Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chương trình thử nghiệm A-37 tại Việt Nam - Trần Lý

Collapse
X

Chương trình thử nghiệm A-37 tại Việt Nam - Trần Lý

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chương trình thử nghiệm A-37 tại Việt Nam - Trần Lý

    Chiến trường Việt Nam được xem là nơi thử nghiệm nhiều loại võ khí của Quân đội Mỹ,, Các võ khí cũ có thể được cải biến để đáp ứng cho nhu cầu mới của tình trạng quân sự. Trường hợp của phi cơ A-37 là một thí dụ điển hình.


    Trong năm 1967, Bộ Tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam đã có nhiều buổi thảo luận về vấn đề cần thay thế các phi cơ Skyraiders A-1 mà KQ VNCH đang sừ dụng, phi cơ đã "già nua" và số lượng hao hụt cũng đã đến mức báo động.. Ngân sách giới hạn và giá mua một phi cơ mới cũng là vấn đề cần lưu ý..

    HK đang có sẵn loại phi cơ T-37 giá rẻ, dễ sử dụng và khá tốt nên có người đã đưa ra ý kiến là thử xem có thể chuyển T-37 " Tweety Bird" sang thành một phi cơ yểm trợ bộ binh ?

    Một phi cơ mẫu YAT-37 đã được chế tạo để thử dùng làm phi cơ chiến đấu oanh tạc. Chiếc phi cơ này, trên căn bản chỉ là một chiếc T- 7A, gắn 2 động cơ phản lực mới General Electric J-85 tăng sức đẩy từ 1600lb lên đến 5600lb. Tám điểm ( ban đầu chỉ có 6 điểm ) gắn bom và rocket được chế tạo thêm dưới hai bên cánh và 2 bình nhiên liệu phụ được gắn cố định thêm tại hai đầu cánh. Nhiều loại súng cũng được thử gắn thêm từ loại canon 20 ly của Đức đến GE Gatling 7 ly 62 và Gatling được tạm chọn làm tiêu chuẩn..

    (Xin đọc các thay đổi kỹ thuật trong phần 'Từ T-37 đến A-37 dành cho KQVNCH")

    Các nhà thiết kế hy vọng phi cơ "mới" này sẽ đáp ứng được nhu cầu chiến trường và thích hợp với KQVN, tuy phi cơ được xem là chậm hơn F-100 và các loại phản lực khác. Các mẫu phi cơ sau đó được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không để gia tăng tầm xa hoạt động (không có trên các A-37 giao cho VNCH). Phòng lái không được bảo vệ chống áp suất , nên cao độ tối đa phi cơ được phép hoạt động chỉ lên đến 25 ngàn feet. Tuy nhiên không rõ vì lý do nào chiếc YAT-37 lại bị quên lãng trong 2 năm và lại được đem ra "sài" lại để thực nghiệm tại chiến trường VN. Biệt đội 604 của Air Commando sẽ bay thử các A-37A trong Chương trình được đặt tên là COMBAT
    DRAGON. Chương trình này được giao cho Tactical Fighter Weapons Center, đặt tại Căn cứ England thực hiện với nhân sự lên đến 350 chuyên viên Đại tá Louis W. Weber, tại Căn cứ KQ Nellis, năm 1967, làm việc trong Ban Nghiên cứu Phân tách Chiến cuộc, đã đòi hỏi phải có một kế hoạch thực tiễn cho các phi công tham dự vào cuộc thử nghiệm ..

    " Phải mất gần 3 tuần để soạn thảo ra một kế hoạch để đưa Combat Dragon ra thực hiện. Ngay cả việc sơn phi cơ cho phù hợp với chiến trường cũng phải cân nhắc và ghi rõ trong bản kế hoạch ! : Một nửa số phi cơ của phi đội được sơn màu xanh da trời để tính xem phi cơ màu này sẽ trúng bao nhiêu viên đạn phòng không so với phi cơ sơn màu xanh olive (màu ngụy trang thông thường). Chúng tôi cũng cần tính toán thời gian phản ứng, thời gian cất cánh trong cả ngày lẫn đêm, việc bảo trì,, tái trang bị súng đạn Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của phi cơ đều cần phải xác định Combat Dragon được chia thành 4 giai đoạn :

    * Giai đoạn I: từ 19 tháng 6 đến 16 tháng 7 năm 1967

    Đây là giai đoạn thu thập các thông số kỹ thuật , định các tiêu chuẩn sẽ dùng để đành giá phi cơ, huấn luyện các phi công đầu tiên.

