Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lai-Lịch Các Danh-Hiệu Phi-Đoàn C-7A - Thành Giang

Collapse
X

Lai-Lịch Các Danh-Hiệu Phi-Đoàn C-7A - Thành Giang

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lai-Lịch Các Danh-Hiệu Phi-Đoàn C-7A - Thành Giang

    LAI-LỊCH
    CÁC DANH-HIỆU PHI-ĐOÀN
    C-7A CARIBOU

    THÀNH GIANG
    US. Copyrights 2021, by TG

    Hầu như những nhân viên phi hành thuộc đại gia đình của 3 phi-đoàn Vận-tải-cơ C-7A Caribou, ít có người còn nhớ hay đã biết được lai lịch, xuất-xứ và ý nghĩa của các danh hiệu phi-đoàn vận-tải C-7A, do những ai đã sáng tạo, phát họa, gợi ý và đề xướng cho việc chọn lựa danh hiệu các phi-đoàn C-7A thích hợp và những ai đã đóng góp tài năng vẽ vời cho 3 huy hiệu phi-đoàn: Thần-Long, Sơn-Long và Phượng-Long của C-7A.

    Danh xưng các phi-đoàn C-7A Caribou: Thần-Long 427, Sơn-Long 429 và Phượng-Long 431 được phát xuất từ sự sáng tạo và gợi ý của họa sĩ KQ Thành-Giang, Một nhân viên cơ-khí phi-hành vận-tải C-7A Caribou, người đã phục vụ qua 3 phi-đoàn vận-tải cơ C-7A Caribou. Dựa theo những bằng chứng của tác giả đã phát họa các mẫu huy hiệu phi-đoàn C-7A với những ghi chú đặc biệt trong các quyển sổ tay ghi chép bài học các hệ thống của phi-cơ C-7A Caribou. Các tên danh-hiệu phi-đoàn và các mô hình phát họa đã được tác giả Thành-Giang vẽ phát thảo nháp trong những phi vụ đi phi hành bồi dưỡng, lấy kinh nghiệm với các phi-hành-đoàn KQ C-7A Hoa-kỳ ở phi-trường Cam-Ranh. Trong thời gian 2 tháng, khi chờ đợi đủ quân số thành lập một phi-đoàn KQ Việt-nam để tiếp nhận phi cơ và thành lập phi-đoàn vận-tải C-7A đầu tiên.

    Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3, 1972. Chưa đủ quân số thành lập phi-đoàn C-7A KQVN đầu tiên. Chúng tôi được PĐ-415 gởi ra Cam-Ranh, làm việc và học hỏi kinh nghiệm với các phi-đoàn C-7A Hoa-kỳ. Nhân cơ hội thi hành các phi vụ với phi hành đoàn Mỹ, bay đến các tiền đồn dọc biên giới Lào Việt. Tác giả đã có dịp trông thấy một hình ảnh tuyệt đẹp của một chiếc phi cơ vận-tải C-7A đã bay đến và nhẹ nhàng đáp xuống giữa khe của hai ngọn núi vô cùng tuyệt vời, hình ảnh này là một sự gợi ý lý tưởng, giúp cho tác giả đã sáng tác ra danh hiệu phi-cơ C-7A đầu tiên là Sơn-Long, những con rồng núi Caribou hay “chim tiền đồn”. Trong những chuyến bay với KQ Hoa-kỳ, nhân viên phi hành Việt-nam là các nhân viên phụ, chỉ đi theo học hỏi, rất nhiều thời giờ nhàn rỗi trong các chuyến bay đường dài, tác giả đã có nhiều thời giờ cặm cụi suy tư, sáng tác, phát họa ra những mẫu huy hiệu phi-đoàn mới. KQ Thành- Giang cũng đã ghi chép, tập hợp tất cả các danh hiệu đã được các phi-đoàn vận-tải KLVNCH đã dùng, rồi ông liệt kê ra các danh-hiệu phi-đoàn nào chưa có phi-đoàn vận-tải đã xử dụng:

    Ông đã ghi chú trong quyển sổ tay ghi chép bài vở các hệ thống phi cơ C-7A Caribou, đã mang theo trong túi bay trên mỗi chuyến bay.


