Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khác Biệt Lưỡng Đảng

Collapse
X

Khác Biệt Lưỡng Đảng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khác Biệt Lưỡng Đảng

    Khác Biệt Lưỡng Đảng


    Phạm Văn Bản

    Lời giới thiệu của tác giả: Sau 10 năm nghiên cứu trong trường đại học và cao học Hoa Kỳ và 3 năm làm việc toàn thời của Thư Viện Đại Học, tôi đã có cơ hội tham khảo và sưu tập nhiều tài liệu sách báo để viết thành luận án mà nộp cho nhà trường, đồng thời tổng kết thành một bài phê bình chính trị Lưỡng Đảng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ với 26 trang sách đánh máy chứa khoảng 7750 chữ, ước mong của tôi cũng như cụ Nguyễn Du: “Lời quê chắp nhặt dông dài - Mua vui cũng được một vài trống canh!” Thân chúc quý bạn đọc nhiều an vui, lành mạnh, thăng tiến và hạnh phúc. PVB.

    I. Thành Lập Đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican Party)

    Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 18 thì đảng chính trị được xuất hiện với danh xưng là Đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican Party). Đảng này được gọi tắt là Cộng Hòa (Republican) do hai ông Thomas Jefferson và James Madison khởi xướng để chống lại chủ trương, chính sách của Đảng Liên Bang (Federalist Party) lãnh đạo bởi Alexander Hamilton, hoạt động hùng hậu về kinh tế, xã hội, ngoại giao Hoa Kỳ.

    Chủ trương của Đảng Dân Chủ Cộng Hòa là bãi bỏ Chế Độ Nô Lệ (Slavery), và đưa ra những yêu sách đòi hỏi về nhân quyền, dân quyền, ủng hộ quyền tự chủ của các tiểu bang được gọi là Phân Quyền (Decentralization). Đảng này chống lại hệ thống ngân hàng quốc gia, và những thế lực giàu có, tài phiệt trong Đảng Liên Bang đang giữ nguyên tắc Tập Quyền (Centralization) thời bấy giờ.

    2. Hoạt Động Đảng Dân Chủ Cộng Hòa

    Khởi thủy sinh hoạt của đảng này còn lỏng lẻo và chưa đi vào nề nếp của tổ chức chính trị, nhưng tới năm 1800 Luật Sư Thomas Jefferson đắc cử và giữ được quyền lực Tổng Thống Hoa Kỳ từ năm1801 tới năm 1809. Ông là tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ sau ngày lập quốc, là một nhà triết học chính trị có ảnh hưởng rộng lớn trên chính trường thế giới, và là một trong những người theo Chủ Nghĩa Tự Do (Liberalism) nhiệt thành lớn nhất thời cận đại.

    Do đó Đảng Dân Chủ Cộng Hòa của ông có cơ hội phát triển và thành lập một hệ thống chính trị quy mô nhằm hoạt động hung hậu trong các tiểu bang và liên bang của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

    Tiếp đến là cuộc Chiến Tranh Hoa Kỳ và Anh Quốc khởi sự vào năm 1812, thì Đảng Liên Bang tan rã. Tới thời Tổng Thống John Quincy Adams vào năm 1824, là một chính khách Hoa Kỳ và phục vụ trong ngành ngoại giao, thượng nghị sĩ, dân biểu bang Massachusetts, và là tổng thống thứ 6 từ năm 1826 tới năm 1829. Ông là thành viên của Đảng Liên Bang hoạt động từ năm 1792 tới năm1808, là thành viên của Đảng Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1808 tới năm 1830.

    Trong thời gian làm tổng thống Quincy Adams đã quyết định bỏ chữ Cộng Hòa, mà chỉ dùng chữ Dân Chủ (Democratic Party) trong danh xưng của Đảng Dân Chủ Cộng Hòa. Bên cạnh hoạt động của Đảng Dân Chủ còn có Đảng Tự Do (Whig Party) của người Anh cũ, tuy ít người biết đến nhưng đảng này chuyên về thương mại.

    Tiếp theo là năm 1840 Tổng Thống Tự Do William H Harrison nhậm chức thì đảng có cơ hội hoạt động, nhưng chỉ có một năm sau khi tổng thống này qua đời. Cho nên Đảng Tự Do cũng bị ngưng hoạt động vì Phó Tổng Thống John Tyler (1841) là người không theo đảng phái lên giữ chức Tổng Tư Lệnh Quốc Gia

    Cho tới năm 1844 Tổng Thống Dân Chủ James K Polk lại đắc cử thì lực lượng tổ chức Đảng Dân Chủ lai tái sinh hoạt và đối lập song hành với Đảng Tự Do, kéo dài cho tới thời kỳ Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War) từ năm 1861 tới bốn năm sau là năm 1865, vì Đảng Dân Chủ tan rã và chia rẽ trong việc phân bổ quyền lợi.

    Ngay từ thời Tổng Thống Dân Chủ Franklin Pierce (1852) người Dân Chủ đã bất mãn với đảng mình khi đảng ủng hộ Hai Đạo Luật Fugitive Slave Law, đòi hỏi những phần tử nô lệ đã tẩu tán phải trở về chủ cũ, và Kansas – Nebraska Act, là thành lập thêm hai vùng Kansas và Nebraska, cho phép những cư dân nơi này có quyền quyết định qua đầu phiếu là nên duy trì hay bãi bỏ chế độ nô lệ.

    Hành động mỵ dân và chủ trương duy trì chế độ nô lệ ở các tiểu bang miền Nam của Đảng Dân Chủ là duy trì Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age), đã khiến cho nhiều thành viên trong đảng muốn chống lại chế độ nô lệ, và họ ly khai bỏ đảng mà hợp cùng những người của Đảng Tự Do để thành lập Đảng Cộng Hoà (Republican Party) với chủ trương xây dựng Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age) và thực hành Chủ Nghĩa Tư Bản (Capitalism) nhằm thay thế Thời Đại Nông Nghiệp của Đảng Dân Chủ đã lỗi thời.

