Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giang Trạch Dân bị bắt vì âm mưu ám sát Tập Cận Bình

Collapse
X

Giang Trạch Dân bị bắt vì âm mưu ám sát Tập Cận Bình

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giang Trạch Dân bị bắt vì âm mưu ám sát Tập Cận Bình

    GIANG TRẠCH DÂN BỊ BẮT VÌ ÂM MƯU ÁM SÁT TẬP CẬN BÌNH.



    Theo nguồn tin dân mạng TQ thì vụ nổ ở Thiên Tân là nổ kho đạn chứ không phải kho hóa chất như báo chí TQ đã đưa tin.

    Phe phái của Giang Trạch Dân dự trù sẽ nỗi loạn và bắt giam Tập Cận Bình tại Thượng Hải, tuy nhiên mưu kế không thành, do đó Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho nổ kho thuốc súng tại Thiên Tân để xóa bỏ dấu vết. Ngay sau khi vụ nổ ở Thiên Tân thì Công An TQ đã bao vây Khách Sạn Xijiao Guesthouse ở Thượng Hải để bắt sống Giang Trạch Dân.

    Theo nguồn tin từ dân địa phương thì Giang Trạch Dân đã đái và ỉa ra quần. Hiện nay Tập Cận Bình đã bắt giam Giang Trạch Dân cùng 2 con trai tại một nơi bí mật.

    Tấm hình Giang Trạch Dân bị bắt đã bị TQ ra lệnh lấy xuống khỏi trang Xã Hội Weibo, tuy nhiên vẫn còn lưu ở nhiều diễn đàn tiếng Hoa dưới đây:

    (1) https://www-cnnews.rhcloud.com/
    (2) http://www.acewings.com/cobrachen/forum/topic.asp…
    (3) http://www.bbsdigest.com/thread/index?bid=7&tid=33355187




    Vụ nổ ở Thiên Tân và những lần ám sát hụt Tập Cận Bình
    Nguồn: Tinh Hoa
    Theo thời báo Đại Kỷ Nguyên, vụ nổ ở Thiên Tân là một bước ngoặt công khai mâu thuẫn giữa phe ông Giang và phe Chủ tịch Tập, vốn mang tính chất một mất một còn.
    Vụ nổ Thiên Tân ngày 12/8 đã khiến Tập Cận Bình hai đêm không ngủ được. Ông Tập đã ra lệnh khống chế cha con Giang Trạch Dân, bởi vụ nổ lớn lần này của Giang đã bức Tập Cận Bình phải ra tay, (thế nhưng ngay sau đó xảy ra một vụ nổ lớn khác tại một nhà máy hóa chất ở Sơn Đông) . Trước đây Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng nhiều lần âm mưu ám sát Tập Cận Bình, cho nên ông Tập nhất định sẽ tìm cách bắt giữ ông Giang và ông Tăng.

    Cũng theo Đại Kỷ Nguyên công bố, Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang đã từng 6 lần âm mưu sát hại Tập Cận Bình, nhưng cả 6 lần đều không thành công. Đây cũng là lý do chính khiến Tập Cận Bình phải ra tay triệt hạ các tay chân thân tín của Giang Trạch Dân mà điển hình nhất là việc đưa Chu Vĩnh Khang ra xét xử. Dưới đây chúng tôi xin điểm lại những lần ám sát bất thành nhắm vào Tập Cận Bình mà Đại Kỷ Nguyên và một số tờ báo khác đã đưa tin. Trong tương lai khi Giang bị đem ra xét xử thì dư luận sẽ còn biết thêm những việc làm động trời khác mà Giang và các tay chân của mình đã âm thầm thực hiện trong nhiều năm qua.

    Vụ nổ Thiên Tân (Xem Chi tiết @HQPD)
    Lần ám sát mới đây nhất là vụ nổ Thiên Tân. Theo thời báo Đại Kỷ Nguyên, đây là một bước ngoặt công khai mâu thuẫn giữa phe Giang Trạch Dân và phe Tập Cận Bình, vốn mang tính chất một mất một còn.

    Hố đen khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ ở Thiên Tân. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là kết quả của một vụ nổ hóa chất.


