Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tôi Sợ Hà Nội

Collapse
X

Tôi Sợ Hà Nội

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tôi Sợ Hà Nội

    Chẳng có gì lạ cả... Những người thanh lịch của Hà Nội ngày xưa không còn nữa, thay vào đấy là bọn vô học vô thần từ rừng Trường Sơn, trong hang Pắc Bó bò vào, tiếng nói the thé, chanh chua... dù đã ăn mặc, tập tành nếp sống, cách xử sự của người văn minh nhưng hởi ơi, khỉ vẫn là khỉ, vượn vẫn là vượn... Không thay đổi được!

    Khoảng năm 2005, chúng tôi về thăm Việt Nam lần đầu kể từ khi bỏ chạy sang Mỹ năm 1975... Từ Mỹ ghé Hà Nội trước khi về Sài Gòn cho biết ra sao, khi đến phi trường Nội Bài, trời nóng nắng chói chang chang, chúng tôi mặc quần short, áo thung T-shirt mà thấy anh "Hà Nội" nào cũng "vét vung", tay anh nào cũng xách cặp Samsonite, trông trịnh trọng, "nghiêm và buồn" vô cùng. Hỏi anh tour guide cho gia đình 5 người của chúng tôi là "sao ông nào cũng mang cặp Samsonite vậy?". Anh ta cười nói, "... đó là "thời trang" đấy chú, cũng như tiệc đám cưới ở ngoài này mà không có thịt chó thì không được coi là "oai", là "sang trọng".
    "Sang trọng" văn minh kiểu dã man mọi rợ! Thảo nào với dân số chỉ gần 100 triệu mà bọn mọi rợ chúng nó ăn đến 5 triệu con chó/năm, so với bọn Tàu ăn 10 triệu con nhưng với dân số gần 1.4 tỷ.

    Anh tour guide lại nói tiếp, "... thế mà mở cặp Samsonite ra, trong đấy chỉ có 1 cuộn giấy đi cầu vì cầu tiêu ở đây nhiều khi không có để giấy... Xách Samsonite cho "oai" đấy mà!".


    Lúc nào cũng thích 'le", thích "oai", thích "làm tàng" với dân nghèo. Đi đâu cũng "vét vung", cà vạt, quần áo chỉnh tề... Trong khi đó bên Mỹ, dân có bạc triệu trong tay, khi đi làm, mặc quần "Docker", quần "Jean" xăn tay bỏ áo ra ngoài, lè phè... không biết ai là sếp, ai là thợ?
    Về VN đường xá nhỏ hẹp, ổ gà lởm chởm, kẹt đường xe gắn máy Honda còn không có chổ chạy, phải chạy đại lên vĩa hè hai bên nhà dân,
    thế mà các "ông" chểm chệ" trong các xe "Mẹt sơ đì", "Lết sệt" láng cón, chạy cà nhích, chừng 5MPH... Thế mới "oai"!


    KiwiTeTua

    Tôi Sợ Hà Nội
    Tuệ Phong









    Tôi xa Hà Nội từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, kể từ ấy tôi cũng ít về thăm nhà; nhưng mỗi lần về tôi đều rất sợ nhất là những lần về gần đây và tôi có một cái cảm giác càng về nhiều tôi lại càng sợ hơn, mặc dù tôi rất yêu Hà Nội.

    Tôi sợ cái văn hóa giao thông bát nháo không luật lệ. Tôi sợ cái văn hóa giao tiếp ứng xử chộp giật kiểu chợ búa. Một cái nữa mà tôi sợ nhất đó là một môi trường đầy ô nhiễm của khói bụi xe máy cộng với rác rưởi và những con người vô ý thức.

    Người ta cứ nói Hà Nội bây giờ đã đổi mới, hiện đại và lộng lẫy hơn xưa lắm; nhưng với tôi thấy có chăng cũng chỉ được một vài con phố đếm trên đầu ngón tay. Thực ra, nếu xem xét thật kỹ với một lăng kính ở nhiều góc độ thì hiện nay đời sống Văn hóa của người Hà Nội đã xuống cấp trầm trọng cho nên mới dẫn đến tình trạng như vậy.

    Đúng. Nhiều lúc tôi rất nhớ nhà, hay nói đúng ra là nhớ Hà Nội. Tôi muốn về thăm nó, ao ước được nhìn thấy nó nhưng đến khi về là tôi lại có cái cảm giác sợ Hà Nội và đến khi ra đi tôi lại thở phào một cách nhẹ nhõm. Quả thực nhiều khi trong tôi luôn có hai thái cực với những cảm xúc lẫn lộn, bởi tôi rất yêu Hà Nội nhưng bây giờ tôi lại rất sợ nó.

