Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những Cuốn Chuyện Hay Viết Về Loài Chó

Collapse
X

Những Cuốn Chuyện Hay Viết Về Loài Chó

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những Cuốn Chuyện Hay Viết Về Loài Chó




    "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Con Bim trắng tai đen"... là những câu chuyện cảm động về loài vật gắn bó với con người.
    Hachiko - chú chó đợi chờ

    Tác phẩm của nhà văn người Cuba - Luis Prats - lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về chó Hachiko ở Nhật Bản. Hachiko sống cùng giáo sư Ueno. Hàng ngày, chú chó theo chân giáo sư đến nhà ga để tiễn ông đi làm. Buổi chiều, Hachiko lại ra ga đợi chủ về.



    Cuốn sách "Hachiko - Chú chó đợi chờ" do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

    Một ngày, giáo sư Ueno lên cơn đột quỵ và qua đời. Hachiko vẫn đứng đợi chủ tại sân ga mỗi ngày. Về sau, chú chó được gia đình con gái giáo sư nhận nuôi. Tuy nhiên, Hachiko thường xuyên cắn đứt dây buộc và tìm mọi cách về nhà cũ. Kể từ đó, Hachiko thành chó hoang, sống qua ngày nhờ đồ ăn bố thí. Chín năm trôi qua, Hachiko già yếu với bộ lông xơ xác, bàn chân đau nhức vì thấp khớp. Tháng 3/1935, hành khách đến ga Shibuya phát hiện Hachiko nằm chết cóng.

    Câu chuyện cảm động này được rất nhiều đạo diễn dựng thành phim, trong đó Hachi: A Dog's Tale là dự án do Hollywood sản xuất với sự tham gia của tài tử Richard Gere (thủ vai giáo sư).

    Tiếng gọi nơi hoang dã


    Tiểu thuyết do Jack London sáng tác, xuất bản lần đầu năm 1903. Tiếng gọi nơi hoang dã kể về cuộc sống của chó Buck được thuần hóa, cưng chiều. Buck bị bắt khỏi trang trại, trở thành chó kéo ở Alaska băng giá. Tại đó, Buck chiến đấu với sói rừng để giành thức ăn và học cách sinh tồn. Về sau, chú chó được người chủ tên John cưu mang. Buck sống trong yêu thương của con người. Tuy nhiên, thiên nhiên đã đánh thức bản năng của Buck. Chú chó quyết định trở lại cuộc sống hoang dã.


    "Tiếng gọi nơi hoang dã" do Nhà xuất bản Văn học phát hành.
    Tác phẩm được chuyển thể thành phim qua nhiều phiên bản như: Call of the wild (Tiếng gọi nơi hoang dã) do William A.Wellman đạo diễn năm 1935, The call of the wild: Dog of the yukon (1997) của Peter Svatek...
    * Trích phim "The call of the wild"



    Nanh trắng
    Sau Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London viết Nanh Trắng vào năm 1906. Tiểu thuyết lấy bối cảnh phương Bắc lạnh giá và khắc họa hành trình trưởng thành của sói hoang.
    Nhân vật chính của truyện là Nanh Trắng - chú chó mang trong mình ba phần tư dòng máu sói. Sinh ra ở nơi hoang dã, Nanh Trắng được người da đỏ thuần hóa. Hàng ngày, chú chó thường chịu những trận đòn roi và dần trở nên lạnh lùng.

    Sách do Nhà xuất bản Văn học phát hành.
    Về sau, kỹ sư trẻ Weedon Scott xuất hiện và dành nhiều tình thương cho Nanh Trắng. Anh dẫn chú chó về sống tại California. Ở đây, Nanh Trắng sống trong thế giới văn minh, tràn đầy tình yêu của chủ. Trong cuộc giao tranh giữa Weedon với tên tội phạm khét tiếng Jim Hall, Nanh Trắng đã lao vào bảo vệ chủ. Chú chó trúng đạn và may mắn thoát chết nhờ được cứu chữa kịp thời.
    Con Bim trắng tai đen


    Tác phẩm do nhà văn Gabriel Troepolsky sáng tác vào năm 1971. Truyện ca ngợi lòng trung thành của loài chó trong văn học Nga. Con Bim trắng tai đen kể về nhân vật chó săn Bim.


    Tác phẩm "Con Bim trắng tai đen" của Gabriel Troepolsky.
    Bim là chú chó khuyết tật được thợ săn Ivan nhận nuôi. Ivan thương yêu Bim hết mực. Trong lần lên thành phố chữa bệnh, Ivan gửi Bim cho hàng xóm trông coi. Nhớ chủ, Bim bỏ đi tìm. Chú chó lang thang khắp nơi giữa trời đông lạnh giá. Không ít lần Bim bị kẻ xấu bắt và đánh đập đến mức cơ thể suy kiệt. Khi Ivan gặp lại Bim thì chú chó đã chết. Hình ảnh khiến nhiều độc giả rơi lệ là bông tuyết trên cánh mũi Bim không thể tan ra bởi hơi ấm cơ thể đã nguội lạnh.
    Năm 1977, tác phẩm được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do Stanislav Rostotsky đạo diễn. Cảnh chó Bim chạy theo xe cứu thương chở người chủ khiến người xem xúc động mạnh.
    * Trích phim "Bim trắng tai đen"



    Lad - A dog


    Tiểu thuyết do nhà văn người Mỹ - Albert Payson Terhune - viết vào năm 1919. Lad - A dog lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về chú chó Sunnybank Lad - người bạn trung thành của gia đình tác giả. Lab sinh năm 1902 và mất năm 1918. Trong truyện, Lad được mô tả là chú chó trung thành, quả cảm và thông minh.