    Ngày 14/8, Bowen Press dẫn lời nguồn tin cho biết, việc này có liên quan đến vụ ám sát đương kim lãnh đạo Trung Quốc, sự việc bại lộ dẫn đến việc đặt kíp cho nổ kho thuốc súng. Cũng theo một nguồn tin nội bộ từ NTDTV cho biết:

    “Kế hoạch ban đầu là chờ đến khi cuộc họp của các lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Đới Hà kết thúc, và sau khi các quan chức cấp cao ra về, một vụ nổ sẽ xảy ra giữa tuyến đường sắt nối Thiên Tân và Hà Bắc“
    .
    Tuy nhiên Tập Cận Bình đã được báo trước về việc này và phải thay đổi lộ trình vào phút chót, điều này đã khiến Giang phải mau chóng cho nổ nhà kho để phi tang chứng cứ. Vụ nổ đã gây ra thảm họa Thiên Tân, khiến thành phố được mệnh danh là ‘Mahhatan của Trung Quốc’ trở nên hỗn độn giống như ngày tận thế. Phương tiện truyền thông TQ báo cáo rằng có hơn 100 người chết trong vụ nổ Thiên Tân, nhưng con số thông kê từ các cơ quan độc lập cho biết con số này lên đến hơn 1400 người.

    Hai lãnh đạo an ninh mất chức vì âm mưu ám sát ông Tập
    Trước kỳ họp quốc hội Trung Quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân (CPPCC) vào tháng 3 năm nay, ông Tào Thanh, Vụ trưởng cơ quan an ninh trung ương đảng, và cấp phó của ông là Vương Thanh đã đột ngột bị luân chuyển. Theo Boxun News, nguyên nhân là do ông Vương đã âm mưu sát hại Chủ tịch Tập Cận Bình.
    Sau sự việc này, Tân Hoa Xã cho đăng tải một bài viết có tiêu đề “Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu sự trung thành tuyệt đối, tin tưởng vững chắc từ các cơ quan an ninh nhà nước”. Trong bài viết có nêu, Bí thư Ủy ban Chính pháp Mạnh Kiến Trụ đã “cam kết rằng các cơ quan an ninh nhà nước sẽ thực thi các chỉ thị của ông Tập và đi theo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng”.
    Động thái cho thấy rằng ông Tập đang muốn củng cố sự trung thành tuyệt đối của các cơ quan an ninh đối với mình sau sự việc Tào và Vương bị luân chuyển.

    Ám sát bằng súng bắn tỉa
    Báo Want China Times vào ngày 25/2/2015 dẫn tin từ tờ Boxun News có trụ sở tại Mỹ cho hay, một số quan tham Trung Quốc đang bị nghi ngờ tìm cách mua súng trường bắn tỉa của Mỹ để ám sát ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn.
    Tờ Boxun viết: Ông Tập Cận Bình, người phát động chiến dịch liên tục đàn áp quan chức tham nhũng kể từ năm 2013, đã phải tăng cường củng cố an ninh kể sau khi các âm mưu ám sát bị phanh phui. Các biện pháp an toàn cho Tập Cận Bình được xiết chặt ở mức cao nhất, thậm chí quan chức từ cấp thứ trưởng đều phải trải qua kiểm tra an ninh mới được vào gặp chủ tịch.

    Ám sát bằng tai nạn giao thông
    Đây cũng là thủ đoạn ám sát kinh điển mà Chu Vĩnh Khang đã dùng đối với người vợ của mình. Theo thời báo Đại Kỷ Nguyên xuất bản tại Đài Loan ngày 10/9/2012 cho hay, ông Tập Cận Bình (lúc đó còn là Phó chủ tịch Trung Quốc) và ông Hạ Quốc Cường đã bị thương trong 2 vụ tai nạn giao thông vào tối ngày 4/9, khiến cho dư luận đồn đoán về một âm mưu ám sát có khả năng liên quan tới ông Bạc Hy Lai.

    Nguồn tin giấu tên nói rằng, một vụ tai nạn xe hơi bí ẩn trong đêm 4/9 trước ngày diễn ra cuộc gặp bà Clinton ở Bắc Kinh khi chiếc xe chở ông Tập Cận Bình bị kẹp bẹp dúm giữa 2 xe Jeep. Ông Tập Cận Bình được cho là đã bị bất tỉnh và được đưa tới Quân y viện 301 ở Bắc Kinh.

    Cũng theo nguồn tin này, một giờ sau đó, Hạ Quốc Cường cũng bị tai nạn xe hơi khi một chiếc xe tải chạy với tốc độ cao đâm vào sau xe ông khiến chiếc xe con lật nhào. Ông này cũng đưa tới Quân y viện 301 và được cho là đang trong tình trạng nguy kịch.


