Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ THUẬT - Đinh văn Tiến Hùng

Collapse
X

TỰ THUẬT - Đinh văn Tiến Hùng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • TỰ THUẬT - Đinh văn Tiến Hùng

    Kính thưa Qúy Chiến Hữu,
    Đã lâu trước đây, trên hqphidung có đăng bài của tôi là ' Anh về từ thung lũng tử thần A-Sao '. Sau gần 10 năm tù VC về, tôi đúc kết những buồn vui còn nhớ được, Xin chuyển đến Quý Vị và Quý Độc để cùng giao cảm.
    Kính chúc Quý Chiến Hữu luôn an mạnh.
    Đinh văn Tiến Hùng



    Phần 1.


    - Tôi sinh ra tại Quảng Yên, tỉnh biên giới Trung Việt với vịnh Hạ Long núi non hùng vĩ cảnh vật đẹp xinh. Hải cảng Hạ Long vào Đệ II Thế các chiến hạm Nhật-Pháp và Hoa kỳ đã vào trú đóng an toàn. Nơi đây cũng quyến rũ du khách vì phong cảnh hữu tình. Gia đinh tôi đã sống 10 năm trong Đệ II Thế Chiến, rồi chuyển về Hoa Lư, Ninh Bình, Hoa Lư là kinh đô xưa của vua Đinh Tiên Hoàng. Cha mẹ tôi qua đời tại quê cha đất tổ khi chị cả mới 17 tuổi phải gánh vác nuôi đàn em nhỏ, còn tôi chỉ là chú bé lên 10 vô tư.

    - Sau Hiệp định đình chiến giữa Pháp và Việt Cộng, chị em tôi di chuyển vào Nam cùng với 1 triệu người, phần lớn là Công Giáo. Chúng tôi được cấp cho căn nhà nhỏ tại trại định cư. Tôi may mắn hơn được một Linh Mục nhận đỡ đầu và Ngài đưa tôi vào tu viện ăn học. Tôi cố chuyên tâm học dù luôn lẫn lộn với các ngoại ngữ La tinh, Pháp, Anh, Hán văn. Nhưng mới được 3 năm tôi bị đau nặng phải rời trường. Trở về, Linh mục biết tôi mồ côi từ bé nên thuốc thang săn sóc cho đến khi khỏi bệnh.
    Từ đó tôi gọi Cha là Dưỡng Phụ hợp tình cả nghĩa đen và bóng.

    Rời Linh Mục đỡ đầu, tôi vất vả mưu sinh và cố gắng theo học lớp đêm để có mảnh bằng tiến thân. Lúc này Linh Mục thầy dạy cũ đang là Hiệu trưởng Tư Thục Công giáo gọi tôi lên dạy Việt văn thay cho 1 thầy mới nhập ngũ. Ngôi trường duy nhất nằm giữa các giáo xứ kéo dài hơn 10 cây số nên số học sinh qui tụ rất đông. Mỗi buổi sáng theo xe đò lên trường, tôi thấy em nam gò lưng đẩy chiếc bao lớn trên chiếc xe thồ, trò gái áo dài cuốn cao gánh rau ra chợ cho mẹ trước khi đến trường. Nhìn các em, lại nghĩ đến mình đã sống qua những năm tháng gian truân, tôi rất xúc động tự nhủ mình cần giúp các em mai sau có tương lai tốt đẹp hơn…..

    + Tài năng mệnh yểu

    -Dụng tài chưa trọn vẹn,
    Sự nghiệp bỏ dở dang,
    Tài năng thường mệnh yểu,
    Trả lại cho trần gian !
    *Vùng tối lan mau. Những cây thập tự trắng nổi bật trong ánh nắng chiều.
    Con chó trắng vội trốn qua hàng rào nghĩa trang khi thấy có người đến…
    Nó đứng lặng trước mộ đứa em không thốt lên lời Vai nó rung chuyển như lòng đất đang chuyển động dưới chân. Tiếng thằng bạn trầm và nhỏ dần như lời kinh xám hối. Hàng chữ trắng nổi dưới tấm hình : Đinh…23 tuổi và tên người yêu của nó trên tấm khăn tang vòng quanh cây Thập Tự, bên dưới là bó hoa đã héo tàn. Nó nhìn mãi cho đến khi những dòng chữ mờ dần trong bóng đêm và ngấn lệ.


