Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Từ đề xuất Bắc tiến đến cuộc đột kích Sơn Tây - Đào Văn

Collapse
X

Từ đề xuất Bắc tiến đến cuộc đột kích Sơn Tây - Đào Văn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Từ đề xuất Bắc tiến đến cuộc đột kích Sơn Tây - Đào Văn

    Từ đề xuất Bắc tiến năm 1964 đến cuộc đột kích trại tù Sơn Tây 1970
    Đào Văn


    * Đề xuất Bắc tiến của chính phủ Nguyễn Khánh 1964
    * TT Nixon và TMT Liên Quân biết không có tù binh Mỹ tại Sơn Tây trước khi mở cuộc đột kích 1970
    * TNS Fulbright: Cuộc đột kích Sơn Tây nhằm động thái chính trị
    * Gen.Blackburn: Chúng tôi biết tù binh đã di chuyển, nhưng vẫn không từ bỏ kế hoạch đột kích.

    Nhân mùa Tháng Tư Đen 2021, người viết đã gửi đến bạn đọc một số bài viết liên quan đến chiến tranh tại Việt Nam. Bài viết này lược qua đề xuất Bắc tiến của chính phủ Nguyễn Khánh năm 1964, và sau là việc Mỹ mở cuộc đột kích vào trại tù Sơn Tây năm 1970 nhằm giải cứu tù binh Mỹ, nhưng kết quả là không giải thoát được tù binh nào, nên đã gây ra nhiều tranh cãi về mục đích của cuộc đột kích này. Phần tóm lược sau trích từ thư viện online của Bộ Ngoại Giao, của thư viện CIA và Nixon Foundation.

    ** Về đề xuất Bắc tiến năm 1964

    Theo bản tin của <<Military Images ngày 19.07.1964 >>:"Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày ký kết Hiệp định Genève chia cắt Việt Nam, ngày mà miền Nam Việt Nam gọi là "Ngày tủi nhục-Day of Shame" . Tại cuộc mít tinh ở Sài Gòn, thủ tướng Nguyễn Khánh của Nam Việt Nam, kêu gọi mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam. Đại sứ Maxwell Taylor và các quan chức Hoa Kỳ khác cũng có mặt nhưng từ chối bình luận về quan điểm của ông Khánh, tuy nhiên Hoa Kỳ coi đây hành động phá vỡ thỏa thuận tham vấn với Washington trước khi đưa ra lời kêu gọi như vậy- the United States regarded this as breaking an agreement to consult with Washington before issuing such a call."
    Còn trên tạp chí Time loan tải bài viết ngày 07.08.1964tiêu đề "Miền Nam Việt Nam hướng tới cuộc đối đầu? << South Viet Nam: Toward the Showdown? >>:Tướng Khánh nói rằng “Cộng sản mới là kẻ xâm lược chứ không phải chúng tôi. "Nếu chúng ta đánh trả lại miền Bắc, đó nên được gọi là một cuộc phản công.-Communists are the aggressors, not us,-If we were to go back to the north, it should be termed a counterattack." Theo quan điểm từ phía Mỹ, họ hy vọng tránh được một cuộc tấn công trực tiếp vào miền Bắc Việt Nam càng lâu càng tốt- The U.S., hoping to avoid a direct attack on North Vietnam as long as possible,"

    "Cho nên khi Taylor đến Sài Gòn, ông ta tránh né trả lời tướng Khánh về đề xuất Bắc tiến và hạ thấp yêu cầu này, mặc dù phía Mỹ coi cộng sản là những kẻ xâm lược, nhưng Mỹ không có ý định tấn công (ra miền Bắc) dưới bất kỳ hình thức nào - the US tried to publicly distance itself from Khánh's demands to invade North Vietnam and to downplay it, ... they had no intentions of going on the attack in any form."

