Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nói có sách ..

Collapse
X

Nói có sách ..

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nói có sách ..


    Mách có chứng ... Mời đọc để tham khảo__ (N-N )

    *****

    HỒ SƠ QUỐC HỘI: JOE BIDEN ỦNG HỘ NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN TẠI HOA KỲ






    Ngày 26 tháng 6 năm 2020
    Nguyễn Quốc Khải, thành viên của PIVOT


    English Translation

    Mùa bầu cử 2020 đang sôi động. Chỉ còn hơn bốn tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Joe Biden sẽ là ứng cử viên tổng thống chính thức của Đảng Dân Chủ. Do đó trong những ngày gần đây những người ủng hộ Tổng Thống Trump dựng lên mẩu tin rằng ông Biden là người chống tị nạn Việt Nam vào giữa thập niên 1970 để lấy phiếu của người Việt cho ông Trump. Vì ông Biden là một thượng nghị sĩ rất trẻ từ khi mới 30, vừa đủ tuổi tối thiểu để nhậm chức, cho nên kiểm lại hồ sơ của Quốc Hội có thể sẽ biết thực hư như thế nào. Đây cũng sẽ là cơ hội để xem lại những dự luật về việc cứu trợ người Việt tị nạn và tin tức thời sự liên quan vào khoảng thập niên 1970.

    ĐẠO LUẬT DI TẢN VÀ CỨU TRỢ NGƯỜI TỊ NẠN CỘNG SẢN

    Trong hồ sơ pháp luật của Quốc Hội Hoa Kỳ, tôi tìm thấy ba tài liệu chính liên quan đến việc di tản và cứu trợ người Việt tị nạn vào 1975. Thứ nhất là dự luật S. 1484 (Vietnam Contigency Act) được Thượng Viện chấp thuận với số phiếu 75-17 vào ngày 24-4-1975. Trong số 17 phiếu chống có phiếu của ông Joe Biden vì trong dự luật S. 1484 có hai điều khoản mà ông Biden không đồng ý: (1) Viện trợ quân sự cho Việt Nam; (2) Mang quân Mỹ trở lại Việt Nam để giúp di tản người Việt vì quá đông. Ngay từ khi tranh cử vào thượng viện khi vừa 30 tuổi vào 1972 ông đã ủng hộ việc rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam.

    Khi chuyển xuống Ha Viện, dự luật S. 1484 bị bác bỏ chung với dự luật cũa Hạ Viện H.R. 6096 (Vietnam Humanitarian Assistance and Evacuation Act of 1975) với 162 phiếu thuận và 246 phiếu chống vào ngày 1-5-1975.

    Rất tiếc tôi chì tìm thấy một vài chi tiết giải thích những lý do những dự luật trên đây bị Quốc Hội bác bỏ. Lý do đầu tiên là chính quyền Ford muốn Quốc Hội cho ông quyền sừ dụng quân đội Mỹ nếu cần thiết để bảo vệ việc di tản người Mỹ và người Việt ra khỏi Việt Nam.

    Nghị Sĩ Robert C. Byrd (Dân Chủ, West Virginia) chống việc dùng quân đội Mỹ để di tản người Việt vì biện pháp này “không thiết thực và nguy hiểm”. Ông nói “Nếu chúng ta bắt đầu làm như vậy, chúng ta sẽ nhập vào cuộc chiến trở lại”.

    Dân Biểu Bob Carr (Dân Chủ, Michigan) nói rằng Tổng Thống Ford biết Quốc Hội sẽ không bao giờ chấp thuận viện trợ quân sự, cho nên Tổng Thống nên di tản ngay những người còn ở đó và chấm dứt chơi trò chính tri với họ”.

    Ngoài ra, Thư Ký Báo Chí Ron Nessen của Nhà Trắng thừa nhận rằng đa số điện báo (1,125 – 443) và điện thoại (342 – 290) gọi vào chống lại kế hoạch của Tổng Thống Ford.

