Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm Hiểu Vấn đề Biển Đông (The South China Sea)

Collapse
X

Tìm Hiểu Vấn đề Biển Đông (The South China Sea)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Mỹ không nói chơi với Trung Quốc






    Quần đảo Hoàng Sa xưa và nay

    Click below link , dùng con chuột kéo qua lại để so sánh không ảnh trước và sau khi trung cộng kiến tạo một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa

    http://www.abc.net.au/news/2015-09-2...-after/6794076

    Nguồn: lv
    Last edited by Trần Hòa; 09-23-2015, 05:59 AM.

    Comment


    • #17
      Bla bla bla...

      Nguyễn Trọng Dân

      Không có một cách nào diễn tả chính xác hơn phản ứng của Trung Cộng trước hình ảnh chiến hạm USS Lassen quả cảm, đơn độc xông thẳng vào thế trận hải quân dày đặt của Trung Cộng bố phòng tại quần đảo Trường Sa, ngoại trừ thành ngữ: "bla bla bla..."


      Thật vậy, Trung Cộng không biết đường nào để chữa thẹn trước cả thế giới khi toàn bộ gần như cả hạm đội, gồm các soái hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu chiến lớn, tàu chiến nhỏ... đủ các thứ đóng tại Trường Sa đã phải vội vã dạt ra, né tránh chiến hạm Hoa Kỳ USS Lassen lầm lũi tiến tới tuần tra cách đảo nhân tạo do Trung Cộng xây trái phép chỉ 12 hải lý, tức là cách đảo nhân tạo này chỉ khoảng 22 km là tối đa.

      Mặc dù Trung Cộng đã tuyên bố vùng biển này là chủ quyền của mình, nhưng khi chiến hạm USS Lassen xông thẳng vào, Trung Cộng chỉ còn biết cử hai chiếc tuần dương hạm lẽo đẽo theo sau như cái bóng, không dám chận đầu ngăn cản.

      Đâu có siêu cường nào lại cam tâm và nhút nhát đi làm cái bóng của kẻ khác như thế!

      Khi Trung Cộng chữa thẹn

      Bắc Kinh nay chỉ còn biết đỏ mặt tía tai, kiếm đường chữa thẹn khi bị vạch mặt trước toàn thế giới là nào giờ Bắc Kinh chỉ là hung hăng, hù dọa, la làng mà thôi!

      Thí dụ, Trung Cộng tuyên bố họ không sợ chiến tranh với Hoa Kỳ khiến giới phân tích và báo chí vô cùng thất vọng vì rõ ràng đây chỉ là lời tuyên bố "bla bla bla" cho có để chữa thẹn. Bởi vì sự kiện cả hạm đội Trung Cộng bỏ chạy trước một tàu chiến nhỏ nhoi USS Lassen vẫn còn sờ sờ ra đó.

      Mọi người mong mỏi Trung Cộng có một lời tuyên bố "thông minh" hơn để lý giải tình hình và đưa ra sự tính toán cân phân nặng nhẹ của mình khi né tránh chiến hạm USS Lassen. Đằng này, giới báo chí chỉ thấy thái độ của Trung Cộng thẹn thùng quá nên cứ ríu rít lung tung... "bla bla bla" vô nghĩa.

      Giới chuyên gia lại càng thất vọng hơn khi Trung Cộng chữa thẹn bằng cách lại lật đật tuyên bố sẽ điều thêm tàu chiến tới khu vực mà Hoa Kỳ quyết định tuần tra.

      Lời tuyên bố này không phải là "bla bla bla" hay sao khi mà ngần ấy chiến hạm hiện diện trước đó đã phải dạt ra, bỏ chạy trước mỗi một con tàu USS Lassen tiến tới?

      Thế thì điều thêm tàu chiến tới nữa thì làm được cái tích sự gì?

      Lộ nguyên hình 'cọp giấy'

      Đến cuối ngày 29 tháng 10, các tướng lãnh Trung Cộng lại than vãn chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra cũng có thể dẫn đến hiểu lầm tạo chiến tranh?! Mọi người ngơ ngẩn muốn hỏi lại: "Làm sao mà có biến cố nếu toàn bộ cả hạm đội bỏ chạy trước mổi một con tàu USS Lassen?”

      Rõ ràng Bắc Kinh chỉ cố "bla bla bla..." chữa thẹn.

      Kế đến, Trung Cộng lại tuyên bố đưa chiến đấu cơ có gắn hỏa tiển Không đối Hải ra ngoài đảo nhân tạo nơi chiến hạm Lassen tuần tiểu trước đó để "dằn mặt thái độ hiếu chiến" của Hoa Kỳ tại biển Đông.

      Điều này càng làm thất vọng giới chuyên gia quân sự, bởi vì vài chiếc chiến đấu cơ đi tiên phong thì làm sao có đủ sức áp chế tình hình trước sức mạnh không lực từ hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ tại biển Đông?

      Bằng chứng rõ rệt là bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã mời bộ trưởng quốc phòng Mã Lai lên chiếc hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt để uống trà bàn quốc sự trong tuần qua - khiến mọi người hiểu rằng vài chiếc Mig lỗi thời bay ra ngoài hải phận Trường Sa chẳng nhằm nhò gì cả!

      Rõ ràng, ai ai cũng biết ưu thế về không lực của Hoa Kỳ tại biển Đông hiện nay là tuyệt đối!

