Thông báo

Collapse
No announcement yet.

MiG-29 cho Ukraine – Trần Lý

Collapse
X

MiG-29 cho Ukraine – Trần Lý

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • MiG-29 cho Ukraine – Trần Lý

    MiG-29 cho Ukraine – Trần Lý



    Trần Lý

    Tin của các Hãng Thông tấn Quốc tế và Cơ quan Truyền thông :

    - AP News (3-20-2023) “Slovakia delivers first 4 Soviet era Mig-29 jets to Ukraine”
    - The Guardian (17 March 2023) “Slovakia to donate 13 MiG-29 warplanes to Ukraine”
    - Time Magazine (16 March 2023) “Ukraine is getting MiG-29 fighter jets from Poland, Slovakia”
    - Wall Street Journal (16 Match, 2023) “Poland to send four MiG-29 jet fighters to Ukraine”

    * * *

    Ngay từ khi Nga khởi động cuộc xâm lăng Ukraine (tháng Hai 2022), Chính phủ Ukraine đã nhiều lần khẩn cầu NATO giúp bảo vệ không phận, xin Mỹ và NATO cung cấp cho các máy bay chiến đấu và công bố ‘vùng không cho phép phi cơ hoạt động = no-fly zone’ trên bầu trời Ukraine, nhưng luôn luôn bị từ chối!

    Cho đến tháng Ba 2022, Mỹ đã bác bỏ kế hoạch của Ba Lan chuyển giao toàn bộ các phi cơ MiG-29 đang có của họ cho Mỹ... để sau đó Mỹ chuyển tiếp cho Ukraine; kế hoạch này của Ba Lan gồm cả điều khoản Mỹ sẽ ‘bù lại’ cho Ba Lan bằng các F-16.

    Ngày 17 tháng Ba, TT Ba Lan Duda tuyên bố đơn phương quyết định gửi ngay cho Ukraine 4 chiếc MiG-29 và nhiều chiếc khác sẽ được chuyển tiếp theo sau đó. Thủ tướng Slovakia, vài ngày sau cũng tuyên bố sẽ gửi 13 chiếc MiG-21 của Slovakia cho Ukraine.

    Các quyết định của Ba Lan và Slovakia đã khiến 2 quốc gia này trở thành 2 nước đầu tiên của khối NATO gửi phi cơ chiến đấu đến Ukraine, và mở đường cho các nước NATO khác chịu gửi phi cơ chiến đấu cho Ukraine, tiếp theo sau.


    MiG-29 của Ba Lan


    Tại sao lại chọn MiG-29?

    Theo Defense News (23 tháng Ba 2023): Tin về quân viện MiG-29 của Ba Lan và Slovakia cho Ukraine là những tín hiệu quan trọng trong việc thay đổi chính sách của NATO, mở rộng khả năng tự vệ của Ukraine, tăng sức đối đầu quân sự với Nga (cho đến nay do các yếu tố chính trị vẫn bị giới hạn).

    Ukraine xem đây như một tin ‘vui’, tuy chưa trọn vẹn như ước muốn; còn NATO thì đang sửa soạn để đối phó với các phản ứng sắp đến của Nga.

    - Không quân Ukraine (xin chỉ chú trọng đến MiG-29)

    Khi Nga xâm lăng, KQ Ukraine có một lực lượng khoảng 120 phi cơ chiến đấu cũ từ thời Soviet, còn khả năng hoạt động (đối đầu với KQ Nga có 1200 phi cơ mới và tân tiến). Trong số 120 phi cơ khả dụng có 43 phi cơ MiG-29.


    MiG-29 của Không lực Ukraine


    Combat Aircraft, tháng 5-2014, viết về các MiG-29 của Ukraine khi được Nga ‘chia’ cho, lúc Khối Soviet tan rã như sau:

    “Vào thời điểm tháng 3,1992, Ukraine nhận 217 chiếc MiG-29 để tổ chức một lực lượng KQ mới, đây là các MiG-29 cũ của KQ Soviet giao lại. Qua những năm 2000s, thiếu ngân sách, thiếu cơ phận và bảo trì kém, con số MiG còn hoạt động chỉ còn phân nửa! Năm 2008 KQ Ukraine còn 70 chiếc MiG-29 (Fulcrum-C), 20 chiếc Fulcrum-A và 20 chiếc MiG-29UB (hai chỗ ngồi).

    Các chương trình cải biến tổng số 80 chiếc MiG-29 của Ukraine được bắt đầu ngay tại các cơ xưởng trong nước, quan trọng nhất là tại Công Xưởng Quốc Gia tại Lviv; thêm vào đó là 44 chiếc (C) đang ở tình trạng tồn trữ.