    Hà Nội không chỉ là Quê hương của tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên cùng với bao thế hệ trong gia đình mình. Nó còn là Thủ đô của đất nước, là Trung tâm kinh tế Văn hóa của cả nước, đáng ra phải là nơi văn hóa lịch thiệp đúng với câu ca dao từ ngày xưa để lại:

    “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
    Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.”


    Thế nhưng không ít lần khi tôi về thăm nhà đã phải lắc đầu ngán gẩm và thú thực chỉ mong đến... ngày đi. Và lý do cũng chỉ vì tôi đã được chứng kiến mục sở thị những cảnh giao tiếp hỗn độn, bát nháo và nhếch nhác của một đô thị được xây dựng, quy hoạch không bài bản.

    Người ta thường nói “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố thị" như một sự tự hào.

    Nhưng bây giờ cái đó không còn nữa. Sự phồn hoa và thanh lịch của nó đã biến mất để nhường chỗ cho một xã hội biến tướng lấy quyền lực, đồng tiền và vật chất làm đạo lý.

    Nếu một ai đó có dịp ngồi trên máy bay quan sát đường phố Hà Nội thì thấy các phương tiện tham gia giao thông trên đường chẳng khác gì một đàn kiến lúc bị vỡ tổ, mạnh con nào con nấy bò. Chả thế mà bạn tôi khi sang Việt Nam, đến thăm Hà Nội đã không dám qua đường bởi vì rất họ sợ tai nạn.

    Còn nếu chẳng may sơ ý va chạm với ai đó ngoài đường người ta có thể ngay lập tức văng ra những lời lẽ đầy tục tĩu để đe nẹt và hăm dọa, thậm chí đến mức còn xô xát và đánh nhau...

    Con người ta ở đây bây giờ đối xử giao tiếp với nhau không còn có sự hào hoa phong nhã nữa, mà ngược lại tôi đã gặp rất nhiều cảnh chướng tai gai mắt ở ngoài đường thật dữ tợn và ghê sợ.

    Nếu sáng ra đi mua đồ mà chẳng may một ai đó hỏi người bán hàng, mặc cả mà không mua thì lập tức sẽ bị nghe những lời nói xúc phạm và khó nghe, thậm chí còn bị chửi và “đốt vía”...

    Nói tóm lại, hiện nay Hà Nội của tôi càng ngày càng nhiều những người hung hăng, thô lỗ theo đúng sự “phát triển” của nó.

    Nhất là với những người như tôi xa Hà Nội đã lâu ngày, giờ đây khi quay trở lại cũng phải giật mình bởi sự thay đổi đến chóng mặt của Hà Nội. Thay đổi tích cực cũng có; nhưng thật đáng tiếc là vẫn còn rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Hà Nội là một Thủ đô, một Trung tâm Kinh tế và Văn hoá của cả nước, là bộ mặt của Việt Nam mà cơ sở hạ tầng thì bẩn thỉu, lộn xộn, văn hóa và ý thức con người thì xuống cấp trầm trọng.

    Đành rằng người ta vẫn biết và thông cảm cho cái giải thích tạm gọi là “còn đang phát triển và hội nhập” nên không tránh được những mặt trái của nó, nhưng nhiều khi tôi nghĩ dường như Hà Nội của tôi có nhiều cái mất và đi xuống hơn là so với những cái (tốt) có được.
    Tại sao vậy?

    Bởi vì cái “phông” Văn hóa của “những người sống ở Hà Nội” thật là kém. Rất nhiều người ăn mặc bảnh bao, có trình độ bằng cấp học vấn cao nhưng cách cư xử của họ làm cho tôi không thể nào hiểu nổi.

    Cách ứng xử thật thô thiển đã phản ánh trình độ nhận thức cũng như Nhân sinh quan của họ chỉ dừng lại ở cái mức mà người ta gọi là “Văn hóa lùn” mà thôi. Vì vậy Hà Nội của tôi bây giờ dù có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ là một cái “nồi lẩu” không hơn không kém với đúng nghĩa của nó mà thôi.

    Hà Nội của tôi bây giờ trong con mắt của Người nước ngoài chỉ còn là một cái “mớ bòng bong” hỗn độn, ngột ngạt với những vụ làm ăn lừa đảo chộp giật. Cuộc sống thì chi phí đắt đỏ nhưng chất lượng lại rất kém, giao thông thì vấn nạn và tắc đường.

    Nói đúng ra, Hà Nội bây giờ không khác gì một cái chợ...

    Để đến bây giờ khi ngồi đây viết lại những dòng chữ này, với một nỗi nhớ thương khắc khoải tôi cảm thấy thật buồn cho quê hương tôi ngày hôm nay.

    Thương lắm, Hà Nội ơi...

    Tuệ Phong
    Last edited by KiwiTeTua; 01-03-2024, 04:59 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X