Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xã Hội Pháp Trị

Collapse
X

Xã Hội Pháp Trị

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xã Hội Pháp Trị

    Xã Hội Pháp Trị




    Theo bản dự thảo văn kiện chính trị trong đại hội 10 của đảng Cộng sản VN đề ra, thì đó là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Và chúng ta lần mở trang lịch sử chính trị nhân loại, thấy nhiều hệ thống tư tưởng đã từng được áp dụng trong tổ chức cai trị quốc gia và xã hội loài người: thần quyền, thế quyền, vương quyền, bá quyền, nhân quyền, đảng quyền, pháp quyền… Và pháp quyền là phương pháp cai trị bằng pháp lệnh, khác biệt với pháp trị pháp luật.

    Tổ chức cai trị xã hội pháp quyền -- thì giai cấp cầm quyền soạn thảo luật pháp điều lệ, kèm theo hình phạt cho người vi phạm và dành mọi ưu thế đặc miễn cho tầng lớp đảng viên lãnh đạo tối cao. Ða phần pháp luật, lý thuyết pháp trị cổ điển mà thời nay đảng cộng sản Việt Nam xử dụng, gọi là nghị quyết (nội bộ), và là pháp lệnh (ngoại vi). Nhà nước pháp lệnh là lệnh trên truyền xuống thì nhân dân cấp dưới thi hành, không cần biết có hợp lý hay bất hợp lý, và nó là pháp lệnh chớ không phải là pháp luật là các chủ nhân ông, và dưới đáy là thần dân nô lệ. Do đó, đảng cộng sản tự hào đỉnh cao trí tuệ của loài người là chuyện không ngoa.
    Hình ảnh văn hóa ba góc năm xưa hiện về. Giữa sa mạc nóng bỏng mênh mông, đoàn nô lệ di chuyển những tảng đá khổng lồ, là người bị chọc thủng tai, cắt đứt lưỡi để trở thành ngoan ngoãn lao động. Máu, nước mắt, mồ hôi của đoàn người xây Kim tự tháp đổ xuống thành sông, thành suối, và hài cốt xếp lại còn cao hơn thể tích của công trình là cái có thể mệnh danh xã hội chủ nghĩa.
    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa -- như thế, nó không thể là nỗi khao khát của nhân loại, hay của dân tộc Việt Nam chúng ta. Vì “pháp quyền pháp lệnh” không mang mặc gía trị thời đại nào cả, và đã tước đoạt tự do, quyền làm chủ đời sống sinh hoạt loài người.
    1. Pháp Trị Là Gì?
    Pháp trị chỉ thật sự có gía trị, khi xã hội chuyên chở tự do và quyền làm chủ của loài người. Sự tự do và quyền làm chủ được thực hiện, chỉ khi nào xã hội pháp trị tổ chức cai trị xã hội bằng luật pháp thật sự. Muốn thể hiện, muốn áp dụng luật pháp trong một Xã Hội Pháp Trị phải đi từ khế ước, giao kèo, thỏa thuận giữa hai thành phần thống trị và bị trị, tức mọi điều khoản dùng để thi hành tổ chức cai trị đều phải căn cứ, khai triển rõ ràng trên bản văn Hiến Pháp.
    Từ mối liên hệ chằng chịt của hệ thống hỗ tương giây chuyền, nên xã hội pháp trị trở nên gía trị khi nằm chung trong hệ thống chính trị dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội pháp trị và cam kết hòa bình.
    2. Xã Hội Pháp Trị
    Xã hội pháp trị mà chúng ta muốn thực hiện, áp dụng trong tổ chức cai trị xã hội loài người và xếp vào bảng gía trị thời đại, chớ nó không phải lý thuyết, lý luận pháp trị được nhà nước pháp quyền Việt Nam xử dụng để lòe bịp, mị dân và mị cán bộ. Xã hội pháp trị được chúng ta nhắm đến hiện nay là một xã hội cai trị bằng pháp luật có sự thỏa thuận, có sự đóng góp của khối đa số sống trong cộng đồng quốc gia xã hội.