    -Thằng mệnh yểu quá ! Sự nghiệp mới bắt đầu nhúm lên !
    Tiếng than của người bạn thân khiến nó lịm vào trong vùng suy tư quá vãng.
    Chiến tranh trên quê hương đã khóet sâu đau thương tận đáy lòng, làm nó chợt nhớ đến câu thơ của Hữu Loan trong bài Màu Tím Hoa Sim:
    ‘Nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người em ở hậu phương’.


    *Con đường nhỏ xóm đạo chạy dài hai bờ sông , gió đồng thổi vuốt ve, ánh trăng soi loãng một vùng vắng lạnh, ếch nhái hòa ca.Tháp giáo đường vút nhọn trời cao mời gọi thế trần. Ánh đèn của người đi bẳt ếch lập lòe càng tăng vẻ buồn cô quạnh. Hai anh em đi bên nhau tâm tình rộng mở :
    -Bao giờ anh vào Thủ Đức ?
    -Chắc khóa tới rồi.
    -Anh có ý định xin đi ngành gì không ?
    -Ngành gì ? Tao sẽ tình nguyện sang Lực Lượng Đặc biệt.
    Thấy em im lặng, biết nó lo cho mình nhưng không có quyền phản đối.
    -Còn mày sẽ làm gì khi tao vào lính ?
    -Còn vài năm nữa trước khi vào quân đội, em sẽ thi Sư {hạm hay Quốc Gia Âm Nhạc.
    -Mày chưa cần vội như tao. Phải tiến thêm chút nữa ! Không phải xướng ca là vô loại, nhưng trên đất nước này nghệ sĩ thì nghèo lắm, nghèo cho tới khi chết. Mày đọc Sans Famille của Hector Malot chưa?
    Cảnh sống khổ cực của ông già và thằng con nuôi với con khỉ thật là thương tâm. Buổi trình diễn dưới làn mưa tuyết, khán giả duy nhất chỉ có hai vợ chồng già vô tình đi qua dừng lại ít phút nghỉ chân. Hai ông cháu thay nhau thổi kèn kéo đàn và con khỉ nhảy múa cho đến khi đói lả mà cũng không kiếm đượcđủtiền. . Vì Tao thà thấy mày trở thành ông giáo làng còn hơn một nghệ sĩ lang thang suốt đời. Hay mày muốn trở thành Dũng như trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, để rồi mỗi độ xuân về nghe tiếng pháo nổ mà tâm hồn cô quạnh nhớ đến gia đình xa cách. Tao nghĩ mày đi dạy học vẫn có thì giờ để vui văn nghệ.
    Tao đã sống qua bao mùa xuân với những đêm dài trằn trọc và mai ngày trên đường binh nghiệp chắc cũng như thế. À từ ngày bỏ quê hương đã mười mấy xuân qua rồi thế nhỉ ! Ôi những mùa xuân nghe tiếng súng nhiều hơn tiếng pháo ! Quê hương Miền Bắc giờ ra sao dưới gông cùm Cộng Sản ? Còn thảm lúa vàng trải rộng trên cánh đồng khi mùa lúa chin, còn cánh diều vi vu uốn lượn trên bầu trời xanh, còn tiếng chuông giáo đường mời gọi 2 anh em mình theo mẹ đi dư buổi kinh chiều… Nhớ bao kỷ niệm thân thương không thể phai mờ !


    Bỗng thằng em nhẹ nhàng cắt ngang dòng suy tư :
    -Vậy anh có chia sẻ ý kiến với chị không ?
    -Đã lâu rồi anh tự mình quyết định cho cuộc sống em ạ !
    -Còn cô Hoa thì sao ?
    -Từ khi nghe anh có ý đinh sẽ tình nguyện qua LLĐB, Hoa có người anh Đại Tá muốn giúp anh sang ngành Chiến tranh Chính trị nhưng anh từ chối, có lẽ Hoa và gia đinh sợ anh chết sớm.

