Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bí mật cựu tướng trần-thiện-khiêm đã được bật mí !!!

Collapse
X

Bí mật cựu tướng trần-thiện-khiêm đã được bật mí !!!

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bí mật cựu tướng trần-thiện-khiêm đã được bật mí !!!

    Kính thưa quý Đồng hương, quý NT và chiến hữu, cùng các bạn thân ái:

    Trong Thời Đệ Nhất và Nhị CH còn có vài nhân vật quan trọng đã làm thay đổi sự tồn vong của NVN:

    1. Cố vấn Tổng Thống Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng [NCT];
    2. Cố vấn Tổng Thống Luật Sư Nguyễn Vân Ngân [NVN].

    NCT - NVN có thể gặp hai cố TTLQLVNCH Ngô Đình Diệm [NĐD] và Nguyễn Văn Thiệu [NVT] bất cứ lúc nào. khoảng năm 1974, NVT sợ NVN nên cách chức NVN và đưa KS HĐ Nhã - em cựu đại tá HĐ Ninh - làm cố vấ TT; có thời thuộc cấp cũa HĐN quảng cáo là HĐN có tài hơn Henry Kissinger.

    NVT, NCT, và NVN không có bà con với nhau.

    NVN, Thiền Sư Nhất Hạnh, và cố HY NV Thuận [NVT -đều là những người thân của NVN và gia đình cố TT NĐ Diệm NĐD.

    NVT gọi NĐD là cậu ruột; chị của NĐD là mẹ của NVT; cha của NVT là con cố Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài [NHB ] là bạn thân của cha NĐD - Thượng Thư NĐ Khã; Ông NĐ Khôi là rễ của NHB anh NĐD , cùng con trai, NĐ Huân, Phạm Quỳnh, và bố vợ cũ cũa TS N X Vinh - Họ Cung - bị Việt Minh bắt và chôn sống năm 1945 ở rừng Hắc Thú - gần một năm sau mới tìm ra xương cốt.

    Gia đình NĐD và NHB là hai gia đình rất quan trọng phục vụ cho chính quyền Pháp ở Việt Nam. NĐD trước khi về VN thì ở HK và được sự giúp đỡ của cố HY HK Francis Spellman, và cố thiếu tướng KQ HK Edward Lansdale giúp đỡ tận tình và vận động chính phủ HK đưa NĐD về NVM làm chỉ huy.

    Vào đầu năm 1972, cố PĐT PĐ243 NV Thân biệt phái tôi làm SQHQ/CCKQPC - SQHQ trẽ đầu tiên lên HQCC - tôi gặp lại ông thầy cũ NH Tuyền - NHT -làm CHTCC. Chính NT NHT đã dạy tôi cách điều hành phòng HQCC CC và NHT coi tôi như một nhân viên đắc lực và thân tín và chính NHT đã cứu tôi năm lần bãy lượt vì tội đi chơi; dù rằng có lần tôi đã cãi vã kịch liệt với NHT; Khi còn ở CCPC tôi ưa đùa là SQPC mà không biết TV là một điều thiếu sót; và khi TV rời CCKQPC vào cuối nâm 74 về PĐ219 có lẽ NHT và PĐ243 ăn mừng. NHT thường đưa tiền cho tôi đi ăn, cà phê - thuốc lá; vì TV mà vài lần NHT suýt bị ở phạt vì tôi ưa chọc TLKQ TVM - học trò bay của NHT - TLPQĐ TV Cẩm, TLSĐ23 LT Tường, hay TLQĐ Lữ Mộng Lan - NVN..v.v.. -cùng quê QT với TV. NHT còn muốn tôi ở lại HQCC để lên Đ/U nhưng TV từ chối; thằng CVP CHTCC Thái Hóa Khoa là bạn cùng khoá và thằng tùy viên NHT đi học bay ở HK cùng lúc. Năm 73, sau khi lên Tr/U, TV giã từ HQCC về̀ PĐ đi bay lại; NHT có ghé PĐ243 thăm TV vài lần.... khi làm SQHQ, TV có lẽ đã làm phật lòng nhiều bạn bè và chỉ huy; TV xin gửi lời xin lỗi và chân thành cảm ơn quý vị đã giúp TV trở thành một SQHQ hữu hiệu nhưng hơi quá trớn... NHT thường dạy tôi chiến thật/chiến lược, chỉ huy lãnh đạo; bàn về Nghệ Thuật Chiến Tranh của Tôn Tử, Patton, Macthur, Napoleon, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, văn thơ Kiều "Bó thân về vớ triều đình, Hàng thần ....phận mình ra sao. Áo xiêm đùm bọc lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi..." hay " Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, Trong thú yên hà mặt tĩnh say..." NHT thường nhấn mạnh về chiến thuật gián điệp và muốn thắng CS phải dùng chiến thuật VC "gậy ông đập lưng ông.." ; NHT nói là lãnh đạo có thực tài thì có thuộc cấp trung thành và thương mến, còn trái lại thì hậu quả tai hại khó lường..

