Thông báo

Collapse
No announcement yet.

"Cổng Trời Bình An"

Collapse
X

"Cổng Trời Bình An"

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • "Cổng Trời Bình An"

    "Cổng Trời Bình An"
    ~~~






    (Ghi nhận tại chỗ do NgyThanh gởi về từ Bắc Kinh, thủ đô Trung quốc ngày 4-06-2009 /// Sắp xếp và đăng lại thành 2 kỳ theo yêu cầu của một số bằng hữu Facebook.)


    Trời tắt nắng. Trước mặt tôi là khu đất bề ngang 500 mét và bề dài 880 mét, nhân lên thành 440.000 mét vuông. Tên chính thức của nơi tôi đang đứng là quảng trường Thiên An Môn – quảng trường rộng nhất thế giới, rộng 99 mẫu, bằng 90 sân bóng football của Mỹ cọng lại, đủ chỗ chứa cho 300.000 người. Mời các bạn đọc bản tin của nhật báo New York Times nói về địa danh nầy:

    “Đêm qua đài truyền hình CBS của Mỹ báo cáo rằng hai trong số ký giả của họ tại Bắc Kinh, trong số đó có cả phóng viên thường trú Richard Roth, đã bị binh lính Trung quốc bắt giữ trong ngày hôm qua và đã bị giam giữ ở nơi nào chưa được biết.

    Teri Everet, nữ phát ngôn viên của mạng lưới truyền hình cho hay phóng viên Roth lúc ấy đang trực tiếp truyền thanh về đài bằng điện thoại, mô tả khung cảnh của quảng trường Thiên An Môn. Đài CBS, cũng như các hãng truyền hình khác, đã phải nhờ đường dây điện thoại để nhận các bài phóng sự truyền thanh vì nhà chức trách Trung quốc đã cắt các hệ thống phát tín hiệu truyền hình truyền ra thế giới bên ngoài từ thủ đô Bắc Kinh kể từ tuần vừa qua.

    Đài CBS nói nhà báo Roth 40 tuổi đã bị bắt giam cùng với ký giả quay phim Derek Williams 42 tuổi, mang quốc tịch Tân Tây Lan. Hai nhân viên còn lại của toán quay phim, một chuyên viên âm thanh và một thông ngôn, đã nhanh chân lẫn vào đám đông để tẩu thoát. Có tin cho hay phóng viên Roth có thể đã bị lính đánh, nhưng phát ngôn viên Everet cho hay chi tiết nầy chưa được xác nhận. Tính tới gần nửa đêm hôm qua, đài đã có những nỗ lực tối đa để dò tìm tông tích các toán viên toán quay phim thất tán của họ nhưng chưa có kết quả.”

    Xin các bạn đừng lo và đừng hoang mang. Bản tin kể trên in trên trang nhất số báo phát hành ngày 4 tháng 6 năm 1989 – cách đây đã tròn 20 năm. Còn tối hôm nay khi tôi đang có mặt ở đây, cũng có không ít người chưa quên câu chuyện lịch sử năm nào, nhưng ngoài mặt mọi người thờ ơ như không còn trí nhớ. Biết rằng xác suất thành công của những cuộc nổi dậy đòi dân chủ trong các nước cộng sản ngang với số không, nhưng tòa soạn Thời Báo đã cử tôi tới quảng trường một thời nhuộm máu nầy để quan sát và tường thuật lại những gì đang xẩy ra, so với những gì đã xẩy ra cách đây bằng một thế hệ. Từ bên ngoài bức màn sắt, chuyện Thiên An Môn tắm máu ngày nào ai cũng biết. Nhưng với người dân bên trong thiên đàng cộng sản nầy, ngoài những lời thì thầm nói nhỏ vào tai nhau xen kẽ những tiếng thở vắn than dài, sử và sách đã không phản ánh trung thực, và biến cố làm chết hàng ngàn người ấy vẫn chìm đắm trong lặng lẽ, được nhà nước đưa vào học đường dạy dỗ cho học sinh là một vụ nổi loạn do một số phần tử “phản cách mạng” nhen nhúm và do người nước ngoài giật dây.

    Chung quanh tôi, bộ hành và xe cộ lèn kín. Ở góc đường Đông Trường An phía tay phải, tôi nghe thấy tiếng còi hụ: một chiếc xe cứu thương chớp đèn lao nhanh giữa dòng xe cuồn cuộn để tìm cách cứu mạng một người nào đó. Có lẽ xe chạy về Bệnh viện Bắc Kinh gần nhà ga đường sắt bên quận Sùng Văn, nơi các bác sĩ trực sẽ ăn thua đủ với tử thần. Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có 1.3 tỉ người dân, nhưng mỗi mạng sống quanh ta vẫn là một món quà tuyệt diệu mà thượng đế thương trao.

    Cũng đêm mồng Bốn tháng Sáu dương lịch như đêm nay, cách đây đúng 20 năm, người ta đã chứng kiến nhiều tiếng xe cứu thương xen kẽ trong tiếng rít của xích sắt chiến xa, và tiếng nổ của súng máy. Một bên là sinh viên học sinh vũ trang loa phóng thanh chít băng tang trên đầu đứng lên thét gào dân chủ, còn bên kia là mật vụ nhà nước phối hợp với Quân đoàn 27 của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc – những con vật quân sự được điều động từ những miền xa xôi khác tới thủ đô, sau nhiều ngày bị cấm nghe đài phát thanh và không được phép cầm tờ báo nào trên tay trừ tin tức từ Ban Văn Hóa Thông Tin của đảng. Họ được lệnh điều động về thủ đô để triệt hạ “bọn phản động mưu toan lật đổ chính quyền trung ương” Tối hôm nay ở đây nhìn quanh không còn vết máu tanh trên nền đất và không còn dấu đạn thù cày lên tường vôi trắng. Các dấu tích ấy đã phai mờ theo thời gian nhưng hai thập niên trước sinh viên và công nhân đã bị bắn từ sau lưng, không chỉ trên quảng trường nầy mà còn khắp nơi trong thủ đô, đặc biệt là trên đại lộ Trường An, chạy về phía đông đổi tên thành đại lộ Đông Trường An và đại lộ Kiến Quốc Môn, chạy về phía tây là đại lộ Tây Trường An rồi tiếp đến đại lộ Phục Hưng Môn – là nơi thây người đổ xuống nhiều nhất…


    ■ Con đường dẫn tới bạo động

    Là quảng trường lớn nhất thế giới, Thiên An Môn – nghĩa tiếng Việt là “Cổng Trời Bình An” – nằm ngay trung tâm thủ đô Bắc Kinh, trung tâm sinh hoạt chính trị của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, anh láng giềng phía bắc của Việt Nam. Phía bắc quảng trường, chia cách bởi đại lộ Trường An, là Tử Cấm Thành, tức Cố Cung. Cũng như Đại Nội Huế, Cố Cung có bốn cửa, Đông Hoa Môn (cổng đông), Tây Hoa Môn (cổng tây), Thần Vũ Môn (cửa bắc) và Thiên An Môn (cổng nam). Cổng nam được xây dựng năm 1417. Dưới triều nhà Thanh, năm 1651 cổng được tái thiết và cải danh thành Thiên An Môn.

    Khu vực rộng lớn ngút ngàn là quảng trường nơi tôi đứng hôm nay, xưa kia là nơi đặt các cơ sở hành chánh của triều đình. Không phải tới cách đây hai chục năm địa danh nầy mới nhuộm máu, khói lửa binh biến và máu xương đã đổ ra để làm nên cái tên Thiên An Môn từ dạo khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn.

    Bị những người đối lập gọi là "quyền phỉ", lực lượng nòng cốt của Nghĩa Hòa Đoàn gồm nhiều người thượng thừa trong giới võ lâm. Họ là một tổ chức tôn giáo thần bí, đồng thời cũng là một tổ chức chính trị kết hợp bởi những tráng sĩ yêu nước. Vì khẩu hiệu hành động của Nghĩa Hòa Đoàn là "phù Thanh diệt dương" (ủng hộ Thanh triều, tiêu diệt người Tây phương) nên họ bị không ít người nước ngoài lên án và quy kết là đã gây ra vụ thảm sát hàng vạn người, phần lớn là người ngoại quốc. Từ tháng 11-1899 đến tháng 9-1901, các nghĩa sĩ Nghĩa Hòa Đoàn tựa vào sức và lòng dân để khởi nghĩa chống lại các thế lực ngoại quốc và chủ nghĩa đế quốc. Họ tấn công người nước ngoài, những người xây dựng đường sắt và các tín đồ đạo Tin Lành. Tháng 6-1900, các nghĩa sĩ đã chiếm đóng Bắc Kinh và giết 230 người không phải người Hoa. Ngọn lửa khởi nghĩa bùng lên khi 10.000 người Trung Hoa theo cơ đốc giáo cũng như những ai giống với tín đồ đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành đều bị giết hại, nhất là trong hai tỉnh Sơn Đông và Sơn Tây. Bộ máy nhà nước do Từ Hi Thái Hậu nắm quyền đã chịu bó tay khi các nhà ngoại giao phải theo binh sĩ và thường dân nước ngoài rút lui vào tử thủ trong các tòa công sứ rồi cầm cự 55 ngày cho đến khi 20.000 lính do liên quân đa quốc gia gửi tới giải cứu. Kết quả, chính quyền Trung Hoa bị buộc phải bồi thường cho các nạn nhân và ký các nhượng bộ bổ sung.

    Trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn vừa kể, sau khi bị thiệt hại và san bằng nhiều nơi, nhà nước đã khoanh vùng để dẹp bỏ một khu vực khổng lồ để tạo ra quảng trường. Tới khi Mao chấp chánh vào năm 1949, quảng trường lại được nới rộng một lần nữa thành diện tích 440 ngàn mét vuông bây giờ. Chính giữa quảng trường từ Cố Cung nhìn ra có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân rồi đến Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ xây theo lối cỗ: cổng Tiền Môn ở phía nam, và Thiên An Môn ở phía bắc. Cách một đại lộ rộng, phần đất phía tây là Đại Sảnh Đường Nhân Dân. Đối xứng bên phần đất đông ngạn là Viện Bảo Tàng Cách Mạng TQ và Viện Bảo tàng Lịch Sử TQ, nằm giữa quảng trường và Tối Cao Pháp Viện và Bộ Công An.

    Dọc theo lề đường đối diện với quảng trường có trồng cây, nhưng trong nội vi quảng trường để trống, hoàn toàn không cây cối hay ghế ngồi. Quảng trường được chiếu sáng bằng những chùm đèn lớn treo trên các cột đèn cao gắn kèm camera để theo dõi các sinh hoạt. Đây còn là địa điểm nhạy cảm nhất thủ đô nên được công an sắc phục và mật vụ giả dạng thường dân giám sát chặt chẽ ngày đêm. Quảng trường Thiên An Môn là nơi từng xảy ra nhiều biến cố chính trị lớn như ngày Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hôm 1-10-1949, các buổi mít-tinh thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Đây cũng là nơi xảy ra những cuộc xuống đường phản đối nhà nước như “Phong trào Ngũ Tứ 1919”, các cuộc biểu tình năm 1976 theo sau cái chết của thủ tướng Chu Ân Lai và nổi tiếng nhất là “vụ thảm sát Thiên An Môn” năm 1989 mà người trong nước gọi là “biến cố Lục Tứ” (ngày Bốn tháng Sáu) còn phe thân chính quyền phản đối cách gọi ấy.

    Tình hình những ngày đầu năm đã hừng hực như lò thuốc súng đã được nung nóng, nhưng phải chờ đến khi người bí thư bạc mệnh Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Ðảng CS Trung Quốc nằm xuống vào ngày 15-4-1989 trở thành mồi lửa châm ngòi. Hồ Diệu Bang là con người có đầu óc cấp tiến. Lúc còn ngồi ghế tổng bí thư, ông đã nỗ lực loại trừ các những tư tưởng giáo điều của cộng sản nên đã bị những phần tử bảo thủ chỉ trích gay gắt rồi bị ép buộc phải từ chức, kéo theo việc bị loại trừ khỏi ban lãnh đạo hai năm về trước. Ngược lại, việc ông bị ngược đãi đã làm nhân dân TQ mặc nhiên coi ông là con người của quần chúng.
    Trong bản điếu văn phổ biến trên báo chí, đảng cộng sản TQ đã mở đầu bằng những lời sáo rổng ca ngợi thành tích cách mạng cũng như công lao của Hồ Diệu Bang, “trung với Ðảng, hiếu với dân”, nhưng ngay sau đó chuyển qua xuyên tạc sự thực bằng cách vu khống rằng ông “đã sáng suốt nhìn nhận sai lầm của mình”, nhất là “đã xin từ chức khi biết lỗi”. Bài điếu văn lật lọng ấy trở thành ngòi nổ bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ. Ðể bày tỏ lập trường của mình, một nhóm sinh viên trường Ðại Học Bắc Kinh đã mang một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Ngay đêm ấy, vòng hoa bị lấy đi. Ngày hôm sau, ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn, nói là để tỏ lòng thương tiếc một con người có khuynh hướng cải cách vừa nằm xuống, nhưng thực chất là phản đối nạn lạm phát và tệ trạng tham ô.

    Từ quy mô nhỏ trong những ngày 16-4 và 17-4 dưới hình thức chịu tang cho Hồ Diệu Bang, qua ngày 18-4, con số sinh viên xuống đường và biểu tình ngồi ôn hòa lên tới 30.000, tại phía trước Đại Sảnh Đường Nhân Dân bên góc tây của quảng trường Thiên An Môn, mặc cho lời yêu cầu giải tán của nhà nước.

    Ngày 19-4, tạp chí World Economic Herald số 439 chuẩn bị in một bài bình luận của Nghiêm Gia Kỳ ca ngợi sinh viên tranh đấu ở thủ đô và kêu gọi việc đánh giá lại vụ tranh trừng Hồ Diệu Bang 2 năm về trước. Hai ngày sau, một viên chức đảng tại Thượng Hải yêu cầu tổng biên tập Nghiêm Gia Kỳ thay đổi một số câu trong bài viết nhưng ông Nghiêm từ chối. Viên chức nầy phải cầu cứu tới Giang Trạch Dân nhưng khi lệnh “tự ý đục bỏ” từ trung ương xuống tới Thượng Hải, đợt báo đầu đã in xong và phát hành, riêng những số chưa in kịp đã tới tay độc giả với phần bình luận để trống. Đúng một tuần sau, Nghiêm Gia Kỳ bị đình chỉ chức vụ.

    Ngày 20-4, một đám đông tụ tập trước trụ sở của đảng cộng sản TQ, đòi gặp ban lãnh đạo Ðảng để trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang. Ðám đông bị cảnh sát ngăn chận. Sau nhiều lần cảnh cáo không có kết quả, cảnh sát đã giải quyết bằng dùi cui và bắt giữ nhiều người. Việc dùng vũ lực đã kích thích thêm mối căm hờn, và tạo thêm chống đối. Sinh viên đã thực hiện cuộc bãi khóa từ 21-4 tới 23-4 để dành trọn thì giờ đối phó với nhà nước. Ðêm 21-4 khi số người tụ tập tại Thiên An Môn lên đến hàng trăm ngàn, các lãnh tụ sinh viên biết rằng đã đến lúc quần chúng cần phải được tổ chức để phát huy sức mạnh. “Ủy Ban Ðoàn Kết Sinh Viên” được thành lập với hai đại diện là Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Vương Ðán (Wang Dan). Cùng lúc, một dàn loa phát thanh được lắp đặt phát đi lời tuyên bố, rằng cuộc tưởng niệm từ nay đã biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Ủy ban khuyến cáo tất cả các trường đại học gửi đại diện đến tham dự. Các phương pháp biểu tình được thông qua gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ủy ban nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình bất bạo động. Họ đã đệ đạt lên đảng và nhà nước bản kiến nghị 7 điểm:

    1. Phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức.
    2. Chấm dứt việc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản".
    3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
    4. Tăng ngân sách giáo dục.
    5. Cho phép các cuộc biểu tình ôn hòa.
    6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương và hồ sơ thuế của giới lãnh đạo.
    7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.