    Chính quyền Ford chủ tâm liên kết việc di tản người Mỹ và người Việt với khoản xin viện trợ quân sự cho Việt Nam mà Tổng Thống Ford cho là cần thiết để ổn định tình thế và nhờ vậy việc di tản sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    Sau khi bị thất bại tại Hạ Viện với dự luật H.R. 6096, Tổng Thống Gerald Ford vào ngày 6-5-1975, qua Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, đã đệ trình Quốc Hội dự luật mới có tên là Indochina Migration and Refugee Assistance Act (S. 1661). Dự luật này được đa số Thượng Viện chấp thuận với 77 phiếu thuận và hai phiếu chống của hai nghị sĩ Cộng Hòa là Jesse Helm (North Carolina) và William Scott (Virginia). Ngoài ra có 20 nghị sĩ không bỏ phiếu.

    Dự luật của Thượng Viện S. 1661 được sát nhập vào một dự luật của Hạ Viện có tên là Authorizing Funds for Assistance to Refugees from South Vietnam and Cambodia (H.R. 6755). Dự luật này được đệ trình Hạ Viện vào ngày 7-5-1975 và đã được thông qua với 381 phiếu thuận và 31 phiếu chống. Tổng Thống Ford ký thành luật vào ngày 23-5-1975. Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận cho Tổng Thống Ford dành một ngân khoản là $455 triệu để di tản và cứu trợ những người tị nạn từ Việt Nam và Campuchia, không kể một ngân khoản $98 triệu để chi vào việc di tản và hỗ trợ người tị nạn. Trong đạo luật này không có một ngân khoản nào dành cho viện trợ quân sự. Và nếu có cũng đã quá trễ vì Saigon đã thất thủ vào 30-4-1975.

    Ngoài ra, Thượng Viện Hoa Kỳ có ra một nghị quyết (resolution) S. Res. 148 có tên là “Chào mừng những người tị nạn mới nhất đến đất nước chúng tôi” (Welcome the latest refugees to our shores) vào ngày 8-5-1975 với 92 phiếu thuận trong đó có Nghị Sĩ Joe Biden, một phiếu chống của Nghị Sĩ William Scott (Cộng Hòa, Virginia) và bẩy nghị sĩ vắng mặt.

    BUỔI HỌP TẠI NHÀ TRẮNG VÀO NGÀY 14-4-1975

    Tôi cũng đã tìm thấy trong kho hồ sơ lịch sử đã được giải mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một tài liệu về buổi họp vào ngày 14-4-1975 tại Tòa Bạch Cung giữa Tổng Thống Gerald Ford, Ngoại Trưởng Henry Kissinger, Bộ Trưởng Quốc Phòng James R. Schlesinger và Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện trong đó có Nghị Sị Joe Biden và một số viên chức cao cấp trong chính quyền.

    Trong tài liệu này, tất cả mọi người, đặc biệt là Tổng Thống Ford, Ngoại Trưởng Kissinger, xem ra đều đồng thuận về hai việc quan trọng (1) Mang người Mỹ ra khỏi Việt Nam an toàn; (2) Di tản khoảng 175,000 người Việt; Riêng việc viện trơ quân sự cho VNCH được đề cập tới nhưng không đưa đến một quyết định nào cả.

    Theo Ngoại Trưởng Kissinger kế hoạch di tản người Mỹ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Di tản số người Việt lớn lao là một bổn phận của Hoa Kỳ (obligation) sẽ phức tạp hơn, cần sự hợp tác của chính phủ VNCH và và có thể của cả Bắc Việt. Cũng theo ông Kissinger, “Tổng cộng số người Việt bị nguy hiểm lên đến trên một triệu. Danh sách không thể giảm bớt là 174,000 người. Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể di tản hết những người ở trong tình trạng cực kỳ nguy khốn này. Chúng ta phải tập trung họ lại ở nơi mà chúng ta có điều kiện để di chuyển họ”.

    Nghị Sĩ Frank Church (Dân Chủ, Idaho) góp ý rằng về mặt pháp lý rõ ràng không có khó khăn gì để di tản người Việt cùng với người Mỹ, nhưng với 175,000 người cần có hàng ngàn quân Mỹ bảo vệ.

