Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tàu phù và những đập thủy điều

Collapse
X

Tàu phù và những đập thủy điều

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tàu phù và những đập thủy điều

    Nghèo đói, mất việc, dân miền Tây theo nhau tha phương cầu thực

    CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Nghèo đói, không có việc làm, biến đổi khí hậu làm vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây) nổi tiếng trù phú xưa kia, nay cư dân theo nhau tha phương cầu thực.

    Theo một bản báo cáo kinh tế hàng năm mới nhất về khu vực đồng bằng Sông Cửu Long do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) thực hiện sau hơn một năm nghiên cứu, thập niên vừa qua có gần 1.1 triệu người đã rời bỏ vùng đất này để di cư tới các khu vực khác kiếm sống.

    Sông rạch ở Sóc Trăng cạn queo, một nông dân mò mẫm một vũng bùn xem còn cái gì không
    (Hình: STR/AFP/Getty Images)

    Con số vừa kể được mô tả là còn nhiều hơn tổng số dân của một tỉnh trong khu vực, và tương đương với số người gia tăng tự nhiên cho toàn vùng. Phần lớn họ chạy tới Sài Gòn và khu vực Đông Nam Bộ kiếm sống.

    Theo tờ Dân Việt thuật lại bản báo cáo nói trên, nhiều nguyên nhân đã thúc đẩy người ta rời bỏ vùng đất trù phú vốn là vựa lúa không những nuôi cả nước mà còn thặng dư nhiều để xuất cảng.

    Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng còn được gọi là Miền Tây của miền Nam Việt Nam gồm 13 tỉnh thành là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

    Dân số khoảng hơn 17 triệu người (18% dân số cả nước) trên một diện tích đất chiếm 13% cả nước với một hệ thống sông rạch chằng chịt. Diện tích trồng lúa, theo thống kê của nhà cầm quyền trung ương, chiếm 47% diện tích khu vực và sản lượng khoảng 56% sản lượng lúa cả nước nhưng lại là khu vực nghèo hơn mức nghèo trung bình của cả nước.

    “Tình trạng dịch bệnh, hạn hán kéo dài, xâm lấn mặn ngày càng nghiêm trọng làm môi trường kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long trở nên bấp bênh.”

    Tờ Dân Việt ngày Chủ Nhật 13 Tháng Mười Hai kể. “hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng nhất ở dồng bằng Cửu Long là chế biến thủy hải sản, thế nhưng tốc độ tăng trưởng của hoạt động này lại khiêm tốn và nhiều yếu tố khác khiến công nghiệp khó phát triển.”

    “Các hoạt động sản xuất công nghiệp còn lại khá trầm lắng, nếu có tăng trưởng thì chủ yếu tập trung vào các hoạt động chế tạo, chế biến thâm dụng lao động với giá trị thấp. Chưa dừng lại ở đó, ngành công nghiệp còn đang bị cản trở bởi nút thắt nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với Đông Nam Bộ”.

    Ruộng lúa bị hạn mặn xâm nhập, chết trắng. (Hình: Tuổi Trẻ)

    Hơn hai tuần trước, trang mạng của đài VTV kể là “tuyến dân cư vượt lũ xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang có 1,000 hộ dân với khoảng 4,000 nhân khẩu. Khoảng 80% dân số nằm trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, 3/4 trong số đó đã ly hương mưu sinh nơi xứ người”.

    Hôm 12 Tháng Mười Hai 2020, thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tới tỉnh Thái Bình khánh thành tượng đài “bác Hồ với nông dân Việt Nam” đã đọc bài diễn văn kể lể “Chúng ta cần giáo dục cho con cháu chúng ta về lòng biết ơn đối với người nông dân ta”. Ông nhắc lại câu ca dao “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” rồi nói thêm “hôm nay đếm chén cơm đầy, bao nhiêu hạt gạo ơn người trồng bấy nhiêu”.