    Vầng trăng lên cao, trời đã về khuya, anh em lặng lẽ trở về với bao ý nghĩ trào dâng…

    *Cha mẹ sớm mất khi đứa em út chưa tròn 8 tuổi.
    Người chị cả lập gia đình năm 18. Chị kế 16 tuổi theo các bà bạn của mẹ buôn bán ngược xuôi gánh vác gia đình khi 3 em còn nhỏ.
    Hoàn cảnh nghèo khổ nên đứa em út khôn lanh trước tuổi. Năm 1954 chia đôi dất nước chị em lại vỡ đàn tan nghé. Tôi được một linh mục nuôi dưỡng cho theo con tàu Pháp quốc đưa các linh mục tu sĩ xuôi Nam.

    Đứa em 8 tuổi tách rời 2 chị len lỏi theo dòng người xứ đạo vào Nam và gần năm sau chị em lại đoàn tụ cùng chị cả nơi trại gia binh, vì chồng chị theo quân đội vào để ủng hộ Thủ Tướng Ngô Dình Diệm mới từ nước ngoài về chấp chánh…
    Mấy năm sau tôi được giới thiệu kèm học thêm buổi chiều cho 4 em một gia đình cha người Pháp mẹ Việt. Tiền kèm trẻ phải tiết kiệm để thuê gác trọ sát mái tôn, mùa hè nóng bức hai anh em phải vào sở thú học. Hai buổi sáng chiều ăn tại quán cơm bình dân hỗ trợ cho sinh viên học sinh nghèo và người lao động, cũng có 3 món canh, kho, xào, còn cơm không giới hạn, nên 2 anh em chỉ ăn chung 1 phần cho đỡ tốn tiền.

    Những tháng năm lăn lộn trôi qua, tôi đi dạy học rồi vào quân đội.
    Em nghe lời tôi, thi đỗ cả 2 trường Sư Phạm và Âm Nhạc, nhưng em đã chọn học Sư Phạm. Ra trường về dạy nhạc tại một trường trung học Miền Tây. Tôi cũng hơi ngạc nhiên nghĩ em sẽ dạy Việt văn, vì khi còn đi học em cũng ham viết lách trong nhóm học sinh do nhà văn Duyên Anh đỡ đầu hướng dẫn. Thằng này thật diệu kế vừa nghe theo lời anh, vừa không bỏ được ham muốn của mình cả Văn và Nhạc.

    +Trận chiến đầu binh nghiệp

    *Vào một chiều khi ánh nắng chỉ còn vương trên ngọn đồi phía xa, Các trung đội Biệt Cách Dù chúng tôi được trực thăng thả xuống chung quanh ven rừng, truy tìm dấu vết địch. Qua mấy tiếng lầm lũi băng rừng, rồi vượt qua ngọn đồi phía trước, bỗng tiếng súng nổ vang tứ phía mở đầu cuộc tao ngộ chiến. Chúng tôi đã bị bao vây. Địch tràn lên tấn công biển người cùng tiếng kèn và tiếng hô xung phong. Nghe tiếng súng đáp trả, địch biết chúng tôi ít, đ cố tình bắt sống để khai thác hơn là tiêu diệt.
    Chúng tôi cố thủ sau những mô đất, tảng đá và gọi về Bộ chỉ huy xin yểm trợ. Màn đêm đã chụp xuống khu núi rừng. Đoàn trực thăng ầm ầm bay lên tiếp cứu, bắn hỏa châu sáng rực trời đêm, đan vòng đai lửa quanh chân đồi ngăn không cho địch tràn lên. Pháo Việt cộng chung quanh ì ầm rót xuống đồi. Chúng tôi trong một thế kẹp gọng kìm tiến thoái lưỡng nan, phía dưới là địch phía trên đạn pháo

    Suốt một đêm dài cầm cự với tử thần trước mặt. Trời vừa sáng, các Đại đội Biệt Cách Dù và đơn vị bạn đổ quân tiếp ứng, giải vây mở đường máu để chúng tôi thoát ra mang theo chiến sĩ tử thương và bị thương. Trở về đơn vị, quân số đã hao hụt nhiều nên chúng tôi được nghỉ dưỡng sức chờ bổ sung. Tôi nhận được điện tín báo tin chú em bị bệnh đột ngột qua đời. Nhận giấy phép tôi vội vã theo chuyến bay đêm về Sài Gòn.
    Đứng trược mộ, nhìn ảnh đứa em thân thương trẻ trung tràn đầy sức sống, tôi nhỏ lệ nghẹn ngào không thốt lên lời. Xa xa tiếng bom đạn vang vọng như kêu gọi tôi trở về cùng đồng đội.