    Nghị Sĩ Stuart Symington (Dân Chủ, Missouri) đặt câu hỏi về người Việt tị nạn sẽ định cư ở đâu, Nghị Sĩ Clairborne Pell (Dân Chủ, Rhode Island) góp ý rằng “Chúng ta có thể đưa họ đến Borneo, cùng một vĩ độ, cùng một khí hậu, và đón nhận những người chống cộng sản”.

    Tổng Thống Ford ngay lập tức đáp lại rằng “Chúng ta đã mở cửa đón người Hung. Tôi không muốn nói rằng tình trạng giống nhau nhưng truyền thống của chúng ta là tiếp nhận những người bị đàn áp. Tôi không nghĩ rằng những người này nên được đối sử khác biệt với những người khác - người Hung, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô”.

    Ý kiến của Tổng Thống Ford là quyết định sau cùng vì sau đó không ai đem vấn đề này ra bàn thêm.

    Trong buổi họp, Nghị Sĩ Biden chỉ phát biểu ba lần ngắn gọn. Ông than phiền rằng Bộ Ngoại Giao chưa cho xem kế hoạch [di tản]. Ông Biden muốn tách riêng ba vấn đề đã nêu trên là di tản người Mỹ, di tản người Việt và viện trợ quân sự. Ông muốn tập trung ngay vào việc di tản người Mỹ vì việc này dễ dàng và đã chuẩn bị đầy đủ. Cũng như đa số ở Quốc Hội ông Biden không ủng hộ viện trợ quân sự cho Việt Nam.

    Ông Biden nói nguyên văn bằng tiếng Anh như sau “We should focus on getting them out. Getting the Vietnamese out and military aid for the GVN are totally different.” Vài phút sau ông nói tiếp “I don’t want to have to vote to buy it all or not at all. I will vote for any amount for getting the Americans out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out”.

    Tuy nhiên Jerry Dunleavy của báo The Washington Examiner đã bẻ quẹo lời ông Biden vừa phát biểu “Biden said U.S. allies should not be rescued.” Tại buổi họp không ai nói câu nào như vậy.

    Cũng trong buổi họp tại White House, Tổng Thống Ford tỏ ra bực tức với Nghị Sĩ Clairborne Pell khi ông này đề nghị định cư người Việt ở đảo Borneo của Nam Dương.

    “Pell: We could put these people in Borneo. It has the same latitude, the same climate, and would welcome some anti-Communists.”

    “President: Let me comment on where they would go: We opened our door to the Hungarians. I am not saying the situation is identical but our tradition is to welcome the oppressed. I don’t think these people should be treated any differently from any other people—the Hungarians, Cubans, Jews from the Soviet Union.”

    Một cách tồi tệ, thiếu lương tâm nghề nghiệp, nhà báo Dunleavy đã thay thế câu nói của ông Pell bằng một phát biểu trước đó của ông Biden không liên quan gì đến nơi định cư của người tị nạn Việt:

    “I will vote for any amount for getting the Americans Out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out.”

    Dunleavy muốn độc giả hiểu lầm rằng Biden không muốn di tản người Việt và Tổng Thống Ford bực tức ông Biden chứ không phải ông Pell.

    Ngoại Trưởng Kissinger trả lời Nghị Sĩ Biden rằng đây là một vấn đề hết sức tế nhị. Hoa Kỳ không thể di tản những người tị nạn trong điều kiện khủng hoảng. Không ai nghĩ cần có một thời gian dài để di tản những người này. Chỉ có 10 ngày hay hai tuần mà thôi.

    Tổng Thống Ford nói “Chúng ta không muốn mang quân đội Hoa Kỳ vào nhưng chúng ta cần có đủ ngân khoản để làm như chúng ta dự định cầm cự một thời gian … Nếu đây là một buổi họp để chuẩn bị di tản, nó sẽ làm chính phủ Việt Nam hoảng sợ. Nghị Sĩ Jacob Javits (Cộng Hòa, New York) đề nghị nói với báo chí $200 triệu.

    Toàn bộ buổi thảo luận tại Nhà Trắng vào ngày 14-4-1975 có thể tìm thấy ở link sau đây.