    Bây giờ, người nông dân miền Tây bán mặt cho đất bán lưng cho trời để xuất cảng lúa gạo lấy đô la nuôi đảng độc tài, phải tha phương cầu thực vì đất không nuôi nổi người nữa, không thấy ông Nguyễn Xuân Phúc đến đó đọc diễn văn.(TN)
    __________________________________________________

    Chinese dams under U.S. scrutiny in Mekong rivalry

    By Kay Johnson and Matthew Tostevin
    Sun, December 13, 2020, 9:13 AM PST




    Tourist walks on the Mekong river bank outside Loei

    BANGKOK (Reuters) - A U.S.-funded project using satellites to track and publish water levels at Chinese dams on the Mekong river was launched on Monday, adding to the superpowers' rivalry in Southeast Asia.

    The 4,350-km (2,700-mile) waterway - known as the Lancang in China and flowing south through Myanmar, Laos, Thailand, Cambodia and Vietnam - has become a focus of competition.

    Beijing has dismissed U.S. research saying Chinese dams have retained water to the detriment of downstream nations, where 60 million people depend on the river for fishing and farming.

    The Mekong Dam Monitor, part-funded by the State Department, uses data from cloud-piercing satellites to track levels of dams in China and other countries.

    The information will be open for everyone in near real-time.

    A separate indicator of "surface wetness" is to show which parts of the region are wetter or drier than usual: a guide to how much natural flows are being affected by the dams.

    "The monitor provides evidence that China's 11 mainstream dams are sophisticatedly orchestrated and operated in a way to maximize the production of hydropower for sale to China’s eastern provinces with zero consideration given to downstream impacts," said Brian Eyler of the Washington-based Stimson Center, a global think tank which operates the virtual water gauges.

    'POSITIVE BENEFITS'

    China has been critical of past research, including a study by Eyes on Earth - part of the Mekong Dam Monitor project - which said water had been held back in 2019 as other countries suffered severe drought.

    "The United States has been unable to provide good evidence throughout," the state-backed China Renewable Energy Engineering Institute said in a Dec. 4 report.

    "The positive benefits of upstream Lancang river hydropower on downstream Mekong neighbours are clear and obvious," it said, adding that water stored in reservoirs during the flood season helped prevent both downstream floods and droughts.

    China agreed earlier this year to share water data with the Mekong River Commission (MRC) - an advisory body to Thailand, Laos, Cambodia and Vietnam that had long sought the information for better planning.

    China and the United States have rival bodies working with Mekong countries: the Beijing-based Lancang-Mekong Cooperation and the Mekong-U.S. Partnership.

    The two nations are also at odds in the South China Sea, where Washington challenges Beijing's claim to most of the waterway, a major conduit for trade that is also rich in energy resources.

    (Additional reporting by David Stanway in Shanghai; Editing by Andrew Cawthorne).


  • #2
    “TÀU KHỰA” và “TÀU PHÙ”


    “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”
    Biểu ngữ viết bằng máu được Tòa án ở Long An xem như một trong những bằng chứng
    kết tội Nguyễn Phương Uyên “tuyên truyền chống nhà nước”. (Hình: Internet)



    Gần đây bạn hiền KiwiTeTua có đăng mấy bài về hành động ngang ngược của “bá quyền phương Bắc” và gọi họ là “Tàu phù”. Gọi như thế tuy không sai nhưng không đủ để bày tỏ thái độ căm phẫn của những người Việt yêu nước đối với một tập đoàn lãnh đạo thù nghịch chuyên ăn hiếp, cướp đất, lấn biển của các nước láng giềng.

    Hai chữ “Tàu phù” có từ năm 1945, khi quân Tàu tiến vào miền Bắc VN để giải giới quân Nhật sau thế chiến thứ hai theo sự phân công của Đồng Minh.

    “Quân Tàu” nói tới ở đây là lính của Tưởng Giới Thạch, dưới quyền chỉ huy của tướng Lư Hán, tỉnh trưởng Vân Nam. Mang tiếng là “giải giới” nhưng thực chất là “kiếm ăn” cho nên Lư Hán đã mang theo hai lộ quân (army) với quân số lên tới 200,000 người!