    Hiện trường canh gác nghiêm ngặt tại Quân y viện 301 ngay sau vụ tai nạn

    Giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp khẩn khi nghi ngờ có âm mưu mờ ám đằng sau những vụ tai nạn này. Theo bài tường thuật trên tờ Boxun News xuất bản ngày 9/9 và 2 tiếng sau đã bị gỡ xuống, thủ phạm là một sĩ quan quân đội và là một người ủng hộ cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

    Ám sát bằng tiêm thuốc độc
    “Ông trùm” an ninh Chu Vĩnh Khang còn lên kế hoạch sát hại Tập Cận Bình bằng cách tiêm thuốc độc trong dịp ông này đi khám sức khỏe định kỳ tại một bệnh viện quân đội ở Bắc Kinh.
    Ông Chu được cho là đã giao phó trách nhiệm tiến hành kế hoạch ám sát này cho Tân Hồng, trợ lý và là bảo vệ của mình. Kế hoạch sau đó đã thất bại và Tân Hồng cũng bị cảnh sát bắt giữ, theo Reuters.

    Ông Tập Cận Bình tránh được cái chết ở cả 2 lần trên và kết quả là Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị đã bị khai trừ khỏi đảng vào tháng 12/2014 và trở thành cán bộ đảng cao cấp nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc bị truy tố vì tội tham nhũng.


    Chu Vĩnh Khang là cán bộ đảng cao cấp nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc bị truy tố vì tội tham nhũng.

    Ám sát bằng bom hẹn giờ
    Nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người từng là đồng minh thân cận của Chu Vĩnh Khang tiết lộ: Chu Vĩnh Khang biết mình sắp “gặp hạn” khi Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi đảng vào ngày 15/3/2012 nên đã chuyển qua lập mưu ám sát người sắp nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.
    Chu Vĩnh Khang được cho là đã lệnh đặt bom hẹn giờ tại một phòng họp hội nghị thường niên ở Bắc Đới Hà vào tháng 8/2012 nhưng ông Tập đã không tới sự kiện này. Khi đó, ông Tập đang giữ chức phó chủ tịch nước và được xác định sẽ trở thành người thay thế ông Hồ Cẩm Đào.

    Tổng hợp

  • #2
    Bình Luận: Xôn xao ảnh Giang Trạch Dân bị cưỡng chế: đây chính là dân ý

    Tác giả: Tạ Đông Đình
    Dịch giả: Daniel Nguyen


    Ngày 22 tháng 8, Cư dân mạng Trung Quốc nườm nượp truyền nhau bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”. Tuy rằng bức ảnh này có nhiều khả năng không phải là đang chụp hiện trường lúc Giang bị bắt, nhưng thông qua những lời đồn đoán của cư dân mạng có thể thấy được dân chúng không quá để ý đến mức độ chân thực của bức ảnh này, mà là bức ảnh như thế được truyền đi lúc nào, rất nhiều người đều biểu thị sự vui mừng, họ đang đợi một ngày như thế. (Ảnh mạng).


    Trong thời gian người ta cuốc bỏ tảng đá do Giang Trạch Dân đề chữ được đặt tại cổng phía Nam của trường Đảng Trung ương, cư dân mạng ở Trung Quốc lại nườm nượp truyền nhau bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”. Tuy rằng bức ảnh này có rất ít khả năng là bức ảnh thực sự chụp hiện trường lúc Giang Trạch Dân bị khống chế, nhưng người dân Trung Quốc vẫn mong đợi rằng ngày Giang Trạch Dân bị xét xử sẽ đến mau.

    Ngày 21 tháng 8, có người đã phát hiện tảng đá do Giang Trạch Dân đề chữ được đặt tại cổng phía Nam của trường Đảng Trung ương đã bị cuốc bỏ. Người biết rõ sự việc đã chứng thực với Đại Kỷ Nguyên, việc này đã được khởi công từ 3 – 4 ngày trước. Đến ngày thứ 2, truyền thông Trung Quốc cũng báo cáo tin tức này.

    Lúc tin tức tảng đá lưu niệm của Giang Trạch Dân bị cuốc bỏ được truyền đi, thì ngay tiếp theo sau đó tấm ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế” lại trở thành tấm ảnh hot trên mạng, khiến cho người ta không khỏi hứng thú. Trong bức ảnh có thể nhìn thấy: Giang Trạch Dân hình như đi đứng không được vững vàng, trên người mặc một chiếc áo phông sẫm màu, hai bên trái phải có hai người cặp nách dẫn đi, bối cảnh là ở trước cổng vào một tòa nhà nào đó. Hai tay của Giang bị quặt ra sau lưng nhìn không thấy, giống như là đang bị áp giải. Người đứng trước cửa của tòa nhà và bên cạnh Giang giống như là một cảnh vệ, đằng sau anh ta còn có một đám người.