    Tuy nhiên, NĐD và NVT tin tưởng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, và Phạm Ngọc Ẩn hơn cã NVN, NCT, BTQP, và Thủ Tướng. Sau này có cố Chuẩn tướng NH Hạnh cha của Pilot UH1 Tài bị bắn rớt ở Vùng 3 hay 4....

    PN Ẩn học ở OCC và sau này lấy cữ nhân báo chí ở HK ; trở về NVN được kính nễ và trọng dụng và cũng là ký giã của tờ báo lớn của HK Time; VN Nhạ còn có tên là Hai Long, được giấy ban khen của Tòa Thánh La Mã trước 4/75.

    VNN / HVT bị bắt vào giữa năm 1969; HVT sau này mất tích; VNN bị đày ra Côn Đão với cái tên Hai Long vẫn tiếp tục liên lạc với PTT vì NVT cho rằng Mỹ chơi NVT chứ VNN không phải nội tuyến VC..
    VNN được thả về SG vào năm 1973 và rất thân với NVT...

    Vài hàng thô sơ kính gửi đến quý vị; tất cã đã trỡ thành dĩ vãng... không ai có thể làm người chết sống lại - và kẽ chiến thắng làm chỉ huy, được ca tụng, viết lịch sữ.. kẽ chiến bại chả còn chi....


    1- Trong bài của tác giả có câu :" Tham sanh quý tử" cỏ lẽ dùng "Tham sanh úy tử" thì hay hơn. Nghĩa của câu này là "Tham sống sợ chết". quý nghĩa chữ Hán là sợ hồi hộp, quý cũng là quí hóa. Quý tử là con quí, con cầu tư. Úy nghĩa là sợ chết trong ngục tù. Cho nên người xưa thường dùng chữ Tham Sanh Úy Tử thay vì cữ quý tử.
    2- Lúc Tướng Trần thiện Khiêm làm Tham Mưu Trưởng Bô Tổng Tham Mưu, va Tướng Big Minh đảo chánh ông Diệm năm 1963. Nếu Lão không nhầm thi Đại Tá Phạm bá Hoa, lúc đó ông Hoa là Đại uy làm Chánh văn Phòng cho Tướng Khiêm. Ông Hoa viết 2, 3 cuốn sách đã nói nhiều về Tướng Khiêm và các cuộc đảo chánh. Hiện ông Hoa đang sống ở Houston. Lão cũng vừa forward bài viết này cho ông Hoa Subject: Fwd: Bí mật Cựu tướng Trần thiện Khiêm đã được bật mí. To: Date: Thursday, May 10, 2012, 8:46 PM



    TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM
    Bí mật Cựu tướng Trần thiện Khiêm đã được bật mí.
    Trần Ngọc Giang 2011/03/13

    Tin này cần đọc để thấy câu hỏi chưa được giãi đáp vì sao Thiếu tướng Trần thiện Khiêm im hơi lặng tiếng kể từ khi VN rơi vào tay CS Bắc Việt. Cái nhục vong quốc chăng?