    3. Hoạt Động Đảng Cộng Hòa

    Đảng Cộng Hòa sinh hoạt mạnh mẽ vào năm 1860, khi Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 16 Abraham Lincoln đắc cử. Đảng Cộng Hòa theo nguyên tắc tổ chức Tập Quyền (centralization) quyền hành tập trung ở chính quyền Liên Bang, cùng khai xướng Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age) và Chủ Nghĩa Tư Bản (Capitalism) chủ trương hủy bỏ Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age) và Chế Độ Nô Lệ (Slavery) của Đảng Dân Chủ (Democratic Party) đã từng xây dựng từ thời lập quốc tới nay, nên đã lỗi thời.

    Đảng Cộng Hòa gồm có 25 Tiểu Bang ủng hộ chính phủ Liên Bang Miền Bắc (Union) dưới thời điều hành lãnh đaọ của Tổng Thống Abraham Lincoln và Đại Tướng Ulysses Grant chỉ huy trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War).

    Đảng Dân Chủ (Democratic Party) theo nguyên tắc tổ chức Phân Quyền (decentralization) quyền hành được chia cho các tiểu bang, lúc đó đang có 11 Tiểu Bang ủng hộ chế độ nô lệ, và tuyên bố ly khai khỏi Hiệp Chủng Quốc để thành lập Liên Minh Miền Nam (Confederate States) do Tổng Thống Jefferson Davis và Đại Tướng Robert E. Lee chỉ huy, nhằm bảo vệ thời đại nông nghiệp, và kéo dài trong suốt 4 năm chiến tranh công nghiệp cho tới khi thất trận. Lực lương quân đội của Dân Chủ gồm toàn là người da trắng chiến đấu, không có da đen. Mặt khác, lực lượng quân sự người da đen chỉ có trong phía Cộng Hòa.

    Nhìn chung thì Nội Chiến Hoa Kỳ là cuộc chiến tranh giữa Nông Nghiệp và Công Nghiệp còn gọi là đối kháng thời đại (Confrontation of the Age). Bởi vì mỗi khi thời đại mới, chuyển đổi và thay thế cho thời đại cũ, đã xảy ra chiến tranh do những giai cấp đang cầm quyền, mà bị tước quyền thì họ đứng lên bảo vệ tư bản và đặc quyền đặc lợi và đảng phái của họ.

    Nội chiến Hoa Kỳ là một trong những cuộc chiến tranh công nghiệp và nông nghiệp thực sự diễn ra đầu tiên. Đường sắt, điện báo, tàu hơi nước và vũ khí sản xuất hàng loạt đã được sử dụng một cách rộng rãi. Các học thuyết chiến tranh toàn diện được Sherman phát triển ở Georgia, và chiến tranh chiến hào quanh Petersburg là điềm báo trước cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ở Châu Âu. Cho đến nay, đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, dẫn đến cái chết của khoảng 750.000 binh sĩ cùng số lượng thương vong dân sự không thể xác định.

    Theo Sử Gia John Huddleston ước tính số người trận vong chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18 đến 40.

    Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4 năm 1865. Hai ngày sau Tổng Thống Abraham Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam Jefferson Davis đã bỏ chạy.

    Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng vào ngày 9 tháng 4, và tới ngày 15 tháng 4 năm 1865 thì Tổng Thống Abraham Lincoln bị ám sát, lúc đó Phó Tổng Thống Dân Chủ Andrew Johson thay thế. Rồi thời gian tiếp nối Đảng Cộng Hòa lại thịnh hành và cầm quyền qua bốn đời Tổng Thống liên tiếp với mỗi nhiệm kỳ bốn năm.

    4. Lịch Sử Chính Trị Hoa Kỳ

    Theo hành trình lịch sử chính trị, Đảng Dân Chủ Cộng Hòa hoạt động từ năm 1800, nhưng Đảng Dân Chủ chính thức đi vào sinh hoạt độc lập từ năm 1828, thời Tổng Thống Andrew Jackson là một luật sư, quân nhân và chính khách, ông là tổng thống thứ bảy của Hoa Kỳ từ năm 1829 đến năm 1837.

    Hai mươi sáu năm sau Đảng Cộng Hoà mới xuất hiện vào năm 1854, hoạt động giúp cho Abraham Lincoln đắc cử tổng thống vào năm 1860. Vì trung thành với chủ trương ban đầu của đảng mẹ là Dân Chủ Cộng Hòa, cho nên Đảng Cộng Hoà tự xưng là Đảng Kỳ Cựu (Grand Old Party, G.O.P.)

    Nhìn chung Đảng Dân Chủ Cộng Hòa ngay tự thủa ban đầu đã không song sinh, không ruột thịt, không cá biệt mà chỉ là một tâp hợp, một thực thể, một con người mang ý tưởng như người một nhà. Bởi thế theo dòng thời gian hoạt động đã nảy sinh biến chứng, dị biệt, bất đồng vì các thành viên tuy sống trong một tổ chức, nhưng không cùng quan điểm, không cùng chính kiến, không cùng đối thoại.

    Người ta đã xử dụng hình thức đối thoại (Conversation) thành đối thọi (Confrontation) lẫn nhau trong những lần bầu cử tổng thống. Hậu quả là gia đình chính trị này phải ly dị, phải chia tay, chia con và chia gia tài thành ra Lưỡng Đảng (Dân Chủ và Cộng Hòa) mỗi bên nhận lấy một nửa, đường ai nấy đi, việc ai nấy làm, và ai muốn phò đảng nào thì tự quyết định ghi danh mà theo.

    Tổng quan thì Đảng Cộng Hoà (Republican Party) có huy hiệu (Logo) là Con Voi và Ba Ngôi Sao (Elephan and 3 Stars) trước đây có nơi dùng huy hiệu là Chim Đại Bàng (Eagle) với biệt danh là Đảng Kỳ Cựu (Grand Old Party, G.O.P.) – Đảng Dân Chủ (Democratic Party) ngày trước có huy hiệu Gà Trống (Rooster) nhưng nay là Con Lừa (Donkey). Tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ thấy Đảng Dân Chủ công bố huy hiệu Con Lừa, nhưng lại dùng biểu tượng Con Lừa một cách công khai.