    Đến 2013, Ukraine có ước lượng 150 MiG-29 gồm các loại Fulcrum C và MiG-29UB tuy nhiên chỉ có 79 chiếc Fulcrum Cvà 18 chiếc UB là trong tình trạng hoạt động.

    Tháng 2-2014, khi Nga chiếm Crimea, khoảng 40 chiếc MiG-29 của Ukraine đậu tại Căn cứ Belbek, Sevastopol (Crimea) đã bị Nga tịch thu."

    Wikipedia có bản tổng kết về các thiệt hại của Ukraine về MiG-29 từ ngày Nga tấn công:

    - Ngày đầu tiên của cuộc chiến, Ukraine mất 5 chiếc.

    - 11 chiếc bị mất do Nga pháo kích vào các địa điểm phi cơ đậu: 5 chiếc tại Căn cứ Starokostiantyniv ngày 424-2- 2022 do phi đạn tầm xa, 6 chiếc tại Phi trường Ivano-Frankivsk ngày 27-2-2022.

    - 14 chiếc do các hoạt động trên chiến trường, kể cả không chiến.

    Tổng cộng Ukraine mất 28 chiếc MiG-29.


    Lý do đằng sau việc Ba lan và Slovakia giao MiG-29 cho Ukraine

    Hai nước này công bố sẽ giao cho Ukraine các máy bay mà họ sở hữu, máy bay có thể đang ‘bay được’ và cũng có thể là những chiếc đang đình động, không còn bay được nhưng có thể dùng tháo gỡ, để lấy các bộ phận rời, bảo trì cho các máy bay khác (bài học của KQVNCH, các Caribou hết hạn sử dụng, không thể bay, đóng gói và CSBV nhận ‘trọn gói’ sau khi thanh toán VNCH, rồi cũng không xài được!)

    - MiG-29 từ Ba Lan:

    Ba Lan, khi còn trong khối Varsovie, nhận nhiều quân cụ từ khối Soviet. 12 chiếc MiG-29 đầu tiên được giao cho Ba Lan vào những năm 1989; Tiệp nhượng cho Ba Lan 10 chiếc vào 1999; Đức chuyển thêm 22 chiếc vào 2004 (với giá tượng trưng 1 Euro/chiếc).

    Đến năm 2008, Ba Lan trở thành quốc gia NATO sử dụng nhiều MiG-29 nhất với 31 chiếc gồm 25 chiếc Mig-29A và 6 chiếc MiG-29UB.

    Các MiG-29 được gửi đến Do Thái để bảo trì và cải biến, cùng tân trang để có thể sử dụng hành quân chung với các máy bay của NATO như F-16.

    (Trong khoảng 2017-2019, KQ Balan mất 3 chiếc MiG-29 trong các tai nạn phi hành)

    Ba Lan đang chờ nhận 48 chiếc F-16C/D và tiếp theo sau là các F-35; Ba Lan cũng đặt mua 48 chiếc FA-50 của Nam Hàn (thay thế toàn bộ các phi cơ chiến đấu từ thời còn trong khối Varsovie như MiG-29, Su-22...)

    - MiG-29 từ Slovakia


    MiG-29 của Slovakia


    Slovakia có 24 chiếc MiG-29 trong đó có 10 nhận từ Tiệp (Czechoslovakia) sau khi tách thành một quốc gia riêng. Từ 1993-1995, nhận thêm 14 chiếc (12 MiG-29A và 2 MiG-29UB) từ Nga, do Nga trả nợ. Các MiG -29 của Slovakia được cải biến trong các năm 2007-2008 để đáp ứng theo các tiêu chuẩn của NATO.

    Tất cả các MiG-29 của Slovakia đều chính thức ngừng hoạt động vào 31 tháng 8, 2022. Slovakia sẽ nhận 14 chiếc F-16 block 70 để thay thế.

    MiG-29 được xem như một phi cơ chiến đấu đa nhiệm (multi-role), hạng trung, do Nga sản xuất từ hơn 40 năm trước (1982) để đối đầu và cạnh tranh với các F-16 và F-15 của Mỹ. MiG-29 được 26 quốc gia trên thế giới sử dụng. Ấn độ là nước đầu tiên ngoài khối Varsovie mua các MiG-29 (năm 1984 với 40 chiếc).