    Tấm ảnh này không hẳn là ảnh chụp hiện trường lúc Giang bị khống chế thật sự, theo tình hình lộ diện của Giang kể từ sau “thập bát đại”, bộ quần áo này rất giống lúc ông ta đi tảo mộ ở Quý Châu.

    Ngày 22 tháng 1 năm 2012, truyền thông cũng cho đăng hai tấm ảnh chụp Kim Jong Un lúc đi thị sát quân đội cũng được hai bộ đội đi kế bên, cũng có lần cư dân mạng nghĩ rằng Kim Jong Un bị bắt cóc, nhờ vậy mà tấm ảnh cũng được truyền đi nhanh chóng. Tình hình này rất giống với tấm hình “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”.


    Mạng Tân Lãng đăng một bản tin về Trung Quốc có liên quan đến Kim Jong Un (Ảnh mạng)
    Nhưng từ những tin đồn rầm rộ của cư dân mạng có thể thấy được, dân chúng không thèm để ý lắm đến độ chân thực của bức ảnh. Họ chỉ biết trong thời khắc “nhạy cảm” thế này đột nhiên lại có tấm ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế xuất hiện”, rất nhiều người biểu lộ sự vui mừng, họ đang đợi ngày đó đến mau.

    Bình luận viên thời sự Hình Thiên Hành nhận định, đây là điều nhân tâm đang hướng tới, nó cho thấy dân chúng đang hi vọng tha thiết Giang Trạch Dân sẽ bị bắt giữ. Sau “thập bát đại”, tuy rằng đã có rất nhiều “đại lão hổ” bị đánh ngã, nhưng Giang Trạch Dân lại không ngớt tìm kiếm cơ hội để lộ diện, bá tánh đều biết rằng “lão hổ” lớn nhất chính là Giang Trạch Dân. Kỳ thực, bức ảnh này không phải được chụp trong thời điểm hiện tại, điều này rất nhiều người có thể nhìn ra, nhưng dân chúng không để ý điều đó. Có tấm ảnh như vậy rồi, thì họ cứ nhân đó mà châm chích, chửi xéo Giang không biết chán.

    Trước mắt, trong dân chúng đang nổi lên làn sóng tố cáo Giang – theo thống kê của mạng Minh Huệ, đến ngày 20 tháng 8, đã có hơn 157.000 học viên Pháp Luân Công tại trong và ngoài nước cùng gia đình của họ tố cáo Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao của ĐCSTQ. Cùng lúc đó, những quan chức chính phủ của các quốc gia và khu vực ở châu Âu, Mỹ, Canada, châu Úc, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã tham gia và lên tiếng ủng hộ.

    Ngày 10 tháng 8 năm 2015, 10 quan chức Thụy Sĩ đã trực tiếp gửi thư đến ông Tập Cận Bình, hối thúc ông Tập nhanh chóng khởi tố bản án của Giang Trạch Dân. Ngày 20 tháng 7 năm 2015, ba nghị sĩ của Hội đồng châu Âu đã viết thư đến Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc Tào Kiến Minh nói về việc “cưỡng chế hình sự đối với Giang Trạch Dân, hung thủ bức hại Pháp Luân Công”, hối thúc ông Tào và các cơ quan thẩm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lập tức dừng cuộc bức hại Pháp Luân Công và công khai khởi tố hung thủ chính của vụ việc là Giang Trạch Dân. Ngoài ra, họ còn gửi bức thư này đến đại sứ Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu Dương Yến Hiệp và đại sứ Trung Quốc tại Đức Lại Minh Đức.

    Thời báo Đại Kỷ Nguyên nhận được tin, một tuần trước, vì vụ nổ Thiên Tân cơn giận của ông Tập Cận Bình vẫn chưa nguôi, vào ngày 15 tháng 8 ông Tập đã hạ lệnh hạn chế tự do của Giang Trạch Dân, hai người con của Giang và Tăng Khánh Hồng.

    Từ tháng 7 năm 2011, khi đài Á Châu của Hồng Kông “ngộ nhận” Giang Trạch Dân qua đời, dân chúng ở Trung Quốc còn nườm nượp đốt pháo ăn mừng. Sau khi ông Tập Cận Bình thượng đài, thế lực của Giang phái đã nhận lấy nhiều đòn công kích khá đau, sức ảnh hưởng của Giang Trạch Dân càng lúc càng chìm nghỉm. Ngay cả truyền thông Trung Quốc cùng nhiều lần “đá xoáy” Giang, gần đây những tin xấu về Giang cũng lần lượt xuất hiện.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X