    I. CÁC DANH HIỆU PHI-ĐOÀN ĐÃ ĐƯỢC XỬ DỤNG:

    Tác giả đã ghi chú ra các danh hiệu: Xích-Long 413 C119, Thanh-Long 415 C-47, Thiên-Long EC-47, PĐ 718, Phi đoàn Hoàng-Long RC-47, PĐ716, vận tải cơ chiến-đấu AC-47, Hỏa-Long PĐ 817, Hắc-Long 819 AC119G, AC119K 821 Tinh-Long. Riêng phi-đoàn đặc nhiệm 314 Thần-Tiễn, chỉ bay phục vụ cho VIP, nhân vật quan trọng thuộc nhân viên cao cấp của Chính phủ và Quân đội VNCH đã không mang danh-hiệu cùng họ Long như các phi-đoàn vận-tải bạn, Với danh hiệu là Thần-Tiễn, là phi tiễn, mũi tên thần, nhưng tại sao? hình ảnh huy hiệu lại vẽ gương mặt của một người phụ nữ. Không biết hình vẽ này nó có liên quan gì với biểu tượng của Nữ-thần hay là “Nữ Nhân-Viên Phi-Hành” là hai cô nữ tiếp viên phi-hành quân sự xinh đẹp hay không? đặc biệt chỉ có một phi-đoàn vận-tải Thần-Tiễn này, duy nhất có hai nữ nhân viên phi-hành, mặc đồ bay, cho nên nó có thể được coi là giống cái, không mang họ nhà rồng (long) dù nó cũng là một phi-đoàn vận tải? Thiết tưởng, nên đặt cho cho nó là phi-đoàn Thần-Tiên sẽ thích hợp và hay hơn hết, bởi vì, phi đoàn này có các tiên nữ là nhân viên phi hành mặc đồ bay xinh đẹp lạ lùng đã phục vụ trên phi cơ quân-sự, thì thích hợp nhất. Không biết sự giải thích này có chính xác và thích hợp hay không? Xin quý niên trưởng phi-đoàn Thần-Tiễn 314 cố vấn, góp ý!

    II. CÁC PHI-ĐOÀN CHỈ CÓ “DANH-SỐ PHI-ĐOÀN” NHƯNG KHÔNG CÓ “DANH-HIỆU PHI- ĐOÀN”:

    Như là các phi-đoàn C123: gồm có PĐ421, PĐ423, PĐ425, Hai phi đoàn C130: PĐ435, PĐ437 và Phi-đoàn Vận tải thành lập mới nhất, sau vụ Trung-cộng đánh chiếm Hoàng-Sa 1974 của Việt-nam, là phi-đoàn 720 EC-119. Danh hiệu Hải-Long đặt tên cho PĐ720 EC119 thì rất thích hợp với nhiệm vụ chính của nó, bay kiểm soát vùng Biển đông, chống lại sự xâm nhập bờ biển Việt-nam của Trung-cộng cùng CSBV. Và các danh hiệu mới như: Mãnh-Long, Bình-Long hay Đại-Long là những danh hiệu có thể thích hợp cho các phi-đoàn C130, phi cơ C130 dũng mãnh với trọng tải rất lớn. Rất tiếc, không có người nào gợi ý, đã khiến cho các phi-đoàn C123 và C130 thuộc loại phi cơ trang bị 4 động cơ này chỉ có danh-số phi-đoàn nhưng thiếu danh-hiệu riêng của các phi-đoàn.


    III. NHỮNG DANH-HIỆU CHƯA ĐƯỢC SỬ DỤNG:
    KQ Thành Giang đã liệt kê ra một lô các danh hiệu phi-đoàn vận-tải chưa được dùng đến là: Sơn-Long, Kim-Long (hay Bạch-Long), Hải-Long, Thần-Long, Mãnh-Long, Phượng-Long, Bình-Long hay Phi-Long, Khủng-Long, chúng tôi thích nhất phi-đoàn Khủng-Long, nếu C130 lấy huy hiệu là Phi-đoàn Khủng-Long 435, hay 437 của C130 VNAF ý nghĩa của nó có sức mạnh như Hercules của Mỹ, nghe phi-đoàn Khủng-Long cũng hay hay!, tên gọi phi đoàn Khủng-Long 435, C130 nghe rất oai phong lẫm liệt lắm đấy chứ! Chẳng khác gì C130 của Không Quân Mỹ họ đã ví sức mạnh phi cơ C130 như Hercules, hoặc Đại-Long 437 (con rồng vĩ đại) hay Phi-đoàn Phước-Long 435 C130 là rồng bay may mắn, có phước sống lâu cũng tốt.

    Mẫu vẽ đầu tiên trước khi phi-đoàn 427 C-7A Caribou KQVN thành lập, trong thời gian phi đoàn Caribou đầu tiên chưa thành lập, tác giả phải mượn danh-số phi-đoàn cũ là PĐ415 chế lại với hình vẽ phi cơ C-7A mang tên Caribou (mẫu phát họa Huy Hiệu số 1), với cái vòng tròn lớn tạo thành hình chữ C là Cargo và con số 7 thành C-7. Phía trên mẫu huy hiệu này có hàng chữ VNAF của KQVN. Để gợi ý, giới thiệu và làm hấp dẫn cho người xem, tác giả đã đến một tiệm may ở Lăng-Cha-Cả, nhờ thiêu vài cái mẫu, dù huy hiệu này chưa được chính thức công nhận, nhưng nó chỉ dùng để quảng cáo, gợi ý, làm hấp dẫn người xem, thúc đẩy việc thực hiện huy hiệu cho các phi-đoàn C-7A tương lai. Ngoài cái mẫu mới lạ C-7A 415. Họa sĩ Thành-Giang còn sáng tạo thêm hai ba cái khung mẫu lạ khác nữa, ghép một nửa hình tam giác của khung huy hiệu F-5 với một nửa hình tròn vận-tải (mẫu số 2) Phi đoàn 427 Đà Nẳng đã sử dụng sau này. Hay dùng hình mẫu huy hiệu Không quân Hoa-kỳ cho phi đoàn-Sơn-Long (mẫu HH số 3).

