Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Truyền Thông Tư Tưởng

Collapse
X

Truyền Thông Tư Tưởng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Truyền Thông Tư Tưởng

    Truyền Thông Tư Tưởng

    Phạm Văn Bản

    Người ta thường nói, “Xem văn biết Người – Văn là Người.” Tư tưởng của con người thì trừu tượng, nhưng để diễn tả tư tưởng, truyền đạt tư tưởng hay truyền thông tư tưởng thì con người dùng ngôn ngữ văn chương: văn nói hoặc văn viết. Bởi thế muốn thuyết giảng, muốn hành động, muốn tổ chức, muốn tìm hiểu trước hết con người cần có tư tưởng, tư tưởng nhỏ thành công nhỏ, tư tưởng lớn thành công lớn.


    I. Binh Pháp Tôn Tử

    Tư tưởng theo sách Binh Pháp, Tôn Tử còn gọi là “Nghệ Thuật Chiến Tranh: The Art Of War.” Sách do Tôn Vũ biên soạn ở thời Xuân Thu vào năm 512 trước Công Nguyên, và trình bày cho Ngô Vương Hạp Lư.

    1. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng: Bất kỉ tri bỉ, bách chiến bách đãi.” Khi chúng ta phát hiện những ưu điểm, khuyết điểm, quá khứ hay cả dự định tương lai của người vợ hay chồng – mà chúng ta chấp nhận cho nhau, cảm thông cho nhau, tha thứ cho nhau để không bao giờ xa lìa nhau, thì tình yêu đó được gọi là chúng ta hiểu biết nhau, tình yêu chung thủy.

    Bởi vì chúng ta đã thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị vật chất, lụa là, hay danh vọng, quyền thế bao phủ. Tình yêu đó khi chúng ta toàn tâm thiện ý, chấp nhận một người, và khi đã yêu thì yêu vô điều kiện, và trong tình yêu mình không đòi hỏi tình yêu là gì? Làm sao giải quyết mâu thuẫn? Làm sao giữ vững trái tim?

    Tình yêu đích thực, tình yêu hiểu biết, tình yêu chấp nhận và tiến sâu vào thế giới nội tâm, hiểu rõ người vợ hay chồng của mình là một nguyên tắc “Biết người biết ta: Tri kỉ tri bỉ” trong Binh Pháp Ngô Tôn Tử có đúng không?

    2. “Người giỏi chiến đấu, không trách móc binh sĩ mà tập trung vào thế cuộc: Thiện chiến giả, cầu chi vu thế, bất trách vu nhân.” Thực tế chúng ta nhìn vào sự việc chớ không oán trách người.

    Có nhiều vấn đề trong cuộc sống, chúng ta đôi khi tự mình làm cho phức tạp, cho rắc rối, cho phiền toái thêm. Ví dụ điển hình, người bạn đường đời của mình một hôm đi trễ, thì mình lại nhớ và cộng thêm với lần trễ ngày trước, rồi tỏ ra bực tức càm ràm cãi vã lẫn nhau và làm trở thành lớn chuyện, nợ cũ nợ mới tóm chung giải quyết một lần mà chẳng cần tìm hiểu ra nguyên nhân, tại sao người ấy đi trễ?

    Và hai người tranh luận, cãi cọ và hơn thua nhau, cũng không bằng chúng ta phải hiểu biết nhau, thông cảm cho hoàn cảnh của nhau nhau như trong đối đáp: “Lần sau đừng đến trễ anh nhé, em đợi đến phát bệnh lên vì nhớ thương anh.” Đây mới là câu thâm thúy và tế nhị nhằm trao cho nhau, và tập trung vào thế cuộc như Tôn Vũ từng ghi.

    Bởi thế chúng ta phải ăn đời ở kiếp với nhau, chuyện nhỏ không cần phải hóa to, chuyện to không cần phải truy cứu đến tận cùng. Sống trên đời, không thể có ai dám bảo đảm rằng một cặp tình nhân lại không có xảy ra những khúc mắc, rắc rối… bởi thế đánh trận chú trọng sự vật, sự kiện và tư tưởng, thì cuộc sống của chúng ta cũng phải như vậy.

    3. Kẻ mạnh đích thực không phải là người bách chiến bách thắng, mà lại là người không đánh cũng khiến địch đầu hàng, hơn thế nữa còn phải tâm phục, khẩu phục: Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã; bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã.” Giữa hai người với nhau, phương thức nói chuyện, chia sẻ tâm tình... nhưng lại có người nhận định rằng, cãi nhau cũng là một cách!

    Nhưng xét cho cùng thì cãi nhau thường làm tổn thương tình cảm cho cả hai bên. Mặc dù cuối cùng công việc cũng được giải quyết, nhưng trường hợp chiến tranh lạnh đã làm mất đi niềm an vui!

    Vì vậy muốn đánh thắng đối phương, tốt hơn là tự mình đánh thắng cảm xúc của bản thân mình trước. Khi tức bực lên tới đỉnh đầu thì mình hãy cố gắng kiềm chế bản thân, vì đấu tranh là dùng tư tưởng, dùng lý trí của mình để mà nói chuyện.

