Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tòa Đại Sứ Mỹ đang cố gắng tìm Nancy Nguyễn

Collapse
X

Tòa Đại Sứ Mỹ đang cố gắng tìm Nancy Nguyễn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tòa Đại Sứ Mỹ đang cố gắng tìm Nancy Nguyễn


    WESTMINSTER, California (NV) - Từ hôm Thứ Năm, 19 Tháng Năm, người thân và bạn bè của cô Nancy Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt, có “nickname” Bánh Ngọt, không thể liên lạc được với cô. Mặc dù trước đó, khi về Việt Nam, cô vẫn cập nhật mọi chuyện của mình trên Facebook và thường xuyên liên lạc với chồng.
    Chiều Thứ Bảy, 21 Tháng Năm, nói với phóng viên nhật báo Người Việt, anh Cao Nguyễn Khánh, chồng của Nancy, cho biết: “Cho đến khi có tin chính thức, tôi nghĩ rằng bây giờ chỉ biết Nancy đang mất tích, mặc dù những nguồn tin cho hay Nancy bị bắt rất đáng tin.”

    Vì sao anh nghĩ Nancy bị mất tích? Anh Khánh cho biết: “Bởi vì mất liên lạc đến nay đã ba ngày rồi. Nancy tới Việt Nam ngày 17, và liên tục cho đến 8 giờ sáng ngày 19 tôi vẫn nói chuyện được với Nancy.”

    Anh Khánh cho biết thêm: “Nancy không có ai là người thân ở Việt Nam, nên khi đến Việt Nam thì ở khách sạn Phượng Hoàng tại quận 3, Sài Gòn. Tôi có liên lạc với khách sạn nhưng họ nói không biết. Tôi đang tìm mọi cách để tìm tung tích Nancy, vì muốn biết bây giờ Nancy đang ở đâu. Tôi cũng đã liên lạc với Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam và Bộ Ngoại Giao, họ nói đang cố gắng, có gì mới họ sẽ gọi lại.”

    Cũng trong chiều Thứ Bảy, cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, bạn thân của Nancy, cho biết: “Tôi chỉ biết Nancy đi Việt Nam, còn đi để làm gì thì không biết vì Nancy không nói trước cho tôi hay. Hiện chưa khẳng định được là Nancy mất tích hay bị bắt. Đại Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam đã biết rồi, họ nói chắc chắn sẽ làm việc với nhà cầm quyền Việt Nam. Còn thông tin như thế nào thì chưa thấy phía Việt Nam nói. Nói chung là chưa có tin tức gì hết.”

    Trang Facebook của Nancy với những dòng cuối cùng thể hiện lúc 4 giờ 35 chiều Thứ Tư, 18 Tháng Năm.

    Trong ngày Thứ Tư đó, Nancy liên tục cập nhật nhiều thông tin, đáng chú ý là hai bức thư, một bức thư gửi cha mẹ lúc 0 giờ sáng và một bức thư lúc gần 7 giờ sáng; cùng bức hình cô chụp với Linh Mục Lê Ngọc Thanh tại Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình sau khi cô đến thăm Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn.

    Trong bức thư gửi cha mẹ, Nancy viết: “Thưa ba, thưa mẹ. Con cám ơn ba mẹ đã đưa hộ chiếu cho con dù không hề ủng hộ chuyến đi mạo hiểm này của con. Con cám ơn ba mẹ vẫn luôn cho phép con làm điều con muốn dù điều đó trái với nguyện vọng của ba mẹ. Con biết ba mẹ ở nhà trông tin con trên mọi chặng đường. Con viết thư này gởi ba mẹ, và cũng gởi các bậc làm cha làm mẹ có con tham gia vào việc nước.

    Con biết các ba mẹ rất lo lắng cho chúng con. Nhưng thưa ba mẹ, chúng con sinh ra trong lòng dân tộc như những chiếc lá nở ra trên cành. Mỗi một chúng con là một cá thể tách biệt, nhưng có một điểm chung là đều nhận một nguồn nhựa sống chảy từ cội rễ của ngàn năm, tuôn qua hùng sử, và đổ vào tiềm thức chúng con, tạo cho chúng con một bản ngã mà ta gọi bằng hai tiếng thiêng liêng: Việt Nam.