    MẪU SỐ 4: phát họa mẫu Sơn-Long 427, Như đã trình bày, danh hiệu Sơn-Long và các danh hiệu khác đã được lên danh sách trước khi phi-đoàn 427 được thành lập và chưa được bàn giao phi cơ.

    TRÌNH LÀNG MẪU HUY HIỆU PHI-ĐOÀN 427.
    Cuối tháng 3 năm 1972 phi-đoàn C-7A Caribou đầu tiên được thành lập mang danh-số phi-đoàn 427, được thành lập tại căn cứ Phù-Cát, do đại tá Nguyễn-Hồng Tuyền làm căn cứ trưởng. Thiếu tá Cung-Thăng-An Phi Đoản Trưởng, Thiếu tá Nguyễn-Viết-Xương PĐP, Đại úy Phạm-Văn-Cần TPHQ. Nhân một chuyến bay tiền đồn với Trung-úy Nguyễn-Thành-Cư (năm 1975 ông lên thiếu tá), phi-đoàn tân lập 427, tác giả TG đã giới thiệu và cho ông trưởng phi cơ Cư này xem mẫu phát họa phi-đoàn 427 Sơn-Long mới đã mang theo trong túi bay và đã đưa ra ý kiến, KQ Thành Giang đã gợi ý, muốn cho các nhân viên phi-đoàn xem qua mẫu huy hiệu phi-đoàn, ý kiến này đã được Trung úy Cư hết sức khích lệ việc trình làng mẫu phát họa huy hiệu 427 đầu tiên này, khi tác giả đề nghị với trung úy Cư, KQ Thành Giang muốn dùng phấn sẽ vẽ huy hiệu Sơn-Long này trên bảng đen trong phòng hành quân phi-đoàn tân lập 427, một giờ trước, buổi họp đầu tiên của phi-đoàn 427. Tất cả nhân viên phi đoàn 427 đã được xem qua mẫu huy-hiệu Sơn-Long, họ đã ghi nhận trong tâm trí, nhưng chưa có ai có ý kiến gì, trong nhiều tháng trôi qua. Tháng 5, 1972, KQ Hoa-kỳ bàn giao thêm phi-đoàn C-7A Caribou thứ hai, đã được lấy danh-số phi-đoàn 429. Thiếu tá Phạm-Văn-Cần thay thế Thiếu tá Cung-Thăng-An làm phi-đoàn trưởng phi-đoàn 427. Thiếu tá Cung-Thăng-An thành lập và làm Phi Đoàn Trưởng phi-đoàn mới 429, Thiếu tá Nguyễn-Viết-Xương vẫn làm PĐP. Tháng 7, năm 1972. Nhân viên phi-hành của Phi-đoàn 429 được chia ra làm hai, để thành lập phi-đoàn C-7A Caribou thứ ba, cuối cùng, là phi-đoàn 431,

    PHI-ĐOÀN 431: do Thiếu tá Nguyễn-Viết-Xương làm Phi Đoàn Trưởng, thiếu tá Huỳnh-Ngọc-Nghĩa PĐP, thiếu tá Nguyễn-Đình-Thảo Trưởng Phòng Hành Quân.

    PHI-ĐOÀN 429: Thiếu tá Cung-Thăng- An vẫn là PĐT phi-đoàn 429, thiếu tá Kiễm PĐP, Thiếu tá Thái TPHQ.

    PHI-ĐOÀN 427: do Thiếu tá Phạm-Văn-Cần làm Phi-Đoàn-Trưởng, thiếu tá Nguyễn-Bá-Đạm PĐP, Thiếu tá Trần-Văn-Minh TPHQ. Phi-Đoàn 427 dời đi Đà-Nẳng vào tháng 7-1972.

    Ba ông phi đoàn trưởng của 3 phi-đoàn C-7A Caribou đều được thăng cấp Trung-tá.




    HÌNH ẢNH: phát họa nháp 5 mẫu huy hiệu phi-đoàn của họa-sĩ Thành-Giang, gợi ý cho việc sáng tạo huy hiệu mới cho 3 phi-đoàn C-7A Caribou của KL VNCH.


