Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nội Chiến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Collapse
X

Nội Chiến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nội Chiến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

    Nội Chiến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
    Bài Học Hòa Hợp Hòa Giải
    Cho Lưỡng Đảng Cùng Toàn Dân



    Phạm Văn Bản



    Hằng năm cứ vào tháng Tư lại gợi cho tôi một kỷ niệm buồn về công cuộc đối kháng giữa hai thời đại nông nghiệp và công nghiệp của Lưỡng Đảng trong Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War 1861- 1865) mỗi khi tôi ngồi xem lại thước phim “Gone With The Wind: Cuốn Theo Chiều Gió,” và khiến cho tôi dù hôm nay đang làm việc thiết kế trong hãng sản xuất phi cơ thương mại Boeing, nhưng vẫn ngồi mơ màng suy nghĩ với những câu:


    “Tôi đã quên nhiều rồi, Cynara! Cuốn theo chiều gió,
    Tung hoa hồng, hoa hồng náo loạn với đám đông,
    Khiêu vũ, để quên đi những bông hoa loa kèn nhợt nhạt, đã mất của mình!

    (I have forgot much, Cynara! Gone with the wind,
    Flung roses, roses riotously with the throng,
    Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind).”

    Có thể nói cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ là một trong những cuộc chiến tranh của Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age) đã thực sự xảy ra đầu tiên. Ví dụ: đường sắt, điện báo, tàu hơi nước, vũ khí sản xuất hàng loạt... được xử dụng một cách rộng rãi.

    Các học thuyết chiến tranh toàn dân toàn diện được Sherman phát triển ở Georgia, chiến tranh chiến hào quanh Petersburg là những điềm báo trước cho các cuộc Chiến Tranh Thế Giới (World War) thứ nhất hay thứ hai ở Châu Âu, cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

    Cho đến hôm nay, đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong Lịch Sử Hoa Kỳ (American History) và đối kháng thời đại dẫn đến cái chết của khoảng 750.000 binh sĩ, cũng như hàng triệu thương vong ở cả đôi bên không thể xác định được. Theo Sử Gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới Miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng Miền Nam trong độ tuổi từ 18 đến 40.

    Và chiến thắng của Đảng Cộng Hòa Miền Bắc đã đặt dấu chấm hết cho Liên Minh Dân Chủ Miền Nam cùng với Chế Độ Nô Lệ Hoa Kỳ (Slavery) và Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age) làm tăng cường vai trò của chính phủ Liên Bang. Các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế và chủng tộc của cuộc Nội chiến đã giữ vai trò quyết định trong việc định hình và xây dựng Lưỡng Đảng vào Thời Kỳ Tái Thiết kéo dài đến thập niên 1877.

    Vì cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War) đã bắt đầu xảy ra vào ngày 12 tháng 4 năm1861, để rồi trải qua bốn năm cho tới ngày 9 tháng 4 năm 1865 khi Tướng Lee Miền Nam đầu hàng Tướng Grant Miền Bắc thì mới kết thúc cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. Miền Bắc và Đảng Cộng Hòa thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm một vị anh hùng của Hiệp Chủng Quốc, đó là Tổng Thống Cộng Hòa Abraham Lincoln bị ám sát vào ngày 14 tháng 4 năm 1865.

    1. Nguyên Nhân Xảy Ra Nội Chiến

    Năm 1960, sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đắc cử, thì 11 Tiểu Bang theo chế độ nô lệ (Slavery) ở Miền Nam bỗng dưng tuyên bố ly khai với Hiệp Chủng Quốc và thành lập Liên Minh Miền Nam (Confederate States) với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen thuộc Đảng Dân Chủ chủ trương. Đang khi có 25 Tiểu Bang ủng hộ chính phủ Liên Bang Miền Bắc (Union) với 20 triệu dân thuộc về phía Đảng Cộng Hòa.

    Và cuộc Nam Bắc Phân Tranh gọi là “Anh Em Tương Tàn, Nồi Da Xáo Thịt” đã diễn ra – chủ yếu xảy ra tại các Tiểu Bang phía Nam – kéo dài 4 năm, và cuộc chiến chấm dứt khi Quân Đội Miền Nam đầu hàng và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Đảng Cộng Hòa và Thời Đại Công Nghiệp với chủ trương Chủ Nghĩa Tư Bản đã chiến thắng Đảng Dân Chủ và Thời Đại Nông Nghiệp với chủ trương duy trì Chế Độ Nô Lệ.