    Về vụ này, thư viện online của Bộ Ngoại giao ghi lại điện văn ngày 15.04.1964 của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi tới Bộ Ngoại giao <<Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State>>:"Tướng Khánh tuyên bố rằng miền Nam Việt Nam đang ở trong tình trạng chiến tranh và đang bị tấn công từ phía miền Bắc; và rằng nếu cuộc tấn công này không dừng lại, thời miền Nam Việt Nam sẽ tấn công đáp trả lại và thực hiện các cuộc tấn công ra miền Bắc, tương đương với những cuộc tấn công mà miền Bắc đã thực hiện tại miền Nam. "trong khi miền Bắc tấn công chúng tôi bằng du kích chúng luồn lách trong rừng. Chúng tôi sẽ tấn công chúng bằng 'du kích' theo cách của chúng tôi, là sẽ bay ở tầm ngọn cây, làm nổ tung các công trình quan trọng hoặc đặt mìn cảng Hải Phòng - we would attack them with ‘guerrillas’ of our own, only ours would fly in at tree-top level and blow up key installations or mine the port of Haiphong.” "Tướng Taylor hỏi Tướng Khánh phải làm sao để có thể tấn công ra miền Bắc một cách tốt nhất. Khánh trả lời bằng đường hàng không hoặc đường biển nhưng không phải đường bộ- General Taylor asked how General Khanh thought he could best attack the North. Khanh replied by air or by sea but not by land."

    "Câu hỏi về các phương án nhằm chuẩn bị cho các Lực lượng vũ trang Việt Nam khi tiến hành các cuộc tấn công sẽ ra sao. Ông Khánh trả lời rằng họ đã sẵn sàng hoặc có thể nhanh chóng đến mức sẵn sàng-Khanh replied that they either were ready or could quickly be brought to a point of readiness." - " Tướng Taylor: Đây không phải là vấn đề. Vấn đề là Chính phủ Việt Nam phải chắc chắn rằng sẽ vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Hoa Kỳ một khi phía miền Bắc mở cuộc tấn công trả đũa lại những gì phía Chính phủ Việt Nam đã tấn công họ.The problem was to be certain that the GVN would continue to enjoy full American support in connection with a strong attack by the North in reaction to what the GVN had done."

    "Tướng Taylor hỏi các căn cứ của phía VNCH có ổn định hay không. Khánh trả lời rằng còn nhiều việc phải làm và thực tế là các căn cứ ở miền Nam chưa được vững chắc một cách thỏa đáng, vì thế, đó cũng là lý do phải tấn công ra miền Bắc ngay lập tức, thay vì chờ đợi sửa chữa các yếu điểm, thời cách chữa trị tốt nhất cho sự yếu kém của miền Nam là mở một cuộc tấn công ra miền Bắc-wait for the weakness to be corrected,..., that the best cure for weakness in the South would be an attack on the North."

    ** Cuộc đột kích trại tù Sơn Tây năm 1970

    Về cuộc đột kích trại tù tại Sơn Tây năm 1970 nhằm giải cứu tù binh Mỹ nhưng bất thành, nên đã gây ra nhiều tranh cãi... Phía Chủ Tịch UB QP Thượng Viện cho rằng mở cuộc đột kích vì mục đích chính trị, trong khi phía Bộ Trưởng QP thì bác bỏ luận cứ này. Ai đúng ai sai, và mục đích mở cuộc đột kích là gì. Phần tóm lược sau dựa theo các bản văn Anh ngữ của các cơ quan đã nêu trên.

    * Tranh cãi về mục đích mở cuộc đột kích

    Thư viện CIA lưu lại bài báo của tờ The Evening Star- ngày 11.12. 1970 tiêu đề "Bộ Trưởng Laird và TNS Fulbright tranh cãi << Did CIA Know of Raid? >>:" Thượng nghị sĩ J. William Fulbright (D-Ark.) cho biết giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Richard Helms không được hỏi ý kiến trước khi tiến hành cuộc giải cứu tù binh Mỹ tại Sơn Tây, Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Melvin R. Laird, người trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, trả lời rằng ba hoặc bốn tuần trước cuộc đột kích diễn ra, ông ta đã đích thân trình bày tóm tắt với giám đốc Helms trong văn phòng của mình tại Bộ Quốc Phòng. Về phía cơ quan CIA không bình luận gì về cuộc tranh cãi giữa Fulbright và Laird. Cuộc tranh cãi diễn ra khi Fulbright thúc ép Laird cung cấp thông tin về nhiệm vụ giải cứu cho ủy ban mà Fulbright đứng đầu."