    Phương pháp dụng binh tốt nhất là chúng ta chiến thắng bằng mưu lược. Dùng lý trí và sự bình tĩnh của mình suy nghĩ nhiều vấn đề và từ đó thuyết phục đối phương, sẽ khiến người ta “khẩu phục và tâm phục” hơn nhiều.

    4. “Một người khi lâm vào cảnh khốn cùng thì mới có cơ hội tái sinh: Đầu chi vong địa nhiên hậu tồn, hãm chi tử địa nhiên hậu sinh. Ở đời, ai cũng đều trải qua cuộc thất tình.

    Có thể nhiều người đã cảm giác sau khi chia tay thật là buồn khổ, thậm chí còn có ý tưởng tự tử, vì mình không còn muốn sống... Nhưng có bao giờ bạn ngoảnh đầu nhìn lại và thấy rằng ý nghĩ quên sinh đó có nực cười chăng?

    Một người, chỉ khi nào từng mất đi thứ gì đó, từng đau khổ mới biết được niềm hạnh phúc thực sự, một người chỉ từng chịu đau khổ trong tình yêu mới biết được những thứ hạnh phúc giản dị.

    Vì vậy, khi đau khổ vì yêu, bạn tất nhiên có thể buồn bã, tất nhiên có thể khóc, nhưng những điều đó chỉ là để bạn nhanh chóng thoát khỏi những tổn thương của cuộc tình vừa qua.

    Mỗi một lần trưởng thành đều gắn với những đau đớn. Đánh trận cũng được, tình yêu cũng được, chẳng qua cũng chỉ gói gọn trong hai chữ “lòng người!”

    Luôn tổn thương trong tình yêu, không phải vì bạn không tốt, cũng không phải vì tình yêu không đáng tin cậy, mà là bởi bạn chưa học được cách yêu. Nhưng, thời gian sẽ dạy cho bạn tất cả, và bài viết này cũng hàm chứa những điều mà bạn cần thiết.

    II. Hán Sở Tranh Hùng

    Trong “Hán Sở Tranh Hùng,” Hàn Tín dù chỉ là lính chấp kích lang trong đòan quân của Hạng Võ, nhưng ông đã có tư tưởng để biên sọan “Bình Lưu Sách,” mang khả năng của cấp đại nguyên soái. Hàn Tín trình sách lên nhà lãnh đạo Hạng Võ -- một nhân vật thượng thặng đang tranh bá đồ vương với lực lượng đối thủ Lưu Bang.

    Nhưng lúc đó, Võ Vương cũng chỉ căn cứ theo câu chuyện dân gian nghe được về “Hàn Tín lòn trôn” mà không đọc Bình Lưu để lượng định tư tưởng của binh gia kiệt xuất này. Chuyện kể chàng thư sinh nhà nghèo Hàn Tín, bị người bán thịt ngòai chợ hạ nhục giới học thức bằng cách bắt Hàn Tín phải chui qua đũng quần của hắn khi hắn dạng chân ra.

    Vì nghịch cảnh và thời thế bắt buộc, Hàn Tín chịu chấp nhận làm việc “lòn trôn” người đồ tể để yên thân mà học hành thi cử. Do đó, Võ Vương đã không trọng dụng kỳ tài quân sự Hàn Tín, không đọc được tư tưởng, không biết dùng người, không thấy sách Bình Lưu tuyệt vời kia.

    Đang khi Trương Lương cũng muốn tiêu diệt chế độ bạo chúa Tần Thủy Hoàng, nhưng đã thất bại và Lương đi tìm minh chúa nhằm phục hưng cơ nghiệp cứu nguy bá tánh. Ngày ấy có hai nhân vật đương thời tổ chức võ trang chiến đấu chống lại Nhà Tần, là Hạng Võ và Lưu Bang.

    Trương Lương biết Lưu Bang dòng dõi Nhà Hán là chân tài nên đã tìm đến theo phò. Phía tổ chức Lưu Bang có Tiêu Hà là người giỏi làm kinh tế hành chánh, và nếu chỉ có lãnh tụ Lưu Bang, quân sư Trương Lương và tể tướng Tiêu Hà thì sự nghiệp cứu nhân độ thế khó thành, vì còn thiếu một nhà quân sự.

    Bởi thế Trương Lương đã xin phép Chúa Công để chu du khắp nơi mà mong tìm ra một nhà quân sự phục vụ trong chính quyền Lưu Vương. Trương Lương đã gặp và tiếp xúc nhiều nhân vật quân sự tiếng tăm lừng lẫy, nhưng không mấy ai đề cập tới tư tưởng, hay nói về sáng tác binh thư binh pháp mà toàn hạng hữu dõng vô mưu, thùng rỗng kêu to, chống giạc bằng mồm.