    Không có dân tộc, con người ta như những chiếc lá được bỏ vào tủ lạnh, vẫn sẽ xanh tốt, đôi khi còn lâu hơn khi liền cành, nhưng có phải là đang sống? Tất cả chúng ta đều biết dân tộc này đang phải đối mặt với họa diệt vong, và con cám ơn ba mẹ, dù lo lắng khôn nguôi, vẫn cho phép con thắp nên một ngọn nến, thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm. Chúng con hứa sẽ cố gắng giữ gìn bản thân cách tốt nhất có thể.

    Con là một trong số những đứa đứng ra phát động xuống đường, con không thể chỉ ngồi chốn an toàn mà xúi người khác xung phong. Con cảm ơn ba mẹ đã cảm thông mà cho phép con về đứng bên cạnh các bạn con. Chúng con cần nhau trong những tháng ngày này. Lời cuối, thưa ba mẹ, tuy khiêm tốn, trong cuộc sống, con cũng đã có chút thành công, nay con xin phép ba mẹ cho con thành nhân. Con cảm ơn ba mẹ. 18 Tháng Năm, 2016, viết từ mặt đường đậy sóng.”

    Trong bức thư “Nhìn lại những ngày qua,” Nancy viết: “Mình biết một số bạn đang rất nôn nóng tràn xuống đường ngày 22 tới đây. Điều đó không những là chính đáng, mà còn rất đẹp nữa. Tuy nhiên có những sự thật chúng ta buộc phải nhìn nhận. Nhà nước nắm trong tay quân đội, vũ khí. Một quân đội không những được đào tạo bài bản (bằng tiền của chúng ta) mà còn có thừa sự tàn độc.

    Ngày 15 vừa rồi, nếu không nhờ một số anh chị em, thì bom xăng đã nổ. Cảnh sát hình sự C45 mặc thường phục và đồng phục thanh niên xung phong, quân đội từ Tây Nguyên được điều về để giữ trật tự, và họ dùng đến băng kết kẽm gai (trong khi hầu hết các nước đều dùng băng kết nhựa). Mình chưa bao giờ chủ trương đối đầu với quân đội, an ninh, nhưng bạn cũng thấy, sự tàn nhẫn của họ tăng theo nhiệt huyết của chúng ta. Chúng ta càng quyết tâm, họ càng dã man, dường như không có giới hạn.

    Và nếu cứ xuống đường theo cách truyền thống trong năm năm qua, chúng ta luôn luôn vướng vào thế yếu (lộ địa điểm từ lâu, lộ ngày giờ biểu tình, và tùy theo tình hình cụ thể, họ còn có thể đoán được sẽ có bao nhiêu người tham gia để điều đủ quân), còn họ thì luôn luôn ở vào lợi thế (bảo mật kế hoạch đối phó với chúng ta đến phút cuối cùng). Vì thế, trừ một số ngoại lệ, còn thì chúng ta luôn luôn bị trấn áp, bắt bớ, chưa kể ngược đãi, thậm chí đánh đập trong lúc tạm giam. Tính về đường dài là đem sở đoản của mình đấu với sở trường của họ. Tuyệt nhiên là bất lợi.

    Chi bằng ta nhắm vào điểm yếu của họ thì hơn. Điểm yếu của họ nằm ở chỗ hễ mình kêu gọi xuống đường là họ nhất định phải tốn kém nhân lực và tài lực đi canh... từ nhiều ngày trước, thậm chí canh từ sáng đến chiều, rải quân dày đặc, xe bus hốt người đậu chật đường. Phải điều quân, phải lên kế hoạch, đủ thứ. Ngược lại, chúng ta chưa chắc đã thèm tham gia. Nhiều khi hôm đó mệt trong người, lại quyết định nghỉ xừ ở nhà cho khỏe.