    PHI-ĐOÀN 429 CHÍNH THỨC MANG DANH-HIỆU SƠN-LONG: Trung tá Cung-Thăng-An chính thức lấy danh-hiệu phi-đoàn 429, là Sơn-Long. Họa sĩ KQ đã vẽ huy hiệu PĐ 429, là hạ-sĩ Trọng, áp-tải phi-hành của phi-đoàn 429 đã đệ trình mẫu huy hiệu Sơn-Long mới với hình tượng con rồng vàng mới mẻ, cùng hai cái núi xanh và hai cánh dù tiêu biểu cho con rồng núi C-7A Caribou thả dù ở tiền đồn Việt-nam. Mẫu huy hiệu Sơn-Long 427 do cơ phi Thành-Giang đã phát họa hình con khủng-long đang đáp, dùng hình tượng Khủng-Long cho mới lạ, đã vẽ huy hiệu này trên bảng đen phòng hành quân giới thiệu mấy tháng trước, dường như, con khủng-long nó không thích hợp cho các phi-đoàn vận tải mang họ rồng của Việt-nam. Nên nó đã bị loại bỏ.







    PHI-ĐOÀN PHƯỢNG-LONG 431 RA ĐỜI: không lâu sau đó, cũng từ trong danh sách các danh-hiệu chưa được phi-đoàn vận-tải nào xử dụng do tác giả TG đã gợi ý. Trung-tá Nguyễn-Viết-Xương ưa thích nhất danh hiệu PHƯỢNG-LONG với chữ Phượng mang đúng tên đứa con gái cưng của ông. Ông đã chính thức công nhận danh hiệu phi-đoàn PHƯỢNG-LONG 431. Nhưng ông đã từ chối dùng huy hiệu mẫu của tác giả Thành-Giang đã vẽ huy hiệu Phượng-Long 431 (mẫu số 5) với mẫu vẽ con rồng vàng, giống nhãn hiệu bánh trung thu Thiên-Hương Rồng-Vàng gần nhà của tác giả. Họa sĩ KQ đã vẽ huy hiệu 431, là thiếu úy Võ-Đình-Mỹ, biệt danh Mỹ Già Ban Mê Thuột, đang là thầy tu ở Oklahoma City. Ông đệ trình huy hiệu Phượng-Long 431 với hình biểu tượng con rồng bay lượn, cùng nàng Phượng Caribou đang vũ múa, là chiếc phi cơ C-7A bay lã lướt với con rồng, thả dù trên triền núi. Trung tá Xương chính thức công nhận huy hiệu này, và các nhân-viên phi-hành của phi đoàn đều phải mang phù hiệu mới Phượng-Long 431. Một phi-đoàn rất nhiều may mắn.

    Ngay tháng 11, năm 1972, sau khi phi-đoàn chính thức có danh-hiệu Phượng-Long mới, Phi-đoàn Phượng-Long 431, phi đoàn này đã nhận ngay một tin vui, được di dời về lại Sài-gòn trước tiên, đảm trách các phi vụ tiền đồn thuộc Vùng II, Vùng III và Vùng IV Chiến-thuật.





    PHI ĐOÀN THẦN-LONG 427: Năm 1973, sau hai phi đoàn C-7A đã có danh-hiệu phi-đoàn, phi-đoàn 427 C-7A Caribou, ở Đà Nẵng, cũng đã chọn danh hiệu Thần-Long 427. với mẫu vẽ mới vòng tròn huy hiệu vận-tải nằm trên khung hình tam giác F-5. Với biểu tượng con rồng phun lửa của phi-đoàn Hỏa-Long 817, nhưng không thiếu đặc tính phục vụ riêng của vận tải cơ C-7A là thả dù xuống núi, do họa sĩ KQ Tùng, nhân viên phi hành C-7A Caribou, thuộc phi-đoàn 427 đã đệ trình mẫu và đã được Trung tá Cần chấp thuận là mẫu huy hiệu chính thức của phi-đoàn THẦN-LONG 427.







    Cả năm mẫu vẽ nhằm giới thiệu, quảng cáo huy hiệu các phi đoàn C-7A của họa-sĩ KQ Thành-Giang đều không được chấp nhận mẫu nào cả. Tuy nhiên, những gợi ý danh xưng phi-đoàn, những hình ảnh biểu tượng núi non tiền đồn, những đặc tính vận tải cơ C-7A thả dù đều được xử dụng trên cả 3 huy hiệu của 3 phi đoàn. C-7A Caribou được mệnh danh là “Đại-Bàng Của Tiền-Đồn”.