    "Fulbright cho biết ông muốn tìm hiểu xem rằng các viên chức Mỹ liệu có biết việc trại tù trống rỗng trước khi cuộc đột kích diễn ra hay không, để rồi dẫn đến kết quả là các nhóm đột kích phải ra về tay không.
    -
    Laird tuyên bố: "Chúng tôi tin rằng cơ hội đem các tù binh chiến tranh về nước với tỉ lệ là năm mươi năm mươi" .


    -Fulbright sau đó nói rằng ông biết CIA không tham dự và các nhà hoạch định cuộc đột kích chỉ dựa vào tin tình báo của Bộ Quốc phòng.
    -Laird lên tiếng:"Tất cả các cơ quan đã được hỏi ý kiến" - Fulbright ngắt lời: "Điều đó không chính xác... Cá nhân tôi đã hỏi giám đốc (Tình báo Trung ương) xem ông ta có được hỏi ý kiến không và ông ta đã trả lời là 'không' "

    "Trước đó, trong nỗ lực tìm hiểu liệu các tù nhân còn ở trong trại, hoặc là liệu cuộc đột kích đã được thực hiện nhằm vào mục đích nào khác hay không. Fulbright đã khiến cho Laird phải đồng ý cung cấp cho ủy ban những bức ảnh tình báo mà Laird đã nghiên cứu trước khi tiến hành cuộc đột kích ngày 21 tháng 11. Laird nhấn mạnh rằng mục đích của cuộc đột kích là giải cứu các tù binh Mỹ, nhưng ông ta cũng nói thêm rằng nó còn có mục đích bổ sung là "để thế giới biết rằng chúng tôi quan tâm đến tù binh ".

    -Fulbright thì cho rằng ông ta có thể nghĩ ra một số lý do chính đáng khác cho cuộc đột kích, bao gồm cả việc thể hiện sự quan tâm đối với các tù binh.

    -Laird trả lời:"Tôi rất thất vọng vì ông nghi ngờ về điều này ..."

    Trên thư viện CIA lưu lại bản tin của hãng thông tấn UPI ngày 12.12.1970 << LAIRD, FULBRIGHT CLASH>>: "Fulbright nói rằng có vẻ "hợp lý" với ông ta về việc Chính quyền ra lệnh thực hiện cuộc giải cứu khi đã biết tin không có tù nhân nào ở Sơn Tây. - Fulbright said it seemed "reasonable" to him that the Administration would order. the rescue mission with the full knowledge that no prisoners were at Son Tay.
    "Lý do nhằm biện minh cho quyết định mở cuộc đột kích," ông ta nói. "Hoàn toàn có thể hiểu được rằng tổng thống muốn thực hiện một hành động nào đó để chứng tỏ rằng tù binh chiến tranh không bị lãng quên ... và còn cho phía Bắc Việt Nam thấy rằng họ bất lực đến mức nào, khi chúng ta có khả năng tấn công vào đất nước của họ - "THERE COULD be other reasons justifying the decision," he said. "It's perfectly understandable that the President might want to make a gesture that the POW's won't be forgotten ... and to demonstrate lo the North Vietnamese just how helpless they are, to show we have the capability almost at will to invade their country."

    * Cuộc đột kích nhằm mục đích chính trị

    Cũng theo CIA Library lưu bài báo của tờ WP tiêu đề <<QADDAFI LINKED AS BANKROLLER OF TERRORISTS >>:" Đã có sự nghi ngờ về đoàn người gồm 60 lính đặc nhiệm Mỹ tiến sâu vào lãnh thổ Bắc Việt vào ngày 21 tháng 11, 1970, mục đích được cho là để giải cứu tù binh Mỹ bị giam tại trại tù này. Cuộc đột kích vào Sơn Tây, cách Hà Nội 23 dặm về phía Tây, được kể là đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đoàn đột kích đã ra về tay không: Không có tù binh Mỹ nào được giải cứu

    Phía Thượng nghị sĩ J. W. Fulbright (D-Ark.) thì cho rằng cuộc đột kích Sơn Tây là một động thái chính trị của Tổng thống Nixon, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird nói rằng một lời buộc tội như vậy là vô lý- When Sen. J. W. Fulbright (DArk.) suggested that the Son Tay raid had been a political move by President Nixon, Defense Secretary Melvin Laird said such an accusation was absurd..