    Các A-37-A thử nghiệm đều là những T-37A lấy từ các bãi tồn trữ phi cơ tại Căn cứ KQ Davis-Monthan ở Arizona. Combat Dragon nhận được chiếc phi cơ biến cải đầu tiên vào tháng 5-1967 tại Căn cứ England (Louisiana), Căn cứ này sau đó trở thành Trung tâm huấn luyện cho các phi hành đoàn sử dụng A-37. Tại đây nhóm phi công thử nghiệm đã bay A-37 mỗi ngày 6 lần , các phi cơ dự trù vẫn tiếp tục được giao theo như kế hoạch..

    * Giai đoạn II : từ 15 tháng 8 đến 6 tháng 9 năm 1967

    Trong giai đoạn này phi công sẽ tập quen với chiến trường thực tế tại VN và Lào

    Biệt độ 604 đến Biên Hòa vào tháng 7-1967, họ nhận được 9 trong số 24 phi cơ dành cho Biệt đội. Các phi cơ sau đó được tháo ra, đóng thùng, chở sang VN bằng C-141 và ráp trở lại. Tất cả có 39 chiếc A-37 được biến cải, 15 chiếc được giữ lại tại England để huấn luyện và làm phi cơ thay thế khi cần. Phi vụ hành quân đầu tiên của Biệt đội 604 được thực hiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1967 và tính đến 30 tháng 9 họ đã bay được 1673 phi suất hành quân.

    * Giai đoạn III : từ 7 tháng 9 và tiếp tục đến 27 tháng 10

    Các A-37A được thử trong nhiều nhiệm vụ khác nhau : oanh kích yểm trợ bộ binh, hộ tống trực thăng đổ quân, quan sát tiền tiêu FAC, tuần thám võ trang và tấn kích đêm.. Tính chung mỗi phi cơ bay 4 lần /ngày.. Trung bình bay 5000 phi suất trong 5 tháng bay thử, hay 40 phi suất mỗi tháng cho mỗi phi cơ.

    * Giai đoạn IV chỉ kéo dài 2 ngày 28 đến 30 tháng 9 chuyên về việc sử dụng phi cơ đến mức tối đa công suất..

    Sau đó thêm một Giai đoạn V bắt đầu từ 1 tháng 11 để thử khả năng hoạt động của phi cơ từ các căn cứ tiền tiêu: 7 chiếc A-37A đã được đưa lên Pleiku và hoạt động tại đây cho đến 2 tháng 12

    Theo John MaCartney , một chuyên viên võ khí phi hành thì A-37A ít bị trúng đạn phòng không của CQ hơn, so với F-100 dù bay chậm hơn, có lẽ do phi cơ nhỏ hơn..? Biệt đội rất hài lòng với khả năng của phi cơ và do đó việc chế tạo các A-37B được bắt đầu.

    Việc chọn danh hiệu truyền tin (call sign) cho Biệt đội cũng có vấn đề tế nhị : Lúc đầu Biệt đội chọn danh hiệu Dragon (Phi long) nhưng sau được yêu cầu đổi thành Rap.. (tên gọi của một phi công trong nhóm Rapely Y. McBurney hay ngắn gọn là Rap). Tên này sau đó "dính" luôn với các A-37 của Biệt đội. Tên Dragonfly không được phi công thích nên họ gọi A-37A là Super Tweet ! vì phi cơ "ồn ào" hơn T-37 nhiều !

    Các phi công của Biệt đội cho biết lúc nhu cầu chiến trường VN "đạt' cao điểm họ bao vùng thêm cho các phi vụ hành quân của Đệ Thất Không lực HK , lãnh các mục tiêu được giao nhưng thường bị 'hết' mục tiêu .. trước khi phi cơ hết khả năng hành quân! Có lẽ vì đến giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm số phi cơ của Biệt đội trở thành ..dư giả ?