    Ngoài ra Hoa Kỳ còn có những Đảng Độc Lập (Independent Party), Đảng Tự Do (Libertarian Party), Đảng Xanh (Green Party), Đảng Xã Hội (Socialist Party)… Nhưng hai đảng lớn Dân Chủ và Cộng Hòa thường có đủ lực tranh cử và thay phiên nhau ngôi vị tổng thống để điều hành quốc gia.

    5. Khác Biệt Cộng Hoà và Dân Chủ

    Hai đảng có những nền tảng tổ chức khác biệt – Đảng Cộng Hoà gồm có những thành phần bảo thủ (Conservative) – Đảng Dân Chủ là đất dụng võ cho những người có chủ trương phóng khoáng về mặt xã hội (Liberal).

    Đảng Cộng Hoà quan tâm đến con người – Đảng Dân Chủ phục vụ cho xã hội.

    Đảng Cộng Hoà chú trọng sự sống con người, dù trong thời kỳ thai nhi nên đã chủ trương cấm phá thai, phò sinh (Pro-Life) – Đảng Dân Chủ không khuyến khích phá thai hay giết người, mà chỉ đề ra quan niệm là tự do chọn lựa tùy thuộc vào quyền quyết định của mỗi cá nhân (Pro-Choice), ai muốn giữ hay phá thai là thuộc quyền của người ấy với ý thức và trách nhiệm của họ.

    Về đồng tính luyến ái thì Đảng Cộng Hoà chống triệt để – Đảng Dân Chủ thì tùy theo sở thích và quyết định của mỗi cá nhân để tự do chọn lựa.

    Những vấn đề trên đã được tranh cãi hằng trăm năm qua, chớ không phải là chuyện thời sự, nhưng nhìn chung quan điểm này của Đảng Cộng Hoà đã phù hợp với giáo luật của các tôn giáo, gần gủi với phong tục của người Việt, thân quen với văn hóa của nhiều quốc gia Châu Á. Mặt khác xét về tình người và mọi người đều là con Thiên Chúa, ai cũng như ai thì bạn nghĩ sao?

    Đảng Cộng Hoà muốn có một chính phủ trung ương gọn nhẹ, thay vì thành lập ra cơ quan chính quyền kồng kềnh để lo cho dân, và ủng hộ việc thành lập những tổ chức bất vụ lợi (Non-Profit) với hy vọng những tổ chức ấy sẽ giúp cho người nghèo có hiệu quả hơn là cơ quan công quyền – Đảng Dân Chủ lại có chủ trương thành lập những cơ quan chính phủ lớn mạnh để đủ sức điều hành quản trị và chăm sóc tất cả các lãnh vực đời sống nhân dân.

    Đảng Cộng Hoà chủ trương thị trường súng đạn tự do, phò súng và ai muốn mua sắm vũ khí đạn dược cũng được, ngoại trừ thành phần tội phạm. Hội Súng Đạn NRA (National Rifle Association) gồm có những thành viên thuộc Đảng Cộng Hoà nhiều thế lực và giàu có, tài phiệt – Đảng Dân Chủ muốn hạn chế và kiểm soát việc lưu hành, xử dụng súng đạn trong cộng đồng xã hội. Nhưng tới ngày nay cho dù Tổng Thống Barack Obama tận tình tranh luận, đưa ra nhiều bằng chứng, luật kiểm soát súng đạn vẫn không được thông qua.

    Đảng Cộng Hòa duy trì và bảo quản Thời Đại Công Nghiệp và Chủ Nghĩa Tư Bản (Industrial Age & Capitalism) – Đảng Dân Chủ ngày nay cổ vũ Thời Đại Tín Nghiệp và Chủ Nghĩa Tự Do (Information Age & Liberalism).

    Như trước đây nhiều học giả ở thế kỷ 19 tiên đoán rằng, đợt sóng văn minh Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age) đã chiến thắng và hủy bỏ Chế Độ Nô Lệ của nền nông nghiệp cơ năng trong Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age) một cách vẻ vang, với sức mạnh cơ giới của đợt sóng thứ hai đã phát triển và mở mang đô thị, đường xá cầu cống, hãng xưởng sản xuất hàng loạt, vận tốc nhanh chóng, giáo dục phổ thông.

    Tới nay khi đợt sóng thứ hai vẫn còn “công nghiệp hóa” trên nhiều quốc gia nghèo đói chậm tiến như ở Châu Á, Châu Phi… và con người nơi đó chưa được hưởng bình minh kỹ nghệ, thì đợt sóng thứ ba cũng lại được bắt đầu, khơi nguồn tại Hoa Kỳ từ khi phát minh máy điện toán (Computer) và liên thị tín liệu (Information). Nếu như máy hơi nước vào thế kỷ 18 đã mở ra thời đại công nghiệp, thì máy điện toán (Computer) đã bắt đâu khai trương một kỷ nguyên mới, một nền văn minh mới là hệ thống liên thị tín liệu, (Internet) một thời đại mới với tốc độ cực nhanh, siêu âm siêu sáng, được gọi là Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) do Đảng Dân Chủ phát huy.

    Nhìn lại đợt sóng thứ hai là công nghiệp bắt đầu thực hành tại Hoa Kỳ vào khoảng năm 1650, thì đợt sóng thứ ba lại khởi sự chuyển đổi thời đại công nghiệp tiến sang thời đại tín nghiệp từ năm 1953 khi Hoa Kỳ phát minh ra máy điện toán. Vào thập niên này, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại ghi nhận là giới công nhân lao động trí óc nhiều hơn, công nhân lao động chân tay.

    Biểu tượng thời đại là máy điện toán, máy này đã làm cho tiền bạc chuyển ngân nhanh như tốc độ ánh sáng, đó cũng là điều mà các nhà kinh tế học thuở trước khó lường về vận tốc thời đại cực nhanh, như vừa chớp mắt thì đã xảy ra.