    Bây giờ, hơn 11 năm sau, các nguồn tin tình báo và từ phía Bộ Quốc Phòng đã thừa nhận rằng Fulbright đã nói đúng: Tổng thống và Tham Mưu Trưởng liên quân biết trước rằng không có tù binh Mỹ tại Sơn Tây - Now, more than 11 years later, intelligence and Pentagon sources have acknowledged that Fulbright was right the president and the Joint Chiefs of Staff knew there were no American POWs at Son Tay.Dựa vào các nguồn tin từ phía các cố vấn liên quan mật thiết đến kế hoạch về cuộc đột kích, đã nói với các cộng sự của tôi là Dale Van Atta và Don Goldberg rằng cuộc giải cứu táo bạo được lên kế hoạch nhằm chủ ý về mục đích chính trị: để cho phía Bắc Việt Nam thấy những nhược điểm của họ.

    * Biết tù binh đã di chuyển, nhưng vẫn tiến hành...

    Cũng trên thư viện CIA lưu lại bài báo của tờ <<Washington Post ngày 10.07.1985>> : " Cuộc đột kích bị cho là một thất bại về mặt tình báo, vì các tù binh Mỹ dự tính sẽ được giải cứu nhưng đã không còn ở đó nữa. Trong thực tế, tình báo Hoa Kỳ khá chính xác, và cuộc đột kích được thực hiện với kỹ năng tuyệt vời. Những gì các nhà hoạch định Bộ Quốc Phòng biết trước về cuộc đột kích Sơn Tây và kết quả đáng ngạc nhiên chưa bao giờ được tiết lộ. Đây là câu chuyện:

    Vào ngày 21 Tháng 11 năm 1970, một lực lượng gồm 60 biệt kích ưu tú tiến vào một doanh trại hẻo lánh, cách phía tây Hà Nội 23 dặm, nằm sâu bên trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Những biệt kích được cho biết nhiệm vụ của họ là giải cứu khoảng 80 tù binh Mỹ đang bị giam giữ ở đó.

    Nhưng không một tù binh nào được tìm thấy trong trại tù này. Chỉ có những người lính Bắc Việt (và một số người Trung Quốc) ở trong khu doanh trại. Một trận chiến nảy lửa đã diễn ra. Quân địch bị thương vong tới 100 người; không một người Mỹ nào bị giết. Trên thực tế, người Mỹ duy nhất là một biệt kích bị thương gần mắt cá chân."


    "Những người tham gia cuộc đột kích đã thất vọng cay đắng. Họ rõ ràng đã mạo hiểm tính mạng của họ nhưng không đạt kết quả mong muốn. Ai đã phạm sai lầm?
    Bằng chứng cho thấy là không có chuyện sai lầm xảy ra. Tình báo Hoa Kỳ biết tin khá chắc chắn rằng không có tù binh Mỹ tại Sơn Tây vào thời điểm trước khi cuộc đột kích diễn ra.
    Vậy tại sao lại lệnh cho họ làm cuộc đột kích ?
    -The overwhelming evidence is that no one had goofed. U.S. intelligence was reasonably certain there were no American POWs at Son Tay by the time of the raid. So why send the raiders in?"


    "Nhiều năm sau kế hoạch trưởng của cuộc đột kích là tướng Donald Blackburn, nói với cộng sự là Donald Goldberg rằng: "Chúng tôi biết (tù binh) đã di chuyển. Nhưng chúng tôi không muốn từ bỏ việc thực hiện kế hoạch đột kích -The chief planner of the raid, Gen. Donald T. . Blackburn, told our associate Donald Goldberg years later: "We knew (the POWs) had been moved. We didn't want to give up the demonstration of power." Mục đích thực sự của cuộc đột kích, theo ông ta, là để cho người miền Bắc thấy rằng họ đang sống trong sự bất an là như thế nào-The real purpose of the raid, he said, was to show the North Vietnamese how vulnerable they were."
    "Một sĩ quan tình báo quân đội nói với chúng tôi vào thời gian gần đây rằng Bộ Quốc Phòng đã hạn chế các máy bay do thám bay qua trại giam vì sợ phía Bắc Việt cho là sẽ có cuộc đột kích sắp xảy ra.