    Vậy, thay vì biểu tình theo cách của thế giới như chúng ta vẫn làm, hãy cho thế giới một ngạc nhiên thú vị: Xuống đường kiểu Việt. Ý tưởng là sẽ kêu gọi biểu tình từ nhiều ngày trước như bình thường, với đầy đủ kế hoạch và địa điểm. Nói chung là mọi chuẩn bị cần thiết cho một cuộc xuống đường thực thụ và thành công. Điều đặc biệt là trước khi ra khỏi nhà 2 giờ bạn kiểm tra lần cuối xem cuộc biểu tình có hủy hay không. Mình gọi đây là biểu tình... du kích...”

    Đến chiều Thứ Sáu, 20 Tháng Năm, trên Facebook của Nancy, anh Cao Nguyễn Khánh viết: “Mình là Khánh, người nhà của Nancy. Mình đang dùng account của Nancy để theo dõi và trao đổi thông tin. Hiện có nhiều nguồn tin nói rằng Nancy đang bị Tổng Cục An Ninh 2 'tạm giữ.' Mình vẫn chưa liên lạc được với Nancy. Trong 24 giờ qua, đã có rất rất là nhiều chú bác, anh chị em đã quan tâm và hành động vì Nancy, những người đã thức trắng đêm để phổ biến thông tin đến các báo đài cũng như kết nối với Bộ Ngoại Giao và Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ về tình hình của Nancy. Khánh xin chân thành cảm ơn!”

    Nancy Nguyễn, một người trẻ sinh sống tại miền Nam California, tốt nghiệp đại học UCI, từng đến Hồng Kông một tuần để tham dự cuộc biểu tình cho tự do dân chủ và nhân quyền của học sinh sinh viên nơi đó hồi năm 2014. Mới đây, Nancy là một trong những người đồng hành cùng bà Vũ Minh Khánh, vợ của Luật Sư Nguyễn Văn Đài - người bị nhà cầm quyền Hà Nội giam giữ bất công, khi bà sang Mỹ, cũng như đi một số nước Châu Âu cùng Úc Châu, vận động tự do cho chồng.

    Trước đây, khi trả lời câu hỏi của nhật báo Người Việt về việc “Nancy Nguyễn sang Hồng Kông cũng như những gì chia sẻ trong cuộc trò chuyện này là với tư cách cá nhân hay thuộc về một tổ chức nào?” Cô cho biết: “Tôi không dám đại diện cho bất cứ ai và cũng không là thành viên của tổ chức nào. Tôi chỉ có thể nói với tư cách cá nhân - cá nhân một người trẻ, tiếng nói của một người trẻ mà tôi ví như một chiếc lá, nhưng cũng có thể còn hàng triệu chiếc lá khác cũng muốn cất lên tiếng nói của mình.”

    Liên lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com


  • #2
    SBTN SPECIAL: Nhạc phẩm Con Đường Việt Nam

    Comment


    • #3
      Nancy Nguyễn: 'Họ không đánh đập nhưng tra tấn tinh thần'
      *Phỏng vấn Nancy Nguyễn từ Thái Lan, sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam
      Ngọc Lan/Người Việt


      WESTMINSTER, Calif. (NV) - “Em khỏe. Em ổn rồi. Em đang ở Thái Lan.”
      Nancy Nguyễn, một người trẻ được biết đến nhiều bởi những hành động liên quan đến việc lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền trong nước, mở đầu như thế trong cuộc trò chuyện với phóng viên Người Việt qua điện thoại vào tối Thứ Năm, 26 Tháng Năm, sau khi bị an ninh trục xuất khỏi Việt Nam.

      Mất tích vì “bị câu lưu do sử dụng giấy tờ giả”

      Như tin đã đưa, Nancy Nguyễn, một cư dân của Quận Cam, đến Sài Gòn từ ngày 17 Tháng Năm, với lý do, như cô viết trên trang Facebook của mình gửi cho bố mẹ, “Con là một trong số những đứa đứng ra phát động xuống đường, con không thể chỉ ngồi chốn an toàn mà xúi người khác xung phong. Con cảm ơn ba mẹ đã cảm thông mà cho phép con về đứng bên cạnh các bạn con. Chúng con cần nhau trong những tháng ngày này.”