    Về đơn vị chuẩn bị tiếp tục hành quân. Tôi thấy đau buồn nghĩ đến em mới mất và các đồng đội đã hy sinh. Tôi ghi lại chi tiết trận ác chiến vừa qua tựa đề ‘Ngọn Đồi Tử Chiến’ và gởi về dự thi Phóng Sự Chiến Trường do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị vừa phát động trong toàn quân đội và tôi đã nhận được giải thưởng.
    Từ bãi xuất quân chuẩn bị xâm nhập, một chiếc trực thăng tiếp tế đem theo công điện kêu tôi về trình diện Bộ Tư Lệnh để nhận nhiệm vụ mới.
    Bước lên trực thăng tôi giơ tay vẫy chào tạm biệt đồng đội đã hơn một năm vui buồn sống chết bên nhau…


    Nếu em tôi còn sống nó cũng an tâm phần nào khi thấy tôi đỡ nguy hiểm hơn và anh em lại có nhiều dịp gần gũi chia sẻ vui buồn. Than ôi phải chăng là số mệnh an bài !
    *Đời tôi gặp nhiều phân ly chia cắt.
    Tôi không được gặp mặt cha mẹ và chị em lần cuối để nói đôi lời vĩnh biệt.
    Giờ đây chỉ còn lại một mình phiêu bạt nơi đất khách quê người.
    Khi nghèo khổ quây quần bên nhau đùm bọc yêu thương.
    Khi no đủ lại chia lìa tiếc thương.

    Nhân sinh trôi nổi bồng bềnh,
    Giai nhân tài tử mỏng manh cuộc đời !

    Rồi một ngày mới đây con chị hai qua Mỹ thăm con và ghé thăm tôi ít ngày. Cháu trao tôi một kỷ vật mà chị giữ mãi trong ví hơn 50 năm cho đến khi qua đời. Đó là bài tôi viết sau khi em mất, đăng trong Nguyệt san Bốn Phương Lực Lượng Đặc Biệt, lúc tôi đang phụ trách tờ báo Binh chủng.
    Tôi đã từng cảm động nhận qua email của một học trò xưa với những dòng lưu bút tôi viết cho em trước khi vào quân đội mà em còn trân quí giữ lại hơn nửa thế kỷ.
    Nhưng tôi rất xúc động cầm trang giấy đã vàng úa, chữ in đã mờ nhạt, vì đây chính là kỷ niệm về người em thân thương và người chị quí mến mà tôi coi như bà mẹ thứ hai.
    Kỷ niệm gọi về dâng đầy tâm hồn khiến tôi ghi lại những dòng viết này.

    Thôi em ạ ! Hãy nghỉ yên nhé !
    Rồi sẽ có một ngày anh em mình lại đoàn tụ bên cha mẹ và các chị nơi cõi Vĩnh Hằng không còn khổ đau chia lìa.
    Requiem aeternam dona eis, Domine!
    Et lux perpetua luceat eis.”
    ( Lạy Chúa ! Xn cho linh hồn được nghỉ yên muôn đời, Và được hưởng ánh sáng ngàn thu. )

    + Đời người hai cuộc sống

    Sau cuộc hành quân,tr đinở về đơn vị được nghỉ phép dưỡng quân một tuần chờ bổ sung quân số.
    Hầu hết các chiến sĩ vội vàng về thăm gia đình đồng thời để báo tin bình an –Tôi ở lại đơn vị ngày ngày làng thang trên bãi biển nhìn những cánhchim hải âu dập dờn trên sóng và vết giầy in trên cát bị lớp sóng xô bờ cuốn trôi xóa đi những ký ức đau buồn tuổi thơ. Lúc này tôi mới thấy câu nói thấm thía
    ‘Gia đình là nơi bạn sẽ tìm về sau khi không còn chỗ đi.’
    Nhìn những chàng trai trẻ đầy sức sống đang nô đùa trên sóng một cách vô tư không cần quan tâm đến cuộc chiến sôi động đang diễn ra cách họ trên 10 cây số.

