xe. Quan Huyện mở ngăn hộc sắt lấy chùm chìa khóa mở máy, sang số cho xe chạy về phía bên kia cầu Trường Tiền, phía sau nhà hàng Morrin nhà của Quan Đốc, giám Đốc bệnh viện Huế.

              Xe ngừng trước cửa một căn biệt thự rộng có vườn bông, Quan Huyện bấm còi. Hai con chó berger lớn từ phía trong xô ra. Người đầy tớ già mở hé cửa, nhìn thấy Quan Huyện bèn nói lớn :

              - Dạ bẩm Quan Lớn có Quan Huyện và Bà Lớn đến chơi...

              Nghe nói đến Quan Huyện và phu nhân cùng đến, Quan Đốc và phu nhân cùng lũ trẻ đang ăn cơm đã ùa cả ra cửa. Quan Đốc và ba đứa con chạy ra cổng đích thân mở cổng. Đứa con trai đầu lòng của Quan Đốc, độ 10 tuổi, reo lớn bằng tiếng Pháp :

              - Thím Năm chú Năm đến chơi hỉ.

              Đứa con trai thứ nhì cũng nói tiếng Pháp với bố :

              - Papa à, chú Huyện có xe hơi đẹp quá, Papa không có xe hơi như chú Huyện, răng Papa không đi làm Huyện như chú Huyện đi Papa ?

              Mấy đứa con trai của Quan Đốc hình như không biết nói tiếng Việt nên Quan Đốc cũng trả lời các con bằng tiếng Pháp :

              - Chú Huyện nhiều tiền hơn Papa ?

              Một cậu bé ngây thơ hỏi :

              - Ai cho chú Huyện tiền mà chú mới nhiều tiền rứa hả Papa ?

              Quan Huyện lái xe vào sân trong, mở cửa đi xuống, Quan Đốc cười kéo tay Quan Huyện lại rồi chỉ vô cậu bé vừa hỏi, nói :

              - Robert vừa hỏi, ai cho chú tiền mà chú mua xe đẹp thế đó ?

              Quan Huyện cười vò đầu cháu, trả lời :

              - Bà nội, ông nội chú đó !

              - Răng bà nội, ông nội lại không cho Papa cháu ? Ông nội bà nội ghét Papa cháu à ?

              Quan Đốc, Quan Huyện, và bà Huyện, bà Đốc cũng cười rộn vì câu hỏi ngây thơ của cậu nhỏ. Tất cả đều trở vô nhà. Quan Đốc hỏi em trai và em dâu :

              - Cô chú đã thời cơm chưa, ngồi đây ăn luôn hỉ ?

              Quan Huyện đưa mắt nhìn vợ như hỏi ý kiến. Bà Huyện cười đáp :

              - Dạ, anh chị cho chúng em ăn cơm thì chúng em cùng ăn cho vui...

              Bà Đốc gọi đầy tớ lấy thêm bát, dĩa muỗng và đủa để vợ chồng Quan Huyện ngồi ăn luôn. Quan Đốc hỏi :

              - Có chuyện chi, mà chú thiếm đến lúc ni ?

              Quan Huyện cười nói :

              - Ăn xong rồi em nói chuyện với anh một chuyện cần...

              Quan Đốc cười hỏi :

              - Chuyện chi đó ? Lành hay dữ chú ?

              - Dạ lành mà anh có chuyện chi mà dữ.

              - Rứa hỉ ?

              Ăn cơm xong, bà Huyện và bà Đốc vào trong phòng nói chuyện riêng. Còn anh em Quan Huyện ngồi nói chuyện ở sa lông, Quan Huyện hỏi :

              - Bệnh của chú nhà em ra răng anh ?

              Quan Đốc mỉm cười nói :

              - Bệnh thì chã có chi hết, hễ chữa gần mạnh thì lại có cô nàng hầu của Cụ Lớn vô là Cụ Lớn đau lại. Khổ quá, buổi sáng ni vừa nghe cô Mỹ, nữ y tá kể lại thì chuyện cũng phiền lắm... Cụ Lớn Tham Tri mê cô hầu trẻ quá mần răng mà cữ được. Tôi đã biểu mí thím Huyện là mần răng đưa được Cụ Lớn đi nghỉ ở Đà Lạt hay Thuận An, kiêng cữ cho thật lành mạnh rồi Cụ Lớn về, lúc đó Cụ Lớn đã có sức rồi cụ muốn răng cũng được...

              Quan Huyện cười nói :

              - Nhà em mí em vừa bàn với nhau chuyện nớ mới đến đây hỏi ý kiến của anh, bây chừ có lẽ chích ngay cho cụ xìu đi là yên nhứt...

              Quan Đốc thấy lương tâm nghề nghiệp không cho phép Quan Đốc mần theo ý kiến của người em trai, Quan Đốc nói :

              - Răng được, mần như rứa tội chết. Nhiều cụ già giàu có bây chừ còn chích các loại thuốc cải lão, hoàn đồng, loại thuốc hồi xuân, răng mình lại chích thuốc bất lực cho Cụ Lớn...

              Quan Huyện cười nói :

              - Em nói đây là tạm thời làm cho cụ xìu đi trong thời gian cần chữa bệnh để khi cô Miễn có vô hầu Cụ Lớn, Cụ Lớn đành chịu mà thôi...

              Quan Đốc cao mặt hỏi :

              - Răng không cấm cô nàng hầu của cụ vô hầu cụ được hỉ !

              - Răng mà cấm được... Chú em đã chia mỗi ngày một cô hầu. Hôm mô chưa thấy cô Miễn vô, chú em bỏ bệnh viện ra thẳng nhà cô Miễn ngay... Chú em mê cô Miễn lắm.

              - Rứa thì răng mà ngăn Cụ Lớn cho được...

              - Mà để chú em tự do thì mần răng anh chữa cho lành bệnh đặng hỉ !

              - Rứa mí khó.

              Quan Huyện khẽ nói với Quan Đốc :

              - Em đề nghị với anh việc ni nghen ! Anh bằng lòng thì đẹp lắm, được cả mọi bề...

              Quan Đốc trừng mắt hỏi :

              - Chuyện chi chú ?

              - Bây chừ anh mần răng chích cho chú em mấy mũi thuốc cho chú em xìu hẳn cái thứ đó đi thì dù có cô Miễn chớ Tiên Nga ở trên trời gửi xuống hầu hạ chú em cũng đều lắc đầu, vào thua mà thôi. Em nghĩ chỉ còn cách đó mới làm cho chú em hết hẳn chuyện nớ đi mà chữa bệnh cho êm xuôi...

              Quan Đốc khẽ gật đầu suy nghĩ :

              - Cũng có lý nhưng anh lại lo...

              - Lo răng anh ?

              - Nó xìu đi thì răng ? Cụ Lớn Tham Tri mà biết chuyện nớ thì chết hết, Cụ Lớn chửi cho nát mồ, nát mã nhứt là chú mới đáng sợ. Con rể hại chú vợ thì chết rồi. Mà chú đã bàn với thím nớ chưa ?

              Quan Huyện gật đầu đáp :

              - Rồi thưa anh. Chuyện chi chớ chuyện nớ là em phải bàn mí nhà em rồi. Và cũng chính vì sợ chú em xìu luôn thì khổ... cũng tội nghiệp cho cụ, tuổi già cũng chỉ còn có tý đó mần vui nay lại cấm hẳn luôn thì còn chi là hy vọng nữa, mà để như rứa thì chao ôi, chẳng những khổ anh vì vợ chồng em mà chữa cho cụ, lại còn khổ thêm nhiều người khác nữa, như mấy cô y tá, điều dưỡng chẳng hạn, cô Miễn cũng chã vui sướng chi. Chính cô Miễn cũng đã khóc kể mí nhà em là cụ lại hay ghen lắm. Hể cụ đòi hỏi mà không chìu cụ là cụ chửi lên đầu. Cụ nói cô Miễn đã có mèo chuột rồi nên không thiết chi đến cụ nữa. Chà chẳng những rứa mà cụ còn hăm đuổi chú cô ta hiện đang mần Đội Lệ ở Nghệ An hay Quảng Bình chi đó, thì thế nên cô Miễn cũng sợ cuống lên đành phải chìu chuộng mà hầu cụ nớ thôi...

              Quan Đốc suy nghĩ rồi nói :

              - Chuyện ni hơi khó đó hỉ.

              Quan Huyện cười nói :

              - Em tưởng có chi là khó mô anh. Nếu anh muốn anh cứ việc chích cho chú em mấy mủi thuốc xìu luôn để khi cô Miễn vô dù Cụ Lớn có thích, có yêu, có quý chăng nữa mà xẹp rồi, cụ cũng đành chịu xuôi chứ chi nữa. Rứa có phải dỡ mệt cho cụ mà anh cũng có thể chữa lành bệnh cụ không ?

              Quan Đốc trịnh trọng lắc đầu nói :

              - Chú nói dễ dàng quá, được như rứa tui mần ngay cho chú, cái bệnh thèm muốn do vật chất, vào một tý là xong chứ khi chích cho cụ xìu, cụ đâm suy nghĩ về chuyện kia, chuyện nọ, tinh thần cụ căng thẳng, có thể xảy ra những chuyện khủng khiếp hơn nữa. Để tui lục tờ báo về khoa học đưa cho chú thím coi, cái bệnh đó về tinh thần mới mãnh liệt khủng khiếp. Cách đây vài tháng ở Hoa Kỳ vừa xảy ra một vụ án thật khủng khiếp, làm Quan Tòa điên đầu...

              Quan Huyện vội hỏi :

              - Chuyện răng anh ?

              Quan Đốc đứng dậy lục trong tủ sắt lấy tờ báo Pháp đưa cho Quan Huyện và chỉ chỗ vết chì đỏ đóng khung tờ báo nói :

              - Lát nữa chú về đọc sẽ thấy...

              Quan Huyện có vẻ nóng ruột về vụ án kỳ khôi mà Quan Đốc vừa kể cho ông biết nên ông vội nói :

              - Thì anh kể qua loa cho em nghe coi răng ? Nghe anh nói em đâm sợ...

              Quan Đốc cười nói :

              - Ở một Tiểu Bang của Hoa Kỳ xảy ra hàng chục vụ hiếp dâm thiếu nữ độ 18, hay 19 chi đó. Kẻ bị hiếp đau đớn khủng khiếp vì máu ra rất nhiều. Nạn nhân đều khai con quỷ râu xanh hiếp họ là một người đàn ông có vẻ đứng tuổi đeo mặt nạ. Hắn làm cho các nạn nhân ngất xỉu. Khi tỉnh dậy phải đi bệnh viện cứu chữa. Bác Sĩ khám bệnh thấy nạn nhân không bị bệnh chi hết mà cũng không có tinh trùng của đàn ông...

              Các thám tử điên đầu vì thỉnh thoảng trong vùng lại xảy ra những vụ hiếp dâm tàn nhẩn như rứa. Ban kiẻm tục hiệp cùng với ban an ninh xét hỏi mở cuộc điều tra. Cuối cùng phải cho một nữ nhân viên giả làm một thiếu nữ ngây thơ lừa được con quỷ râu xanh đó và bắt được quả tang nó định hiếp nữ nhân viên đó.

              Sau khi bắt con quỷ râu xanh đó diển lại từng thảm kịch do hắn là vai chánh mới đưa hắn ra tòa nhưng khi hỏi đến nguyên nhân vì răng hắn đã làm cho các thiếu nữ bị hắn hảm hiếp bị đau đớn thì hắn nhất định không chịu khai.

              Hắn bị giam vào nhà tù, người vợ của hắn chạy luật sư và một mực kêu oan cho hắn. Người vợ của hắn cương quyết là hắn không làm chuyện khủng khiếp đó. Có lẽ nhà chức trách đã hâm dọa, hoặc đã đánh đập hắn mà buột hắn phải nhận tội, hoặc vì thấy dư luận bàn tán sôi nổi, ghép tội khắt khe, sự bất lực sở An Ninh và Công An Liên Bang và Tiểu Bang nên các ông mật thám đã bày ra cái trò đó để vu khống chồng bà ta.

              Hôm ra tòa xử ông luật sư bào chữa cho con yêu râu xanh đã trưng ra một bằng chứng cụ thể là thân chủ của ông bị bệnh bất lực hoàn toàn và vĩnh viễn không thể nào gần gũi đàn bà được, do đó không thể có chuyện thân chủ của ông ta can tội hiếp dâm...

              Chú có biết khi nghe trạng sư của mình bào chữa như thế, con quỷ râu xanh quay lại phía trạng sư quất mắt mắng ông ta rằng :

              - Tui không mượn ông bào chữa tui cái lỗi đó. Tui xin thú thật với quý tòa là chính tui đã hiếp các nạn nhân đang ngồi trong phòng xử này mà quý tòa gọi là làm nhân chứng. Chính tui đã hiếp họ, chính tui đeo mặt nạ khi hiếp họ...

              Viên trạng sư cười nói với quan tòa :

              - Xinh quý tòa cho tui đình lại, và cho luật y có tuyên thệ khám bệnh cho thân chủ của tui, và đây là người vợ của thân chủ tui sẽ cho quý tòa biết sự thật...

              Người vợ của bị cáo đứng dậy cũng nói như vị trạng sư. Đo đó, tòa tạm đình chỉ để nhờ luật y khám nghiệm bị cáo. Các viên chức an nin Tiểu Bang cũng như Liên Bang đâm lo ngại, nếu quả bị cáo bất lực thì lỗi của họ rất nặng. Đưa bị cáo đến một bác sĩ chuyên khoa sản dục khám bị cáo thì quả bị cáo bất lực vĩnh viễn, ít ra cũng đã năm năm bị cáo không hề biết đến chuyện ái ân. Chứng nhận của bác sĩ do tòa đề cử khám cho hộ bị cáo đã làm cho luật sư bào chữa cho bị cáo mừng rỡ. Bác sĩ đã chứng nhận bị cáo bị bất lực vĩnh viễn không thể hảm hiếp hoặc chấp nhận yêu đương với bất cứ một người đàn bà dù ở tuổi nào chăng nữa.

              Với giấy chứng nhận đó làm sao buộc tội được bị cáo đã hảm hiếp hàng chục thiếu nữ và thiếu phụ một cách tàn bạo cho được. Quan tòa cho lệnh đưa bị cáo đến một trong ba, giám định Y Khoa gồm nhiều bác sĩ danh tiếng về khoa sinh lý và sản dục. Ủy Ban Giám Định Y Khoa cũng chứng nhận đúng y như vị Luật Y đầu tiên đã chứng nhận.

              Ngày xử đã đến, luật sư của bị cáo nắm chắc phần thắng trong tay, ông chụp lại bản chứng nhận của Luật Y và Ủy Ban Giám Định Y Khoa về tật bệnh của thân chủ. Hôm ra trước tòa luật sư đưa bản chứng nhận của Luật Y, của Ủy Ban Giám Định Y Khoa trình ông chánh Án, ông biện lý rồi dọng dạc nói :

              - Với những tờ chứng nhận này đã chứng minh thân chủ tôi vô tội. Những lời khai của các nguyên cáo, của các chính nhân đều sai hết, và ngay cả tờ trình của Cảnh Sát cuộc, Công An Liên Bang củng sai lầm... Chẳng hề có một vụ hảm hiếp nào hết... Tất cả là do óc tưởng tượng phong phú của con người bày ra để hảm hại thân chủ của tôi...

              Nói rồi, luật sư cầm tay bị cáo kéo ra trước vành móng ngựa dõng dạc nói :

              - Thưa quý Tòa, thân chủ chúng tôi đã được chứng nhận là người đàn ông bất lực vĩnh viễn và đã bị chứng bất lực này từ năm năm nay rồi... Làm sao mà thân chủ của tui có thể hảm hiếp được ai...

              Luật sư vừa nói đến đây thì bị cáo đẩy luật sư của ông ta ra và gay gắt tuyên bố :

              - Tôi không chấp nhận lời biện hộ của luật sư này... Chính tôi là thủ phạm những vụ hảm hiếp đó... Tôi... không... bị bất lực. Tinh thần của tôi rất minh mẫn sức mạnh của tinh thần của tôi rất mãnh liệt nên tôi đã chủ động trong các vụ hảm hiếp này...

              Cả luật sư lẫn Quan Tòa và Công Tố Viên đều ngạc nhiên trước lời thú tội dõng dạc đàng hoàng của bị cáo.

              Giấy chứng nhận của Luật Y, của Ủy Ban Giám Định Y Khoa đều chứng nhận bị cáo hoàn toàn bất lực từ năm năm nay thì làm sao bị cáo có thể hảm hiếp được. Vợ của bị cáo cũng công nhận là chồng của bà ta hoàn toàn bất lực, không thể nào có thể ái ân được với phụ nữ nhưng bị cáolại quả quyết rằng, chính ông ta đã chủ động được các vụ hiếp dâm tàn nhẩn đó...

              Kể đến đây Quan Đốc nhìn Quan Huyện rồi nói :

              - Chú có biết vì sao không ?

              Quan Huyện lắc đầu :

              - Chuyện trái ngược như thế thật là khó khám xét, bị cáo nhận tội nhưng sự thật lại khác đâu có thể căn cứ vào lời nhận tội như thế được, phải có bằng chứng cụ thể chứ...

              Quan Đốc cười hỏi :

              - Như thế, chú cũng cho rằng bị cáo bất lực vĩnh viễn và hoàn toàn, nghĩa là bị cáo không thể hảm hiếp được... chứ gì nữa...

              - Dạ...

              Quan Đốc cười nói :

              - Sự thật chính thằng chả bất lực vĩnh viễn và hoàn toàn đó là thủ phạm các vụ hảm hiếp tai quái, tàn nhẩn đó...

              Quan Huyện trố mắt hỏi :

              - Răng lại có chuyện lạ rứa hỉ.

              - Rứa mới lạ chứ ! Để tui thuật lại cho chú nghe hỉ ?

              - Dợ...

              Quan Đốc thuật tiếp :

              - Gã bị cáo uất hận với vị luật sư bào chữa cho hắn chỉ vì luật sư đã trắng trợn bảo hắn là bất lực vĩnh viễn. Gã bị cáo bất lực vĩnh viễn đó mang trong người một thứ mặc cảm uất hận một sự dấu diếm kín đáo không muốn cho ai biết mình bất lực khi mà thực tế gã bất lực vĩnh viễn thì trong đầu óc gã nghĩ đến chuyện hảm hiếp, những chuyện ái ân ghê rợn, những thú vui xác thịt có thể gọi là khủng khiếp... Nhưng thứ bất lực đó nếu họ là văn sĩ thì họ sẽ viết những cuốn tiểu thuyết tục tiểu, rất ghê gớm để cho người đọc có cảm tưởng như họ là "Chúa thằn lằn" về chuyện ái ân phòng the lắm.

              Gã bị cáo này cũng thể. Gã chỉ nghĩ có kế hay nhất là gã khai đi hảm hiếp làm rung động thiên hạ...

              Quan Huyện cười nói :

              - Bất lực thì gã hiếp làm gì được ? Gã có muốn cũng không làm sao hiếp nổi mà anh.

              Quan Đốc cười nói :

              - Cũng vì rứa mà gã tìm mọi cách để hiếp bằng được. Hiếp thật nhiều để nổi danh là con yêu râu xanh đối với phụ nữ, gã bị cáo bất lực thú thật với quan tòa rằng, vật dụng mà hắn dùng để làm chuyện hảm hiếp hiện gã đang để trong tủ riêng của gã...

              Thừa phát lại, và Cảnh Sát được lệnh giải gã về nhà tìm trong tủ riêng của gã thì tìm thấy hàng chục chiếc bắp ngô và còn be bết vết máu...

              Quan Huyện cười rũ rượi nói :

              - Răng lại có thằng cha kỳ khôi quá hé ?

              Quan Đốc gật đầu nói :

              - Đó, chú thấy chưa, cái tai hại về lối hiếp dâm tưởng tượng ái ân bằng trí tưởng nguy hiểm như thế đó. Chú nhờ tôi chích cho Cụ Lớn Tham Tri thuốc xìu đi thì dễ rồi nhưng khi Cụ Lớn khỏe mạnh mà thứ thuốc quái ác kia chưa giải được, trí tưởng tượng của Cụ Lớn rất mãnh liệt thì thật là một tai họa khủng khiếp...
              Còn tiếp....

              Comment


              • #37
                Cậu Chó

                Phần 37
                Nghe Quan Đốc giải thích, Quan Huyện cười quay vào phía trong gọi vợ :

                - Mình ơi, ra đây nghe anh Đốc kể một chuyện lạ lắm... Ra ngay đi mình ơi...

                Bà Huyện cười hỏi :

                - Chuyện chi đó...

                Quan Huyện đáp :

                - Chuyện lạ lắm, cũng giống như chuyện của chú đó hỉ.

                Bà Huyện cau mặt hỏi :

                - Chuyện chi mà giống của chú hỉ.

                - Câu chuyện mà anh với mình bàn với nhau hồi nãy, nay nghe anh Đốc kể thì nguy hiểm lắm à...

                Bà Huyện và bà Đốc ra khỏi buồng lại chỗ anh em Quan Đốc và Quan Huyện đang ngồi nói chuyện. Quan Huyện nói :

                - Rứa là không được rồi mình ơi. Chuyện của anh và mình bàn nhau nhờ anh Đốc giúp cho chú chuyện nớ nhưng không được rồi, nguy hiểm quá...

