Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tháng Tư Nghiệt Ngã

Collapse
X

Tháng Tư Nghiệt Ngã

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tháng Tư Nghiệt Ngã

    Scroll xuống dưới, để đọc bài viết trả lời (response) lại bài "Tháng Tư Nghiệt Ngã"
    của KQ philong51 Trần Văn Phúc.

    ________________

    Tháng Tư Nghiệt Ngã – Oliver Todd – Dương Hiếu Nghĩa dịch




    *****
    Thưa quý độc giả,

    Ký giả kiêm sử gia Olivier Todd kể lại hàng ngàn tài liệu và chi tiết, tôi không biết có bao nhiêu điều khả tín, nhưng những chi tiết vế Không Quân tại Tân Sơn Nhứt hoàn toàn sai trái và xuyên tạc. Ông cố tình bẻ cong sự thật của Lịch Sử.

    Tôi là 1 trong nhiều nhân chứng hiện diện tại TSN và tôi có cơ duyên dự phần trong cuộc diệt các dàn pháo của CSBV. Tôi là người mà ông gán tội và nguyền rũa là “Sĩ quan chỉ huy… danh dự không đáng kể” đã cùng với Th/Tá Trương Phùng, Tr/uý Trang Văn Thành và Phi Hành Đoàn Tinh Long 07 đã không màng sống chết để bảo vệ đồng bào ruột thịt ở Thủ Đô Sài Gòn và TSN trong trận địa pháo của CSBV sáng 29/4/75.

    Xin quý độc giả xem ông Olivier Todd xuyên tạc:

    Trích:

    “Ngày 29 tháng 4 1975

    Vào lúc 4 giờ chiều, pháo binh Bắc Việt càng bắn càng chính xác, tác xạ tập trung phần lớn vào các đường bay của phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu Miền Nam Việt Nam và Bộ Tư Lệnh Hải Quân . Ở phi trường thì các kho xăng kho đạn, xe vận tải, xe nhỏ quân sự hay dân sự bị trúng đạn đang bốc cháy khắp nơi. Bộ binh Bắc Việt không thể ở quá xa vì các quả đạn bách kích pháo và những hỏa tiễn phát nổ với ngọn lửa còn đỏ, và xanh lục. Có hai Thủy Quân Lục Chiến là Charlie McMahon và Darwin Judge bị tử thương ở vòng đai phòng thủ. Tướng Homer Smith và những sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ bị hất tung lên khỏi giường ngủ. Có một số người trong số 1500 người Việt tỵ nạn đang ở trong nhà thể thao, đã bị thương. Một chiếc vận tải cơ C.130 bị trúng đạn khi vừa đáp xuống sân bay.

    Trời sáng dần… Các phi công của những phi cơ F.5 và A.37 cuối cùng cất cánh lên được và bay đi luôn không trở lại. Các phi công nầy giống như những phi công còn muốn chiến đấu đều không điều động được phi cơ vì vướng hằng trăm binh sĩ Miền Nam đang nằm rải rác khắp các đường bay. Nhân viên của trạm kiểm soát không lưu không thể làm việc được . Một phi công của chiếc AC.119 đặc biệt bướng bỉnh vì không đúng nhiệm vụ mà cứ cất cánh bay lên đánh vào các vị trí cộng sản mà anh thấy rõ chung quanh Sài Gòn, trở lại lấy thêm bom đạn, bay lên nữa, và đến 6 giờ 46 thì anh bị một hỏa tiễn SA.7 bắn rơi.
    .................................................. ............................
    .................................................. ............................

    Tướng Nguyễn cao Kỳ lái chiếc trực thăng của ông ta lên, bay chung quanh Sài Gòn, ông thấy một pháo đội Bắc Việt đang tác xạ, mỗi phút một phát. Ông bắt liên lạc được với một đội Skyriders đang bay từ Cần Thơ về :

    – “Đây Nguyễn cao Kỳ đây, phải tiêu diệt các pháo đội địch nầy.

    – Nhận rõ, nhưng tôi chỉ còn có một quả bom, sĩ quan chỉ huy trả lời.

    Đúng là giờ đã điểm, đối với những chiến trận danh dự không đáng kể !