    VIỆN TRỢ QUÂN SỰ

    Cũng trong buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 14-4-1975, Bộ Trưởng Quốc Phòng James R. Schlesinger nói rằng “Có những tiến bộ trong những ngày vừa qua. Họ [quân đội VNCH] đã chiến đấu tốt tại Xuân Lộc và vùng châu thổ [sông Cửu Long] nhưng tình trạng này là tạm bợ hay không tùy thuộc vào Bắc Việt và yêu cầu [viện trợ quân sự] của Tổng Thống. Tại vùng quân sự, Bắc Việt có tám sư đoàn, chính phủ Việt Nam có bẩy sư đoàn. Họ chiến đấu tốt nhưng họ đang thiếu đạn dược. Nói một cách tổng quát, nếu Bắc Việt tung hết lực lượng ra họ sẽ có ưu thế, nhưng quân đội miền Nam biết địa thế và bị dồn vào chân tường.”

    Bộ Trưởng Schlesinger yêu cầu $722 triệu viện trợ quân sự. Trong đó $140 để trang bị bốn sư đoàn bộ binh, $120 triệu để cải tổ bốn đơn vị biệt động quân và $190 triệu cho đạn dược. Tổng Thống Ford nhắc tới một ngân khoản thứ hai là $300 triệu đã được Quốc Hội chấp thuận nhưng chưa có ngân khoản.

    Nghị Sĩ Richard Clark (Dân Chủ, Iowa) nêu một câu hỏi về mục đích của viện trợ quân sự mà Tổng Thống Ford yêu cầu. Một lần nữa Tổng Thống Ford xác nhận rằng ông muốn dùng viện trợ quân sự để ổn định tình hình quân sự và tạo cơ hội thương thuyết và cho phép di tản người Mỹ và người Việt.

    Theo tường thuật của New York Times vào ngày 18-4-1975, Ngoại Trưởng Kissinger, tại buổi điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, tiên đoán rằng nếu không có viện trợ quân sự quân lực VNCH sẽ cạn hết đạn dược vào cuối tháng 5. Tướng Frederick C. Weyand, Tham Mưu Trưởng Bộ Binh cũng có một nhận định tương tự trước Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện.

    Sau cùng Quốc Hội Hoa Kỳ đã không chấp thuận một ngân khoản viện trợ quân sự nào cho VNCH theo yêu cầu của Tổng Thống Ford. Ông cũng chịu chung một số phận như Tổng Thống Nixon.

    Cả hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong Quốc Hội Hoa Kỳ đều tiếp tay gây áp lực để ép Nixon chấm dứt chiến tranh qua luật ngân sách quốc phòng. Hai Nghị Sĩ John Sherman Cooper (Cộng Hòa) và Frank Church (Dân Chủ) đã đệ trình một số tu chính án cho luật ngân sách quốc phòng để cấm Nixon chi tiền không những vào chiến tranh Việt Nam mà còn cả ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Có đến 73 nghị sĩ trên tổng số 100 ủng hộ, không phải chỉ có nghị sĩ Dân Chủ mà thôi.

    Một tu chánh án khác do hai nghị sĩ Mark Hatfield (Cộng Hòa) George McGovern (Dân Chủ) bảo trợ đòi chấm dứt hoạt động quân sự vào 31-12-1970 và rút quân ra khỏi Việt Nam vào 31-12-1971, nhưng tu chánh án này không đạt được đa số phiếu ủng hộ (39/55).

    Tổng Thống Nixon xin viện trợ cho Việt Nam trong tài khóa 1-7-1974 đến 30-6-1975 một ngân khoản là $1.45 tỉ nhưng chỉ được Quốc Hội chấp thuận $700 triệu.

    Tóm lại cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã bỏ rơi Việt Nam.

    HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

    Để trả lời một câu hỏi của Nghị Sĩ John Sparkman (Dân Chủ, Alabama) về trách nhiệm của Hoa Kỳ theo Hiệp Định Paris 1973, Tổng Thống Ford nói rằng Hoa Kỳ đã ký và ủng hộ Hiệp Định Paris 1973 thiết lập do sáng kiến của Hoa Kỳ.