    Việc hàng ngàn sinh viên công khai tụ tập để đặt vấn đề với đảng và nhà nước trùng hợp với cuộc viếng thăm của Mikhail Gorbachev, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên Xô tại Bắc Kinh sau nhiều năm bang giao quốc tế giữa 2 nước Trung-Xô đã bị đình đốn. Đây là biến cố quốc tế tầm cỡ, nên giới truyền thông khắp thế giới tụ tập đông đảo tại đây để tường thuật. Chủ trương của TQ bấy giờ là thách thức Gorbachev tiến hành cải cách nên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không muốn đàn áp sinh viên biểu tình, nhưng bản kiến nghị khó tránh khỏi bị từ chối, làm nỗi bất mãn càng tăng, tràn lan trong các đại học đường.

    Nhật báo Nhân Dân phát hành sáng hôm sau đăng một bài chỉ trích, gọi cuộc biểu tình là một vụ nổi loạn của sinh viên âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Bên ngoài, công an tìm cách ngăn chặn sinh viên đổ vào quảng trường, nhưng nhiều người vẫn thành công bằng cách giả dạng công nhân để vượt qua các hàng rào kiểm soát. Mặc dù được lệnh của chính quyền, các trường đại học vẫn từ chối cung cấp cho công an danh sách các sinh viên và giáo sư tham gia cuộc biểu tình.

    Ngày 22-4, đoàn biểu tình đã yêu cầu diện kiến thủ tướng Lý Bằng – đối thủ chính trị của Hồ Diệu Bang – nhưng lại bị từ chối. Cùng ngày, tin tức lan ra các tỉnh khác làm nổ thêm các cuộc biểu tình bạo động đặc biệt tại Tây An và Trường Sa. Nhiều cơ sở chính quyền đã bị đốt phá, và chính quyền đã vin vào các cuộc bạo động này để tuyên truyền chống lại sinh viên, nhưng thế giới bên ngoài vẫn đặt trọng tâm vào diễn tiến của cuộc biểu tình ôn hòa ở thủ đô Bắc Kinh, nơi các tờ báo có cảm tình với phe sinh viên bị đóng cửa, và đường dây điện thoại của các trường đại học bị cắt.

    Ngày 26, Đặng Tiểu Bình đọc một bài diễn văn trong nội bộ đảng. Qua hôm sau, tờ Trung quốc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản đăng trên trang nhất bài xã luận dưới tựa đề “Giương cao ngọn cờ cách mạng, phản đối bất cứ sự xáo động nào” và lên án một số kẻ cơ hội chủ nghĩa đang âm mưu gây bất ổn dân sự. Bài báo đã thành công lớn trong việc gây bất mãn sinh viên. Cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã diễn ra với sự hiện diện của hơn 200,000 sinh viên từ 42 trường đại học để yêu cầu chính phủ rút lại bài báo. Bất chấp lời cảnh cáo của nhà cầm quyền, họ đi bộ suốt 40 km trên các trục lộ chính của thủ đô Bắc Kinh, tay trong tay, vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Khi đi ngang hàng rào cảnh sát, sinh viên đã bắt tay nhân viên công lực với thái độ thân thiện, trước sự chứng kiến của hàng triệu người đứng hai bên đường. Tuy không đi trong hàng ngũ những sinh viên biểu tình, người dân thủ đô tự ý tiếp tế thức ăn và nước uống cho đoàn biểu tình kết hợp bởi nhiều khuynh hướng khác nhau, từ các trí thức cho rằng nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tới những công nhân thị thành tin rằng cuộc cải cách kinh tế do nhà nước chủ trì đã bị trượt, dẫn tới nạn lạm phát gia tăng và tình trạng thất nghiệp lan tràn làm cuộc sống của họ vốn khó khăn nay còn bị đe dọa.

    Qua tháng 5-1989, tình hình càng căng thẳng, và cuộc biểu tình chẳng những không xẹp xuống sau hai tuần lễ kéo dài, lại cỗ vũ thêm nhiều người tham gia hơn, và thái độ càng lì lợm hơn, bất chấp kêu gọi giải tán của nhà cầm quyền. Bên trong Đảng Cộng sản đã có một sự chia rẽ đã xảy ra trong đường hướng giải quyết vấn đề với những người biểu tình. Trong các khuynh hướng đang được tranh cãi, phe cứng rắn manh nha quyết định đàn áp thay vì lắng nghe những yêu cầu của dân chúng, và trước mắt, chính quyền từ khước các đòi hỏi chính đáng của sinh viên.

    Ngày 3-5, ngót 100 ngàn sinh viên và công nhân tuần hành khắp thủ đô Bắc Kinh để yêu cầu chính quyền tôn trọng tự do báo chí, đồng thời yêu cầu nhà nước đối thoại chính thức với đại biểu do sinh viên bầu ra. Chính phủ TQ từ khước đối thoại, chỉ đồng ý đàm phán với đại biểu sinh viên. Phía sinh viên thấy cần duy trì phong trào của họ bằng cách phát động một cuộc tuyệt thực. Ngày 13-5, hai ngày trước khi Mikhail Gorbachev tới Bắc Kinh, cuộc tuyệt thực bắt đầu với sự tham dự của 2.000 sinh viên ngay trước đài liệt sĩ trên quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên mang băng tang màu trắng trên đầu ghi chữ "tuyệt thực" và mặc áo có chữ "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết." Thân nhân và thầy giáo của các sinh viên tìm cách chọc thủng vòng vây của cảnh sát nổi và cảnh sát chìm để lọt vào quảng trường, đem mền và nước uống đến cho con em mình. Tới ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới 3.000. Sáu trăm người đã được đưa vào cấp cứu ở các bệnh viện thủ đô. Cuộc tuyệt thực làm sinh viên nhận được sự ủng hộ từ khắp mọi miền đất nước, cuốn hút người dân tuần hành để bảo vệ những người nhịn đói, vì hành động dũng cảm của họ đương đầu với bạo lực đã thuyết phục được dân chúng rằng sinh viên không chỉ tranh đấu cho quyền lợi của giới sinh viên, mà còn cho toàn thể dân cả nước. Qua ngày thứ tư, hàng triệu người Bắc Kinh cầm lòng không đậu, đã tràn ra các đường phố Bắc Kinh để bày tỏ sự ủng hộ, làm thủ tướng Lý Bằng phải đồng ý đối thoại với nhóm tuyệt thực. Nhưng ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách. Hôm sau Lý Bằng lại gặp các lãnh tụ sinh viên, bị Vũ Khải và Quang Ðán là đại diện sinh viên chất vấn, nhưng ông ta vẫn lảng tránh các yêu sách; kết quả vẫn là số không cho cả phía nhà nước lẫn phía sinh viên tranh đấu, làm Ðặng Tiểu Bình mất kiên nhẫn, chỉ trích việc Lý Bằng gặp gỡ sinh viên là hành động "không chính thức". Ðể tỏ lập trường của mình, Lý Bằng đã ban hành lệnh thiết quân luật và ra lệnh cho quân đội vũ trang tiến vào thủ đô để "tái lập trật tự". Nhưng dân chúng vẫn phớt lờ lệnh thiết quân luật và tiếp tục xuống đường ủng hộ sinh viên, thậm chí còn ngăn chận cả xe quân sự, xe cơ giới của Quân Đội Giải Phóng.

    4 giờ sáng 19-5, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương thân hành tới quãng trường đọc một bài diễn văn thúc bách sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Đây là lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng, với câu nói để đời, “Chúng tôi đã có tuổi, nên không còn là vấn đề nữa, nhưng sinh viên còn trẻ, cần phải giữ gìn sức khỏe và đừng nên tự hy sinh bản thân mình dễ dàng như thế”. Biết mình không còn ở trong guồng mày nhà nước bao lâu nữa, ông đã làm nhiều người khóc khi nói, “Chúng tôi tới đây quá trễ,” Ông kêu gọi sinh viên giữ gìn sức khỏe, ngưng nhịn đói, và rời quãng trường trước khi quá muộn. “Trước kia chúng tôi cũng biểu tình, cũng nằm ngang trên đường sắt xe lửa để phản kháng khi còn trai trẻ, mà không thèm nghĩ gì tới tương lai. Nhưng tôi kêu gọi anh em nghĩ thật sâu sắc về tương lai. Từng bước, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết, nhưng tôi van các bạn đừng tuyệt thực nữa.” Trở về, Triệu Tử Dương xin nghỉ bệnh 3 ngày, sau đó bị quản thúc tại gia cho đến chết. Ngược với Lý Bằng là người chủ trương dùng bàn tay sắt, Triệu Tử Dương ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận mềm dẽo với sinh viên tranh đấu. Trong khi đó, áp lực gia tăng sau nhiều ngày đêm đối đầu với nhà nước làm lãnh tụ sinh viên Vương Ðán phải từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Nhưng riêng Vũ Khải tuyên bố tiếp tục tham gia cho đến 20-6, là ngày Quốc Hội nhóm họp. Cùng ngày nầy, quân lính rút tỉa từ 22 sư đoàn bộ binh được lệnh tiến vào thủ đô Bắc Kinh. Tin của thông tấn xã AP đánh đi cho hay các đám đông vô trật tự nhưng rất can trường đã ùa ra đường dàn hàng ngang để phản đối và ngăn trước đầu các đoàn quân xa mặc dù đã có thông báo về thiết quân luật. Hầu hết các đoàn quân đã bị chặn ngay ngoài ngoại ô, những toán nào lọt được vào thành thì bị vây kín giữa đường phố bởi dân vũ trang tay không, không thể tới điểm tập kết, là quãng trường. Chủ tịch nước, ông Dương Thượng Côn, một lòng với Triệu Tử Dương, ra lệnh cho quân đội không được nổ súng vào thường dân, ngay cả khi bị dân khiêu khích, trong khi cháu ruột của ông là Dương Kiến Hoa, tư lệnh Quân đoàn 27, thì được quân ủy trung ương ra lệnh mang quân từ Hồ Bắc về kinh đô để đàn áp biểu tình. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược, kết cuộc, quân đội phải rút lui, mặc cho cuộc biểu tình tiếp diễn, và mặc cho cuộc tuyệt thực đi vào tuần lễ thứ ba, với các biểu ngữ có nội dung như “Đả đảo tên bù nhín Lý Bằng”, “Lý Bằng hiếp dâm nguyện vọng của nhân dân”, “Đả đảo, đả đảo, đả đảo chế độ độc tài”, “Lương tâm chúng ta đã đi đâu? Hãy kết án tên phản quốc”, “Đặng Tiểu Bình phải thoái vị”, “Đặng Tiểu Bình là mặt trăng, hắn thay đổi trắng đen mỗi hai tuần”.

    Ngày 20-5-1989, tình hình thủ đô bước vào giai đoạn quyết liệt. Đô trưởng Trần Hy Đồng ký lệnh thiết quân luật: “Một cuộc bùng phát xáo trộn với mức độ gia trọng trong thủ đô đã làm gián đoạn sự ổn định xã hội, đời sống dân thường, và trật tự công cộng. Chiếu theo khoản 89, điều 16 của Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, Hội đồng Quốc gia đã quyết định áp dụng thiết quân luật trong nhiều khu vực của Bắc Kinh bắt đầu từ 10 sáng ngày 20-5-1989, nhằm dập tắt sự xáo trộn ấy bằng biện pháp cứng rắn, duy trì trật tự công cộng, bảo vệ tính mạng và tài sản công dân, bảo quản tài sản công, và duy trì các hoạt động bình thường của các cơ cấu chính phủ trung ương cũng như chính quyền thủ đô Bắc Kinh. Chính quyền thành phố Bắc Kinh sẽ áp dụng lệnh thiết quân luật nầy và sẽ có biện pháp cứng rắn khi cần.”

    Lệnh thiết quân luật áp dụng cho những quận nội thành gồm Tây Thành, Đông Thành, Sùng Văn, Tuyên Vũ, Hải Điến, Phong Đài, Thạch Kính Sơn và Triều Dương, tức là tất cả các quận nằm bên trong vành đai thứ ba (3rd Ring Road) hình chữ nhật dài 48 km bao quanh thành phố, cách quảng trường Thiên An Môn một bán kính từ 6 đến 8 km. Chiếu theo lệnh nầy, “các cuộc biểu tình, bãi khóa của sinh viên học sinh, đình công của thợ thuyền, hay những hoạt động gây cản trở sinh hoạt công cọng đều bị nghiêm cấm. Đồng bào cũng bị nghiêm cấm phao tin đồn và truyền bá tin đồn, dùng mạng thông tin, đọc diễn văn nơi công cọng, phân phát truyền đơn, hay xúi giục xáo trộn xã hội.” Lệnh thiết quân luật cũng nghiêm cấm người nước ngoài tham gia những hoạt động vi phạm giới quân luật của người địa phương.

    Ngày 30-5, sinh viên Viện Nghệ Thuật Trung Ương đúc bức tượng "Nữ Thần Dân Chủ" cao 10 mét mang lại dựng lên ở quảng trường, đối diện với bức ảnh lớn của Mao Trạch Ðông treo trước cổng Thiên An, để thách thức nhà nước. Ngày tiếp theo, bộ đội bắt đầu chuyển quân bằng xe cơ giới trong khi công an chìm giả khách du lịch ngồi trong các xe bus du lịch đi vào thành phố. Tính đến ngày 2-6 đã có 200.000 bộ đội án ngữ trên mọi ngã đường thủ đô, trong số đó 10.000 bộ đội định tiến vào khu biểu tình ở trên quảng trường nhưng bị dân chúng chận lại.


    ■ Thiên An Môn nhuộm máu

    Cuộc đấu tranh của sinh viên là cơ hội cho thế giới thấy sự chia rẻ sâu sắc bên trong guồng máy lãnh đạo của đảng Cộng sản, lẫn bên trong bộ máy quân sự của Quân đội Giải phóng Trung quốc.

    Phía đảng, vì có cảm tình với hành động phản kháng của sinh viên, tổng thư ký Triệu Tử Dương bị gạt ra khỏi ban lãnh đạo chính trị. Đặng Tiểu Bình nắm chức chủ tịch Uỷ ban Quân Ủy Trung Ương, có thẩm quyền tuyên bố thiết quân luật trong khi Dương Thượng Côn là Chủ tịch nhà nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu trưng theo Hiến pháp năm 1982, nhưng trên mặt pháp lý là Tổng Tư Lệnh các lực lượng vũ trang. Phía quân sự không tìm được sự đồng tình trong phương pháp giải quyết vấn đề, nhiều cấp lãnh đạo không ủng hộ việc dùng súng đạn với nhân dân, như chủ trương của chủ tịch nước Dương Thượng Côn, nên bộ Chính trị phải tìm kiếm những cá nhân khát máu, thèm muốn bắn giết, để thi hành mệnh lệnh của họ. Trong một bài diễn văn tại tỉnh Vân Nam trong tháng 4-2009 mới đây, tướng Lưu Nha Châu tiết lộ rằng vào đêm rạng ngày 4 tháng 6, tướng Từ Toàn Hàm tư lệnh quân đoàn 38 đã từ chối thi hành lệnh mang quân dưới quyền vào đàn áp sinh viên trong Thiên An Môn. Bấy giờ, tướng Châu Gia Tịnh, chỉ huy trưởng quân sự đặc khu Bắc Kinh kiêm tư lệnh Quân đoàn 28 đích thân tới gặp tướng Từ Toàn Hàm để yêu cầu ông đem quân vào thành. Tướng Hàm hỏi ngược lại tướng Tịnh “có phải lệnh nầy xuất phát từ Quân Ủy Trung Ương?”, tướng Tịnh đáp “Phải”. Rồi tướng Hàm hỏi tiếp có phải là lệnh từ Đặng Tiểu Bình, lần nữa, tướng Tịnh nói “đúng”. Tướng Hàm nói, “Tôi không thể thi hành lệnh nầy”. Tướng Tịnh bèn nổ vào mặt tướng Hàm, “Tôi biết mà, hai thằng con trai ông có mặt trong đám sinh viên tranh đấu ở quãng trường Thiên An Môn!”