    5 giờ 45 giờ Sài Gòn:

    Ông Martin đến tòa đại sứ . Lệnh cuối cùng của Tư Lệnh Không Quân Miền Nam Việt Nam :Tất cả các phi cơ còn trong tình trạng khiển dụng đều phải rời khỏi lãnh thổ Miền Nam Việt Nam “.(Hết trích)


    Thưa quý độc giả,

    Tôi xin vắn tắt kể lại và quý độc giả phán xét:

    Trong lúc CSBV pháo kích dồn dập vào TSN và Thủ Đô Sài Gòn tôi được lịnh của Th/Tá Lê Văn Sang, Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 518 cất cánh khẩn cấp tại TSN và Th/Tá Trương Phùng tình nguyện cùng đi bay với tôi trong mưa pháo. Không may phi cơ của Th/Tá Phùng bị hư bình điện không thể quay máy, buộc lòng tôi phải cất cánh một mình lúc 04 giờ 25 phút khuya ngày 29/4/1975.

    Với sự hướng dẫn và yểm trợ thả trái sáng của chiếc AC-119 danh hiệu Tinh Long 06, mục tiêu là vườn xoài cách Đài Radar Phú Lâm hơn 500 thước về hướng Tây Bắc (Bây giờ có con đường xuyên qua khu nầy được mang tên đường Tên Lửa) Sau khi thả xong 2 trái bom xuống 2 làn khói còn đọng lại từ 2 dàn pháo, tôi ngưng lại và chờ đợi. Khoảng mươi phút sau tôi nghe trong vô tuyến:

    “Phi Long 51 (danh hiệu của tôi) cứ trút hết bom đạn xuống rồi tối nay ghé nhà tôi nhậu”

    Sau khi xác định giới chức vừa ra lịnh cho tôi là Tướng Nguyễn Cao Kỳ, tôi trả lời ông:

    “Thần Phong 01! Tôi bay lên có một mình với 10 trái bom. Tôi có kinh nghiệm chống pháo. Xin ông an tâm. Tôi chỉ thả bom khi nào tôi thấy rõ mục tiêu. Tôi có thể bay hơn 3 giờ nữa”

    Vì tôi biết CSBV đặt pháo nhiều nơi không cùng một chỗ.

    Chừng hơn mươi phút sau CSBV có thể nghĩ tôi đã hết bom và bắt đầu pháo trở lại. Từng loạt hoả tiễn 122 ly bay lên và rót vào TSN và Sài Gòn. Tôi lập tức nhào xuống thả từng trái bom vào 1 trong những vị trí đặt pháo. Sau đó Th/Tá Phùng vừa bay tới (máy vô tuyến của anh Phùng bị hư nên chúng tôi không liên lạc được) và cùng tôi tiêu diệt tất cả các dàn pháo của CSBV tại Phú Lâm.

    Sau khi tôi thả hết bom (nhưng anh Phùng còn lại 2 trái) tôi còn 800 viên đạn đại bác 20 ly dành để phòng thủ phi trường và chúng tôi bay về TSN lúc 05 giờ 25 phút.

    Trong khi chờ phi tuần khu trục khác lên thay thế, tôi chỉ nhìn thấy 1 chiếc AC-119 danh hiệu Tinh Long 07, Trưởng P/C là Tr/uý Trang văn Thành bay lên thay chiếc Tinh Long 06 đã cạn hoả lực về đáp, ngoài ra không có phi cơ nào khác cất cánh hoặc đáp.

    Khoảng 06 giờ hơn qua vô tuyến tôi được biết 1 phi tuần 2 chiếc A-1 danh hiệu Phượng Hoàng 11 của PĐ 514 do Th/Tá Hồ Ngọc Ấn và Đ/U Nguyễn Tiến Thuỵ từ Cần Thơ đang trên đường tiến về Thủ Đô.

    Vào khoảng 06 giờ 25 phút Tr/uý Thành nghi ngờ có 1 nhóm 5, 7 tên đặc công định cắt hàng rào kẻm gai của vòng rào phòng thủ ở hướng Bắc và yêu cầu Phượng Hoàng 11 thả bom xuống bên ngoài vòng rào chổ miếng đất trống hình tam giác cạnh khu An Nhơn. Vì biết phi tuần của Th/Tá Ấn chưa lên tới nên tôi bay đến mục tiêu nhưng với cao độ 4.000 bộ tôi không thấy gì cả và bắt đầu xuống thấp để quan sát. Thình lình 1 trái bom nổ ở mục tiêu và tiếp theo 1 trái bom khác rơi xuống gần nhà dân hơn. Tôi nghe tiếng Tr/uý Thành gọi phi tuần Phượng Hoàng 11 ngưng thả bom, anh sợ sập nhà dân.