                Nói đến đây Quan Huyện quay lại hỏi Quan Đốc :

                - Qua câu chuyện anh vừa kể cho nghe đó hỉ, chú thấy không bịnh dâm đãng do sức khỏe tạo ra còn đỡ, do mặc cảm bất lực tạo ra thì nguy lắm... Cụ Lớn Tham Tri yêu cô Miễn nàng hầu của cụ nhất là ở tuổi xế chiều ni, con người dễ mang nhiều mặc cảm tội lỗi, nếu nay mà chích thuốc cho bệnh dâm đãng tinh thần thì nguy lắm. Mang tiếng nhiều lại còn bị nhiều tội lỗi khác nữa do sự thúc đẩy của sự tưởng tượng thì nguy lắm... Chú thử nghĩ coi, Cụ Lớn Tham Tri mà bị bệnh như thằng cha ở Huê Kỳ thì chết rồi tiếng tăm ầm khắp nước chớ còn chi nữa...

                Bà Huyện nghe Quan Đốc nói bèn hỏi :

                - Bệnh chi anh Đốc ?

                Quan Đốc cười nói :

                - Lát nữa chú Huyện sẽ kể lại cho thím nghe. Tôi đưa một bằng chứng điển hình để chú thím thấy đấy hỉ... Bây chừ Cụ Lớn như rứa rồi chỉ còn có một cách là van lại Cụ Lớn, xin Cụ Lớn nghĩ đến sức khỏe mà từ từ mần răng không cho hại đến sức khỏe là được.

                Như sức của Cụ Lớn bây chừ thì chỉ nên một tháng đôi kỳ là vừa khỏe, chuyện chi chớ chuyện nớ mà kềm hảm lắm cũng không được, có khi sanh mụ mẫn người ta ra à... Các chú biết chớ cụ Đô Đốc Hoàng, tuy cụ đã ngoài 70 rồi mà người ta thường thấy cụ đi cầu Lò rèn chơi dưới thuyền và cách đây chừng hai tháng cụ Đốc Hoàng lại vừa buộc con trai, con dâu, con gái và con rể cưới cho cụ một người vợ kế, bà Giáo Thúy, năm nay 51 tuổi. Đám cưới hẳn hôi đó à...

                Bà Huyện lắc đầu nói :

                - Già mắc dịch...

                Quan Huyện cười nói :

                - Chuyện nớ là do sức khỏe trời cho mới được chớ bỗng nhiên mà đòi được mô... Cụ Lớn Hiệp Tá là người con có hiếu nên cụ cũng chìu cụ Đốc Hoàng hỉ...

                Quan Đốc gật đầu đáp :

                - Còn răng nữa, chú muốn mình răng cãi được. May mà chú mình còn mạ, chú lại nể mạ, chớ không thì mình cũng phải chìu chú chớ, cải được hỉ...

                Bà Huyện nóng ruột về tình trạng sức khỏe của Cụ Lớn Tham Tri, thân phụ của bà, bà bèn hỏi Quan Đốc :

                - Như còn chuyện chú của em, định răng bây chừ ? Chã lẽ cứ để thân ri mãi hỉ...

                Quan Đốc suy nghĩ rồi nói :

                - Bây chừ chỉ có một cách là mần răng cho cô Miễn, nàng hầu của Cụ Lớn khuyên lơn Cụ Lớn được thưa chuyện nớ, mỗi tháng độ hai lần thì Cụ Lớn sẽ khỏe lắm. Thật là bệnh của Cụ Lớn là bệnh già, dưỡng sức được nhiều ăn uống tẩm bổ, chích thuốc bổ dưỡng cho đúng là Cụ Lớn khỏe ngay. Thím đã gặp cô Miễn chưa ?

                Bà Huyện đáp :

                - Dạ rồi, em gặp cổ sáng ni...

                Quan Đốc hỏi :

                - Cổ răng thím ?

                Bà Huyện buồn rầu đáp :

                - Thật là cổ cũng dễ thương lắm, chuyện nớ là do chú em cả. Chú em bắt cổ răng cổ cũng phải chịu hết. Mỗi lần cổ nói đến sức khỏe của chú em thì chú em lại gắt chửi cổ. Chú em làm bộ ghen với cổ nên cổ không còn dám nói chi nữa...

                Quan Đốc cười lắc đầu :

                - Cụ Lớn mần rứa thì chết rồi hỉ ! Nàng hầu thì trẻ mà Cụ Lớn còn ghen mần răng mà trách được.

                Tui nói thiệt để chú thím biết chứ tình trạng Cụ Lớn theo cái đà ni mãi thì khó mà chữa được, sẽ có một hôm Cụ Lớn sẽ ngất xĩu rồi đi luôn. Lúc nớ thì phiền lắm đó hỉ...

                Quan Huyện trừng mắt hỏi :

                - Bệnh thượng Mã Phong đó hỉ ?

                Quan Đốc gật đầu :

                - Đúng đó...

                Bà Đốc cao mặt nói :

                - Chết phải chứng nớ thì coi răng được thiên hạ đồn ầm lên thì phiền lắm đó hỉ...

                Bà Huyện đâm lo, nói :

                - Rứa thì em phải trình với mạ em để mạ em về giữ chú em, chớ như ri thì chết...

                Quan Huyện lắc đầu nói :

                - Tìm mạ về thì mần chi hỉ ! Chẳng lẽ mạ cũng vô nhà thương nằm kèm bên chú. Mạ là người tu hành mạ mô chịu mần chuyện nớ. Còn mạ không vô chú nằm bệnh viện, cô Miễn phải vô thăm chú thì trách răng được chuyện nớ. Bây chừ chỉ có cách mần răng cho cô Miễn dỗ dành, van lạy để thưa chuyện nớ với chú mới được.

                Quan Đốc gật đầu nói :

                - Thật ra chuyện phòng the là tánh quen hết. Khi nó đã trở thành một thói quen thì phiền lắm. Bây chừ phải làm cách mô tập cho cô Miễn tập lại tánh cho Cụ Lớn là xong. Thím nên bàn kỷ với cô Miễn...

                Nói đến đây bỗng Quan Đốc sực nhớ điều chi bèn hỏi bà Huyện :

                - Nghe mấy cô y tá trình, thì hình như Cụ Lớn có những hai nàng hầu, phải không thím Huyện ?

                - Dợ... Chú em có hai nàng hầu, cô Miễn và cô Sáu Tú gọi mạ em bằng dì, họ xa khi mạ em đưa chị Sáu vô hầu chú em, nhưng trong nhà lại có cô Miễn, con gái chú Cai Khố Vàng, vẫn hầu hạ mạ em trước kia. Lúc đó mạ em bỏ đi tu thì cô Miễn mới 16 tuổi chi đó. Chú em lại mê cô Miễn nên chú em chạy cho chú cô Miễn đi Đội Lệ. Rứa là cô Miễn trả ơn chú em đó...

                Quan Đốc gật đầu nói :

                - Nghe mấy cô điều dưỡng kể lại thì với cô Sáu thì Cụ Lớn rững rưng không có chuyện chi hết, cô Sáu cũng có đứa con trai mới sanh mà cô Miễn cũng rứa phải không ?

                Bà Đốc trừng mắt hỏi :

                - Hai bà có hai đứa con nhỏ chớ hỉ.

                Bà Huyện buồn rầu đáp :

                - Dợ ? Đúng rứa, với chị Sáu chú em ghét lắm nên ngày chị Sáu vô hầu chú em chẳng nói năng chi hết. Chị Sáu muốn mần chi thì mần chú em không hề nói đến. Rứa mà ngày cô Miễn thì chú em chăm sóc lắm. Cổ vô chậm một chút là chú em bắt tài xế ra đó. Cổ vô đến phòng là chú em làm mặt giận. Nghĩ cũng khổ cho cổ...

                Bà Đốc lắc đầu nói :

                - Thiệt cũng khổ cho cổ ! Năm ni cổ bao nhiêu tuổi thím Huyện hỉ ?

                - Dạ, cô mới 21 tuổi, còn trẻ lắm chị Đốc à. À chị Đốc có biết thím Duyên vợ nhỏ của chú Bẩy không ?

                Bà Đốc lắc đầu nói :

                - Chú Bẩy cũng có vợ nhỏ hỉ, chi mà lại rứa... Chú nớ tàn tật lấy vợ nhỏ cho chú nớ mần chi ?

                Bà Huyện cười đáp :

                - Mạ bảo nhà em chọn chú Bẩy một cô gái quê mà thím Bẩy lớn đến ngày sanh rồi. Nhà em chọn được con gái ông Lý Trưởng trong Huyện của nhà em tên cô ta là Duyên, người thật xinh, trắng trẻo, mới có 18 tuổi. Trông thím Duyên vợ nhỏ của chú Bẩy xinh lắm chị Đốc ơi. Người thím nớ trắng trẻo, thon thon, tóc thật dài, đôi mắt bồ câu. Thím Duyên về hầu chú Bẩy là có thai ngay...

                Bà Đốc cười nói :

                - Rứa mà tui không biết đó, hôm ni thím nói tui mới hay...

                Bà Huyện nói :

                - Thím Bẩy Hai đẹp mười phần thì cô Miễn đẹp bẩy phần, trông hai người giống như hai chị em, nước da cũng trắng như nhau nhưng thím Bẩy Duyên xinh hơn nhiều vì đôi mắt bồ câu, tóc lại dài lắm người thon thon...

                Cô Miễn cũng xinh đẹp lắm, nhất là cổ vừa sanh một đứa con trai. Gái một con trông mòn con mắt nên da dẽ cổ thêm hồng hào mần răng chú em không say mê cho được. Dợ, cũng vì chuyện chú em say mê cô Miễn mà chú em được ông Đốc chữa lành bệnh, cụ lại bị mất sức, đau lại. Cứ rứa tái đi tái lại mấy lần rồi...

                Bà Đốc lắc đầu nói :

                - Như rứa có ngày chết đó hỉ... Các cụ bây chừ đã yếu rồi còn rứa nữa thì mần răng mà lành bệnh cho được. Khổ quá, thím là con gái chã lẽ nói răng bây giờ hỉ...

                Bà Huyện buồn rầu nói :

                - Em có bàn với nhà em đến thưa với anh Đốc, xin anh Đốc mần răng chích cho chú em thứ thuốt hết ham chuyện đó thì may ra mới cữ được...

                Quan Huyện cười nói :

                - Lát nữa, anh về kể lại cho mình nghe chuyện anh Đốc vừa kể cho anh nghe, phiền lắm đó hỉ. Chích như rứa có khi lại mang tội thêm... Anh nghĩ không nên mần răng mần rứa được mô...

                Bà Huyện lo ngại :

                - Rứa bây chừ làm cách mô được mô anh Đốc hỉ !

                Quan Đốc lắc đầu nói :

                - Phải bố trí cẩn thận biểu cô Miễn mần răng cho Cụ Lớn nghe theo chớ khi mạnh khỏe hẳn hòi rồi hãy mần răng thì mần... Theo anh biết chuyện yêu thương, thật ra lại còn về vấn đề tình cảm nữa, chứ không phải về chuyện thuần túy của chuyện phòng the mô... Cụ Lớn, yêu thương cô Miễn vì tánh nết cô cũng hiền dịu lại họp với tánh Cụ Lớn.

                Bây chừ muốn Cụ Lớn thưa chuyện đó phải dạy cho cô Miễn thưa lại với Cụ Lớn, chẳng hạn như cô vừa khóc, vừa trình bày với Cụ Lớn về hoàn cảnh của cô hiện nay dù sao cũng là nàng của Cụ Lớn lại có sanh được một cậu con trai, cổ trông vô Cụ Lớn để nuôi nấng con, nương tựa về sau. Nếu nay Cụ Lớn không giữ gìn sức khỏe, lỡ xảy ra chuyện chi Cụ Lớn chết thì mạ con cổ sẽ khổ hơn ai hết. Nếu Cụ Lớn thương mạ con cổ thì Cụ Lớn phải giữ gìn sức khỏe, nghe theo lời của bác sĩ kiêng cữ cẩn thận...

                Quan Huyện vui mừng gật đầu nói :

                - Dợ, anh dạy phải, rứa là cô Miễn nói rứa mới được. Cô đánh vào tình cảm của chú, nếu biết thương mạ con cô thì chú phải giữ gìn sức khỏe sống thêm mười năm nữa cho mạ con cô ta nhờ. Bằng nay Cụ Lớn cứ rứa mà chẳng may Cụ Lớn chết thì mạ con cô Miễn sẽ khổ. Cô Miễn tả oán lối nớ được đó. Chú cũng là người nhiều tình cảm vì thương cô Miễn mà chú phải kiêng cữ, chớ không còn cách mô giữ chú được nữa mô...

                Bà Huyện gật đầu nói :

                - Được rồi, lát nữa em sẽ đến nhà cô Miễn bên Nam Giao dặn dò cô cẩn thận, hứa sẽ cho cổ món tiền nếu cổ dỗ dành được chú đi Đà Lạt hay đi Cửu Thuận...

                Quan Huyện cau mặt nói :

                - Đi mô chú cũng đi hết nhưng chú đòi phải có cô Miễn đi theo chú mới chịu đi. Ở đây, cô Miễn còn bị chị Sáu xen kẻ vô mà chú còn rứa, chớ ở Đà Lạt hay Cửu Thuận chỉ có cô Miễn với chú thì mấy lúc mà chú chẳng chết...

                Bà Huyện uất ức, nghiến răng than :

                - Của nớ, của tội răng mà lạ rứa. Bệnh chi không bệnh lại mắc cái bệnh kỳ lạ rứa, thiệt xấu xa khổ sở cả cho con cháu...

                Quan Huyện cười nói :

                - Chuyện nớ mô phải là bệnh trời cho mới được đó hỉ. Chú rứa là mạnh lắm nhưng chẳng may thời ni chú bị đau nên mới phải cữ chứ thiên hạ cầu không được đó hỉ, có nhiều người bỏ tiền ra mua hằng cặp nhung, rồi hải cẩu, rồi sơn dương ăn uống tẩm bổ cũng chịu chết. Nó chỉ cần được một phần của chú rồi có bỏ ra bạc vạn cũng được mà không mần răng được đó hỉ ! Nhà mình rứa là có phước chú mới được như rứa... Mình thấy không ? Chú đã ngoài 70 rồi mà một năm hai vợ sanh hai đứa con trai, có đúng là lão Bang Sanh Châu không ? Bây chừ chỉ cầu mong anh Đốc chữa răng cho chú lành mạnh được thì tha hồ chú muốn chi cũng được. Cũng tiếc một điều là chú còn yếu đáng lẽ chú phải cữ cho một tháng chi đó để chú lành mạnh hẳn hòi rồi chú muốn mần chi thì mần đi mô mà vội... Đằng ni chú vội quá hỉ.

                Bà Huyện lắc đầu thiểu não :

                Thôi được, để em nghe theo lời dạy của anh Đốc em sang biểu cô Miễn mần như rứa coi chú có chịu không ? Thôi mình xin phép anh chị Đốc về đi hỉ !

                - Ừ về... Thôi chúng em về anh chị Đốc hỉ !

                Quan Đốc và phu nhân đứng dậy tiển chân người em trai ra xe. Quan Huyện mở cửa xe cho vợ lên trước rồi sang phía bên kia ngồi tự lái xe. Bà Huyện bảo chồng :

                - Mình cho em qua Nam Giao gặp cô Miền đã...

                Quan Huyện hỏi :

                - Chi mà vội rứa, về trại coi mạ và chú có gọi chi mình không đã rồi hãy sang Nam Giao.

                Bà Huyện cao mặt nói :

                - Thì tiện đường, mình cho tôi lại nhà cô Miễn đã, chuyện như rứa chần chờ răng được phải biểu cô Miễn mần ngay rồi đưa chú đi Cửu Thuận hay lên Đà Lạt cho chú dưỡng bệnh chứ...

                - Ừ thì đi...

                Quan Huyện phóng xe về Nam Giao ngừng trước nhà cô Miễn, vừa lúc cô Miễn bồng đứa con trai, tay xách một lẳng mây định gọi xe đi vô bệnh viện. Bà Huyện thấy Miễn vội gọi :

                - Cô Miễn định đi mô rứa...

                Miễn quay lại thấy bà Huyện liền đáp :

                - Dạ thưa cô Cụ Lớn cho người ra gọi tui vô ngay...

                - Chi mà vội rứa ?

                - Dạ bẩm Cụ Lớn đòi mà không vô ngay Cụ Lớn giận dỗi khổ lắm cô Huyện ơi ! vô chậm một chút là Cụ Lớn nghi ngờ, Cụ Lớn chửi hàng giờ.. Bởi vậy, hễ có người ta gọi là mạ con tui phải đi ngay...

                Bà Huyện mỉm cười lắc đầu :

                - Thì hãy vô trông ni tôi biểu đã, tôi có việc muốn bàn với cô để cô vô bẩm với chú tôi... thiệt khổ...

                Nói rồi, bà Huyện quang sang chồng nói :

                - Mình đã thấy chưa ? Cô Miễn cổ khổ rứa đó... vô chậm là cụ nghi ngờ cổ không yêu thương chú... thôi vô trong nhà tui nói việc ni... lẹ lên rồi vô...

                Miễn bồng con quay trở vô nhà, nàng gọi đứa ở gái :

                - Mãi à, rót nước con... dạ bẩm mời Quan Lớn và cô ngồi chơi...

                Bà Huyện vào đề ngay :

                - Nè cô Miễn ơi, tui đến gặp cô vì chuyện của chú tui, tui biết chú tui vẫn thương mẹ con cô lắm, nhưng chắc cô biết, nếu cứ tình trạng ni thì chú tui khó mà sống được. Chú tui chết, chúng tui mất người cha già thân yêu mà mạ con cô thì khổ vì còn ai trợ cấp, nuôi nấng nữa. Bởi vậy, tui phải bàn với cô điều ni...

                Miễn nghẹn ngào, khổ sở :

                - Dợ, thưa cô Huyện tui cũng nghĩ như rứa. Cụ Lớn mà mất thì mạ con tui khổ...

                Bà Huyện hỏi :

                - Cô biết rứa răng khổ thì cô không trình với chú tui điều đó, cô thưa với chú tui rằng, nếu chú tui không kiêng cữ cho mau lành mạnh, cứ như thế nì sẽ có ngày chú tui chết ngay bên cô. Lúc đó thiên hạ sẽ đàm tiếu chẳng riêng chú tui mà cả cô nữa. Do đó, tui bàn với cô điều ni, hôm ni cô vô săn sóc cho chú tui, cô lo cho tương lại của mạ con cô lắm. Nay chú tui đau, mai ốm, chú tui đã cao tuổi năm ni đã 72 tuổi rồi, gần đất xa trời, nếu chú tui không biết kiêng cữ cho mau lành bệnh, lỡ chú tui chết thì mạ con cô còn biết nương tựa vô được mô. Mạ con cô sẽ khổ... Nghe cô nói răng chú tui cũng suy nghĩ. Và nhờ đó, cô có thể từ chối mọi chuyện, ngại là phải giữ gìn sức khỏe cho chú tui. Nhưng có điều cần nhứt là cô phải luôn luôn ở bên cạnh chú tui để khỏi nghi ngờ ghen tuông với cô.

                Nếu cô coi chừng chú tôi bằng lòng kiêng cữ nghĩa là chú tôi còn nghĩ đến tương lai của mạ con cô thì tôi sẽ thu xếp để cô đi theo với chú tui lên Đà Lạt nghĩ ngơi cho thiệt khỏe, trên đó anh Đốc tôi cũng có mấy người bạn thân từ bên Pháp làm nghề bác sĩ sẽ chăm sóc chữa bệnh cho chú tui.

                Chắc cô cũng biết, phải làm cách mô kiêng cữ cho chú tui lành mạnh, sống thêm được mười năm nữa, giúp đỡ cho cô và thằng con của cô khôn lớn, cô có cơ sở làm ăn thì sau này khi chú tôi có chết cô cũng đỡ khổ. Mọi việc tôi đều trông cậy nhờ cô hết. Dỉ nhiên khi chú tui đi Cửu Thuận hay Đà Lạt đều do tay cô trông nom, săn sóc, chỉ mình cô thôi, không có chị Sáu đi theo mô vì tui biết chú không ưa chị Sáu, cô có bằng lòng không :

                Miễn gật đầu đáp :

                - Dợ, thưa cô Huyện, tui xin hết sức lo để Cụ Lớn mau lành mạnh. Thật ra, mọi việc là do Cụ Lớn dạy, tui là nàng hầu không thể mô cưởng lại được. Cụ Lớn ghen quá, thiệt khổ...

                Bà Huyện gật đầu an ủi Miễn :

                - Tôi biết rõ chuyện nớ nên mới đến nơi ni bàn mí cô. Nếu cô chắc chắn giữ gìn cho chú tôi thì tui sẽ chuẩn bị xe hơi đưa chú tui lên Đà Lạt với cô vào ngày mốt cũng được...

                Miễn gật đầu chấp thuận :

                - Dợ, thưa cô Huyện, tui xin đảm đương chuyện nớ.

                Bà Huyện hỏi :

                - Nhà cô có mướn được người mần không ?

                Miễn đáp :

                - Dạ, thưa cô Huyện có con nhỏ vừa bưng nước lên đó...

                - Rứa thì được rồi, bên nhà tôi còn một u già mần việc trong nhà rất tốt, tôi sẽ cho u già đi theo để hầu hạ chú tui mí cô. Nhưng rứa bây chừ cô vô trong bệnh viện mí chú tui, lát nữa tôi và nhà tôi sẽ vô sau bàn với chú tui chuyện đi Đà Lạt. Thôi tôi về hỉ, cô Miễn...

                Miễn chấp tay vái bà Huyện :

                - Dợ, cô Huyện về...

                Ông Huyện và bà Huyện ra xe, Quan Huyện mở máy cho xe chạy rồi quay sang nói với bà Huyện :

                - Trông cô Miễn, nàng hầu của chú xinh đó hỉ, thảo chi chú chã mê mệt...