    Bìa tác phẩm "Lad - A dog" của nhà văn Albert Payson Terhune.
    Lad yêu Lady - chó cái giống Ê-cốt. Lad từng xả thân cứu bà chủ bị đuối nước và chờ đợi trước cửa phòng đến khi bà khỏe hẳn. Trong truyện, chú chó còn tham dự một cuộc thi động vật nhằm quyên góp hàng chục nghìn đô la Mỹ cho Hội chữ thập đỏ địa phương.
    Qua tác phẩm, độc giả cảm nhận tình yêu chân tình của Albert Payson Terhune dành cho thú cưng. Trên bia mộ của "người bạn bốn chân", tác giả khắc dòng chữ: "Lad thuần chủng từ thể xác tới tâm hồn". Năm 1962, tác phẩm được chuyển thể thành phim do cặp đạo diễn Leslie H.Martinson - Aram Avakian thực hiện. Cuối năm 2015, cuốn sách được dịch giả Vũ Danh Tuấn chuyển ngữ và Nhà xuất bản Văn học phát hành.
    Lassie come home
    Tác phẩm của tiểu thuyết gia người Anh - Eric Knights - xuất bản năm 1940. Truyện viết về hành trình tìm lại chủ cũ của nhân vật chó Lassie. Vì túng quẫn, gia đình Carraclough buộc phải bán Lassie cho nhà quý tộc. Việc này khiến cậu bé Joe Carraclough cảm thấy suy sụp vì mất đi bạn thân.


    Trang bìa cuốn "Lassie come home".
    Ở nhà chủ mới cách trung tâm nước Anh khoảng 600 cây số, Lassie không nguôi nỗi nhớ cậu chủ Joe. Cô chó quyết định bỏ trốn. Trên hành hình trở về, Lassie đối mặt với nhiều hiểm nguy và cạm bẫy. Lassie từng rơi vào tay đội bắt chó hoang, suýt chết vì đói và rét... Vượt qua tất cả, cô chó về nhà bình an trong vòng tay âu yếm của cậu bé Joe Carraclough.
    Năm 1943, tác phẩm được đạo diễn Fred M.Wilcox chuyển thể thành phim. Ở Việt Nam, Lassie come home (Lassie trở về) do dịch giả Vũ Danh Tuấn chuyển ngữ và Nhà xuất bản Văn học ấn hành.
    * Trailer "Lassie come home"





    Bởi vì Winn-Dixie
    Tác phẩm thuộc thể loại văn học thiếu nhi do Kate DiCamillo viết và xuất bản lần đầu năm 2000. Truyện kể về cô bé lên mười - India Opal Buloni - cùng cha chuyển tới sống tại Naomi, Florida (Mỹ). Cha cô là người truyền giáo, sống khép kín. Một ngày, Opal vào siêu thị mua đồ. Cô thấy cảnh nhân viên cửa hàng vây bắt chó hoang vì tội quậy phá. Để bảo vệ, Opal đã nhận chó hoang là thú cưng của mình và đặt tên là Winn-Dixie.


    Tác phẩm do Nhà sách Nhã Nam phát hành.
    Từ khi có Winn-Dixie, cuộc sống của Opal thay đổi. Từ cô gái lỳ lợm, ít nói, Opal trở nên tự tin, bắt chuyện với hàng xóm nơi ở mới - những người cùng đam mê âm nhạc và chăm sóc vật nuôi. Nhờ Winn-Dixie, mối quan hệ giữa Opal với bố thêm gắn chặt.
    * Trailer "Because of Winn-Dixie"





    Cún bụi đời
    Tác phẩm văn học thiếu nhi được đánh giá thành công nhất của nhà văn người Pháp - Daniel Pennac. Trơ trọi trong nỗi cô đơn, cún Bụi - nhân vật chính của truyện - quyết định rời bãi rác với hy vọng tìm được bà chủ tốt.


    "Cún bụi đời" do Nhà sách Nhã Nam liên kết thực hiện.
    Trong hành trình tìm chủ nhân, cún Bụi được bé Táo - cô gái đỏng đảnh, cứng đầu - nhặt về nuôi. Tuy nhiên, không lâu sau, bé Táo dần lạnh nhạt và thờ ơ với chú chó.Cún Bụi tỏ ra tiếc nuối và nhớ ông chủ hàng thịt cho nó mẩu xương khi sắp kiệt sức vì đói. Chú cún ân hận vì bỏ qua ông. Cuối cùng, tuy còn quyến luyến, cún Bụi quyết định rời bỏ bé Táo.
    Tôi là Bêtô
    Truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh ra đời năm 2011. Tác phẩm xoay quanh tình bạn giữa Bêtô với Laica (cún con), Binô sống trong gia đình cô chủ Ni.


    Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
    Trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh xây dựng nhân vật Betô có ngôn ngữ và tính cách riêng. Chú chó trải qua hơn 100 cuộc phiêu lưu ly kỳ với nhiều cung bậc cảm xúc: từ niềm vui, dũng cảm đến nỗi buồn, giận dữ và sợ hãi. Thông qua thủ pháp nhân hóa, tác giả muốn gửi thông điệp về tình yêu, sự gắn kết giữa con người với loài vật, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ thơ.
    Năm 2008, Tôi là Bêtô giành giải "Tác phẩm văn học hay nhất" do Hội nhà văn TP.HCM trao tặng.
    Trọng Trường



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X