    Ngoại Trưởng Kissinger giải thích rằng với Hiệp Định Paris Hoa Kỳ không có bổn phận gì cả nhưng có thẩm quyền đó là Điều 7. Hoa Kỳ có quyền cung cấp viện trợ và ép buộc thi hành những thỏa hiệp.

    Ông Kissinger trình bầy tiếp rằng đối với chinh quyền Việt Nam, Hoa Kỳ đã nói nếu họ để quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có nhiều may mắn hơn để trợ giúp Việt Nam và buộc phải thi hành hiệp định Paris. Một vài người gọi đó là trách nhiệm tinh thần. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không bao giờ tự cho rằng có bổn phận, không bao giờ nhận trách nhiệm theo Hiệp Định Paris.

    Điều 7 của Hiệp Định Paris nói rằng cả hai phe của miền Nam Việt Nam không được phép tiếp nhận nhận binh sĩ, cố vấn và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự, súng đạn và vật liệu chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên đôi bên có quyền thay thế những những vũ khi, đạn dược bị phá hủy, hư hại hay hao mòn.

    Câu nói của Ngoại Trưởng Kissinger rất quan trọng. Do đó tôi chép lại nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

    “The Accords had not obligations but authorities, that is, Article 7. President Nixon and others judged that permitting the United States to extricate itself would permit the United States to provide aid and enforce the agreements. Under the Paris Accords, we have no obligation. To the GVN we said that if they let us get our forces out it would enhance our chances of getting aid for them and enforcing the agreement. It was in this context, not that of a legal obligation. We never claimed an obligation; we never pleaded an obligation. But some of us think there is a moral obligation.”

    Không ít hội đoàn và một số nhân vật chính trị và tôn giáo Việt Nam ở hải ngoại trên 10 năm nay bám vào Hiệp Định Paris 1973 để nuôi hi vọng lấy lại miền Nam Việt Nam, phục hồi chế độ VNCH để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa, không những nên nghiên cứu lại nội dung của hiệp định mà quan trọng hơn cả là nên tìm hiểu kỹ về chính giới Hoa Kỳ trước đây và hiện nay quan niệm như thế nào về trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với hiệp định này. Nếu thấy đây đã là ngõ cụt, thời nên tính chuyện làm ăn khác.

    KẾT LUẬN

    Trên thực tế, tình hình chiến sự biến chuyển rất nhanh tại Việt Nam. Chỉ hơn hai tuần sau buổi họp ở Nhà Trắng, Saigon thất thủ. Cuộc di tản người Mỹ hoàn tất. Một số người Việt làm việc với các cơ quan của Mỹ tại Việt Nam được đưa đi cùng lúc với người Mỹ. Nhưng nói chung cuộc di tản người Việt đã diễn ra trong hỗn loạn hầu hết bằng cách vượt biên. Khoảng hơn 120,000 người Việt tị nạn đã đến Hoa Kỳ trong năm 1975.

    Những năm sau này Hoa Kỳ có những chương trình tị nạn cho người Việt là Humanitarian Operation (HO), Orderly Departure Program (ODP), Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR), Amerasian Homecoming (AH) và Humanitarian Resettlement (HR). Theo U.S. Census Bureau, dân số người Mỹ Việt là 2,104,217 vào 2017.

    Bình tĩnh và công bình mà nói, những tài liệu lịch sử đã được phổ biến Hoa Kỳ cho thấy một phần nào rằng chiến tranh Việt Nam không thể thắng được ngay từ 1964. Chính Tổng Thống Johnson cũng rất do dự về việc đem quân vào Việt Nam vào 1965. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Tổng Thống Johnson nhìn xa trông rộng, tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ 2.

    Vào đầu năm 1969, Hoa Kỳ có gần 550,000 quân ở Việt Nam. Không đợi đến 1973, Tổng Thống Nixon đã bắt đầu rút quân và thực hiện chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Số phận của miền Nam Việt Nam đã an bài từ khi Nixon ép VNCH ký vào Hiệp Định Paris vào tháng Giêng 1973, không phải vì Quốc Hội không chấp thuận $722 triệu hay $300 triệu viện trợ quân sự vào những ngày cuối cùng của VNCH.