    Thứ đến là các cấu trúc tổ chức chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, giáo dục, xã hội… cải hóa và mang chiều hướng lưỡng hệ hay đa nguyên, tức có tính bình đẳng, bình quyền, bình nhiệm để thiết lập thể chế chính trị mới: Tân Dân Chủ (New Democracy) trong một Hiến Pháp mới của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ ra đời, mà cựu tổng thống Cộng Hòa đại diện công nghiệp đang vốn có sẵn chủ trương và làm sói mòn.

    6. Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age)

    Luận bàn chuyện Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age), trước hết chúng ta cần nhận diện về con người mới với nhu cầu Kiến Thức (Knowledge) và Thông Toàn (Wisdom) của nền kinh tế trong kỷ nguyên mới là “Điều kiện của tự do là tự chủ – điều kiện của tự chủ là tự quyết, là quyền được tự mình quyết định – điều kiện của tự quyết là khả năng nhận định và ý thức trách nhiệm mà dân chúng Hoa Kỳ hiện nay đang thực hành quyền làm người.

    a. Quyền Tự Do Cá Nhân (Personal Freedom) được xem là tiêu chuẩn đầu hạng của mẫu người tín nghiệp hay người có kiến thức trong thời đại mới. Quyền tự do cá nhân đã được người bản xứ cổ súy, tôn trọng và được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ từ khi khởi sự thời đại kỹ nghệ.

    Quyền này đã tạo cho người dân biết suy nghĩ, biết nhận xét, biết quyết định về những tư tưởng, sự vật, sự kiện mà mình được chọn lựa để mình được làm chủ chính mình. Người ta hành động theo nguyên tắc tự do lựa chọn (Freedom to choose), không bị ai lôi kéo, không bị ai sai khiến, không bị ai ép buộc, không bị ai chỉ đạo, động viên, tảy não, học tập cải tạo hay tuyên truyền một chiều, hoặc là độc tài, độc đảng, độc tôn như cựu tổng thống Donald Trump đang cổ vũ.

    b. Quyền Tự Chủ (Free) thể hiện qua sự tự do lựa chọn, tự quyết về hành động của chính mình, tức là người ta có quyền lựa chọn một trong hai (tư tưởng, sự kiện, sự vật) sẵn có, mà không bị ép buộc, không bị hạn chế, không bị lệ thuộc bởi tác động bên ngoài. Người Hoa Kỳ có lối sống riêng biệt, từ cách thức sinh hoạt cho tới thói quen hành xử hàng ngày, quyền tự do cá nhân là bất khả xâm phạm, luôn được bảo vệ và sẵn sàng phản kháng.

    Từ quyền tự do cá nhân được thể hiện phổ quát dẫn tới những quyền tự do trong sinh hoạt cộng đồng xã hội có tầm kích rộng lớn được suy tôn, như tự do phát biểu và diễn đạt tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do truyền thông… trở thành điều kiện quan trọng và là nhu cầu thiết yếu trong đời sống chính trị xã hội Hoa Kỳ.

    c. Quyền Độc Lập (Independence) cũng là nét đặc trưng của người Hoa Kỳ. “Độc lập tự lực” là tự mình hành động, tự động là không ỉ lại, không nương tựa, không lệ thuộc, không ua dua theo bất cứ ai hay đảng phái phe nhóm nào. Người Hoa Kỳ thể hiện tinh thần độc lập, tự lập, tự túc, tự cường trong nguyên lý “tự do cá nhân,” và mong đợi người khác cũng hành xử như họ, để được xem là bình đẳng với nhau.

    Nếu con người không có tinh thần độc lập, không tự hào về quyền tự lực cánh sinh của mình thì lại tự biến thành người nô lệ tân thời hay sinh vật kinh tế phục vụ tư bản đầu cơ (Speculator Capitalism).

    d. Quyền Bình Đẳng (Equality) là điều kiện tối thượng của nhân quyền được xác quyết trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, “mọi người sinh ra đều bình đẳng.” Bình đẳng để thăng tiến, để thành công, để đạt được hạnh phúc làm người. Bình đẳng trong luật pháp, bình đẳng trong hãng xưởng, bình đẳng trong học đường, bình đẳng trong xã hội, sắc tộc, giới tính.

    Muốn có bình đẳng, bình quyền, bình nhiệm thì chúng ta cần thực hành những quyền nói trên. Bình đẳng có nghĩa là thượng tôn luật pháp và khác biệt với đồng đẳng vô nhân tính, hay sinh quái thai Cá Nhân Vị Kỷ (Personal Ego).

    Tóm lại, quyền tự do cá nhân đã tạo ra mẫu người có khả năng nhận định (Identify) ý thức trách nhiệm (Responsibility). Người Hoa Kỳ sống ngay thẳng, cởi mở, thành thật, giữ kỷ luật, đúng giờ và luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Người Hoa Kỳ sống không bảo thủ, cố chấp, khuôn định và nhìn về cuộc sống tương lai với tinh thần lạc quan, tự tin tự hào.

    Lịch sử chính trị Hoa Kỳ từ ngày lập quốc tới nay trải qua bao nhiêu thử thách, lúc thăng lúc trầm, lúc thịnh vương cũng như lúc gian nan... đã làm cho dân chúng luôn luôn tin tưởng về một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn, tự do hơn, hoàn hảo hơn. Tự lực và tự tin vào cá nhân để hướng về tương lai với niềm tự hào của dân tộc chớ người Hoa Kỳ không mê tín dị đoan, hay số phận, định mệnh an bài.

    7. Công Bằng Xã Hội (Social balance)

    Sự bình đẳng của Hoa Kỳ đã không mặc nhiên mà có, mà hưởng, mà phải trải qua bao cuộc tranh đấu Chống Bất Công Xã Hội và Phân Biệt Chủng Tộc (Fighting Social Injustice and Racism) bằng máu, bằng nước mắt và bằng sinh mạng của những người biểu tình xưa nay để bảo đảm cho quyền tự do cá nhân.

    Chính quyền của bất cứ quốc gia nào cũng có nhóm đặc quyền đặc lợi (Privilege) hưởng thành quả công sức lao động của dân nước ấy mà chúng không trực tiếp tham gia sản xuất những giá trị khả dụng, để mà gây ra bất công và kỳ thị trong xã hội.