                Bà Huyện nguých chồng nói :

                - Đàn ông chỉ rứa thôi... À chiều ni mình có lên Phủ Doãn không ?

                Quan Huyện gật đầu nói :

                - Răng cũng phải lên chứ... Hôm ni thiên hạ đưa vợ lên để thi coi Bà Lớn mô được lòng cụ Phó Khâm Sứ tha hồ chồng thăng chức...

                Bà Huyện nhìn chồng bằng cặp mắt lẳng lơ hỏi :

                - Mình có muốn thăng chức không ?

                Quan Huyện đưa tay quàng ngang người vợ kéo lại hỏi :

                - Muốn thăng chức thì em làm cách chi mô ?

                Bà Huyện hãnh diện đáp :

                - Dể ợt !

                - Chi mô mà dể ợt.

                - Anh thử nhìn coi có bà Huyện bà Phủ mô xinh bằng em không hỉ. Em nói thiệt đó hỉ, ngay cả mệ Phủ Chi cũng vứt đi nếu em len vô...

                Quan Huyện bấm vào lưng vợ và nghiến răng nói :

                - Em len vô thì anh mất em hỉ ?

                Bà Huyện cười đáp :

                - Mất răng được, em vẫn là vợ của anh, vẫn là bà Huyện chứ chi nữa...

                Quan Huyện cười hỏi :

                - Rứa hỉ, có đúng không...

                - Chứ răng nữa, em biết thằng cha Phó Khâm Sứ ni là thằng chã ghê gớm lắm, hắn chã mần chi hết, hối lộ chi hắn cũng không cần ngoài chuyện nớ...

                Quan Huyện cười nói :

                - Vô phúc như mụ Tá Lý Huề sanh được thằng con da trắng bốc, mũi cao dọc, mắt long xanh thì chết cửa tứ đó hỉ.

                Bà Huyện bĩu môi nói :

                - Đồ ngu mí rứa chứ, ai lại để như rứa, thiên hạ chửi lên đầu...

                Quan Huyện cười nói :

                - Của trời cho mới được chứ ? Cũng nhờ thằng nhỏ khác giống đó mà Lão Huề mới được đi Án Sát Thanh Hóa rồi thăng Bố Chánh Nghệ An trong vòng hai năm. Bây chừ ngồi Tuần Vũ Phú Yên, tậu bốn, năm cái đồn điền, mua biết bao nhà gạch ở Huế, ở Thanh Hóa.

                Bà Huyện cười nói :

                - Chuyện đời mà, thiệt cái ni thì được cái nọ, mất mô mà thiệt đó hỉ !...

                Nghe vợ nói hơn thiệt, Quan Huyện tặc lưỡi hỏi :

                - Rứa mình định răng ?

                Bà Huyện hỏi lại :

                - Mình có bằng lòng tôi xen vào không ?

                - Được rồi bằng lòng nhưng...

                Bà Huyện cười ghé sát mặt chồng bĩu môi hỏi :

                - Còn nhưng chi nữa, ghen hỉ...

                Quan Huyện cười, ôm ghì lấy vợ định hôn bỗng bà Huyện la lớn :

                - Khéo... khéo cán phải người bây chừ....

                Quan Huyện lẹ tay, lẹ chân đạp thắng két một tiếng... Một gã đàn ông vừa băng qua đầu xe hơi của Quan Huyện, nếu Quan Huyện không thắng lẹ chân thì đã cán phải gã khốn nạn đó rồi... Thắng xong, xe dừng lại, Quan Huyện ghé đầu ra chửi thề :

                - Định tự tử hỉ... Đi mô rứa, đồ khỉ...

                Gã đàn ông suýt bị cán chạy vuột mất. Quan Huyện sang số cho xe chạy chầm chậm, bà Huyện cười nói :

                - Không có em, anh đã cán thằng chả rồi đó hỉ !

                Quan Huyện cười nói :

                - Đang nghĩ đến chuyện em sáp vô mí lão Phó Khâm Sứ nên quên cả tay lái...

                Bà Huyện cau mặt hỏi :

                - Nghĩ chi răng, mà nghĩ. Anh không bằng thì thôi em không đi nữa.

                Quan Huyện cười nói :

                - Răng lại không bằng lòng. Nếu em sáp vô được, mình mà được lão Phó Khâm Sứ tin thì mần chi không được. Mọi công việc ở Tòa Khâm bây chừ là do lão ta mần hết chớ cụ Khâm có để ý chi mô. Hắn lại là cố vấn của Bộ Lại, của Cơ Mật Viện, muốn thăng chức cho ai mà không được.

                Bà Huyện cười lẳng lơ nói :

                - Anh bằng lòng rồi thì cấm không được nói chi nữa đó hỉ. Không được ghen đó hỉ...

                Quan Huyện cười đáp :

                - Rứa nếu lão Phó Khâm Sứ chịu em rồi thì những hôm em đi với lão Phó Khâm Sứ anh có được phép đi chơi với người khác không ?

                Bà Huyện cau mặt hỏi :

                - Người khác là ai mô ?

                Quan Huyện cười đáp :

                - Đó là nói ví dụ mà...

                Bà Huyện lắc đầu không chịu :

                - Ví dụ răng được ? Chắc anh đã có đứa mô rồi phải không ? Có đứa mô thì anh cứ nói thiệt đi rồi em biểu điều ni.

                Quan Huyện chối bai bải :

                - Có mô ? Anh nói rứa là coi em nghĩ răng chứ ? Vợ ăn chả thì chồng ăn nem mà, chã lẽ em đi với thằng chả anh lại nằm nhà một mình, ai mô chịu được ?

                Bà Huyện nghiêm nghị đáp :

                - Rứa thì thôi. Em đi ri là vì anh hết chứ mô vì em. Anh muốn thăng chức, anh muốn đi chỗ tốt thì em phải hy sinh chớ bộ em muốn hỉ ?

                Nghe vợ nói với giọng thiết tha trung thành, Quan Huyện có vẻ cảm động, nói :

                - Rứa hỉ, rứa thì thôi anh không đi mô hết...

                Bà Huyện vẫn còn nghi :

                - Em nghi anh quá mà ! Anh nói rứa là anh đã có đứa mô rồi ! Nè em nói thiệt đó hỉ, em mà bắt được anh đi mí đứa mô là em không chịu mô hỉ ! Lúc nớ anh đừng trách em đó hỉ...

                Nghe vợ nói, Quan Huyện sung sướng, đưa tay quàng ngang hông vợ định kéo vợ lại. Bà Huyện la hoảng nói :

                - Đừng mần rứa lỡ đâm vô người ta thì răng. Lái xe mà rứa có ngày chết đó hỉ. Lái tử tế mà anh.

                Quan Huyện cười khúc khích, rồ máy, sang số cho xe phóng chạy về trại Cụ Thượng.

                Xe vô trong trại ngừng lại trước căn phòng dành riêng cho vợ chồng Quan Huyện. Bà Huyện mở cửa xe bước xuống bỗng bà Huyện nhìn về phía nhà dưới nơi chú Bẩy ở và giẫy nhà ngang nơi Lụa và Duyên, hai vợ của chú Bẩy và mụ Tám Canh ở, thấy mọi người có vẻ nhôn nhoa. Lụa, người vợ Lớn của cậu Chó đang gọi mụ Tám Canh :

                - Mụ Tám vô gỡ cho cô Duyên mau lên, cô nớ đang có mang mà...

                Mụ Tám lắc đầu :

                - Mô được, tôi vô mần răng được. Mợ không vô răng lại biểu tui vô.

                Lụa gay gắt đáp :

                - Thì mụ cùng vô mí tui mới được chớ mình tui răng được với cậu Bẩy.

                Bà Huyện biết dưới chỗ cậu Chó nằm đang xảy ra chuyện chi rồi. Bà quay lại bảo với Quan Huyện :

                - Dưới phòng của chú Bẩy có chuyện chi nè mình ?

                Vừa nói với chồng xong bà Huyện đi lại chỗ mụ Tám và Lụa đang đứng hỏi :

                - Chi rứa mụ Tám, thím Bẩy ?

                Quan Huyện mở cửa đi theo vợ xuống chỗ mụ Tám và Lụa đứng mụ Tám bẽn lẽn đáp :

                - Dợ, bẩm Bà Lớn chuyện cậu Bẩy mí mợ Hai Duyên...

                Bà Huyện cau mặt hỏi :

                - Chú Bẩy mí thím Hai thì răng ?

                - Dạ bẩm mợ Hai Duyên đang có mang...

                - Ai mô không biết mợ Hai có mang thì mần răng ?

                Quan Huyện tinh ý biết chuyện phòng the giữa cậu Chó và Duyên. Quan Huyện đâm lo ngại vì đứa con trong bụng của Duyên, ông vội nói :

                - Thím Duyên vô trong phòng chú Bẩy mần chi ? Thím có mang rồi thì phải cữ cho thím nớ chứ... Thím Lụa vô mí mụ Tám gỡ chú Bẩy ra...

                Lúc ấy, bà Huyện mới biết rõ câu chuyện. Bà Huyện nhìn chồng mỉm cười nói :

                - Chú Bẩy lạ rứa hỉ !

                Mụ Tám Canh cười đáp :

                - Dạ bẩm Bà Lớn cậu Bẩy mạnh lắm à, người ta nói đó là cái bệnh...

                Bà Huyện cười nói :

                - Bệnh chi lạ rứa.

                - Dợ, lạ lắm thưa Bà Lớn...

                Quan Huyện nóng ruột :

                - Nói chi quanh quẩn mãi, mụ Tám mí thím Bẩy Lụa vô coi răng, thím Hai bụng mang dạ chữa sắp đến ngày sanh rồi còn chi nữa.

                Răng lại vô trong nớ mần chi ?

                Mụ Tám Canh phân trần :

                - Dạ bẩm cậu Bẩy tru lên, ai vô cậu cũng tru lên, mợ Bẩy Hai mới vô thì cậu hết tru xảy ra chuyện nớ...

                Bà Huyện giục mụ Tám :

                - Thôi mụ Tám mí thím Lúa vô coi răng ?

                Giữa lúc đó, mụ Tám và Lụa đẩy cửa đi vô. Thấy có Lụa và mụ Tám, cậu Chó càng uất ức, cậu tru lên dữ dội. Bà Huyện nghe tiếng cậu Chó tru bèn nhăn mặt nói với chồng :

                - Tiếng chú Bẩy tru nghe ghê quá hỉ !

                Quan Huyện và vợ vào gần cữa nhìn vô thấy Duyên vẫn ấn người cậu Chó ra, còn cậu Chó vẫn còn kẹp hai chân giữ lấy người Duyên.

                Nàng ngượng đỏ mặt nhưng ở tình thế đó, Duyên biết nếu không chống lại với sự hung bạo của người chồng tàn tật thì nàng khó giữ được cái thai của nàng sắp đến ngày sanh. Mụ Tám và Lụa vội đến kéo chân cậu Chó ra cho Duyên nhích người xê ra. Cậu Chó thấy có người vô cứu Duyên, cậu điên lên đạp tứ tung làm lăn người ra ngoài được. Cậu Chó vội nắm lấy áo Duyên nhưng chiếc áo đã rách nên khi cậu Chó vừa nắm tới mảnh áo đã rách càng rách thêm. Duyên vội giựt mạnh chiếc áo cho đứt hắn và vùng đứng dậy chạy ra ngoài cửa.

                Bà Huyện đứng ngoài thấy cậu Chó tuy tàn tật nhưng lại rất lẹ khi cậu nắm được Lụa. Lụa ngã vào lòng chồng, nàng biết khó mà tránh được người chồng hung bạo này. Nàng vội nói :

                - Cậu Bẩy mần chi rứa. Bẩn hết quần áo đó hỉ, lên giường, tui thay quần áo cho cậu hỉ... mần chi mà lạ rứa...

                Nghe Lụa nói mụ Tám Canh cười gật đầu nói :

                - Ừ phải, mợ Lụa dỗ cho cậu nớ xong đi. Khổ quá, Cụ Lớn trên nhà mà nghe tiếng cậu nớ tru thì phiền lắm đó hỉ...

                Muốn dỗ cho cậu Chó yên tĩnh, Lụa phải làm nghiệm vụ người vợ, nàng ôm lấy chồng tàn tật và nói :

                - Tôi đưa cậu lên giường hỉ... Cậu mần chi mà lạ rứa, cô Duyên có mang răng cậu không cữ cho con cậu và cô nớ...

                Nói rồi nàng quay lại phía mụ Tám nói :

                - Thôi mụ Tám ra ngoài đi...

                Mụ Tám cười nói :

                - Chi mà dữ rứa cậu Bẩy.

                Nói xong, mụ Tám quay lại, đóng cửa lại. Mụ vừa bước ra ngoài thì gặp ông bà Huyện đang ghé mặt nhìn vô trong. Vừa thấy mụ Tám ra, bà Huyện hỏi :

                - Rứa là xong rồi đó hỉ...

                Mụ Tám gật đầu nói :

                - Xong rồi, cho mợ Lụa thay mợ Duyên là rứa đó.

                Quan Huyện lắc đầu nói :

                - Chú Bẩy dữ quá hỉ !

                Mụ Tám Canh cười nói :

                - Đó là trời sanh mà, thưa Quan Lớn...

                Bà Huyện cười nói :

                - Trời sanh chi mà lạ rứa. Chú nớ khỏe quá hỉ.

                Hai vợ chồng Quan Huyện quay ra nhưng bà Huyện còn tiếc rẻ định quay lại thì Quan Huyện kéo tay vợ nói :

                - Thôi đi mình ! Sửa soạn để chiều ni đi dự tiệc bên Phủ Đoãn...

                Duyên vô trong nhà vừa thay xong mớ quần áo rách, mặt nàng còn tái xám nên khi quay ra trông thấy vợ chồng Quan Huyện nàng khép nép chào :

                - Thưa anh chị.

                Quan Huyện cười nói :

                - Thím vẫn mạnh giỏi chứ thím Bẩy ?

                Duyên e lệ đáp :

                - Dợ, cám ơn anh chị, em vẫn mạnh.

                Bà Huyện cười nói :

                - Chú nớ kỳ quá hỉ !

                Duyên cười đáp :

                - Dợ, tánh nhà em như rứa đó... Chã biết kiêng cữ chi cho vợ con hết.

                Bà Huyện hỏi :

                - Tháng mô thím sanh ?

                - Dạ thưa tháng sau...

                - Rứa hỉ, lẹ quá hỉ, mới đó mà đã gần mười tháng rồi hỉ.

                Còn tiếp....

                Comment


                • #38
                  Cậu Chó

                  Phần 38
                  Duyên sanh một đứa con trai thật kháu khỉnh, mới sanh đứa con trai đầu lòng tuy là con so nhưng đã cân nặng trên ba ký. Duyên sanh rất khó, phải vô bệnh viện Huế, nhờ Quan Đốc, anh ruột cậu Chó đỡ hộ. Cũng may trong nhà có bác sĩ nên việc Duyên sanh không khó khăn mấy. Nằm bệnh viện gần nửa tháng, Duyên được Cụ Bà Thượng Thơ đánh xe hơi đón về. Cụ Bà mừng rỡ vì như thế là cậu Chó có hai con trai xinh đẹp. Cụ Thượng Bà quý như hai hòn ngọc.

                  Đứa con của Lụa đã chập chững biết đi. Gia đình Lụa nhờ thế lực của Cụ Thượng, chú của Lụa làm Đội Lệ đã có tiền tậu nhà, tậu ruộng ở Huế, Lụa vẫn lén lút đi lại với người tình, gã học trò ở Thuận Hóa, thỉng thoảng Lụa xin phép về thăm nhà chơi với gã tình nhân trước, cha thật sự của đứa con mà cậu Chó mang tiếng là cha.

                  Từ ngày Lụa biết Quan Đốc, anh ruột của cậu Chó nói cậu Chó không có con nên Lụa phải đề phòng, mỗi lần lén lúc đi lại với gã nhân tình thì để cho khỏi có mang. Lụa đề phòng, việc gian dâm giữa Lụa và gã học sinh bị bại lộ. Ở với cậu Chó, Lụa biết chỉ là để cho gia đình Lụa nhờ vã chớ tình chồng vợ quả không có. Cậu Chó vẫn sống với một cuộc đời của cậu Ấm tàn tật được gia đình nuông chìu. Hàng ngày, từ ngày Duyên có mang, Lụa phải làm nhiệm vụ người vợ săn sóc cho chồng, cậu Chó là gã đàn ông khác hẳn những người đàn ông khác.

                  Cậu Chó đã 26 tuổi nghĩa là cậu đã sống được 26 năm phẳng lặng sung sướng với hai người vợ xinh đẹp.

                  Duyên sanh vào giữa tháng chạp, đứa con trai mũm mỉm được nàng chìu chuộng. Cụ Thượng Bà cũng thấy yêu đứa con của Duyên hơn là con của Lụa.

                  Mùa Xuân năm ấy, trại của Cụ Thượng đầy đủ những thứ để đón xuân, làm Thượng Thơ Bộ Lại, Quan Lại trong triều đình cũng như ngoài trấn đều phải tết lễ Cụ Thượng. Nên năm nào cũng như năm nào, Cụ Thượng thu lễ Tết hàng kho đủ mọi thứ, nào cam, táo hào pháo hồng, bánh chưng...

                  Duyên định xin phép cha mẹ chồng cho bồng con trai về thăm gia đình nhưng Cụ Thượng Bà thương thằng nhỏ không cho Duyên đi mấy ngày Tết. Cụ Thượng Bà hẹn đến hạ xong sẽ cho Duyên về thăm nhà. Mụ Tám Canh được Cụ Thượng Bà cử săn sóc đứa con trai của Duyên.

                  Sáng mồng một, Lụa và Duyên bồng đứa con lên nhà chúc mừng Xuân cha mẹ chồng rồi sau đó cho hai đứa con vào mừng Xuân bố chúng nó là cậu Chó.

                  Là con út của Cụ Thượng, Tết đến, cậu Chó được Cụ Thượng may cho chiếc áo gấm ngũ thể, chiếc khăn đống, bận quần trắng, đó là vì mỗi năm cậu Chó phải bận quần và áo gấm một lần, còn thì ngày thường cậu Chó chỉ bận một chiếc áo dài màu đen, không bận quần cho tiện việc. Cậu Chó bò lê quanh nhà. Mỗi lần Tết, bị mặc quần cậu Chó có vẻ bực tức cái quần vướng víu.

                  Sáng mồng một Tết, cậu được Lụa đút cơm cho ăn rồi sau đó, cả Lụa lẫn Duyên theo lệnh của Cụ Thượng đều bồng hai đứa con trai xuống chúc Tết cậu Chó. Cậu Chó nằm thừ trên giường nghe tiếng chúc Tết của vợ và các con nhưng có lẽ cậu nghe biết họ nói nhưng vì cậu không nói được, có điều lạ cậu Chó nghe được. Cậu Chó gật đầu lia lịa. Cậu thấy hai vợ của cậu mặc quần áo đẹp, hai đứa nhỏ, con của cậu ôm lấy mạ của chúng. Cậu Chó có vẻ bực tức vì chiếc quần cậu đang mang làm cậu bận bịu, không còn khoáng đạt như những ngày thường cậu chỉ mặc chiếc áo dài.

                  Nằm trên giường đệm, cậu Chó như vua ngoạn triều mà sách vở vẫn tả, ông vua chỉ biết có nằm, sắc dục vô độ. Cậu vẫy Duyên lại nhưng Duyên sợ không dám lại gần cậu Chó vì nàng mới sanh được chừng nữa tháng mà gần cậu Chó thì cậu đâu biết cữ cho vợ. Thấy Duyên không lại cậu Chó trừng mắt nhìn có vẻ ân hận, Duyên quay lại bảo Lụa :

                  - Chị Lụa lại coi cậu Bẩy bảo chi. Em còn non ngày quá răng chịu được.

                  Lụa mỉm cười nhìn Duyên, nàng biết cậu Chó khoái người vợ trẻ xinh đẹp này hơn, nàng có ý ghen với cô vợ bé trắng trẻo xinh đẹp hơn, nên khi nghe Duyên nói, Lụa đáp :

                  - Cậu Bẩy gọi cô mà, mô có gọi tui mà tui lại...

                  Lụa cười nói :

                  - Hôm ni mồng một ai lại rứa...

                  Duyên cười đáp :

                  - Cậu Bẩy còn biết chi mồng một với rằm nữa.

                  Cậu Chó lại vẫy Duyên, Duyên cười nói :

                  - Hôm ni mồng một cậu Bẩy à...

                  Nghe Duyên nói, không hiểu cậu Chó biết không, cậu cao mặt tru lên, làm Lụa hốt hoảng lại gần chồng nói :

                  - Mồng một mà cậu tru mạ nghe được chửi chết. Thôi cô bồng hộ tui thằng Cừ ni ra ngoài...

                  Duyên cười gật đầu :

                  - Để em đưa con ra ngoài cho chị hỉ !

                  Thằng Cừ đã được bốn tuổi rồi, hắn biết chạy nói sỏi. Hắn vô chào chú của hắn là cậu Chó nhưng nhìn đến cậu Chó, hắn có vẻ sợ lắm hét nên khi mạ nó biểu dì Duyên kéo ra và nói :

                  - Đi ra dì Bẩy... Ra dì Bẩy ơi đứng trong mần chi nữa hỉ !

                  Duyên cười dắt thằng Cừ đi ra ngoài và nàng khép cửa lại, Duyên xuống nhà ngang thì mụ Tám Canh từ trên nhà đi xuống, thấy thằng Cừ đứng với Duyên bèn hỏi :

                  - Mợ Lụa mô không bồng chú Cừ ?