    Các A-37 còn được phép bay với chỉ một động cơ khi cần hành quân xa hay khi cần phải bao vùng lâu hơn theo dự trù. Phi công sẽ bay lên cao độ cho phép thật nhanh và tắt bớt một động cơ.. sau đó giữ cao độ hay giảm cao độ từ từ để tiết kiệm nhiên liệu. A-37 của Biệt đội đã thử thả các loại bom 250, 500 và 750 lb, phóng các loại rocket, CBU và các loại bom khác. Súng minigun 7,62 ly có những yếu điểm cần cải thiện, khi bắn ở nhịp 6000 phát/phút , hơi khói bay ra ảnh hưởng đến động cơ và khoang chứa súng ?, ngay khi giảm nhịp bắn xuống 3000 vẫn không giúp được gì.. ?

    Trong thời gian thử nghiệm Biệt đội chỉ bị thiệt hại rất nhẹ : 2 phi cơ phế thải do tai nạn khi hạ cánh, không chiếc nào bị mất khi hành quân.

    Tổng kết chung trong Chương trình Combat Dragon các A-37A đả bay 4463 phi suất, thả trên 19 ngàn bom đạn, rocket các loại. Thử nghiệm thành công của Biệt đội đã giúp việc chế tạo loại A-37B dành cho KQVNCH và chiếc A-37B đầu tiên đến VN ngày 10 tháng 2 năm 1969.

    Đại tá KQ Heath Bottomly , phụ trách Chương trình Combat Dragon, đã đưa ra tổng kết tóm lược như sau :
    (bản giao cho Công ty Cessna)

    - Phi cơ hoạt động tốt trong các nhiệm vụ được giao phó.
    - Thời gian xoay vòng để tái hoạt động sau các phi vụ, khá ngắn.
    - Chi phí vận hành và thủ đắc thấp,tiết kiệm khá nhiều ( giá bán ban đầu là 340 ngàn USD cho mỗi phi cơ.
    - Công tác bảo trì đơn giản, phi cơ rất được tin cậy . Mỗi bộ bánh đáp dùng được đến 200 lần đáp.
    - Việc huấn luyện có thể rút ngắn rất nhiều, nhất là khi phi công đã quen với T-37, có thể chỉ cần 2 tuần..
    - Khả năng 'sống còn" của phi cơ rất cao vì khó trúng đạn phòng không nhờ hình dạng thon nhỏ ?

    ( Xin xem phần tiếp : " Từ T-37 đến A-37 B cho KQ VNCH" )


    Trần Lý (4-2019)

  • #2
    Trong phần trước chúng tôi đã trình bày về Chương trình Combat Dragon và từ các kết quả đạt được Hoa Kỷ đã tìm đươc loại phi cơ mới dành cho KQ VNCH : đó là A-37B


    * Từ Cessna T-37 :

    Công ty chế tạo phi cơ Cessna tại Wichita, Kansas , tuy chỉ là một công ty nhỏ chuyên làm các phi cơ hạng nhẹ dùng trong các công việc chuyên chở , di chuyển gần cho các nhu cầu dân sự nhưng lại nổi tiếng từ thời Thế chiến thứ 2 với chiếc phi cơ quân sự lừng danh O-1 Bird Dog (thường được biết nhiều hơn dưới tên là L-19).
    Từ 1952, Công ty Cessna đã được Không Quân Hoa Kỳ, trong kế hoạch "Trainer Experimental =TX " yêu cầu nghiên cứu để chế tạo một phi cơ huấn luyện hạng nhẹ, hai chỗ ngồi giúp các sinh viên phi hành chuyển tiếp sang việc bay các phi cơ phản lực Cessna đã đưa ra một mẫu phi cơ phản lực, hai chỗ ngồi, cạnh bên nhau, tạm gọi là Cessna 318. KQHK thích kiểu phi cơ này vì học viên phi hành ngồi cạnh huấn luyện viên nên việc huấn luyện sẽ dễ dàng hơn. Cessna được đặt chế thử một chiếc và cho ký hiệu là XT-37.