    Xã hội pháp trị thì từ dân tới quan, từ bị trị tới cai trị, không ai được quyền chiếm ưu thế, không ai được quyền đứng trên pháp luật, không ai được quyền chà đạp công lý để củng cố uy thế cho địa vị cá nhân, cho gia đình hoặc cho đảng phái. Mọi người sống trong xã hội pháp trị đều được bình đẳng trước pháp luật, được hưởng tự do, công bằng và công lý, nhưng cũng bị luật lệ chi phối và trừng trị khi trở thành phạm nhân.
    3. Cam Kết Hòa Bình.
    Theo bảng gía trị thời đại, thì chính trị dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội pháp trị không thể thiếu cam kết hòa bình. Thiếu cam kết thì nhân loại, hay dân tộc khó có thể thực hiện được mục tiêu chính trị dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội pháp trị. Do sự ngang ngược, lật lọng, tráo trở của thành phần khủng bố Hồi giáo hay cộng sản giáo điều mà ra.
    Trong giai đoạn khó khăn khủng hoảng về kinh tế hay xã hội, tập đoàn lãnh đạo chính trị độc tài thường khai thác cơ hội một cách triệt để, và áp dụng vào cơ chế chuyên chính. Bởi nếu thực thi một xã hội pháp trị, áp dụng các qui luật dân chủ để cải tổ, thì sẽ gây ra cho nhóm người, thành phần đảng phái, hay giai cấp thống trị bị mất đặc quyền đặc lợi và địa vị. Chính vì thế, những kẻ khai thác thời cơ sẽ đòi hỏi, ngay lập tức, quay trở về trạng huống cũ với hình thức độc tài, biện minh cho chính sách như đã ghi trong khoản 13 dự thảo đại hội 10, “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.”
    Quan sát các quốc gia văn minh tiên tiến, chúng ta thấy hệ thống hỗ tương giây chuyền bao gồm chính trị dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội pháp trị và cam kết hòa bình, đã tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong chức năng điều hướng các cộng đồng xã hội, các quốc gia phát triển trong vòng ổn định trật tự, điều hòa và mang đến hạnh phúc, thịnh vượng cho mọi người sống trong cộng đồng xã hội hay quốc gia. Bởi thế, một xã hội pháp trị luôn luôn phải có cam kết.
    a. Cam Kết Là Gì?
    Những việc cãi nhau, ẩu đả và gây ra án mạng giữa các cá nhân, phe nhóm, đảng phái đều do một trong hai bên là kẻ không giữ cam kết thành văn, hoặc bất thành văn. Ví dụ, anh A cho anh B mượn một số tiền và hứa trả lại cho anh A trong khoảng thời gian cam kết nào đó. Sự hứa hẹn, giao ước giữa hai người chỉ thực hiện bằng sự tín nhiệm qua lời cam kết bất thành văn, không giấy tờ, không lập văn bản. Ðúng hẹn, anh A đến gặp anh B nhưng không giữ đúng giao ước, bởi thế cuộc cãi vã hay đánh nhau đã xảy ra.
    Anh C bán cho anh D một chiếc xe, anh D đưa trước một số tiền đặt cọc, và anh C trao lại anh D một bản hợp đồng, tức cam kết thành văn, với chữ ký của đôi bên công nhận và có người thứ ba thị thực. Thời gian sau, nếu một trong hai người mà không giữ đúng cam kết thì cũng sinh ra kiện tụng, và người thứ ba sẽ căn cứ trên cam kết mà luận tội.