                  Duyên cười chỉ sang phía buồng của cậu Chó khẽ nói :

                  - Vô chúc Tết cậu Bẩy, cậu Bẩy đòi tui phải ở lại nhưng tui mới sanh được nữa tháng răng mà ở lại được, cậu Bẩy lại tru lên thì may chị Lụa chịu thay tui ở lại với cậu Bẩy, chị Lụa nhờ tui trông hộ thằng Cừ để chị hầu cậu Bẩy.

                  Mụ Tám lắc đầu cười chua chát :

                  - Đồ quỷ sứ, mồng một cũng không khiên cữ chi hết. Đó là may chứ cậu nớ mà tru lên mồng một mà Cụ Bà biết được thì xui cả năm. Cụ Bà chửi tưới lên đầu lên cổ tất cả cho mà coi...

                  Tiếng pháo nổ vang trên nhà, mụ Tám ngó lên thấy có hai chiếc xe hơi đỗ phía ngoài bèn nói với Duyên :

                  - Có Cụ Lớn Tham Tri, Cụ Lớn đến chúc Tết Cụ Lớn trên nhà đó mợ Duyên à, răng Cụ Bà cũng cho gọi hai mợ và hai chú lên nhà chào Cụ Lớn Tham Tri và Cụ Lớn Tá Lý để lấy tiền lì xì năm mới. Năm ngoái năm kia mợ Lụa được mấy chục lì xì, năm ni đến lược mợ đó.

                  Duyên cười đáp :

                  - Sáng ni có anh chị Đốc đến chúc Tết Cụ Lớn rồi mừng tuổi cho cháu Thắng một đồng, cho cháu Cừ một đồng. Còn chú tui và mạ tui cho mỗi cháu năm đồng, cho tui một đồng. Như rứa riêng tui mí cháu đã được bẩy đồng lì xì rồi...

                  Mụ Tám Canh nói :

                  - Tết mô cũng rứa, các quan đến mừng tuổi Cụ Lớn đông lắm, suốt từ mồng một cho đến mồng bốn còn có người đến chúc Tết. Bây chừ Cụ Lớn đã phải vô Nội chầu Đức Ngự và Đức Từ Cung rồi... Mọi năm có cả Cụ Bà đi nữa nhưng năm ni không hiểu răng Cụ Bà không đi...

                  Mụ Tám và Duyên đang nói chuyện thì Bát Mành (Cửu Mành vừa thăng Bát Phẩm Vỏ Giai nên gọi là Bát Mành không còn gọi là Cửu Mành nữa) từ trên nhà đi xuống hỏi Duyên :

                  - Mợ Lụa mô ?

                  Mụ Tám cười chỉ xuống nhà dưới nơi cậu Bẩy nằm nói :

                  - Đang hầu cậu Bẩy...

                  Bát Mành lắc đầu nói :

                  - Chi mà lạ rứa, mồng một mà cậu Bẩy chã còn kể trời đất chi nữa, mồng một cũng không cữ...

                  Mụ Tám cười nói :

                  - Cậu không cữ nên mình phải cữ. Sáng ni cậu Bẩy đòi mợ Duyên, mợ Duyên còn non ngày mô chịu được, cậu Bẩy định tru lên nên mợ Lụa đành phải thay mợ Duyên, chớ để cậu nớ tru lên Cụ Bà mà nghe được thì xui cả lũ đó hỉ.

                  Bát Mành lắc đầu nói :

                  - Cụ Bà cho đòi mợ Lụa, mợ Duyên và hai cậu lên chầu các Cụ Lớn Tham Tri, Tá Lý đến chúc Tết đó hỉ. Tối ni răng cũng có canh xì phé lớn, tha hồ mà lấy xâu chia nhau. Cụ Lớn có định thu xâu hôm ni cho mợ Duyên để mợ Duyên về quê thăm gia đình đó...

                  Thôi mợ Duyên bồng hai cậu lên trước rồi mợ Lụa ra mụ Tám nói hộ hỉ.

                  Mụ Tám gật đầu nói :

                  - Ừ mợ Duyên lên trước đi rồi mợ Lụa ra tui sẽ biểu lên sau...

                  Duyên lật đật đáp rồi bồng thằng Cừ, bồng thằng Phiên lên nhà trên.

                  Cụ Lớn Tham Tri Bộ Lại và Cụ Lớn Tá Lý Bộ Lại ngồi trên ghế salon tấm khảm sa cừ, bận áo gấm, chân đi hài, dớ trắng, đầu chích khăn đống, đeo bài ngà trông oai nghiêm. Cụ Thượng Bà ngồi trên sập cụ cười duyên dáng hỏi :

                  - Các Cụ Lớn đã thưởng xuân chưa ?

                  Cụ Tham Tri cười đáp :

                  - Dợ bẩm Cụ Lớn sáng sớm hôm ni sang mừng tuổi bên Tòa Khâm gặp Cụ Lớn mừng tuổi Cụ Lớn rồi lại đây ngay. Cụ Lớn dẫn các Cụ Thượng Bộ Lại vô trong Nội mừng tuổi ngày Ngự rồi sang bên tỉnh Âu Cung chúc thọ Từ Cung Thái Hậu, cuối cùng là sang An Đình cung chúc Nam Phương Hoàng Hậu. Rồi bẩm Cụ Lớn Phủ Doãn Nguyễn Tiến Lãng xong phải sang bên An Đình Cung để tiếp các quan bảo hộ chúc Tết ngài Nam Phương. Chúng tui được miễn chuyện đó nên vội vả chúc Tết Cụ Lớn...

                  Dạ năm mới xin kính chúc Cụ Lớn trường thọ, phát tài sai lộc, thăng quan tiến chức...

                  Cụ Thượng Bà cười đáp :

                  - Dợ, xin kính chúc Cụ Lớn Tham Tri năm ni đi Tổng Đốc phía ngoài, còn Cụ Lớn Tá Lý vinh thăng Tuần Vũ phía trong. Chúc hai Cụ Lớn phát tài bằng năm, bằng mười năm ngoái, thăng quan tiến chức Cụ Bà đầu năm sanh con trai cuối năm sanh con gái...

                  À năm ni Cụ Lớn Tham Tri niên kỷ bao nhiêu rồi hỉ ?

                  Cụ Lớn Tham Tri cười đáp :

                  - Dợ, bẩm Cụ Lớn, tuổi Nhâm Thìn, 42 tuổi rồi...

                  Cụ Thượng Bà cười duyên dáng :

                  - Chà Cụ Lớn Tham Tri đã 42 tuổi mà trông như mới 30 tuổi, Cụ Lớn trẻ đẹp trai quá hỉ. Còn Cụ Lớn Tá Lý có lẽ còn kém Cụ Tham Tri hỉ...

                  Cụ Tá Lý đáp :

                  - Dạ bẩm Cụ Lớn, tui năm ni Giáp Ngọ, kém Cụ Lớn Tham Tri hai tuổi nhưng người tui yếu hơn Cụ Tham Tri nhiều quá...

                  Cụ Bà cười đáp :

                  - Trông Cụ Tá Lý còn trẻ lắm mà...

                  Lúc đó, Duyên dắt hai đứa con lên chấp tay chào Cụ Lớn Tham Tri và Cụ Lớn Tá Lý :

                  - Dợ, bẩm lạy Cụ Lớn ạ. Con xin chúc Cụ Lớn thăng quan tiến chức, đắt tài sai lộc.

                  Cụ Lớn Tham Tri nhìn Duyên trong cặp mắt lẳng lơ, Cụ Lớn thấy Duyên xinh đẹp bèn cười hỏi :

                  - Dợ, bẩm cụ Lớn, đây là mợ Bẩy, có hai đứa con xinh quá hỉ...

                  Nói rồi Cụ Lớn Tham Tri, Cụ Lớn Tá Lý móc túi lấy tiền lì xì Duyên và hai đứa con. Cụ Lớn Thượng Bà không thấy Lụa bèn hỏi Duyên :

                  - Chị Bẩy cả mô ?

                  Duyên ngập ngừng e lệ đáp :

                  - Dạ bẩm chị Lụa đang hầu cậu Bẩy...

                  Cụ Thượng Bà mỉm cười thông cảm :

                  - Rứa hỉ...

                  Rồi Cụ Thượng Bà quay sang nói với Cụ Lớn Tham Tri, Cụ Lớn Tá Lý :

                  - Đây là vợ nhỏ thằng Bẩy nhà tôi. Hai đứa con đó thì một đứa là con vợ lớn, đứa nhỏ là con vợ nhỏ cháu Duyên đấy...

                  - Dợ, trông hai cậu nhỏ xinh quá hỉ...

                  Cụ Thượng Bà sai Bát Mành rót rượu mời hai Cụ Lớn Tham Tri và Tá Lý. Bát Mành được Cụ Lớn lì xì một đồng. Duyên thấy hai Cụ Lớn Tham Tri và Tá Lý ngồi hầu chuyện mạ chồng, nàng lén dắt hai con xuống nhà dưới.

                  Cảnh làm dâu trong nhà Cụ Lớn Thượng Thơ Bộ Lại còn phải hầu hạ người chồng tàn tật, nổi khổ tâm phát hiện trong người của Duyên và Lụa. Lụa chịu yên phận để cha nàng được nhờ vả Cụ Lớn Thượng Thơ, chú chồng của nàng nhưng Lụa được một phần an ủi là lúc nào Lụa cũng có người yêu, cậu học sinh ở trường Thận Hóa. Mỗi tuần, Lụa xin về thăm gia đình một lần nhưng mỗi lần được đi chợ hoặc có việc ra phố là Lụa đến thăm người yêu tại căn nhà trọ. Lụa không thiếu thốn tình yêu và cũng không thiếu thốn vật chất nên nàng chịu yên phận tiện cả mọi bề.

                  Chỉ riêng có Duyên, nhiều lúc nàng thấy tủi thân chán nản nhứt là sau ngày nàng sinh được đứa bé xinh đẹp. Duyên đã từng được nghe, Quan Đốc người anh cả của cậu Chó nói là cậu Chó không có con.

                  Có nhiều lúc, Duyên ngồi thừ nghĩ đến Hải và Mỹ. Trước khi nàng trở về Huế, Duyên cố gắng đứng ra mai mối cho Hải lấy Mỹ. Chú và mạ nàng cũng có ý bằng lòng mối duyên đó nhưng cho đến nay, Duyên vẫn chưa được tin tức chi về mối duyên đó giữa Hải và em nàng.

                  Tình chị duyên em xảy vai xuống cánh tay là lẽ thường. Duyên nghĩ, duyên phận giữa nàng và Hải không có, thì nàng tác thành cho Hải và Mỹ. Duyên không ngờ, Hải và Mỹ đã yêu nhau rồi... Chàng trai nông dân đó đã thực hiện đúng câu châm ngôn của các cụ để lại : "Hoa thơm đánh cả cụm" Hải đã được hưởng tất cả những gì của đời son trẻ hai chị em Duyên và Mỹ.

                  Cụ Thượng Bà vốn là người có kinh nghiệm trong việc gia đình. Cụ Thượng Bà lại biết tánh của cậu Chó đứa con trai út của bà nên Cụ Bà đã cắt cử phân miếng việc hầu hạ cậu Bẩy. Cụ đã gọi Lụa và Duyên lên bảo cho Lụa biết rằng :

                  - Nay con Duyên vừa sanh, ít nhứt phải cữ cho nó ba tháng hay hơn nữa nên từ nay, con Lụa phải hầu hạ cậu Bẩy đó hỉ.

                  Lụa cười e lệ thưa :

                  - Bẩm mạ, chuyện đó con không dám trốn trách nhiệm nhưng cậu Bẩy lại cứ đòi dì Duyên, không chịu con...

                  Duyên nhìn Lụa e lệ. Cụ Thượng Bà mỉm cười nói :

                  - Rứa mần răng được, thằng quỷ nớ răng lạ rứa ?

                  Duyên thưa :

                  - Bẩm mạ, con sanh cháu đã được trên một tháng, con định xin với mạ cho con về quê thăm chú con và mạ con ít lâu.

                  Dạ bẩm con đi vắng cậu Bẩy không thấy con có lẽ cậu sẽ không còn đòi hỏi chi nữa...

                  Cụ Thượng Bà gật đầu nói :

                  -Ừ hỉ... Rứa cũng được nhưng phải đợi anh Huyện về rồi anh Huyện đưa con về quê mới được chớ. Còn con về một mình sợ đi xe đò còn thằng cháu nữa nó còn nhỏ, gió máy không tiện đó hỉ.

                  Duyên mừng rỡ đáp :

                  - Dợ, bẩm mạ được anh Huyên con về đón thì hay quá...

                  Cụ Thượng Bà gật đầu nói :

                  - Vài hôm nữa răng anh Huyện cũng về. Mai ni, chị Huyện về rồi, chưa biết chừng anh nớ cũng về nữa hỉ... Từ Tết đến chừ, anh chị Huyện chưa về mà...

                  Duyên và Lụa chào mạ trở xuống nhà dưới. Duyên đinh ninh, nàng sắp được về thăm gia đình, nàng thu xếp hàng trang đợi ngày Quan Huyện về là nàng theo Quan Huyện về Huyện rồi đánh xe kéo hoặc Quan Huyện lại cho đánh xe hơi về tận làng như mấy kỳ trước nàng đã đi.

                  Còn tiếp....

                  Comment


                  • #39
                    Cậu Chó

                    Phần 39
                    Vào khoảng ngày 20 tháng giêng, Quan Huyện và vợ cùng lũ con về thăm Cụ Thượng. Lần ni, bà Huyện đã có mang được vài tháng, bụng đã lu lú, giáng đi có vẻ uể oải nên bà định về Huế để nghĩ dưỡng sức ít lâu. Vả lại sau bữa tiệc trong dinh Quan Phủ Doãn, bà Huyện đã thân với Quan Phó Khâm Sứ, bà đã chạy cho Quan Huyện được lên Đệ Nhứt Hạng Tri Huyện. Lần ni về, có thể bà lại giao thiệp với bên Tòa Khâm nói với chú chồng nàng là Cụ Thượng Thơ Bộ Lại chạy cho ông Huyện thăng chức Tri Phủ hạng nhì có thể bổ làm Tri Phủ ở một Phủ trong tỉnh Thanh Hóa mà rất nổi tiếng giàu có, người hiền hậu hoặc vô Bình Định, Phú Yên một phủ giàu có, hàng tháng có thể kiếm được vài ngàn bạc bổng ngoại, gấp mười lần tiền lương bổng.

                    Sáng ngày 20 tháng Giêng, Quan Huyện cùng với phu nhân và đàng con bốn đứa lên xe có tài xế lái từ Huyện về Huế, Duyên đang ngồi cho con bú thì mụ Tám Canh reo lên gọi Duyên ?

                    - Mợ Duyên ơi, Quan Huyện về đó, có lẽ mợ cũng sắp được về quê rồi...

                    Duyên mừng rỡ, sung sướng vội hỏi :

                    - Anh Huyện về đó à mụ Tám ?

                    Quan Huyện và cô Huyện với đàng con về chúc Tết Cụ Lớn đó, xe đỗ trên nhà đó, mợ không nghe tiếng còi xe hơi hả ?

                    Duyên tươi cười gật đầu :

                    - Có tiếng còi xe hơi nhưng tưởng xe của ai...

                    Quan Huyện và phu nhân cùng đàn con vào chào Cụ Thượng Bà rồi xuống thăm cậu Bẩy. Duyên đặt con xuống giường đứng dậy chào Quan Huyện và phu nhân :

                    - Dạ thưa anh chị...

                    Quan Huyện cười hỏi :

                    - Thím Bẩy mạnh hỉ, năm mới chúc thím năm nay sanh thêm cháu trai nữa.

                    Duyên e lệ, nàng nói với Quan Huyện...

                    - Dạ, bẩm anh, em có xin phép mạ để về quê thăm chú mạ của em. Mạ biểu đợi hôm mô anh ở trên Huyện về, mạ sẽ biểu anh cho em về với Huyện, rồi em cho cháu về quê thăm ngoại của nó...

                    Quan Huyện thích thú cười nói :

                    - Rứa thím sửa soạn đi, mốt tui về, rồi tui đưa thím về. Thím cho cả cháu về nữa hỉ...

                    - Dợ...

                    Quan Huyện cười, nhìn người em dâu :

                    Quan Huyện vợ của ông ta là vợ chồng đã được bốn mặt con nhưng với danh lợi hiện nay, nhờ vợ của ông quen lớn với viên Phó Khăm Sứ ông sắp được thăng quan nhưng ông lại lo ngại không hiểu đứa con trong bụng của vợ ông có phải là con của ông không nữa vì tính ngày có thai lẫn lộn giữa ông và viên Phó Khâm Sứ. Ông Huyện đã tỏ ý lo ngại sanh đứa con mà mũi lõ mắt xanh thì thật là phiền hết sức, có lần bà Huyện tỏ ý lo xa bàn với chồng, uống thuốc trục cái thai ra nhưng Quan Huyện sợ hậu quả oan nghiệp của bào thai, ông không dám làm, Quan Huyện đành an ủi vợ :

                    - Để coi ra sao đã, lỡ là con của anh thì sao, mình hấp tấp không được...

                    Bà Huyện cau mặt hỏi :

                    - Rứa ngộ là con của thằng chả thì răng đây ? Sanh nó ra mà mắt xanh, mũi lõ thì dấu răng được thiên hạ. Lúc nó nhỏ thì còn đỡ, lớn lên trông thì phiền lắm hỉ. Em không biết mô đó nghen, ra răng là anh ráng mà chịu đó hỉ...

                    Quan Huyện cười đáp :

                    - Được rồi... Chuyện mô có đó chi mà rộn rứa...

                    Kỳ ni về Huế bà Huyện phải ở lại Huế để chạy cho Quan Huyện đi Tri Phủ, tỉnh ngoài nhất là tỉnh Thanh Hóa thì thật là hay lắm. Về đất quý hương dễ mần ăn, Huyện mô, Phủ mô, ngoài Thanh Hóa cũng có tiền hết mà... Do đó, Quan Lại mô ở triều đình Huế được bỏ đi mần việc cũng mong được về Thanh Hóa cho mau giàu lắm.

                    Xuống thăm chú em và mấy người em dâu xong, Quan Huyện và vợ lên nhà chúc Tết mạ ruột. Cụ Thượng Bà ôm lấy đứa cháu nhỏ hỏi chuyện. Cụ Thượng Bà hỏi :

                    - Các cháu có sang bên bác Đốc không ?

                    Thằng Phú, đứa con lớn của Quan Huyện đã bẩy tuổi đáp :

                    - Dợ, bẩm nội, con đến chúc Tết mừng tuổi nội rồi mới sang mừng tuổi bác Đốc mà...

                    - Cháu của nội ngoan quá. Đây nè mừng tuổi các cháu đó hỉ !

                    Cụ Thượng Bà lấy tiền mừng tuổi cho các cháu, vợ chồng Quan Huyện vô chào Cụ Thượng Bà, Quan Huyện hỏi :

                    - Thưa mạ, chú con đi mần à ?

                    - Ừ, chú đi mần từ ngày mồng bốn à, dạo ni coi chừng bận thì phải.

                    - Chú con phải họp bên cơ mật viện luôn bên Tòa Khâm như có chuyện chi thay đổi thì phải...

                    Bà Huyện giật mình vội hỏi :

                    - Thưa mạ, thay đổi răng bên Tòa Khâm, con định về chạy cho nhà con đi Tri Phủ về Thanh Hóa, phía bên Nam Triều đã có chú rồi, khỏi lo. Chú mần Thượng Thơ Bộ Lại chuyện đi Tri Phủ Thanh Hóa không sợ cản trở nhưng mọi quyết định là ở bên Tòa Khâm hết, con sợ thay đổi thì phiền lắm...

                    Cụ Thượng Bà cười đáp :

                    - Tiếng là thay đổi nhưng mô vẫn hoàn nớ, nghe đâu Cụ Khâm Sứ được thăng toàn quyền, còn Cụ Phó Khâm Sứ lại lên thay chức Khâm Sứ...

                    Bà Huyện mừng rỡ reo lên :

                    - Rứa thì xong rồi. Con không hiểu ngoài nớ Phủ mô tốt nhất. À mà trước tê, chú con có mần Tổng Đốc Thanh Hóa mạ đã từng ở ngoài nớ chắc mạ biết rành chuyện ngoài nớ lắm hỉ...

                    Cụ Thượng Bà cười đáp :

                    - Chi chớ tỉnh Thanh Hóa mạ coi như ở trong bàn tay của mạ mà. Chú mi cũng rành lắm đó. Ông mần ba năm Tổng Đốc Thanh Hóa, tỉnh đó thiệt là sung sướng, gạo trắng, nước trong, người thuận hòa lại giàu có mà. Làm quan ở Thanh Hóa một năm bằng làm quan nơi khác mười năm, ngoài tỉnh nớ thứ chi cũng ngon lắm. Lúa gạo thì có phủ Nông Cống, người ta có câu : Được mùa Nông Cống sống cả mọi nơi, thì con đủ biết phủ to ra răng rồi. Rừng núi thì có sáu Châu Thượng Du toàn là người Mường, Miến bể thì có Tỉnh Gia, Quảng Sương, Hậu Lộc nhưng đừng đi mấy chỗ nớ, dân tình bướng bỉnh lắm, ngoài nớ đã có câu :

                    - Nhứt Gia, Nhì Sương, thứ Ba Hậu Lộc.

                    Nghĩa là thứ Nhất Phủ Tỉnh Gia, dân bướng bỉnh nhưng họ cũng giàu lắm, mấy nơi làm nước mắm Chư Ngọc Đường, Do Xuyên, Ba Lòng, Biện Sơn giàu mô mà giàu rứa, nhà ngói san sát...