    Chiếc XT-37 này bay thử lần đầu vào tháng 10-1954,,Qua nhiều cuộc thử nghiệm, phi cơ được thay đổi, cải biến nhiều chi tiết kể cả động cơ, để sau cùng được KQHK chấp thuận và chính thức đặt sản xuất dưới tên T-37A. Chiếc T-37A đầu tiên được hoàn tất vào tháng 9-1955 và giao cho KQHK vào tháng 6-1956. KQHK đã chính thức dùng T-37A vào việc huấn luyện phi công từ 1957. Do tiếng "rít' chói tai của động cơ nên phi cơ được nhận danh hiệu Tweety Bird hay gọi tắt là Tweet, đôi khi còn bị gọi là Screaming Mimi ..
    KQHK đã đặt mua tổng cộng 444 chiếc T-37 A Tuy rất hài lòng với T-37A, nhưng KQ vẫn muốn có một chiếc phi cơ mạnh hơn ! nên
    đặt mua một kiểu cải biến, lắp động cơ mới J-69-T-25 có sức đẩy tăng khoảng 10%, và đây là chiếc T-37B. Chiếc T-37B đầu tiên được giao vào năm 1959. Cessna đã chế tạo tổng cộng được 552 chiếc T-37B (cho đến 1973).

    Các T-37A và T-37B là những phi cơ chỉ dành cho việc huấn luyện phi hành nên không trang bị võ khí và các giá mang bom dưới cánh. Đến 1961, Cessna bắt đầu thử nghiệm một mẫu phi cơ T-37 mới có thể dùng tập cho phi công trong việc chiến đấu. Chiếc T-37C được dự trù sẽ để bán cho các quốc gia ngoại quốc.
    Về phần T-37B Chính phủ HK đã bán và viện trợ cho nhiều quốc gia trong đó có VNCH và Cambodia :

    - KQVN nhận được 24 chiếc T-37B, các phi cơ này giữ nguyên số hiệu SN (Serial Number) của KQHK. Các phi cơ được trú đóng tại Phan Rang , sau khi Căn cứ này được KQHK giao lại cho KQVN năm 1971. Trung tâm huấn luyện KQ Nha trang cũng sử dụng các T-37B

    - KQ Kmer nhận được 4 chiếc năm 1962, Tất cả đều bị hủy hoại, bỏ phế tại phi trường Pochentong trước khi cuộc chiến chấm dứt (Theo A-37/T-37 Dragonfly in action của Terry Love)

    Theo Robert Mikesh trong “Flying Dragons : The South Vietnamese Air Force” thì KQVN CH đã dùng các T-37B để huấn luyện chuyển tiếp cho các phi công A-37B và F-5. Mikesh tuy cho biết KQVN có bỏ lại một số T-37B khi di tản Tạp chí Air Combat 9-1991 trong bài 'Air Force of the Dragon" viết về KQ CSVN tuy liệt kê các phi cơ 'chiến lợi phẩm' nhưng hoàn toàn không đề cập đến các T-37 B

    * .. đến A-37B dành cho KQVNCH

    Chương trình Combat Dragon (xin xem phần trước) được đánh giá là thành công, nhưng cũng tìm được một số khuyết điểm cần sửa chữa để A-37A hoàn hảo hơn: quan trọng nhất là A-37A bị giới hạn về tầm hoạt động và khả năng chịu đựng và vài vấn đề trong hệ thống điều khiển phi cơ.
    KQHK đã ký một hợp đồng với Cessna vào đầu năm 1967 đặt mua một loại phi cơ cải thiện gọi là "Super Tweet" hay A-37B.. Hợp đồng ban đầu đặt 57 chiếc và sau đó tăng nhanh lên 127 chiếc. Các A-37B này theo dự trù sẽ dành riêng cho KQ VNCH để thay thế cho các Skyraiders mà VN đang sử dụng Chiếc A-37B mẫu xuất xưởng vào tháng 9-1967,, Các A-37B sau đó được chuyển cho KQVN từ năm 1968.
    A-37 B là một phi cơ phàn lực chiến đấu hoàn toàn mới. Phi cơ mạnh hơn A-37A, chịu sức kéo đến 6G (A-37A chì chịu 5G) và theo tính toán sẽ bền hơn, có khả năng sử dụng đến 4000 giờ bay. Các thống kê thực tế sau đó cho thấy phi cơ bền hơn nhiều, trung bình đạt đến 7000 giờ !