    Chỉ có người Việt mới chậm hiểu và tiếp tục bản chất đó cho đến bây giờ, nên đã, đang và sẽ bị thiệt thòi. Cái giá phải trả đôi khi rất cao như vài triệu người chết trên chiến trường vài trăm ngàn người chết chìm dưới biển cả.

    Mặc dù ông bà nội là người Đức, mẹ ông là người Scottish, hai người trong ba người vợ là người gốc Tiệp và Slovenia, Tổng Thống Trump đối sử tàn nhẫn đối với người tị nạn và cực kỳ khắt khe đối với di dân. Ông ra lệnh tách riềng và tập trung 15,000 con cái của những người di dân bất hợp pháp trong vài năm gần đây vào chín trại giam lỏng, thiếu vệ sinh và chăm sóc cần thiết và bị lam dụng. Ngày 26/6/2020 tòa án liên bang tại District of Columbia đã ra lệnh cho chính quyền Trump phải thả tất cả những trẻ em đang bị giam giữ một phần vì đại dịch COVID-19.

    Tổng Thống Trump và Đảng Cộng Hòa chủ trương trục xuất khoảng 650,000 di dân được cha mẹ đưa vào Mỹ bất hợp pháp từ khi còn là trẻ con. Tuy nhiên Tối Cao Pháp Viện Liên Bang vừa bác bỏ yêu cầu của chính quyền Trump đòi chấm dứt chương trình Defered Action for Childhood Arrivals (DACA) do chính quyền Obama thiết lập để tạm thời cho phép họ lưu trú tại Hoa Kỳ và được phép đi làm.

    Ông Trump còn ra những quyết định hành pháp để hạn chế số di dân vào nước Mỹ trái với luật định, đặt thêm nhửng điều kiện khắt khe về lợi tức, trình độ Anh ngữ, kỹ năng chuyên môn, tuổi tác, sức khỏe và tình trạng gia đình để giới hạn số người vào Mỹ và cơ hội trở thành người thường trú và công dân Mỹ. Những sắc dân da mầu chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Khoảng 49% người theo Đảng Cộng Hòa xem di dân là một gánh nặng xã hội so với 38% xem di dân là một lợi ích cho quốc gia.

    Trái lại, ông Joe Biden và Đảng Dân Chủ xem Hoa Kỳ là một nước của di dân, nên đón nhận, đối sử nhân đạo và công bằng hơn với người tị nạn và tôn trọng những di dân hợp pháp. Khoảng 83% số người theo Đảng Dân Chủ nghĩ rằng di dân làm cho dất nước mạnh hơn, không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia hay trở nên gánh nặng cho xã hội về việc làm, nhà ở và dịch vụ y tế. Những công đoàn lao động Hoa Kỳ ngay nay cũng không còn xem di dân là một mối đe dọa về việc làm và lương bổng mà là vấn đề quyền dân sự.

    Nếu là người Việt tị nạn hay là di dân, tôn trọng chính sách di dân công bằng và nhân đao, chống kỳ thị sắc tộc, ông Joe Biden là người đáng được ủng hộ trong cuộc bầu cử vào ngày 3, tháng 11 năm nay.
    Last edited by NGHICH_NHI; 04-26-2024, 10:23 PM.

  • #2
    Xin chân thành cám ơn Anh Nghịch Nhĩ đã cho đoc bài đầy đủ ý nghĩa về cuộc đời tỵ nạn khiến cho tôi nhớ tới nhiếp ảnh gia John Moore chụp cô bé Honduras tỵ nạn tới McAllen, Texas Hoa Kỳ tên cháu là Yanela Sancher đang khóc vì lạc mẹ, hay mất mẹ qua chính sách ngược đãi tỵ nạn của Tổng Thống Cộng Hòa Donald Trump trên tờ báo Time!

    Last edited by Phạm Văn Bản; 04-27-2024, 05:31 PM.

    Comment


    • #3
      Kính NT NGHICH_NHI,

      Biết NT thích CNN, gởi NT đọc bài nói về Obama đàn anh của Biden, Obama was famously labeled “deporter in chief”.
      Chúc NT have a wonderful weekend.
      kq²
      _______________________________________

      Yes, Obama deported more people than Trump but context is everything



      Analysis by Zachary B. Wolf, CNN

      WashingtonCNNPresident Donald Trump wants to deport a lot of people this weekend. “You know what? They came in illegally. They have to go out,” he told reporters Friday as he confirmed that planned immigration raids would go ahead in certain cities starting this weekend.