    Một hôm Trương Lương trôi dạt sang vùng đất của Hạng Vương, và Lương muốn tới thăm người bạn đồng môn của mình là Hạng Bá, người sư thúc của Hạng Võ. Được Hạng Bá ân cần tiếp đón, nhưng hôm sau Hạng Bá phải vào họp triều đình Hạng Vương, và để Lương ở nhà một mình, vào thư phòng đọc sách chờ bạn.

    Tình cờ Lương đọc Văn Sách của Hàn Tín, bàn về chiến lược chiến thuật “chống Lưu diệt Tần,” mang tên “Bình Lưu Sách.” Từ đó hỏi ra. Lương biết Hàn Tín lúc ấy chỉ làm tên lính hầu giữ ngựa (chấp kích lang) cho Lưu Bang, nên không ai biết đến, kể cả văn nhân uyên thâm kim cổ Hạng Bá mà khi đọc Văn Sách Hàn Tín cũng chưa hiểu gì, nên Bá đã vứt sách vào một xó phòng!

    Giờ đây Lương đọc tới đâu thì trong lòng bồi hồi lo lắng tới đó... vì tư tưởng của Hàn Tín thuộc loại “tranh bá đồ vương,” giả sử nếu như Hạng Võ biết dùng người tài này, thì sự nghiệp Lưu Vương của Trương Lương coi như tan thành mây khói. Ông suy nghĩ và lo lắng, phải chờ tới lúc bạn về để hỏi ra cớ sự.

    Được biết Hàn Tín không được Sở Vương trọng dụng thì Lương mừng lắm, và ông lập kế tiến cử Hàn Tín làm Ðại Nguyên Soái cho Lưu Vương. Nhưng lãnh tụ Lưu Bang đọc biểu chương Hàn Tín cũng chẳng hiểu gì về tư tưởng, không trọng dụng “Hàn Tín Lòn Trôn” cho tới khi Trương Lương trở về, cùng Tiêu Hà cắt nghĩa từng chữ, từng câu, từng đoạn trong sách Bình Lưu của Hàn Tín cho Lưu Bang nghe, lúc đó Lưu Vương mới hiểu về tư tưởng và chịu dùng Hàn Tín, nhưng vẫn thắc mắc về chuyện dèm pha lòn trôn giữa chợ, và chẳng có tài cán gì!

    Từ khi có Hàn Tín, đại nguyên soái Hàn Tín mang tư tưởng Bình Lưu huấn luyện, chấn chỉnh đội ngũ và quân của Lưu Bang bắt đầu đánh bại quân Hạng Võ. Và trong một trận chiến thư hùng kịch liệt, quân Hàn Tín bao vây quân Sở.

    Khiến cho tướng sĩ của Sở Bá Vương nao núng chỉ vì Hạng Võ là kẻ hữu dõng vô mưu, cho nên thuộc cấp của ông đã bị sát hại rất nhiều. Rồi trong đêm ấy Trương Lương đã dùng sáo để thổi, tiếng sáo Trương Lương vô cùng ai oán lâm ly đã làm cho quân sĩ Sở Vương nhớ nhà, nhớ vợ nhớ con mà trốn trại không chiến đấu. Tiếng sáo đã đóng góp phần một phần “văn hóa” tạo cho công cuộc Hán Sở Tranh Hùng kết thúc.

    Tóm lại, những người đã thành công và lưu danh trong sử sách là những người có tư tưởng lớn. Các đấng Minh Quân Văn Thánh là những người có tư tưởng lớn.

    Các tư tưởng lớn ấy được truyền tụng và ghi chép vào bia, vào sử sách... Nhưng hơn trăm năm qua, dân tộc Việt Nam chưa thành công trong sứ mệnh dành lại chủ quyền, mang lại nguồn an vui hạnh phúc cho toàn dân… xét đến nay, chúng ta phải thẳng thắn mà nhận định lại rằng, chúng ta chưa có một nhà tư tưởng ở cấp dân tộc để mà hướng dẫn, lãnh đạo toàn dân thực thi sứ mệnh trọng đại cứu nước của mình để khai sáng Chính Thuyết Tiên Rồng ưu việt của Tổ Tiên.

    Trở lại với chuyện cụ Hoàng Thạch Công, người thày của thanh niên Trương Lương lúc đó, nếu như Trương Lương không có "Tình Thương" mà chỉ có "Tình Tham" thì chắn chắn không chịu nhặt dép và xỏ giúp vào chân cụ Hoàng Thạch để được cụ chỉ dạy.

    Đầu con người ta, ví như cái chung nước trà, khi nó đã đầy thì ta không thể châm đổ thêm nước, do đó, thanh niên muốn học hỏi thì phải trút bỏ nước trà cũ, nước thiu trong chung trà đầu óc mình, trút bỏ Tà Thuyết Duy Vật Duy Lợi để đón nhận nước nóng mới, Chính Thuyết Tiên Rồng với sứ mệnh Giúp Dân Dựng Nước trong thời đại mới đang tiến gần – Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) với nhu cầu của con người là kiến thức (knowledge) và thông toàn (wisdom).


    Phạm Văn Bản



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X