    Thật ra, theo lời tướng Lưu Nha Châu, không riêng gì Quân đoàn 38, mà cả Quân đoàn 28 của tướng Châu Gia Tịnh cũng có cảm tình với sinh viên, vì họ ăn dầm ở dề tại thành phố Bắc Kinh từ lâu. Sau biến cố đẫm máu, tin tình báo cho biết lính Quân đoàn 38 đã không được cung cấp đầy đủ đạn vì sợ họ trở mặt, và một báo cáo khác cho rằng lính của tướng Hàm đã tự ý đốt xe cộ của mình rồi nhập bọn với sinh viên biểu tình. Chẳng qua tư lệnh Quân đoàn 28 không muốn ân oán giang hồ với sinh viên và nhân dân, nhưng sợ kẹt với Quân ủy Trung ương, nên tìm cách bán cái cho tướng Hàm để an thân. Nhưng ở bên trên, Đặng Tiểu Bình thừa hiểu sinh viên muốn gì, sau khi họ công khai đập nát một số bình cắm hoa nhỏ để tỏ rõ sự khinh bỉ (“Tiểu Bình” trong tên của Đặng Tiểu Bình có nghĩa là bình cắm hoa nhỏ). Không cần quá thông minh họ Đặng cũng biết phong trào sinh viên không chỉ đòi dân chủ mà còn có ý định triệt tiêu bản thân ông nữa. Nên ông đã quyết định ra tay.

    Ngày 3-6-1989, thủ tướng Lý Bằng hạ lệnh "tắt đèn nổ súng". Biện pháp mạnh của chính phủ khởi sự lúc 10g30 tối, khi thiết vận xa có bộ bính tùng thiết với súng cắm dao găm từ nhiều hướng siết vòng vây vào đám sinh viên vũ trang tay không và bụng đói. Bộ đội triễn khai đội hình trên đường phố, cảnh sát ném lựu đạn cay. Quân lệnh ngắn gọn và đanh thép: một, bắn bỏ tại chỗ bất cứ ai kháng cự; hai, quảng trường phải được quét sạnh bóng người trước khi trời sáng, và ba, tất cả những sinh viên đầu não cuộc biểu tình đều phải bị bắt giữ.

    Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Trong đêm, cảnh sát cũng như bộ đội ném lựu đạn cay và đánh đập người biểu tình bằng dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ trên quãng trường lan rộng dọc các đường phố chính ra tới ngoại ô. Phía sinh viên tranh đấu và dân thành phố đốt cháy các xe buýt rồi lật nghiêng làm chướng ngại vật cản bước tiến của quân đội. Trận chiến tiếp tục diễn ra trên các đường phố quanh quảng trường. Đến 2 giờ sáng, xe tăng ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên và bộ đội tiếp tục bắn thẳng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường, xích sắt cán nát các thây người và xe đạp, trên pháo tháp, đại liên bắn càn như mưa vào phía trước và hai bên, làm chết và bị thương vô số người, kể cả binh sĩ của đơn vị bạn.

    Bản tường thuật của phóng viên Kate Adie của đài BBC có mặt tại chỗ ghi nhận:

    “Hàng trăm thường dân đã bị quân đội TQ bắn chết trong cuộc hành quân đẫm máu để đập nát cuộc phản kháng đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn của thủ đô Bắc Kinh. Xe tăng gầm gừ trên đường phố thủ đô vào giờ khuya khoắt đêm mồng 3 tháng Sáu trong khi bộ binh tiến về quảng trường từ khắp mọi phía vừa bắn bừa bãi vào đám người biểu tình không vũ trang.

    Người bị thương đã được dân chúng chở bằng xe đạp hay xe ba gác đi cấp cứu; họ bàng hoàng khi thấy cách đối phó tàn nhẫn và bất ngờ nhắm vào đám đông phản kháng một cách hiền lành. Đêm nay, cuộc tấn công quân sự đã diễn ra sau nhiều tuần lễ thúc thủ trong việc thuyết phục người biểu tình rời bỏ vị trí. Trong ngày, loa phóng thanh đã nhắc đi nhắc lại lời cảnh cáo của nhà nước là chính quyền sẽ làm bất cứ gì họ thấy cần để bẻ gảy cái mà họ mô tả là “hỗn loạn xã hội”. Nhưng cho dù mọi người chờ đợi biện pháp mạnh, mức độ tàn ác của cuộc tấn công khi xẩy ra đã làm ai cũng phải sững sờ, kéo theo những lời kết án từ khắp thế giới. Giữa sự hốt hoảng và tuyệt vọng, người ta nghe thảng thốt tiếng gào của sinh viên trước khi tắt thở, “Bọn phát xít, hãy ngừng tay bắn giết!” và “Đả đảo chính quyền!”

    Bên cạnh bệnh viện Nhi Đồng, các rạp hát chen chúc người bị thương vì bị bắn, nhiều người trong số họ là thường dân vô can, trúng đạn mặc dù không tham gia biểu tình. Đến sáng, hai loạt dạn nổ bất ngờ không cảnh báo, làm ít nhất 30 người nữa bị giết. Đám đông kinh hoàng ù té chạy, bỏ lại những người chết trên đường. Trong khi ấy, tin tức cho biết các toán công an nhân dân đang tiếp tục sục sạo các đại học đường chính ở thủ đô để lùng bắt các sinh viên đầu não, hay đánh đập và thủ tiêu những ai họ nghi là đạo diễn các màn xuống đường hôm trước.”


    ■ “Tuyệt Vọng và Chết Chóc ở quảng trường Bắc Kinh”

    Có mặt tại Bắc Kinh trong đêm lịch sử, hai ký giả Jesse Birnbaum và Howard Chua-Eoan của tạp chí Time gởi về New York bài viết dưới tựa đề “Tuyệt Vọng và Chết Chóc ở quảng trường Bắc Kinh” như sau:

    “Đây chỉ còn là vấn đề thời gian. Từ bảy tuần nay, thế giới đã đi từ ngạc nhiên đến thán phục sự tự kiềm chế của cả phía các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lẫn hàng ngàn người biểu tình đòi hỏi dân chủ đang chiếm cứ quảng trường Thiên An Môn. Toàn bộ sự việc thật ra đã làm người ta an tâm rằng bạo lực sẽ là chuyện không cần thiết và vô lý. Đột nhiên, vào những giờ đầu tiên của ngày Chủ Nhật, không khí thái bình bỗng bị phá vỡ bằng một trận bùng nổ cuồng nộ: hôm nay là ngày nhuốm máu tệ hại nhất trong lịch sử Trung hoa.

    Cho đến cuối tuần vừa qua, mọi sự cứ như là quân đội sẽ triệt thoái. Tới thứ Sáu, binh sĩ không áo giáp đi cà nhỏng ngang qua tưởng như sắp giải tán các đám đông nhưng bất thần quay lui. Tuy nhiên qua thứ bảy, chuyện đã khác. Lúc 2 giờ chiều, các mũi tiến quân bắt đầu phóng lựu đạn cay và đánh đập người dân nào tìm cách ngăn chận họ tiến vào trung tâm Bắc Kinh. Một tiếng đồng hồ sau, từ bên sau Đại Sảnh Đường Nhân Dân, lính đội nón sắt bắt đầu dùng roi quất sinh viên, người đi đường và bất cứ công dân nào bị những chướng ngại vật trên đường lộ gợi trí tò mò để kéo nhau hàng ngàn người vào phố. Lính cũng cỡi thắt lưng để làm vũ khí quất vào lưng vào mặt người dân, những toán khác thì đánh bằng dùi cui những ai xuất hiện trên lối đi của họ, làm nhiều cái đầu tóe máu khi họ tìm cách chọc thủng vòng vây của đám đông hỗn tạp. Trong 5 tiếng rưỡi đồng hồ, sinh viên đã giữ vững đội ngũ, và quân đội lại đột nhiên biến mất thật khó hiểu. Một giờ sau, từ phía đại lộ Tây Tiền Môn ở góc nam của quảng trường, 1.200 binh lính xuất hiện và bị dân bu kín. Đoàn quân nầy lại rút. Nhưng các màn đột kích ấy chỉ là khúc dạo đầu của biển lửa sắp tới. Lúc 2 giờ sáng Chủ Nhật, một đoàn công voa 50 quân xa chở lính bộ binh đổ xuống các con phố lèn kín người làm dân ùa vào quảng trường. Những toán đi đầu phóng hỏa đốt những xe buýt và xe tải mà phía xuống đường chất lại thành chướng ngại vật, mở đường cho đoàn công voa tiến qua. Trong nháy mắt, binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân có mặt khắp mọi nơi: từ phía trong Tử Cấm Thành tỏa ra, hay mai phục trên mái Đại Sảnh Đường Nhân Dân và trên mái lăng Mao chủ tịch, đồng loạt khép vòng vây từ ba hướng tây, nam và đông chung quanh quảng trường rộng lớn.

    Với mười ngàn tay súng võ trang tận răng, Lục quân Nhân dân mở cuộc thư hùng với ý đồ dứt điểm.

    Hạ họng súng tiểu liên AK-47 xuống ngang tầm người, binh sĩ bắt đầu nhả đạn vào đám đông trước mặt. Bầu xăng của chiếc xe buýt dẫn đầu phát nổ. Những dòng người cuồn cuộn tháo chạy trong kinh hoàng ngang qua những thân cây đang bắt lửa cháy theo, dọc đại lộ Trường An.

    Trong khi quân đội nhân dân đặt những cây đại liên lên chân ba càng quay mũi súng về phía quảng trường, công an nhân dân cầm ma trắc rượt đuổi người dân từ trên lề đường và từ trên những chiếc cầu bằng đá hoa cương bắt qua Tử Cấm Thành.

    Tiếng súng dữ dội nhất là vào lúc 2 giờ 15 sáng. Một du khách người Bỉ kề rằng anh ta thấy hàng trăm binh sĩ dàn hàng ngang bên trước Viện Bảo Tàng Cách Mạng đưa cao súng bắn bừa vào đám đông. Người dân hốt hoảng đã nằm sát xuống mặt đường để tránh đạn, hay khum mình bên sau các tượng đá hoa cương mang hình sư tử của cố cung. Nhiều người khác chui vào nương náu trong Khách Sạn Bắc Kinh, là nơi sau đó các sĩ quan quân sự vào lục soát từ phòng nầy sang phòng khác để lùng tìm các sổ tay và băng thu thanh, thu hình của các ký giả ngoại quốc. Có vài người biểu tình vững vàng hơn, đã đánh trả lại bằng đá hay bằng các chai xăng. Gần cửa vào một khách sạn, một toán biểu tình chứng kiến hai binh sĩ giết chết một thường dân, nên họ nổi giận đánh hai người lính đến chết. Một xe bọc thép lao vào quảng trường nửa giờ trước cuộc tấn công chính đã bị dân dùng xe đạp làm vòng vây. Đám biểu tình nhét quanh xe với từng nắm vải áo quần và vải xé ra từ biểu ngữ, tẩm xăng. Rồi họ nổi lửa đốt xe, thiêu sống luôn cả đám lính 8 hoặc 9 người bị kẹt trong xe.

    Cuộc loạn đả và giết chóc loang ra khỏi quảng trường Thiên An Môn, tới các vùng phụ cận của Bắc Kinh. Nơi đâu cũng có xe nhà binh bị phóng hỏa. Nơi đâu cũng có tiếng đạn bay vèo vèo. Quân đội nổ súng vu vơ từ mái nhà và từ những tầng cao của Đài Phát Thanh Bắc Kinh hay từ khách sạn Minzu xuống, làm dân chúng bị thương hay bị mất mạng khi đang ngủ trên giường. Nơi nầy nơi kia trong thành phố, các phóng viên trông thấy xe tăng lao đi, có chiếc vừa chạy vừa cắm nòng đại bác xuống thấp, bắn bừa bãi vào phía trước mặc dù đường phố lúc gần kể như trống không. Những đám cháy lớn lan nhanh trong các khu đông dân cư. Tất cả những thứ nầy cọng chung lại là quá sức tải của dân ngu khu đen.

    Tới 5 giờ, quảng trường Thiên An Môn kể như không còn bóng dáng người biểu tình; chỉ còn những xác xe âm ỉ cháy và những cụm rác rến còn nằm lại. Rải rác trong thành phố, các vụ đụng độ nhỏ còn tiếp diễn lác đác đó đây, nhưng tới giờ nầy thì giấc mộng lớn và hiền từ về một nền dân chủ đã trở thành cơn ác mộng khủng khiếp. Các bệnh viện ghi nhận đã cho nhập viện hàng lố người chết và hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn người bị thương. Một bác sĩ thảm não báo cáo ít ra có 500 người thiệt mạng. Khi đài phát thanh chính phủ loan báo có cả ngàn người tử nạn, xướng ngôn viên tức khắc bị mất việc, sau đó đài ngậm tăm, không đả động gì đến con số người chết nữa. Có các thông tin khác truyền miệng nhau rằng rất nhiều tử thi đã được vội vàng chất lên xe vận tải chở đi hỏa thiêu, thành thử con số thực thụ có lẽ sẽ không bao giờ có.

    Tới khi trời sáng tỏ, bầu trời Bắc Kinh quyện khói. Nhiều thị dân to gan tụ tập nhau lại mắng nhiếc bộ đội đang chiếm đóng quảng trường, giọng nghẹn ngào, ‘Đồ súc vật! Bọn súc sinh!’. Súng lại nổ, và đám đông 5.000 người bỏ chạy thục mạng, lẫn vào các xóm hồ đồng, các con hẽm uốn lượn khúc khuỷu trong các xóm lao động thành phố.

    Sáng Chủ Nhật, tờ Giải Phóng Nhật Báo tuyên bố thắng lợi vĩ đại trên ‘bọn phản cách mạng ngóc đầu dậy’. Tuy nhiên, tin tức về các vụ nổ súng hay đụng độ giữa lính và dân trong thủ đô Bắc Kinh tiếp tục được truyền cho nhau cho tới ngày hôm sau. Thêm vào đó, dân chúng bắt đầu giăng chướng ngại vật ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất nước.

    Vì mức độ quy mô của biến cố, vụ thảm sát nhắc nhở tới vụ xáo trộn đau thương tại quảng trường Thiên An Môn năm 1976. Sự khiếp sợ tràn lan về cuộc tắm máu năm ấy đã dẫn tới vụ Tứ Nhân Bang do bà Giang Thanh vợ Mao chủ động, đưa tới việc Đặng Tiểu Bình lên thâu tóm quyền lực hai năm sau đó. Không thể chấp nhận một tân thế giới hò hét ngoài đường, có vẻ họ Đặng đã quay trở lại câu châm ngôn cũ rích của Mao: ‘Quyền lực chính trị phát xuất từ sức mạnh của nòng súng’. Bằng cuộc tàn sát không gớm tay, họ Đặng chứng tỏ ông dám triệt để dùng binh lực. Nhưng nay chế độ của ông đang trên lưng con cọp quân sự, có cách gì để xuống khỏi mình cọp mà không bị xé tan xác?

    Binh lính từ khắp mọi miền đất nước tập trung về kinh đô trong mấy tuần gần đây nghe nói không trung thành với chính phủ trung ương nhưng chỉ với một số phần tử lãnh đạo. Kết cuộc đẫm máu của cuộc biểu tình xem ra là kết quả trực tiếp của Đặng Tiểu Bình nhằm ra tay trước để chiếm thế thượng phong trong cuộc tranh dành quyền lực từ lâu nay giữa các nhà lãnh dạo Trung Hoa. Tình trạng loạn quân loạn quan đã được báo hiệu từ mấy tuần qua bằng việc thất bại của nhóm già nua trong đảng khi họ không thể đồng lòng truất phế tổng thư ký đảng Triệu Tử Dương, là nhân vật bị thất sủng vì có cảm tình với đám sinh viên tranh đấu. Trong hàng ngũ đảng, nỗ lực của phe cứng rắn để chụp mũ Triệu là kẻ phản cách mạng đã gặp phải sự chống đối thầm lặng. Cuối cùng thì chiến lược của Đặng Tiểu Bình thắng thế. Sau một tuần lễ, hồ sơ do đảng thu thập được ghi nhận các chi tiết cọng chung lại thành việc Triệu Tử Dương bị mất chức một cách không chính thức. Như phần hồi ký của chủ tịch Dương Thượng Côn, những sai lầm của họ Triệu gồm có việc không ủng hộ bài xã luận cứng rắn trong tờ Nhân Dân lên án phe biểu tình, rồi còn từ chối cùng với thành viên bộ Chính trị Trung ương để cổ xúy thiết quân luật.