    Qua tiết lộ trong bài cuả TG Trần ngọc Giang và rất nhiều hồi ký cuả các SQQDVNCH, TT Trần thiện Khiêm là nhân vật quan trọng có thể xoay chuyển cục diện vận mạng miền Nam, nếu khg muốn nói ông chủ động, cũng là đồng lõa số một với ĐT Dương văn Minh trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 và đưa VNCH đến uất hận suy vong...Nhưng cái hèn cuả TT Khiêm là tham sanh qúy tử,làm tướng mà khg dám chết theo thành cho trọn tiết nghĩa...Xin nghiêng mình kính phục các anh hùng vị Quốc vong thân, lịch sữ sẽ ghi công các anh...
    Mời các bạn đọc để suy gẩm.


    Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đã có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lãnh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v...đều là những người đã một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên bình diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử thì thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.
    Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích vì vậy Đại tá Khiêm đã được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB.

    Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J'Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt..

    Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đã đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lãnh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.

    Từ trước tới nay đã có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn còn thiếu sót và không chính xác vì chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường thì không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay còn lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài Gòn mà thôi.

    Đến đây tiện giả xin trình bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quý vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đã soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.

    Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vì Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đình Nhu đã có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang vì Thiếu tá Giang đã từng là Chánh Văn phòng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đã yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.

    Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu vì ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng trình lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lãnh Thiếu tướng Khiêm đã tranh thủ được hầu hết, chỉ còn có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ý, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ý với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đã có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động vì chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.

    Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng; khi Thiếu tá Giang bước vào thì thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng ký vì Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.

    Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh thì thiếu tá Giang phải giữ lại trong phòng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn thì Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ý bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rõ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đã ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lý do cản trở Đại úy Nhung thì Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.

    Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi tình trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uý Triệu và yêu cầu Đại úy vào trình diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh trình diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ gì do đó mới bị chết thảm.

    Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đã chủ động qua các diễn trình như:

    - Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.

    - Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài Gòn để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.

    - Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.

    - Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết. Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v...có mặt tại Tòa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền vì tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong phòng làm việc của tướng Khiêm.

    Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.

    Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đã nhận ra vai trò của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v...chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được vì trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống vì vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đã không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh phòng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.

    Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai trò nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lãng quên do đó cuộc chỉnh lý mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất mãn của tướng Khiêm.

    Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên vì sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lãnh đạo cuộc chỉnh lý. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v...

    Mục tiêu của cuộc chỉnh lý không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v...để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v... Do đó ngay khi cuộc chỉnh lý thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lãnh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.

    Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành hình thì tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đã gây dựng sự nghiệp cho mình là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả còn nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: "Anh phải dời VN trong vòng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh".

    Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v... Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, vì ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống thì tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.

    Xuyên qua những sụ kiện trình bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đã nắm giữ một vai trò tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v...

    Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai trò của tướng Khánh trên sân khấu chính trị "cải lương" nhất trong giòng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đình Việt Nam.


    P.S: 1/Bài viết trên tác giả là Trần-ngọc-Giang.Tôi nhận được bài viết này qua Mail của Anh TRẦN VÊ (mãnh sư 243 ?)và có xin phép anh được phổ biến cho các bạn cùng xem.Tôi nghĩ bài này có nhiều chi tiết khá lý thú và mới lạ để giải đáp phần nào cái bí ẩn của cuộc đảo chánh 1/11/1963.Sự thật như thế nào,chúng ta cần đọc thêm nhiều tài liệu Lịch sử khác,đồng thời phụ thuộc vào nhận định của từng người.
    2/Sau khi bài viết được Post lên Diễn Đàn-Tôi mới thấy mục Similar Threads có bài Tướng Trần-thiện-Khiêm do bạn TAM73F đã post lên DDPD 3/20/2010 với nội dung tương tự và cùng một tác giả Trần-ngọc-Giang( tựa bài:Tướng Trần-thiện-Khiêm-cơn lốc rối loạn Đệ Nhất&Đệ Nhị Việt-Nam Cộng Hoà).Xin chia xẻ cùng bạn TAM73F về đề tài này và các bạn chịu khó đọc lại một lần nữa.



    Cảm ơn các bạn


    DZUNGUYEN
    Last edited by Dzung72c; 06-02-2012, 09:51 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X