    Mãi đến mùa hè năm 1973, sáu tháng sau khi phi đoàn 431 Phượng-Long đã dời về Sài-gòn. Phi-đòan Sơn-Long 429 cũng đã rời căn cứ Phù-Cát về Tân-Sơn-Nhứt, cùng làm việc dưới sự điều hành của Không-đoàn 33 Chiến-thuật, SĐ5KQ. Cũng nên biết thêm, KĐ33CT đảm trách các phi-đoàn vận-tải cơ hạng nhẹ, phi-cơ chỉ có hai động cơ như: C-47 hay C-7A Caribou. KĐ53CT mới thành lập năm 1971, đảm trách các phi-đoàn vận-tải hạng nặng, phi-cơ hầu hết có 4 bốn động cơ như: AC119K hay C130. Phi-đoàn Sơn-Long 429 về Tân-Sơn Nhất, tọa lạc bên cạnh phi-đoàn anh em Phượng-Long 431. Phi-đoàn 429 Sơn-Long đã phải biệt phái 2 phi hành đoàn thường trực, phục vụ hành khách của căn-cứ Phù-cát. Phi-đoàn 431 Phượng-Long phải thường xuyên biệt phái một phi hành đoàn phục vụ cho nhu cầu di chuyển của vị Thiếu-tướng Nguyễn-Văn-Toàn, tự lệnh Vùng II CT ở Pleiku. Phi-đoàn 431 cũng đã giành riêng cho vị tướng này một chiếc phi-cơ C-7A riêng, là chiếc phi-cơ PB170, với thiết bị mới bên trong phòng hành khách của ông tướng: các ghế nệm bành, màn che, nhà vệ sinh. Với bảng hiệu 2 sao của Tướng được gắn ở cửa phi cơ. Với những sự giữ gìn an ninh, canh gác rất chặt chẻ.




    CÓ PHẢI DANH HIỆU PHI-ĐOÀN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN MỆNH CỦA TỪNG PHI-ĐOÀN HAY CHĂNG?




    SƠN-LONG 429:

    DANH XƯNG SƠN-LONG CÓ VẺ XUNG KHẮC VỚI PHI-ĐOÀN 429: Nhìn bản vẽ mới huy hiệu phi-đoàn SƠN-LONG 429 trông có vẻ sáng sủa, trung thực như một bức tranh hiền lành và sáng tạo hình ảnh con rồng không giống như các con rồng phun lửa dữ tợn tiêu biểu của các phi-đoàn vận-tải khác đã có từ trước. Bản vẽ huy hiệu phi-đoàn Sơn-Long 429 trông rất hiền lành, khá đối nghịch với những gì đã xảy ra cho phi-đoàn Sơn-Long, khi ý nghĩa danh xưng Sơn-Long hay chúa tể Sơn-Lâm phải là một con rồng dũng mãnh, nó mới phù hợp với rừng núi, không hiền hòa như bản vẽ của họa sĩ KQ Trọng, nếu phải dùng một con Khủng-Long dũng mãnh cầm búa giáng thế giữa hai ngọn núi như bản vẽ mẫu của KQ Thành Giang, có thể tình hình các tai nạn thảm khốc của PĐ429 có thể đã giảm đi, đổi khác? Một khuyết điểm trên hình vẽ con rồng 429, con rồng này có cái cằm dưới không được cân đối với cằm trên. Có phải những sự đối nghịch hay xung khắc giữa “hiền và dữ” của hình vẽ và Danh-Hiệu Phi-đoàn không đối xứng với nhau không? Cho nên nó đã làm cho phi-đoàn Sơn-Long 429 đã gặp rất nhiều tai ương tang tóc hay chăng?

    TAI NẠN RƠI PHI CƠ C-7A CỦA PĐ 429: Trong tuần lễ cuối tháng 11, 1972 phi đoàn 431 Phượng-Long đang rời căn cứ Phù cát về Sài-gòn, Ngày 1 tháng 12, 1972. Tai nạn mở màn, phi-đoàn 429 Sơn-Long đã gặp đại nạn, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra, do một phi hành đoàn C-7A Caribou thuộc phi-đoàn Sơn-Long 429 đã gây ra cái chết cho vị thiếu tướng Trần-Thanh-Phong cùng phái đoàn Thanh tra của ông, gồm Thiếu tá Lê Văn Ba và đại úy Nguyễn Thu Giang cùng tử nạn, Khi phi cơ C-7A Caribou đã hạ cánh trong thời tiết xấu, phi cơ đụng đọt dừa và làm crash ở Tuy-hòa. Trưởng phi cơ trung úy Hùng và cơ phi Trung sĩ Tuấn cũng đã hy sinh trong tai nạn này.