      That’s triggered a national outcry and anxiety in immigrant communities.

      But immigration advocacy groups criticized then-President Barack Obama as the “deporter in chief” during his bid for reelection in 2012. It’s a perception that former Vice President Joe Biden will have to answer for as he campaigns to carry on Obama’s legacy.

      The issue is complicated. The Bush administration moved toward removing people from the country with a court order. What’s more commonly known as deportation is referred to now by the government as a “removal.”

      This sparked increased criticism from immigrant rights organizations. In previous administrations, far more people attempted to enter the country, and far more were turned away, often without a hearing before an immigration judge. That procedure used to be known as a “voluntary departure” but is now called a “return” by the government.

      They all have the effect of a deportation, but there are more legal consequences for a removal than for a return. In totality, President George W. Bush deported even more people than Obama – and President Bill Clinton deported more than Bush.

      According to an analysis by the Migration Policy Institute, more than 12 million people were “deported” – either removed or returned – from the US during the Clinton administration. More than 10 million were removed or returned during the Bush administration. Far fewer – more than 5 million – were removed or returned during the Obama administration.

      Those numbers alone don’t tell the whole story, though, according to Obama administration officials.

      “A straight numbers-by-numbers comparison doesn’t provide an accurate picture of what was going on in the administration,” Cecilia Muñoz, who was a top domestic policy adviser to Obama and is now with the left-leaning New America Foundation, said in a phone interview.

      She argues that Obama prioritized deporting people convicted of serious crimes and recent arrivals who had no criminal records.

      “If you’re not targeting and focused on people who recently arrived, then the border is effectively open,” Muñoz said, adding: “It is more humane to be removing people who have been here two weeks than it is to be removing people who have been here for 20 years and have families.”

      Trump, by contrast, she said, has rejected the policy of focusing on new arrivals and criminals and instead wants to deport as many people as possible.

      It’s impossible to ignore his rhetoric. He infamously called some Mexican immigrants “rapists,” and focused his presidency around the idea that he would build a wall, get tough with Mexico and deport as many undocumented immigrants as possible.

      Trump’s planned raids come after years of claims that American citizens are harmed by the presence of undocumented migrants – from inviting crime victims to the State of the Union address to his recent effort to add a citizenship question to the census.

      Obama used executive action to temporarily give protected status to undocumented people who arrived in the US as children, and curbed deportations from the interior states of the country. His focus, particularly toward the end of his administration, was on quick “returns” of new arrivals at the border who were perceived to have had fewer ties in the US – though that, controversially, included the same types of Central American migrants whose arrival has swamped the border this year.

      The libertarian Cato Institute crunched the data and demonstrated that deportations from the interior of the country – meaning away from the border, so, people who have likely been in the country longer – were on the downswing during most of the Obama administration.

      Trump has sought to end Obama’s program shielding undocumented young people from deportation and has reversed the trend on internal deportations as he’s sought to remove more people, including those who have been in the country a long time.

      However, Trump still has not reached anywhere near the level of interior removals as the early Obama administration, according to Cato’s analysis of data through 2018.

      That has created a headache for Biden, who is now paying a political price for that Obama record. His campaign office in Philadelphia was briefly occupied and six immigration rights activists were arrested Wednesday. He’s been confronted on the campaign trail.

      He didn’t mention Obama’s record on deportations when he laid out an immigration policy in a meeting with the Miami Herald in June.

      At the second night of the Democratic primary debate in June, Biden said there’s no comparison between Trump’s and Obama’s records.

      “President Obama, I think, did a heck of a job. To compare him to what this guy’s doing is absolutely – I find close to immoral,” he said.

      Muñoz argued it is Trump’s lack of priorities about who to deport that is causing chaos in immigrant communities.

      “People are in terror,” she said. “They’re scared of sending their children to school. That is a very, very different dynamic. There are no enforcement priorities in the Trump administration. That’s the point. In the Obama administration there were clear priorities.”