    Đại đa số lính tráng trong đoàn quân ô hợp này lại mắc bệnh phù thũng, một chứng bệnh rất phổ biến của lính Tàu thời bấy giờ, cho nên dân chúng miền Bắc mới gọi họ là “Tàu phù”.

    Nhưng trong khi hai chữ “Tàu phù” chỉ mang ý nghĩa mỉa mai, khinh rẻ thì hai chữ “Tàu khựa” lại thể hiện sự ghê tởm, thù ghét.

    Cho tới nay, vẫn chưa có ai giải thích ổn thỏa ý nghĩa của từ “khựa” (một số người tin đây là sự phối hợp của hai từ "khứa" và "bựa"), chỉ biết nó đi với chữ “Tàu” một cách... tuyệt vời!

    Người ta cũng không biết đích xác xú danh “Tàu khựa” có từ bao giờ, chỉ biết nó đã lên tới đỉnh cao sau khi được cô bé Phương Uyên sử dụng trong biểu ngữ viết bằng máu của cô “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”!



    Nguyễn Phương Uyên trước tòa

    Không phải ai trong chúng ta cũng “ngầu” như Phương Uyên nhưng thiết nghĩ ai cũng có thể noi gương cô trong việc gọi kẻ thù phương Bắc là “Tàu khựa”.

    Tương tự việc không ai có thể cấm tôi tiếp tục gọi COVID-19 là “đại dịch Vũ Hán”!




    Last edited by Nguyen Huu Thien; 12-15-2020, 10:00 PM.

    Comment


    • #3
      "Tàu khựa" thay vì "Tàu phù"

      Đúng ra phải gọi là "Tàu khựa" thay vì "Tàu phù" (tui đồng ý 100% với bác Thiên Lôi chuyện này).

      Gọi "Tàu khựa" là chí lý vô cùng vì "Tàu phù" là tiếng gọi ám chỉ đến đám lính của tướng Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek).
      (như anh Nguyễn Hửu Thiện viết, ngày đó đám lính này hay bị bệnh phù thủng).

      Sau khi Mao sến sáng chiếm cả Trung Hoa lục địa (chinese mainland), Tưởng Giới Thạch phải chạy trốn sang đảo Đài Loan (Taiwan) năm 1949 và ông là Tổng thống của Trung Hoa Quốc Gia dựa theo Hiến Pháp được thành lập năm 1948. Ngày 1 tháng 3 năm 1950, ông tuyên bố tái nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Quốc Gia tại Đài Loan, giữ chức vụ này cho đến khi mất vào năm 1975. Ông liên tiếp nhậm chức Tổng thống từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ V, đồng thời liên tục được bầu làm Tổng Tài Quốc Dân Đảng Trung Quốc (Tổng Tài là Chủ Tịch Trung Hoa Quốc Dân đảng???).


      Có đọc trong 1 bài viết, đám lính Trung Hoa Quốc Gia này rất ô hợp và vô trật tự, phần đông từ quan đến lính đều nghiện, cho nên khi dừng quân đóng trại ở nơi nào, ban đêm các lều lính trong doanh trại đều rực sáng với các ngọn đèn dầu dùng để hút á phiện (opium). Rất dể dàng cho đám thám báo của địch khám phá ra.

      "Tàu khựa" là từ 2 chử "Khắm" và "Bựa".


      "Tàu khựa" (mainland Chinese)



      "Khắm" là hôi thối...
      "Bựa" là những thủ đoạn, mánh khóe, công khai hoặc ngấm ngầm, để vơ vét, lấy những gì không phải là của mình...

      Dùng chử "Tàu khựa" để khinh bỉ đám Tàu cộng gian manh, lật lọng,... Chứ không có ý nói đến tất cả những người Trung Hoa khác... hiền lành, làm ăn chân thật, ngay thẳng.
      Last edited by KiwiTeTua; 12-17-2020, 05:47 AM.

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X