    Rồi tiếp nối theo 5 tai nạn rớt máy bay Caribou khác liên tục xảy đến đã gây ra những thiệt hại trầm trọng cho phi-đoàn Sơn-Long trong suốt gần 3 năm hoạt động của phi-đoàn 429, cho đến hết ngày 30-4-1975, tồng kết phi-đoàn Sơn-Long 429 đã có 6 tai nạn phi cơ thảm khốc. Tai nạn nặng nề nhất sau cùng là của Đại úy Hoàng-Trọng đã đáp đêm ở phi trường tiển đồn Nhơn-Cơ không có đèn phi đạo, phi công đã đáp phi cơ trên ngọn đồi thông, với 29 quân nhân bị thiệt-mạng, gồm 4 nhân viên phi hành và 25 biệt kích quân tinh nhuệ của Sư-đoàn 23 Bộ Binh. Cầu không vận, chuẩn bị đổ quân cho trận đánh thử lửa lớn ở Ban-Mê-Thuột, Cầu không vận chuyển quân đã bị hủy bỏ sau chuyến bay đầu tiên đã bị lâm nạn.




    THẦN-LONG 427: Huy hiệu phi-đoàn Thần-Long 427 Đà Nẳng cũng hao hao giống hình tượng con rồng phun lửa của phi-đoàn Hỏa-Long 817 AC-47. Nhưng có một đặc điểm khác thường với cái khung huy hiệu rất lạ mắt, không giống ai. Phi-đoàn này cũng khá may mắn. chỉ duy nhất, bị một tai nạn của cầu không vận đổ quân tái chiếm quận Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi,đã bị phòng không 12 ly 7 bắn hỏng phi cơ, do phi đoàn phó, thiếu tá Đạm đã lái, làm crash, chỉ bị thiệt hại về phi cơ, nhưng may mắn, vài người bị thương nhẹ, không có người thiệt-mạng. Không kể tai nạn phi-hành-đoàn Trung-úy Phạm-Tường-Phương của phi-đoàn 427, đã mất tích đầu tháng 5-72, trong thời gian Trung Tá An làm phi-đoàn-trưởng. Trước khi Tr/tá Cần tiếp nhận PĐT phi-đoàn 427. Mãi đến mấy chục năm sau, khi chấm dứt Chiên tranh Việt-nam, 30-4-1975. Người ta mới được biết đến một tay nạn phi cơ C-7A khủng khiếp của phi-đoàn 427, Thần-long, C-7A Caribou, Đà nẵng. Đã bị phòng không hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 bắn bể một động cơ, nhưng cánh máy bay và các bộ phần điều khiển phi cơ còn nguyên vẹn. Phi công đã bay về đáp an toàn tại phi trường Tân-Sơn-Nhứt, đã cứu sống vị Tư Lệnh Hải-Quân VNCH, để đốc Trần Văn Chơn, và phái đoàn BTL của ông (xem chi tiết bài viết: CHUYẾN BAY RÙNG RỢN TẾT 1974 của cùng tác giả). GIẢ THUYẾT: một cuộc ám sát chính trị, nhằm ngăn chặn hành động liểu lĩnh của TT Nguyễn Văn Thiệu và Bộ TL Hải-Quân VNCH đã có kế hoạch dùng phản lực cơ F-5E tấn công trả đủa bọn Tàu-Cộng đã xâm lăng, đã bắn chìm Tàu Hải quân VNCH và cưỡng chiếm biển đảo VNCH. Phía Mỹ (đảng Dân chủ) và Henry Kissinger (Quyển-Lực-Ngầm Mỹ)đã không mong muốn có một cuộc chiến rộng lớn hơn với Trung cộng ở Biển đông, Mỹ không muốn làm phật lòng đối tác quan trọng Trung cộng, phá vỡ những cuộc mật đàm bang giao để “giao thương hưởng lợi” của hai nước Mỹ-Trung. Mà Chính phủ Mỹ (do Đảng Dân chủ và Quyển lực ngầm Kissinger điều hành nước Mỹ) đã bán đứng VNCH cho CS. Cho nên họ (gián điệp CSBV, TC hoặc HK) đã cố gắng dàn dựng một cuộc ám sát chính trị, cố ý sát hại vị TL Hải quân VNCH để dằn mặt và bẽ gẫy kế hoạch tấn công trả đủa Trung Cộng xâm lăng VN năm 1974. Dù cho cuộc ám sát TL Hải quân VNCH đã không thành công, nhưng nó cũng đã làm cho TT Nguyễn Văn Thiệu và Bộ TL Hải quân phải chùng bước, hủy bỏ cuộc trả thù Trung-cộng xâm lược.