    Trong mấy ngày trước cuộc tấn công, chính quyền đã bắt đầu để lộ sự tuyệt vọng. Họ tìm cách chế ngự báo chí. Ký giả ngoại quốc được cảnh cáo ngừng làm phóng sự hoạt động của sinh viên, nhưng chẳng mấy ai thèm để ý. Tivi TQ thôi không chiếu trực tiếp truyền hình sinh hoạt ngoài quảng trường Thiên An Môn để quay qua truyền bá các thông cáo của giới lãnh đạo nhấn mạnh về việc tuân hành thiết quân luật. Vài hôm trước, trong một cơn hồ hởi tột cùng, sinh viên đã dương cao tượng ‘Nữ Thần Dân Chủ’ ở góc phía bắc quảng trường. Tượng làm bằng nhựa tổng hợp nhẹ phủ thạch cao cao gần 10 mét giống tượng Nữ Thần Tự Do ở New York gây nên những lời miệt thị từ phía chính quyền và sự ngưỡng mộ của hàng ngàn người qua đường.

    Cuộc tấn công đẫm máu của binh sĩ Đặng Tiểu Bình đã kết thúc cuộc đấu tranh khi xích bánh xe tăng càn lên tượng ‘Nữ Thần Dân Chủ’ và lên thường dân để quân đội dành quyền làm chủ quảng trường. Dù thế, các diễn biến trong bảy tuần qua không chỉ đã làm tuyệt đại bộ phận quần chúng hết ngán ngẩm truyền thống tuyên truyền ru ngủ của nhà nước, mà còn chứng minh cho họ thấy rằng chính quyền không phải là đối tượng mà nhân dân không thể ăn thua: đấy chỉ là một cơ quan của bạo lực hung tàn. Nếu như chiến dịch của sinh viên đã bị đốn ngã, ít ra, nó vẫn thành công trong việc trui rèn một mối liên kết lịch sử mới giữa tầng lớp trí thức Trung quốc với đại chúng. Như một quan sát viên đã nói vào đầu tuần nầy, ‘Không còn cách gì để quay ngược chiều kim đồng hồ nữa.’

    Trong suốt nhiều ngàn năm lịch sử Trung Hoa, người dân đã thấm thía vô số chuyện tàn bạo ác độc xẩy ra với họ. Triệu triệu người đã oằn lưng dưới ách thống trị khắc nghiệt của hàng chuỗi triều đại thâm cung bí sử của các quân vương, mẫu hậu và hoạn quan. Trọn vẹn nhiều thành phố đã bị giết như ngóe bởi bàn tay các tên xâm lược và điền chủ đầu trộm đuôi cướp. Cho tới hôm Chủ Nhật vừa qua, tất cả những chuyện tang thương đó tưởng chỉ còn trong dĩ vãng. Không ai thoáng một chút nghi ngờ máu sẽ đổ thịt sẽ rơi lần nữa. Nhưng chuyện vẫn xẩy ra. Biến cố động trời sẽ vỡ dần và lắng xuống sau vài tuần nữa. Còn dư âm của nó sẽ rung rinh lòng người mãi sau nhiều tháng năm.”


    ■ Tri ân Đảng Cộng Sản

    Hai mươi năm sau ngày bộ đội đàn áp người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, những chi tiết về vụ tắm máu vẫn còn tanh tươi trong ký ức của Tề Trí Vĩnh. Mùi sặc sụa của lựu đạn cay. Thân thể con người bị chiến xa cán nát, và nỗi đau choáng váng khi viên đạn xuyên qua bắp chân trái anh. Các cuộc xuống đường do sinh viên cầm đầu ngay trái tim của thủ đô Trung Hoa đã kéo dài mấy tuần nay, như tiếng kêu đột xuất gào thét đòi hỏi tự do chính trị và chấm dứt tệ nạn tham nhũng. Cho đến hôm ấy, các cuộc xuống đường đã diễn ra trong hòa hoản, mặc dù lệnh thiết quân luật đã ban bố vào ngày 20 tháng Năm. Nhưng tới quá nửa đêm 3 tháng Sáu, chính phủ đã mất kiên nhẫn.

    “Tôi thấy người ta bị xe cán nát. Máu me tung tóe vương vải khắp nơi,” ông Vĩnh nhắc lại như thế. Lúc bấy giờ, ông mới là một công nhân xây dựng 33 tuổi. Ông kể tiếp, “Đàn xe tăng cứ lăn bánh tiến lên như chỗ không người. Tóc tai tôi dựng đứng. Tôi kinh hoàng thấy lạnh tận tủy xương.” Chứng kiến cảnh đàn áp dã man cộng thêm việc bị cưa một chân đã hóa thân Tề Trí Vĩnh từ một người trung kiên ủng hộ Đảng Cộng sản thành một nhà hoạt động với chỉ một mục đích đơn giản: nói toạc ra những gì các nhà lãnh đạo ngày trước đã làm không gớm tay nay tìm cách bôi xóa khỏi dòng lịch sử. Vạ miệng đã làm ông mất việc, mất vợ và mất luôn tự do. Nhưng lòng tin mới mặc khải từ Thiên Chúa giáo và bản tính ngoan cường đã giữ vững bước hành trình của ông.

    “Thế hệ trẻ bây giờ, chúng chỉ biết ăn hamburger và mặc đồ hiệu. Còn khi nhắc tới ‘biến cố Lục Tứ’, chúng chỉ có khái niệm rất mơ hồ về những gì đã xẩy ra,” ông Vĩnh nhận xét. “Dân chủ là cho mọi người, và chúng ta cần phải nói cho mọi người biết, và mang ý thức ấy lại cho họ.” Chính quyền đã bưng bít hoàn toàn, không bao giờ công bố con số chính thức và diễn biến thật của biến cố. Tất cả các thảo luận công khai về “ngày 4 tháng 6” đều bị cấm, coi như phản động. Giải thích duy nhất và đồng loạt từ cửa miệng mọi cán bộ nhà nước là “chính quyền đã trấn áp được bọn phản cách mạng gây xáo trộn xã hội, và để mở đường cho thành quả kinh tế.” Ông Vĩnh chua xót, “Đảng Cộng sản hô hào rằng họ là cứu tinh cho nhân dân và đảng là tinh hoa của thế giới. Đảng nói đảng yêu quý đồng bào và quan tâm đến quyền con người. Nhưng thực tế, đảng nổ súng vào đồng bào và 20 năm sau đảng vẫn không nhìn nhận như thế.”

    Những người không chịu ngậm tăm như Tề Trí Vĩnh luôn bị rắc rối. Từ nhiều năm nay, ông Vĩnh, một người có khuôn mặt chữ điền phương phi di chuyển trên đôi nạng nhôm đã liều lĩnh trả lời phỏng vấn của báo chí và các tổ chức hoạt động cho nhân quyền thế giới, thành thử chuyện chống nạng vào ra cửa khám đường đối với ông như chuyện cơm bữa. Công an chìm bám sát ông, và canh chừng cẩn mật căn hộ 13 mét vuông nơi ông sống với đời vợ thứ nhì và đứa con gái 12 tuổi. Cái ô vuông 13 mét nầy lại chia sẻ với một gia đình khác, nằm ở khu tây nam Bắc Kinh. Ông Vĩnh cho hay cứ mỗi khi thủ đô vào thời điểm “nhạy cảm” như thế vận hội chẳng hạn, bộ công an buộc gia đình ông phải biến mất khỏi Bắc Kinh để bảo đảm ký giả và du khách quốc tế không thấy không nghe những gì ông phát biểu. Vào dịp kỷ niệm 20 năm vụ thảm sát, tự do của ông đã bị siết chặt từ mấy tháng nay. Ông cho hay công an đã cảnh cáo ông “Hãy liệu hồn… sớm muộn gì ông cũng vào tù lại trong năm nầy thôi, dù ông tàn tật.” Ngay sau khi bị cưa cụt chân, ông Vĩnh thường mặc quần short lững thửng đi đó đi đây để mọi người thấy và hỏi, rồi ông có cớ huỵch toẹt về chuyện cái chân tàn phế. Ông nói công ty nhà nước nơi ông làm trước đây sa thải ông vì ông tàn phế, đã đề nghị đưa ông 100 ngàn nhân dân tệ (27 ngàn Mỹ kim vào năm thảm sát Thiên An Môn) để ông dán kín miệng nguyên nhân bị cưa chân – một cú trúng mánh lớn nhưng ông từ chối.

    “Tôi bảo họ tôi sẽ lải nhải câu chuyện nầy tới khi xuống huyệt mới thôi. Đây không là chuyện của một người. Tôi thật đáng khinh nếu tôi nhận cú hợp đồng ấy. Tôi tự thấy mình có trách nhiệm với đất nước nầy, với cả thế giới, để nói lên sự thật.” Ông là con của một công chức ở nhà máy in tiền, lớn lên ở thủ đô, học xong trung học, và gia nhập đảng cộng sản. “Đảng là ý tưởng và mục đích duy nhất của cuộc sống chúng tôi”, ông vừa nhấp từng ngụm nước trà, phì phèo thuốc lá, vừa nhẫn nha kể chuyện đời. Ông có lối kể hấp dẫn người nghe, chen lẫn những âm thanh ông tạo ra để diễn giải hay nhấn mạnh điều mình tường thuật. Ông nhái tiếng những trái lựu đạn cay ném lăn lóc trên mặt đường, hay tiếng “tạch tạch tạch” liên hồi của súng máy. Giọng ông trầm lắng, từng chữ thảng thốt thoát ra. Có lúc, ông ngừng lại, tức tưởi khóc, khi kể về sinh viên bị đàn áp không thương tiếc.

    Chiều 3-6, ông Vĩnh đạp xe đi làm ở phía nam quảng trường Thiên An Môn và chứng kiến dân chạy tán loạn và ngửi thấy mùi lụu đạn cay. Ông thấy hai nam sinh viên dìu một nữ sinh viên quằn quại với vết thương. Những người đi xe đạp ngoằn ngoèo giữa đám đông và la lớn tiếng cho đoàn biểu tình biết xe tăng và xe bọc thép đang tiến về phía quảng trường.

    Tới 11 giờ đêm, ông Vĩnh theo bạn cùng sở đạp xe trở lại Thiên An Môn để ngắm tượng “Nữ Thần Dân Chủ” cao 10 mét, nhái theo hình Nữ Thần Tự Do ở Mỹ, do sinh viên đúc và đem tới quảng trường mấy hôm trước.

    Cảnh tượng ở đây đã hoàn toàn thay đổi.

    Các lều bạt làm nơi trú nắng che sương cho những người xuống đường từ mấy tuần nay đã bị sụp xuống. Một thanh niên đạp xe đạp mình mẩy máu me tùm lum cho biết bộ đội nổ súng và làm chết người bên khu Mẫu Tây Địa trên đường Phục Hưng Môn (Trường An nối dài) cách quảng trường 5 km về phía tây. Ông Vĩnh thấy rối loạn và thấm lạnh, muốn về nhà, nhưng mấy người bạn cứ rũ đi tìm để nhìn cho bằng được bức tượng Dân Chủ. “Bỗng nhiên tôi thấy lính tráng xuất hiện khắp nơi, tay lăm le súng, nón sắt và kính chắn mặt. Tôi sợ vì nhớ là đã xem những hình ảnh nầy trên tivi, trong những phim về bọn phát xít Đức Quốc Xã.”

    Xe tăng từ phía Đông Trường An tiến vào, cán qua những khung sắt chia làn đường lưu thông như cán những sợi bún. Ông Vĩnh lẩn vào một con hẻm tối gần quảng trường với nhiều ngóc ngách chi chít để tìm một chỗ tránh đạn. Công an chống bạo động đội nón sắt, giày ủng và thuẫn che thân cao bằng người thật đi từng đội hình. Gần khu Trung Nam Hải nơi lãnh đạo quốc gia sống và làm việc, ông Vĩnh thấy nhiều tiểu đội canh giữ. Như một điệu luân vũ ma quái, hàng lính phía trước không vũ trang phục người xuống, hàng phía sau nổ súng và hàng trước nhảy lùi phía sau, và cứ thế. Một chiếc xe nhà binh phủ bạt xuất hiện. Bộ đội trên xe, quân phục xanh đậm màu là cây nhễ nhại mồ hôi nhảy xuống đất, thành đội hình ba người hàng một tiến lên. Bà con lớ ngớ co giò chạy vào một con hẽm. “Điều mà tôi thấy sau đó là người nầy té dồn lên người kia, rồi đến lượt tôi té nhủi xuống,” Ông Vĩnh tiếp tục kể, mặt nhăn nhó mô tả lại cảm giác đau nhói và xâm xoàng lúc bị trúng đạn. Ông kể là ông đã la lớn lên “Cứu tôi với!”, lúc ông tìm cách lật người đang té chồng lên cái chân đang xối xả ra máu của mình làm ướt đẫm chiếc quần cụt và đọng thành vũng trên mặt đất. Tiếng la thét của người khác còn lớn hơn tiếng của ông. “Tôi không nhớ lúc ấy tôi nghĩ gì. Cả thế gian như đổ sụp xuống. Ngay cả khi tôi dùng bàn tay không cố bụm lấy vết thương, tôi thoáng trong đầu rằng đời tôi đến đây là tận số.”

    Một người qua đường đã xé áo mình băng vết thương cho ông Vĩnh trong khi một người phụ nữ giật tung cánh cửa gỗ nhà bà để làm cáng tải thương cho ông. Ông Vĩnh nhớ lại người đàn bà cố chọc cười để làm ông quên cái đau ở chỗ bị bắn, “Ê, anh chàng đẹp trai! Anh có vợ chưa nhỉ?” Khi họ đưa anh tới bệnh viện gần nhất cách đó dăm cây số thì cửa đóng. Lúc đoàn cứu thương đập cửa, một giọng đàn ông bên trong nói vọng ra cho biết bệnh viện được lệnh đóng cửa từ hôm trước. Tới một trạm cứu thương khác, các bác sĩ bận rộn đã bảo họ đi tìm nơi khác nữa để chạy chữa. Sau cùng ông Vĩnh được bỏ lên sàn cái xe đò chở tới bệnh viện Tuyên Vũ năm tiếng đồng hồ sau khi bị bắn, được bà con không quen biết chở, chờ và chực vòng quanh các bệnh viện của thủ đô Bắc Kinh. Các thiện nguyện viên ở Tuyên Vũ định đẩy ông ra nhà xác sau khi trông thấy vết thương bị đạn phá tan hoang. Ông gầm lên, “Tôi đã chết đâu?”

    Trong phòng mổ máu me tung tóe khắp nơi, bác sĩ phải cưa, cắt may xương thịt ông trong nhiều tiếng đồng hồ. Ngay lúc ấy, chân ông bị cắt lên tới đầu gối. Vì bị nhiễm trùng quá lâu trước khi vào phòng mổ, 10 ngày sau, ông bị cưa lần thứ hai, lần nầy cắt lên nửa bắp đùi trên. Vào những ngày sắp kỷ niệm 20 năm bị bộ đội bắn, ông kéo dài sự sống bằng số tiền 340 nhân dân tệ (50 đô) mỗi tháng do công ty xây dựng tiếp tục gởi, cộng với 800 nhân dân tệ nữa là tiền lương làm việc bán thời gian của chị vợ. Ông cho biết ông đang bị cao huyết áp, tiểu đường, và các chứng bệnh tim. Nhưng ông vẫn sống sau khi tìm gặp Chúa trong một đất nước cai trị bởi một chính phủ vô thần. Ông vẫn hàng ngày thì thầm kết thúc lời nguyện gẫm bằng chữ “Amen” và “Chúng con ngợi khen Chúa”, và tham dự các sinh hoạt Thiên Chúa giáo ở một nhà thờ bí mật. Ông nói rất rạch ròi, “Tôi muốn nói lời cảm ơn Đảng Cộng sản. Bởi vì từ đầu tôi rất tin tưởng họ… Rồi tôi bị họ bắn, chân tôi bị cắt cụt và một con người khác trong tôi đã tái sinh. Tôi đã tẩy não tôi sạch tất cả các tư tưởng Mao Trạch Đông.”