    Hai ví dụ cam kết nói về xung đột thường xảy ra trong xã hội, ngoại trừ những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan hay cộng sản giáo điều, đều do bội ước, bội tín, tức không giữ đúng cam kết, giao ước thành văn hay bất thành văn mà ra. Và ở thời đại, loài người chưa văn minh, chưa tiến bộ thì Hồ Chí Minh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, xung đột. Nhưng thời nay, bạo lực cũng giảm dần theo nếp sống văn minh tiến bộ của xã hội loài người.
    Ngày nay, những dân tộc văn minh, những quốc gia thực hiện chính trị dân chủ giải quyết xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp, đấu tranh bằng phương hướng hòa bình đã giảm thiểu nhiều nỗi đau thương, bất hạnh cho mọi người sống chung trong cộng đồng quốc gia xã hội. Vì lợi ích thiết thực của hòa bình trong các quốc gia dân chủ văn minh tiên tiến nên trừ các tập đoàn lãnh đạo độc tài sợ mất đặc quyền đặc lợi, sợ mất độc quyền lãnh đạo quốc gia, nên họ từ chối thực hiện cam kết hòa bình. Còn ngoài ra, toàn thể nhân loại hôm nay đều hướng về hòa bình như là mục tiêu cần đạt tới.
    b. Cam Kết Hòa Bình Là Gì?
    Cam kết hòa bình là hứa hẹn, giao ước, hiệp ước thành văn hay bất thành văn gồm những điều luật bắt buộc mọi cá nhân, thành phần tham dự ký kết, hứa hẹn và tuân giữ… như không gây bạo động, không dùng bạo lực, không đàn áp mà áp dụng đối thoại, thương thảo… đó là hình thức hòa bình để giải quyết các mối xung đột, tranh chấp dầu của cá nhân, đoàn thể, đảng phái hay quốc gia.
    Ngày nay, các nhà lãnh đạo cường quốc đã nhận thấy sự hữu hiệu của cam kết hòa bình nội chính, nên họ đã ngấm ngầm vận động quốc tế để thực hiện cam kết hòa bình ngoại chính. Từ đó, các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới đã thấy được lợi ích cam kết hòa bình đối với đời sống nhân loại, mà ngày nay nhiều nhà lãnh đạo quốc gia độc tài cũng đang chuyển hướng, dấu chỉ cam kết hòa bình ngoại chính qua các hiệp ước quốc tế hạn chế, ngăn cấm sản xuất các loại vũ khí gây thương tật vĩnh viễn, và có sức tàn sát tập thể cao, cũng như gây nguy hại lâu dài cho môi trường sống của nhân loại.
    Thế giới thấy được sự hữu hiệu và lợi ích của cam kết hòa bình. Hơn một phần tư nhân loại hôm nay đã được hưởng ấm no, hạnh phúc, thịnh vượng của cam kết hòa bình, và cam kết hòa bình đã tạo nên gía trị nhất định cho nhân loại, nên được xếp vào bảng gía trị thời đại trong hệ thống hỗ tương giây chuyền gồm chính trị dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội pháp trị, và cam kết hòa bình.
    4. Kết Luận
    Thời đại của chúng ta hôm nay là thời đại dân chủ và gía trị thời đại sẽ định hướng phát triển xã hội loài người trong tương lai. Không một ai hay không nhóm người nào có thể bắt lịch sử dừng lại, không đảng phái nào có thể lãnh đạo quốc gia, phát triển xã hội với những gía trị lỗi thời như “nhà nước pháp quyền XHCN,” đã phủ nhận, đã từ chối những gía trị chung của nhân loại đã thành tiêu điểm mang ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng.
    Thời gian qua nhanh, lịch sử sẽ không dừng lại, và những ai còn ưu tư, xót thương cho quê hương dân tộc mình, hãy lên đường, hãy nhắm vào gía trị thời đại để bắt kịp thời đại, hầu dẫn dắt dân tộc mình sớm thoát cảnh đói nghèo, chậm tiến.

    Last edited by Phạm Văn Bản; 05-11-2021, 10:59 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X