    Thành thật mà nói rõ ràng rằng, nhóm đặc quyền hay tư bản đầu cơ (Speculator Capitalism) mà cựu tổng thống Donald Trump đã cổ súy cho các hoạt động mua bán các công cụ tài chính như ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu… khi ông còn là tổng thống là nhằm mục đích “săn hái” kiếm tiền cho ông và nhóm tài phiệt của ông. Quả thế Săn Hái (Hunting) là hoạt động kiếm ăn dễ dàng nhất của con người ở thời đại tiền sử (Pre History).

    Tư bản đầu cơ là sự tích luỹ của quá trình hình thành tỷ lệ lãi chung của hệ thống tư bản, và giá trị giao dịch của hoạt động đầu cơ tích trữ này là rất lớn.

    Mặt khác, tư bản đầu cơ không tồn tại độc lập với tư bản kinh doanh sản xuất (Entrepreneurial Capitalism) mà chúng đứng trên vai, trên cổ hay trên đầu của tư bản sản xuất, chúng giám sát hoạch định và điều khiển tư bản sản xuất để chiếm phần đặc lợi.

    Theo nhà nghiên cứu kinh tế xã hội ghi nhận rằng, chỉ tính riêng lượng tiền được luân chuyển qua thị trường tài chính hàng ngày cũng lên tới khoảng 25 nghìn tỷ Mỹ kim. Hoa Kỳ hiện có khoảng 10 phần trăm số người giầu đang nắm giữ tổng sản lượng quốc gia, và là nhóm đặc quyền đang gây bất công xã hội vì hưởng lợi vượt quá nhiệm vụ của họ.

    Ví dụ, hàng ngày giới đặc quyền Hoa Kỳ có thể kiếm hàng triệu Mỹ kim, đang khi 90 phần trăm giới công nhân lao động thì nghèo khổ, lãnh đồng lương rẻ mạt, và chịu sưu cao thuế nặng.

    Không giống các tư bản tài chính khác, tư bản đầu cơ không tạo ra giá trị thặng dư mà chỉ phân bổ lại giá trị thặng dư đó. Tư bản đầu cơ không tái đầu tư để thuê thêm nhân công, không mở rộng sản xuất, không mua nguyên vật liệu hay công nghệ mới.

    Thay vào đó, lượng tư bản này được dùng vào các hoạt động đầu cơ, trong đó các nhà đầu tư đánh cược (Stake – Stakeholer Capitalism) với những biến động trong giá cã của thị trường chứng khoán với các công cụ tài chính.

    Tóm lại, tư bản kinh doanh và sản xuất (business and production capitalism) là điều cần được phát huy, phát hành và phát triển mạnh, đẩy lùi hoạt động đầu cơ tiền tệ, chứng khoán, bất động sản nhằm mục đích ưu tiên cho sản xuất tạo của cải cho xã hội mới và thực hành công cuộc Cải Hóa Con Người (Human Transformation/ Information).

    Bởi thế các khám phá về khoa học, kỹ thuật của thời gian công nghiệp ắt trở thành lỗi thời với thời đại tín nghiệp hiện tại. Hệ thống gíao dục cũng phải đổi mới để phù hợp với hiện cảnh và đáp ứng nhu cầu thời đại. Các cơ cấu tổ chức kinh doanh, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao cũng được nghiên cứu phát triển và canh tân cải tiến theo kịp thời đại văn minh tín liệu.

    Kiến thức là sự hiểu biết thấu đáo một hay nhiều vấn đề. Từ công ty cho tới cường quốc đều thu thập kiến thức trong mọi lãnh vực: truyền thông, văn hóa, nghiên cứu và phát triển bằng nhiều nguồn tài nguyên rộng lớn với những phương tiện tối tân. Phương cách để thu thập tin tức có gía trị là qua hệ thống điệp viên, tình báo, phản tình báo.

    Chiến lược kiến thức của quá khứ, hiện tại, và tương lai là tìm cách chuyển các nhân tài/ thiên tài của nước người thành ra của nước mình. Vì nhân tài/ thiên tài là người thông minh, là kho tàng kiến thức, do đó các sinh viên/ học sinh ưu tú khắp nơi đều được cấp học bổng, cấp thông hành du học.

    Ngay tự ngàn xưa, vấn đề nhân tài và mỹ nữ đã trở thành mối quan tâm đối với triều đình đế quốc, và trong nhiều giai thoại, nhân tài hay mỹ nữ đã làm thay đổi cuộc diện chính trường hay chiến trường của quốc gia. Để thâu nạp và chiếm hữu nhân tài của các nước lân bang, thì đế quốc thời đại nông nghiệp “chiêu hiền đãi sĩ” hoặc tìm bắt nhân tài qua hình thức ngoại giao triều cống.

    Triều cống là dâng nạp phẩm vật hoặc người tài cho nước thống trị. Thời kỳ ngàn năm đô hộ ngày xưa Việt Nam phải triều cống Trung Quốc theo ưu tiên thuộc lòng: “Thứ nhất nhân tài, thứ nhì mỹ nữ, thứ ba tiền vàng.” Thời nay chính sách thâu nạp nhân tài để phục vụ “thiên triều” vẫn còn áp dụng qua những chương trình “săn người” như viện trợ, học bổng, di dân, tuyển mộ chuyên viên nghiên cứu, du học sinh, và kể cả lớp người tỵ nạn hiện nay.

    Tiếp đến quân sự hay dân sự, cũng đều xử dụng chiến thuật “Tát cạn thông minh” bằng cách một là hủy diệt nhà thông thái của đối phương, hai là thâu nạp các nhà bác học. Và một trong những bí quyết của siêu cường ngày nay, là “ăn trộm thông minh” của các nước chậm tiến.

    Đảng Cộng Hoà muốn dành ngân sách tối đa cho quốc phòng, như chương trình xây rào dậu biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ của Tổng Thống Donald Trump – Đảng Dân Chủ lại muốn dùng tiền ấy cho những mục đích an sinh xã hội.