                    Bà Huyện thích thú hỏi :

                    - Dợ, thưa mạ, rứa mạ dạy nhà con xin đổi đi mô cho tiện ở Nông Cống được không thưa mạ...

                    Cụ Thượng Bà gật đầu :

                    - Được, ở Nông Cống thì còn chi nữa. Ở ngoài nớ có hai Phủ lớn là Nông Cống. Hàng Hóa, Thọ Xuân và Thiệu Hóa dân đông lại giàu, nhưng nhất là Nông Cống hơn hết. Phủ Nông Cống là Phủ đất rộng lại có nhiều ruộng nông gia cấy hai vụ. Năm nào cũng được mùa cả, dân tình rất hiền hậu, thích tranh giành chức tước Lý Hương thì con tha hồ thu tiền. Con biết không, trước kia, khi chú của con mần Tổng Đốc Thanh Hóa mỗi kỳ Hội Hương ở tỉnh các quan Phủ, Huyện, Châu đều phải đóng tiền hối lộ ba quan lớn tỉnh. Chỉ nhưng tiền đó cũng đủ gấp 10 lần tiền lương Tổng Đốc rồi. Hồi đó lương Tổng Đốc của chú con mỗi tháng 365đ, còn tiền bổng ngoại mà các quan Phủ, Huyện, Châu đóng góp được gần 5.000đ.

                    Bây giờ con mần răng xin được đi Tri Phủ Nông Cống thì nhứt rồi.

                    Về phía Bộ Lại có chú của con không lo nhưng quyền mô phải bên Bộ Lại, mà quyền bên Tòa Khâm, con lo chạy bên Tòa Khâm được là xong hết.

                    Bà Huyện sung sướng hãnh diện, khi nghe mạ chồng nói là phải chạy bên Tòa Khâm, bà cười nói :

                    - Bên Tòa Khâm thì mạ khỏi lo, con quen thân với Phó Khâm Sứ, xin chi mà không được.

                    Cụ Thượng Bà cười sung sướng :

                    - Rứa thì còn phải lo chi nữa. Như rứa thì con đi Tri Phủ Nông Cống dễ dàng quá mà...

                    Quan Huyện gật đầu nói :

                    - Thưa mạ, hôm ni vợ chồng con về là để nhà con đi vận động bên Tòa Khâm cho con đi Tri Phủ Nông Cống, cho tin là xong vì nhà con thân với Cụ Lớn Phó Khâm Sứ lắm. Nhà con xin chi cũng được mà.

                    - Rứa hỉ, rứa thì tốt quá, lát nữa hỉ, chú của con về con nói cho chú con hay, chú con lo liệu bên ni cho.

                    Vừa lúc đó, từ bên ngoài có còi xe hơi, một chiếc xe Citroen hai ngựa, từ bên ngoài đi vô, đỗ ngay trước cửa nhà Cụ Thượng. Vừa trông thấy xe Cụ Thượng Bà reo lên :

                    - Chú các con về kìa !

                    Cụ Thượng Thơ Bộ Lại từ trên xe mở cửa bước xuống thấy Quan Huyện và vợ cùng lũ con ngồi trong nhà, ngài bèn reo lên...

                    - Chà vợ chồng con cái bây về đó hỉ... Răng Tết không về các con ?

                    Quan Huyện đáp :

                    - Dợ, thưa chú, chúng con phải ở Huyện coi có chuyện cần, mãi hôm ni mới về được. Tết năm ni mấy thầy Cai Tổng và Lý Trưởng tổ chức mừng Xuân trong Huyện nên con phải ở lại mấy ngày trong Huyện.

                    Cụ Thượng Bà cười hỏi :

                    - Đánh bạc hỉ !

                    Quan Huyện cười đáp :

                    - Dợ, đánh xốc dĩa, dợ, mỗi ngày cũng thu được cả ngàn đồng xâu, trừ tiền chi phí cho đám Cai Lệ rồi. Đánh suốt 12 ngày ni con cũng được 15.000đ, bằng lương ba năm đi là Tri Huyện đó thưa chú và mạ.

                    Cụ Thượng Bà cười thích thú :

                    - Vợ chồng thằng ni lanh đó hỉ. Mi không khờ khạo như chú mi, trước tê đi mần quan. À mà ông nè vợ chồng thằng Huyện về để xin đi Tri Phủ Nông Cống ngoài Thanh Hóa đó. Vợ hắn biểu quen thân mí Cụ Lớn Khâm Sứ nên việc vận động cho chồng hắn đi Tri Phủ ở Thanh Hóa không khó...

                    Cụ Thượng cau mặt hỏi :

                    - Mi còn Tri Huyện hạng nhứt phải không ?

                    Quan Huyện lắc đầu đáp :

                    - Dợ thưa chú, con lên Tri Phủ hạng Nhìn rồi, mô còn là Tri Huyện hạng nhứt nữa, con có thể đi Tri Phủ dễ dàng...

                    Cụ Thượng Bà cau mặt trách chồng :

                    - Trời ơi, cha mần Thượng Thơ Bộ Lại, thăng chức hay không là do tay ổng cả mà con lên Tri Phủ hạng nhì, cha không biết, thiệt là chưa có gia đình mô lại kỳ như rứa...

                    Cụ Thượng Bộ Lại cười nói :

                    - Đông quá mần răng biết hết được... Vả lại hắn vừa thăng Tri Huyện hạng nhứt cuối năm kia, răng lại lên lẹ rứa ?

                    Bà Huyện cười đáp :

                    - Dạ thưa chú, con vận động bên Tòa Khâm Sứ cho nhà con đó...

                    Cụ Thượng có vẻ bối rối, nói :

                    - Chuyện ni hơi khó hỉ, bây chừ không biết mần răng được ?

                    Cụ Thượng Bà ngạc nhiên hỏi :

                    - Chuyện chi mà khó ? Ông ni nói lạ chưa, con cái mình thì mình phải lo trước tiên chứ. Cha mần Thượng Thơ Bộ Lại mà con mình đi Tri Phủ không được hỉ. Ông mần rứa thì mần mà chi cho khổ...

                    Cụ Thượng khẽ thở dài.

                    - Mô, tui có biết hắn muốn đi Tri Phủ Nông Cống. Hồi trước Tết, Cụ Thượng Bộ Công đã nói mí tui để xin cho rể cụ là Quan Nghè Thiệt đang mần Tri Phủ ở Phú Yên được đổi ra Thanh Hóa mần Tri Phủ Nông Cống, tôi đã nhận lời rồi...

                    Cụ Thượng Bà sững sốt, cao mặt đay nghiến chồng :

                    - Răng được, con rể Cụ Thượng Bộ Công đâu bằng con trai nhà mình. Ông mần răng thì mần, thằng Huyện nhà tôi không đi được Tri Phủ Nông Cống thì ông đi mô thì đi, đừng về nhà ni nữa. Thiệt là khôn nhà dại chợ. Đó chúng mi có thấy chú chúng mi không hỉ. Thiệt là khốn khổ, già như rứa mà còn dại, mô lanh lẹ bằng bọn mi. Tao đã khổ mí ông nầy mấy chục năm ni rồi đó...

                    Cụ Thượng có vẻ sợ Cụ Bà nên giáng điệu bối rối của cụ hiện ra mặt. Số là, Cụ Thượng đã nhận của Cụ Thượng Bộ Công 300$00 nhận lời giúp đỡ cho Quan Nghè Thiệt, rể của Cụ Thượng Bộ Công, đỗ thi sĩ Luật Khoa được bổ đặc cách Tri Phủ ở Phú Yên nhưng vì là phủ nghèo, tiền hối lộ chã được bao nhiêu nên Cụ Thượng Bộ Công mới phải vận động với Cụ Thượng Bộ Lại thuyên chuyển Quan Nghè Thiệt ra mần Tri Phủ Nông Cống. Bây chừ, con trai của Cụ Thượng Lại cũng định xin đi Tri Phủ Nông Cống mần Cụ Thượng kẹt. Số tiền 300$00 lấy của Cụ Thượng Bộ Công, Cụ Thượng đã xài vào khoảng chơi bời, xây dựng cho cô vợ nhỏ lấy lén của cụ rồi, xoay đâu ra tiền đó trả cho Cụ Thượng Bộ Công. Nếu sau nầy con trai của cụ lại đi Tri Phủ Nông Cống thì rõ ràng là cụ thất tín, định lừa số bạc 300$00 của đồng liêu rồi. Còn xoay tiền trả lại cho Cụ Thượng Bộ Công thì xoay ở đâu ra số tiền lớn như rứa. Tiền lương, Cụ Thượng phải đưa đủ về cho Cụ Thượng Bà. Tiền bổng ngoại thì lại do Cụ Thượng Bà điều khiển. Cụ Ông không có quyền mần riêng. Cụ Thượng phải nói rõ cho Cụ Bà biết. Bằng không Cụ Bà dò ra được thì chết. Cụ Thượng Bà sẽ quặp râu Cụ Ông vô tráp hàng tháng, thiệt là khổ.

                    Cụ Thượng Bộ Lại đang ở thế tiến thoái lưỡng nan nhưng trước mặt phu nhân, cụ đành phải hứa sẽ lo cho Quan Huyện đi Tri Phủ Nông Cống nhưng Cụ Thượng phải dặn :

                    - Mi mần răng lo bên Tòa Khâm Sứ cho lẹ không thì hỏng đó nghen vì tao biết Cụ Thượng Bộ Công cũng đang lo cho con rễ cụ đi Tri Phủ Nông Cống. Mi biết nơi đó là chỗ kiếm ra bạc vạn, người ta tranh giành nhau ghê lắm đó hỉ, hể hở một chúc là hỏng ngay.

                    Bà Huyện cười :

                    - Chú đừng lo, bên Tòa Khâm Sứ con xin lo hết. Con mà nói với Cụ Phó Khâm Sứ thì xong ngay. Con tin rằng, nội ngày mai là nhà con có quyết định cho đi,con phải lẹ để nhà con thu xếp hành trang ra Thanh Hóa ngay.

                    Cụ Thượng có vẻ lo chán. Cụ không ngờ, món bổng ngoại dấu Cụ Bà bây giờ bị lộ. Nếu giúp cho Quan Huyện đi Tri Phủ Nông Cống thì con rể của Cụ Thượng Bộ Công đành hỏng và Cụ Lớn phải hoàn lại số tiền 300đ00 mà Cụ Thượng Bộ Công đã đưa cho cụ. Tiền răng mần Thượng Thơ Bộ Lại tức là Thượng Thơ đầu triều nhưng vì hao tiền bạc lương bổng đều phải nạp đầy đủ cho Cụ Bà Cụ Ông vẫn thiếu thốn tiền tiêu ngoài.

                    Thỉnh thoảng Cụ Tá Lý hay Cụ Tham Tri có món bổng nào đó cần phải có sự giúp đở của Cụ Lớn Thượng thì các cụ ấy chia cho Cụ Thượng vài trăm. Nay chạy những 300 đồng hoàn lại Cụ Thượng Bộ Công là chuyện rất khó. Do đó, khi nghe Cụ Bà và vợ chồng Quan Huyện nói đến chuyện đi Tri Phủ Nông Cống, chẳng khác tiếng sét đánh ngang đầu Cụ Thượng đành phải gật cho xong.

                    Quan Huyện thấy chú mình đã nhận lời. Ông bèn dục phu nhân :

                    - Chiều ni, mình đi gặp Cụ Phó Khâm Sứ, vận động bằng mọi cách để xin được bổ nhiệm cho anh đi. Hễ có giấy bên Tòa Khâm sang bên ni là chú mần ngay cho mình.

                    Nói xong với vợ, Quan Huyện quay sang Cụ Thượng Bà nói :

                    - Bẩm mạ, lúc nãy con nghe thím Bẩy Hai nói, mạ cho thím nớ về quê thăm gia đình ? Thím nớ định mang cả thằng cháu về nữa à...

                    Cụ Thượng Bà gật đầu :

                    - Ừ mạ định cho nó về quê thăm gia đình, đem cả thằng nhỏ về nuôi, chớ ở đây ai nuôi được nó... Vả lại... (Cụ Thượng Bà ngập ngừng) chắc con cũng biết tánh thằng Bẩy nhà ni rồi. Nó không biết kiêng cữ chi cho vợ, cho con nó hết. Con Bẩy mới sanh được gần một tháng mà mỗi lần vô chỗ thằng Bẩy ở là thằng Bẩy lại đòi nó hầu hạ, con Bẩy lớn lại phải chạy vô dựng đỡ cho con Hai, mụ Tám Canh nói chuyện lại với mạ, mạ mới biết tánh thằng Bẩy như rứa, thật là quỷ...

                    Nghe mạ chồng nói, bà Huyện mỉm cười. Cụ Thượng Ông hỏi :

                    - Rứa bà cho con Bẩy Hai về quê thăm gia đình hắn để tránh chuyện nớ phải không ? Ừ rứa cũng được chớ thằng Bẩy nhà mình, nó thật khùng có biết chi mô...

                    Quan Huyện cười nói :

                    - Chú Bẩy tinh lắm à thưa chú và mạ. Chú nớ có vẻ yêu thím Bẩy Hai hơn thím Bẩy Cả tức là chú nớ cũng biết thím mô xinh đẹp hơn thím mô đó chứ. Như rứa mần răng lại biểu chú nớ khật khùng được...

                    Cụ Thượng Bà cười hỏi con trai :

                    - Hôm mô anh về Huyện cho con Bẩy Hai và cháu về với. Nó xin phép mạ đã mấy ngày ni rồi. Mạ cũng hứa hôm mô anh Huyện về mạ sẽ cho nó về quê thăm gia đình nhà. Dạo ni, chú nớ mần việc có khấm khá không ?

                    Quan Huyện đáp :

                    - Bẩm mạ, ngày mai con về Huyện, còn nhà con ở lại đây vận động cho xong việc con đi Tri Phủ Nông Cống. Dợ bẩm mạ còn có mấy bửa nữa con đi nên cần phải ở Huyện để coi tiền nông ra răng, được tý mô hay tí nớ. Còn thầy Cai, chú của thím Bẩy Hai, dạo ni khá lắm. Con nâng đỡ ông lên làm Cai Tổng cũng kiếm ăn được. Vả lại việc hàng Huyện, con cũng dành cho thầy Cai chú của thím Bẩy Hai trông nom hết.

                    Cụ Thượng Ông nghe con trai nói đến chuyện đi Tri Phủ Nông Cống. Cụ đâm suốt ruột nói :

                    - Có đi thì cũng một vài tháng nữa, chớ mô đi được ngay, con còn phải bàn giao cho viên Tri Huyện mới nữa chứ...

                    Quan Huyện cười nói :

                    - Bàn giao thì chỉ một ngày chớ lâu chi nữa thưa chú... Nhưng chú định chọn ai về thay con. Dạ, ở Huyện của con cũng khá lắm đó hỉ, con mần ở đó có hai năm mà cũng kiếm được khấm khá...

                    Cụ Thượng nghe con trai nói kiếm ăn khấm khá ở Huyện, cụ bèn nghĩ đến số tiền 300đ00 lấy của Cụ Thượng Bộ Công, cụ có thể hỏi thẳng Quan Huyện để lấy tiền bù vô số tiền cụ trót tiêu. Cụ Thượng bèn bảo con trai :

                    - Chiều ni, con ghé qua Bộ để ba nói cho con biết chuyện ni nghe không con ?

                    - Dợ, bẩm chú chiều ni con xin vô hầu chú...

                    Cụ Thượng Bà cau mặt hỏi :

                    - Răng ông không nói ngay ở nhà cho nó biết lại phải vô dinh mần chi ?

                    Cụ Thượng Ông đành phải nói dối :

                    - Ở Bộ mới có công văn tài liệu cho con nó coi trước chớ đem răng về nhà được...

                    Cụ Bà cười gật đầu :

                    - Rứa hỉ...

                    Quan Huyện bảo với phu nhân :

                    - Rứa chiều ni, em có bổn phận gặp Cụ Phó Khâm Sứ, còn anh vô Bộ hầu chú hỉ. Em nhớ mần răng cho chóng xong thì hay lắm...

                    Mụ Tám và Bát Mành đọn cơm lên. Cụ Thượng Bà bảo vợ chồng Quan Huyện :

                    - Vợ chồng anh Quan Huyện ngồi ăn cơm luôn. Các cháu của nội mô rồi ?

                    Mấy đứa con Quan Huyện đang chơi ngoài sân nghe nội gọi đều ồ lên chạy vô nắm lấy tay ông bà nội hỏi :

                    - Các cháu đây, nội ơi...

                    Bà Huyện thấy tay chân các con đều bẩn bèn la lên :

                    - Tay chân bẩn quá, mụ Tám đem mấy cậu ra rửa tay chân trước khi các cậu vô ăn cơm với nội.

                    Mụ Tám Canh đưa mấy đứa con Quan Huyện ra rửa chân tay.

                    Sau bửa cơm, bà Huyện bảo chồng :

                    - Em đi thăm chú một lát hỉ ?

                    Cụ Thượng Bà bèn hỏi :

                    - Răng dạo ni chú của con đã mạnh chưa ?

                    - Dạ, cảm ơn mạ, chú con dạo ni khá lắm rồi. Chú con từ Đà Lạt về Huế trước Tết. Có lẽ ăn Tết xong, chú con và cô Miễn lại trở lên Đà Lạt. Dợ, có khí hậu ở Đà Lạt hợp với chú con nên chú con lên được mấy ký...

                    Quan Huyện bảo :

                    - Để anh biểu tài xế đánh xe cho em đi, còn lát nữa anh vô dinh bằng xe của chú.

                    - Dợ...

                    Bà Huyện đem theo mấy đứa con ra xe hơi đi thăm chú của bà...

                    Đến giờ đi mần, xe của Chánh Phủ đến đón Cụ Thượng. Cụ Thượng và Quan Huyện ra xe đến Bộ Lại. Trên xe, Cụ Thượng thú thật với con trai :

                    - Câu chuyện của con đi Tri Phủ Nông Cống làm chú đâm bối rối, con có biết răng không ?

                    Quan Huyện lắc đầu nói :

                    - Con chịu, mần răng mà biết được chuyện riêng của chú.

                    Cụ Thượng bèn thuật lại cho con nghe câu chuyện con rể của Cụ Thượng Bộ Công cũng muốn đi Tri Phủ Nông Cống nên đã đưa Cụ Thượng 300đ00 để nhờ Cụ Thượng giúp đỡ khi có giấy bổ nhiệm bên Tòa Khâm. Nghe chú nói Quan Huyện cười hỏi :

                    - Rứa thì nay chú trả lại tiền đó cho Cụ Thượng Bộ Công chứ răng nữa, việc chi mà chú ngại.

                    Cụ Thượng khẽ thở dài :

                    - Còn tiền đâu mà trả lại, chú đã tiêu hết số tiền đó rồi...

                    Quan Huyện hỏi :

                    - Chú đưa tiền cho mạ rồi à...

                    - Chú dấu mạ của con, chứ đâu có đưa cho bả bây chừ chú mới lo, không biết vay đâu ra số tiền đó để trả lại cho Cụ Thượng Công.

                    Quan Huyện ngạc nhiên hỏi :

                    - Chú không có tiền riêng à ?

                    - Chú mần chi có tiền tiêng, bao nhiêu tiền lương cũng như tiền bổng ngoại, mạ con lấy hết. Nhiều lúc cần tiền phải tiêu việc đi đó, chú lại phải đi vay, rồi có việc chi thì bù lại. Nầy số tiền 300đ00, chú trót tiêu rồi, chú mới biểu con đi với chú, chú nói thật cho con biết tình trạng khó khăn của chú để con có thể đưa chú 300đ00. Chú trả lại cho Cụ Thượng Bộ Công...

                    Quan Huyện rẫy nẫy :

                    - Con mần răng có tiền riêng, con cũng như chú, bao nhiêu tiền nhà con giữ hết, nhiều lúc con muốn tiêu chuyện chi phải đi vay.

                    Nghe con nói, Cụ Thượng mỉm cười nói :

                    - Rứa bây chừ con đi vay cho chú rồi sau ni hễ có, choa trả tiền lại cho mi chứ răng nữa.

                    Quan Huyện lắc đầu đáp :

                    - Con vay ở mô cho được số tiền nhiều rứa những 300đ.

                    Cụ Thượng đáp :

                    - Rứa mi túng tiền, mi vay ở mô, bây chừ đến nơi nớ vay cho chú chứ răng, còn hỏi ?

                    Quan Huyện đành phải nói :

                    - Có túng tiền đi vay thì chỉ vay vài chục hay 100đ00 là cùng chớ mô mà vay được những 300đ00, chú biết, vay như rứa, phải trả lời ra răng không ? Hai chục phân lời đó hỉ... Ở đây có Cụ Hàn Thuận chuyên cho lời đó...

                    - Rứa mi vay cho choa, 20 phân lời cũng được, phải mần răng có tiền hoàn lại cho Cụ Thượng Công thì mi mới đi Tri Phủ Nông Cống được...

                    Quan Huyện hỏi :

                    - Chú biết vay 300đ00 lời 20 phân phải trả mỗi tháng 60đ00 lời. Họ ăn lời cắt cổ rứa chịu răng thấu mà chú hỏi vay...

                    Cụ Thượng liền đáp :

                    - Không vay thì mần răng trả lại cho Cụ Thượng Bộ Công được số tiền đó. À mà choa biểu cho mi biết, mi phải giữ kín chuyện ni, chứ hở ra mà mạ tụi bây biết được thì khổ cả lũ đó hỉ.