      Cả bầy chiến hạm của Trung Cộng ở trên mặt biển không dám làm gì trước một chiến hạm USS Lassen lẻ loi thì lèo tèo vài chiếc Mig trên bầu trời sao dám chọi lại dàn chiến đấu cơ hùng hậu của Hoa Kỳ từ các hàng không mẫu hạm?

      Một lần nữa, Trung Cộng lại cố "bla bla bla..." để chữa thẹn.

      Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ.


      Hù dọa thấu cáy

      Giới chuyên gia quân sự cho rằng Trung Cộng đang có một quân đội mà hàng ngũ tướng lãnh chưa từng kinh qua trận mạc theo phương thức chiến tranh hiện đại.

      Nói một cách khác, các tướng lãnh Trung Cộng không có khả năng và kinh nghiệm chỉ huy cho một trận đánh Không - Hải hiện đại, mà trong đó, sự phối hợp giữa các binh chủng phải hết sức nhịp nhàng, ăn ý và sáng tạo tùy theo tình huống.


      Sự phối hợp ăn ý này đòi hỏi các cấp sĩ quan các binh chủng phải dày dạn kinh nghiệp chỉ huy theo lề lối chiến tranh hiện đại - điều mà các cấp tướng lãnh chỉ huy của Trung Cộng không có.

      Nếu các chuyên gia quân sự phân tích đúng là như thế thì chẳng khác nào ngầm ý báo cho mọi người biết nếu có trận đánh đối đầu Không - Hải xảy ra ngay bây giờ thì các binh chủng của Trung Cộng kèn thổi xuôi, trống đánh ngược hay sao?

      Nếu thế thì nào là tàu chiến lớn, tàu chiến nhỏ, máy bay gắn hỏa tiễn của Trung Cộng có gì mà đáng sợ khi mà giới tướng lãnh chỉ huy quân đội của Trung Cộng chỉ là những con ếch kêu ồm ộp non choẹt, thiếu cả kinh nghiệm lẫn thiếu khả năng chỉ huy.

      Cho nên, chiến lược của Trung Cộng tại biển Đông không cần phải dùng nhiều tư hoa mỹ để đặt tên mà chỉ nên gói gọn trong bốn chữ: "HÙ DỌA THẤU CÁY”.
      Thật vậy, Trung Cộng phô trương tàu chiến, vũ khí chỉ để hù dọa, buộc các nước nhỏ trong vùng đối thoại thỏa thuận về biển đảo có lợi cho Trung Cộng mà thôi.
      Và khi chiêu thức hù dọa bị vạch mặt, Bắc Kinh thẹn thùng đỏ mặt tía tai hành xử như con gà mái dầu không cựa kêu oan oác, bất lực.

      Nguyễn Trọng Dân

      Comment


      • #18
        Hoa Kỳ phái máy bay B-52 đến gần các hòn đảo TQ nhận chủ quyền
        William Gallo - VOA


        Oanh tạc cơ B-52 của Hoa Kỳ.

        Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho hay 2 máy bay B-52 đã bay gần những hòn đảo trong vùng Biển Đông hồi đầu tuần này, và đã nhận được lời cảnh báo của các kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc. Đây là sự kiện mới nhất cho thấy Washington thách thức những khẳng định chủ quyền ngày càng nhiều của Bắc Kinh ở đó.

        Các oanh tạc cơ, xuất phát và quay trở về một căn cứ không quân Hoa Kỳ trên đảo Guam, đã tiến hành một “phi vụ thường lệ trong không phận quốc tế ở vùng lân cận quần đảo Trường Sa” vào ngày 8 và 9 tháng 11, theo tuyên bố hôm thứ Năm của Tư lệnh Bill Urban, một người phát ngôn của Ngũ Giác Đài.

        Ông Urban cho biết các máy bay đã “nhận được 2 lời cảnh báo từ một kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc, mặc dù không hề lại gần khu vực bên trong 15 hải lý của bất cứ hòn đảo này. Cả hai máy bay tiếp tục phi vụ mà không xảy ra sự cố nào, và lúc nào cũng hoạt động đầy đủ theo đúng luật quốc tế”.

        Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Peter Cook cũng xác nhận phi vụ, mà ông nói là không có gì bất thường. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Cook nói: “Tôi biết chúng tôi vẫn thường xuyên thực hiện các phi vụ của B-52 trong không phận quốc tế ở vùng đó”.

        Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói Bắc Kinh phản đối “hành động gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc dưới chiêu bài tự do hàng hải và bay trên không phận”.

        Quân đội Hoa Kỳ đã tăng cường điều họ gọi là các hoạt động “tự do hàng hải” thường lệ ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có những khẳng định chủ quyền đối kháng với Brunei, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.

        Trong một hành động táo bạo nhất từ trước đến giờ, chiến hạm USS Larsen của Hoa Kỳ hồi tháng trước đã đi vào khu vực 11 kilomet cách Bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đã khởi động một dự án xây dựng ồ ạt hồi năm ngoái để biến những bãi đá ngầm thành những hòn đảo có thể xây các phi đạo và các cơ sở khác.

        Dự án xây đảo nhân tạo đã gây phẫn nộ từ phía các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các cơ sở đó một phần để đòi chủ quyền khu vực. Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo.

        Căng thẳng biển đảo dự kiến sẽ là một chủ đề chính vào tuần tới khi Tổng thống Barack Obama đến vùng này để họp với các nhà lãnh đạo khu vực tại 2 hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương.

        Tuy vẫn nói là Washington không có lập trường chính thức về những tranh chấp lãnh thổ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường xuyên đả kích những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đã phát triển các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với nhiều nước đòi chủ quyền đối kháng với Trung Quốc.

        VOI

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X