    PHƯỢNG-LONG 431: Bản vẽ chính thức huy hiệu phi-đoàn 431 không giống một huy hiệu nào khác của KLVNCH. Không chỉ dùng hình biểu tượng con rồng không thôi. Hình vẽ huy hiệu Phượng-Long như một bức tranh vũ điệu song-long của một con rồng đang bay lã lướt chiếm hết khung huy hiệu, song song hình tượng rồng bay, một chiếc phi cơ C-7A biểu tượng nàng Phượng Caribou cũng bay lượn theo vũ điệu con rồng trên không trung như một đôi long-phụng bay quyện vào nhau trên không gian. Người ta nhìn bản vẽ rất nhiều chi tiết, khó phân biệt các vật thể của con rồng và phi cơ song vũ. Khi nghe đến hai tiếng Phượng-Long là người ta đã nhận ra ngay đến những hỷ tín, vui tươi may mắn, Phi đoàn PHƯỢNG-LONG 431 thực sự rất may mắn. Mặc dù, trong ba năm, phi đoàn 431 Phượng-Long cũng hoạt động gian nguy ở tiền đồn, bị pháo kích tơi bời, không khác gì hai phi-đoàn C-7A Caribou bạn, phi trường cũng bị pháo kích tan nát, cũng đã gặp rất nhiều hư hỏng kỹ thuật, khẩn cấp trên không, cũng cùng thời gian hoạt động, nhưng tất cả những gian nguy của chiến tranh, của những hư hỏng kỹ thuật đều tai qua nạn khỏi, trót lọt êm xuôi. MỘT SỰ MAY MẮN KỲ DIỆU ĐỘC ĐÁO KHÓ TIN, một sự may mắn chưa từng có, tất cả đều bình an vô sự, đã không làm hư hại nặng một phi cơ nào, không tồn thất một nhân mạng của nhân viên phi hành nào. Duy nhất, có một tai nạn khá khôi hài khi một ông trưởng phi cơ trẻ phi-đoàn 431 Phượng-Long đã liều lĩnh, bay thử sức, làm chuyện phi thường, ông đã cất cánh phi cơ chỉ có một động cơ hoạt động, trong lúc chở đầy hành khách bay đi di tản sáng ngày 29-4-1975, phi cơ C-7A của ông đã không thể cất cánh bay lên khỏi mặt đất, ông đã thắng gấp phi cơ, nó đã đâm đầu vào hàng rào phi trường Tân-Sơn-Nhứt. Cũng lại là một cái may mắn cuối cùng nữa đã dành cho phi-đoàn Phượng-Long 431, đấng bể trên đã che chở không gây ra một sự thiệt hại nhân mạng nào. Phi-đoàn 431 Phượng-Long vẫn giữ được chức vô địch bay an-toàn. CÁM ƠN TRỜI PHẬT ĐÃ CHE CHỞ!








    Đại-bàng Sơn-lâm” đại-bàng thép C-7A của núi rừng thiên nhiên, nó có thể cất cánh và đáp trên các nền đất cứng cáp, không cần phải dùng đến phi-đạo xi-măng bê-tông chắc chắn. Là loài chim-sắt nhẹ nhàng và nhanh nhẹn nhất trong các loài chim-thép. Những tay thợ săn chim-sắt thiện xạ nhất của CSBV đã không dễ dàng gì bắn hạ được loại chim-thép Caribou bay lượn tài tình. Rất nhiều chim-sắt C123 hay C130 đã bị pháo kích trúng làm cho bốc cháy trên phi đạo hay bị bắn rơi từ trên không. Nhưng rất hiếm chim-thép C-7A lâm nạn vì bị bắn, duy nhất, chỉ có một tai nạn đổ quân tái chiếm quận Đức-phổ, Quảng ngãi, chỉ có một con chim-sắt C-7A đã bị trúng đạn phòng không 12 ly7 trên không, Phi-đoàn phó, trưởng phi cơ, Thiếu tá Nguyễn-Bá-Đạm đã đáp chim-thép C-7A an toàn, chỉ hư hại phi cơ, vài người bị thương nhẹ, đã không gây ra những thiệt hại nhân mạng nào. TẠI SAO VẬY? Có 3 đặc điểm quan trọng của chim-thép C-7A các loại chim-sắt khác không hề có, nhớ theo dõi các bài viết mới về loài Đại Bàng Sơn-Lâm C-7A đặc biệt này. Lại nữa, một điều khó hiểu, it ai tin tại sao phi cơ C-47 và C119 khi bị trúng đạn hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, nổ banh động cơ, làm gẫy cánh và rơi phi cơ? Còn Đại-bàng Sơn-lâm C-7A thép cũng bị phòng không SA-7 bắn bể máy, không bị gẫy cánh và phi cơ có thể bay lết về được để đáp xuống phi trường? Một chuyện khó tin nhưng đã có thật. Sẽ có các bài phân tích về các hiện tượng kỳ quặc này!
    Hình ảnh Đại-Bàng Sơn-Lâm C-7A đã hạ cánh xuống các vùng núi non trùng điệp ở các tiền đồn hẻo lánh miền trung, dọc theo biên giới Việt-Miên-Lào.



    Họa sĩ KQ THÀNH-GIANG.
    Bài kế tiếp: PHƯỢNG-LONG VỠ TỔ.
    6-23-21
    Last edited by Phòng Trực; 06-29-2021, 12:56 PM.

  • #2
    “PHƯƠNG LONG” hay “PHƯỢNG LONG”?