      Source: https://www.cnn.com/2019/07/13/polit...ion/index.html

      Comment


      • #4
        3 Million People Were Deported Under Obama. What Will Biden Do About It?

        -
        The New York Times






        Comment


        • #5
          Chúc mừng

          Trước tiên là rất vui mừng biết anh bạn vàng Không Quân 2 đã cự tuyêt hoàn toàn ,không cho em CôVít 19 tuổi ,đeo bám theo nữa .
          (tự trách mình tệ thì thôi, vì định bụng bao nhiêu lần thăm hỏi ,mà cũng hơi bị lú lẫn cứ quên hoài ! ,xin thông cảm nha !)


          Nói về chuyện Immigrant, bạn ta cho nguồn dẫn chứng thì không thể sai vào đâu được rồi !
          Mỗi khi nói đến nạn Di Dân của Mỹ hiện nay, cá nhân có nhiều cảm xúc lắm .!
          Thật khó ăn khó nói quá ,nó cứ lẫn lộn giữa cái lý và cái tình .
          Đúng là ăn nhầm cái "gân gà" rồi đây!

          Cũng bởi mình đã từng là Một di dân thôi !. May mắn hơn những người kia là mình được phép và hợp pháp .
          Nghĩ cho cùng thì Di dân vì chánh trị hay kinh tế cái nào quan trọng và xứng đáng hơn ??Ôi cái đói khổ của kiếp nhân sinh nó đến trước và thực tế hơn cái tinh thần nhé !

          Và cứ ám ảnh bởi hình ảnh một bé trai người Nam Mỹ chết chìm nằm trên bải biển ,và đứa bé trên hình bìa tạp chí Time làm lòng mình cũng quặn thắt , nước mắt rưng rưng ...!

          Tóm lại chuyện Di dân của Mỹ là bao đời rồi ,không làm sao giải quyết và chấm dứt được đâu!

          Nhớ lại khi ông Biden đắc cử Tổng Thống , mình có ý kiến về vụ Bức Tường do Trump khởi xướng còn dang dỡ.Cá nhân có góp ý(dù như gió thoảng cứ theo mây ngàn bay) , thôi Biden để cho cái "hồ hởi " thắng cử nó dịu xuống bảy tám tháng nữa đi , rồi nên tiếp tục gây quỉ xây tiếp bức tường cho xong đi ; bởi không thể phá bỏ được ! Đó là bất chiến tự nhiên thành , một công đôi việc đấy :vừa xoa dịu cái tự ái của Lão Trump vừa ngăn chận di dân lậu !

          *** Trở lại chủ đề này là tôi chỉ trích Vũ Linh cố tình viết sai là Biden không cho người Việt tị nạn vào MỸ
          Không có chuyện đó !

          Vũ Linh lập đi lập lại hoài ,với một ý đồ bất chính mà sai sự thật !. Nên buộc lòng phải đưa bằng chứng thôi
          Một lần nữa cám ơn bạn vàng kq2 nhiều !

          N-N
          Last edited by NGHICH_NHI; 04-28-2024, 09:31 PM.

          Comment


          • #6
            Vào ông Google tìm : PIVOT The Progressive Vietnamse American Organization (Tổ chức Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến PIVOT) .Phe Dân chủ là phải rồi .

            Comment


            • #7
              Một bài nói chuyện của giáo sư Nguyễn đình Minh Quốc khá dài , có lẽ đầy đủ , khách quan và chính xác nhất
              Dành cho những ai muốn biết sự thật ,xin kiên nhẫn lắng nghe .--Ghi chú: Ông Quốc không phải là gs/ts của xứ Đông Lào nhé. Yên chí !
              Kính mời .
              (Xin click vào cái link phía dưới thì nghe rõ ; lần này tôi cũng làm như mấy thầy Admin chỉ ,mà nó không giống như mấy lần trước , cũng kỳ thật ,xin thông cảm ) ___ N-N

              ***
              https://www.youtube.com/live/uatf2GH...EDRMXCXL3PbnZG
              Last edited by NGHICH_NHI; 04-30-2024, 08:41 PM.

              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X