    Năm 1997, Hoa Kỳ đã mua lại nguyên một phi đoàn 21 chiếc MiG-29 của Moldova. Trong số này có 14 chiếc được trang bị một hệ thống gây nhiễu radar trên lưng và còn có khả năng trang bị vũ khí nguyên tử; trong số lý do mua bán này có thêm phần là ngăn cản Moldova bán phi đoàn này cho Iran. Hoa Kỳ dùng cơ hội này để đánh giá các thiết bị Nga đặt trên phi cơ và dùng làm phi cơ ‘địch’ để huấn luyện trong các thực tập về không chiến.

    Từ MiG-29 (Nga- Ukraine) đến MiG-29 NATO

    Các MiG-29 mà Ukraine thừa hưởng từ Nga đều lỗi thời, trang bị các hệ thống điện tử và vũ khí của Nga, nên khi Nga xâm lăng, MiG-29 của Ukraine không phải là đối thủ của các phi cơ chiến đấu Nga, tối tân hơn quá nhiều!

    Tuy KQ Nga vẫn còn trong cấp số 267 chiếc MiG-29 nhưng không có ghi nhận về hoạt động của MiG-29 tại Ukraine.

    Tuy nhiên khi các quốc gia khối Varsovie (bị tan rã) gia nhập khối NATO như Đông Đức, Ba Lan, đã đem theo các phi cơ Nga trong đó có MiG-29 vào NATO.


    Các phi cơ Nga đều phải được cải biến hầu như toàn bộ các thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí để có thể hoạt động phối hợp với các phi cơ và hệ thống phòng không của NATO. Các thay đổi quá nhiều về trang bị đã khiến MiG-29 NATO trở thành một phi cơ chiến đấu loại “bình cũ nhưng rượu mới”.

    - Các MiG-29 của Slovakia, trang bị căn bản với các phi đạn tầm ngắn R-73 tầm nhiệt, và phi đạn tầm trung R-27, khả năng giới hạn, khi dùng phối hợp với radar Nga NO19 (các phi cơ này được Nga thiết kế để chống phi cơ NATO). Khi nhập NATO, cần các cải biến quan trọng về an toàn phi hành, cùng các hệ thống điện tử như hệ thống liên lạc phi hành phù hợp với NATO, hệ thống an phi Rockwell-Collins, hệ thống IFF, nhận diện bạn và thù; computer phòng lái và hệ thống vũ khí mới...

    - Các MiG-29 của Ba lan, được cải biến quan trọng hơn với các hệ thống phi hành mới, hệ thống nhận tín hiệu GPS, radar cảnh báo Thompson SB-14, vô tuyến VHF/UHF và nhiều computer tối tân khác.

    Tháng 8, 2022, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thông báo là KQ Ukraine đã thành công trong việc đem các phi đạn Mỹ AGM-88 HARM vào sử dụng trên các MiG-29 (còn lại của Ukraine).


    AGM-88 HARM


    AGM-88 HARM (High-speed-anti radiation missile) là phi đạn ‘không-đối-đất’ dùng để tìm và diệt các hệ thống phòng không có trang bị radar của quân địch. Phi đạn nhận tín hiệu radar phát ra từ hệ thống phòng không của địch đặt dưới đất, tự tính toán mục tiêu và tự đánh mục tiêu. Hiện nay chỉ có các F-16C của KQ Mỹ là trang bị loại phi đạn này. AGM-88 đã được sản xuất từ 1983.

    Hệ thống phi đạn không chiến AIM-120 cũng qua giai đoạn thử nghiệm để lắp đặt vào các MiG-29 (sắp giao cho Ukraine).

    AIM-120 AMRAAM


    AIM-120 AMRAAM (Advanced Medium Range Air-to-Air Missile) có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày và đêm, dùng radar hướng dẫn mục tiêu nhận và phát sóng. Giá khoảng 1 triệu USD/phi đạn. Tầm sát thương từ 50 đến 160km (tùy loại). Hoa Kỳ đã sản xuất khoảng 14 ngàn phi đạn và đã bán cho 33 quốc gia khác. Phi đạn có kết quả thực tế chiến trường tại Iraq, Bosnia, Kosovo, Ấn độ và Syria; hạ 16 phi cơ đối đầu (MiG-29, MiG-25, MiG-23, Su-22 trong các trận không chiến).

    Việc ứng dụng AIM-120 vào các phi cơ Nga như MiG-29 là bước đầu tiên của Mỹ, thử các phi đạn không chiến tại Ukraine: MiG-29 phải có các điểm gắn mới dành cho các các phi đạn AIM-120; phải ‘tiếp xúc’ được với radar của máy bay, nhận diện mục tiêu chính xác và hướng dẫn phi đạn đến mục tiêu trong trận không chiến.