                    Lúc này, Quan Huyện biết chú mình đang bấn lắm, nếu không có đủ 300đ00 hoàn lại Cụ Thượng Bộ Công thì thật là phiền nên Quan Huyện vội hỏi :

                    - Mà chú tiêu chi, tiêu dữ rứa, 300đ00 đã hết rồi... Chú tiêu như rứa mần răng mà mạ không gay mí chú...

                    Cụ Thượng cười thiểu não đáp :

                    - Thì lâu ngày giầy kém, chứ chi mô, choa nợ đã lâu, nay kiếm được chút tiền phải trả người ta, tao tưởng chuyện con rể của Cụ Thượng Bộ Công có khó chi nếu không có mi xía vô. Thật khổ, bổng nhiên không hiểu vì vợ chồng mi lại nghĩ đến chuyện xin đi Tri Phủ Nông Cống...

                    Quan Huyện mỉm cười đáp :

                    Thì mạ biểu con rứa, mạ nói trước kia chú đã từng làm Tổng Đốc Thanh Hóa nên mạ biết đi Tri Phủ Nông Cống kiếm ăn dễ dàng để dành nên mạ thúc nhà con vận động với Cụ Phó Khâm Sứ xin đi Tri Phủ Nông Cống. Còn vừa được thăng Tri Phủ Hạng Nhì, chã lẽ cứ ở cái Huyện quèn ni mãi nhứt là ở gần kinh đô, gần mặt trời nóng rát, khó làm ăn lắm. Con đi Tri Phủ Nông Cống vài năm là được rồi...

                    Cụ Thượng hỏi :

                    - Mi có chắc Cụ Phó Khâm Sứ giúp cho mi không ? hay là trớt thì thiệt là xôi hỏng, bổng không. Mi không được đi Nông Cống mà choa lại mất món bổng 300đ00, 300đ00 việc chưa kể chi vội, mà cần đây chừ mần răng có 300đ00 để bù lại cho Cụ Thượng Bộ Công đây hỉ...

                    Dù rằng, chuyện của mi cũng phải cho choa mượn 300đ00 đó hỉ, đừng để tai tiếng đến mạ của mi thì khổ cả lũ, mạ mi mà biết chuyện ni thì chỉ choa là chết thôi. Mi còn lại chi tánh của mạ mi nữa, bả mà biết chuyện ni thì bả đốt choa, chuyện lại rầm lên cho mà coi...

                    Quan Huyện thấy chú mình có vẻ rối lắm rồi, ông không nở để Cụ Thượng phải lo mãi. Ông Huyện đành phải hứa :

                    - Thôi được rồi để con đi vay cho chú, chứ chú đi vay lỡ đến kỳ góp, mà chú chưa góp được, người ta làm rầm lên đến tai mạ con thì phiền lắm.

                    Cụ Thượng mừng rỡ khen con trai :

                    - Ừ, con cố lo cho chú, thiệt khổ cũng vì chuyện của tụi bây hết choa mới như ri. Nếu choa biết tụi bây đi Nông Cống thì đời nào choa nhận tiền của Cụ Thượng Bộ Công làm chi cho thêm khổ...

                    Xe đến dinh Bộ Lại, Quan Huyện hỏi Cụ Thượng :

                    - Thư chú, rứa là chỉ có chuyện chú vừa nói phải không ? Được rồi, con không phải vô bàn giấy của chú nữa. Chú cho con mượn xe đi chạy tiền cho chú hỉ ?

                    Cụ Thượng nhìn con trai rồi nói :

                    - Thì mi vô trong ni đã. Chú còn có một vài chuyện dặn mi cho cẩn thận.

                    Quan Huyện cau mặt hỏi :

                    - Chú còn muốn chuyện chi nữa...

                    - Thì vô trong ni đã đi mô mà vội rứa. Mi phải vô để choa bàn với mi chứ, lát nữa về mạ mi hỏi, mi nói một đàng, rồi khi choa về bả hỏi, choa nói một nẽo có phải bả truy ra hết thì khốn nạn cả không ? Không biết chi hết !

                    Quan Huyện cười gật đầu đáp :

                    - Dợ, phải rồi.

                    Quan Huyện mở cửa bước xuống xe, Cụ Thượng theo sau. Gã lính gát trước thềm Bộ Lại trông thấy Cụ Thượng Thơ Bộ Lại đến, hắn vội đứng nghiêm và hô lớn, báo hiệu Cụ Thượng vô đến văn phòng.

                    Bên trong, các thầy Thưa, thầy Lục, các Quan Lớn, bé đều đứng dậy đợi Cụ Thượng đi qua mới ngồi xuống mần việc.Quan Huyện theo chú vô văn phòng, Cụ Thượng ngồi xuống ghế đặt trước bàn giấy, bảo Quan Huyện :

                    - Ngồi xuống đó con ?

                    - Dợ...

                    Cụ Thượng lấy thuốc ra hút, cụ gắn điếu thuốc trên mồm đánh viên đốt hút một hơi rồi nói :

                    - Lát nữa, mi về nhà mạ mi có hỏi vô trong dinh mần chi thì nói là coi danh sách những Quan Huyện mới thăng chức và mấy Quan Phủ Đốc lên Tri Phủ hạng nhứt nghe không ? Sau đó mi phải nói với mạ mi là, việc mi xin đi vô Phủ Nông Cống gay go quá vì còn có con rể Cụ Thượng Bộ Công cũng xin đi. Mi phải kể cho khéo để mạ mi lo là không xong vì Quan Nghè, con rể Cụ Thượng Bộ Công tranh giành. Có rứa thì công của vợ mi và của choa bả mới biết đến...

                    Quan Huyện cười hỏi :

                    - Mạ con biết đến công thì răng, chã lẽ mạ con thưởng tiền cho chú hả.

                    Cụ Thượng cười đáp :

                    - Bả không thưởng nhưng chả may có chuyện chi đó mần bã giận thì có cái công đó bã cũng đỡ đi phần mô đó cho mình nhờ. Mi không biết chớ ở nhà nhiều lúc tao khổ mí mạ mi quá chừng. Bã khác hẳn người, khi đã ghen bã giận thì thôi, chã còn chi nữa, nhiều lúc choa nghĩ nhục quá muốn tự vận cho xong...

                    Quan Huyện cười nói :

                    - Thì tánh của chú cũng hay chơi bời lăng nhăng lắm.Chẳng hạng như 300đ00 của Bộ Công ni. Chú chơi mà hết cả. Rứa mà mạ con biết mà không phiền.

                    Cụ Thượng đành phải nói liều :

                    - Có rứa hôm ni, tao mới phải gọi mi đi theo choa bàn tính.

                    Quan Huyện cười hỏi :

                    - Bây chừ chú chỉ cần 300đ00 trả cho đúng Cụ Thượng Bộ Công chứ chi nữa...

                    - Thì cũng chỉ có rứa thôi.

                    - Nhưng rứa con lo cho chú, nhưng đây là tiền con đi vay, chú có tiền là phải trả cho người ta đó hỉ... Tiền lời 20 phân đó hỉ.

                    Cụ Thượng đành liều đáp :

                    - Được rồi, bao nhiêu cũng được, chỉ mần răng có tiền trả cho Cụ Thượng Bộ Công là được rồi...

                    Quan Huyện gật đầu đáp :

                    - Dợ, như rứa, thưa chú con về hỉ.

                    Cụ Thượng nói :

                    - Lúc mô mi đưa tiền cho choa ?

                    - Sáng mai thưa chú...

                    - Đúng hỉ. Mà nhớ phải dấu mạ mi đó hỉ !

                    Quan Huyện lại chào Cụ Thượng quay ra :

                    - Dợ, bẩm chú, giờ chú cho con mượn xe đi về...

                    - Ừ để choa biểu tài xế đưa cho về...

                    Cụ Thượng vẫy gọi gã Bát Phẩm Lính Lệ lại nói :

                    - Mi ra biểu thằng tài xế đánh xe để Quan Huyện về hỉ !

                    - Dợ...

                    Quan Huyện ra xe hơi của Cụ Thượng về trại. Cụ Thượng Bà gặp Quan Huyện bèn hỏi :

                    - Chú con gọi con vào dinh làm chi đó hỉ !

                    Quan Huyện trả lời đúng như Cụ Thương đã dặn, coi danh những Quan Huyện được thăng Tri Phủ và những Quan Phủ được lên Tri Phủ hạng nhứt. Trả lời xong câu chuyện vô dinh, Quan Huyện hỏi thăm Cụ Thượng Bà :

                    - Mai con về Huyện mạ có cho thím Bẩy Hai và cháu về quê chơi không ?

                    Cụ Thượng Bà gật đầu đáp :

                    - Mạ cho mạ con nó về chớ ở đây thằng quỷ quái mần răng được. May là có con Lụa mần răng cữ cho con Duyên nhứt là con nó còn phải bú.

                    Quan Huyện cười nói :

                    - Răng chú Bẩy lại khỏe lạ rứa ?

                    Cụ Thượng Bà cười nói :

                    - Đồ quỷ mà...

                    Quan Huyện đi xuống nhà dưới gặp Duyên đang bồng thằng nhỏ cho bú bèn hỏi :

                    - Răng mai thím có về Huyện không ?

                    Duyên mừng rỡ hỏi :

                    - Không hiểu mạ có cho em về không ?

                    Quan Huyện gật đầu nói :

                    - Mạ bằng lòng cho thím đem cháu về quê rồi...

                    Duyên mừng đáp :

                    - Rứa hỉ thưa anh. Rứa để em thu xếp quần áo, tả lót cho cháu đã hỉ...

                    Quan Huyện cười nói :

                    - Chi mà vội rứa mai mới về mà... Thằng cháu mạ đã đặt tên cho nó hay là em đặt tên ?

                    Duyên đáp :

                    - Chú đặt tên cháu là Phiên, còn con chị Lụa mạ đặt là Cừ...

                    - Đưa cháu đây tui bồng một lát coi ra răng, nó có mạnh không thím ?

                    Quan Huyện bồng thằng Phiên, nhìn vào mắt nó mỉm cười quay lại nhìn Duyên nói :

                    - Ái chà, thằng chó con trắng quá hỉ trông nó giống thằng Phú, của anh đó...

                    Duyên hỏi :

                    - Mà về có chị Huyện về không anh ?

                    Quan Huyện lắc đầu :

                    - Chị Huyện còn ở lại Huế để lo anh đi Tri Phủ Nông Cống, ít nhất cũng mười ngày mới về đuợc.

                    Nghe Quan Huyện nói sắp đổi đi làm Tri Phủ chỗ khác Duyên đâm lo cho việc làm của chú nàng. Thầy Cai đang làm Cai Tổng trong Huyện của Quan Huyện trị nhậm. Nàng bèn hỏi :

                    - Anh đi như rứa, còn chú của em thì răng ?

                    Quan Huyện đáp :

                    - Thì thầy Cai vẫn mần Cai Tổng chớ răng nữa ?

                    Duyên thắc mắc :

                    - Không có anh thì chú em mần Cai Tổng răng được.

                    Quan Huyện cười nói :

                    - Chi mà kkông mần được, anh sẽ giới thiệu lại với Quan Huyện mới. Vả lại Quan Huyện mới nghe tin thầy Cai làm thông gia với chú ở đây thì còn ai dám kiếm chuyện mí chú của em nữa !

                    Duyên mừng rỡ :

                    - Rứa hỉ ! Rứa mà em lo quá.

                    Quan Huyện cười nói :

                    - Chuyện chi mà thím sợ nếu tui không ở Huyện đó nữa, người kế tiếp tui mà tui giới thiệu họ phải nghe theo. Như rứa thầy Cai sẽ tiếp tục mần việc mà còn được Quan Huyện mới nâng đỡ nữa.

                    - Thôi bây chừ em thu xếp quần áo của em của con. Sáng mai anh đánh xe đưa em về, lát nữa em lên bẩm mạ chuyện em xin về quê hỉ.

                    Nghe Quan Huyện nói, Duyên ngạc nhiên hỏi :

                    - Răng anh biểu mạ cho em về rồi.

                    Quan Huyện cười đáp :

                    - Ừ, mạ bằng lòng cho em về rồi, nhưng mạ mới biểu cho anh biết chớ mạ đã nói cho em hay mô, vậy em phải đến xin mạ mới đuợc chớ.

                    Duyên nghĩ lại gật đầu cười nói :

                    - Dạ, lát nữa em xin với mạ.

                    Quan Huyện trở lên nhà, lên xe đi chơi, chiều hôm đó khi Cụ Thượng đi mần về không thấy Quan Huyện bèn hỏi :

                    - Anh Huyện mô bà ?

                    Cụ Bà đáp :

                    - Nó đánh xe đi chơi mô đó không biết. Anh cần chi anh Huyện ?

                    Cụ Thượng đâm bối rối trước câu hỏi bất ngờ đó của Cụ Bà :

                    - À! không thấy hắn thì hỏi chớ chi mô...

                    Cụ Bà có vẻ nghi thái độ của Cụ Ông với Quan Huyện nên Cụ Bà hỏi :

                    - Chiều ni ông với thằng Huyện vô dinh mần chi đó ?

                    Cụ Thượng cười đáp :

                    - Cho nó coi bảng danh sách các ông Huyện được vinh thăng Tri Phủ.

                    Còn tiếp....

                    Comment


                    • #40
                      Cậu Chó

                      Phần 40
                      Duyên về quê nhà được mấy ngày, nàng trở lại cuộc sống lúc còn con gái. Ở nhà quê nàng thường trộn ngô với mật để ăn vào buổi trưa hay tối. Nàng đi lên hỏi bà Cai.

                      - Mạ, mật để mô ? Có phải mạ để mật trong mấy cái hũ sành trong buồng của mạ đó hỉ ?...

                      - Ừa... mà mần chi ?

                      - Con trộn mí ngô, ăn cho ngon...

                      Bà Cai gật đầu vui vẻ đáp :

                      - Ừ vô mà lấy...

                      Thấy mạ bỗng bằng lòng cho Duyên lấy mật Mỹ phân bì :

                      - Rứa đó hỉ ? Chị Duyên xin chi mạ cũng cho, rứa mà con có xin thì mạ lại chửi là chỉ được kén ăn...

                      Bà Cai cười nói :

                      - Hắn dâu nhà quan, ăn uống quen miệng, ăn khổ mô hắn ăn được. Chả mấy khi hắn về thăm nhà, chả lẽ không chiều hắn. Còn mi ở nhà suốt năm, lúc mô mi ăn không được...

                      Mỹ cười nói :

                      - Mạ mần như ở nhà thì tha hồ ăn đó hỉ ? Mấy hôm ni chị Duyên về rang ngô mạ mí cho mật để trộn ăn, chớ không thì mô có mật.

                      Bà Cai cười, lặng lẽ quay đi, Mỹ nhìn Duyên nói :

                      - Rứa đó, lấy con trai Quan Lớn cũng sướng hỉ ! Hôm mô chị Duyên cho em lên Huế coi mặt ông anh rể một hôm hỉ !

                      Nghe Mỹ hỏi đến chồng, cậu Chó, Duyên thoáng buồn, nhưng rồi nàng cũng trả lời :

                      - Rồi hôm mô chị về Huế chị cho dì đi về chơi...

                      Mỹ mừng rỡ :

                      - Thiệt hả ! Chị Duyên chị cho em về Huế chơi hỉ !

                      Duyên lấy mật trộn với ngô trong chiếc tô bự đặt trên chiếc chõng tre cho Hải, Duyên và Mỹ cùng ăn.

                      Trời đã về khuya, ăn ngô ngào mật xong Mỹ biểu Hải :

                      - Bây chừ anh về nhà đi ngủ, sáng mai còn dậy sớm đi cày nữa. Còn mấy sào ruộng ở đồng ông Tá chưa cày bừa chi hết. Hôm qua mạ vừa dục đó...

                      Hải đứng dậy ra vại nước vục gáo dừa vừa múc đầy gáo uống ừng ực. Uống nước xong, Hải chào Duyên và Mỹ :

                      - Tui về chị Duyên, cô Mỹ hỉ !

                      Duyên gật đầu, còn Mỹ chạy theo ra chỗ Hải đứng khẽ nói :

                      - Em sang đó hỉ !

                      Hải có vẻ sợ nói :

                      - Thôi để mơi, hôm ni, anh phải ngủ để sáng mơi còn đi cày mà...

                      Mỹ véo tay Hải nói :

                      - Đi cày thì răng ? Anh mần như anh đã lão rồi không bằng !

                      Hải buồn đáp :

                      - Mệt thấy mồ đi hỉ.

                      Mỹ có vẻ giận dỗi :

                      - Rứa thì thôi tui không sang nữa !

                      Thấy Mỹ có vẻ giận Hải vội níu lại nói :

                      - Thì sang chứ anh nói răng...

                      - Răng anh biểu mệt ?

                      - Thì cũng mệt chứ, chuyện nớ mệt bằng đi cày một sào ruộng khô đó hỉ !

                      - Đồ quỷ ví chuyện trời ơi đó mí chuyện đi cày...

                      Hải sợ Mỹ giận bèn hỏi :

                      - Lúc mô em sang ?

                      - Canh ba !

                      Hải gật đầu bằng lòng.

                      - Ừ được...

                      Hải lặng lẽ đi về phía hàng rào ngăn sân nhà thầy Cai với liếp sau lưng nhà Hải, Hải bước qua hàng dâm bụt rồi đi rẽ về tay trái đẩy cửa sau vô nhà.

                      Bà Cò, mạ của Hải nghe tiếng động cửa bèn hỏi :

                      - Hải đó hỉ !

                      Hải đáp :

                      - Dợ, mạ chưa đi ngủ hỉ !

                      Bà Cò buồn bả đáp :

                      - Chưa, mi vô trong ni coi thằng Cu Vi răng nóng quá thôi. Tao vừa đánh gió cho nớ mà không thấy bớt nóng tý mô hết. Thiệt khổ...

                      Bà Cò chép miệng thở dài chửi :

                      - Cha tổ mạ con điếm chó, bỏ con đi theo thằng khốn nạn, thiệt là con đen thì bỏ, con đỏ thì nuôi... Không hiểu mấy con đàn bà thúi thây, giày da nớ có biết nhục không ?

                      Hải lấy ngọn đèn Hoa Kỳ, vặn cao bấc lên đi ra chỗ bà Cò nằm với lũ cháu. Thằng Cu Vi gầy gò xanh xao vàng vọt, nằm úp xấp thở khò khè bên nội của nó. Hải đưa tay sờ lên trán đứa cháu ruột lắc đầu :

                      - Thằng Cu nóng quá à mạ ? Răng rứa không biết ? Răng hồi chiều mạ không cho con biết để con xin thuốc bên thầy Cai coi có thuốc chi cho cháu nó uống không ? À thôi để con sang bên thầy Cại hỏi cô Duyên coi cô nớ có mang thuốc chi về không ?

                      Bà Cò nghe đến tên Duyên cũng có vẻ mừng nói :

                      - Chiều ni tao nghe tin cô Duyên ở Huế về, tao định sang chơi nhưng vì thằng Cu Vi nóng quá, không răng đi được. Ừ con sang thử coi cô Duyên có thuốc chi không, đem về cho thằng Vi uống coi có đỡ không ? Con cháu nhà quan lúc mô cũng trữ thuốc tốt hết. Được chút thuốc của cô Duyên răng thằng Cu Vi cũng đỡ nóng...

                      Hải lật đật quay lại phía sau, bước qua bụi dâm bụt sang bên ông bà Cai, thấy Duyên vẫn ngồi nói chuyện với Mỹ.

                      Nghe tiếng chân đi, Duyên ngẫng lên thấy Hải bèn hỏi :

                      - Có chuyện chi rứa anh Hải ? Răng chưa đi ngủ à ?

                      Hải buồn rầu đáp :

                      - Thằng Cu Vi nhà tui nóng quá không hiểu hắn bị sốt hay ban nóng sữa, chị Duyên có thứ thuốc chi chữa được bệnh nóng sốt của trẻ con, cho cháu xin vài viên uống... Khổ quá thằng Vi nhà tui yếu quá vài ngày lại đau một lần...

                      Duyên sực nhớ đến gói thuốc bột (Euquinine) mà anh Đốc cho Duyên và dặn hễ thằng Phiên nóng thì cho nó uống. Mấy lần thằng Phiên nóng, Duyên lấy ít thuốc bột nớ hòa với nước cho nó uống khỏi ngay nên nay nghe Hải nói, thằng Vi cháu của Hải bị nóng, nàng lật đật đáp :

                      - Có, tôi có thứ thuốc ni thần diệu lắm. Anh Đốc, anh ruột nhà tui là Quan Đốc Tơ ngoài Huế cho phòng giữ khi cháu Phiên đau thì cho cháu uống, tôi có mang theo về, để tôi lấy cho anh đưa về cho thằng Vi nhà anh uống là khỏi ngay à. Tháng trước thằng nhỏ nhà tui nóng dữ lắm. Rứa mà tui chỉ cho nó uống một chút thuốc bột đó là khỏi ngay. Ngày mai nó chơi được rồi.

                      Hải mừng quýnh lên :

                      - Dợ, rứa cô cho tui một chút đi để cho cháu Vi uống. Thiệt tội nghiệp từ ngày mạ nó đi lấy chồng, thằng nhỏ nớ đau luôn hè !

                      Duyên vô trong buồng, mở va ly lấy gói thuốc Euquinine ra móc ví lấy đồng tiền Minh Mệnh súc nữa đồng tiền gói lại định trao cho Hải. Nhưng rồi Duyên sực nghĩ ra điều chi bèn nói :

                      - Anh dẫn tui sang, tui cho thằng Vi uống mới được...

                      Mỹ cao mặt nói :

                      - Thì chị biểu cho anh Hải cách cho nó uống cũng được chứ răng chi sang mần chi nữa...