    Đảng Cộng Hoà thiên về giải pháp quân sự trong xung đột quốc tế – Đảng Dân Chủ lại chủ trương giải quyết xung đột bằng đường lối ngoại giao trước khi phải xử dụng quân đội.

    Đảng Cộng Hoà chống chương trình y tế công cộng và ủng hộ sự lựa chọn cá nhân Pro-Choice, dựa vào chế độ bảo hiểm y tế tư của các hãng xưởng, công ty xí nghiệp – Đảng Dân Chủ lại cho rằng bảo hiểm y tế không phải là một đặc ân (Privilege) mà là một thứ quyền phải được bảo đảm (Right) cho nên chính phủ phải quan tâm. Lưỡng đảng khi ra tranh cử tổng thống đều hứa hẹn không biết bao lần, nhưng thực tế là sau khi đắc cử từ xưa tới nay vẫn có hàng triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế hay sức khỏe.

    Ví dụ: Hai Ứng Viên Tổng Thống kỳ trước, Cộng Hòa John McCain hứa rằng nếu ông đắc cử thì mỗi công dân sẽ nhận lãnh 2,500 Mỹ Kim. Và mỗi gia đình được 5,000 Mỹ Kim trích ra từ nguồn tiền mà ông gọi là Tax Credits để tự mua bảo hiểm ở các công ty tư nhân.

    Đang khi Dân Chủ Barrack Obama lại phát biểu, những ai đã có bảo hiểm dưới bất cứ dạng thức nào thì giữ nguyên trạng. Còn những người chưa có bảo hiểm sẽ được chính phủ Liên Bang lo liệu. Bên nào nói thì chúng ta nghe cũng đều hấp dẫn, nhưng chưa biết Tổng Thống Hoa Kỳ có thực hiện được không, vì đó chỉ là lời hứa của các ứng viên khi ra tranh cử xưa nay.

    Về giáo dục Đảng Cộng Hoà chủ trương tư nhân hoá, không ủng hộ hệ thống trường công lập, và đã từng lên án hệ thống này cũng như tổ chức công đoàn (Union) của ngành giáo chức. Thậm chí trước đây nhiều người Cộng Hoà đã chống đối sự hình thành của Bộ Giáo Dục (The United States Department of Education) khi bộ nầy được thành lập vào năm 1979.

    Đang khi Đảng Dân Chủ Pro-Choice về vấn đề phá thai và đồng tính luyến ái, thì Đảng Cộng Hoà lại Pro-Choice về vấn đề giáo dục, với chủ trương cấp tín phiếu (Vouchers) cho sinh viên để có thể tự chọn theo học bất cứ trường tư nào mà người ấy muốn.

    Đảng Cộng Hoà có truyền thống giảm thuế cho mọi người nhằm khuyến khích dân chúng mạnh dạn chi tiêu, mua sắm và cho rằng sự tiêu dùng của người dân sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển tốt hơn là sự chi tiêu của chính phủ. – Đảng Dân Chủ thì làm ngược lại, tin tưởng rằng chính phủ phải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự nghèo đói và bất công xã hội. Để có thể làm chuyện nầy, họ chủ trương tăng thuế.

    Theo đúng chủ trương của đảng mình, ví dụ: Tổng Thống Cộng Hoà Donald Trump cũng thực hiện chính sách của Tổng Thống Bush, chủ trương giảm thuế cho tất cả mọi người, kể cả người giàu. Kỳ trước Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama tuyên bố không tăng thuế cho bất cứ người nào có thu nhập hàng năm 250,000 Mỹ Kim trở xuống, và tăng thuế những ai có thu nhập trên số ấy vì cần đánh thuế vào người giàu có, những triệu phú hay tỷ phú.

    Song song với sự giảm thuế, Cộng Hoà chống sự tăng lương cho công nhân, viên chức vì như thế sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của các ngành nghề. Nếu đòi tăng lương, chủ nhân của những ngành nầy sẽ sa thải công nhân, giảm các dịch vụ cung cấp, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế. – Chính sách của Dân Chủ thì ngược lại, thay vì giảm thuế và giữ mức lương cố định, đảng chủ trương tăng lương để giúp đỡ giới lao động nghèo, và khi giới này có thu nhập khá, nhờ tăng lương thì cũng sẵn sàng mua sắm để thúc đẩy kinh tế.

    Phần lớn người Cộng Hoà tin rằng sinh hoạt của con người không ảnh hưởng lớn đến bầu khí quyển và trái đất. Nhưng nếu có hiện tượng gọi là toàn cầu bị nóng lên (Global Warming) thì đó là chuyện tự nhiên không phải do con người làm ra.

    Cộng Hòa cho rằng, nếu áp đặt những điều luật khắt khe để bảo vệ môi trường thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế. – Ngược lại Đảng Dân Chủ tin rằng ngoài thiên nhiên, chính sự sinh hoạt bừa bãi của con người đã làm cho trái đất nóng dần, bầu khí quyển trở nên ô nhiểm, tạo môi trường cho virus phát sinh. Công trình nghiên cứu của cựu Phó Tổng Thống Dân Chủ Al Gore đã chứng minh điều này và đoạt giải Nobel.

    Vì thế quan điểm môi sinh của phía Cộng Hoà cũng dần dà thay đổi trước những công trình nghiên cứu khoa học và sức ép của quốc tế. Ví dụ, vào năm 2008 Chính phủ Bush đã chấp nhận và giảm lượng khí thải nhà kính trước sự thay đổi khí hậu của quả địa cầu.

    Nhưng Tổng Thống Cộng Hòa Donald Trump lại rút tên khỏi Hiệp Định Paris (2015) với chính sách “Nước Mỹ Trước Tiên” vì gây tổn hại cho Hoa Kỳ và không giúp các quốc gia gây ô nhiễm làm giàu.

    Đảng Dân Chủ mang tiếng là thủ phạm của các chương trình trợ cấp xã hội. Nhưng vào năm 1996, dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) đã thực hiện việc Cải Tổ Trợ Cấp (Welfare Reform) đòi hỏi những người nhận trợ cấp phải có việc làm bán thời gian. Chương trình cải tổ này của Dân Chủ cũng được Đảng Cộng Hoà ủng hộ mạnh mẽ.