      Nancy Nguyễn, "Khi đối diện với ánh đèn trong phòng hỏi cung, khi đối diện với cửa nhà giam, mọi chuyện trở nên khác lắm." (Hình: Uyên Nguyên/Người Việt)

      Tuy nhiên, từ tối ngày 19 Tháng Năm, thì tất cả người thân, bạn bè đều không thể liên lạc được với cô.

      Thông tin “Nancy Nguyễn mất tích” được gửi ra khắp nơi. Nhiều đại diện chính quyền tại Mỹ cũng lên tiếng về điều này.

      Cho đến hôm nay, sau khi đặt chân đến Thái Lan, Nancy mới cho biết, “Vào khoảng 11 giờ đêm ngày 19 Tháng Năm, khi tôi đang ở trong khách sạn, có người đập cửa yêu cầu kiểm tra an ninh. Và sau đó là họ 'câu lưu' tôi theo điều 266, tức là sử dụng giấy tờ giả.”

      “Thế Nancy có sử dụng giấy tờ giả không?” - “Nếu tôi sử dụng giấy tờ giả thì chắc họ không thả tôi ra rồi. Tôi vô Việt Nam một cách hợp pháp bằng passport và visa thật,” Nancy trả lời.

      Tuy nhiên, như Nancy nói, “Đó chỉ là cái cớ để họ tạm giam tôi tại trại tạm giam P34 trong 6 ngày trước khi trục xuất tôi khỏi Việt Nam vào tối ngày Thứ Tư, 25 Tháng Năm.”

      Mục đích bắt giữ: 'Muốn khai ra những người khác'

      “Vậy mục đích cuối cùng họ bắt giữ Nancy là họ muốn gì?” phóng viên Người Việt nêu thắc mắc.

      “Tất nhiên là họ muốn thông qua mình để điều tra những người khác, muốn tôi khai ra những người khác,” Nancy cho biết.

      Cô nói, “Một danh sách dài lắm được họ nêu ra xem tôi có mối quan hệ như thế nào. Những người ở hải ngoại thì hầu như đều là những người mình biết ở mặt nổi, như Trịnh Hội, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Gia Kiểng, Lê Minh Nguyên. Trong nước thì Huỳnh Ngọc Chênh, mấy người hoạt động nói chung thuộc về mặt nổi.”

      “Chỉ nói là có quen biết với những người đó,” là câu trả lời của Nancy với những người hỏi cung cô.

      Không chỉ vậy, Nancy cho rằng họ còn “chụp” cho cô nhiều “chiếc mũ” khác, như, “Họ chụp cho tôi là thành viên Việt Tân.”

      “Tôi nói tôi không phải. Họ nói họ có bằng chứng tôi vừa được kết nạp. Tôi nói tôi cần coi bằng chứng. Rồi họ nói tôi đi về đây là có chỉ đạo từ bên ngoài. Họ nói nhiều lắm. Nhưng tất cả mình đều biết là không phải, thành ra họ có nói gì chăng nữa thì mình cũng chỉ thấy buồn cười thôi. Khi họ nói tôi về có chỉ đạo, có nhiệm vụ, tôi chỉ nói ok, mấy anh muốn nói gì mấy anh nói,” Nancy kể.

      Nancy cho biết cô được giam chung phòng với một phụ nữ bị án kinh tế.

      Không đánh đập nhưng tra tấn tinh thần

      Theo Nancy, có khoảng 30-40 người canh cô, khoảng 10 người trong số đó trực tiếp thẩm vấn cô. Và “mỗi ngày tôi bị hỏi cung 3 lần, mỗi lần khoảng 3 tiếng.”

      “Thực ra, họ không đánh đập, không bức cung, không nhục hình, nhưng tôi nghĩ khi mình thực sự trải nghiệm thì mình mới biết chuyện đánh đập nhiều khi lại không cần. Không cần phải đánh đập, thì người ta vẫn có cách để đe dọa tinh thần mình,” Nancy nhận xét

      Cô nói thêm, “Mình biết là ở ngoài có vận động cho mình. Mình biết là họ không thể nào bắt mình về những việc mình làm. Vậy đó, mà việc không thể liên lạc được với bên ngoài vẫn là một áp lực tâm lý rất lớn.”