                      Hải cao mặt nhìn Mỹ nói :

                      - Ừa, cô Duyên sang hộ chút thì tốt quá. Cô cho trẻ uống thuốc quen rồi cô sang lấy thuốc cho thằng Vi uống một chút không có tui lớ ngớ cho nó uống ít uống nhiều không quen mất hiệu nghiệm đi răng !

                      Duyên gật đầu :

                      - Ừ để tui sang cho nó uống thuốc...

                      Hải đi trước Duyên theo sau, nhưng khi bước qua hàng rào, Duyên bước vội lên sát với Hải, rồi bất ngờ nàng ôm lấy Hải hỏi :

                      - Anh ngủ chỗ mô, chỉ cho tui coi ?

                      Hải đẩy cánh cửa sau rồi chỉ vào chiếc giường kê sát vách nói :

                      - Giường tui ngủ đó...

                      Duyên hỏi :

                      - Cửa ni bước vô hỉ !

                      - Ừa...

                      - Mạ ngủ ở mô ?

                      Hải chỉ sang căn nhà bên nói :

                      - Mạ ngủ mí mấy đứa cháu bên tê...

                      - Rứa hỉ ! Lát nữa tui qua đó hỉ !

                      Hải đâm hoang mang định cản nhưng chàng lại sợ Duyên biết có Mỹ sang chàng đành phải nói :

                      - Tối ni thằng Cu Vi nhà tui đau, răng mạ tui cũng thức cô sang lỡ mạ tui biết thì phiền lắm đó hỉ !

                      Duyên cao mặt hỏi :

                      - Răng mạ biết được ? Mạ nằm nhà ngoài anh nằm trong ni mà, tui mở cửa là vô được rồi...

                      Hải cười đáp :

                      - Nhưng vì thằng Cu Vi đau, mạ tui thường lục đục suốt đêm có khi mạ tui cầm đèn vô trong ni thì răng ?

                      Duyên khẻ thở dài không đáp, Hải đâm thương hại Duyên chàng vội nói :

                      - Bên nhà cô nằm nơi mô ? Hay tui sang bên nhà cũng được !

                      Duyên lắc đầu buồn bả đáp :

                      - Tui nằm với thằng Phiên trong buồn, anh vô răng được...

                      Duyên sực nhớ trước tê, Hải nằm trong căn buồng kín đáo răng bây chừ Hải lại nằm ở ngoài, bèn hỏi :

                      - Răng trước tê anh nằm trong buồng, bây chừ lại nằm ngoài ni ?

                      Hải lúng túng không biết trả lời răng nữa. Quả vậy trước tê Hải nằm trong buồng kín đáo nhưng vì Mỹ thường lén qua với Hải. Mỹ buộc Hải phải nằm bên ngoài gần cửa cho khi Mỹ sang khỏi phải lần mò vô tận buồng, sợ bà Cò biết. Lần ni Duyên về, Duyên lại hỏi lý do Hải nằm ở giường ngoài không nằm ở trong buồng như trước tê nữa. Hải đành phải nói dối :

                      - Từ ngày chị Cò đi lấy chồng, nhà đơn người. Mạ biểu anh nằm ngoài ni vừa trông nhà vừa trông chừng mấy đứa cháu. Thiệt khổ, nhà bây chừ chỉ còn mình anh, đươc đứng mất ngồi, được ngồi mất đứng...

                      Duyên khẽ thở dài nói :

                      - Thôi em về hỉ !

                      - Ừa...

                      Hải bần thần nhìn Duyên đi khất về bên nhà thầy Cai, vừa thấy Duyên về, Mỹ vội hỏi :

                      - Răng chị Duyên, thằng Cu Vi nóng ra răng ?

                      Duyên đáp :

                      - Con nít trái chứng, trở trời là nóng, có chi mô ! Chị đã cho thằng Vi uống thuốc rồi. Thuốc nớ tốt lắm vì là của anh Đốc cho thằng Phiên nhà chị...

                      Mỹ không hiểu anh Đốc của Duyên là ai bèn hỏi :

                      - Anh Đốc là ai chị Duyên ?

                      Duyên hãnh diện đáp :

                      - Anh Đốc là anh chồng của chị làm Quan Đốc Tơ, coi cả nhà thương Huế. Ảnh chửa bệnh rất giỏi. Chú thằng Phiên anh Bẩy hay ông nội, bà nội thằng Phiên rồi thằng Phiên đau là có anh Đốc đến chữa rồi. Thuốc men đều do anh Đốc cho hết, thứ thuốc mô cũng hay hết cả à...

                      Mỹ sung sướng nói :

                      - Sướng hỉ ! Nhà quan sướng rứa đó hỉ !

                      Tiếng thằng Phiên từ trong buồng vọng ra. Tiếng khóc tu oa của đứa trẻ còn non tháng làm Duyên giật mình, chạy vội vô bồng con dỗ :

                      - Mạ đây hỉ ! Thằng chó, chi mô khóc dữ rứa, mạ đây mà...

                      Bên ngoài Mỹ thu dọn xong xuôi, cài then cỗng cẩn thận mới đi ngủ. Mỹ ngủ trong buồng với Duyên nhưng nàng biểu là nóng, trải chiếu nằm bên ngoài. Mỹ đã có dự định sẳn, nằm ngoài để lén sang mí Hải.

                      Bên nhà Hải, bà Cò cho thằng Cu Vi nằm yên được người đã bớt nóng, bà mừng rỡ nói với Hải :

                      - Thuốc của cô Duyên cho hay lắm, thằng Cu Vi đã bớt nóng nhiều rồi. Nó nằm yên ngủ được. Lạy Trời Phật phò hộ cho nó ăn no, chóng lớn, tai qua nạn khỏi. Nhà mình nghèo, đàn cháu mồ côi mà đau ốm luôn thiệt khổ...

                      Nghe mạ nói thằng Cu Vi đã bớt nóng Hải mừng rỡ :

                      - Cháu Vi nằm yên rồi chứ mạ ?

                      - Nó ngủ được rồi... Thuốc của cô Duyên cho hay lắm hỉ ? Lúc mô xin cổ một ít để dành cho bầy trẻ !

                      Hải nói :

                      - Sợ cô nớ không có nhiều !

                      Bà Cò nói :

                      - Người ta nhà quan, thiếu chi thuốc hay, cổ cho mình rồi về Huế cổ lại lấy. Nhà quan mô như nhà mình cái chi cũng thiếu cả...

                      Hải gật đầu nói :

                      - Thôi được bây chừ thằng Vi nằm yên là mừng rồi mạ à, ngày mơi để coi cô Duyên còn thuốc con nài nỉ xin cổ răng cổ cũng cho mà.

                      Ngọn đèn Hoa Kỳ treo trên cột lập lèo chiếu làn ánh sáng vọt, yếu ớt... bà Cò phành phạch quạt cho các cháu bằng chiếc quạt mo. Bà khẽ thở dài nghĩ đến số phận của đàn cháu mồ côi cha, mạ chúng lại đi lấy chồng. Thiệt tội nghiệp, cả nhà bây chừ chỉ trông vô mình Hải đi mần. Nhà bà Cò có ba sào ruộng tư của ông Cò để lại cho hai anh em, Hải siêng mần lại hiền lành nên được cả làng quý mến. Thầy Cai định gả Mỹ cho Hải nên thầy cũng giúp đỡ Hải cho cầy rẻ gần hai mẫu ruộng. Hải lại biết chút ít chữ nghĩa, nên ngoài việc cày bừa, Hải còn giúp thầy Cai mần sổ sách, thuế khóa, viết công văn đi đốc thuế. Nhờ có thầy Cai giúp đỡ, nhà Hải cũng đỡ túng bấn...

                      Hải nằm bên chiếc giường tre gần cửa. Vì có Mỹ dặn Hải chỉ khép hờ cửa đằng sau, nằm chờ người yêu sang. Hải trằn trọc nhưng rồi, chàng cũng ngủ tiếp đi lúc mô không biết. Hải đang ngủ ngon giấc, bỗng chàng giật mình vì có người nằm đè lên chàng. Hải hốt hoảng đưa tay ôm lấy kẻ nằm lên mình. Vì quen mùi mồ hôi, Hải biết là Mỹ chàng cười nói khẽ :

                      - Nặng quá trời, nằm xuống dưới ni em... sang lúc mô ?

                      Mỹ bẹo vào má người yêu, ghé gần tai nói :

                      - Ngủ chi như người chết rồi hỉ ! Em sang từ lâu thấy anh ngủ say, em ngồi nhìn anh ngủ phát thương... Răng chị Duyên sang bên ni mần chi đó... anh chị lại hẹn nhau phải không ?

                      Hải cười vuốt má Mỹ nói :

                      - Nói bậy ! Cô sang cho thuốc cháu Vi mà...

                      Mỹ nghi ngờ :

                      - Không hẹn răng anh không đóng cửa, lại mở như ri ?

                      Hải ôm ghì lấy Mỹ, bàn tay của chàng làm Mỹ co rúm, Hải nói :

                      - Miệng nói xoen xoét lạ rứa... chính em hẹn mí anh biểu anh đợi cửa chứ còn ai mô hỉ ! Rứa còn ghẹn bậy...

                      Mỹ cười rúc rích ôm lấy Hải...

                      Trong khi ấy, bên nhà thầy Cai, Duyên trằn trọc nàng nhắm mắt được. Duyên nghĩ miên man về cuộc đời nàng. Từ ngày đi lấy chồng đến nay đã được 18 tháng, cuộc đời nàng bên ngoài ai cũng tưởng phẳng lặng nào ngờ từ mối tình trong trắng miền đồng nội với Hải đến việc nàng về nhà chồng hầu hạ người chồng tàn tật, hung hản...

                      Duyên nghĩ đến Hải, chàng nông dân hiền lành chăm lo gia đình, vợ con. Duyên nghĩ, có lẽ nàng được lấy Hải cuộc đời của nàng đỡ phải lo lắng bận bịu... Duyên khẽ thở dài...

                      Thằng Phiên cựa mình khóc. Duyên ôm lấy con. Nàng vội vã cầm vạt áo kéo sang bên làm bật những chiếc cúc bấm. Nàng kéo con lại vạch vú cho con bú. Thằng Phiên bú chùn chụt mắt vẫn nhắm...

                      Sáng hôm sau, Duyên dậy sớm đã thấy Mỹ sửa soạn cào cỏ ra đồng, Mỹ đã nấu xong nồi cám heo, cho heo ăn. Hải cũng lấy bừa, dắt trâu ra đồng. Mỹ nấu xong nồi cháo heo bèn biểu với Duyên :

                      - Lát nữa, chị cho heo ăn hộ em mí hỉ ! Em đi mần cỏ ruộng.

                      Duyên gật đầu hỏi :

                      - Dì đi mần cỏ ruộng, rứa còn Hải đi cày chỗ mô nữa...

                      Mỹ đáp :

                      - Ảnh cày mấy sào ruộng khoai bên đồng Cao Sơn...

                      - Ruộng chi mà ở mãi bên Cao Sơn hỉ ! Chú vừa tậu chỗ ruộng đó hỉ !

                      - Ruộng làng cấp mà, chú cho anh Hải mần đó...

                      Hải và Mỹ đi làm ruộng rồi thì thầy Cai cũng vừa vậy. Người tuần phu hầu trà cho thầy Cai xuống nấu nước sôi lên pha trà thấy Duyên bèn chào :

                      - Dợ, mợ Ấm vừa về thăm thầy Cai đó hỉ !

                      Duyên cười ngẩng đầu nhìn coi ai ? Nàng gật đầu nói :

                      - Chú Mần đó hỉ ! Dạo ni răng, bên bà Tám mạnh đó hỉ. Tui vừa về hôm qua.

                      - Dợ, bẩm mợ Ấm nhờ trời mạ tui vẫn mạnh. Hôm ni đến phiên tui sang hầu thầy Cai...

                      Mần thấy Duyên đang quấy nồi cháo heo bèn nói :

                      - Mợ Ấm để tui cho heo ăn cho...

                      - Ừ chú đổ cháo ra máng cho heo ăn hộ tui mí...

                      Mần bắt nồi cháo heo ra rồi bưng ra phía chuồng heo mấy con heo bự ngửi thấy mùi cám hùng hục chạy ra, miệng kêu ủn ỉn. Mần lấy que củi bự quấy nồi cháo cho đều mới đổ tất cả ra máng. Những con heo háu ăn nhào đến định ăn nhưng vì cháo còn nóng, chúng lùi lại kêu ầm lên.

                      Trong bếp, Duyên cơi đống tro rơm ra hai bên bờ bếp rồi tiếp tục cho rạ vô đun...

                      Mặt trời đã lên cao bà Cai ra vườn hái trầu. Thầy Cai ngồi uống trà tầu, chú Mần đứng hầu bên cạnh. Bỗng bên ngoài có tiếng động cơ xe hơi vọng vô và tiếng trẻ con trong làng đang reo :

                      - Ô bây ơi, xe ô tô vô nhà thầy Cai đó hỉ ! Xe của mợ Ấm Duyên đó...

                      Nghe tiếng trẻ con reo, thầy Cai có vẻ ngạc nhiên quay vô gọi Duyên :

                      - Mợ Ấm ra coi xe ô tô của ai vô nhà mình đó hỉ !

                      Duyên cũng có vẻ ngạc nhiên khi nghe tiếng động cơ xe hơi, nàng vội ra cổng thấy rõ ràng xe của anh Phủ, người anh chồng của nàng, nàng bèn hỏi chú tài xế :

                      - Chi đó chú Tài ? Xe của Quan Lớn đi mô đó ? Quan Lớn có về không ?

                      Gã tài xế thắng xe rồi tắt máy, mở cửa đi vô nói :

                      - Quan Lớn biểu đánh xe về đón mợ Bẩy đó !

                      Duyên ngạc nhiên hỏi :

                      - Chuyện chi đó ?

                      Gã tài xế đáp :

                      - Nghe chuyện trên kinh hình như cậu Bẩy bị đau nặng nên Cụ Lớn trên kinh cho người về Huyện biểu Quan Lớn đi đón ngay mợ về Huế...

                      Nghe tin chồng bị đau nặng, Duyên hốt hoảng hỏi :

                      - Răng nhà tui đau nặng hỉ ! Mô có, hôm tui mí thằng cháu về nhà thì còn mạnh lắm mà...

                      - Dợ, thưa mợ Bẩy tui chỉ nghe rứa thôi. Còn đây là lịnh của Quan Lớn nói đánh xe về đây đón mợ và cậu nhỏ về ngay...

                      Thầy Cai ngồi trong nhà nghe câu chuyện giữa chú Tài và Duyên bèn hỏi :

                      - Chuyện chi rứa chú Tài ?

                      Chú Tài đi vô chưa kịp trả lời thì Duyên đã nghẹn ngào nói :

                      - Dạ, bẩm chú, nhà con đau nặng nên anh Huyện cho chú đánh xe đón con mí cháu Phiên về Huế ngay. Mạ con trên Huế cho người về gọi...

                      Bà Cai nghe nói con rể bị đau nặng bèn hốt hoảng chạy vô hỏi :

                      - Răng, cậu Bẩy đau nặng à ? Hôm con về, cậu Bẩy có đau chi không ?

                      Duyên nghẹn ngào đáp :

                      - Dợ bẩm không ! Nhà con vẫn khỏe mạnh như thường mà...

                      Thầy Cai đa nghi chép miệng nói :

                      - Lạ hỉ, hay có chuyện chi không phải anh Bẩy đau nặng. Bây chừ con phải về Huyện hỉ ! Rứa để chú cùng về mí con coi sự thể mần răng...

                      Nói rồi thầy Cai biểu vợ :

                      - Bà vô thu xếp quần áo cho con và cháu coi ra răng, tui cũng sửa soạn lên Huyện với mạ con nớ...

                      Duyên hốt hoảng quay vô buồng tìm mớ quần áo của nàng và của thằng Phiên gói lại một gói cho vô va ly, bà Cai nói :

                      - Để mạ ra coi có thứ chi cho con để con đưa lên biếu Cụ Lớn và chồng con trên kinh nữa hỉ !

                      Bà Cai le te chạy ra chạy vô tíu tít. Bà xúc một thúng đậu xanh, một thúng khoai mì giây rồi sai. Mần khiêng ra xe cho Duyên, bà Cai biểu con gái :

                      - Mạ gởi lên biếu các cụ trên nớ và anh Bẩy một thúng khoai mì giây đó hỉ ?

                      Duyên ôm con vào lòng cho bú. Thằng Phiên bú chùn chụt bàn tay nó quơ quơ trong không khí... Bà Cai nhìn đứa cháu ngoại bụ bẩm bèn cúi xuống hôn :

                      - Thằng chó con ni trông thiệt kháu khỉnh. Để ngoại lấy lọ nồi đánh dấu trán cho cháu hỉ ! Đánh dấu cho nó để nó có đi đường không bị ma mảnh ông bà trêu ghẹo nữa...

                      Duyên lặng thinh suy nghĩ... thằng Phiên bú no rồi lim dim ngủ. Duyên vẫy gọi chú Mần :

                      - Chú Mần đưa hộ tui chiếc va ly ra xe... Chú thưa mí chú tui, sửa soạn để lên Huyện...

                      Duyên bồng con đứng vậy đi ra nhà ngoài, nàng gặp bà Cai nghẹn ngào nói :

                      - Thưa mạ... con xin phép cho cháu về... Con nóng ruột quá không hiểu nhà con bệnh tình ra răng mà mạ con lại cho gọi như ri nữa...

                      Bà Cai hỏi :

                      - Hay là Cụ Lớn trên nớ nhớ thằng chó con ni mới gọi đây về...

                      Duyên lắc đầu đáp :

                      - Dợ, không hôm đi mạ con cho phép độ 20 ngày hay một tháng mới về mà... Chính mạ con còn dục con đưa cháu đi...

                      - Rứa hỉ... Có lẽ anh Bẩy đau thiệt đó hỉ...

                      - Dợ, sợ chú thằng Phiên đau nặng nên nội thằng Phiên mới cho gọi như rứa...

                      Bà Cai đưa tay ôm lấy thằng Phiên hôn :

                      - Thôi con về hỉ ! Con về chóng ngoan rồi ít tháng nữa về thăm ngoại hỉ ! Cha thằng chó con kháu khỉnh quá... Hắn như ri, răng mà nội hắn không nhớ... Hắn ở đây với ngoại có một hôm mà tao cũng nhớ nớ rồi đó hỉ !

                      Chú Mần đã đưa va ly quần áo của Duyên và hai thúng đậu xanh, khoai mì giây ra xe hơi, thầy Cai cũng đã thay quần áo sửa soạn ra xe, Duyên bèn nói với bà Cai :

                      - Thôi con cho cháu về mạ hỉ !

                      Bà Cai dặn :

                      - Có chi, con giử thơ về cho mạ yên lòng hỉ ! Hay con nhờ Quan Huyện cho tin về cũng được... không mấy ngày là chú con không lên Huyện...

                      Duyên sực nhớ đến chuyện Quan Huyện sắp được thăng Tri Phủ, rời khỏi Huyện nhà, nàng bèn nói với mạ :

                      - Anh Huyện con cũng sắp đi rồi, không ngồi ở Huyện ni nữa. Anh được thăng Tri Phủ.

                      Nghe Quan Huyện sắp đổi, bà Cai đâm sợ rối rít hỏi :

                      - Quan Huyện đi thì ai về ? Chú con rồi ra răng ?

                      Duyên an ủi mạ :

                      - Mạ khỏi lo, con đã thưa với anh Phủ con rồi. Hôm mô anh Phủ con bàn giao công việc cho Quan Huyện mới, ảnh sẽ giới thiệu chú với Quan Huyện mới và yêu cầu Quan Huyện mới coi chú con như người nhà hay ít ra cũng coi chú con như anh Huyện con vẫn trọng nể...

                      Bà Cai mừng rỡ :

                      - Rứa hỉ ! Rứa thì được rồi...

                      Bà Cai đưa con gái ra xe hơi, tay còn ôm thằng Phiên hôn :

                      - Cháu của ngoại về hỉ ! Khi mô chú cháu khỏi thì lại về chơi mí ngoại.

                      Duyên chào mạ ra về... Thầy Cai lên xe ngồi bên cạnh chú Tài. Xe phóng ra khỏi làng. Đàn trẻ con chạy theo xe reo hò ầm ỉ.

                      Xe chạy trên một giờ rưỡi thì về đến Huyện. Quan Huyện ngồi trong công đường trông thấy xe hơi của quan về bèn đứng dậy ra đón mạ con Duyên. Duyên trông thấy Quan Huyện bèn mỉm cười hỏi :

                      - Chuyện chi đó anh ?

                      Quan Huyện nghiêm nghị nói :

                      - Chú Bẩy đau nặng quá không biết có qua được không ? Mạ vừa cho người về biểu phải gọi ngay thím về Huế với chú nớ...

                      Duyên hốt hoảng hỏi :

                      - Hôm em mí anh về đây, nhà em còn khỏe mà !

                      Quan Huyện khẽ thở dài nói :

                      - Ừ hôm nớ, chú Bẩy khỏe lắm nhưng không hiểu vì răng chú nớ chỉ trở bệnh có một ngày mà thôi. Theo thơ của mạ gởi về thì chú bệnh đau nặng không biết có qua khỏi được không. Chú nớ có vẻ trông thím và cháu Phiên về. Bây chừ tui cho xe đưa thím về ngay Huế hỉ, không mạ trông lắm đó...

                      Duyên bùi ngùi ứa lệ hỏi :

                      - Dợ, thưa anh, anh có về không ?