    Ông Vĩnh tâm sự rằng có những hôm ông thấy như cái chân của mình vẫn còn đó, dù đang ngứa hay đang đau. Trong một chuyến trở lại thăm Thiên An Môn mới đây, tâm tư ông lịm xuống. Ông nhìn qua khung cửa xe, lòng thổn thức, nghĩ tới ngày kỷ niệm sắp tới. “Hôm nay trời nắng ráo, nhưng ngày mai có thể gió dông,” giọng ông ngắt quãng, bồi hồi. Nhìn tấm chân dung lãnh tụ ngạo nghễ treo trên “Cổng Trời Bình An”, những nạn nhân bằng xương bằng thịt như ông Vĩnh làm sao tránh khỏi cảm thấy vết thương 20 năm đang muốn nhức nhối mung mủ trở lại? Ông thở dài, “Tôi lại cảm thấy đau ở chỗ cắt nơi chân…”

    (còn tiếp)

  • #2
    (tiếp theo)

    (Hình ảnh, từ FB NgyThanh)


    Biên bản của các đao thủ phủ

    Ngồi lại với nhau, các đồ tể Trung Nam Hải vừa khôn khéo lệnh cho quân đội chỉ có năm tiếng đồng hồ để tàn sát, vừa căn dặn không được để quảng trường vấy máu, vừa ném đá giấu tay, không ghi tên chúng vào biên bản thảm sát. Trên dư luận và trong lịch sử, họ kết luận“không có thường dân nào bị giết ở quảng trường Thiên An Môn” và “trong biến cố Lục Tứ, chỉ có mấy trăm bộ đội thiệt mạng vì bị bọn phản động tấn công”. Bịp bợm dân như thế, nhưng cuốn “Hồ sơ mật Thiên An Môn” nhìn nhận thảm kịch với chi tiết những giằng co trước giờ đổ máu:

    “Các báo cáo từ bên Bộ Công An và Bộ An Ninh Công Cộng mô tả phản ứng gay gắt của nhân dân chống lại những nỗ lực của bộ đội thi hành thiết quân luật mặc thường phục lẽn vào thành phố.

    Phản ứng nầy được châm ngòi bởi một tai nạn xảy ra lúc 11 giờ đêm 2-6 khi một chiếc jeep hiệu Mitsubishi của Công An Vũ Trang Nhân Dân leo lề đâm vào một đám đông ở khu Mẫu Tây Địa làm chết ba bộ hành và làm một người nữa bị thương trầm trọng. Dù giờ ấy đã trễ lắm, năm hoặc sáu trăm người đã tức tốc tụ tập lại. Công an phong tỏa khu vực và gởi người chết và người bị thương tới một bệnh viện kế cận. Ngờ vực của đám đông tăng lên vì công an mang các thủ phạm gây tai nạn đi khỏi hiện trường mà không tiến hành điều tra, và chiếc xe jeep không mang bảng số. Dân chúng truyền miệng nhau tin bộ đội thiết quân luật trà trộn vào thành giả dạng thường dân. Một vài người từ đám đông cắt qua mặt hàng rào công an để lục soát chiếc jeep. Họ đã tìm thấy quân phục, bản đồ, điện thoại di động – những thứ đã xác nhận lòng nghi ngờ của họ.

    Tin tức loang ra nhanh chóng. Khoảng giữa đêm tới 1 giờ sáng mồng 3, các viện đại học Bắc Kinh phát thanh thông báo khẩn cấp trên các loa phóng thanh. Họ nói các đơn vị lớn quân đội đã vào thành phố và đang tìm cách tiến dần về phía quảng trường. Họ cũng bảo bộ đội vào thành bằng quân xa và xe dân sự, đi bộ, những quân nhân mặc đồ lính vũ trang súng tiểu liên, những người mặc đồ thường mang theo dao, dùi cui sắt và xẻng – rồi nhắc nhỡ sinh viên, giáo sư và đồng bào huy động lực lượng để lập rào cản trên các trục lộ.

    Từng nhóm sinh viên và nhân dân nhanh chóng tỏa về hơn một chục giao lộ chính yếu của thành phố. Vào những giờ trước bình minh, khắp nơi trong thủ đô, xe nhà binh bị ngăn chận hay lật nhào, bị đâm xì vỏ, và khoảng 500 quân nhân bị dân vây chặt trong từng túi nhỏ. Hàng ngàn sinh viên đại học diễu hành bằng xe đạp trên đại lộ Trường An. Khoảng 5 giờ sáng, Tiếng Nói Ủy Ban Hành Động trên hệ thống loa phóng thanh của quảng trường loan báo ‘Chúng ta đã thắng! Hãy nhìn xem, sinh viên học sinh và nhân dân đã đoàn kết lại!’ Lúc 6 giờ 15 sáng, sáu mươi sinh viên diễu hành với nón sắt và giày ủng họ tịch thu được từ phía bộ đội. Lúc sau trong buổi sáng, một tàu điện lật nghiêng nằm ngang trên đường Tân Tiết Khẩu đã chắn mất lối đi của một xe đò chở đầy ắp bộ đội không mặc quân phục. Trước sự thịnh nộ của đám đông xuống đường, binh sĩ đã không dám xuống xe.

    Dọc theo tuyến đường từ Kiến Quốc Môn tới Đông Đơn, phía đông quảng trường, giáp ranh khu Vương Phủ Tỉnh, nhân dân và sinh viên bao vây và cô lập bộ đội thành từng nhóm nhỏ. Có vài người chọi đá vào lính. Bên trên cầu vượt Kiến Quốc Môn, nhân dân đòi lính phải trả lời tại sao Quân đội Nhân dân chống lại nhân dân. Năm bảy bộ đội bị dân lột áo. Bộ đội từ hướng nam tiến lên quảng trường phải dừng lại khi dân ùa ra bao vây hai mươi mốt xe quân sự, và hạch hỏi lính về đơn vị, mục tiêu hành quân, tại sao mang súng ống; bộ đội đã không trả lời. Phần lớn binh sĩ của cánh quân nầy, theo báo cáo gởi về, đã bị tách lìa khỏi cấp chỉ huy trong khi tiến quân. Họ đã bị nhừ đòn khi tìm tới điểm tập kết để được cấp phát đạn, và một số trong những bộ đội bị thương đã bị dân bắt cóc trên đường tới bệnh viện. Nhân viên an ninh thành phố cũng no đòn khi tìm cách tới giải vây cho bộ đội. Trên mặt đường vương vải cùng khắp đồ quân nhu quân cụ của binh sĩ.

    Ở ngả tư Tây Đơn gần góc tây bắc quảng trường, hàng chục binh sĩ ngồi trên chiếc xe đò chốt kín cửa sổ bị dân vây khốn từ lúc nửa đêm. Dân trút căm hờn bằng cách đấm thình thịch lên cửa kính, chữi bới và nhổ nước bọt. Gần Hí Viện Thủ Đô, ba chiếc xe đò khác bị vây kín, bánh xe bị dân xả xì hết hơi. Sinh viên lên một xe đò chở đồ nhà binh và tìm thấy súng. Họ đã lấy số súng ấy treo lên nóc xe đò cho đoàn biểu tình thấy. Ở phía tây cổng Tân Hoa Môn của khu Trung Nam Hải, dân bu lại xả xì bánh bốn chiếc xe đò chở lính mặc đồ dân sự.”

    Lúc 4 giờ chiều ngày 3 tháng 6, Dương Thượng Côn, Lý Bằng và Diêu Y Lâm mở cuộc họp khẩn cấp về tình hình càng lúc càng bế tắc để bàn dứt điểm lệnh đàn áp, với sự hiện diện của Tần Cơ Vĩ, Lý Thiếc Mĩnh, Hồng Học Trí, Lưu Hoa Thanh, Trần Hy Đồng, Trì Hạo Điền, Dương Bạch Băng, Triệu Nam Khởi, La Can, Chu Y Băng và Lưu Trấn Hoa. Sau đây là biên bản buổi họp lịch sử:

    Dương Thượng Côn: “Thật tình tôi không muốn triệu tập buổi họp nầy. (Nhưng) tình hình đã tới mức cực kỳ rối rắm – trên mức mà thiện chí của bất cứ ai có thể xử lý. Chúng ta phải đề ra một số biện pháp để làm sạch quảng trường. Xin bắt đầu với đồng chí Lý Bằng, xin mời đồng chí.”

    Lý Bằng: “Rất muộn trong đêm hôm qua một cuộc bạo loạn phản cách mạng đã bùng ra khắp Bắc Kinh. Một nhúm nhỏ những phần tử phản cách mạng bắt đầu tung tin đồn và công khai vi phạm lệnh thiết quân luật. Bọn chúng trơ tráo và vô kỹ luật, và tư cách của chúng đã phát sinh sự cực kỳ phẫn nộ giữa quần chúng. Kết quả là chúng ta phải chấp thuận một số biện pháp dứt điểm để dẹp tan cuộc bạo loạn phản cách mạng ngay đêm nay. Đồng chí Trần Hy Đồng, xin đồng chí vui lòng cập nhật cho mọi người đây nghe những gì xảy ra từ tối hôm qua?”

    Trần Hy Đồng: “Đồng chí Lý Bằng đã phát biểu hoàn toàn đúng: một cuộc bạo loạn phản cách mạng đã bùng ra khắp Bắc Kinh hôm qua. Lúc 10g55 đêm qua, một tai nạn lớn đã xẩy ra ở Mẫu Tây Địa liên quan đến một chiếc jeep hiệu Mitshubishi của Tiểu đội 5 thuộc Công an Nhân Dân Thủ đô Bắc Kinh cho nhóm phóng viên đài truyền hình CCTV mướn để thu hình kỷ niệm 40 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Chiếc xe jeep đã leo lề, cán chết ba người và làm bị thương một người. Bọn chủ mưu bạo loạn đã tận dụng cơ hội nầy để tung tin đồn rằng bộ đội thiết quân luật đã vào thành và chiếc xe dẫn đầu nầy đã cán đồng bào; tin đồn nầy kích động các sinh viên và đồng bào cả tin đứng ra cản trở Quân đội Giải phóng Nhân Dân tại các giao lộ, ngăn không cho họ vào thành phố để áp dụng lệnh thiết quân luật. Sáng sớm hôm nay nhân dân đã dựng chướng ngại vật trên các điểm Kiến Quốc Môn, Mẫu Tây Địa, Tân Tiết Khẩu, Tây Đơn và những giao lộ chính yếu để ngăn trở quân đội hành quân.Dân đã bao vây và đánh đập binh sĩ, đâm thủng vỏ xe. Vài phần tử bạo loạn còn cả gan cướp đạn dược và thiết bị quân sự. Các văn phòng của Chính phủ Trung ương và những cơ quan trọng yếu đang bị vây khốn. Các phần tử vô kỹ luật đã dùng bất cứ phương tiện gì có được để làm nhục bộ đội ta, để tấn công binh sĩ thiết quân luật, và để khích động rắc rối giữa quân đội và đồng bào. Tình hình đã tới mức không còn chịu đựng được. Vậy chúng ta nhất thiết phải có biện pháp với bằng bất cứ giá nào để dẹp tan cuộc bạo loạn phản cách mạng nầy. Đồng chí Chu Y Băng sẽ báo cáo cho các đồng chí việc bộ đội bị vây hãm; đồng chí ấy biết rõ chuyện nầy hơn tôi.”

    Chu Y Băng: “Một số binh sĩ thiết quân luật đã đến được vị trí quy định trong thành phố sáng hôm nay, nhưng hầu như tất cả các toán quân đều vấp phải sự kháng cự và chướng ngại vật của sinh viên và nhân dân, vài người trong số họ đã nhổ nước bọt vào mặt chiến sĩ và tìm cách lật nhào xe quân sự. Vài toán quân bị mắc lầy giữa đám đông bên trên cầu vượt Kiến Quốc Môn rồi bị lột áo lính và bị làm nhục nơi công cọng. Đồng bào cũng phong tỏa hơn bốn trăm binh sĩ ở Triều Dương Môn và ném đá họ. Một đám đông khác ở khu Hồ Phương phát hiện binh sĩ giả dạng thường dân nên đã rượt đuổi họ chạy tứ tán vào các hẽm nhỏ. Ngay lúc nầy các đám đông đang ngăn binh sĩ ở phía tây Đại Sảnh Đường Nhân Dân không để họ tập kết với đơn vị, và binh sĩ ở đường Nam Lý Thế bị dân khám xét. Nói vắn tắt, bộ đội thiết quân luật cố nuốt giận để tự chế. Bộ Chính trị thông qua quần chúng lao động đang làm việc khẩn trương để cố giữ tình hình yên tỉnh.”

    Lý Bằng: “Như thế, giờ nầy mọi người ở đây đã nắm vững tình hình. Ngoài đường, giữa thanh thiên bạch nhật và ngay dưới mũi chúng ta, bọn nổi loạn đã chiếm xe bọc sắt, đặt súng lên pháo tháp để biểu dương lực lượng. Thậm chí chúng còn mở cuộc tấn công vào cổng Tân Hoa và cổng Tây của khu Trung Nam Hải. Tình hình ở Trung Nam Hải căng đến nổi phải dùng lựu đạn cay. Chúng ta có thể chịu đựng tất cả những thứ nầy? Có, và chúng ta đã. Nhưng chúng ta phải cho bọn bạo loạn có ý nghĩ là chúng không thể lạm dụng chính phủ mãi. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thẳng tay dẹp tan cuộc bạo loạn phản cách mạng trong thủ đô. Chúng ta phải không khoan nhượng với các thiểu số bé nhỏ của thành phần bạo loạn. Các đơn vị thiết quân luật của Quân đội Giải phóng Nhân dân, Công an Vũ trang Nhân dân, và Công an Trật tự Công cọng được lệnh sử dụng bất cứ phương thức gì cần thiết để xử lý với những người ngặn trở sứ mệnh của họ. Bất cứ gì xẩy ra sẽ là trách nhiệm của những ai không chịu lưu tâm đến những lời cảnh cáo, và ngoan cố muốn thử thách giới hạn của pháp luật.”

    Dương Thượng Côn: “Các đồng chí đã thấy toàn diện bức tranh rồi. Tôi mới vừa liên lạc với đồng chí Tiểu Bình, và đồng chí ấy yêu cầu tôi chuyển tiếp tới các đồng chí ở đây hai điểm. Thứ nhất, vụ rắc rối phải giải quyết dứt điểm trước bình minh sáng ngày mai. Đồng chí ấy ngụ ý là bộ đội thiết quân luật cần hoàn tất sứ mạng làm sạch quảng trường trước khi mặt trời mọc. Thứ nhì, phải hữu lý với sinh viên và bảo đảm rằng họ thấy được lập luận trong việc họ đang làm; binh sĩ chỉ dùng ‘bất cứ phương thức gì cần thiết’ sau khi mọi phương thức khác đã thất bại. Bộ Chỉ Huy Thiết Quân Luật phải làm rõ cho mọi đơn vị rằng họ chỉ được nổ súng như là phương thế sau cùng. Và tôi xin lặp lại: không được xảy ra đổ máu trong khu vực quảng trường Thiên An Môn – chấm hết. Nếu hàng ngàn sinh viên từ chối rời khu biều tình thì sao? Khi ấy binh sĩ phải mang họ đi nơi khác bằng cách nhấc bỗng họ từ sau lưng! Không ai được thiệt mạng trong quảng trường. Đây không phải là quan điểm cá nhân tôi, mà còn là quan điểm của đồng chí Tiểu Bình nữa. Do tất cả mọi người ở đây đều đồng ý, biên bản sẽ không ghi tên.”

    Các quyết định chung của buổi họp:
    1. Lúc 9 giờ tối 3 tháng Sáu, bộ đội Thiết Quân Luật và Công an Vũ trang Nhân dân, phối hợp với Công an Trật tự Công cọng, sẽ bắt đầu dẹp cuộc bạo loạn phản cách mạng đang làm náo động thủ đô.
    2. Bộ đội Thiết Quân Luật sẽ tới quảng trường lúc 1 giờ sáng, và dọn sách quảng trường trước 6 giờ sáng.
    3. Bộ đội Thiết Quân Luật phải thi hành nhiệm vụ thành công theo đúng thời biểu, tuyệt đối không được phép chậm trễ.
    4. Không ai được phép ngăn cản việc tiến quân của binh sĩ. Nếu xẩy ra ngăn cản, binh sĩ có thể dẹp bỏ bằng cách sử dụng bất cứ hay tất cả phương thức tự vệ nào xét thấy cần thiết.
    5. Hệ thống phát thanh quốc gia, đài truyền hình CCTV, đặc biệt là Đài Phát Thanh Bắc Kinh sẽ phát thanh không ngừng các thông cáo khẩn cấp do Chính quyền thành phố Bắc kinh và Bộ Chỉ Huy Thiết Quân Luật. Các thông cáo quan trọng cũng sẽ được phát thanh trên hệ thống loa của quảng trường.