    Đảng Cộng Hoà chủ trương một nền kinh tế gọi là Laissez-Faire Economics, chính sách kinh tế để mặc cho tư nhân vận hành, chính phủ không nên đóng một vai trò uốn nắn nào cả. Đảng Dân Chủ thì ngược lại với chủ trương chính phủ phải để mắt vào tất cả mọi sinh hoạt của quốc gia, kể cả kinh tế.

    Nhưng vụ khủng hoảng kinh tế đã làm Tổng Thống Cộng Hòa George W. Bush (2000) phải tạm quên truyền thống Cộng Hoà mà hành động như người Dân Chủ can thiệp mạnh mẽ vào kinh tế, kêu gọi quốc hội chuẩn thuận ngân sách 700 tỷ để cứu nguy các hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán sụp đổ.

    Tổng Thống Bush đã bị đa số các dân biểu và thượng nghị sĩ Cộng Hoà chống đối và kết án ông là người đầu hàng Dân Chủ. Nhờ sự ủng hộ đông đủ của phía Dân Chủ nên dự luật can thiệp vào kinh tế mới được thông qua.

    Từ khi thành lập Đảng Cộng Hoà đi tiên phong trong cuộc giải phóng chế độ nô lệ, nên đã thu hút đa số người da đen. Nhưng hiện nay người ta cho rằng Cộng Hoà là Đảng của người da trắng, của những người có thế lực giàu có, cho nên đảng không còn nhiều người da đen ủng hộ.

    Đảng Dân Chủ lập trường lúc đầu cũng chao đảo, khi thì ủng hộ chủ trương giải phóng nô nệ, khi thì lại muốn duy trì hai đạo luật “phò nô” Fugitive Slave Law và Kansas-Nebraska Act. Nhưng tới nay lại được coi là đảng của những người thiểu số, được đa số người da đen và các nhóm dân thiểu số ủng hộ, vì đảng phục vụ theo nhu cầu của thời đại tín nghiệp.

    Theo tài liệu Thư Viện, thì đa số người Việt thế hệ già thường bầu cho Cộng Hoà, ngược lại thế hệ trẻ có khuynh hướng ủng hộ Dân Chủ, và các sắc dân Á Đông: Nhật, Tàu, Ấn Độ, Đại Hàn cũng phần lớn bầu cho Dân Chủ.

    Dư luận đồn rằng về khả năng quốc phòng thì Cộng Hoà có ưu thế hơn Dân Chủ, nhưng Đảng Dân Chủ lại điều hành về kinh tế tốt hơn Cộng Hoà. Nhìn lại lịch sử, những cuộc khủng hoảng kinh tế đều rơi vào thời Tổng Thống Cộng Hoà.

    Cuộc Đại Khủng Hoảng I (Great Depression) vào năm1929 dưới thời Tổng Thống Cộng Hoà Herbert Clark Hoover, từ thị trường chứng khoán Phố Wall, khủng hoảng lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, và trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội khiến cho hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu người bị mất nhà cửa, hàng triệu người chết đói không có của ăn trong khi hãng sản xuất thực phẩm thừa thãi phải đổ xuống biển.

    Mọi thứ chỉ thay đổi khi Tổng Thống Dân Chủ Franklin Delano Roosevelt đắc cử vào năm 1932, can thiệp và khởi động chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất vì cung nhiều hơn cầu, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội (social security program).

    Thực là chuyện có một không hai trong lịch sử chính trị, Dân Chủ đã cải tổ các hoạt động của cơ quan chính quyền, chấn hưng được nền kinh tế từ thời đó tới nay. Dân Chủ cũng đạt một kỳ công là thiết lập được chương trình Phúc Lợi Xã Hội (Welfare and Social Security) giúp đỡ người nghèo, giải quyết vấn đề bất công xã hội mà cho tới nay nhiều người vẫn còn được hưởng.

    Suy trầm kinh tế (Economic Recession) toàn cầu 2007-2008 là Cuộc Đại Khủng Hoảng II lại xảy ra dưới thời Tổng Thống Cộng Hòa George W. Bush (2001-2009), tình hình cũng tương tợ thời Thế Chiến II. Bên cạnh chiến sự khó khăn tại Iraq và A Phú Hãn, tình trạng kinh tế Hoa Kỳ cũng trên bờ vực thẳm, đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, đói tín dụng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn khiến cho hãng xưởng xí nghiệp phải đóng cửa, đa số người dân thiệt hại. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ lan rộng ra khắp nơi trên thế giới, dẫn tới đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới.

    Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama (2009-2017) trong nhiệm kỳ đầu với sáng kiến kích thích nền kinh tế dẫn đến việc ban hành Đạo Luật Phục Hồi và Tái Đầu Tư (2009), Đạo Luật Giảm Thuế và Tạo Việc Làm (2010) để có thể đối phó với suy thoái trong giai đoạn 2007-2009 của Cộng Hòa. Tiếp đến Dân Chủ ban hành các Đạo Luật Chăm Sóc và Bảo Vệ Bệnh Nhân Hợp Túi Tiền, Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, và bãi bỏ Đạo Luật Don’t Ask, Don’t Tell Repeal Act (2010).

    Sự bùng phát nạn dịch Ebola Virus ở Châu Phi, thì ngày 16 tháng 9 năm 2014 Tổng Thống Dân Chủ cảnh báo về dịch bệnh không chỉ đe dọa đến an ninh khu vực, mà còn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh thế giới. Vì nếu các nước sụp đổ, kinh tế nổ bùng thì toàn dân hoảng loạn và ảnh hưởng trầm trọng tới Hoa Kỳ.

    Hoa Kỳ đã cấp tốc gởi 3000 quân nhân phòng chống Ebola Virus đến vùng Tây Phi, và kêu gọi cả thế giới hành động nhanh chóng để cứu giúp cho hàng trăm ngàn người bị lây nhiễm. Hoa Kỳ sẵn sàng đóng vai trò trọng yếu trong việc đối phó với dịch bệnh đang lây lan rất nhanh, với tỷ lệ tử vong rất cao.