    Vài con số kỹ thuật :
    - Sải cánh : 10.94 m
    - Diện tích cánh : 17.09 m vuông
    - Chiều dài : 8.92 m
    - Chiều cao : 2.82 m
    - Trọng lượng phi cơ trống : 2815 kg
    - Trọng lượng tối đa (khi trang bị đầy đủ : 6800 kg
    - Vận tốc tối đa : 815 km/giờ
    - Cao độ tối đa : 12.700 m
    - Tầm hoạt động : 1480 km


    A-37B nặng gấp đôi T-37C và điểm đặc biệt nhất là trọng lượng phi cơ mang được bên ngoài lên đén 2.67 tấn (5,880lbs). Trên thực tế, A-37B thường bay với 2 hay có khi 4 bình nhiên liệu phụ dưới cánh để tăng thêm tầm hoạt động. Các hệ thống đại bác 20 và 30 ly cũng có thể gắn thêm nhưng trên thực tế ít khi được sử dụng khi hành quân.
    Hệ thống này có gắn nút bấm chọn vận tốc bắn 3000 hay 6000 phát/phút; máy nhắm, máy chụp ảnh mục tiêu khi bắn..
    Để có thể gia tăng trọng lượng khi cất cánh, A-37B được trang bị 2 động cơ General Electric J-85-GE-17A, mỗi động cơ có sức đẩy 12.7 kN (1500 kgp), các động cơ này được lắp đặt hơi nghiêng ra bên ngoài và hơi chúc xuống..
    Phi cơ cũng được cải biến thêm nhiểu chi tiết về hệ thống điều khiển cho dễ lái hơn, ghế thoát hiểm được bọc thép, phòng lái có "màn" bằng plastic chống đạn phòng không, bình nhiên liệu có hệ thống xịt foam tự hàn kín lỗ thủng..
    A-37B có thể được gắn hệ thống tiếp nhiên liệu khi đang bay, nhưng các A-37B của KQVN không được trang bị hệ thống này..

    * Một hệ thống đặc biệt được ghi trong tập sách "Cessna Warbirds" của Walt Shiel được trang bị thêm cho các A-37B vào 1970 để chống lại các hỏa tiễn phòng không tầm nhiệt cầm tay SA-7 gọi là Infrared countermeasures (IRCM) (không thấy bài viết nào của các phi công VNCH nói đến (?) ICRM )), gắn dưới cánh cho phép phi công phóng ra các hỏa châu MJU-3B chống lại SA-7. A-37B có thể trang bị 2 hệ thống, mỗi hệ thống được gắn vào một giá dưới cánh; tuy nhiên khi gắn các ICRM phi cơ bị mất bớt trang bị bom đạn. Phi công phải chọn, qua một nút đổi chuyển (switch), dùng hệ thống tự mình chọn, bên cánh phải hay trái, rồi nhấn nút phóng hỏa châu ra khi thấy SA-7 bay lên. Một hế thống cải biến được gắn từ 1972 cho phép bắn ra một lượt đến 16 hỏa châu ALA-17 từ ống phóng loại ALE-20.

    Phi công Philong51 cho biết :" khi tôi trở lại Biên Hòa tháng 4/74, trên A-1 có gắn lọai bắn trái sáng này ..Phi đoàn của tôi có dùng trong phi vụ thả bom CBU-25 xuống Tổng Hành Dinh của MTGPMN ở Lộc Ninh.."

    Cessna đã chế tạo tổng cộng 577 chiếc A-37B và KQVNCH nhận 254 chiếc.Vào những ngày cuối cùng của trận chiến KQVN còn được 187 chiếc.. 92 chiếc bay thoát và 95 chiếc bị bỏ lại. KQ CSVN đã dùng các phi cơ này trong các trận chiến với Kmer đỏ và Trung cộng.

    (Theo Air Combat September 1991 : Năm 1979 KQ CS VN có thành lâp̣ các Phi đoản 372, 937 bay A-37B, dùng các phi cơ này oanh kích quân Kmer đỏ; Phi đoàn 937 có tham dự cuôc̣ chiến chống Trung côṇ g (2-1979). Đến 1980-81 KQ CS còn sử dụng được 70 chiếc A-37B, qua đến 1982 còn được 60 chiếc.. và đến 1988 số A-37B còn lại đều bán đi hoăc phế thải)

    (Xin đọc phần kế tiếp : A-37A và Không Quân VNCH )

    Trần Lý 4/2019
    Last edited by Phòng Trực; 05-21-2019, 11:10 AM.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X