    Đêm ấy, Dương Thượng Côn, Lý Bằng, Lưu Hoa Thanh, Lý Thiếc Mĩnh, Trần Hy Đồng, Trì Hạo Điền, Dương Bạch Băng, Triệu Nam Khởi, và La Can không về nhà. Họ ở lại và thức đêm ở Trung Nam Hải theo trực tiếp theo dõi cuộc đàn áp. Đồng hồ nhích dần tới 1 giờ sáng. Cuộc tắm máu sắp mở màn.



    Mẫu Tây Địa là một khu vực cách quảng trường Thiên An Môn 3 dặm về phía tây, nằm trên đại lộ Phục Hưng Môn, tức Tây Trường An nối dài. Đây là nơi xảy ra nhiều vụ chết người nhất. Đêm 3 rạng ngày 4, hàng ngàn sinh viên và thường dân tụ tập ở đây sau khi họ nghe tin bộ đội thiết quân luật sẽ từ phía tây theo trục lộ nầy tiến vào quảng trường. Báo cáo của Bộ Chỉ Huy Thiết Quân Luật được tác giả Trương Lương tiết lộ trong cuốn “Hồ sơ mật Thiên An Môn” ghi như sau:

    “Tiền quân của Quân đoàn 38, đơn vị có nhiệm vụ tiến vào từ hướng tây, dồn cục lại ở các ngã tư đường Vương Sóc, Phong Đại và Lương Tương. Lúc 9g30 tối, các cánh quân nầy khởi sự di chuyển về hướng đông nhắm vào quảng trường và gặp phải chướng ngại vật đầu tiên ở góc đường Công Chu Phần do sinh viên và đồng bào dựng làm rào cản. Một tiểu đội chống bạo loạn ném lụu đạn cay và bắn đạn cao su vào đám đông. Thoạt đầu, dân dạt lui, nhưng họ nhanh chóng dừng lại. Đội chống bạo loạn lấn tới, ném thêm nhiều lụu đạn cay nữa, nhưng dân chúng có vẻ không sợ. Đoạn đường từ góc Công Chu Phần tới Viện Bảo Tàng Quân Đội chưa tới 2 km, nhưng bộ đội tiến rất chậm do dân cản trở. Đám đông ném đá, các vỏ chai nước ngọt, và những thứ linh tinh khác nhưng binh sĩ đã tuân giữ kỹ luật và không bắn một phát súng nào.

    Nghĩ rằng bộ đội sẽ không dùng đạn thật, dân tỏ ra hung hăng hơn. Lúc 10g10, hàng chục ngàn người đã lập một hàng rào thịt ở ngã tư Bắc Phong Oa để đón đường bộ đội; hai bên đối diện nhau cách một khoảng trống độ 20 mét. Vài người dân tiếp tục chọi đá và những thứ khác. Dùng một loa phóng thanh bằng điện, chỉ huy trưởng đơn vị hô hào dân và sinh viên dãn ra cho đoàn quân đi qua. Khi không ai chuyển động, ông nầy quyết định sùng vũ lực để bảo đảm binh sĩ dưới quyền có thể tới vị trí tập kết đúng giờ. Bộ binh dẫn đầu, nổ súng chỉ thiên. Rồi đến bộ đội, hai hàng đầu trong thế bắn quỳ, hàng thứ ba bên sau trong thế bắn đứng, họng súng chỉa vào đám đông. Khoảng 10g30, dưới một trận mưa đá, bộ đội nổ súng. Ánh lửa kéo theo sau đường đạn đạo. Khi dân chúng thấy lính dùng đạn thật để bắn, họ dạt lui từng đợt về phía cầu Mẫu Tây Địa. Cuộc triệt thoái của dân giờ lại bị chính các chướng ngại vật họ dựng lên trước đó ngăn đường họ, vì lý do đó, một số người đã bị nghẽn, bị bí lối phía trước, bị súng bắn từ sau lưng, nên bị thương trầm trọng.”

    Bản báo cáo lúc 2g00 sáng mồng 4 mang tên “Tin tình báo quan trọng” của Bộ Công an Trật tự Công Cộng ghi nhận tiếp như sau:

    “Khoảng 9 giờ tối (mồng 3), khi đám đông tụ tập ở Mẫu Tây Địa nghe tin quân đội sắp vào thành phố, họ bắt đầu bàn tán làm cách nào để ngăn lại. Một vài người nói “có lẽ chúng ta không ngăn được bộ đội, nhưng cánh quân từ hướng tây vào sẽ phải ngang qua cầu Mẫu Tây Địa”. Một người khác góp vào, “Chúng ta phải ngăn chúng lại. Chúng ta không thể để lính vào Thiên An Môn đúng thời hạn!” Thêm người khác nữa bàn vào, “Bộ đội là lính của dân, họ sẽ không đời nào dùng đạn thật bắn chúng ta. Chúng ta phải ngăn cản không để chúng vào vị trí ở quảng trường Thiên An Môn.” Một vài người la vang lên, “Hãy đi dụng chướng ngại vật!” Thế là dân xúm nhau lại đẩy các xe buýt chạy điện lên cầu Mẫu Tây Địa để làm rào cản, nhưng họ không xả xì bánh. Khi họ đang căm cụi đẩy, các sinh viên trong lứa tuổi hai mươi chít khăn đỏ trên đầu từ Thiên An Môn tới. Chúng biết bộ đội sẽ tiến qua cầu Mẫu Tây Địa nên đã tới nhằm huy động quần chúng, và được vỗ tay hoan hô. Một ai đó la lên một sáng kiến, “Hãy phá vỡ vài tảng bê-tông” và thiên hạ hưởng ứng liền, bằng cách vào đập vỡ lề đường và cạy thành từng mảng có thể di chuyển được, một lát sau được chất cao thành từng hàng dọc ở cả hai bên đường. Những người khác tham dự bằng cách dùng xe ba gác chở gạch vỡ và đá tới. Hai chiếc xe đò cũng chở đầy gạch đá tương tự tới góp mặt. Tất cả những hành động nầy là tự phát, không được tổ chức và không ai đạo diễn.

    Biện pháp phòng bị đã tỏ ra hữu dụng khi bộ đội tới. Màn mưa lựu đạn cay bay qua bên trên hàng xe điện giăng ngang đường, rơi xuống chân đám biểu tình. Tại cầu Mẫu Tây Địa, bộ đội thêm lần nữa khựng lại khi đồng bào và sinh viên dùng gạch và đá để sẵn hai bên đường chọi vào họ. Hai tiểu đội vũ trang dùi cui sắt của phân đội chống bạo loạn đột kích qua cầu, để rồi bị một hàng rào chắn dày đặc bằng đá và gạch mịt mù như mưa. Phân đội dùi cui rút lui. Đến lượt lính chính quy vào trận. Họ từng hàng, từng hàng vừa chạy ùa lên cầu, vừa la lớn, “Nếu đừng ai tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công ai. Nhưng nếu đồng bào tấn công tôi, tôi sẽ phản công trở lại.” Lính hướng nòng súng về phía đồng bào. Bấy giờ, họ bắn chỉ thiên một phát, bắn thẳng vào dân một phát. Đám biểu tình nhanh chóng nằm xuống tránh đạn. Mỗi khi loạt đạn bắn ra, dân chúng nằm rạp xuống mặt đường, nhưng khi vừa ngớt tiếng súng, họ lại kéo nhau ngóc đầu dậy. Từng bước, họ bị quân đội đẩy lui. Giật lùi, nhưng họ vẫn đồng thanh hò reo ầm ỉ, “Đồ phát xít!”, “Đồ nhà nước du côn!”, và “Đồ sát nhân!”.

    Quân đội đã mất khoảng 10 phút để cắt qua cầu Mẫu Tây Địa và tới được trạm xe điện ngầm giữa Cao ốc các Bộ trưởng số 22 và 24. Những người dân và sinh viên đã núp tránh đạn giữa các cao ốc và sau những lùm cây trồng trong những rẻo đất chạy dài để chia cắt các luồng đường, vẫn không ngớt buông lời chửi bới, “Đồ phát xít!”, “Đồ sát nhân!”, “Quân ăn cướp!” và tiếp tục ném đá túi bụi vào lính. Bộ đội đã đẩy các xe buýt chạy điện và các chướng ngại vật dạt khỏi mặt đường, rối quay lại chỉa súng vào dân như trước. Một vài binh sĩ bị trúng đá đã mất tự chủ nên dùng súng bắn loạn vào bất cứ đâu có tiếng la “Đồ phát xít!”, hay bất cứ ai liệng gạch đá. Ít ra có cả trăm thường dân và sinh viên gục xuống đất trong những vũng máu đào; phần lớn được chở đi cấp cứu ở bệnh viện Phục Hưng kế cận bởi các người dân và sinh viên khác.

    Tiếng máy bay trực thăng trên bầu trời và tiếng súng trên đường phố đã làm dân cư sống hai bên đại lộ Phục Hưng Môn dòm ra cửa sổ, rồi cũng chửi bới và liệng đồ vật vào lính, làm lính bắn lại họ. Đạn bắn vào các cao ốc nhấp nhô dọc dảy phố dài năm trăm mét kéo dài từ Mẫu Tây Địa tới bản doanh Hiệp hội Thương Nghiệp TQ, bật ngược trở ra xé vút lên trời. Đêm nầy có ba người trong Cao ốc các Bộ trưởng số 22 và 24 bị bắn chết, trong đó có con rể của Tống Như Phong, một thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Sau khi bộ binh vừa dọn quang mặt đường vừa bắn trả lại dân liên tục, xe bọc thép và xe chở quân vượt qua cầu Mẫu Tây Địa. Từ đó trở đi không còn lắng tiếng súng nữa. Lính trên xe bắn lên trời, đến khi dân lại chửi và lại liệng đá gạch, bộ đội lại quay súng bắn vào đám đông. Đang khi bộ đội đi bộ dọc hai bên đường hướng về phía đông, dân chúng giữ khoảng cách độ hai chục mét để khỏi bị đẩy lui. Khoảng 11 giờ đêm, lính đi bộ vũ trang cùng với xe bọc thép và quân xa tiến về phía Thiên An Môn.

    Sau khi đợt lính nầy qua khỏi, sinh viên và đồng bào lại đẩy các xe buýt chạy điện ra giăng giữa mặt đường, châm lửa đốt để ngăn những cánh quân theo sau. Lúc đó khoảng 11g40.

    Tới nửa đêm, nhân dân dựng chướng ngại vật mới bên luồng đường tiến về phía đông của cầu Mẫu Tây Địa. Ở phía đông cây cầu, gần trạm xe điện ngầm, có mười hai đống thịt nằm trộn lẩn với máu me và rác rến. Xác chết và người bị thương liên tục được dân mang tới cửa bệnh viện Phục Hưng. Một số được chở bằng xe ba gác không thành chắn, một số khác được cáng đi trên những cánh cửa tháo rời, hay được vắt ngang trên yên sau của xe gắn máy. Khi có một xác chết được đưa tới cửa với khuôn mặt nát bấy không còn nhận diện được nữa, mọi người ở bệnh viện Phục Hưng đồng thanh gào lên, “Đồ phát xít!”, “Đồ súc sinh!”, “Đồ khát máu!”.

    Tới 1g30 sáng, đoạn đường Phục Hưng Môn chạy qua khu Mẫu Tây Địa vắng vẻ không một bóng người và chìm ngập vào cái thinh lặng chết chóc.


    ■ Nhân chứng tình cờ

    Harrison Salisbury là văn phòng trưởng thông tấn xã, là chủ biên tạp chí và là ký giả gạo cội của làng báo Hoa Kỳ. Ông đã có mặt ở những nơi mà các nhà báo khác không thể tới. Nhưng lần nầy ông hiện diện ở Bắc Kinh vào cái đêm kinh hoàng mồng 3 tháng 6 không phải với tư cách nhà báo. Ở tuổi 80, tình cờ ông được phái tới thủ đô Trung quốc với một toán truyền hình Nhật để quay phim tài liệu chuẩn bị cho ngày kỷ niệm Trung Cộng 40 tuổi. Máy bay ông đáp xuống phi trường Bắc Kinh lúc 4g40 chiều ngày 2 tháng Sáu trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, dành buổi tối hôm ấy và suốt ngày hôm sau để lội trong rừng lều bạt của sinh viên trên quảng trường, đến mệt nhoài với giấc ngủ chập chờn suốt hai đêm trong Khách sạn Bắc Kinh cách Thiên An Môn non một cây số. Rạng sáng ngày lịch sử, ông giật mình tỉnh thức lúc quá nửa đêm. Bị kẹt lại trong khách sạn, ông đã kể lại toàn bộ câu chuyện trong cuốn “Nhật ký Thiên An Môn: Mười sáu ngày tháng Sáu”. Sau đây là những trích đoạn của người ký giả quá cố của New York Times trong chương “Ngày Thứ Tư, 4-6-1989”:

    *Khách sạn Bắc Kinh, 4g30 sáng.
    Tôi quá mệt. Đêm qua và đêm trước đó tôi không ngủ bao nhiêu. Tối qua tôi không thức nổi để chờ nghe BBC qua cái radio bỏ túi mà tôi luôn mang theo kể từ khi tôi cắt phòng tuyến bay vào Hà Nội dịp Giáng Sinh năm 1966. Tôi đã về tới giường và lăn ra ngủ như chết. Có một vài lúc tôi nửa mơ nửa tỉnh. Tôi nhớ mang máng có tiếng súng trọng pháo. Lúc 2g sáng? Hay 3g sáng? Đó là lúc bộ đội từ hướng tây đã vào đến quảng trường, hướng nghịch lại với tôi trong khách sạn trên đường Trường An. Có lẽ thế. Mơ mơ màng màng, tôi giật mình tự nói, ‘Mẹ kiếp!’, và lăn người lại. Chính cái giấc ngủ nhễ nhãi nầy làm người mình đờ đẫn. Khoảng 4g sáng, tôi tự dựng đầu dậy. Một thứ yên lặng chết chóc.

    Bây giờ tôi nhìn xuống Trường An. Luồng người không dứt. Phần lớn họ đi về phía quảng trường. Một đôi người đi ngược lại.Tôi nghĩ là có tiếng chào thăm và tiếng la thét từ phía tây. Không thấy xe hơi. Trời có sương. Không thực. Tôi khoác áo choàng bông gòn lên người, mở cửa sổ, bước ra bao lơn, nhìn xuống đường. Cái cao ốc tổ tướng của nhà nước bên kia đường tắt đèn tối thui. Tôi chun mũi hít không khí. Không có mùi lựu đạn cay. Chiều tối hôm qua ngoài quảng trường cũng không thấy có. Hay là gió thổi hướng đông tây đã cuốn nó đi mất.

    Thật bí hiểm khi nhìn thấy người ta âm thầm bước đi trong bóng đêm. Ai cũng mặc áo trắng toát, như một dòng bướm đêm chập chờn trên lề đường nhá nhem tối. Phần lớn họ đi bộ, nhưng cũng lác đác dăm xe đạp. Họ tụm năm tụm ba nói chuyện.

    Phố Trường An được thắp sáng bằng loại đèn chùm đặc biệt với các chụp đèn màu lá cây. Trong cả thủ đô chỉ có đại lộ nầy có loại đèn mang màu sắc lễ hội như thế. Chúng rọi từng đóm sáng cách khoảng nhau độ hai mươi mét. Giữa những đóm sáng là khoảng tối. Dòng chuyển dịch trên đường không lúc nào ngừng.

    *Khách sạn Bắc Kinh, 5g30 sáng.
    Một dãy xe tăng vừa xuất hiện ở đường Trường An, từ đông chạy về tây, ngay bên dưới cửa sổ phòng tôi. Tiếng xích nghiến trên đường nghe kinh hồn. Có tiếng đại bác bắn về phía quảng trường, bắn nữa, thêm nữa. Không hiểu tại sao họ phải dùng tới trọng pháo?