    Hoa Kỳ đã thiết lập một trung tâm chỉ huy ở Monrovia thủ đô Liberia, một trong ba quốc gia bị Ebola Virus hoành hành. Hoa Kỳ đã lập một cầu không vận để vận chuyển thiết bị và nhân viên y tế một cách nhanh chóng đến Châu Phi. Hoa Kỳ đã xây dựng những trung tâm điều trị mới, những bệnh viện dã chiến, và lập một trung tâm huấn luyện đào tạo y khoa mỗi tuần 500 nhân viên cho các nước bị nạn dịch.

    Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Ebola Virus vừa lây lan đã khiến cho hơn 2.400 người thiệt mạng, trong tổng số gần 5,000 ca nhiễm. Theo dự báo thì có tới 20,000 người bị lây nhiễm trong một thời gian rất ngắn, nhưng nhờ sự can thiệp nhiệt tâm nhiệt tình của Hoa Kỳ đã kịp thời chận đứng cơn đại dịch và giải cứu nhân loại.

    Theo BBC: Vào năm 2019 Bộ Y tế và Nhân Sự Vụ dưới quyền Tổng Thống Cộng Hòa Donald Trump đã tiến hành một cuộc diễn tập đại dịch Bệnh truyền nhiễm Đỏ, trong đó Hoa Kỳ giả định là có một đại dịch cúm xuất phát từ Trung Quốc và lây lan ra khắp thế giới.

    Nhưng Đại Khủng Hoảng III vẫn tái diễn bao gồm khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chánh khi chỉ số thị trường chứng khoán suy thoái do tác động của đại dịch Corona Virus trên toàn thế giới, toàn bộ các quốc gia, toàn thể nhân loại.

    Corona Virus chủ yếu truyền bệnh ở động vật, nhưng đã tiến hóa và lây nhiễm sang người, như đã thấy ở SARS, MERS và 4 loại Corona Virus khác được tìm thấy ở người gây ra các triệu chứng nhẹ về hô hấp như cảm lạnh thông thường. Cả 6 loại đều có thể lây từ người sang người.

    Năm 2002, với nguồn gốc từ cầy hương từ các chợ động vật sống, một đợt bùng phát SARS bắt đầu ở đại lục Trung Quốc và lan đến tận Canada và Hoa Kỳ, khiến hơn 700 người tử vong trên toàn thế giới. Trường hợp cuối cùng xảy ra vào năm 2004. Vào thời điểm đó, Trung Quốc bị WHO chỉ trích vì cách xử lý dịch bệnh.

    Mười năm sau khi xuất hiện SARS, Corona Virus liên quan đến Lạc Đà một bướu, MERS, khiến 750 người tử vong ở 27 quốc gia.

    Trước khi bùng phát dịch Corona Virus 2019–2020, một nghiên cứu tiến hành trong tự nhiên công bố năm 2015 đã cảnh báo nguy cơ tiềm tàng tái phát dịch SARS-CoV, dựa trên các chủng Virus tồn tại trong quần thể dơi ở Trung Quốc.

    Dựa trên nguyên lý kỹ thuật di truyền ngược mã gen SARS-CoV, một nhóm nghiên cứu tên là Ralph Baric đã tạo ra và miêu tả tính chất của coronavirus SHC014, một loại virus Chimera có Protein gai (Protein S, Spike Protein) lấy từ chủng SARS-CoV đã thích nghi với chuột.

    Việc sử dụng kháng thể và Vaccine đơn dòng đều thất bại trong việc vô hiệu hóa và phòng ngừa nhiễm CoV có Protein gai trên bề mặt nêu trên. Nhiều trường hợp “viêm phổi không rõ nguyên nhân” tập trung ở chợ bán động vật và cá của thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ cuối tháng 12 năm 2019.

    Trong khu chợ này có khoảng ngàn quầy bán gà, mèo, gà lôi, dơi, marmota, rắn độc, hươu đốm, các bộ phận của thỏ và nhiều loài động vật hoang dã khác, do đó đã dẫn đến sự nghi ngờ rằng nguyên nhân gây bệnh có thể là một loại Corona Virus mới được bắt nguồn từ động vật. Trái lại những tin tức Corona Virus -19 khác đều không có chứng cớ đích xác.

    Việc dịch bệnh ở Vũ Hán có nguồn gốc liên quan đến một thị trường lớn chuyên bán hải sản và động vật để tiêu thụ đã dẫn đến khả năng bệnh bắt nguồn từ động vật. Điều này dẫn đến nỗi lo ngại rằng dịch bệnh sẽ tương tự như sự bùng phát SARS trước đó, thậm chí một mối lo ngại trầm trọng hơn trước bởi một lượng lớn người dân dự kiến sẽ đi du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán này khiến cho dịch bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới, bắt đầu từ ngày 25 tháng 1 năm 2020.

    Khi Covid-19 mới bùng phát, Tổng Thống Cộng Hòa Donald Trump đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch và cho rằng đến tháng 4, dịch bệnh sẽ “biến mất diệu kỳ.” Tuy nhiên, cuối tháng ba Mỹ trở thành vùng dịch bệnh lớn nhất toàn cầu và hiện cũng là vùng dịch bệnh chết chóc nhất thế giới với hơn 760.000 ca nhiễm và hơn 40.000 người chết.

    Đang khi thế giới thì trong tình trạng mâu thuẫn và đối nghịch gia tăng giữa các cường quốc, giữa chủ nghĩa dân túy và toàn cầu… khiến cho nạn dịch bùng phát, truyền thông dối trá (Fake News) đang được cổ vũ và có tổ chức bài bản… Tất cả đang tạo cho Trung Quốc một cơ hội thuận lợi để chi phối tiến trình toàn cầu hóa, xâm lược giống như Cô Vi nhằm thực hiện chính sách mượn đất đã có từ thời Hán Vũ Đế, một đối sách với dân nước Việt Nam xưa nay.

    Phạm Văn Bản



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X