    Trong trận chiến cuối cùng, Lực Lượng Quân Sự Miền Bắc đã đánh chiếm được Richmond, là thủ đô của Miền Nam vào ngày 2 tháng 4 năm 1865, thì hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát thủ phủ Richmond, ông bước vào dinh tổng thống Miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp đến là Tướng Lee đầu hàng vào ngày 9 tháng 4 năm 1865, khi chưa đầy một tuần lễ sau thì Tổng Thống Cộng Hòa Hoa Kỳ Lincoln bị bắn chết.


    Abraham Lincoln là Tổng Thống Cộng Hòa thứ 16 của Hoa Kỳ đã trở thành một vĩ nhân thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ, khai trương thời đại công nghiệp và mở ra kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản thịnh vượng để đem Hoa Kỳ lên hàng quốc gia đứng đầu thế giới. Và kéo dài chế độ tự do dân chủ cho tới thập niên 1953 khi Hoa Kỳ thành công trong phát minh máy vi tính (computer) và hệ thống liên thị tín liệu (Internet), đạt đến vận tốc cực nhanh, siêu âm siêu sáng để nhân loại học hỏi và hưởng nhờ. Thời đại mới này được gọi là Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age), có nên thế chăng?


    Nhìn lại thời điểm đó, Hoa Kỳ gồm có các Tiểu Bang Ðông Bắc với Thủ Đô Hoa Thịnh Ðốn (Washington DC) chủ trương Giải Phóng Nô Lệ và xây dựng Thời Đại Công Nghiệp với Chủ Nghĩa Tư Bản (Capitalism), Tổng Thống Cộng Hòa là Luật Sư Abraham Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có và một nửa không nô lệ.


    Quân đội chính phủ Miền Bắc được gọi là Quân Đội Potomac, lấy tên của giòng sông diễm lệ chảy ngang qua thủ đô Hoa Thịnh Đốn mà đặt tên. Trong khi các Tiểu Bang Miền Nam lại sống về canh nông, họ quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho đồng ruộng thôn quê nông nghiệp, Tổng Thống Dân Chủ Miền Nam là Jefferson Davis.


    Thủ đô là Richmond và quân đội do Đại Tướng Robert E. Lee chỉ huy được gọi là Quân Đội Virginia, tức Lực Lượng Liên Minh Miền Nam.


    Cuộc Nội chiến đã xảy ra trong nhiệm kỳ của Tổng Thống Cộng Hòa Lincoln từ 1861 đến 1865. ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ “Anh em tương tàn,” khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng văn hóa, và khủng hoảng hiến pháp của quốc gia. Ông đã thành công trong việc bảo vệ Liên Bang, xóa bỏ chế độ nô lệ, củng cố chính phủ liên bang, hiện đại hóa nền kinh tế thịnh vượng giầu đẹp của chủ nghĩa tư bản, và mở ra trang sử thời đại công nghiệp Hoa Kỳ vào bậc nhất thế giới.


    Ông Robert E. Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội Liên Bang Hoa Kỳ, nhưng ông gốc người miền Nam, và đã từng là Chỉ Huy Trưởng trường huấn luyện và đào tạo sĩ quan hiện dịch West Point.


    Tháng 4 năm 1861 khi khởi xướng chiến tranh Nam Bắc, Đại Tướng Lee được đề nghị làm thống lãnh Quân Đội Miền Bắc, nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân Miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia, vì ông nói là không thể quay lưng với nơi mà ông được sinh ra, lớn khôn và trưởng thành. Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là Tư Lệnh sau cùng của Miền Nam, sau khi thủ đô Richmond bị thất thủ, thì ông quyết định đầu hàng.


    Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia.


    Sau chiến tranh, Hoa Kỳ sưu tầm và dựng lên khắp miền Ðông hàng trăm viện bảo tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên chiến trường xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.


    Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều binh và các trận liệt. Quân đội hai bên Nam Bắc, quân phục màu xanh, quân phục màu xám, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng.


    Những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em hậu phương, anh tiền tuyến. Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc.


    Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa. Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.


    2. Bài học phải bắt đầu từ câu chuyện đầu hàng


    Ðúng như vậy, trong hàng trăm bảo tàng viện về Civil War của Hoa Kỳ, thì viện bảo tàng Appomattox Court House ở Virginia là nơi nổi tiếng nhất vì dựng lên ngay tại một ngôi nhà mà Tướng Lee đã đến ký văn bản đầu hàng ngày 9 tháng 4 năm 1865.


    Tại đây, câu chuyện về vị tướng phe bại trận miền Nam lại được viết ra và hình ảnh của ông lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe thắng trận.
    Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của Miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân Miền Nam hết đường tháo lui.


    Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của Miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.


    Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua. Vị tư lệnh Miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh Miền Nam bại trận, không được gọi là Ngụy Sài Gòn thua cuộc!


    Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4 năm 1865, Đại Tướng Lee dẫn một đại tá tùy tùng, cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính Miền Bắc thổi kèn chào đón.
    Các sĩ quan Miền Bắc đưa vị tư lệnh Miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng Miền Bắc đến.


    Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.


    Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính Miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính Miền Bắc.


    Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính Miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.


    Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là Thỏa Hiệp của những Người Quân Tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Hoa Kỳ Anh Hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn dân phải hiểu rằng khi một người Hoa Kỳ bị nhục, thì dù là Miền Nam hay Miền Bắc cũng vẫn là một người bị sỉ nhục.


    Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng Miền Nam lẫn Miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của Miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.


    Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ Miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.


    Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng.


    Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến, khác biệt hẳn với chính sách trả thù giai cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam, gọi là chương trình học tập cải tạo quân cán chính của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa!


    3. Bài học Nghĩa Trang và Mộ Phần của các Chiến Binh thua trận


    Tại Hoa Kỳ đã xây dựng một Nghĩa Trang Quốc Gia nổi tiếng khắp trên thế giới, đó là Nghĩa Trang Quân Đội Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của Liên Bang Hoa Kỳ, của người Miền Bắc và Miền Nam trong trận chiến của Hoa Kỳ.


    Sau cuộc Nội Chiến, các Tiểu Bang Miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.
    Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, không học tập cải tạo, ai về nhà đó để cùng nhau xây dựng lại quê hương.


    Nghĩa trang bên nào bên nấy tự lo, xấu đẹp tùy sức, không có cảnh cướp đất để xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại Nghĩa Trang Quốc Gia của phe Miền Bắc ở Thủ Đô Hoa Thịnh Ðốn cũng có một khu chôn cất Tử Sĩ Miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial, chớ không bị ủi xập Tượng Nghĩa Sĩ như ở Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức của phe thắng trận là Đảng Cộng Sản Việt Nam.


    Cũng phải nói rằng, thực sự sau Nội Chiến, dư vị cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt bằng gươm dao.


    Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại, đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp phụ nữ và tàn sát trẻ em. Cuộc chiến nào mà không có những lần quá độ.


    Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ Miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.

    Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho Miền Nam. Ðây là hình ảnh Bà Mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:


    Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
    Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
    Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
    Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
    Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
    là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
    đã liều thân và sau cùng đã chết.



    There is no glory or fantasy here.
    Here, it must be army or rank.
    There is no ambition or prospect here.
    It's just a matter of duty here.
    The people here have understood
    that they went through hardships, made sacrifices
    got close and eventually died.”

    Ðó là câu chuyện về các tử sĩ của phe thua trận tại Hoa Kỳ.


    Bảo tàng viện “Ðầu hàng” và nghĩa trang phe thua trận ở Arlington. Nơi đó thường dạy chúng ta bài học làm người văn minh.


    Xem lại lịch sử, chiến cuộc Nam Bắc Hoa Kỳ trong 4 năm rất khốc liệt, máu lửa và ghê gớm vô cùng.


    Trong một thời gian ngắn các trận đánh dồn dập, các đô thị bốc cháy lửa cao ngút trời. Cũng tản cư, cũng loạn lạc và chiến tranh để lại các cánh đồng toàn xác chết trong các trận giáp lá cà, đâm chém nhau mặt đối mặt.


    Nhưng rồi vết thương nào cũng phải được hàn gắn. Hoa Kỳ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng.


    Trong chiến tranh và hậu chiến luôn luôn cần có các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tử. Và nhà lãnh đạo quân tử là phải biết xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch. Hoa Kỳ ngày nay còn hùng mạnh bởi vì biết tôn trọng giá trị của phe đối nghịch.


    Trước khi chết, Tổng Thống Lincoln đã nói: Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.


    One can give up everything, but no one can give up history. Sooner or later, the history of the hero will have to be rebuilt in the very place where great men fell.”


    Đặc biệt Hoa Kỳ đã giải quyết hòa bình và hòa thuận Lưỡng Đảng để cùng nhau xây dựng một chính quyền Liên Bang. Ðó là những bài học mà chiến tranh, giết người, đốt nhà, nồi da xáo thịt và sau đó là hành xử của người chiến thắng biết tôn trọng giá trị của kẻ thù đã đem lại cho thế hệ nối tiếp.



    Phạm Văn Bản
    Last edited by Phạm Văn Bản; 12-06-2023, 09:38 PM.

  • #2
    Kính mời Quý Niên Trưởng và Quý Bạn cùng thưởng thức cuốn kinh điển bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió:

    https://youtu.be/ibdE_QUPyFo

    Last edited by Phạm Văn Bản; 12-06-2023, 07:37 PM.

    Comment


    • #3
      Last edited by Phạm Văn Bản; 12-07-2023, 01:05 AM.

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X