    Tiếng la thét vang trời. Xe đạp lại xuất hiện trên phố. Từng chuỗi tiếng súng liên thanh nối kết nhau dưới đường. Từng chùm tiếng nổ ngắt khoảng tám hay mười viên đạn. Chuyện bắn giết có thật rồi.

    Một tiếng nổ khác từ xa vọng lại. Bây giờ thêm tiếng súng ở phía đông. Tôi chưa từng lọt vào giữa một trận đánh trong thành phố. Chưa bao giờ như thế nầy, kể cả những lúc tồi tệ nhất của những ngày đàn áp sinh viên biểu tình ở Mỹ trong những năm 1960. Làm chết người, vâng. Nhưng từng tràng tiếng nổ của đạn đại lien? Tôi chưa nếm mùi nầy. Tôi cho là khi xe tăng Xô Viết tiến vào Budapest năm 1956, tình hình như thế nầy là cùng. Tôi không có mặt ở Budapest khi ấy, nhưng khi tôi tới vài tháng sau, pháo binh Nga đã san bằng cao ốc, dinh thự, làm tan hoang thành phố. Không tệ hại như trong Thế Chiến Thứ Nhì, nhưng nhà cửa đổ nát rạp xuống ngang mặt đường là cảnh tượng khắp nơi.

    Vâng, tôi nghĩ người Nga nghiền nát thủ đô Budapest của Hungary giống như người Hoa đang nghiền nát đồng bào của họ tại đây. ‘Quân đội Giải phóng Nhân dân’ đang chống lại nhân dân của họ. Và hết thảy bạn bè người Hoa của tôi đêm qua còn chắc chắn rằng nếu chỉ một giọt máu của sinh viên đổ ra, cả nước nầy sẽ sục sôi căm hờn. Có thể về sau nầy, nhưng hiện tại, tôi không tin.

    Lại mấy tràng súng máy. Từng loạt mươi hay mười hai viên một. Tôi không phân biệt được tiếng nổ AK-47 và đại liên. Có lẽ cả hai cùng sử dụng một loại đạn. Kiến thức của tôi về kỹ thuật quân sự quá cũ rồi. Ánh sáng ban ngày đang chiếu những tia đầu tiên ở bầu trời phía đông.

    *Khách sạn Bắc Kinh, 5g50 sáng.
    Từng đàn xe tăng, xe cơ giới và xe bọc sắt dài vô tận vừa ngang qua dưới phố Trường An, từ đông qua tây. Có tiếng đại bác nổ liên tục ở phía quảng trường. Bạn phải nghĩ là người ta đang tấn công phòng tuyến Maginot với tất cả hỏa lực.

    *Khách sạn Bắc Kinh, 5g55 sáng.
    Mọi chuyện vẫn tiếp diễn. Tiếng súng pháo binh nổ liên tục đã kéo dài 15 phút, tính theo đồng hồ tay của tôi. Tiếng khóc than và tiếng la ó ở phía quảng trường. Thêm một đoàn xe tăng khác, đoàn nầy ít hơn và di chuyển nhanh từ phía tây vào trên đường Trường An. Những tiếng súng lác đác. Nhiều phát gần khách sạn. Vài viên trúng vào cao ốc bung trở ra. Những tiếng nổ vỡ vụn khi đạn bắn vào tường cày xước lớp vôi vữa. Lúc nào trời sáng tỏ, tôi sẽ ra xem. Cuộc giao tranh xảy ra dưới ánh sáng mờ ảo của các chùm đèn năm bóng với các chụp đèn màu lá cây trên đại lộ Trường An. Cuối cùng, đèn lưu thông ở ngã tư Trường An và Vương Phủ Tỉnh không còn hoạt động nữa. Thật mĩa mai, đang đánh nhau mà đèn cứ chia phiên xanh, đỏ, rồi xanh.

    Thật xốn xang khi nhìn thấy và nghe thấy những đoàn xe bọc thép và xe tăng loại vừa và loại bé. Binh sĩ tống ga tối đa để tăng thêm âm thanh và nỗi kinh hoàng.

    *Khách sạn Bắc Kinh, 6g sáng.
    Bây giờ có một đám cháy lớn ngay góc đường, và khói bùng lên trời rồi phủ xuống trên Trường An làm như nguyên cả thành phố chạy trụi và đang sụm xuống. Có ai đó đã châm lửa vào đám xác xe dùng làm chướng ngại vật. Xăng, nhớt và nhựa đang cùng cất cao ngọn lửa. Tôi có thể nhìn thấy lưỡi lửa đỏ quyện với khói bốc lên từ mặt đại lộ Trường An, chỗ giao qua đường Vương Phủ Tỉnh.

    *Khách sạn Bắc Kinh, 6g10 sáng.
    Phía quảng trường nghe đã yên ắng hơn. Tôi ngửi thấy mùi thuốc nổ mồi vướng vất trong gió sau khi tàn trận đánh (nếu như đó là trận đánh), hay là những tiếng nổ rền như tiếng nổ đinh tai của đạn pháo. Tiếng xích sắt chiến xa lại rít lên ở Trường An. Khói vẫn cuộn trên bầu trời. Những tiếng súng lác đác. Nhiều tiếng gần khách sạn. Ai đang đánh với ai đây? Kẻ thù duy nhất mà tôi thấy họ đang bắn giết là dân chúng trên đường phố, dân đang đi xe đạp, dân đang tránh đạn bên sau các bụi cây ở ngã tư đường.

    Tôi bắt đài BBC, chương trình 6g sáng. Thương vong xảy ra ở nhiều nơi trong thành phố. Bệnh viện tràn ngập. Khi bộ đội ùa vào Thiên An Môn, các toán quân khác xông ra từ các cổng Tử Cấm Thành, vùa chạy vừa bắn. Họ cũng bỗng nhiên mở tung của Đại Sảnh Đường Nhân Dân, và cửa các bảo tàng viện lịch sử để tuôn ra. Từ nhiều ngày nay các tin đồn đã nói đến việc bộ đội đã theo hệ thống đường hầm bí mật để vào mai phục bên trong Tử Cấm Thành, cũng như nói đến một đường xe lửa nối liền một trạm bí mật nào đó vào khu Trung Nam Hải.

    Thân người đổ xuống bên trái và bên phải khi bộ đội nổ súng. Thường dân bị bắn ở nhiều nơi trong thành phố. Bình mình lên trên một thành phố xám xịt, bao phủ bởi màn khói mịt mù. Tôi vừa nghe một tiếng nổ kinh hồn, lớn đến nổi tôi có thể cảm nhận tiếng dội trong không gian. Dòng xe đạp buổi sáng trôi về phía Thiên An Môn lại bắt đầu. Tôi nghe tiếng còi xe cứu thương hụ không ngớt. Căn phòng tôi khá cao để tôi có thể nghe tiếng còi vọng lại trong bầu trời thành phố.


    ■ Bóng ma “Thiên An Môn”

    Khi tôi đứng trên quảng trường phóng tầm mắt qua đại lộ Trường An dập dìu dòng xe, Mao Trạch Đông trong tấm chân dung ngoại khổ treo trên “Cổng Trời Bình An” nhìn vào ống kính máy ảnh tôi cười cợt, dưới ánh đèn rực sáng át cả trăng thượng tuần. Đúng hai mươi năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, người dân TQ vẫn bị cấm không cho nhắc nhở tới “Biến cố Lục Tứ” (Ngày 4 Tháng 6). Mặc dù được coi là kém nhạy cảm hơn đề tài “Cuộc Cách Mạng Văn Hoá”, Chính quyền không cho phép bất cứ hình thức bàn bạc nào về vụ Thiên An Môn, thậm chí những bà mẹ mất con trong cuộc thảm sát cũng không được công khai khóc thương kỵ giỗ con họ. Tất cả mọi đề nghị yêu cầu nhà nước cho tiến hành điều tra lại vụ việc đều bị chìm xuồng hay từ khước. Đối với đảng Cộng Sản TQ, đả động tới đề tài “Lục Tứ” chẳng khác gì tháo băng một vết thương chưa kín miệng. Riêng với thế hệ đang cầm cân nẩy mực Trung Quốc hiện nay, vụ thảm sát vẫn còn là một bóng ma ám ảnh không nguôi. Trong khi thế hệ trẻ dưới 30 không biết gì về vụ tắm máu, mỗi khi không thể tránh nói tới vụ thảm sát, đài phát thanh và truyền hình TQ coi việc đàn áp bấy giờ là một thành tích, hay một biện pháp cần thiết nhằm trấn áp “bọn phản cách mạng” để ổn định xã hội. Chính sách kiểm duyệt của nhà nước TQ bao gồm cả việc kiểm duyệt Internet nên biến cố lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Hoa lục.

    Tuy nhiên, vết thương chưa lành thỉnh thoảng chẳng tránh khỏi mung mủ trở lại, làm bận lòng không ít giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tháng 2-2004, bác sĩ Trương Ngạn Vĩnh gởi một tâm thư cho thủ tướng Ôn Gia Bảo và nhiều thành viên khác của Bộ Chính Trị Trung Ương, yêu cầu tái xét lại phần trách nhiệm của chính quyền về vụ thảm sát Thiên An Môn. Trong đêm bắn giết tang thương hai chục năm trước, bác sĩ Vĩnh là y sĩ trưởng khoa Giải Phẩu của Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, hay gọi tắt là Bệnh Viện 301, nằm ở trên vành đai thứ Tư phía tây quảng trường, nơi dành riêng để săn sóc chữa trị cho cấp lãnh đạo tối cao. Đêm ấy, ông cùng các đồng nghiệp chứng kiến những cảnh tượng đầy thương tâm của các bệnh nhân, trên thân mang đầy vết đạn, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng cực kỳ nguy kịch. Ông đã cùng các đồng nghiệp chạy đua với thời gian và tranh đua với tử thần để cố cứu sống được người nào quý người đó. Bác sĩ Vĩnh tố cáo là quân đội đã sử dụng đạn thật, mặc dù việc làm này đã bị cấm, và ông cũng tố cáo luôn cả quyết định của chính quyền trừng phạt những bác sĩ đồng nghiệp của ông đã từ chối lên án phong trào sinh viên ở Thiên An Môn.

    Bức thư có đoạn viết: “Giới lãnh đạo mới của Đảng và nhà nước cần xét lại biến cố Lục Tứ. Đảng Cộng Sản phải tự giải quyết lấy những lỗi lầm mà đảng đã sai phạm. Và nên làm càng sớm và càng triệt để chừng nào hay chừng ấy.” Trong thư, bác sĩ Vĩnh còn trích lời cố chủ tịch nước Dương Thượng Côn, “Biến cố ngày 4 tháng Sáu là lỗi lầm nghiêm trọng nhất mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phạm phải trong lịch sử đất nước.”

    Bức thư của Bác sĩ Vĩnh phổ biến trong giai đoạn biến cố Thiên An Môn vẫn còn là một đề tài hết sức tế nhị và nguy hiểm tại TQ nên được nhân dân cho là gan cùng mình. Ngày 1-6-2004, trên đường tới sứ quán Mỹ ở bên quận Triều Dương cách quảng trường 2 dặm để xin visa qua Mỹ thăm con gái, cả ông lẫn vợ ông, bà Hoa Trung Vệ, đã biến mất. Sau đó con cái ông được công an thông báo là họ đã đưa hai ông bà tới một địa điểm bí mật “để bảo vệ họ”. Thực tình, họ đã bị biệt giam. Bà Hoa sau đó được phóng thích, còn bác sĩ Trương Ngạn Vĩnh mỗi ngày vẫn bị “làm việc” để ép buộc ông công khai bày tỏ lòng hối tiếc về việc viết và gởi bức thư nói trên. Sau 8 tháng, ông đã được thả về nhưng vẫn bị quản chế tại gia, kiểu giam lỏng mà công an dùng để dạy dỗ người dân bên Việt Nam.

    Ngày 04-06-2007, kỷ niệm 18 năm vụ thảm sát, trên tờ Tin Buổi Chiều Thành Phố Xương Đô đã xuất hiện một quảng cáo có dòng chữ "Để tỏ lòng kính trọng tới những bà mẹ kiên cường của những nạn nhân ngày 04-06”. Sự việc liền được nhà nước trung ương nhang chóng điều tra và ba biên tập viên đã bị sa thải. Anh nhà báo trách nhiệm phần quảng cáo tự biện hộ rằng chưa từng nghe về vụ đàn áp, và ngày 04-06 nhắc tới trong quảng cáo là ngày kỷ niệm một tai nạn hầm mỏ ở địa phương.

    Có một chuyện liên quan tới nhà nước và nạn nhân, do đài BBC loan đi trong bản tin ngày 30-4-2006: một bà mẹ Trung quốc có con tử nạn trong vụ biểu tình đòi dân chủ năm 1989 đã nhận tiền trợ cấp của chính phủ. Bà Đường sống ở thành phố Xương Đô, tỉnh Tứ Xuyên, mẹ của em Từ Quốc Tùng chết năm 15 tuổi trong trại giam công an sau vụ đàn áp tại quảng trường, đã được trợ cấp 70 ngàn đồng Nhân dân tệ, tương đương với 8.745 Mỹ kim. Mặc dù chính phủ không thừa nhận sai lầm trong biến cố đẫm máu, họ đã kín đáo trả cho gia đình nạn nhân cái mà họ gọi là “trợ cấp khó khăn” bằng một số tiền lớn bất ngờ.

    Nhưng chuyện lớn nhất phải kể là “Hồ sơ mật Thiên An Môn”, một tập hồ sơ do một đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản TQ dùng bút hiệu giả “Trương Lương” để bí mật chuyển ra khỏi nước năm 2001. Trong truyện Tam Quốc Chí, Trương Lương, tự Tử Phòng, là người quân sư cực kỳ mưu trí đã giúp Lưu Bang lập đại nghiệp nhà Hán sau này. Ông ta nổi danh với thành tích đẩy lui toàn bộ binh lực của Hạng Vũ khiến ông nầy thua trận.

    “Hồ sơ mật Thiên An Môn” là tổng họp trên 10 ngàn trang tài liệu và biên bản mật ghi lại các buổi họp của Bộ Chính Trị Trung Ương trong thời gian kéo dài từ 1986 tới ngày 30-6-1989. Tập tài liệu mật nầy được nhà xuất bản Public Affairs ở New York ấn hành dưới tựa đề “The Tienanmen Papers, The Chinese Leadership’s Decisison To Use Force Against Their Own People – In Their Own Words”, dày 516 trang, hiện nay chưa có bản dịch tiếng Việt.

    Một bản tin đài Á châu Tự Do cho biết:

    “Viết cho ban Hoa ngữ Đài Á Châu Tự Do, ông Trương Lương, bí đanh của người biên tập ‘Hồ sơ Thiên An Môn’ cho biết: Bắc Kinh đã dùng mạng lưới an ninh quốc gia đồ sộ của họ để tìm cách bắt người biên tập cuốn sách. Họ đã đặt ra một nhóm đặc nhiệm do bí thư trung ương đảng La Can cầm đầu để thực hiện việc này. Ông cũng còn tiết lộ là đã có tới 130 chuyến do những nhân viên đặc nhiệm thực hiện để đi tới Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật, và Đài Loan nhằm thu thập tin tình báo và điều tra tường tận. Trong hơn mười tỉnh và thành phố – trong đó có Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Triết Giang, Giang Tô, Liêu Ninh, Hải Nam và Tứ Xuyên, họ đã có những vụ ruồng bắt mà xem chừng liên hệ đến ‘Hồ sơ Thiên An Môn’. Công an đã bắt tất cả là 23 người bị tình nghi là có nhúng tay vào việc thu thập hồ sơ này.