    Những sự kiện liên quan đến việc chuyển MiG-29 cho Ukraine

    Về phương diện chiến lược, số phi cơ chuyển giao không phải là một yếu tố để có thể thay đổi cục diện chiến trường Ukraine, tuy nhiên có vài vấn đề đáng chú ý:

    - Slovakia giao các MiG-29 cho Ukraine trong khi chuẩn bị nhận 14 chiếc F-16V và trong khi chờ đợi, KQ Tiệp và Ba Lan sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ không phận cho Slovakia. Mặt khác Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Slovakia 12 chiếc trực thăng tấn công Bell AH-1Z Viper trị giá khoảng 1 tỷ USD, cùng 500 phi đạn Hellfire AGM-114.

    - Mỹ nhận bảo trợ các chi phí chuyển nhượng 745 triệu USD, trả bằng các thiết bị, vật dụng quốc phòng; EU nhận chi thêm 200 triệu Euro.

    - Việc chuyển nhượng MiG-29 này có liên hệ đến vai trò của Tàu. Mỹ thật sự đã có kế hoạch chuyển nhượng từ đầu tháng Ba, 2022. Kế hoạch này bị tạm ngưng lúc đó do nằm trong một đổi chác ngoại giao với Tàu để Tàu tạo áp lực trên việc Nga hăm dọa dùng vũ khí nguyên tử tại Ukraine. Việc ngừng cung cấp MiG-29 được thay bằng các hệ thống Pháo binh như HIMARS và đã chứng tỏ thật hữu hiệu trên chiến trường.

    - KQ Ukraine có sẵn các phi công (nhiều hơn các phi cơ, do thiệt hại trong một năm qua) và chuyên viên bảo trì thành thạo với MiG-29, nên việc tiếp nhận sẽ dễ dàng và nhanh chóng để đưa vào hoạt động. Tuy đây là các phi cơ đã được lắp ráp sẵn, nhưng trước đây KQ Ukraine đã chứng minh khả năng ‘du di’ các bộ phần rời, để giữ cho các MiG-29 còn lại vẫn trong tình trạng có thể bay được. Các MiG-29 sẽ giúp KQ Ukraine tiếp tục các cuộc hành quân, và yểm trợ cho bộ binh trong các cuộc phản công sắp tới.

    - Ngoài các MiG-29 từ BaLan, Bulgaria cũng có thể là quốc gia kế tiếp để gửi các MiG-29 đến Ukraine. Bulgaria có một phi đoàn 22 chiếc MiG-29, khởi đầu từ 1989-1990, hiện chỉ còn 15 chiếc đang hoạt động và cũng đã hết hạn sử dụng từ 2016.

    - Việc trang bị cho các MiG-29 (cũ) bằng các hệ thống phi đạn mới rất có thể là một cơ hội để thực nghiệm các vũ khí cũ của Mỹ, tìm hiểu thêm về các hệ thống radar phòng không của Nga.

    Trần Lý, 3/2023



    MiG-29 – được xưng tụng là “AK-47 trên bầu trời”


    MIG-29 (Wikipedia)

    General characteristics
    - Crew: 1
    - Length: 17.32 m (56 ft 10 in)
    - Wingspan: 11.36 m (37 ft 3 in)
    - Height: 4.73 m (15 ft 6 in)
    - Wing area: 38 m2 (410 sq ft)
    - Empty weight: 11,000 kg (24,251 lb)
    - Gross weight: 14,900 kg (32,849 lb)
    - Max takeoff weight: 18,000 kg (39,683 lb)
    - Fuel capacity: 3,500 kg (7,716 lb) internal

    - Powerplant: 2 × Klimov RD-33 afterburning turbofan engines, 49.42 kN (11,110 lbf) thrust each dry, 81.58 kN (18,340 lbf) with afterburner

    Performance
    - Maximum speed: 2,450 km/h (1,520 mph, 1,320 kn) at high altitude
    - Maximum speed: Mach 2.3+
    - Range: 1,430 km (890 mi, 770 nmi) with maximum internal fuel
    - Combat range: 700–900 km (430–560 mi, 380–490 nmi) with 2 x R-27s, 4 x R-73s at high altitude
    - Ferry range: 2,100 km (1,300 mi, 1,100 nmi) with 1× drop tank
    - Service ceiling: 18,000 m (59,000 ft)
    - g limits: +9
    - Rate of climb: 330 m/s (65,000 ft/min)
    - Wing loading: 403 kg/m2 (83 lb/sq ft)

    - Thrust/weight: 1.09
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 04-01-2023, 02:13 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X