    Vấn đề không phải là có tù binh ở đó hay không", ông (Blackburn) giải thích, "mà là có trung đoàn Bắc Việt đóng quân ở đó hay không. Chúng tôi đã tính toán kỹ lưỡng rằng lực lượng đột kích sẽ không bị phục kích, nhằm tránh cho việc lại mất đi thêm 60 tù binh nữa, điều đó nếu xảy ra sẽ là thảm họa."

    "Nhưng, khi kiểm điểm lại cuộc đột kích đã là một thành công về mặt chiến lược và chiến thuật- the raid was both a strategic and tactical success.". Nó thu được lợi ích quân sự tối đa, và chỉ có một rủi ro tối thiểu về người và vật chất."

    * Tiến hành cuộc đột kích nhằm thực hiện lời hứa ...?

    Khi còn là ƯCV Tổng Thống (1968) theo << Nixon Foundation Org >>: " Trong chiến dịch tranh cử năm 1968, Nixon hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, và bảo đảm đem tù binh Mỹ trở về nước -During the 1968 campaign, Nixon promised to end the war in Vietnam, secure the return of American POWs "

    Sau hai năm (1969-1970) trong chức vụ tổng thống, ông Nixon vẫn chưa thực hiện được lời hứa khi ra tranh cử là sẽ " chấm dứt chiến tranh to end the war in Vietnam, và bảo đảm đem tù binh Mỹ trở về nước secure the return of American POWs ". Vào năm 1970 TT Nixon lại chuẩn bị tái ứng cử chức vụ tổng thống nhiệm kỳ hai, nhưng chiến tranh tại Việt Nam vẫn chưa chấm dứt, và lời hứa " bảo đảm đem tù binh trở về nước" cũng chưa hoàn thành. Cho nên theo Bộ Trưởng Quốc phòng ghi nơi phần trên, việc mở cuộc đột kích còn là "để thế giới biết rằng chúng tôi quan tâm đến tù binh ", và cũng là để xác nhận với dân chúng Mỹ rằng " tù binh chiến tranh không bị lãng quên-the POW's won't be forgotten " bởi tổng thống Nixon, cũng như không quên lời hứa khi ra tranh cử " bảo đảm đem tù binh trở về nước-secure the return of American POWs ".

    Việc tổng thống Nixon đến Bắc Kinh năm 1972 (cũng là năm bầu cử) nhằm thỏa hiệp với Trung Cộng để giải quyết hai việc đã hứa khi còn là ứng cử viên tổng thống (1968), là chấm dứt chiến tranh Việt Nam, và đem tù binh Mỹ về nước như đã viết trên. Tuy chính phủ Nixon thực hiện được lời hứa là đem tù binh về nước, nhưng chiến tranh vẫn tiếp tục và để rồi nước Việt Nam Cộng Hòa bị hy sinh cho lời hứa của TT Nixon. Vì vậy tổng thống Thiệu đã lên án hành động của chính phủ Nixon là "vô nhân đạo, đốt một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc." (Diễn tiến sự việc kèm tài liệu dẫn chứng đã trình bày tại << hoiquanphidung: Tài Liệu BNG và CIA giải mật >>). Lời cáo buộc của TT Thiệu liệu có xoa dịu được phần nào nỗi đau thương trước cảnh chia ly, tang tóc, tù tội khi nước mất nhà tan hay không, xin tùy bạn đọc lượng định.
    Đào Văn.


    Ghi chú: Các hàng chữ trong ngoặc kép <<--->>nguồn chính bản Anh ngữ, bạn đọc có thể tùy nghi đối chiếu.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X