    Trương Lương là người đã bí mật thu thập tài liệu trong nhiều năm cho phép kể lại từng giờ từng phút một quyết định đi tới dùng bạo lực để dẹp vụ Thiên An Môn. Theo tài liệu này, lúc đầu giới lãnh đạo TQ rất phân tâm trong phương cách đối phó với những cuộc phản đối ngày càng lan rộng vào mùa Xuân năm 1989 mà có lúc lên đến cả triệu người, chủ yếu là do sinh viên cầm đầu. Một số không nhỏ trong giới lãnh đạo chủ trương ôn hòa để nhằm xoa dịu tình hình rất căng thẳng của những ngày sôi bỏng đó. Nhưng cuối cùng, những tiếng nói ôn hòa đó đã không thành công và bạo-lực đã được đem ra dùng để đưa vụ đàn áp đến chỗ đẫm máu dù như chính đa số những sinh viên cầm đầu phong trào là con em của các cán bộ cao cấp trong hệ thống chính quyền lúc bấy giờ. Phản ứng của Bắc Kinh đã như vũ bão, họ tức khắc cấm lưu hành cuốn sách, đặt ra những nghi vấn về các tài liệu có trong sách, và lập ra toán đặc nhiệm để lùng bắt những người có thể bị tình nghi dính líu trong vụ này, kể cả lập sổ đen những thành phần khả nghi có thể tìm cách nhập nội địa Trung Hoa.

    Không khác gì những vụ bố ráp tương tự ở Việt Nam, các sĩ quan công an đột nhập để lùng khám, thường là vào lúc người bị tình nghi không có nhà. Họ tìm lục sách báo, hình ảnh, băng video, băng nghe, các sổ địa chỉ, các danh thiếp, và những tài liệu tương tự rồi họ đem gởi thẳng về Bộ Nội vụ. Cuối cùng, tác giả Trương Lương lên án việc quản chế cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương, chỉ vì ông này tỏ ra có cảm tình với những người biểu tình. Ông cũng kêu gọi Ủy ban Nobel của Thụy điển dành giải Nobel Hòa Bình cho những người mẹ của các nạn nhân bị chết trong vụ Thiên An Môn do bị quân đội hạ sát vào ngày 4-6-1989, một ngày đã và sẽ mãi mãi được ghi vào lịch-sử Trung hoa như một ngày đen tối nhất mà các lực lượng bảo thủ quay ra hô lệnh bắn con em mình.”


    ■ Dư âm Thiên An Môn

    Đến nay, con số chính thức về người chết trong biến cố nầy không thống nhất, tuy nhiên, con số của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra trùng khớp với báo cáo của Hội Hồng Thập Tự TQ: 2.600 người, trong khi có những nguồn khác tin là 5.000 người. Về con số bị thương, người ta ước lượng khoảng từ 7 tới 10 ngàn người. Sau cuộc thảm sát, nhà cầm quyền tiến hành thêm nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí trong nước.

    Trong những ngày biểu tình, có hai thanh niên đã ném trứng thối vào bức chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông treo bên trước cổng nhìn ra đại lộ Trường An. Hai người này đã bị bắt, bị tra tấn và bị giam 16 năm liền. Khi được phóng thích, họ đã bị khủng hoảng tâm thần và không còn nhận ra cha mẹ mình nữa.

    Hai mươi năm sau, biểu tượng vụ thảm sát không phải là hình ảnh máu me xe tăng cán nát học sinh, mà là tấm ảnh hiền từ do phóng viên Jeff Widener của thông tấn xã AP, chụp một thanh niên lẽ loi mặc sơ mi trắng tay không vũ khí đứng án ngữ trước đoàn xe tăng bốn chiếc T-54 trên đại lộ Trường An dẫn vào quảng trường Thiên An Môn. Bấy giờ là sau vụ thảm sát trên quảng trường một ngày, nhà báo Jeff Widener đang ở trên lầu 6 của Khách Sạn Bắc Kinh cách đó 800 mét, đã dùng kính tele 400mm để bấm bức ảnh lịch sử. Chiếc xe tăng đi đầu đội hình đã tìm cách né qua phải để chậy tiếp, nhưng anh ta cũng bước nhanh tới phía trước. Chiếc xe lại quay qua trái, anh ta cũng bước theo, để tiếp tục cản đường. Chiếc tăng đã không nổ súng, cũng không nghiền nát anh. Lòng quả cảm và thái độ hòa hoản của anh đã làm tê liệt tính chất khát máu của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ngày hôm trước. Anh ta đứng yên một hồi, rồi bình thản trèo lên pháo tháp nói chuyện với tài xế và những người lính trong xe. Tạp chí Time số ra tháng 4-1998 đã đặt cho anh cái tên “Người Khởi Nghĩa Vô Danh” và liệt anh vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ. Tờ Sunday Express của Anh tiết lộ tên người hùng nầy là Vương Vi Lâm (Wang Weilin), 19 tuổi, nhưng không ai có thể kiểm chứng căn cước ấy.

    Số phận của “Người Hùng Xe Tăng” hay “Người Khởi Nghĩa Vô Danh” đến nay vẫn còn là một bí mật. Rất nhiều giả thuyết được loan truyền về tên tuổi và hậu vận của con người nầy nhưng không ai đưa ra được bằng chứng. Cũng có rất nhiều câu chuyện trái cựa nhau về anh ta. Trong một bài diễn văn đọc tại “Câu Lạc Bộ Tổng Thống” hồi năm 1999, ông Bruce Herschenson, cựu phó trợ lý đặc biệt của tổng thống Nixon báo cáo rằng anh nầy đã bị xử bắn sau đó 14 ngày, còn một vài nguồn tin khác nói anh đã bị hành quyết vài tháng sau vụ xuống đường Thiên An Môn. Trong cuốn “Red China Blue: My Long March from Mao to now”, tác giả Jan Wong của nhật báo The Globe and Mail viết rằng anh nầy còn sống và đang sống lẫn trốn trong lục địa TQ. Trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình ABC, tổng thư ký đảng ông Giang Trạch Dân trả lời nữ ký giả Barbara Walters bằng tiếng Anh rằng “Anh ta không hề bị giết chết”, còn một bài báo phát hành vào tháng 6-2006 thuật lại là anh ta hiện cư ngụ tại Đài Loan. Ngược lại, giáo sư William E. Bell dạy Anh ngữ vừa ở Viện Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Cáp Nhĩ Tân vừa ở Trường Đại Học Ngoại Giao viết trong cuốn Tử Cấm Thành rằng người đàn ông nầy tên Vương Ái Mẫn (Wang Aimin), đã bị sát hại ngày 9 tháng 6, bốn hôm sau khi bị bắt.

    Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất, làm nức lòng những người viễn chinh xa gia đình, là bản “500 Miles” của nữ nhạc sĩ Hedy West:

    If you miss the train I'm on, you will know that I am gone
    You can hear the whistle blow a hundred miles,
    A hundred miles, a hundred miles, a hundred miles, a hundred miles,
    You can hear the whistle blow a hundred miles.
    Not a shirt on my back, not a penny to my name
    Lord I can't go a-home this a-way
    This a-away, this a-way, this a-way, this a-way,
    Lord I can't go a-home this a-way.
    Lord I'm one, Lord I'm two, Lord I'm three, Lord I'm four,
    Lord I'm 500 miles from my home.
    500 miles, 500 miles, 500 miles, 500 miles
    Lord I'm five hundred miles from my home.
    If you miss the train I'm on you will know that I am gone
    You can hear the whistle blow a hundred miles.

    Nhạc phẩm được lần lượt trình bày qua nhiều giọng ca trứ danh, đến cả người Nhật cũng góp tiếng.

    Nhưng ngay sau khi vụ thảm sát Thiên An Môn gây chấn động thế giới, bản “500 Miles” quen thuộc của Peter, Paul and Mary đã được ban nhạc Hooters chế lời mới:

    “A hundred tanks along the square
    One man stands and stops them there
    Some day soon, the tide will turn, and I’ll be free
    I’ll be free, I’ll be free, I’ll come home to my country
    Some day soon the tide will turn and I’ll be free.”

    [Một trăm xe tăng tiến dọc quảng trường
    Một người đứng ra và chặn đứng đoàn xe
    Một ngày rất gần, thủy triều sẽ thay dòng nước, và tôi sẽ được tự do
    tôi sẽ được tự do, tôi sẽ được tự do, tôi sẽ trở về nhà trên đất mẹ dấu yêu
    Một ngày rất gần, thủy triều sẽ thay dòng nước, và tôi sẽ được tự do]

    Các cuộc biểu tình ở “Cổng Trời bình An” đã bị dập tắt bằng máu nhưng âm hưởng của tiếng xích xe tăng càn lên xương thịt đồng bào vẫn muôn đời âm ỉ. Vĩnh viễn, máu và nước mắt đổ ra đêm nào đã được ghi tạc trong lòng người dân. Trung Quốc trước và sau biến cố Thiên An Môn không còn là một: đất nước nầy đã thực sự thay đổi, và sẽ còn tiếp tục đổi thay.

    Hôm 20 tháng 3 năm nay, an ninh TQ cho bắt giữ một cựu quân nhân vì tội công khai bày tỏ lòng hối tiếc về vai trò của anh trong vụ đàn áp đẫm máu đoàn biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn 20 năm trước. Vào lúc đó, Trương Thế Quân, 20 tuổi, phục vụ trong quân đội đã được 3 năm. Tháng 6-1989, đơn vị anh được giao nhiệm vụ phải càn quét quảng trường Thiên An Môn và đến nay đầu óc anh vẫn chưa hết bị ám ảnh bởi cái đêm hãi hùng ấy. Công an đã gõ cửa và đọc lệnh còng tay Trương Thế Quân ở tư gia tại thành phố Đằng Châu, tỉnh Sơn Đông và đưa ra khỏi nhà khoảng hai giờ sáng. Những tiếng chó sủa và tiếng gõ cửa vào lúc nửa đêm đã không làm ngạc nhiên người bị bắt: it hôm trước đó, anh đã đưa lên mạng Internet một bức thư ngỏ gửi chủ tịch kiêm tổng bí thư với nội dung kêu gọi Hồ Cẩm Đào phải tỏ ra là một nhà hiền triết qua việc xem xét lại việc lên án những cuộc xuống đường do sinh viên tổ chức năm 1989 ở Thiên An Môn.

    Tờ báo bảo thủ Pháp Le Figaro trích đăng lại cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Associated Press, trong đó anh Trương Thế Quân kể lại những giây phút khủng khiếp mà đơn vị anh phải khó khăn lắm để vượt qua các hàng rào do sinh viên Bắc Kinh dựng lên khắp nơi. Anh nhìn nhận là có một số chi tiết quá ghê rợn để anh có thể kể lại. Tuy nhiên anh cũng cho biết có những thường dân không vũ trang đã bị quân đội bắn hạ từ sau lưng. Sau đêm kinh hoàng, anh Quân đã xin xuất ngũ vì không chịu nổi ám ảnh do nhiệm vụ đàn áp mà anh thực hiện, cũng vì vậy mà anh bị đưa đi cải tạo vì tội chính trị. Theo anh Quân, trách nhiệm về thảm kịch Thiên An Môn không thể chỉ trút riêng lên dầu lên cổ quân đội, mà phải là trách nhiệm của cả nước.

    Le Figaro là tờ báo nổi tiếng bạo phổi. Cũng vì dám công khai đăng một bài báo nghiêm túc đặt nghi vấn về sự chính trực của Joseph Caillaux, vị thủ tướng thứ 75 của nước Pháp, tờ báo đã nhận hậu quả. Ngày 16-3-1914, vợ thủ tướng, bà Henriette Caillaux tới thẳng tòa soạn, vào đứng trước mặt chủ bút, hỏi vắn tắt mấy lời, xong rút súng lục dí vào ngực Gaston Calmette bắn liền nhiều phát làm chủ bút gục chết tại chỗ. Năm nay họ đăng mẩu tin về một trường hợp thổn thức lương tâm bên Trung quốc, hẳn phóng viên của tờ báo tại Bắc Kinh không bị đe dọa tính mạng, nhưng người trong bản tin, anh bộ đội phục viên Trương Thế Quân không biết có còn sống để trở về với gia đình.

    Chủ tịch quốc hội Ngô Bang Quốc vừa mới cứng rắn nhắc nhở dân chúng rằng TQ sẽ không đời nào sao chép mô hình dân chủ của Tây phương và cũng sẽ không áp dụng hệ thống đa đảng và chế độ phân quyền. Mạng lưới Internet trong nước bị khóa chặt vì thời gian gần đây nhiều bức thư ngõ phát tán trên mạng kêu gọi chính phủ nhân kỷ niệm 20 năm biến cố Thiên An Môn để làm sáng tỏ vần đề lịch sử vẫn còn bị cấm kỵ. Một trong những thư ngõ ký tên ông Bào Đồng, trước đây là cánh tay phải của cựu tổng bí thư đảng Triệu Tử Dương. Ông là một trong số rất ít người trong ban lãnh đạo bấy giờ còn sống sót. Vì chống lại lệnh mang quân đến đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn, ông Bào Đồng đã phải ngồi tù 7 năm. Trong bức thư ngỏ gửi Quốc hội, ông Bào Đồng phân tích rằng TQ sẽ không khi nào trở thành một xã hội hài hòa sống trong trật tự và an bình một khi vụ Thiên An Môn chưa được giải quyết thỏa đáng.




    Đêm nay trên quảng trường mang tên “Cổng Trời Bình An”, giữa trung tâm thủ đô Bắc Kinh chen chúc 17 triệu người, tôi thấy một sự tĩnh lặng lạ thường bên sau cái nhộn nhịp giả tạo của một thủ đô. Cuộc thảm sát 20 năm trước đã được bưng bít tối đa, nhưng không thành công tuyệt đối. Sau khi kỷ niệm 50 năm ngày người dân Tây Tạng xuống đường, đêm nay Trung quốc ghi dấu một sự cố đẫm máu khác. Giữa 17 triệu người quanh tôi có những người đang khó tìm giấc ngủ. Con cọp giết người rồi ngủ ngon, nhưng con người hại người rồi thao thức.

    Suốt 20 năm từ ngày đó, Trung Quốc chưa hề hé môi về vụ đàn áp mà giới lãnh đạo chính phủ đặt tên là một vụ “bất ổn chính trị”. Đem đề tài nầy thảo luận công khai là điều cấm kỵ và, cũng như cuộc xâm lược Việt Nam 30 năm trước, chủ trương của đảng cấm đem biến cố Thiên An Môn vào sách giáo khoa. Công an trên khắp nước được đưa về Bắc Kinh để đào tạo nhằm cải thiện khả năng đối phó trước những mối đe dọa an ninh công cộng bắt đầu ló dạng tại các địa phương. Chính quyền Cộng sản đã chứng minh được năng lực tuyệt vời của mình trong việc bóp chết từ trứng nước các phong trào đấu tranh quy mô nhỏ đến nhận chìm trong biển máu những vụ xuống đường rầm rộ. Nuôi cơm liên tục một lực lượng Công An Nhân Dân Vũ Trang 250 ngàn người và một Quân Đội Giải phóng Nhân Dân 2.4 triệu người quanh năm suốt tháng để khi cần đàn áp bắt bớ một đêm, vẫn không quá tốn kém và thiệt thòi. Bên cạnh thành phần công an vũ trang được huấn luyện và trang bị tốt để chống bạo loạn, hệ thống công an chìm của TQ là một trong những lực lượng hoạt động trong bóng tối hữu hiệu nhất thế giới, lại được kết hợp với mạng lưới chỉ điểm đắc lực.

    Bằng cách tước đoạt dân chủ, vu khống, áp chế và thủ tiêu khi cần thiết, chế độ Cộng sản có thể làm bất cứ điều gì mà các nước văn minh chùn tay vì máu và vì nước mắt đồng loại. Họ đang là khuôn mẩu cho các nước Cộng sản đàn em. Kể từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn, chính phủ TC đã khéo léo cải thiện khả năng trấn áp. Việc hàng năm phải đối phó với hàng chục ngàn vụ nổi loạn đã khiến cho TC trở thành một trong những quốc gia có kinh nghiệm nhất trên thế giới trong việc tăng cường biện pháp để kiểm soát và giải tán đám đông.

    Xin mượn câu sau cùng ông Bào Đồng nói với nhà báo Mark MacKinnon ít hôm trước đây làm câu kết cho phóng sự Bắc Kinh nầy: “Tôi tin rằng bao lâu cuộc sống còn bất công, bao lâu cuộc sống còn bất bình đẳng, nhân dân sẽ còn tiếp tục săn lùng dân chủ và tự do…”


    NgyThanh
    Tường trình từ Bắc Kinh 4/06/2009


    Nguồn

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X