    Viết đến đây tôi chợt nhớ đến thằng bạn thân từ nhỏ, chỉ mang cấp Trung sĩ nhưng cuối tuần xách vợt đi đánh tenis với các xếp lớn. Một lần sinh Nhật hắn mời tôi tham dự- với ngươi khác là vinh dự, với tôi lại là buồn vì bộ vét cũng không có, còn quà tặng chắc đi đứt tháng lương.
    Buổi dạ tiệc hàng trăm khách mời, 2 ban nhạc thay nhau chơi liên tiếp với chục Vũ nữ xinh đẹp trình diễn rất sôi động. Quà tặng chất đầy 2 chiếc bàn dài.
    Đó là cuộc chơi của các ngài tai to mặt lớn và anh Trung sĩ bạn tôi diện ‘Con ông cháu cha’ (COCC). Tôi tự nhủ : Thôi chỉ một lần thôi nhé !

    +Nhiệm vụ mới

    Trở về doanh trại, chuẩn bị cho lần xâm nhập tiếp theo.
    Bỗng trực thăng tiếp tế đem theo công điện gọi tôi về trình diện.
    Tại văn phòng tướng Tư Lệnh chăm chú nhìn tôi vì thấy dáng dấp thư sinh, ông cất tiếng hỏi :
    -Trước khi vô quân đội thiếu úy là nhà báo ?
    -Thưa không, tôi là nhà giáo.
    -Nếu được giao phụ trách tờ báo Binh chủng thiếu úy thấy thế nào ?
    -Tôi rất lo, nhưng sẽ cố gắng !
    -Anh cứ yên tâm, khả năng sẵn có, chúng tôi sẽ góp ý kiên với anh.
    -Và anh có điều gì muốn trinh bày thêm không ?
    -Theo ý Thiếu tướng tờ Nguyêt san để cho sĩ quan hay binh sĩ ?
    -Sao anh lại hỏi vậy ? Ưu tiên cho binh sĩ chứ !
    -Vâng tôi cũng có ý kiến như Thiếu tướng. Tôi phải công nhận khả năng chuyên môn của Trung úy tiền nhiệm,nhưng tôi thấy những bài trong báo quá cao đối với binh sĩ do những người viết tên tuổi trong quân đội, nên binh sĩ không hào hứng đón nhận cho là tờ báo của người ngoài đem vào.
    -Anh nói đúng, vậy anh định thế nào ?
    -Thưa thiếu tướng tôi sẽ không mượn một cây viết nào ngoài Binh chủng, mà khai thác nguồn tài năng sẵn có của quân nhân các cấp Binh chủng, khi đó mọi người rất hoan hỉ và nhiêt tâm đóng góp.
    Cuộc đàm thoại đã lâu, thiếu tướng đứng lên bắt tay :
    -Chúc thiếu úy thành công, cần gì cho tôi biết.
    ……….

    Sau khi theo học khóa Nhảy Dù về, tôi chính thức nhận trách nhiệm Tổng
    Thư Ký Nguyệt San BỐN PHƯƠNG Binh Chủng. Tôi xuống văn phòng chào hỏi 10 nhân viên trong ban, những người sẽ giúp tôi điều hành tờ báo tốt đẹp. Điều đáng phấn khởi là số báo đầu tiên do tôi phụ trách được các binh sĩ hân hoan đón nhận, nhất là các chiến sĩ nơi tiền đồn heo hút hàng tháng nhận được món quà tinh thần vừa trình độ kiến thức. Đặc biệt Đại tá Phó Tư Lệnh đích thân xuống tận phòng Báo Chí khen ngợi và góp ý kiên xây dựng.
    Sau 4 năm tôi đang nhiệt tình điều hành cho tờ báo Binh chủng được tốt hơn, thì tình thế thay đổi bất lợi cho QLVNCH.
    Liên đoàn 5 LLDB Hoa kỳ rút khỏi VN và LLĐB/VN được sát nhập vào BCH Biệt Động Quân và một số đơn vị. Lúc này đơn tôi xin chuyển về Vùng 2 quê vợ đươc chấp thuận. Tôi giã từ miền cát trắng rợp bóng dừa lưu lại bao kỷ niệm buồn vui qua những tháng năm đầu đời binh nghiệp.
    Tôi nhẹ thênh với chiếc ba lô về miền rừng núi gió lạnh sương mù.
    Có một kỷ niệm nhỏ khó quên, khi rời nhiệm sở cũ, vợ tôi xuống đón thấy tôi chỉ có vài bộ đồ lính trong chiếc ba lô nhẹ nhõm hỏi :
    -Còn gì nữa không anh ?
    -Thôi thể là đủ rồi ! Nghe tôi thản nhiên đáp, bà mỉm cười :
    -Anh thì lúc nào cũng vậy !
    Thú thật suốt cả thời gian tôi ở trong quân đội thuyên chuyển đi khắp đó đây với hai bàn tay trắng và khi từ giã binh nghiệp vẫn trắng hai tay. Tuy nhiên tôi luôn tự hào về cuộc sống thanh bạch của mình. Tôi luôn ngưỡng phục và ghi ơn người vợ tảo tần nâng đỡ tôi trong suốt cuộc đời-
    Nhất là những tháng năm tù đầy cùng tuổi già nhiều bệnh tật.
    Cầu xin Thiên Chúa phù hộ ban phước lành cho nàng !