      Nancy cho rằng những người hỏi cung, thẩm vấn cô tỏ ra “lịch sự” nhưng “trong cách họ nói đã mang đầy sự đe dọa, họ nói có thể giữ tôi ở lại vài ngày, vài tháng hay có thể bị đưa ra xét xử để ở vài năm hoặc chục năm.”

      Cũng theo Nancy, “Họ không đánh đập, không làm gì hết, nhưng mà sự biệt giam, tức là giam cách ly, đã là một hình thức tra tấn.”

      “Họ không cho tôi liên lạc với người nhà, không cho liên lạc với người ngoài, không cho liên lạc với lãnh sự, không cho liên lạc với bất cứ ai hết,” Nancy nhớ lại.

      Trả lời cho câu hỏi “Những điều có có khiến Nancy bị căng thẳng không?”, cô cho rằng “Không.”

      “Tại vì chuyện gì mình làm thì mình làm, chuyện gì mình không làm thì mình không làm, mình biết mọi chuyện mình làm đều trong khuôn khổ pháp luật hết. Với lại tôi không bị 'stress' phần lớn vì tôi biết tôi là người nước ngoài,” cô giải thích.

      “Như vậy cái quốc tịch nước ngoài cho mình niềm tin là mình sẽ không bị gì quá nguy hiểm, phải không?” Tôi hỏi lại.

      “Tôi biết chắc như vậy,” Nancy khẳng định. “Nhưng mà họ vẫn đe dọa. Họ vẫn nói là đừng có hy vọng vào bất cứ một sự can thiệp nào đó từ bên ngoài.”

      Từ bản thân, nghĩ đến những nhà tranh đấu

      “Trước khi đặt chân về Việt Nam, hay khi viết những dòng tâm huyết nóng bỏng trên Facbook của mình, Nancy đã có sự chuẩn bị cho những gì xảy ra không?” Tôi hỏi.

      “Có, tôi có nghĩ tới. Nhưng khi đối diện với ánh đèn trong phòng hỏi cung, khi đối diện với cửa nhà giam, mọi chuyện trở nên khác lắm,” Nancy nói.

      Cô chia sẻ, “Ở trong đó, tôi luôn hiểu được tâm thế của mình là họ không có làm gì được tôi. Thế mà ngay cả khi đã biết như vậy rồi, biết đó là một niềm an ủi lớn của mình rồi, mà mình vẫn cảm nhận được một áp lực rất nặng về vấn đề tâm lý. Thành ra lúc nào tôi cũng nghĩ, giả sử tôi không phải là người Mỹ thì còn chuyện gì xảy đến với tôi nữa.”

      “Tôi không có chửi bới, không có đòi lật đổ chính quyền, không có chửi Đảng, không chửi nhà nước, mà còn như vầy, thì cứ tưởng tượng những người không nắm hộ chiếu Mỹ, mà lại lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn, thì thử hỏi khi vào trong đó họ sẽ phải chịu như thế nào nữa,” cô băn khoăn.

      Khi được hỏi, “Điều gì thôi thúc Nancy quyết định về Việt Nam và Nancy suy nghĩ về chuyện đó trong bao lâu trước khi thực hiện?”, cô cho rằng, “Không có gì thôi thúc hết, mọi chuyện đều phải có tính toán và đến lúc cần làm thì làm thôi.”

      “Sau 6 ngày bị giam giữ, cảm giác của Nancy là gì khi bước ra khỏi trại tạm giam?” - “Tôi cũng không biết nữa... Không biết. Tôi cũng đoán trước được ngày tôi được thả, nói chung là nhiều thứ mình đoán được lắm, thành ra mọi sự cũng còn nằm trong suy nghĩ của tôi,” Nancy trả lời sau một thoáng ngập ngừng.

      Nancy cho biết cô sẽ trở lại Mỹ vào ngày 1 Tháng Sáu.

      Comment


      • #4
        Nancy Nguyễn kể chuyện bị bắt giữ ở Việt Nam

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X