    Từ khi bay về TSN tôi giử yên lặng trên tần số làm cho anh Thành tưởng lầm phi tuần của tôi là phi tuần Phượng Hoàng 11 . Vì vậy tôi lên tiếng cho anh Thành biết Th/Tá Phùng vừa thả xong 2 trái bom cuối cùng và bay chiếc số 2 của tôi. Vô tuyến của anh Phùng bị trục trặc và phi tuần của tôi đã hết bom.

    Ánh mặt trời ló dạng, có thể máy hồng ngoại tuyến trên chiếc TL-07 không còn hoạt động hữu hiệu nữa nên anh Thành báo cho chúng tôi biết anh xuống cao độ để quan sát rõ hơn.

    Nóng lòng về sự an nguy của vợ con tôi đang tạm trú gần cư xá nữ Quân Nhân, cư xá nầy đã bị trúng pháo và cháy rụi, nên tôi đáp xuống TSN lúc 06 giờ 50 phút. Riêng về anh Phùng tôi không hiểu vì lý do gì anh không chịu đáp xuống và mất tích từ đó.

    Vào khoảng 07 giờ sáng tôi cùng các anh em phi đạo A-1 châm chú theo dõi chiếc TL 07 ở cao độ vài ngàn bộ nghiêng cánh trái và xạ kích bằng súng Gatling, đại bác 20 ly 6 nòng xuống vùng nghi ngờ. Thình lình 1 hoả tiễn tầm nhiệt SA-7 bắn trúng chiếc Tinh Long 07, đuôi phải rơi lả tả, động cơ phải phát hoả, cánh phải gãy lìa, đồng thời phòng lái bị cháy, phi cơ lao xuống đất như con vụ rơi xuống bên trong vòng đai TSN trước sự ngỡ ngàng, thương tiếc của hàng vạn người trong và ngoài TSN.

    Mặc dù phi trường vẫn còn khả dụng nhưng sự xuất hiện của SA-7 khắc tinh của các loại phi cơ, cuộc thả bom và xạ kích dọc theo vòng rào, cộng thêm cuộc ném bom của tên Trung chiều hôm trước đã làm cho tình hình trong TSN càng hỗn loạn như ong vỡ tổ. Sau đó các loại phi cơ F-5, C130, C-47… lần lượt cất cánh ngoài dự đoán, không lịnh lạc. Chỉ có các anh trên Đài Kiểm Soát Không Lưu và tôi biết rõ chuyện gì vừa xảy ra còn những người khác đều hoang mang và tưởng CSBV đang tấn công vào phi trường.

    Về Th/Tá Phùng: Dù vô tuyến trên phi cơ bị trở ngại không nói được (cho tới trước khi tôi đáp) nhưng anh không màng sống chết, không ngại nguy hiểm cất cánh bay lên, để bảo vệ hàng ngàn đồng bào vô tội nhưng anh bị mất tích.

    Về Tr/Uý Trang Văn Thành. Dù anh đã thi hành 1 phi vụ Tinh Long 01 trước đó nhưng trong tình trạng khẩn cấp cần phải bảo vệ phi trường TSN và Thủ Đô Sài Gòn, anh tình nguyện bay thế Tr/Tá Hoàng Nuôi, PĐT/PĐ 821 và cùng PHĐ bay lên để thay chiếc Tinh Long 06 đã hết hoả lực thì sử gia Olivier gọi là :đặc biệt bướng bỉnh?”

    Thưa quý độc giả,

    Cá nhân tôi, ông Olivier Todd có thể mạ lỵ nhưng tại sao ông là sử gia lại tráo trở, thay trắng đổi đen và cố tình xuyên tạc sự thật một cách đê hèn để nhục mạ Anh Linh của những Vị Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân, Th/Tá Trương Phùng, Tr/uý Trang Văn Thành cùng PHĐ Tinh Long 07 đã hy sinh vì Tổ Quốc?

    Riêng với dịch giả, Ngài Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, tôi chỉ là tên lính tép riêu nhưng tôi biết tôn trọng sự thật hơn là Ngài Đại Tá một thời Quyền Uy Triều Giã, hưởng bao nhiêu bổng lộc của Quốc Gia mà không phân thị phi trắng đen,”bừa” lên Sự Thật?

    Tôi không thẹn với lòng là tôi đã tận lực, không hổ thẹn với Tổ Quốc, với Tiền Nhân và với nhân dân VNCH.

    Trân trọng,
    Philong51 Trần Văn Phúc

    https://baovecovang2012.wordpress.co...ril4/#comments


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X