    Theo các văn kiện của BTL/KQ Việt Nam Cộng Hòa cũng như của AFAG (Toán Cố Vấn KQ Hoa Kỳ), và theo bài viết về Sự thành lập Phi Đoàn 427 “Thần Long” của cựu Trung tá Phạm Văn Cần, danh hiệu chính thức của ba phi đoàn C-7A Caribou như sau:

    427: Thần Long (Sacred Dragon)
    429: Sơn Long (Mountain Dragon)
    431: Phương Long (Perfume Dragon)

    Nguyên tắc đặt danh hiệu cho các phi đoàn trong ngành vận tải của KQVN là danh từ “Long” (Rồng) + một phụ từ (thường là tĩnh từ): Xích Long, Thanh Long, Hoàng Long, Hỏa Long, v.v...

    Chỉ có một danh hiệu duy nhất gồm 2 danh từ là “Long Mã” dự trù đặt cho phi đoàn thứ ba sử dụng C-47 là Phi Đoàn 417 do Thiếu tá Phạm Công Minh làm phi đoàn trưởng. Tuy nhiên, vì cần nhân sự để ưu tiên thành lập phi đoàn vận tải võ trang 817 “Hỏa Long” (AC-47), kế hoạch thành lập Phi Đoàn 417 “Long Mã” bị hủy bỏ.

    Danh hiệu “Long Mã” về sau được sử dụng cho phi đoàn trực thăng 219; tuy nhiên cả phía Hoa Kỳ (MACV-SOG) lẫn Việt Nam, trong đó có các chiến sĩ biệt kích, thường gọi bằng danh hiệu “Kingbee” đầy huyền thoại.
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-29-2021, 05:12 PM.

    Comment


    • #3
      Trả lời câu hỏi của Ban Biên Tập Hội Quán Phi Dũng: khi hỏi vẽ các huy hiệu của các phi đoàn C-7A Caribou, các danh hiệu phi đoàn đều viết không có bỏ dấu, cho nên Bộ TL Không quân có thể đã nhầm lẫn chữ PHƯƠNG và PHƯỢNG. Có lần ông phi đoàn trưởng cựu Trung-tá Nguyễn Viết Xương đã cho chúng tôi biết, ông chọn danh hiệu phi đoàn 431 là PHƯỢNG-LONG (chữ PHƯỢNG có dấu nặng), vì chữ Phượng trùng họp với tên ái nữ (thứ nữ) thứ hai của ông là cô Phượng, có thể là một danh từ may mắn, Danh từ PHƯƠNG-LONG (không dấu nặng) dường như không có nghĩa gì rõ rệt. Chữ PHƯỢNG-LONG (có dấu) có ý nghĩa rõ rệt hơn theo ý "Rồng Bay Phượng Múa" một bức tranh của sự kết hợp rất đẹp đôi và may mắn Như bản vẽ Huy-hiệu 431, Cả con rồng và phi cơ C-7A cùng nhau bay lượn chung, các đám cưới cũng thường hay xử dụng "Long Phung (Phượng) Hòa Minh". Và các nhân viên phi hành phi đoàn 431 thường cũng gọi là Phi-Đoàn PHƯỢNG-LONG 431, chữ PHƯỢNG có dấu nặng.
      Vui lòng kiểm chứng lại với các vị tham mưu phi đoàn 431!
      Thành Giang

      Comment


      • #4
        Chúng tôi viết “Theo các văn kiện của BTL/KQ, danh hiệu của phi đoàn C-7A 431 là Phương Long” chỉ để mọi người được biết chứ không có ý tranh luận. Trường hợp các NT và chiến hữu của 431 tiếp tục sử dụng danh hiệu “Phượng Long” tôi xin tôn trọng.

        Tuy nhiên cũng xin được viết thêm: hai chữ “Phương Long” có một ý nghĩa rõ rệt.


        Từ Hán-Việt “phương” tùy cách viết (của chữ Hán) và được sử dụng như một danh từ, động từ, hay tĩnh từ (tính từ) sẽ có nhiều nghĩa khác nhau. Trường hợp tiếng Hán viết là và được sử dụng như một tĩnh từ thì có nghĩa là tốt lành, tốt đẹp, đẹp, thơm.

        Thí dụ:

        Phương tư 芳姿: dáng dấp xinh đẹp; phương thảo : cỏ thơm.

        Ngoài ra tĩnh từ “phương” cũng được sử dụng để bày tỏ lòng kính trọng người khác khi xưng hô. Thí dụ: phương danh : quý danh.

        Như vậy, hai chữ “Phương Long” có nghĩa là con rồng tốt lành, đẹp, hoặc thơm; và người được Mỹ dịch thành “Perfume Dragon.
        Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-29-2021, 05:34 PM.

        Comment


        • #5
          Mơ Bu:

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X