    +Miền gió lạnh sương mù.

    Chuyển về Vùng 2 được hơn một năm tưởng yên tâm nơi gia đình, nhưng vì sự bất hòa với xếp mới, tôi làm đơn xin thuyên chuyển đi 3 vùng còn lại với lý do ở vùng 2 đã lâu. Sau này 1 nhân viên văn phòng cho tôi biết vị này đã phê vào lệnh thuyên chuyển của tôi ‘Sĩ quan trẻ có khả năng, nhưng tự hào. Đề nghị chuyển đương sự ra Quân Khu I học tác chiến.’ ( Lệnh thuyên chuyển vào đúng Mùa Hè Đỏ Lửa ).
    Theo kinh nghiệm, tôi thấy trong quân đội có những khuyết điểm không muốn nói ra vì nghĩ rằng ‘Đẹp phô ra,xấu xa đậy lại’ nên các tác phẩm thường để chạỵ tội hay khoác áo thụng vái nhau. Tại sao có tác phẩm Người Trung Quốc xấu xi- Người Mỹ xấu xí…Nhưng chưa thấy ai viết Người Việt xấu xí ? ….

    +Ra vùng hỏa tuyến.

    Rời bỏ xứ sương mù gió lạnh, tôi đeo ba lô trực chi ra tuyến đầu khói lửa.
    Tôi xuất thân từ tu viện nên có duyên với các Linh Mục nào là Lm Dưỡng phụ nuôi tôi ăn học, Lm Hiệu Trưởng trường tôi dạy học và giờ gặp lại Lm Tuyên Úy cùng con Lm Dưỡng Phụ học trên 2 lớp. Cha đưa tôi ra tư thất Chỉ Huy Trưởng giới thiệu, ông nhìn tôi mỉm cười :
    -Cha khỏi giới thiệu, đã có người nhờ ‘săn sóc’ hộ rồi. Thôi muốn gì ngày mai lên BCH tính sau. Hôm sau Đại ta có nhã ý cho tôi làm chánh văn phòng, tôi từ chối và xin xuống khối CTCT. Tôi đươc trao phụ trách phòng Tâm Lý Chiến và phụ tá Khối CTCT. Công việc tuy bề bộn nhưng vui vì đúng ngành nghề. Sở dĩ tôi từ chối hảo ý của CHT khỏi mang tiếng là COCC.

    Tính tôi không chịu khuất phục lại gặp ông trưởng khối hách dịch, nên vừa nhận văn phòng thấy có đường giây nối từ phòng Tâm lý chiến qua khối. Tôi hỏi nhân viên cho biết đó là giây chuông, tôi liền cắt bỏ, ông gọi tôi qua có vẻ bực tức. Tôi nói là phụ tá, chỉ kém ông một bậc, cần gì cho nhân viên gọi đẹp hơn. Từ đó ông cởi mở hơn, khi ông đi học khóa Chính trị tỏ vẻ lo lắng, tôi viết thư cho anh bạn thân đang làm quản thủ thư viện góp ý cho ông trong việc học, nhất là bài tiểu luận mãn khóa.
    Sau này anh em gặp nhau thân mật nơi trại tù biên giới Trung-Việt, ông vỗ vai hỏi :
    - Sao chú mày ra tới đây ?
    -Đàn em cấp nhỏ nhưng tội to. Ông cười xòa khi nghe tôi đáp lời hài hước.
    -Chú còn giận anh không ?
    -Đi tù cả mà anh ! Nên giận người bắt mình đi tù !

    ………………



    (còn tiếp)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X