                      Quan Huyện lắc đầu :

                      - Tui còn bận nhiều việc lắm, có chi mạ sẽ cho giấy xuống đây, tui sẽ về ngay...

                      Thầy Cai Tổng, chú của Duyên, nghe nói con rể đau nặng bèn hỏi :

                      - Bẩm Quan Lớn có biết cậu Bẩy đau ra răng không ?

                      Quan Huyện lắc đầu :

                      - Không biết chú nớ đau chuyện chi nữa !

                      Thằng Phiên ngồi trên xe có vẻ nóng nực, hắn khóc. Duyên vội dỗ con nhưng thằng Phiên vẫn khóc. Nàng đẩy cửa xe bước xuống nói :

                      - Có lẽ thằng con bị đói, để em vô cho nó ăn bột đã rồi hãy đi về Huế cũng được.

                      Duyên bồng con đi vô trong công đường rồi đi thẳng vô tư dinh. Quan Huyện theo luôn vô. Gã lính hầu trà thấy Quan Huyện vô bèn chấp tay cúi đầu chào. Quan Huyện gật đầu biểu :

                      - Chú vô coi mợ Bẩy sai chi không ?

                      Duyên lấy trong túi đồ đạc, một chai bột gạo trắng tinh rồi quay sang bảo chú lính lệ hầu trà :

                      - Chú đưa bột ni xuống pha cho tui nửa chén bột để cậu ăn hỉ !

                      Gã lính lệ hỏi :

                      - Thưa mợ Bẩy có phải cho thêm muối hay chi không ?

                      Duyên lắc đầu đáp :

                      - Không cần, bột ni do nội của thằng Phiên mần ra có pha thêm trứng và muối tinh rồi, khỏi phải pha thêm chi nữa, chú chỉ đổ vừa nước rồi đưa lên bếp đánh cho bột quánh lại là được rồi...

                      Bồng vô trong nhà gió mát, thằng Phiên đã hiu hiu ngủ, Duyên khẽ ru rồi đặt con xuống giường lúc đó Quan Huyện cũng đã vô, đứng nhìn thằng Phiên ngủ một cách vô tư, hỏi :

                      - Con ngủ rồi hỉ !

                      Duyên buồn rầu gật đầu đáp :

                      - Rồi... à mà anh hỉ, anh Bẩy đau ra răng... anh có biết không ?

                      Quan Huyện gật đầu đáp :

                      - Nghe nói chú nớ bị bệnh chi đó, khi chú nớ xỉu đi, thím Lụa hoảng hồn la lên thì may có mụ Tám Canh chạy vô ngay. Mụ Tám Canh có kinh nghiệm chồng con nhiều rồi. Mụ nớ bắt thím Lụa cứ để cho chú Bẩy nằm nguyên rứa rồi mụ chữa cho may ra mới khỏi.

                      Tiếng mụ Tám Canh nói lớn nên thằng Bát Mành cũng chạy xuống thấy sự thể nguy hiểm như rứa vì chú Bẩy mặt xám đi rồi, thím Lụa đã khóc, mụ Tám lấy kim thêu chích ngay vào đầu xương cụt thì quả có máu chảy ra, chú Bẩy khẽ thở được, mụ Tám Canh mừng rỡ biểu thím Lụa quay người đặt êm chú Bẩy xuống. Lúc đó chú Bát Mành đã chạy lên trên nhà hốt hoảng cho mạ hay rồi. Mạ lật đật chạy xuống chửi thím Lụa. Thiệt tội nghiệp cho thím nớ...

                      Duyên cười cho rằng Quan Huyện nói đùa, cợt nhả với nàng :

                      - Bệnh chi lạ kỳ rứa, nhưng em hỏi anh răng mà anh biết rõ rứa ! Nhà em như quỷ rứa, mần chi mà khổ như rứa được.

                      Quan Huyện nghiêm nghị nói :

                      - Thì thằng Bát Mành nói chuyện lại tui mới biết đó chứ.

                      Duyên ngạc nhiên hỏi :

                      - Chú Bát Mành về đây hỉ !

                      - Còn ai nữa ! Hắn được mạ bắt phải đi ngay về Huyện đưa thơ cho anh để báo tin cho thím biết là chú nớ bị bệnh nặng lắm ! Lúc đó anh mới hỏi Bát Mành về bệnh tình của chú Bẩy. Bát Mành mới thuật lại đầy đủ...

                      Duyên không biết bệnh của chồng ra sao lại phải do mụ Tám Canh vô cứu chữa. Thật vậy, Duyên vẫn còn là cô gái vùng quê, ít biết chuyện gió trăng kỳ lạ, nên khi nghe anh chồng kể lại bèn hỏi :

                      - Rứa là nhà em mắc bệnh chi mà lạ rứa ?

                      Quan Huyện đáp :

                      - Đó là bệnh Thượng Mã Phong. Bệnh ni không biết cách chữa hoặc không chữa kịp là chết tươi. Vợ chồng chung chăn chung gối với nhau, mà chẳng may người chồng bị Thượng Mã Phong, vợ không biết hất chồng xuống là chết ngay. Tim ngừng đập mạch máu tắc nghẽn, chết không kịp trối trăn chi hết. May mà khi thím Lụa thấy chú Bẩy thét lên rồi xỉu đi, thím vội la lớn. Và ngay lúc đó may lại có mụ Tám Canh đứng gần đó, đẩy cửa vô ngay. Mụ Tám Canh là người đàn bà có kinh nghiệm. Hồi còn trẻ người chồng mụ là Đội Lệ Phấn cũng đã từng bị chứng ni. May nhờ mụ đã được nghe những người lớn kể lại chuyện bệnh Thượng Mã Phong ni, mụ mới lấy kim đan chích thẳng vào đốt xương cụt Đội Phấn, nên máu chảy được va hắn tỉnh dần lại nhưng rồi cũng phải gần một tháng mới tỉnh lại.

                      Duyên chép miệng buồn rầu hỏi :

                      - Răng lại có bệnh kỳ lạ rứa hở anh Huyện ?

                      Quan Huyện lắc đầu nói :

                      - Bệnh ni vô phúc thì mắc phải... Chú Bẩy lao lực quá sức lại gặp lúc trời gió máy, hễ có gió lùa mà trời rét lạnh như mấy hôm nị, không đóng cửa cẩn thận khi vợ chồng yêu thương nhau dễ bị chứng đó lắm. Có lẽ chú Bẩy bị bệnh Thượng Mã Phong cũng vì rứa đó...

                      Duyên ứa lệ hỏi :

                      - Bây chừ bệnh tình của nhà em ra răng rồi thưa anh ?

                      Quan Huyện buồn rầu đáp :

                      - Cứ như chú Bát Mành kể lại cho tui nghe thì chú Bẩy còn mệt lắm. Tuy chú Bẩy không chết ngay lúc đó, nhưng sau đó, chú bị bệnh đờm kéo lên y như bệnh xuyển. Chú Bẩy nằm li bì hôn mê, đờm kéo lên khò khè thở trong thật thương tâm.

                      Sực nhớ đến chuyện chi bỗng Duyên hỏi :

                      - Răng anh Đốc không cứu chữa hộ nhà em hỉ ?

                      Quan Huyện đáp :

                      - Tui có hỏi chú Bát Mành câu đó thì chú Bát Mành nói, ngay sau khi mụ Tám Canh cứu được chú Bẩy thoát cái chết trong đường tơ, kẻ tóc, mụ Tám Canh vội lên trình với chú và mạ ngay. Mạ sợ quá vừa khóc vừa bắt chú phải lấy xe đi gọi anh Đốc lại ngay.

                      Ngay lúc ấy anh Đốc lại thích cho chú Bẩy mấy mũi thuốc đặt chú Bẩy nằm yên, nhưng rồi vào khoảng nữa đêm bỗng chú Bẩy trở bệnh cơn xuyển nỗi lên, chú Bẩy thở quá thím Lụa phải ngồi đỡ cho chú Bẩy thở hổn hễn trông thật thương tâm. Người ta cho đó là biến chứng dễ chết lắm.

                      Mạ lại cho gọi anh Đốc lại chữa cho chú Bẩy, nhưng anh Đốc chích thêm mấy mũi thuốc nữa cũng không thuyên giảm. Chú sực nhớ đến Quan Ngự Y Lê Thanh Bảo mới đích thân đến mời Quan Ngự Y Lê Thanh Bảo đến cứu cho chú Bẩy vì người ta nói bệnh Thượng Mã Phong ni chỉ có thuốc Nam chữa được mà thôi, thuốc Tây không mần răng chữa được...

                      Quan Ngự Y Lê Thanh Bảo vội đến coi bệnh thì lạ thay chú Bẩy lại biến chứng...

                      Duyên lo sợ hỏi :

                      - Biến chứng răng anh ? Anh nói mần em lo quá...

                      Quan Huyện đáp :

                      - Cơn xuyển của chú Bẩy nhẹ đi nhưng bỗng nhiên phần hạ bộ của chú nớ xưng lên và hình như nhức nhối, chú Bẩy rú lên rất kinh sợ... Tiếng tru của chú Bẩy y như tiếng chó tru làm mạ xấu hổ...

                      Quan Ngự Y Lê Thanh Bảo lắc đầu nói :

                      - Bệnh đã nhập tâm khó chữa lắm !

                      Chú và mạ nài nỉ mãi cụ Ngự Y Lê Thanh Bảo mới bốc cho chén thuốc, bảo về trộn thêm nữa giá hột quít và vỏ quít sắc lên cho chú Bẩy uống nếu hạ bộ của chú Bẩy bớt xưng lên và bớt nhức thì ngài Ngự Y mới tiếp tục chữa bệnh này cho. Bằng không thì chỉ còn chờ chết mà thôi.

                      Chú Bẩy có vẻ đau đớn lắm nên mỗi lúc chú Bẩy tru một lớn, chú vội biểu mụ Tám sắc vội chén thuốc đưa đổ cho chú Bẩy, chú Bẩy nằm ngủ yên được nhưng hạ bộ của chú Bẩy vẫn không chịu được phút mô hết....

                      Thấy chú Bẩy ngủ được, chú mạ đã có ý mừng nhưng vào khoảng bốn giờ sáng chú Bẩy thức dậy lại kêu đau vất vả có phần nặng hơn trước. Hạ bộ của chú Bẩy vẫn cứng lên không làm răng cho mềm được. Chú Bẩy tru rống lên thật thê thảm. Chú lại phải đích thân đi đón Quan Ngự Y Lê Thanh Bảo đến coi bệnh cho chú Bẩy. Quan Ngự Y lắc đầu chê nhưng chú vẫn nài nỉ vì còn nước thì tát, một mặt chú cho đi cắt thuốc cho chú Bẩy, một mặt mạ cho chú Bát Mành về đây báo tin cho tui biết và bảo tui phải gọi thím về ngay cho chú Bẩy gặp mặt.

                      Như thế ni, có lẽ bệnh chú Bẩy nặng lắm nên mạ mới mần như rứa. Tui vội cho tài xế đánh xe đi gọi thím và cháu Phiên về. Thôi bây chừ thím và cháu ra xe trở về Huế không mạ trông thím lắm đó hỉ !

                      À mà tui dặn thím điều ni hỉ ! Nếu chú Bẩy thuyên giảm thì thôi không cần báo cho tui biết mần chi bằng bệnh chú Bẩy tăng lên thì thím trình với mạ xin cho thằng Bát Mành về ngay Huyện cho tui biết.

                      Nhân có tài xế đánh xe cho thím và cháu Phiên về, thím biểu với nhà tui coi bệnh tình của chú Bẩy ra răng viết thư trao tài xế đưa về cho tui...

                      Duyên sợ mình quên lời dặn của anh chồng, nàng hỏi Quan Huyện :

                      - Răng anh không viết thơ cho chị nớ rồi em mang về cho, anh dặn em lúc ni em nóng ruột vì bệnh tình của nhà em mần răng em nhớ cho được...

                      Quan Huyện gật đầu đáp :

                      - Ừ phải đó... Thím đợi tui viết cho nhà tui cái thơ hỉ.

                      Duyên buồn rầu gật đầu đáp :

                      - Dợ, anh đưa cho em đưa lại chị Phủ... Em nóng ruột quá, không biết bệnh tình của chú thằng Phiên ra răng nữa ! Em chỉ lo anh Bẩy có mệnh hệ mô thì phiền lắm đó hỉ !

                      Quan Huyện ngạc nhiên hỏi :

                      - Phiền chi ? Chú nớ mất thì cũng rứa chứ răng nữa...

                      Duyên nguých người anh chồng rồi nói :

                      - Răng anh chóng quên rứa ! Anh biết răng em rất mắn sanh. Lần trước anh còn nhớ, em có mang thằng Phiên một ngày trước khi về với nhà em. Bây giờ, mạ sợ em ở nhà không cữ được mí anh Bẩy mới cho phép em về quê thăm gia đình. Nào ngờ về nơi ni lại rứa, lỡ có mang thì răng lần ni đổ răng được cho anh Bẩy vì ảnh đã chết rồi. Lo là lo như rứa đó hỉ !

                      Quan Huyện giật mình gật đầu :

                      - Ừ hỉ ! Rứa mà anh quên đó ! Nhưng em cứ lắng coi ra răng, nếu có mang thiệt thì anh sẽ lo cho em mà...

                      Thằng Phiên đang nằm ngủ trên giường bỗng cựa mình, miệng mếu xệch định khóc, thì Duyên đã bồng lấy con vỗ về :

                      - A ơi, mạ thương thằng chó con của mạ hỉ ! Thằng chó con ngủ ngoan rồi mạ cho con về thăm chú hỉ ! Chú đau đó, thằng chó con có biết không ?

                      - Thằng Phiên có người vỗ về nên nằm yên, nhắm mắt ngủ lại. Duyên bảo với Quan Huyện :

                      - Thôi em về đây anh Phủ hỉ ! Từ Huyện về trại của chú và mạ độ một giờ đến nơi phải không anh ?

                      Quan Huyện gật đầu đáp :

                      - Ừ độ một giờ về đến Huế rồi...

                      Duyên bồng con ra xe hơi, Quan Huyện đi theo Duyên ra bảo gã tài xế :

                      - Chú lái xe cẩn thận cho mợ Bẩy về Huế hỉ ! Lúc về chú nhớ bẩm với Bà Lớn coi Bà Lớn có gởi chi về không hỉ !

                      - Dợ... bẩm Quan Lớn con đi bây chừ ?

                      - Ừ... Thôi thím mí cháu về hỉ ! Bệnh tình của cậu nớ ra răng thím biểu nhà tui viết thơ về cho tui biết hỉ !

                      Xe từ từ chạy ra ngoài cổng Huyện, quẹo tay trái ra lộ cái rồi phóng thẳng về Huế. Duyên bồng con ngồi băng sau, lòng nóng như lửa đốt, nàng chỉ mong sao cho mau về đến trại coi bệnh tình của cậu Bẩy tức cậu Chó chồng nàng ra răng ? Hồi này anh Huyện có cho biết cậu Chó bị bệnh Thượng Mã Phong nhưng Duyên có biết thứ bệnh tật đó có cái tên Tàu dài đó đâu ? Nàng không hiểu bệnh ? là bệnh chi nữa...

                      Xe về Thành phố Huế qua cầu Tràng Tiền chạy thẳng về phía trại của Cụ Thượng Bộ Lại, từ bên ngoài nhìn vô, Duyên nhận thấy chiếc xe hơi của anh Đốc vẫn đi. Duyên thấy lo sợ...

                      Xe ngừng trước cửa tư dinh của Cụ Thượng, Duyên lật đật mở cửa, bồng Phiên đi xuống.

                      Cụ Thượng Bà nghe tiếng xe hơi thắng bèn ngẩng lên nhìn ra ngoài thấy mạ con Duyên, Cụ Thượng Bà có vẻ mừng rỡ hỏi :

                      - Mạ con thằng Phiên về đó hỉ ! May quá chú thằng Phiên đang mong thằng Phiên đó. Duyên... con bồng ngay thằng Phiên xuống nhà dưới chỗ chú hắn nằm đó cho chú hắn thấy mặt thằng Phiên... Thiệt khổ, chú nớ chỉ còn nắm nuối có thằng nhỏ ni mà thôi, rứa mà hắn không mần răng mà đi nổi. Thiệt là máu chảy đến mô, ruồi bâu đến đó là rứa đó...

                      Duyên lo sợ hốt hoảng hỏi :

                      - Dơ, thưa mạ. Anh Bẩy con đau ra răng ?

                      Cụ Thượng Bà thở dài nước mắt chảy quanh :

                      - Khổ lắm nếu có con ở nhà chưa chắc thằng Bẩy đã chết, con khốn nạn, con điếm Lụa mần chết thằng Bẩy rồi nó cũng bị voi giày ngựa xéo là rứa đó, con đưa ngay thằng Phiên xuống cho chú nó...

                      Duyên vội vã bồng con xuống nhà dưới, mụ Tám Canh ngồi dưới nhà ngang đã thấy Duyên ngồi xe hơi trở về nhưng mụ đứng ngoài cửa đón Duyên và thằng Phiên về, mụ Tám Canh mừng rỡ nói :

                      - Thiệt khổ cậu Bẩy chỉ nắm nuối chờ mợ mí cháu Phiên mà thôi, không thì cậu Bẩy đã đi lâu rồi. Mợ xuống ngay với cậu nớ không cậu nớ mong ! Thiệt tội nghiệp cậu Bẩy ! Cha mô mà chả thương con, con mô mà chả nhớ cha, dù sắp chết cậu Bẩy vẫn còn sống để trông thấy mặt vợ, mặt con đã mới nhắm mắt được...

                      Nói mụ Tám Canh dắt Duyên vào buồng cậu Bẩy tức cậu Chó nằm. Trong buồng Lụa ngồi bên chồng tay nàng đang quạt và xoa bóp chân tay cho chồng. Cậu Bẩy xanh xao vàng vật, mồ hôi ra rin rịn, mắt cậu nhắm nghiền. Mãi cho đến khi Duyên lên tiếng gọi :

                      - Cậu Bẩy, em và con về đây hỉ ! Cậu Bẩy ơi dậy mí con nè...

                      Duyên vừa nói vừa nghẹn ngào khóc. Thằng Phiên cũng oa lên khóc trông thật thảm thương...

                      Cậu Bẩy hé mắt nhìn. Đôi mắt cậu Bẩy đưa lên, tay quơ quơ như để bồng lấy Phiên nhưng khi Duyên đưa thằng Phiên lạy tay của cậu Chó thì cậu đã hết thở, tay quơ vô vọng, chán nản... Cậu Bẩy khẽ thở dài rồi hai tay buông xuôi...

                      Duyên đặt con bên chồng rồi gục đầu xuống ôm lấy chồng khóc nức nở :

                      - Anh Bẩy đừng bỏ em và con, anh Bẩy ơi... Em và con về đây nè, anh tỉnh dậy mà chơi với con thằng Phiên đây hỉ, anh Bẩy ơi.

                      Tiếng khóc của Duyên thật thê thảm buồn bã, cậu Chó như không còn nghe được nữa, cậu đã đuối sức, đã hấp hối. Cậu không còn khả năng để ôm lấy vợ, bồng lấy con nữa, cậu Bẩy nấc lên mấy tiếng làm cả Lụa lẫn Duyên hốt hoảng la lớn :

                      - Anh Bẩy ới ! Anh Bẩy ơi ! Đừng bỏ em và con anh Bẩy ơi...

                      Mụ Tám Canh nghe hai vợ cậu Bẩy khóc thét lên vội chạy vào thấy cậu Chó mắt trợn ngược, tay bắt chuồn chuồn của một kẻ sắp tắt nghỉ, mụ vội vàng la lớn :

                      - Chú Bát Mành ơi, chú vô trình với Cụ Lớn là cậu Bẩy sắp đi rồi... Trình cả với Quan Đốc để Quan Lớn biết với...

                      Bát Mành vội chạy vào nhà trên, nơi Cụ Thượng Bà và Quan Đốc anh ruột của cậu Bẩy đang ngồi nói chuyện, thưa rằng :

                      - Bẩm Cụ Lớn, bẩm Quan Đốc, cậu Bẩy con sắp đi rồi, xin trình để Cụ Lớn và Quan Lớn biết...

                      Cụ Thượng Bà hốt hoảng hỏi :

                      - Răng cậu Bẩy sắp đi à... Trời ơi, con ơi, con nỡ mô bỏ mạ như ri, con ơi đợi mạ đi mí con ơi.

                      Cụ Thượng Bà trụt vội xuống dưới phản, đi vào đôi dép dừa xe te chạy xuống. Quan Đốc vội xách chiếc cặp da đựng ống chích và thuốc hồi dương chạy theo mạ già xuống chỗ cậu Bẩy nằm.

                      Trong nhà tiếng khóc lóc thảm thương càng vang lên. Cụ Thượng Bà đẩy cửa bước vô... Cậu Bẩy vẫn còn nấc, tay vẫn bắt chuồn chuồn. Cụ Thượng vội ôm lấy cậu Bẩy khóc :

                      - Bẩy... Bẩy đừng bỏ mạ mà đi con ơi ! Bẩy ơi ! Bẩy không thương mạ sao ? Bẩy ơi, thằng Phiên về đây hỉ !

                      Cụ Thượng Bà vừa ôm lấy thi hài của cậu Bẩy giật mấy cái rồi tiếng nấc cụt như nghẹn lấy họng cậu Bẩy... Thế là đôi mắt cậu Bẩy trợn ngược lên và tắt nghỉ...

                      Tiếng khóc vang lên... Thế là xong một đời người...


                      Saigon, ngày 18-4-1969

                      Comment



                      Hội Quán Phi Dũng ©
                      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                      website hit counter

                      Working...
                      X